Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm thơ Tum Tiêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.3 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN


TIỂU LUẬN
NGHỆ THUẬT KỂ TRUYỆN TRONG
TRUYỆN THƠ TUM TIÊU (CAMPUCHIA)

HỌC PHẦN: LITR154702 - VĂN HỌC ĐƠNG NAM Á

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 11 năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

TIỂU LUẬN

NGHỆ THUẬT KỂ TRUYỆN TRONG
TRUYỆN THƠ TUM TIÊU (CAMPUCHIA)

HỌC PHẦN: LITR154702 - VĂN HỌC ĐƠNG NAM Á

Nhóm Trình Bày: Nhóm 9 (Gồm 4 thành viên)
+ Nguyễn Thị Hòa (46.01.606.030)
+ Nguyễn Trần Thanh Trúc (46.01.606.097)
+ Lương Thuận Vân (46.01.606.106)
+ Đỗ Minh Như Ý (46.01.606.112)
Mã Học Phần: LITR154702


Giảng Viên Hướng Dẫn: ThS Đỗ Đinh Linh Vũ

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 11 năm 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU:.................................................................................................................. 1
NỘI DUNG:...................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: ĐỊNH NGHĨA NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN - KHÁI NIỆM THI
PHÁP TRUYỆN THƠ................................................................................................3
1. ĐỊNH NGHĨA NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN:.................................................... 3
2. KHÁI NIỆM THI PHÁP TRUYỆN THƠ............................................................. 4
2.1. Khái niệm chung về truyện thơ:....................................................................4
2.2. Đặc điểm của thể loại truyện thơ:................................................................. 4
2.2.1. Về chủ đề:................................................................................................... 4
2.2.2. Về cốt truyện:............................................................................................. 5
2.3. Đặc trưng trong thi pháp truyện thơ:.............................................................5
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:................................................................................................ 8
1. KHÁI QUÁT VÀ TÓM TẮT TRUYỆN THƠ TUM TIÊU:................................ 9
1.1. Tiểu sử tác phẩm:.......................................................................................... 9
1.2. Tóm tắt truyện thơ Tum Tiêu:.......................................................................9
2. Phân tích và làm rõ nghệ thuật kể chuyện trong truyện thơ Tum Tiêu:.............. 10
2.1. Tum Tiêu là một tác phẩm văn học đạt đến những thành tựu nhất định về
mặt kết cấu:.........................................................................................................10
2.2. Tum Tiêu là một tác phẩm văn học đạt đến những thành tựu nhất định về
mặt miêu tả tâm lý, hành động của nhân vật:.................................................... 11
2.3. Tum Tiêu là một tác phẩm văn học đạt đến những thành tựu nhất định về
sử dụng hình ảnh đặc sắc và độc đáo trong miêu tả và kể chuyện:................... 14
2.4. Tum Tiêu là một tác phẩm văn học đạt đến những thành tựu nhất định về
sử dụng hệ thống nhân vật mang đậm màu sắc của Phật giáo:......................... 15

2.5. Không gian trong truyện thơ Tum Tiêu:..................................................... 15
3. Hướng nghiên cứu Tum Tiêu dưới những góc nhìn đa chiều:............................ 16
3.1. Hướng nghiên cứu Tum Tiêu dưới góc độ văn học:...................................16
3.2. Hướng nghiên cứu Tum Tiêu ở góc độ tơn giáo:....................................... 16
4. Sự trữ tình được thể hiện trong tác phẩm truyện thơ Tum Tiêu:.........................17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:.............................................................................................. 20
KẾT LUẬN CHUNG:.................................................................................................... 22


TÀI LIỆU THAM KHẢO:............................................................................................. 23


LỜI MỞ ĐẦU:
Truyện thơ là một thể loại phát triển phong phú và có thành tựu trong văn học
Đơng Nam Á. Truyện thơ khơng thuộc loại hình văn học nói - kể mà thuộc loại hình
hát - kể, tức là cốt truyện tự sự được truyền đạt bằng phương thức dân ca. Và như thế,
truyện thơ ở các vùng Đông Nam Á ra đời, có vai trị, vị trí và tác động sâu sắc tới đời
sống văn hóa cũng như cũng như trong tiến trình lịch sử văn học các dân tộc ở khu vực
Đông Nam Á.
Campuchia được biết đến trước hết là một quốc gia ở Đông Nam Á có truyền
thống lịch sử văn hóa lâu đời, với những cơng trình kiến trúc, điêu khắc kì vĩ, độc
đáo…tiêu biểu đó là quần thể kiến trúc Angkor – đỉnh cao của trí tuệ. Có lẽ đó chính là
cội nguồn của những rung cảm thẩm mĩ tạo nên tác phẩm văn học đặc sắc như truyện
thơ Tum Tiêu. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu Đông Nam Á, truyện thơ Tum
Tiêu không chỉ là một tác phẩm văn học đặc sắc của đất nước Campuchia mà còn
thuộc số truyện thơ tiêu biểu ở Đông Nam Á. Đây là truyện thơ tiêu biểu và có tầm
quan trọng đặc biệt trong thế kỉ XIX – thế kỉ bạc của thi ca Campuchia và được nhân
dân Campuchia yêu thích, truyền tụng cho đến ngày hôm nay.
Cái hay của một tác phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cách kể chuyện
có một vị trí đặc biệt. Điều mà góp phần làm nên cái hay và hấp dẫn của một tác phẩm

văn học tự sự hoặc một tác phẩm truyện thơ thì nghệ thuật kể chuyện đóng vai trị rất
quan trọng. Và trong Tum Tiêu cũng vậy, nghệ thuật kể chuyện độc đáo cũng mang lại
một màu sắc mới mẻ cho người đọc cũng như một màu sắc mới cho dòng văn học
Campuchia.
Người ta hay nói tới cái “tài”, cái “duyên” của người kể chuyện khi người đó kể
lại một câu chuyện trong đời thường. Cùng một câu chuyện nhưng có người kể hay
nhưng có người lại kể dở, đó là một thực tế vẫn thường gặp. Và trong nghệ thuật cũng
vậy, nghiên cứu ngôn ngữ kể chuyện trong Tum Tiêu để thấy được cách kể của tác giả
ở những năm của thế kỷ XIX, một thế kỷ mà tình u khơng bao giờ có kết thúc có
hậu và vẫn cịn sự tồn tại của bọn phong kiến quan lại địa phương thối nát. Đây là tác
phẩm đề cập đến bi kịch tình yêu, vì vậy nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm này
phần lớn thể hiện sự xót xa, thương cảm của tác giả với chính tình u đầy bi kịch đau

1


khổ của hai nhân vật chính, nhưng cũng là lời đấu tranh chống lại tất cả những gì chà
đạp lên hạnh phúc mà con người xứng đáng có được.
Bằng những kiến thức đã được tiếp thu trên giảng đường đại học và sự tìm tịi,
hiểu biết của bản thân. Chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghệ thuật kể chuyện trong
truyện thơ Tum Tiêu” làm đề tài nghiên cứu và tìm hiểu, để qua đó có thể làm rõ
được nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm này trong dòng văn học Campuchia ở thế
kỷ XIX.

2


NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1: ĐỊNH NGHĨA NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN - KHÁI NIỆM THI
PHÁP TRUYỆN THƠ.

