Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Tài liệu quan lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số đối tượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.84 KB, 30 trang )

ỦY BAN DÂN TỘC
HỌC VIỆN DÂN TỘC

TÀI LIỆU
Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với công chức, viên chức
không giữ chức vụ lãnh đạo (đối tượng 4)
Chuyên đề
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ

HÀ NỘI, 2019
Chuyên đề


2

CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ VĂN HĨA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
1. Một số khái niệm cơ bản
a) Khái niệm văn hóa:
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa là: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích
cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngơn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, khoa học, tôn giáo, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày
về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hóa.Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với
biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của
đời sống và địi hỏi của sự sinh tồn”1.
Dưới góc độ quản lý văn hóa, văn hóa cịn được tiếp cận dưới góc nhìn: Văn
hóa là sự phản ánh tư duy, lao động, sáng tạo, tình cảm của con người; là tấm
gương phản ánh hình bóng con người trong sự tiến hóa, đồng hành và phát triển; là
biện pháp để con người khắc phục những hạn chế của mình trong thích ứng, tồn


tại, phát triển trong mơi trường tự nhiên và xã hội; là biện pháp để con người phát
huy những ưu điểm của mình trong thích ứng, tồn tại, phát triển trong môi trường
tự nhiên và xã hội; là nhân tố củng cố và nâng cao chất lượng quản lý và tiến bộ
của các Nhà nước, các tổ chức xã hội…
b) Khái niệm văn hóa các dân tộc thiểu số
Là tồn bộ những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do các cộng đồng tộc
người thiểu số sáng tạo ra trong quá trình sinh tồn và phát triển, gắn với môi
trường tự nhiên và xã hội; nó phản ánh những đặc điểm trong tư duy và lao động
sáng tạo của các tộc người trong các giai đoạn phát triển với các thông tin về nội
hàm và ngoại diên phản ánh sự vận động nội tại và trong mối quan hệ văn hóa ở

1() Hồ Chí Minh tồn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, H.2000, Tr.431


3

cấp độ tộc người và quốc gia2.
c) Khái niệm văn hóa vùng
Nói tới văn hóa vùng là đề cập đến việc tiếp cận, nhận diện và phản ánh văn
hóa theo một khơng gian địa lý mà ở đó có một hoặc nhiều tộc người cư trú, sinh
sống sáng tạo ra các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang đặc trưng tộc người
và điều kiện tự nhiên mà chúng ta có thể phân biệt được với văn hóa các vùng
khác.“Vùng văn hóa là một vùng lãnh thổ có những tương đồng về hồn cảnh tự
nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu đời đã có những mối quan hệ nguồn gốc và lịch
sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế -xã hội, giữa họ đã diễn ra
sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại nên trong vùng đã hình thành những đặc
trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư
dân, có thể phân biệt với vùng văn hóa khác”3.
d) Khái niệm văn hóa vùng dân tộc thiểu số
Văn hóa vùng dân tộc thiểu số là đề cập đến việc tiếp cận, nhận diện và phản

ánh văn hóa theo một khơng gian địa lý chủ yếu ở vùng miền núi có các cộng đồng
tộc người thiểu số cư trú, sinh sống sáng tạo ra các giá trị văn hóa vật thể và phi vật
thể mang đặc trưng của các tộc người thiểu số gắn với các điều kiện tự nhiên mà
chúng ta có thể phân biệt được với văn hóa các vùng tộc người đa số, đồng bằng,
đô thị.
e) Khái niệm quản lý nhà nước về văn hóa
Theo quan niệm chung hiện nay, Quản lý nhà nước về văn hóa là sự tác động
liên tục, có tổ chức, có chủ đích của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và bộ máy
của mình, nhằm phát triển văn hoá, điều chỉnh hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong lĩnh vực văn hóa và liên quan, với mục đích giữ gìn, phát huy những
giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây
21. Lê Ngọc Thắng (chủ biên,1997) Dân tộc học đại cương, tập II, Trường Đại học Văn
hóa Hà Nội.

