Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

NGHỆ THUẬT kể CHUYỆN của CONAN DOYLE TRONG tác PHẨM NHỮNG vụ kỳ án của SHERLOCK HOLMES3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.41 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA NGỮ VĂN

LÊ CÔNG HIỆP

NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN CỦA CONAN DOYLE TRONG
TÁC PHẨM NHỮNG VỤ KỲ ÁN CỦA SHERLOCK HOLMES3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHÓA K36
NGÀNH: VĂN HỌC

Huế 2016


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA NGỮ VĂN

LÊ CÔNG HIỆP

NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN CỦA CONAN DOYLE
TRONG TÁC PHẨM NHỮNG VỤ KỲ ÁN
CỦA SHERLOCK HOLMES

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHÓA K36
NGÀNH: VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


Ths. ĐẬU TUẤN NGỌC

Huế 2016


Lời Cám Ơn
Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô giáo khóa
Ngữ Văn trường Đại học Khoa Học đã cung cấp tri thức
và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi thực hiện và hoàn
thành khóa khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến những người bạn
đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này cách tốt đẹp.
Cách đặc biệt, xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến
thầy giáo Thạc sĩ Đậu Tuấn Ngọc - người đã hướng dẫn
tận tình chu đáo, giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Sinh viên thực hiện
Lê Công Hiệp


LỜI NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................


LỜI NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................


MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1

1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài......................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.........................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................3
5. Đóng góp của nghiên cứu..........................................................................................................4
6. Bố cục khóa luận........................................................................................................................4
B. PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................................5
Chương 1: ATHUR CONAN DOLEY - NHÀ TIỂU THUYẾT TRINH THÁM VÀ NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN
TỪ GÓC NHÌN LÍ LUẬN.......................................................................................................................5
1.1. Vài nét về tiểu sử - văn nghiệp của Conan Doley....................................................................5
1.1.1. Tiểu sử.................................................................................................................................5
1.1.2. Văn nghiệp...........................................................................................................................7
1.2. Nghệ thuật kể chuyện.............................................................................................................8
1.2.1. Nhân vật người kể chuyện...................................................................................................9
1.2.2. Những phương diện của nghệ thuật kể chuyện.................................................................12
1.2.2.1. Kết cấu............................................................................................................................12
1.2.2.2. Điểm nhìn.......................................................................................................................13
1.2.2.3. Cốt truyện.......................................................................................................................14
Chương 2: NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN TRONG NHỮNG VỤ KỲ ÁN CỦA SHERLOCK HOLMES, NHÌN TỪ
PHƯƠNG DIỆN CỐT TRUYỆN, ĐIỂM NHÌN, KẾT CẤU VÀ TÌNH HUỐNG TRUYỆN...............................16
2.1. Cốt truyện.............................................................................................................................16


2.1.1. Cốt truyện độc lập.............................................................................................................16
2.1.2. Cốt truyện đơn tuyến........................................................................................................20
2.1.3. Mở đầu - kết thúc..............................................................................................................22
2.1.3.1. Phần mở đầu..................................................................................................................22
2.1.3.2. Phần kết thúc..................................................................................................................24

2.2. Điểm nhìn.............................................................................................................................25
2.2.1. Điểm nhìn: vận động, luân phiên.......................................................................................26
2.2.2. Điểm nhìn trần thuật khách quan......................................................................................29
2.3. Kết cấu..................................................................................................................................31
2.3.1. Kết cấu ẩn chi tiết..............................................................................................................31
2.3.2. Kết cấu theo mạch tâm lý của người kể chuyện.................................................................33
2.3.3. Kết cấu truyện lồng truyện................................................................................................36
2.4. Tình huống truyện................................................................................................................37
2.4.1. Tình huống “khởi động” vụ án...........................................................................................37
2.4.2. Yếu tố bất ngờ của vụ án....................................................................................................40
Chương 3: NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN TRONG NHỮNG VỤ KỲ ÁN CỦA SHERLOCK HOLMES, NHÌN TỪ
PHƯƠNG DIỆN KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN...................................................................................44
3.1. Không gian nghệ thuật..........................................................................................................44
3.1.1. Không gian động và có xu hướng mở rộng biên độ...........................................................44
3.1.2. Không gian nghệ thuật của vụ án.......................................................................................46
3.2. Thời gian nghệ thuật.............................................................................................................49
3.2.1. Trục thời gian tuyến tính....................................................................................................49
3.2.2. Thời gian của từng vụ án...................................................................................................52
C. PHẦN KẾT LUẬN...........................................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................57


1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Chắc hẳn những độc giả yêu thích truyện thám tử và thể loại tiểu thuyết
trinh thám sẽ không mấy xa lạ với những cái tên như: Edgar Allan Poe,
Conan Doyle, Agatha Christie, Mickey Spillane, Megan Abbott, DaphneDu
Maurier, Tana French, Erle Stanley Gardner, Georges Simenon, Alexandra