1. ĐỊNH NGHĨA NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN:
Trong một tác phẩm văn học, người kể chuyện là chủ thể của lời kể chuyện,
không những là người đứng ra kể các câu chuyện mà còn là cầu nối giữa câu chuyện
và độc giả. Tuy nhiệm vụ là kể lại câu chuyện, nhưng ngồi cốt truyện, trong tác phẩm
cịn có những đoạn trữ tình ngoại đề để thể hiện những suy tư về con người, về cuộc
đời. Tiếp đến là những phân đoạn mang tính chất luận đề, mà trong đó tác giả thường
thay đổi giọng điệu kể chuyện một cách linh hoạt, chính vì điều đó người đọc nhận ra
được tính nghệ thuật kể chuyện đặc trưng của tác giả đã mang tạo nên trong tác phẩm.
Để có một tác phẩm văn học có tính nghệ thuật kể chuyện hay và độc đáo thì
cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Tuyến nhân vật: Nhân vật cũng đóng vai trị quan trọng trong việc hấp dẫn
bạn đọc. Bởi nếu chỉ là một nhân vật bình thường khơng có điểm gì nổi bật, sẽ khó mà
hấp dẫn được người đọc. Vì vậy, để tác phẩm có thể thu hút được người đọc, trước hết
các nhân vật xoay quanh câu chuyện phải có sự khác biệt phi thường, sự độc đáo.
+ Các vấn đề xoay quanh tuyến nhân vật: Muốn có được một tác phẩm hay thì
đồng nghĩa tác phẩm đó cần phải có một cốt truyện hấp dẫn và đầy đủ để có thể thu
hút được người đọc.. Mà một trong những cách tạo ra sự hấp dẫn cho cốt truyện chính
là những xung đột diễn ra xung quanh các tuyến nhân vật. Bởi khi xung đột diễn ra,
người đọc có thể thấy được cách ứng xử, giải quyết khác nhau của các tuyến nhân vật.
Có thể có một hoặc nhiều xung đột lớn nhỏ khác nhau, và càng có nhiều xung đột cần
giải quyết thì sẽ gây hứng thú và sự tò mò cho độc giả.
+ Biến cố: Ngoài vấn đề cốt truyện và các xung đột diễn ra trong tác phẩm, thì
sự kiện biến cố là điều cần được duy trì xuyên suốt tác phẩm. Bởi trong cùng một biến
cố, một nhân vật nhưng lại có nhiều cách giải quyết vấn đề, tạo ra được nhiều hoàn
cảnh khác nhau dẫn đến những câu hỏi ngẫu nhiên cho hồn cảnh chính là điều hấp
dẫn mà biến cố đã mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho người đọc.
+ Cách kể chuyện và sử dụng ngôn từ của tác giả: Để có một tác phẩm với
nghệ thuật kể chuyện hay và độc đáo vẫn phải phụ thuộc vào vốn ngôn từ và phong
3



cách sáng tác của tác giả. Nếu người sáng tác có một phong cách ngơn ngữ độc đáo và
biết cách dùng ngôn từ dẫn dắt người đọc bước vào không gian đặc biệt của cốt truyện
thì chắc chắn đó là một tác phẩm mang nghệ thuật kể chuyện hay, đủ và độc đáo.
2. KHÁI NIỆM THI PHÁP TRUYỆN THƠ
2.1. Khái niệm chung về truyện thơ:
Truyện thơ là những truyện kể dài bằng thơ, biểu hiện cảm nghĩ bằng ngôn ngữ
giàu hình ảnh, cảm xúc, chứa đựng những vấn đề xã hội có sự kết hợp giữa hai yếu tố
tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của người nghèo khổ, khát vọng về tình yêu tự
do, hạnh phúc và cơng lí.
Truyện thơ được viết bởi hình thức thơ ca mang màu sắc trữ tình rõ nét. Đây là
thể loại khá quan trọng của văn học nước nhà.
Nói đến Truyện thơ thì phải kể đến Truyện thơ Nơm (hay cịn gọi là Truyện
Nôm) và Truyện thơ dân tộc (gọi là Truyện thơ Thái).
Nhà nghiên cứu NI.Niculin nhận xét: “Những thể loại khác nhau của truyện thơ,
như đã được mọi người thừa nhận, là một tài sản vô cùng quý báu của nền văn học
dân tộc Việt Nam. Truyện thơ bắt nguồn từ văn học dân gian, với tư cách là những thể
loại, chúng tạo thành một bộ phận đặc biệt tiêu biểu cho nền thơ ca Việt Nam. Truyện
thơ đã làm cho thơ Việt Nam khác biệt hẳn so với truyền thống ở Viễn Đơng vốn gắn
bó mật thiết ”(Theo 39, tr.263-264). Vì thể loại Truyện thơ đánh dấu trình độ cao nhất
trong sự phát triển của các thể loại văn học ít người nên thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu.
2.2. Đặc điểm của thể loại truyện thơ:
2.2.1. Về chủ đề:
Truyện thơ thường được viết theo hai chủ đề sau:
+ Khát vọng tự do yêu thương và hạnh phúc lứa đôi.
+ Các chàng trai, cô gái nạn nhân đau khổ của chế độ hôn nhân gả bán.

4



2.2.2. Về cốt truyện:
Truyện thơ thường có cốt truyện xoay quanh:
+ Yêu nhau tha thiết.
+ Tình yêu tan vỡ, đau khổ.
+ Vượt qua, thoát khỏi cảnh ngộ, chết cùng nhau hoặc sống bên nhau
hạnh phúc.
2.3. Đặc trưng trong thi pháp truyện thơ:
2.3.1. Cốt truyện trong thể loại truyện thơ:
Cốt truyện thơ đa dạng, khơng thuần nhất, có thể có 3 dạng cốt truyện như sau:
- Cốt truyện theo kiểu diễn ca, về lịch sử:
Ví dụ: Đại Hành và Bàn Đại Hội, Táy Pú Xớc.
=> Cốt truyện không tập trung xây dựng bất kì một nhân vật trọng tâm nào mà chỉ
chú ý đến sự kiện, tình tiết, diễn biến của sự kiện ít nhiều gắn với thời gian lịch sử.
- Cốt truyện theo kiểu cốt truyện cổ tích: Cốt truyện của truyện thơ mở rộng
phạm vi, cụ thể và chi tiết hơn cốt truyện cổ tích.
Ví dụ: Truyện thơ “Chim sáo”, “Nàng Kim Quế”, “Nàng Con Côi”...
- Cốt truyện tâm trạng: Cốt truyện xoay quanh chuyện tình của đơi trai gái theo
ba giai đoạn chủ yếu:
+ Đơi bạn tình u nhau tha thiết
+ Tình u tan vỡ, khổ đau
+ Đơi bạn tình tìm cách thốt ra cảnh ép buộc ngang trái để xây dựng hạnh
phúc cho mình.
+ Bên cạnh đó, chuyện còn xoay quanh diễn biến tâm trạng của hai đối tượng,
hai nhân vật chủ chốt là chàng trai và cơ gái.
Ví dụ: Truyện thơ Tum Tiêu (Campuchia), Sống chụ xon xao (Tiễn dặn người yêu),
Nàng Dợ - Chà Tăng,…
2.3.2. Đặc trưng của các tuyến nhân vật trong thể loại truyện thơ:
Nhân vật trong truyện thơ có hai dạng:
5