3. Ngơ Đức Thinh ( chủ biên, 1993), Văn hóa và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb
KHXH, Hà Nội.


4

dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Định nghĩa trên cho chúng ta thấy nội hàm quản lý nhà nước về văn hóa, gồm
các thành tố hoạt động quản lý như sau:
Thứ nhất: Chủ thể quản lý nhà nước về văn hóa là Nhà nước. Nhà nước Việt
Nam được tổ chức thống nhất từ trung ương đến các địa phương. Quyền quản lý
được phân cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh (tỉnh và các thành phố trực thuộc trung
ương), cấp huyện (huyện thuộc tỉnh, quận thuộc thành phố), cấp xã (xã thuộc
huyện, phường thuộc quận). Quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp nào thì cơ quan
nhà nước cấp ấy là chủ thể quản lý. Quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp xã thì

UBND xã là chủ thể quản lý nhà nước. Cơng chức văn hố - xã hội xã được giao
nhiệm vụ quản lý nhà nước về văn hóa giúp UBND xã có thể được coi là chủ thể
quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn xã.
Thứ hai: Khách thể quản lý nhà nước về văn hóa là văn hóa và các cơ quan, tổ
chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa hoặc có liên quan đến lĩnh vực văn
hóa. Văn hóa với tư cách là khách thể quản lý được hiểu theo nghĩa cụ thể là: các
hoạt động văn hóa (trong đó có các dịch vụ văn hoá, hoạt động sáng tạo…) và các
giá trị văn hoá (cụ thể là các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể). Mặt khác, theo
sự phân công trong hệ thống các cơ quan nhà nước các cấp, khơng phải tồn bộ
hoạt động văn hóa hiểu theo nghĩa rộng đều do ngành văn hóa quản lý. Văn hóa
giáo dục, khoa học cơng nghệ…do cơ quan giáo dục, khoa học công nghệ quản lý.
Thứ ba: Mục đích quản lý nhà nước về văn hóa là giữ gìn và phát huy những
giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, trong hoạt động quản lý
nhà nước về văn hóa ở từng cấp, từng địa phương, từng hoạt động cụ thể thì mục
đích quản lý nhà nước về văn hóa phải được xác định cụ thể sát với yêu cầu nhiệm
vụ và hoàn cảnh cụ thể.
Thứ tư: Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về văn hóa là Hiến pháp, Luật và
các văn bản quy phạm pháp luật khác. Như vậy quản lý nhà nước về văn hóa có
cơng cụ là hệ thống luật và các văn bản có tính pháp quy. Quản lý bằng pháp luật
chứ không phải bằng ý chí của nhà quản lý.


5

Thứ năm: Cách thức quản lý là “sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích”
chứ khơng phải là việc làm có tính thời vụ, cũng khơng phải là sự thụ động của nhà
quản lý, càng không phải là hoạt động đơn lẻ, tùy tiện của nhà quản lý.
Như vậy, Quản lý nhà nước về văn hoá là sử dụng quyền lực của nhà nước để

điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người khi tham gia vào
các lĩnh vực hoạt động văn hoá để ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chiến
lươc̣ , quy hoạch, chưon̛ g trình, kế hoạch; tuyên truyền nâng cao nhận thức của
người dân về văn bản quy phạm pháp luật; thực thi quản lý hành chính nhà nước
liên quan đến văn hóa (văn bản hươń g dẫn thực hiện văn bản của cấp trên, cấp
phép, xử phạt, giải quyết khiếu nại, tố cáo); đào tạo, tập huấn cán bộ; thanh tra,
kiểm tra; phân bổ ngân sách; tở chức thực hiện các chính sách văn hóa.
g) Khái niệm quản lý văn hóa vùng dân tộc thiểu số: Là quá trình tổ chức,
điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước về văn hóa đối với các hoạt
động văn hóa và hành vi của con người trong các phạm vi, lĩnh vực và thiết chế
văn hóa theo Pháp luật trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số với những giá trị, đối
tượng văn hóa của cộng đồng các tộc người nhằm đạt được những mục tiêu yêu
cầu nhiệm vụ quản lý đề ra, góp phần vào xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa Việt Nam.
2. Văn hóa các dân tộc thiểu số
a) Đặc điểm văn hóa các dân tộc thiểu số
- Văn hoá các dân tộc thiểu số nước ta vừa thống nhất vừa đa dạng
Quá trình lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm và phát triển kinh tế nông nghiệp
lúa nước, mở mang bờ cõi đã tạo nên tính thống nhất của cộng đồng nhiều thành
phần tộc người trong văn hóa Việt Nam. Đó là ý thức về một quốc gia, là sử dụng
một ngôn ngữ chung- tiếng Việt làm công cụ giao tiếp, truyền đạt các văn bản pháp
lý trong quản lý nhà nước chung ... của nhiều thành phần dân tộc. Tính thống nhất
cịn biểu hiện ở lối sống và ứng xử của các cư dân thuộc nền văn hóa nơng nghiệp
trồng trọt lúa nước, đặc biệt là tinh thần yêu nước của các dân tộc Việt Nam... Từ
văn hóa Đơng Sơn, văn minh sơng Hồng sang văn hóa Đại Việt đến văn hóa các
dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh, đó là hệ quả của một tiến trình lịch sử hình
thành và định hình bản lĩnh, bản sắc văn hóa dân tộc - quốc gia Việt Nam. Đó cũng


6


chính là nguyên nhân sâu xa và trực tiếp tạo nên tính thống nhất của văn hóa Việt
Nam.
Tính đa dạng trước hết biểu hiện ở sắc thái văn hóa vùng với những đặc điểm
riêng được sáng tạo nên bởi các nhóm cư dân, các thành phần tộc người trên vùng
lãnh thổ. Về cơ bản, có các vùng văn hóa như sau: Vùng văn hóa Tây Bắc, Vùng
văn hóa Đơng Bắc, Vùng văn hóa đồng bằng Bắc bộ, Vùng văn hóa Trường Sơn Tây Nguyên, Vùng văn hóa duyên hải miền Trung, Vùng văn hóa Nam bộ... Cũng
cịn có cách phân loại văn hóa vùng các tộc người theo một cách khác làm tăng
tính đa dạng của văn hóa các tộc người ở nước ta như: văn hóa vùng đồng bằng
châu thổ, văn hóa vùng thung lũng, văn hóa vùng chân núi, văn hóa vùng cao
nguyên, văn hóa rẻo cao... Đây là cách phân loại gắn với các hệ sinh thái nơng
nghiệp hay hệ sinh thái nhân văn...Theo nhóm ngơn ngữ thì tính đa dạng lại thể
hiện ở những góc độ riêng mang tính lịch sử và giao thoa văn hố tạo nên một cá
tính riêng trong bức tranh văn hố chung của quốc gia.Văn hố của mỗi nhóm
ngơn ngữ (nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Tày -Thái, Môn- Khmer, Nam đảo,
Hán-Tạng), đều có những nét rất riêng về các giá trị văn hoá vật thể (trang phục,
kiến trúc, ẩm thực...) về văn hố phi vật thể (tín ngưỡng, tơn giáo, lễ hội...).
Tính đa dạng cịn biểu hiện ngay trong từng tộc người, nhất là những tộc
người có nhiều nhóm địa phương. Đối với những tộc người có nhiều nhóm địa
phương như: Thái, Dao, Mơng, Lơ Lơ, Banar... đều có những sắc thái văn hoá đa
dạng và phong phú. Với các nhóm địa phương của các tộc người trên tính đa dạng
được biểu hiện qua các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể...
Tính đa dạng cịn biểu hiện ở sắc thái văn hóa tộc người trong chính từng
vùng văn hóa trên. Cùng một mơi trường tự nhiên, điều kiện địa lý... trong cùng
khu vực nhưng bản thân trong mỗi vùng văn hóa trên (Tây Bắc, Đơng Bắc, Nam
bộ...) các tộc người có những thích ứng và sáng tạo văn hóa khác nhau về nhà cửa,
trang phục, lễ hội, hơn nhân, tang ma...
- Văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta được hình thành và phát triển từ một
nền văn hóa dân gian
Các kết quả nghiên cứu khoa học về lịch sử, khảo cổ học, dân tộc học,