Marinina, Dan Brown, Di Li,… Đây là những tên tuổi lớn, tiêu biểu của nền
văn học trinh thám xưa cũng như nay. Khi nhắc đến Edgar Allan Poe người ta
sẽ nghĩ ngay đến người đặt nền móng cho thể loại trinh thám, hay Agatha
Christie - nữ hoàng truyện trinh thám, Mickey Spillane - ông vua thể loại tiểu
thuyết trinh thám. Với Conan Doyle, ông không được gọi tên như những tác
giả kia, nhưng độc giả biết đến ông như một người đưa truyện trinh thám đến
tầm cao mới, người đưa truyện trinh thám đến gần với độc giả ngay từ những
buổi đầu xuất hiện của thể loại này.
Theo cùng tên tuổi của ông, một kiệt tác đã được định hình và khẳng
định giá trị theo thời gian, đó chính là tác phẩm Sherlock Holmes - một kiệt
tác văn chương hiện đại. Nhiều người nhận định rằng, Sherlock Holme có
“tuổi thọ” gần gấp đôi Arthur Conan Doyle.
Lần đầu tiên được xuất hiện vào năm 1887 trong truyện dài “Study in
Scarlet” (chiếc nhẫn tình cờ), thám tử Sherlock Holmes bắt đầu chuyến đi
vinh quang của mình lúc đầu là khắp Vương quốc Anh, sau đó đi khắp thế
giới. Nhưng ít ai biết rằng, để có thể đưa nhân vật của mình đến với sự yêu
quý, khâm phục của độc giả, ngoài những nội dung gay cấn, hấp dẫn, Sir
Conan Doyle còn “tích hợp” trong đó một lối kể chuyện linh hoạt, sắc bén.
Hầu hết những tác phẩm của Sir Conan Doyle đều mang đến cho độc giả sự
lôi cuốn, hứng thú ngay từ lúc bắt đầu đến kết thúc. Một phần quan trọng góp


2

phần tạo nên sự thành công ấy, đó chính là nghệ thuật kể chuyện của ông.
Chính vì thế, khóa luận này sẽ đi tìm và “giải mã” nghệ thuật kể chuyện của
Conan Doyle sử dụng trong từng vụ án của Sherlock Holmes.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khách quan mà nói, đề tài về Sherlock Holmes không phải là một đề tài
xa lạ với giới nghiên cứu và phê bình văn học. Sherlock Holmes được đánh

giá là nhân vật văn học có sức sống lâu bền, nhân vật này có một lượng lớn
người hâm mộ trên khắp thế giới. Mặc dù Conan Doyle không trực tiếp đề
cập đến tiểu sử hay gốc tích của nhận vật Sherlock Holmes nhưng những
người hâm mộ đã tập hợp những thông tin rời rạc trong những mẫu chuyện
khác nhau để viết nên tiểu sử một cách cụ thể và chi tiết về Sherlock Holmes.
Đó là một quá trình dài sưu tập lắp ghép các chi tiết lại với nhau, qua đó thấy
được sự quan tâm đặc biệt của người đọc đối với nhân vật hư cấu này.
Hiện nay, có những bài nghiên cứu về Sherlock Holmes trên những
phương diện khác nhau như: Đi tìm nguyên mẫu Sherlock Holmes ngoài đời
thực, rằng Conan Doyle đã xây dựng nhân vật của mình từ nguyên mẫu nào?
Hay có những nhận định của một vài tờ báo lại cho rằng Conan Doyle ghét
nhân vật của mình, bằng chứng là ông đã “bức ép” nhân vật của mình chết
trong vụ đánh nhau với giáo sư Moriarty ở thác nước Reeichenbach. Đây là
những bài báo thiếu tính chuyên sâu, thiếu tính lập luận và độ tin cậy.
Hay trong từ điển thuật ngữ văn học chúng tôi tìm thấy đoạn viết về
nghệ thuật kể chuyện trong các tác phẩm viết về Sherlock Holmes của Conan
Doyle: “Chẳng hạn khi đọc tiểu thuyết của Co - nan Đoi lơ, cái thế giới mà
người đọc hiểu, không phải là thế giới của bác sĩ Oen - xơ, mà là thế giới của
Sai - lốc Hôm, những hiểu lầm, những thắc mắc của người trần thuật Oen - xơ
được tạo ra do thủ pháp trần thuật đều đã được loại bỏ.” [5, tr. 224].


3

Ở cấp phương diện nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống, chúng tôi
tìm được bài nghiên cứu về Sherlock Holmes đó là khóa luận với đề tài: Nhân
vật Sherlock Holmes của Conan Doyle, và cuốn sách Mastermind: How to
think like Sherlock Holmes (tạm dịch: làm thế nào để suy nghĩ như Sherlock
Holmes) của nữ tác giả Maria Konnikova.
Tuy nhiên những tác phẩm hay những bài viết chúng tôi tìm được ở

trên, đa phần nghiên cứu, viết về nội dung của truyện chứ chưa đi sâu phân
tích nghệ thuật kể chuyện của nhà văn trong mỗi câu chuyện. Cho nên, chúng
tôi mạnh dạn khai thác khía cạnh nghệ thuật kể chuyện của Arthur Conan
Doyle trong tác phẩm Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes, với hy vọng góp
phần giải mã khía cạnh còn khá mới mẻ này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài chính là tác phẩm Những vụ kỳ án của Sherlock
Holmes, của nhà văn Arthur Conan Doyle, của nhóm dịch giả: Lê Khánh, Đỗ
Tư Nghĩa, Vương Thảo, Ngô Văn Quý, Lê Nhân, NXB Văn học, 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: với đề tài này, chúng tôi đi sâu và tập
trung nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện của Arthur Conan Doyle trong tác
phẩm Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi cố gắng sử dụng những
vốn tri thức đã được học, đọc về thi pháp học và lý thuyết về nghệ thuật kể
chuyện. Đồng thời, kết hợp các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp khảo sát
Phương pháp tổng hợp
Phương pháp phân tích