- Dạng thứ nhất là nhân vật tự bạch, ngôi thứ nhất, cái tơi trữ tình: Nhân vật trữ
tình tự bạch là dạng nhân vật tâm trạng.
- Dạng thứ hai là ở ngôi thứ ba, nhân vật được nhắc đến của người kể chuyện.
Nhân vật qua lời kể của tác giả. Gồm 2 loại:
+ Loại thứ nhất là nhân vật tâm trạng - trữ tình: Tác giả nhập thân vào hai
nhân vật nam nữ để thể hiện vai giao tiếp.
+ Loại thứ hai là nhân vật tự sự - trữ tình. Đây là nhóm truyện thơ kế thừa
truyện cổ dân gian. Nhân vật được phản ánh với nhiều mối quan hệ, với nhiều nhân vật
chứ không phải như loại nhân vật trữ tình - tâm trạng chỉ xoay quanh quan hệ với
người yêu là chủ yếu.
Nhân vật của truyện thơ là nhân vật xây dựng theo phương thức hiện thực khác
với nhân vật sử thi xây dựng theo phương thức lãng mạn.
Hồn cảnh, tính cách, tâm trạng của nhân vật truyện thơ được lấy từ cuộc đời
chứ không phải nhân vật tưởng tượng ra như trong nhân vật sử thi thần thoại hay tô vẽ
thêm như trong nhân vật sử thi anh hùng.
2.3.3. Đặc trưng ngôn ngữ trong thể loại truyện thơ:
- Ngôn ngữ truyện thơ là ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ của các làn điệu dân ca các
dân tộc miền núi phía Bắc. Đó là loại ngơn ngữ gắn với nghi lễ của hát then, hát mo,
ngôn ngữ của hát diễn xướng, hát giao duyên.
- Truyện thơ là một loại truyện thơ dân gian nên ngơn ngữ của nó là ngơn ngữ
kể chuyện, ngơn ngữ nhân vật. Có loại ngơn ngữ dẫn truyện, có loại ngơn ngữ tự thuật
của nhân vật, có loại ngơn ngữ tâm trạng của nhân vật.
- Ngôn ngữ tự thuật thường dùng đại từ tự xưng
- Ngơn ngữ của người kể lại có hai loại:
+ Loại ngôn ngữ dẫn truyện: Ngôn ngữ dẫn truyện thường khách quan,
mang đặc trưng kể tả, gần giống ngôn ngữ kể vè.
+ Loại ngôn ngữ nhập vai nhân vật: thể hiện ngôn ngữ tâm trạng nhân
vật, dạng đặc trưng của ngơn ngữ dân ca trữ tình.

- Ngơn ngữ đối thoại gần với ngơn ngữ nói thường, ngắn gọn, khúc chiết.

6


- Ngôn ngữ truyện thơ được dùng chủ yếu là ngôn ngữ dân tộc theo từng truyện
của từng dân tộc nhưng cũng có trường hợp dùng ngun văn ngơn ngữ chữ viết Tiếng
Việt.
- Các thể thơ được dùng trong truyện thơ cũng rất đa dạng, có thể thơ Năm chữ,
Bảy chữ, thơ tự do, thơ Lục bát như của người Việt. Nhịp điệu thơ tùy vào thể thơ và
cách diễn xướng của nghệ nhân tương ứng với tâm trạng của nhân vật.
- Ngơn ngữ truyện thơ có lối nói rất riêng, lối nói của người miền núi, hồn
nhiên, giàu hình ảnh.
2.3.4. Khơng gian được hình thành trong thể loại truyện thơ:
- Không gian trong truyện thơ lịch sử là không gian bản làng, không gian sinh
tồn của cộng đồng dân tộc, không gian sản xuất và chiến đấu của các tộc người.
+ Đó là khơng gian miền núi với thượng nguồn, núi non cây cối.
+ Không gian trong truyện thơ bắt nguồn từ đề tài cổ tích, phản ánh thân
phận của con người nghèo khổ, là không gian làng quê, bản làng, khơng gian gia đình
và cả khơng gian xã hội.
- Khơng gian trong truyện thơ có địa chỉ cụ thể chứ khơng giống như trong cổ
tích chủ yếu là phiếm chỉ.
2.3.5. Thời gian diễn ra trong thể loại truyện thơ:
- Thời gian trong truyện thơ tùy thuộc vào tính chất của từng nhóm truyện:
+ Nếu trong truyện thơ kể về sự việc có liên quan đến lịch sử thì thời
gian được phản ánh là thời gian lịch sử tương đối xác định.
+ Thời gian trong nhóm truyện thơ lấy từ sự tích cổ tích là thời gian của
một đời người như truyện “Nàng Con Côi”, “Chim Sáo”, “Nàng Kim Quế”. Nhưng
cũng có truyện, thời gian khơng chỉ một đời người mà cịn kéo dài ra hình như vơ tận
trong kiếp bên kia sau khi chết như truyện “Vượt biển”.

+ Thời gian trong nhóm truyện thơ trữ tình lấy từ dân ca là thời gian của
tâm trạng, thời gian diễn tiến của cuộc tình từ khi họ gặp nhau, yêu nhau, thậm chí lúc
cịn nằm trong bụng mẹ (Tiễn dặn người yêu) đến kết thúc cuộc tình. Thời gian sự kiện
được quan tâm tùy theo hoàn cảnh cụ thể. Ở nhóm truyện thơ này, thời gian khơng xác
định cụ thể như hai nhóm truyện truyện thơ trên. Nó là dạng thời gian sự kiện: sự kiện
7


họ gặp nhau - yêu nhau, thề thốt - Em bị gả bán - Em về nhà chồng - Đấu tranh và chờ
đợi - Cùng chết hoặc cùng trốn với nhau để được sống gần nhau.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Trong một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm truyện thơ thì nghệ thuật kể
chuyện giữ vai trị khá quan trọng. Nghệ thuật kể chuyện là những từ khá quen thuộc
trong các tác phẩm văn chương. Tất nhiên khi nói đến nghệ thuật kể chuyện thì vai trị
của người kể chuyện cũng đóng vai trị trọng tâm. Muốn có được một tác phẩm văn
học hay thì người kể chuyện phải đáp ứng khá nhiều yếu tố ngoài nội dung câu chuyện
hấp dẫn, hệ thống nhân vật xây dựng logic,...để có thể tạo nên nghệ thuật kể chuyện
hay và độc đáo, không gây nhàm chán cho người nghe. Vì thơng qua lời kể của người
kể chuyện, độc giả sẽ có những cảm nhận khác nhau về một tác phẩm, tuy họ không
thấy nhưng họ vẫn có thể tưởng tượng ra câu chuyện mà người kể muốn truyền tải. Vì
vậy, muốn kể một câu chuyện có sức thuyết phục và hấp dẫn thì bản thân câu chuyện
đó cũng phải được xây dựng dựa trên các yếu tố nghệ thuật để có thể gây ấn tượng sâu
sắc trong lòng người cảm nhận.
Truyện thơ là thể loại không quá xa lạ với người Việt Nam. Là thể loại khơng
những khơng khó hiểu, nhàm chán mà ngược lại, nó cịn là thể loại tạo cảm giác hứng
thú cho người viết lẫn người đọc. Vì vậy, thể loại này chiếm bộ phận khá quan trọng
trong văn học nước nhà. Thi pháp truyện thơ là thể loại thu hút nhiều nhà nghiên cứu
vì nó đánh dấu trình độ cao nhất trong sự phát triển của các thể loại văn học ít người.
Qua đặc điểm và đặc trưng của truyện thơ, có thể thấy phần lớn các nhân vật được các