folklore, nhân chủng học, địa chất học, địa danh học...đã cung cấp nhiều bằng
chứng cụ thể về một quốc gia Việt Nam có lịch sử hàng ngàn năm, một cái nơi của


7

nhân loại về mặt sinh học và về mặt trồng trọt. Khơng nhiều quốc gia trên thế giới
có các nền văn hóa khảo cổ học phát triển liên tục từ đồ đá-đồng-sắt... Các nền văn
hóa của các khối cộng đồng người từ quốc gia Văn Lang, Âu Lạc đến quốc gia Đại
Việt... và Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hôm nay cho thấy sự phát
triển liền mạch về chính trị - xã hội và văn hóa của một quốc gia với đặc điểm khác
các nước phương Tây trong thời kỳ hình thành chủ nghĩa tư bản mà mang đặc điểm
riêng của một quốc gia châu Á: một quốc gia sớm ra đời do nhu cầu trị thuỷ với
nền văn minh lúa nước và nhu cầu chống ngoại xâm.
Chủ nhân của các nền văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gị Mun, đặc biệt
là Đơng Sơn; của nền văn hóa Bắc sơn, Hịa Bình, Sa Huỳnh, Ĩc Eo, Phù Nam,
Chân Lạp... là tổ tiên của cộng đồng 54 dân tộc ở nước ta. Trong các làng xã,
mường bản, phum sóc, plây... của các dân tộc nước ta qua nhiều thế kỷ đã tồn tại
một giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của cư dân nông nghiệp trồng trọt, của
một thiết chế xã hội công xã nông thôn... với một hệ thống các triết lý và quan
niệm với nhiều hình thức sinh hoạt gắn với chu kỳ đời người, chu kỳ trồng trọt,
chu kỳ thời tiết... Đó là những giá trị văn hóa dân gian.
Văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số và đa số là mạch nguồn chảy suốt quá
trình hình thành và phát triển của dân tộc và quốc gia, từ thời đại Hùng Vương, qua
các triều đại quốc gia phong kiến độc lập... đến thời đại Hồ Chí Minh. Các giá trị
văn hóa dân gian là “nguyên liệu” chính cùng với các giá trị văn hóa bác học... đã
tạo nên bản sắc văn hóa của các dân tộc và của quốc gia.
- Văn hoá các dân tộc thiểu số ở nước ta là sự phản ánh q trình tiếp xúc và
thích ứng văn hoá trong lịch sử và hiện tại; trong phạm vi quốc gia và quốc tế
Các dân tộc ở nước ta có một q trình lịch sử lâu dài cùng chung sống sáng

tạo và tụ hội nhiều giá trị văn hoá với những bản sắc mang tính tộc người, tính văn
hố vùng, tính văn hố của nhóm ngơn ngữ... Đó là diễn trình văn hố được thể
hiện, vận động và định hình trong một thời gian dài của văn hố tộc người với
nhiều thăng trầm để định hình một diện mạo văn hoá Việt Nam với sắc thái văn
hoá đa dạng của 54 tộc người, trong tính thống nhất của văn hố quốc gia. Đó là
q trình giao thoa và tiếp biến văn hố phản ánh những q trình lịch sử với
những thơng số chung mang tính khu vực, tộc người; phản ánh sức sống mãnh liệt