4

Phương pháp so sánh - đối chiếu.
5. Đóng góp của nghiên cứu
Đã hơn 100 năm kể từ ngày đầy tiên nhân vật Sherlock Holmes xuất
hiện trên văn đàn (1887 - 2016) nhưng sức hút của nó vẫn còn rất lớn đối với
độc giả. Mới đây, một cuộc bầu chọn 100 tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại do

trang điện tử NPR tổ chức, Sherlock Holmes cũng góp mặt ở vị trí thứ 10, qua
đó cho thấy sức sống mãnh liệt của những tác phẩm viết về nhân vật này.
Từ trước đến nay, những bài nghiên cứu về Sherlock Holmes không phải
là ít hay nói chính xác hơn là rất nhiều. Đây là một thách thức cho chúng tôi
khi thực hiện đề tài này. Nhưng trong số những đề tài nghiên cứu về Sherlock
Holmes chúng tôi lại tìm thấy rất ít những đề tài nghiên cứu về mảng nghệ
thuật trong tác phẩm, mà nếu có cũng thiếu tính chuyên sâu. Trên tinh thần đó,
chúng tôi thực hiện đề tài: Nghệ thuật kể chuyện của Conan Doyle trong tác
phẩm Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes. Hy vọng với đề tài này, sẽ cung
cấp cho mọi người cái nhìn rõ nét hơn về nghệ thuật kể chuyện của Conan
Doyle.Qua đó, tiếp cận gần hơn và đầy đủ hơn với tác phẩm.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của khóa luận được
chúng tôi triển khai trong ba chương:
Chương 1: Arthur Conan Doyle - Nhà tiểu thuyết trinh thám và nghệ
thuật kể chuyện từ góc nhìn lí luận
Chương 2: Nghệ thuật kể chuyện trong Những vụ kỳ án của Sherlock
Holmes, nhìn từ phương diện cốt truyện, điểm nhìn, kết cấu và tình huống
truyện.
Chương 3: Nghệ thuật kể chuyện trong Những vụ kỳ án của Sherlock
Holmes, nhìn từ phương diện không gian và thời gian.


5

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: ATHUR CONAN DOLEY - NHÀ TIỂU THUYẾT
TRINH THÁM VÀ NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN
TỪ GÓC NHÌN LÍ LUẬN
1.1. Vài nét về tiểu sử - văn nghiệp của Conan Doley

1.1.1. Tiểu sử
Cuộc sống là một chuỗi những chọn lọc, cái gì không thể thích nghi
đều bị đào thải, sự chọn lọc tự nhiên đó không chối từ một ai, không loại bỏ
một điều gì.Sự chọn lọc đó luôn khách quan và công bằng đối với mọi người.
Tuy nhiên, có một con người đã vượt qua được tính khắc nghiệt của quá trình
chọn lọc ấy, một con người đã ghi tên mình vào danh sách những nhà văn lớn
của thế giới đó chính là Sir Arthur Conan Doyle.
Arthur Conan Doyle sinh ngày 22 tháng 5 năm 1859 tại Edinburgh,
trong một gia đình Ireland, bố là Charles Altamont Doyle và mẹ là Mary
Doyle. Ông đã được gửi tới trường dự bị Dòng Tên Cơ đốc giáo Saint Marys
Hall, Stonyhurst khi lên chín. Ông học ngành y tại Đại học Edinburgh. Sau
khi học tại trường, ông trở thành bác sĩ trên một con tàu tới bờ biển Tây Phi,
và sau đó vào năm 1882 ông lập một phòng khám tại Plymouth. Ông hoàn
thành luận án tiến sĩ về Tabes Dorsalis năm 1885.
Phòng khám của ông không thành công lắm: trong khi chờ bệnh nhân,
ông bắt đầu viết truyện. Tiểu thuyết đầu tiên của ông được đăng trên
tờ Chambers's Edinburgh Journal khi ông chưa tới 20 tuổi (một số trang báo
mạng như trang điện tử vnexpress.net lại cho rằng, Conan Doyle bắt đầu viết
truyện ngắn từ năm 6 tuổi.)
Chỉ sau khi dời phòng khám về Portsmouth, Doyle mới bắt đầu theo
đuổi văn học một cách đúng nghĩa hơn. Tác phẩm đáng chú ý đầu tiên của
ông là A Study in Scarlet (Một cuộc nghiên cứu về Màu đỏ hay Chiếc nhẫn


6

tình cờ), xuất hiện trong cuốn Beeton's Christmas Annual năm 1887 và lần
đầu tiên nhân vật Sherlock Holmes xuất hiện. Ông có niềm đam mê với nhiều
môn thể thao như: hockey, cricket, bơi lội, quyền anh và đặc biệt là bóng đá,
ông đã từng giúp thành lập câu lạc bộ bóng đá Portsmouth AFC.