tác giả thể hiện theo phương thức hiện thực khơng phải nhân vật sử thi lãng mạn. Vì
đây là thể loại của người miền núi ít người nên ngơn ngữ, hình ảnh và tính cách của
nhân vật đều lấy từ hiện thực khơng phải trong cổ tích hay sử thi anh hùng. Mặc dù
truyện thơ có nhiều chi tiết liên quan đến cổ tích, nhưng có thể thấy từ đặc điểm đến
đặc trưng, từ nhân vật đến ngôn ngữ, từ không gian đến thời gian trong thể loại này
đều mang đến cho người đọc một cảm giác rất chân thực, một câu chuyện như xảy ra
giữa đời thường. Có thể khẳng định, truyện thơ là thể loại đã mang lại nhiều thành
công cho nhiều tác giả ở các nước Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam và điển hình
nhất chính là Campuchia với truyện thơ “ Tum Tiêu”.
8


CHƯƠNG 2:

TRUYỆN THƠ TUM TIÊU
( KHÁI QUÁT - TÓM TẮT - PHÂN TÍCH)

1. KHÁI QT VÀ TĨM TẮT TRUYỆN THƠ TUM TIÊU:
1.1. Tiểu sử tác phẩm:
Tum Tiêu (tiếng Khmer: ទុំទា ) là truyện thơ tiêu biểu được đến từ các tác giả
khuyết danh và có tầm quan trọng đặc biệt trong thế kỷ bạc của thi ca Campuchia ( thế
kỷ XIX) được người dân Campuchia yêu thích và truyền tụng đến ngày nay.
Tác phẩm kể về một câu chuyện tình có thật xảy ra vào thế kỉ XVI tại kinh
đơ Campuchia khi cịn đóng ở Long Vek (1529-1593), đây là một sự kiện thương tâm
làm day dứt người Campuchia mấy thế kỉ qua.
“Tum Tiêu” là tác phẩm đã trải qua một quá trình hình thành cốt truyện lâu dài
và văn bản hóa phức tạp.
“Tum Tiêu” là một tác phẩm mang đến giá trị nhân văn và giá trị hiện thực vô
cùng cao. Tum Tiêu mô tả một cách sâu sắc về một xã hội phong kiến đầy tàn nhẫn và
xấu xa, tác phẩm đã thành công tố cáo phê phán những bất công đối với cách hành xử

giữa người và người, sự chà đạp vào vận mệnh của người khác. Đồng thời, đây là tiếng
lịng thương xót của tác giả đối với những người bị đàn áp, đau khổ.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã sưu tầm được 4 văn bản khác nhau, một văn bản viết
trên lá cọ của Okhna San Thor Voha Mok (1846-1908) viết theo thể thất ngôn; một
văn bản cũng viết trên lá cọ nhưng theo các thể thơ khác nhau; một bản là truyện thơ
dài 4204 câu của Bo Tum Therat Som (1852-1932), trong đó có một bản đã được
Vipularagiusena Nucon viết lại bằng thể thơ tám chữ lấy tên là Tiêu Ek được Giải
thưởng văn học Campuchia năm 1942. Trong các bản nói trên, phổ biến nhất là văn
bản của Bo Tum Therat Som.
1.2. Tóm tắt truyện thơ Tum Tiêu:
Truyện thơ “Tum Tiêu” kể về một câu chuyện tình yêu buồn đẹp. Truyện kể về
Tum là một chàng trai tuấn tú, hát hay. Khi đi tu ở chùa Vihear Thom, một hôm Tum
9


cùng bạn Pếch đi bán quả mâm bồng ở tỉnh Thong Khmum, gặp nàng Tiêu xinh đẹp,
hai người yêu nhau. Ngay trong đêm hò hẹn đầu tiên, họ đã hiến dâng cho nhau tất cả
và nguyện suốt đời sống chết có nhau, đợi ngày nên duyên vợ chồng.
Nhưng khi Tum trở về, mẹ Tiêu vì ham tiền bạc phú quý đã nhận lời gả cô cho
Mơn Nguôn - con một viên quận trưởng. Trong khi đó Tum được vua chọn là ca sĩ
cung đình và chàng ở trong cung, phải xa Tiêu. Ít lâu sau, Tiêu được chọn là cung phi.
Trong một buổi ca hát, Tum ngạc nhiên nhìn thấy Tiêu. Chàng Tum mạnh dạn kể về
câu chuyện tình của hai người cho vua nghe. Ban đầu vua nổi giận, nhưng khi hỏi ra
ngọn ngành, biết đúng là sự thật, vua đồng ý làm lễ cưới cho hai người.
Mẹ Tiêu mừng hụt vì tưởng Tiêu có thể kiếm được chỗ giàu sang, ai dè nàng
vẫn lẫy anh chàng nghèo khổ. Lấy cớ ốm, bà gọi Tiêu về rồi ép gả cho Mơn Nguôn.
Tiêu vội vã viết thư cho Tum. Tum bèn tâu lên vua. Vua liền ra sắc chỉ không cho làm
đám cưới. Khi Tum mang thánh chỉ của vua về đến nơi thì đám cưới đã cử hành.
Tum và Tiêu gặp nhau đàng hoàng như vợ chồng, bất chấp sự ngăn cản của người mẹ.
Tiêu nguyện ước theo Tum đi cùng trời cuối đất, không chịu tham vàng bỏ ngãi. Bà

mẹ Tiêu tức giận, bảo Mơn Nguôn bắt Tum đem đi giết hại.
Nghe tin Tum chết, Tiêu lẳng lặng đến bên xác chàng và cắt cổ chết theo. Cô
hầu gái Nô cũng chết theo chủ.
Sự việc được tâu lên vua, vua liền đem quân lính đến trừng trị tất cả những người có
tội.
2. Phân tích và làm rõ nghệ thuật kể chuyện trong truyện thơ Tum Tiêu:
2.1. Tum Tiêu là một tác phẩm văn học đạt đến những thành tựu nhất định
về mặt kết cấu:
Kết cấu của phần lớn các truyện thơ Campuchia nói riêng, hay đại bộ phận khu
vực Đơng Nam Á nói chung bao giờ cũng có ba giai đoạn: Hội ngộ - Tai biến – Đoàn
tụ, nó được xem là một cái kết có hậu. Khác với mơ típ nói trên, trong truyện thơ Tum
Tiêu lại đi theo hướng: Hội ngộ - Tai biến – Cái chết, điều đó phá vỡ đi kết cấu truyện
được xem là phổ biến trong thời đại lúc bấy giờ, tạo nên một kết cấu bi kịch khiến cho
người đọc có phần ngỡ ngàng, hụt hẫng. Tuy nhiên, đó lại là cái kết thực tế nhất, vì nó
gắn bó với hiện thực hơn so với một cái kết có hậu.
10