8

với những yếu tố nội sinh được thử thách, tôi luyện... và khơng bị đồng hố trước
nhiều âm mưu của các thế lực xâm lược ngoại bang.
Q trình đó đồng thời cũng là quá trình diễn ra sự tiếp xúc và giao thoa văn
hoá giữa các dân tộc trong một khu vực lịch sử - dân tộc học như Việt Bắc, Tây
Bắc, miền Trung - Tây Nguyên, duyên hải, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Bắc
Bộ... Các dân tộc anh em cùng chung sống trong một môi trường, khu vực thiên
nhiên với hình thái cư trú láng giềng và các đặc điểm lịch sử khác đã có sự tiếp
xúc, ảnh hưởng qua lại về các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể trong một tiến
trình lịch sử lâu dài. Đó là mối quan hệ văn hố sâu sắc nhiều chiều giữa văn hoá
Kinh với văn hoá Tày - Thái, Nam Đảo, Môn - Khmer...; là mối quan hệ giữa văn
hoá Thái với văn hoá các cư dân Môn - Khmer ở Tây Bắc và bắc Trung bộ; giữa
văn hoá Chăm với văn hoá một số tộc người ngữ hệ Nam Đảo và Môn - Khmer ở
Trường Sơn - Tây Nguyên...
Mặt khác, nhiều dân tộc thiểu số không chỉ cư trú trong nước mà còn cư trú ở
các nước láng giềng. Mối quan hệ văn hoá giữa các dân tộc Mông, Dao, Thái,
Khmer... sinh sống ở Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á và Trung
Quốc... đã cho thấy mối quan hệ lịch sử văn hoá lâu đời của văn hoá các dân tộc
thiểu số nước ta trong phạm vi quốc gia và quốc tế trên nhiều phương diện.
b) Thực trạng văn hóa vùng dân tộc thiểu số

Trong thời gian qua, cơng tác văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)
đã đạt được những kết quả quan trọng như sau:
- Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số được bảo tồn, kế
thừa và phát huy trong thực tiễn đời sống của đồng bào các dân tộc.
Các cấp, các ngành đã triển khai hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống bằng nhiều hình thức. Ở khu vực miền núi phía Bắc, các tỉnh
Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Nghệ An...
tiến hành kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó, tỉnh Tuyên Quang tiến hành
kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của 16/26 dân tộc trên địa bàn tỉnh với 425 di
sản phi vật thể; Tỉnh Lào Cai đã sưu tầm được 178 hiện vật dân tộc học; các tỉnh
hàng năm đều tổ chức các lễ hội truyền thống đặc sắc của các DTTS trên địa bàn…


9

Ở khu vực phía nam và Tây Nguyên: đã sưu tầm và chỉnh lý khối lượng sử thi
đồ sộ. Trong đó, tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện được một số khối lượng sử thi lớn nhất
nước ta, bao gồm 300 danh mục sử thi của dân tộc Mnông, Ê Đê, đã sưu tầm được
70 sử thi, dịch thành văn bản (song ngữ Việt-Ê Đê và Mnơng-Việt), 40 sử thi
(trong đó có 7 sử thi Ê Đê, 33 sử thi Mnơng)4.
Nhiều giá trị, di sản văn hóa các DTTS được nghiên cứu, tơn vinh là di sản
văn hóa Quốc gia và của Nhân loại. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vùng
DTTS được bảo tồn, tôn tạo; một số phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc
thiểu số được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng; hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo
và sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân được quan tâm. Công tác quản lý nhà
nước về văn hóa được tăng cường, thể chế văn hóa từng bước được hồn thiện; đội
ngũ làm cơng tác văn hóa, văn nghệ ngày càng trưởng thành;
- Các hoạt động văn hóa dân tộc có quy mơ lớn (ngày hội văn hóa và thể thao
các dân tộc, liên hoan cồng chiêng, liên hoan ca múa nhạc dân gian, triển lãm trang
phục các dân tộc...) được tổ chức hàng năm.

Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đơng Bắc, Tây Bắc, Ngày hội văn hóa
dân tộc Mơng, dân tộc Chăm, dân tộc Khmer…được tổ chức hằng năm đã tạo điều
kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số được giao lưu, học hỏi, thắt chặt tình đồn
kết các dân tộc, đồng thời làm cho nhiều giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của
các dân tộc tiếp tục được khơi dậy, bảo tồn và phát huy trong đời sống cộng đồng.
Nhiều địa phương đã phục dựng các lễ hội, các nghề thủ công truyền thống và ẩm
thực dân tộc lồng ghép với các hoạt động du lịch, đã góp phần phát triển kinh tế tại
4. Ngoài ra, ngành văn hóa Đắk Lắk cịn sưu tầm được trên 1.000 trang truyện cổ Ê Đê,
3.000 trang truyện cổ Mnông, 1.000 trang lời nói vần Mnơng, 1 bộ luật tục Ê Đê- Mnơng. Cịn ở
Gia Lai và Kon Tum đã sưu tầm và xuất bản 10 bộ sử thi Ba Na gồm 5.511 trang. Trong kho tàng
sử thi đồ sộ của các tộc người Tây Nguyên, có 4 di sản sử thi đã được cơng nhận là di sản văn
hóa phi vật thể quốc gia. Đó là: khan (sử thi) của người Ê Đê (Đắk Lắk), Ot Ndrong (sử thi) của
người Mnông (huyện Tuy Đức, huyện Đắk Song, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông), Hơmon (sử
thi) của người Ba Na (huyện Đăk Đoa, huyện Đắk Pơ, huyện Kbang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia
Lai); Hơmon (sử thi) của người Ba Na-Rơ Ngao (tỉnh Kon Tum)…Hiện nay, Bộ Văn hóa-Thể
thao và Du lịch đang chuẩn bị hồ sơ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp
Quốc (UNESCO) cơng nhận sử thi Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thế giới...


10

các địa phương và góp phần quảng bá rộng rãi văn hóa các DTTS cả trong nước và
quốc tế.
Bên cạnh những thành tựu, văn hóa vùng DTTS vẫn cịn có những tồn tại, hạn
chế sau:
- Nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các DTTS đã, đang bị mai
một nhanh chóng (ngơn ngữ, tín ngưỡng, trang phục, ẩm thực, kiến trúc, lễ hội,
hôn nhân, tang ma…). Các giá trị văn hóa mới xâm nhập thiếu định hướng, nhiều
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp chưa được giữ gìn và chưa thật sự tiếp thu có
chọn lọc tinh hoa văn hóa từ bên ngồi.

- Nhận thức của các ngành, các cấp về văn hóa DTTS cịn hạn chế; mặt trái
của cơ chế thị trường vẫn còn tác động đến quan điểm, thái độ, cũng như việc thực
hiện chính sách đầu tư bảo tồn, phát triển văn hóa.
- Bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số rất ít người (dưới 5.000 người và
dưới 10.000 người) bị mai một, biến đổi theo hướng tiêu cực. Nhiều chính sách
bảo tồn văn hóa các DTTS được thực hiện thơng qua những dự án, đề án và
chương trình mục tiêu quốc gia còn chưa thể hiện rõ vai trò và tầm quan trọng của
văn hóa, chính sách văn hóa trong mối quan hệ đối với các nội dung cũng như biện
pháp phát triển kinh tế- xã hội ở vùng các DTTS.
- Sự chênh lệch về hưởng thụ văn hoá cịn lớn: Ở nhiều vùng nơng thơn, nhất
là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các DTTS, vùng căn cứ cách mạng, kháng
chiến trước đây, vùng biên giới, hải đảo, hoạt động văn hố cịn nghèo nàn, sự
chênh lệch về hưởng thụ văn hố so với thành thị cịn lớn. Đầu tư của Nhà nước
cho bảo tồn, phát triển văn hố các DTTS cịn thấp và manh mún.
- Việc huy động các nguồn vốn khác đầu tư cho văn hoá rất hạn chế do chính
sách khuyến khích chưa cụ thể và thiết thực.Vai trò của chủ thể, của người dân, của
cộng đồng chưa được phát huy và đặt đúng vị trí trong việc lập kế hoạch, xây dựng
triển khai, tổ chức quản lý, giám sát các dự án từ cơ sở về văn hoá, ảnh hưởng tới
chất lượng việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của các DTTS.