Arthur Conan Doyle có hai mối tình đơm hoa kết trái với hai người phụ
nữ. Năm 1885 ông cưới Louise Hawkins, được gọi là "Touie", người bị bệnh
lao và mất năm 1906. Sau đó, Ông tái hôn với Jean Leckie năm 1907, năm
1897 ông gặp bà và yêu bà từ lúc đó, nhưng vẫn duy trì quan hệ thuần
khiết với bà vì chung thuỷ với người vợ đầu tiên. Conan Doyle có năm con,
hai người với vợ đầu là: Mary và Kingsley, và ba người với vợ sau là: Jean,
Denis và Adrian.
Conan Doyle được tìm thấy đang ôm chặt ngực trong vườn nhà ngày 7
tháng 7 năm 1930. Ông mất một thời gian ngắn sau đó vì nhồi máu cơ tim ở
tuổi 71, và được chôn trong Vườn Nhà thờ tại Minstead ở New Forest,
Hampshire, Anh.
Có lẽ, chính cuộc đời đầy những bước ngoặt của Arthur Conan Doyle,
cũng như vốn sống phong phú mà ông đã có được trong những chuyến phiêu
lưu, đã hỗ trợ ông trong công việc “chế tác” ra nhân vật Sherlock Holmes,
những vụ án gay cấn cũng như những cách gỡ rối tài ba mà nhân vật của ông
đã làm để “mở khóa” những vụ án hóc búa. Có thể nói rằng, với 40 năm viết
văn của mình, Sir Arthur Conan Doyle đã làm việc nghiêm túc và cống hiến
hết mình cho văn học cũng như độc giả.
Hiện nay, có một trang mạng điện tử tên arthurconandoyle.com liên tục
cung cấp những thông xoay quanh nhà văn Arthur Conan Doyle và tác phẩm
lừng danh Sherlock Holmes. Cùng với đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều
những bài viết, bài nghiên cứu về ông và Sherlock Holmes. Đặc biệt ở một số
nước, còn cho dựng tượng Arthur Conan Doyle cũng như Sherlock Holmes ở


7

những quảng trường. Đồng thời, tên của Holmes còn được dùng để đặt tên
cho một đại lộ ở Anh. Đây có thể nói là những việc mà nhân loại tưởng nhớ
đến ông và những đóng góp của ông cho văn hóa thế giới.

1.1.2. Văn nghiệp
Những đóng góp mà Sir Arthur Conan Doyle đã để laị cho văn học là
không thể chối bỏ. Suốt gần 40 năm, những giá trị mà Conan Doyle cống hiến
cho văn học nói chung và thể loại trinh thám nói riêng là vô cùng quý giá. Bác
sĩ Conan Doyle được biết đến như một trong số những nhà văn gắn liền tên
tuổi của mình với một hình mẫu nhân vật đó là viên thám tử tài ba và “lập dị”
Sherlock Holmes. Các tác phẩm của Conan Doyle hầu như đều viết về
Sherlock Holmes. Tuy nhiên, theo một số tờ báo cho rằng, Conan Doyle lại
có một “mối quan hệ phức tạp” với chính nhân vật của mình. Conan Doyle
từng nói: "Tôi sẽ bị chỉ trích nhiều lắm nếu “xuống tay” với quý ông lịch lãm
này. Nhưng đó không phải là một vụ giết người, đó là hành động tự vệ. Bởi
nếu tôi không giết hắn ta. Hắn ta trước sau gì cũng giết tôi".Theo đó, Arthur
Conan Doyle chưa từng nghĩ mình sẽ thành danh với thể loại văn học này.
Thay vào đó, ông thích viết thể loại tiểu thuyết lịch sử hơn. Chính vì thế,
trong sự nghiệp sáng tác của mình, ngoài những tác phẩm viết về Sherlock
Holmes Conan Doyle, còn thấy xuất hiện một số tác phẩm khác.
Bắt đầu viết truyện trong những ngày nhàn rỗi tại phòng mạch, ý định
đầu tiên của Conan Doyle là viết về Sherlock Holmes, tuy nhiên những diễn
biến cũng như sự mong đợi của độc giả vượt xa khỏi những dự liệu của ông.
Để rồi nhân vật của ông trở nên bất hủ, nhân vật của ông nổi tiếng đến mức
người Nga phải dựng tượng của Sherlock Holmes ở quảng trường. Tên tuổi của
Sherlock Holmes luôn gắn liền với những hoạt động văn hóa tinh thần ở Anh.
Sự nghiệp mà Sir Arthur Conan Doyle để lại trước lúc qua đời có thể


8

phân loại thành hai mảng: mảng viết về Sherlock Holmes mảng truyện giả
tưởng và tiểu thuyết lịch sử.
Mảng truyện viết về Sherlock Holmes gồm hai phần đó chính là đoản

tiểu thuyết và truyện ngắn:
Đoản tiểu thuyết viết về Sherlock Holmes có 4 tiểu thuyết được sắp xếp
theo thứ tự xuất hiện như sau:A Study in Scarlet (tạm dịch Chiếc nhẫn tình
cờ) (1887), The Sign of the Four (tạm dịch truy tìmDấu bộ tứ) (1890), The
Hound of the Baskervilles (tạm dịch Con chó dòng họ Baskervilles) (1902),
The Valley of Fear (tạm dịch Thung lũng khủng khiếp ) (1904).
Cùng với đó là 56 truyện ngắn viết về Sherlock Holmes bắt đầu từ
truyện: A Scandal in Bohemia (tạm dịch Vụ tai tiếng xứ Bohemia), được viết
năm 1891 cho đến truyện The Case Book of Sherlock Holmes (tạm dịch Tàng
thư Sherlock Holmes) được viết năm 1927.
Mảng tiểu thuyết lịch sử và giả tưởng gồm: Những hầm mộ mới, Vị
giáo sư của trường Lea House, Sự việc đã xảy ra như thế nào?, Hồn ma hiện
lên từ đáy biển, Sự khủng khiếp giữa trời cao, Vụ án B.24, Tên tử tù bất
tử, Câu chuyện về Sannox phu nhân, Lô số 249, Cuộc thí nghiệm ly kỳ tại
Keinplatz, Chiếc nhẫn giải thoát, Hang Blue John, Cái thang máy, Chiếc
phễu bằng da, Bàn tay nâu, Con mèo Brasil, Chơi với lửa…Đây là những tác
phẩm tuy không viết về Sherlock Holmes nhưng cũng nổi tiếng của Sir Arthur
Conan Doyle.
40 năm hoạt động văn chương, Conan Doyle đã làm việc và cống hiến
hết sức mình cho độc giả. Những thành quả ông đã đạt được thực sự là nhờ
vào quá trình hoạt động tích cực này.
1.2. Nghệ thuật kể chuyện
Khái niệm Narratology (tiếng Anh) Narratologie (tiếng Pháp) được
dịch là nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật tự sự. Đây là