Đến với Tum Tiêu thì mơ hình cấu trúc kết thúc tác phẩm đã có sự thay đổi rõ
nét: Gặp gỡ - Tai biến - Cái chết (Giới thiệu) (Hắt hủi hoặc Rẽ duyên). Ở đây, tác
phẩm đã tạo nên một sự song trùng khi phá vỡ mơ hình “kết thúc có hậu” thay vào đó
là mơ hình “kết thúc bi kịch”, tức là nhân vật chính nhận cái chết ở cuối tác phẩm.
Cách kết thúc này khiến người đọc ngỡ ngàng, hụt hẫng nhưng nó lại sát với cuộc sống
đời thực và phù hợp với quy luật của sự vận động không ngừng của con người và xã
hội. Hơn nữa, trong tác phẩm này kết cấu câu chuyện không chạy theo các sự kiện mà
chủ yếu xoay quanh sự phát triển của tính cách nhân vật, phản ánh về nhận thức và xã
hội đương thời một cách đa dạng và sâu sắc. Vì vậy, tác phẩm cịn đạt được mục đích
khi đề cao giá trị nhân đạo và nhân bản của một thời kì mới trong cuộc sống thực tế,
cũng như trong văn học của trào lưu truyện thơ giai đoạn sau, thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX. Vấn đề này cịn có sức thuyết phục hơn khi được soi chiếu dưới lăng kính từ đặc

điểm thi pháp của thể loại và vai trò của ca dao, dân ca. Tum Tiêu lấy cốt truyện là từ
nguyên liệu trong đời sống dân gian. Nhưng nếu chỉ đứng từ góc độ xã hội lịch sử về
thi pháp thể loại mà đánh giá mơ hình cấu trúc bi kịch này trong tác phẩm này thì chưa
đủ thuyết phục đối với người đọc. Mơ hình “kết thúc bi kịch” được xây dựng trong tác
phẩm trên cịn được nhìn nhận ở góc độ mĩ học.
2.2. Tum Tiêu là một tác phẩm văn học đạt đến những thành tựu nhất định
về mặt miêu tả tâm lý, hành động của nhân vật:
Nghệ thuật sử dụng hình ảnh miêu tả trong “Tum Tiêu” khá sinh động và tinh
tế. Nhiều đoạn thơ miêu tả tâm lý nhân vật vơ cùng hấp dẫn và có tính xác thực cao,
chẳng hạn trong đoạn:
“Hoa lau trắng mùa khơ rối rít
Phải dáng em lả lướt mỗi chiều
Dòng nước nhỏ như là mái tóc
Mỗi hồng hơn chải thắm tình u...”
Hay ngay cả khi sử dụng các mơ típ dân gian để miêu tả tình u ( có sự âm
hưởng của ca dao dân ca), những hình ảnh đó vẫn rất nhuần nhuyễn và gợi cảm, chẳng
hạn như đoạn:
“Thân anh ví như con hổ
Cịn em yêu dấu tựa cánh rừng
11


Dù đi đâu rồi cũng trở về
Hổ có bao giờ xa rừng đâu...
...Thân anh như cá lớn
Còn em là một dịng sơng rộng
Cá gặp sơng sâu tha hồi lội
Em u ơi chớ có nghi ngờ”
Truyện thơ “Tum Tiêu” có rất nhiều chi tiết miêu tả tâm lý nhân vật, điều này
chứng tỏ rằng khác với các truyện thơ khác, tác giả của truyện Tum Tiêu bắt đầu chú ý

đến quá trình vận động tâm lý bên trong của nhân vật. Thêm vào đó thì sự biến đổi của
các tình huống dần có tính xác thực, tất yếu khách quan, lại gắn chặt chẽ với sự vận
động của tâm lí nhân vật, chứ không phải là xâu chuỗi một loạt các sự kiện, các hồn
cảnh một cách tình cờ, ngẫu nhiên mà khơng có sự sắp xếp nào hết.
Số phận và tính cách của các nhân vật trong truyện thơ Tum Tiêu có ý nghĩa
phản ánh cuộc sống và nhận thức xã hội đương thời một cách tổng hợp, sâu sắc và đa
dạng.
Chính quyền Trung ương trong xã hội lúc bấy giờ đang bắt đầu có những ảnh
hưởng suy yếu dần đối với địa phương, vai trò của đức vua và triết lí phật giáo đang
bắt đầu dần suy giảm, có lẽ đây cũng chính là nguyên nhân sâu xa của thảm cảnh xảy
ra ở Long Vếch. Chính vì sự suy đồi về đạo đức này mà khi cốt truyện đã kết thúc, Đại
Đức Bồ Tum Mắt Thêu đã cố tình lồng thêm vào một đoạn bình luận của bản thân
mình nhằm để khuyên răn người đọc.
“Thế mới biết tình là khốc hại
Kiếp này vinh hoa, khổ kiếp sau
Nay đã khổ, đầu thai kiếp sướng
Pháp vô thường: pháp chẳng bền lâu
Pháp thuật dạy: không không sâu sắc
Tu là cởi hết mọi dây tình
Làm nên tội có đà địa ngục
Tới bến lỡ diệt dục tái sinh”
Phần bình luận này khơng gắn bó với cốt truyện, mà chỉ để bộc lộ về quan niệm
cá nhân của tác giả, nó mang ý nghĩa giáo huấn.

12


Ta phải khẳng định một điều rằng bút pháp ca ngợi tình yêu trần tục, tình yêu tự
nhiên và nồng đượm của Tum và Tiêu, của đại đức Bồ Tum Mắt Thêu thật là kì diệu.
Các lý tưởng thẩm mỹ của Phật pháp – tiểu thừa – thứ Quốc Đạo tại Campuchia không

hề mâu thuẫn với lý tưởng thẩm mỹ về tình yêu nam nữ của nhà thơ tài hoa này. Đối
với Tum - là nhân vật chính trong truyện nên Tum là một đối tượng có nhiều ưu điểm
và nổi trội nhất. Tum được xây dựng dưới hình tượng là một người tốt bụng, tài sắc
vẹn toàn, biết giúp đỡ và quan tâm đến người khác. Cịn trong tình u, thì Tum chính
là mẫu người chung thủy, hy sinh, và cố gắng để bảo vệ tình yêu của mình. Tuy nhiên,
cũng chính vì sự mù qng, si mê trong tình yêu ấy mà chàng ta đã mắc phải một sai
lầm lớn, chính là việc đã xuất tu, bỏ qua lời khuyên ngăn của mẹ và thầy để đến với
cái gọi là tình u đích thực, bất chấp cả lễ giáo và phong tục tập quán. Thêm vào đó,
Tum cũng là nhân vật đại diện phản ánh cho sự đấu tranh giai cấp, hy sinh cuộc sống
để bảo vệ tình yêu thể hiện qua việc anh không bao giờ khuất phục trước những sự sắp
đặt, sự đàn áp của bọn A Rơ Chun và người mẹ của Tiêu.
Nhân vật Tiêu cũng được xây dựng dựa trên cái hình mẫu lý tưởng của người
phụ nữ Đơng Nam Á nói chung và phụ nữ người Campuchia nói riêng. Nàng mang
trong mình nét đẹp dịu dàng, trong sáng và thánh thiện của một người thiếu nữ đương
thời về cả mặt tâm hồn đến hình thể. Với những ưu điểm về vẻ bề ngồi, Tiêu còn
được tác giả xây dựng là một người con sinh ra trong gia đình khá giả, sở hữu những
đức tính tốt: từ việc khơng phân biệt về giai cấp (như thái độ của Tiêu đối với em Nô)
đến việc biết đối xử dịu dàng, ân cần với bạn bè. Trong tình yêu, cũng như Tum, Tiêu
là một người chung thủy, không ham danh lợi, dám từ bỏ việc kết hơn với Vua để đến
được với tình u chân chính, dám đấu tranh, chạy trốn khỏi sự ép buộc để rồi phải
dẫn đến cái chết. Điểm đặc biệt ở đây lại chính là cái chết của Tiêu. Cái chết này phá
bỏ đi hủ tục phong kiến lạc hậu, là một sự bứt phá mạnh mẽ đối với phụ nữ đương thời,
tuy nhiên lại thiếu đi sự đấu tranh cho tình yêu.
Tiếp đến là các nhân vật phản diện trong tác phẩm. Cũng như bao bà mẹ khác,
Mẹ Tiêu được xây dựng dưới hình tượng là một người mẹ chăm lo săn sóc cho con
mình, hiếu trọng và suy tơn đạo Phật, là một bà góa chồng nhưng lại rất giàu có. Tuy
nhiên, cái xã hội phong kiến lúc bấy giờ, một xã hội mà người ta xem tiền tài, danh
vọng lên hàng đầu, đã biến một người nhã nhặn (thông qua việc tiếp đón Tum và Pếch)