11

- Đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hố vùng đồng bào DTTS còn thiếu, yếu,
nhất là đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực. Người có uy tín và các nghệ nhân người
dân tộc thiểu số ngày càng ít dần và chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
- Chưa có những biện pháp hữu hiệu trong việc dạy và học chữ, học tiếng dân
tộc đối với học sinh các DTTS. Di sản văn hoá các DTTS Việt Nam đang đứng
trước nhiều thách thức, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển.
- Nhiều di sản văn hóa truyền thống của các DTTS chưa được nghiên cứu,

đánh giá một cách khoa học. Nghệ thuật diễn xướng Then của các dân tộc Tày,
Nùng, Thái; kho sách cổ của dân tộc Dao…,hàng nghìn làng, bản, bn truyền
thống với các giá trị văn hóa tiêu biểu của các dân tộc (kiến trúc, trang phục dân
tộc, nghề truyền thống và các món ăn truyền thống, các làn điệu dân ca, dân vũ, lễ
hội…) đang đứng trước nguy cơ biến mất theo xu hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá
hoặc do tác động mặt trái của cơ chế thị trường.
c) Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với văn hóa các dân tộc thiểu số
- Bối cảnh trong nước và quốc tế: Hiện nay xu thế toàn cầu hóa và nền kinh tế
thị trường đang diễn ra mạnh mẽ và tác động đến tất cả các lĩnh vực, trong đó có
văn hóa. Tồn cầu hóa sẽ giúp tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài, truyền bá,
giao lưu và quảng bá các giá trị văn hóa tạo mơi trường thuận lợi hơn cho sự phát
triển văn hóa. Tồn cầu hóa sẽ tạo ra nhiều cơ hội hợp tác văn hóa. Đây là cơ hội
để chúng ta trao đổi kinh nghiệm, tìm ra được hướng đi chung, làm phong phú
thêm nền văn hóa của chính mình. Nhưng từ góc độ văn hóa, có thể thấy q trình
hội nhập cũng sẽ làm cho văn hóa nước ta đang đứng trước những nguy cơ, thách
thức khơng nhỏ.
- Dự báo: Có thể xảy ra những khả năng trong xu thế vận động và phát triển
của văn hóa Việt Nam trong thời gian tới, như sau:
Thứ nhất, nếu văn hóa được quan tâm thật sự và đầy đủ, có định hướng rõ
ràng, được thể chế hóa bằng luật và các văn bản dưới luật, các chế độ chính sách
phù hợp, với bộ máy quản lý có hiệu quả, thì văn hóa nước ta sẽ có bước phát triển
mới, tác động tích cực đến đời sống xã hội, thật sự đóng vai trị nền tảng và động
lực của xã hội và trên nền truyền thống, văn hóa được hiện đại hóa.


12

Thứ hai, sự du nhập ồ ạt, thiếu chọn lọc văn hóa ngoại lai sẽ là cơ hội tốt cho
nhiều loại văn hóa đồi trụy, phản động, phi nhân tính tràn vào. Dần dần, ý thức về
chủ quyền dân tộc bị xói mịn, lu mờ. Thay vào đó là lối sống hướng ngoại, xem