9

khái niệm thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phê bình văn
học. Nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật trần thuật hay nghệ thuật tự sự đề là

phương thức tái hiện đời sống.
Trần thuật là biện pháp nghệ thuật cơ bản nhất để tạo thành văn bản
văn học. Về bản chất, trần thuật là hành vi ngôn ngữ nhằm kể, thuật, miêu tả,
cung cấp thông tin về sự kiện nhân vật, theo một thứ tự nhất định trong khôn
gian, thời gian và về ý nghĩa. Trần thuật có nhiệm vụ cho người đọc biết ai,
xuất hiện ở đâu, khi nào, làm việc gì, trong tình huống nào,…
1.2.1. Nhân vật người kể chuyện
Người kể chuyện là một nhân tố quan trọng trong một văn bản nghệ
thuật, nó tạo nên sức ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của một tác
phẩm. Người kể chuyện chính là hình ảnh của tác giả trong tác phẩm. Thông
qua nhân vật người kể chuyện, tác giả muốn gửi gắm những suy tư của mình
vào đó và vì vậy, nhân vật người kể chuyện lại là trung gian chuyển thể. Từ
những lý do trên, có thể khẳng định, việc nghiên cứu về nhân vật người kể
chuyện là hết sức cần thiết.
Người kể chuyện là yếu tố thuộc thế giới miêu tả. Đó là một người do
nhà văn tạo ra để thay thế chính nhà văn thực hiện hành vi trần thuật. Người
kể chuyện trong tác phẩm ẩn mình trong dòng chữ người kể chuyện ấy có thể
được kể bằng ngôi thứ ba, ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Một tác phẩm có thể
có một hoặc nhiều người kể chuyện. Hình tượng người kể chuyện đem lại cho
tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lí, nghề nghiệp
hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con
người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh.
Đối chiếu vào tác phẩm Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes, dễ nhận
thấy rằng nhân vật người kể chuyện trong tác phẩm không phải là tác giả mà
là một nhân vật hư cấu trong truyện. Sở dĩ gọi đó là nhân vật hư cấu bởi vì


10

trong truyện nhân vật ấy được tác giả xây dựng nên chứ không phải là một

nhân vật ngoài đời thực. Nhân vật bác sĩ Watson, chính là nhân vật người kể
chuyện trong tác phẩm Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes. Nhiều tờ báo
nghiên cứu cho rằng, Watson là hình mẫu của Arthur Conan Doyle trong tác
phẩm, nhưng ở đây, chúng tôi không truy xét đến vấn đề nguyên mẫu của
nhân vật mà đi tìm mối tương quan giữa người kể chuyện với tác giả. Conan
Doyle đã hóa thân thành một nhân vật trong truyện để rồi qua đó kể lại câu
chuyện, đó chính là bác sĩ Watson.
Hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất
hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó
có thể là hình tượng của tác giả, dĩ nhiên không nên đồng nhất hoàn toàn với
tác giả ngoài đời; có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả tạo ra; có thể là
một người biết một câu chuyện nào đó. Bác sĩ Watson thực sự là người kể
chuyện trong truyện. Người kể chuyện xưng tôi, cho nên, truyện được kể theo
ngôi thứ nhất. Những vụ án được Watson kể lại là những vụ án chính mắt anh
trông thấy. Chính việc lựa chọn ngôi kể là ngôi thứ nhất đã giúp tác phẩm trở
nên đáng tin cậy hơn. Giả sử như, tác giả lựa chọn ngôi kể là ngôi thứ ba thì
sao? Như thế sẽ tiện cho tác giả trong việc miêu tả câu chuyện. Nhưng nhân
vật người kể chuyện là nhân vật toàn tri, biết thấu hết mọi việc, vậy thì khá là
khó khăn cho tác giả khi trình bày những vụ án. Nó sẽ bớt những bất ngờ,
kịch tính, vì thực sự người kể chuyện đã biết hết mọi chuyện, biết hết mọi ngõ
ngách trong tâm hồn mỗi nhân vật, biết hết toàn bộ mọi sự việc đã xảy ra.
Hơn nữa, với ngôi kể là ngôi thứ ba độ tin cậy của người kể chuyện sẽ thấp
hơn so với ngôi thứ nhất. Vì với ngôi thứ nhất, nhân vật kể chuyện là một
nhân vật xuất hiện và tồn tại trong tác phẩm, nhân vật ấy có thể chứng kiến
hết toàn bộ mọi việc. Nhưng với ngôi kể thứ ba, tác phẩm sẽ không xuất hiện
nhân vật kể chuyện. Dĩ nhiên với một nhân vật chứng kiến toàn bộ mọi việc