13



trở thành một người mưu mô, trở thành một con quỷ dữ vì danh lợi mà bán rẻ đi tình
yêu đích thực của chính đứa con mình.
Cuối cùng là các nhân vật như: A rơ chun, Mơn Nguôn, Nô, Pếch, nhà vua, mẹ
Tum,… A rơ chun và Mơn Ngn chính là hai nhân vật đại diện cho cái ác, cái hình
ảnh tượng trưng cho sự lộng hành của tầng lớp phong kiến quan lại địa phương, cậy
quyền thế mà bức ép nhân dân. Đây cũng là hai nhân vật cùng với mẹ Tiêu gián tiếp
gây ra cái chết cho Tiêu. Các nhân vật còn lại chỉ là một hệ thống nhân vật góp phần
làm rõ các tình tiết, họ là những nhân vật phụ giúp nhân vật chính được nổi bậc hơn.
Không phải ngẫu nhiên khi truyện thơ Tum Tiêu lại trở thành một tác phẩm sân
khấu kịch được yêu thích nhất, mà bởi vì, thơng qua góc nhìn và ý nghĩa mà tác phẩm
đã mang đến, người thưởng thức nghệ thuật thấy được mối quan hệ, đó là bản chất thật
và sự lộng hành của bọn quan lại địa phương, và những vấn đề của con người, xã hội
lúc bấy giờ. Trong “Tum Tiêu”, tâm lý nhân vật là cái đáng được quan tâm nhất, nó
được tác giả miêu tả một cách dữ dội, có sự xung đột đầy kịch tính, đấu tranh tâm lý
rất mãnh liệt, chẳng hạn như nhân vật Tum. Tum là nhân vật có nội tâm giằng xé dữ
dội nhất thể hiện qua việc đấu tranh trong suy nghĩ giữa một bên là lí trí, là sự tỉnh táo,
điềm đạm, và thận trọng với một bên là sự cuồng si, mê đắm đến si muội trong tình
yêu.
2.3. Tum Tiêu là một tác phẩm văn học đạt đến những thành tựu nhất định
về sử dụng hình ảnh đặc sắc và độc đáo trong miêu tả và kể chuyện:
Tum Tiêu có khoảng 10 nhân vật nằm trong 2 tuyến: Chính diện >< Phản diện.
Nhân vật chính diện là Tum và Tiêu với những đặc điểm về ngoại hình được khắc họa
một cách rõ nét: nhân vật hiện ra dưới cái nhìn khách quan của người trần thuật, nhân
vật được xem xét trong sự đánh giá của người khác, nhân vật tự bộc lộ qua lời đối
thoại, độc thoại. Đối với điểm nhìn khách quan của người trần thuật, Tum và Tiêu xuất
hiện với một diện mạo chưa được khắc họa một cách hoàn chỉnh, tỉ mỉ, mà chỉ được
khái quát một cách sơ lược nhằm cho người đọc biết được xuất thân, vẻ bề ngoài.
Nhưng vẫn đủ khiến cho người đọc tị mị về tính cách của nhân vật. Cho đến khi nhân

vật nhận được sự đánh giá của người khác, ta lại có cơ hội hiểu thêm, biết rõ thêm về
tướng mạo của nhân vật, qua góc nhìn này thì nhân vật được miêu tả một cách rõ ràng

14


hơn, chẳng hạn như đoạn chàng Tum miêu tả, nêu cảm nhận về nàng Tiêu, vẻ đẹp của
nàng Tiêu được bộc lộ qua:
“Ơi đơi mắt cụp nhanh e lệ
Đẹp như sao mọc sớm đầu Phum”
Hay là ở đoạn:
“Ta nhớ nàng cao vừng trán
Mắt long lanh sáng gợi biếc xanh
Ơi đơi mắt của em, đôi mắt
Đủ để ta sống suốt một đời”
Cịn đối với các nhân vật phản diện thì hầu như là khơng có sự miêu tả về ngoại
hình.
2.4. Tum Tiêu là một tác phẩm văn học đạt đến những thành tựu nhất định về sử
dụng hệ thống nhân vật mang đậm màu sắc của Phật giáo:
Các nhân vật trong truyện “Tum Tiêu” ít nhiều gì cũng có mang một chút yếu
tố Phật Giáo trong đó. Ngay từ đầu ta đã biết rõ rằng Tum là một Xadi sống trong chùa,
cùng với nhân vật Pếch và sư thầy. Rồi sau đó chàng gặp được Tiêu, hai người đem
lịng u thương, cũng bắt đầu từ đây mà sự mâu thuẫn giữa Đạo và Đời đấu tranh
trong Tum. Hay ở nhân vật người mẹ của Tiêu, khi được con gái báo rằng có 2 chàng
Xadi giỏi về kinh kệ, lại kể chuyện Phật hay, bà liền tức tốc mời về ngay. Điều này
chứng tỏ rằng bà rất sùng bái đạo Phật. Tiếp nữa là học thuyết Phật giáo hầu như luôn
luôn được áp dụng trong cốt truyện, mà ta có thể thấy rõ nhất là thuyết “gieo nhân nào
gặt quả nấy” thông qua sự trừng trị của nhà vua dành cho A rơ chun và mẹ Tiêu.
2.5. Không gian trong truyện thơ Tum Tiêu:
2.5.1. Không gian sinh hoạt:

Như chúng ta thấy rõ rằng, trong truyện “Tum Tiêu”, không gian sinh hoạt
được đi từ hẹp đến rộng mở. Không gian sinh hoạt đời thường xuất hiện trong tác
phẩm mang nét gần gũi với đời sống con người như cảnh đồng ruộng, ngôi chùa.
Không gian sinh hoạt trong Tum Tiêu được di chuyển qua nhiều địa điểm khác nhau,
từ ngôi chùa đến làng Tboong Khmun rồi đến nơi kinh thành hoa lệ, hoành tráng. Điều
15


này là minh chứng cho việc các nhân vật xuất hiện từ cái không gian hẹp rồi dần được
mở rộng ra thành một không gian lớn hơn, quy mô hơn.
2.5.2. Khơng gian thuộc tính tự nhiên:
Hình ảnh thiên nhiên đất nước Campuchia được khắc họa rõ nét trong tác phẩm
Tum Tiêu, từ những cây Cơn Gao, bóng San Sơ, bụi Kê Ke… đều được nhà sư miêu tả
tỉ mỉ và chi tiết nhất có thể. Có một điều đặc biệt rằng là cảnh thiên nhiên không bao
giờ xuất hiện chung với khung cảnh của nhà vua khi xử án, hay các tình tiết có tính
chết chóc, điều này chứng minh rằng họ - nhưng người Khơ me rất yêu và tơn trọng
thiên nhiên. Ngồi ra, hình tượng thiên nhiên trong tác phẩm cịn được sử dụng một
cách nhân hóa để thể hiện nên tình cảm, sự rung động, và tâm lí của nhân vật.

3. Hướng nghiên cứu Tum Tiêu dưới những góc nhìn đa chiều:
3.1. Hướng nghiên cứu Tum Tiêu dưới góc độ văn học:
Có hai xu hướng:
- Các cơng trình phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật nằm rải rác trong các
sách giáo trình, chuyên khảo. Nhưng những nhận định, đánh giá cũng chỉ đề cập đến
một bình diện nào đó và vẫn dừng ở cấp độ khái quát.
- Khai thác nội dung và nghệ thuật từ mối tình của Tum Tiêu và nâng lên thành
quan điểm riêng tác giả muốn gửi gắm đến độc giả.
3.2. Hướng nghiên cứu Tum Tiêu ở góc độ tơn giáo:
Đây là hướng nghiên cứu được các học giả Việt Nam quan tâm nhiều. Tiếp cận
ở góc độ này, chúng tơi nhận thấy, các học giả tập trung vào hai khía cạnh chủ yếu:

- Xem “Tum Tiêu” là một tác phẩm văn học chứa đựng hệ thống giáo lí Phật
giáo với các vấn đề thuộc về nhân sinh mang tầm triết học.
- Thông qua chuyện tình Tum và Tiêu đi ngược giáo lí nhà Phật để khuyên răn
các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ nên có cách ứng xử hợp lí hơn trong tình yêu và các
mối quan hệ xã hội.

16


Trong Tum Tiêu phương thức tự sự của truyện thơ tỏ rõ ưu thế so với trữ tình
trong đoạn kể về sự xa hoa, giàu có trong đám cưới Mơn Nguôn khi lấy Tiêu:
“Không thiếu vị: gừng, xả, ớt, tỏi
Lại càng nhiều: hạt cải, ong non
Ngó sen trắng, lạp xưởng, khơ thịt
Tơm càng tươi, cá giẫy chật xuồng...” .
Có đến 11 thứ sản vật thức ăn được liệt kê trong một đoạn thơ chỉ có 4 câu. Đây
là một đoạn thơ kể (liệt kê) chứ không phải là thơ tả màu sắc hương vị. Cách liệt kê
này chỉ có trong phương thức tự sự. Phương thức trữ tình với đặc trưng cô đọng, hàm
súc, gợi hơn là tả sẽ không cho phép xuất hiện những đoạn thơ tả thực như vậy.
Trước hết là nhân vật chính như Tum, Tiêu, sau đó là đến các nhân vật khác
như bà Phăn, Pếch, Nơ, quan Arơchun, Mơn Ngn, vua... Điểm nhìn của các nhân vật
chính dùng làm điểm tựa để kể chuyện, miêu tả. Một điểm nữa, các tác giả cũng tham
gia bình luận trực tiếp nhưng đó là một lối bình luận khác hẳn tiểu thuyết của Trung
Hoa. Ở truyện thơ này, bình luận nặng về cảm xúc, nó gần với lời than, lời lên án, lời
ai oán của người cùng đứng trong cuộc. Lời bình luận đó hịa điệu với chất trữ tình của
tác phẩm. Đây chính là biểu hiện mang đậm tính chất dân tộc.
Mơ hình tự sự cịn cho thấy trong nghệ thuật tự sự, sự kiện tuy là quan trọng
nhưng không phải là quyết định, cái quyết định là mơ hình, phương thức tự sự, tức là
cách cảm nhận và biểu hiện các sự kiện ấy như là một chất liệu. Tác phẩm này có cốt
truyện được xây dựng trên cơ sở một cốt truyện dân gian có sẵn. Bởi vậy, người đọc

nhận thấy bao trùm lên đó có khơng gian xã hội đặc trưng của truyện cổ. Nhưng nó
khác với tích trong truyện cổ chính là cách đánh giá, nhận thức hiện thực. Ở Tum Tiêu
một câu chuyện tình buồn nhưng qua đó người ta thấy nó bao quát toàn bộ những vấn
đề nổi bật trong lịch sử, xã hội phong kiến từ chuyện tình đến chuyện đời. Đồng thời
nó cịn tốt lên tiếng nói về vấn đề nữ quyền, vấn đề tự do cá nhân và phê phán xã hội
phong kiến.
4. Sự trữ tình được thể hiện trong tác phẩm truyện thơ Tum Tiêu:
Trước hết là chất thơ trong cảnh vật. Cảnh vật là phương tiện nội tâm hóa. Đến
với “Tum Tiêu” chúng ta thấy Bơtum Mắtthê Xơm khơng sử dụng những điển tích,
điển cố nên ngôn ngữ rất đại chúng, mượt mà. Hơn nữa, khi đọc những câu thơ đó lên
17


người đọc còn cảm nhận được thiên nhiên gần gũi, cảnh vật gắn liền với tâm trạng con
người như:
“Kìa là gió hiu hiu hơi mát
Kìa là sương nặng giọt cành đài”
Hay
“Rồi bơng súng nở nhành hoa tím
Bên ngọn rau muống mướt tươi xanh”.
Đơi khi những hình ảnh của đất nước Campuchia đã hịa quyện vào nhân vật
qua ngơn ngữ truyện thơ làm cho người ta không phân định được đâu là ngôn ngữ
nhân vật, đâu là ngôn ngữ tác giả:
“Lễ an cư lần lần lại đến
Ngày Vu Lan du khách viếng chùa
Tum tương tư ngày đêm buồn khổ
Vườn rơi hoa trái nắng lưa thưa”.
Trong Tum Tiêu người ta thấy có đến 117 câu thơ sử dụng ngơn ngữ nói về
thiên nhiên. Nó cũng được xếp vào hàng những câu thơ hay nhất của nền văn học dân
tộc. Ở truyện thơ này, người đọc còn nhận thấy tác giả đã sử dụng những cặp hình ảnh

quen thuộc nói về thiên nhiên trong văn học dân gian để so sánh đó là “hoa - ong”,
“chúa sơn lâm - hang ổ rừng xanh”; “thuyền - bến”; “cá - sông”, “chim - cây”, “thú
rừng - giọt sương”, “kèo ong tổ - mật ong”, “voi - mía” qua những câu thơ:
“Em như đóa hoa ngàn thơm mát - Anh tựa ong kia ghé mơi tìm
[...]
Cũng giống như chúa sơn lâm cao cả - Chẳng xa rời hang ổ rừng xanh
[...]
Em bến đò lặng nước - Anh chiếc thuyền ghé bến mà chơi
[...]
Em dịng sơng bội phần trong trẻo - Anh tựa hồ thân cá thờn bơn
[...]
Thân thiếu nữ em xanh cây lá - Anh như chim sáo đậu bất ngờ
[...]
Anh như thú rừng yêu đường cũ - Em long lanh sương rủ lối mòn
[...]
18