11


kể lại diễn biến của nó sự việc thì độ tin cậy chắc chắn phải cao hơn. Tuy
nhiên, phải nhìn nhận rằng, với ngôi kể thứ nhất hay ngôi kể thứ ba, đằng sau
những nhân vật kể chuyện điều là hình bóng tác giả. Tuy nhiên, hiệu ứng mà
hai ngôi kể mang lại là hoàn toàn khác nhau. Tuy cùng một ý đồ thể hiện
nhưng độ tin cậy và công tác triển khai câu chuyện ở hai ngôi kể là hoàn toàn
khác nhau.
Cần nhấn mạnh lại rằng, với tuyển tập Những vụ kỳ án của Sherlock
Holmes, việc lựa chọn ngôi kể là ngôi thứ nhất và nhân vật kể là bác sĩ
Watson là hoàn toàn hợp lý. Sự lựa chọn đó hợp lý bởi những lẽ này: thứ
nhất, Watson là một người bạn thân thiệt, đồng thời là cộng sự đắc lực của
Sherlock Holmes trong mọi vụ án. Watson dường như theo sát Sherlock
Holmes ở những vụ án và thường xuyện được Sherlock Holmes trao đổi ý
kiến chuyên môn. Chính vì vậy, Watson dường như biết tường tận về mọi vụ
án cùng những chi tiết những điểm li kỳ của từng vụ án. Thứ đến, việc để một
nhât vật trong truyện kể lại toàn bộ câu chuyện là hết sức hợp lý và đáng tin
cậy. Cuối cùng, Conan Doyle xây dựng nhân vật của mình với một lối kể
chuyện không giống ai. Conan Doyle muốn nhân vật của mình kể lại câu
chuyện theo mạch diễn biến tâm trạng và suy nghĩ của mình chứ không phải
theo trật tự vụ án. Nghĩa là, khi đã kết thúc vụ án, chắc chắn bác sĩ Watson đã
hiểu tường tận từng chi tiết xuất hiện trong vụ án để rồi có thể kể lại toàn bộ
câu chuyện theo trình tự thời gian nó xảy ra. Thế nhưng không, Conan Doyle
muốn Watson kể lại toàn bộ câu chuyện theo tâm trạng của chính nhân vật từ
lúc bắt đầu vụ án, diễn biến và kết thúc vụ án như thế nào.
Việc để cho nhân vật kể chuyện kể thuật lại từng vụ án là một điểm
thường thấy ở những tác phẩm trinh thám. Thuật lại toàn bộ vụ án theo diễn
tiến của nó là một ưu điểm, bởi vì như thế sẽ giúp cho độc giả dễ “hòa mình
vào bối cảnh truyện” hóa thân thành vật trong tác phẩm, cũng quan sát, cũng


12


suy luận và điều tra như chính nhân vật Sherlock Holmes trong truyện. Qua
đó, làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn, kịch tính hơn trong mắt độc giả. Chắc
hẳn rằng, với những ai đã đọc Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes cũng đã
từng thử “nhập vai” làm Sherlock Holmes, cũng từng thử tài phán đoán của
mình, cũng từng mường tưởng ra cái kết và thủ phạm của từng vụ án. Tất cả
những điều đó chính là hiệu quả của việc lựa chọn ngôi kể và phương thức kể.
1.2.2. Những phương diện của nghệ thuật kể chuyện
Nghệ thuật kể chuyện làm một đề tài rộng lớn và có tính bao quát rộng,
ở đó không chỉ xuất hiện yếu tố người kể chuyện mà thôi. Bao quanh nó còn
tồn tại những yếu tố kết cấu, điểm nhìn, cốt truyện,… đây là những yếu tố cần
được đi sâu, phân tích nhiều.
1.2.2.1. Kết cấu
Theo từ điển thuật ngữ văn học kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và
sinh động của tác phẩm.
Cần phân biệt giữa bố cục với kết cấu của tác phẩm, thuật ngữ bố cục
nhằm chỉ sự sắp xếp, phân bố các chương đoạn, các bộ phận của tác phẩm
theo một trình tự nhất định.
Thuật ngữ kết cấu thể hiện một nội dung rộng rãi, phức tạp hơn. Tổ
chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan
bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên
trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Bố cục là một
phương diện của kết cấu. Ngoài bố cục, kết cấu còn bao gồm: tổ chức hệ
thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm;
nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện, nghệ
thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện,… sao cho toàn bộ tác phẩm
thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật.
Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định. Kết cấu là