Em sống tựa chiếc kèo ong tổ - Anh như ong mật đến đậu vào
[...]
Như voi kia anh ao ước mãi - Mía ngọt em vị mát hơn đường”
Tám cặp mơtíp giao dun này thường xuất hiện trong lễ hội của người
Campuchia mà hầu như tháng nào người Khơme cũng mở hội. Trong những lễ hội đó
sự hịa quyện âm hưởng của ca dao, dân ca được ví “quấn lấy khói lam chiều trên
những mái nhà tranh, tỏa khắp cánh đồng, vang vọng trên những dịng sơng bập bềnh
sóng vỗ... đã làm cho đời sống đôn hậu, chất phác của người dân Campuchia càng
thêm bội phần tươi mát, ấm cúng” .
Điều đó càng khẳng định, đối với đất nước xinh đẹp này thì thiên nhiên có quan
hệ vơ cùng mật thiết với con người. Ngôn ngữ thơ được tác giả sử dụng chính là ngơn
ngữ bản địa khơng vay mượn ngơn ngữ các nước khác. Nó đã vẽ nên một bức tranh

đời sống tinh thần đậm bản sắc dân tộc. Đến Tum Tiêu, tác giả chỉ sử dụng một thể thơ
truyền thống, thể thơ Bót phịa prăm pi (7 chữ), được cư dân Campuchia hết sức ưa
chuộng (như thể thơ lục bát của Việt Nam). Chỉ một thể thơ 7 chữ, nhưng Tum Tiêu
vẫn thể hiện được đầy đủ các chức năng khác nhau khi cần phải thể hiện các trạng thái
tình cảm, tư tưởng (vui - buồn; nhớ nhung - căm giận; gặp gỡ - chia li; cảnh - tình...).
Đây là bước phát triển vượt bậc, thể hiện sự cách tân lớn của thể loại. Chúng ta
chỉ cần theo dõi q trình phát triển của tính cách nhân vật bà Phăn (mẹ Tiêu) đủ thấy
với thể thơ 7 chữ, Bôtum Mắtthê Xôm vẫn diễn tả được mọi cung bậc khác nhau trong
diễn biến đời sống tâm lí của bà mà không cần phải sử dụng nhiều thể thơ như các
truyện thơ trước đây. Đó là tâm trạng vui mừng khôn xiết khi Tum và Tiêu gặp lại
nhau sau khi Tum xin cởi bỏ áo Phật:
“Biết kìm sao khi sóng tình dâng
Xa vắng, niềm yêu dồn chật mãi
Đây phút với đi để phá bùng”
Hay là nỗi nhớ nhung khôn nguôi khi phải chia tay người yêu sau phút ái ân:
“Ai đếm được nước sơng bao giọt
Sẽ biết lịng Tum bấy giọt sầu...
Lá xếp lá bay tay bồng bế
Anh nhớ đôi ta lúc tự tình”.

19


Người đọc nhận thấy thể thơ truyền thống này đã giúp cho tác phẩm mang tính
đại chúng rất cao. Vì vậy, tác phẩm được thuộc lòng, được truyền tụng, được sống
trong tiềm thức và ý thức của người dân Campuchia. Một lần nữa có thể thấy, sự đóng
góp to lớn của thể thơ trong việc thể hiện và khẳng định tính dân tộc của nó.
Nhiều người nghiên cứu Tum Tiêu đã chú ý đến sự lặp lại của các tình tiết như
nhiều cuộc chia tay, cuộc nhớ người yêu, cô đơn mà không lần nào giống lần nào.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:
Tum Tiêu là tác phẩm truyện thơ khá nổi tiếng ở các quốc gia Đơng Nam Á,
tiêu biểu chính là Campuchia. Đây là tác phẩm được sáng tác ở thế kỷ XIX – thế kỷ
bạc của văn học Campuchia, là tác phẩm viết về một tình u đẹp có thật nhưng lại có
một kết thúc bi thảm và đầy cay đắng ở thế kỷ XVI, một mối tình thương tâm đã làm
day dứt trái tim người Campuchia suốt mấy thế kỷ. Đây là tác phẩm khắc họa thành
công một xã hội phong kiến đầy tàn nhẫn, thành công tố cáo phê phán những bất công
trong việc đối nhân xử thế giữa người với người, chà đạp lên vận mệnh sống của người
khác. Tuy đây là một tác phẩm truyện thơ của văn học Campuchia nhưng tác phẩm
này lại mang một kết cấu khác biệt ở phần kết thúc. Tuy nó có một cái kết bi kịch
nhưng lại rất hợp lý với hiện thực phũ phàng và tàn nhẫn của xã hội lúc bấy giờ. Từ
việc phân tích và làm rõ nghệ thuật kể chuyện ở nhiều góc độ khác nhau, có thể thấy ở
mỗi phương diện, tác phẩm này đều đạt được những thành tựu nhất định. Xuyên suốt
tác phẩm đều nói về hai nhân vật chính Tum Tiêu, để từ đó hình thành nên nghệ thuật
kể chuyện của tác giả. Tum Tiêu là truyện thơ có rất nhiều chi tiết miêu tả tâm lý nhân
vật, vì vậy tác giả chú ý hơn trong việc miêu tả tâm lý của nhân vật ở trong tác phẩm.
Xuất phát từ việc miêu tả tâm lý, hành động cho đến sử dụng nhiều hình ảnh đặc sắc,
độc đáo và kết thúc bằng việc sử dụng hệ thống nhân vật mang đậm màu sắc phật giáo,
tất cả đều được phân tích một cách chặt chẽ và cụ thể để làm nổi bật lên nghệ thuật kể
chuyện của tác giả. Tuy xét theo gốc độ khác nhau, nhưng khi nhìn chung thì lại mang
một nét tổng thể hợp lý, logic. Vì vậy, bằng nghệ thuật kể chuyện khéo léo, tác giả đã
rất thành công trong việc tái hiện tình yêu đẹp nhưng đầy bi kịch ngang trái của cặp
đơi nhân vật chính. Qua đó, với nghệ thuật kể chuyện hợp lý, độc đáo tác giả đã thể
hiện thành công tác phẩm này và thông qua đó, tác giả cũng đã tái hiện một cách chân
20


thực xã hội phong ở thế kỷ XVII – xã hội mà bọn phong kiến quan lại vẫn còn nắm
quyền địa vị và kinh tế, xã hội khơng có sự cơng bằng cho người yếu thế, khi xã hội
vẫn cịn sự phân biệt giai cấp giàu nghèo trong tình yêu thì cái chết chính là kết thúc

đau khổ nhưng lại hợp lý nhất.

21


×