13

phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm nhiệm
các chức năng rất đa dạng: bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng của tác phẩm: triển
khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện; cấu trúc hợp lí hệ thống tính cách; tổ chức
điểm nhìn trần thuật của tác giả: tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một
hiện tượng thẩm mỹ.
Nếu nhũng yếu tố kỹ thuật, thủ pháp là có giới hạn thì kết cấu là vô
hạn, vì mỗi tác phẩm là một “sinh mệnh”, một “cơ thể sống” nên kết cấu tác
phẩm là một kiến trúc, một tổ chức cụ thể, phù hợp với nội dung cụ thể của
tác phẩm. Kết cấu bộc lộ nhận thức, tài năng và phong cách của nhà văn.
1.2.2.2. Điểm nhìn
Điểm nhìn nghệ thuật có thể hiểu là điểm rơi của cái nhìn vào khách
thể.Trong trường hợp này hệ thống các chi tiết, sự phân bố và kết nối thưa,
dày, sự thay thế loại chi tiết này bằng loại chi tiết khác lại là biểu hiện của
điểm nhìn nghệ thuật.
Theo M. Bakhtin, điểm nhìn mang nội dung tư tưởng, ý thức hệ. Lại có
điểm nhìn tư tưởng và ý thức hệ, tuyên bố quan điểm đánh giá một chiều mà
không cần giải thích
Điểm nhìn (tiếng Nga: khudojestvennaya tochka zreniya; tiếng Anh:
point of view) là vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong
tác phẩm. Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện
sự chú ý, quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ
thuật. Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do đem lại cho
người thưởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc sống. Sự thay đổi của nghệ
thuật bắt đầu từ sự thay đổi điểm nhìn.
Điểm nhìn trần thuật gắn bó mật thiết với ngôi kể, nhưng rộng hơn ngôi
kể. Bởi vì, nhiều khi chuyện kể theo ngôi thứ ba, nhưng có khi ngôi thứ ba kết
hợp với điểm nhìn của nhân vật.



14

Điểm nhìn nghệ thuật có thể được phân chia thành điểm nhìn không
gian và điểm nhìn thời gian. Nhìn xa, gần, trên, dưới, lệch, thẳng,… là điểm
nhìn không gian. Nhìn từ hiện tại, quá khứ hay tương lai là điểm nhìn thời
gian. Có điểm nhìn tâm lý khi người trần thuật nhìn theo tầm mắt của nhân
vật có đặc điểm giới tính, lứa tuổi hoặc quan hệ thân, sơ; bên trong hay bên
ngoài. Có điểm nhìn quang học, hoàn toàn khách quan. Có điểm nhìn theo
một mô hình văn hóa nào đó. Chẳng hạn trong thơ cổ Việt Nam thịnh hành
điểm nhìn siêu cá thể. Nhà thơ tự nhìn mình như một ai ở ngoài mình nhìn
vào mình. Có điểm nhìn theo một hệ tư tưởng nhất định với lập trường, quan
niệm có tính giai cấp, xã hội rõ rệt.
Đến lượt mình điểm nhìn nghệ thuật biểu hiện qua các phương tiện
nghệ thuật, ngôi kể, các xưng gọi sự vật, cách dung từ ngữ, kiểu câu,…Điểm
nhìn nghệ thuật cung cấp một phương diện để người đọc nhìn sâu vào cấu tạo
nghệ thuật và nhận ra đặc điểm phong cách ở trong đó.
1.2.2.3. Cốt truyện
Cốt truyện là chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm tự sự và
kịch, nằm dưới lớp lời trần thuật, làm nên cái sườn của tác phẩm.
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Cốt truyện (tiếng Anh: plot, tiếng
Nga: siujet, tiếng Pháp: sujet) là hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu
cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất
trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch.”
Cốt truyện là một phương diện bộc lộ nhân vật, nhờ cốt truyện, nhà văn
thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách nhân vật; mặt khác, cốt truyện
còn là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội.
Cốt truyện là một hiện tượng phức tạp. Trong thực tế văn học, cốt
truyện các tác phẩm hết sức đa dạng, kết tinh truyền thống dân tộc, phản ánh
những thành tựu văn học của mỗi thời kì lịch sử, thể hiện phong cách, tài



15

năng nghệ thuật của nhà văn.
Về phương diện kết cấu và quy mô của nội dung, nhìn chung có thể chia
cốt truyện thành hai loại: cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến. Trong
cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện được tác giả kể lại gọn gàng và thường
là đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách.
Abraham Lincoln tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ đã từng nói, “Nếu cho
tôi sáu giờ để chặt một cái cây, tôi sẽ dành bốn tiếng để mài cái rìu.”[12] Thật
vậy, công tác chuẩn bị là một trong những thao tác quan trọng để công việc
đạt hiệu quả, để công việc nghiên cứu đạt thành quả tốt, chúng ta phải nắm
vững hệ thống lý luận. Chính vì vậy, việc đưa những phương diện của nghệ
thuật kể chuyện vào bài viết nhằm xây dựng cho bài viết một hệ thống lý luận
cũng như tăng thêm độ tin cậy, tính chính xác cho bài viết. Dựa vào hệ thống
lý luận trên, chúng tôi tiến hành khai thác những khía cạnh thuộc phạm trù
nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes.


16

Chương 2: NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN TRONG NHỮNG VỤ KỲ ÁN
CỦA SHERLOCK HOLMES, NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN
CỐT TRUYỆN, ĐIỂM NHÌN, KẾT CẤU VÀ TÌNH HUỐNG TRUYỆN
2.1. Cốt truyện
Cốt truyện là một phương diện bộc lộ nhân vật, nhờ cốt truyện, nhà văn
thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách nhân vật; mặt khác, cốt truyện
còn là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội.
Cốt truyện là một hiện tượng phức tạp. trong thực tế văn học, cốt

truyện các tác phẩm hết sức đa dạng, kết tinh truyền thống dân tộc, phản ánh
những thành tựu văn học của mỗi thời kì lịch sử, thể hiện phong cách, tài
năng nghệ thuật của nhà văn.
Về phương diện kết cấu và quy mô của nội dung, nhìn chung có thể chia
cốt truyện thành hai loại: cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến. trong cốt
truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện được tác giả kể lại gọn gàng và thường là
đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách.
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Cốt truyện (tiếng Anh: plot, tiếng
Nga: siujet, tiếng Pháp: sujet) là hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu
cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất
trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch.”
2.1.1. Cốt truyện độc lập
Cốt truyện được gọi là bộ khung của một văn bản.Cũng như một cơ thể
muốn tồn tại được phải có xương sống, đối với một văn bản nghệ thuật cốt
truyện chính là bộ xương sống ấy.Để có những phân tích đánh giá toàn diện
về một tác phẩm, không thể bỏ sót yếu tố cốt truyện.
Cốt truyện là một đối tượng thuộc phạm trù nghệ thuật.Cốt truyện là
chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm tự sự và kịch, nằm dưới lớp


17

lời trần thuật, làm nên cái sườn của tác phẩm.
Cốt truyện trong một văn bản, một tác phẩm có hai tính chất cơ
bản.Một là, các sự kiện trong chuỗi có mối quan hệ nhân quả hoặc quan hệ
bộc lộ ý nghĩa, có mở đầu và kết thúc.Hai là, cốt truyện có tính liên tục về
thời gian.
Đối chiếu và tác phẩm Những vụ kì án của Sherlock Holmes ta thấy
một điều rằng, trong từng vụ án đều có một cốt truyện rõ ràng. Tuy nhiên,
nhìn từ góc độ logic của cốt truyện, chúng ta không thể hợp những cốt truyện

ấy lại thành một cốt truyện lớn hơn như là một seri truyện liên hoàn được.
Giữa chúng dường như không ăn khớp với nhau về mặt sự kiện hay về mặt
thời gian. Khảo sát phần “khởi động” 10 vụ án đầu tiên trong tác phẩm
Những vụ kì án của Sherlock Holmes, sẽ thấy những chuỗi vụ án được sắp
xếp không theo thứ tự thời gian.
Bảng 1: Bảng liệt kê thời gian của từng vụ án
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên vụ án
Nhà quý tộc độc thân
Năm hạt cam khô
Người đàn ông môi trề
Ngón tay cái của người kỹ sư
Chiếc vương miện nạm ngọc
Hội tóc đỏ
Vụ tai tiếng sứ Bohemia
Dải băng lốm đốm
Viên ngọc màu xanh
Cô gái đi xe đạp


Thời gian
Trước ngày cưới của Watson vài tuần
Hạ tuần tháng chín năm 1887
Một đêm tháng sáu của năm 1889
Mùa hè năm 1889
Không đề cập đến thời gian
Mùa thu năm 1890
Đêm 20 tháng 3 năm 1888
Đầu tháng tư năm 1883
Ngày thứ ba của lễ Phục Sinh
Ngày 23 tháng 4 năm 1894

Qua bảng liệt kê trên, chúng ta nhận thấy, các vụ án được sắp xếp
không tuân theo trình tự thời gian. Nghĩa là, logic của tác phẩm không phải là
logic thời gian tuyến tính. Có nghĩa là cốt truyện của tác phẩm không phải
phát triển theo mạch tịnh tiến của thời gian, hay chính xác hơn, tác phẩm


18

không bao gồm một cốt truyện tổng thể. Vậy nếu cốt truyện ấy không phát
triển theo thời gian thì nó sẽ phát triển theo hướng nào? Nội tâm hay dòng suy
tưởng của người kể chuyện.
Nếu cốt truyện tổng thể của tác phẩm được “dệt” nên từ dòng suy
tưởng hay dòng kí ức của người kể chuyện, thì hẳn nó phải có sự logic về mặt
sự kiện hoặc diễn biến của vụ án. Thế nhưng, trong tác phẩm Những vụ kỳ án
của Sherlock Holmes, ta thấy dường như người kể chuyện - bác sĩ Watson chỉ
kể lại chi tiết từng vụ án mà ông và Sherlock Holmes đã cộng tác cùng nhau
để phá án. Và một điểm quan trong đó chính là sự độc lập của từng truyện,
các truyện không mang tính liên tục, hay nối tiếp. Chính xác hơn, đây không

phải là những truyện liên hoàn, vụ án này kết thúc sẽ mở đầu cho vụ án kia.
Một điểm đặc biệt để có thể chứng minh yếu tố độc lập của những cốt
truyện trong tác phẩm Những vụ kỳ án của Sherlock Holmes đó chính là,
những vụ án xuất trong tác phẩm có thể đứng riêng biệt với nhau. Mỗi vụ án
như một tác phẩm hoàn chỉnh; ngoài ra có thể đảo vị trí của từng vụ án trong
tác phẩm ngoại trừ hai trường hợp (Công việc sau cùng của Holmes và ngôi
nhà trống không). Trong mỗi một vụ án, có đủ các yếu tố để định hình thành
một cốt truyện hoàn chỉnh như: có phần trình bày, phần thắt nút, phần phát
triển, phần cao trào và phần mở nút. Nó giống như sơ đồ sau:

Câu chuyện trước
vụ án của Holmes
và Watson

Nạn nhân hay người
thân của nạn nhân đến
trình bày vụ việc

Holmes và Watson
đến hiện trường
xem xét

Phần suy luận của
Watson hoặc phần kết
của vụ án

Holmes bắt đầu
suy luận, phá án



×