nhẹ các giá trị truyền thống, xem nhẹ văn hóa dân tộc.
Thứ ba, đó là sự kết hợp giữa khả năng thứ nhất và khả năng thứ hai, tạo ra sự
pha trộn văn hóa. Trong điều kiện đó, văn hóa sẽ phát triển theo nhiều chiều. Mặt
tích cực được phát huy nhờ những chủ trương, chính sách đúng đắn và những
người hoạt động văn hóa chân chính. Mặt tiêu cực cũng phát triển vì sự bng lỏng
quản lý. Thực tế nhiều năm qua cho thấy đây là khả năng dễ xảy ra nhất.
- Những vấn đề đặt ra trong cơng tác văn hóa vùng dân tộc thiểu số:
Việc điều tra, nắm bắt thực trạng về văn hóa các dân tộc thiểu số và vùng
miền chưa thường xuyên, chưa kịp thời đầy đủ, chưa xây dựng được bản đồ qui
hoạch, kế hoạch bảo tồn, phát huy, phát triển văn hóa các dân tộc và vùng miền sát
thực cho từng giai đoạn…Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động văn hố ở vùng
dân tộc thiểu số cịn q nghèo nàn, lạc hậu.
Chưa thể chế hóa kịp thời những chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước
trong cơng tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số,
đặc biệt là những dân tộc có số dân rất ít hoặc ở những vùng đặc biệt khó khăn
đang có nguy cơ cao bị đồng hóa, mất bản sắc…
Nhiều di sản văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số chưa được nghiên cứu,
lập hồ sơ để tôn vinh công nhận là di sản cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia; đa số nghệ
nhân của các dân tộc thiểu số chưa được quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện để phát huy
trong việc bảo tồn những di sản văn hóa của dân tộc.
Việc phục dựng một số sinh hoạt văn hóa truyền thống (lễ hội…) của các dân
tộc thiểu số ở nhiều địa phương theo kiểu “sân khấu hóa” tuy có tạo ra được khơng
khí và dư luận trong quần chúng về việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa nhưng lại
dễ làm biến dạng, méo mó phần nào giá trị của văn hóa truyền thống…
Việc giới thiệu, quảng bá văn hóa các dân tộc thiểu số theo nhiều mơ hình,
cấp độ tuy có lúc có nơi được chú ý, nhưng chưa được thường xuyên. Nhiều giá trị


13


văn hóa truyền thống chưa được giới thiệu quảng bá nên việc phát huy tác dụng xã
hội cịn hạn chế…
Cơng tác sử dụng, phát huy và xây dựng đội ngũ cán bộ làm văn hóa ở vùng
dân tộc thiểu số, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số tuy được chú ý, nhưng chưa
đáp ứng nhu cầu của phong trào, chưa theo qui hoạch lâu dài và ổn định. Đội ngũ
cán bộ làm cơng tác văn hóa ở cơ sở đa số chưa được quy hoạch, đào tạo chuyên
môn nghiệp vụ nên trình độ cịn hạn chế, hiệu quả công tác chưa cao.
Hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở vùng dân tộc thiểu số có nhiều cố
gắng, mức hưởng thụ của đồng bào về văn hóa được cải thiện nhưng còn nhiều hạn
chế về mặt bằng hưởng thụ văn hóa; một số thiết chế văn hóa truyền thống chưa
được nghiên cứu để bảo tồn, phát huy.
Một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ các quan điểm, nhiệm vụ
và giải pháp đề ra, có lúc, có nơi chưa thống nhất, đồng bộ nên nhiều phong trào
thiếu tính thiết thực, chưa thật sự thấm sâu vào các lĩnh vực đời sống xã hội.
Một số tập tục lạc hậu có xu hướng phát triển. Bản sắc văn hóa của các dân
tộc thiểu số chưa được phát huy đúng mức, mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào
còn thấp. Nguồn lực đầu tư để bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc
thiểu số mỏng, mang tính bình qn, dàn trải, phân tán, nhỏ giọt, thiếu kịp thời,
không tập trung, không đồng bộ. Một số chủ trương, kế hoạch, dự án đã xây dựng
và phê duyệt không được thực hiện hoặc chậm tiến độ, hiệu quả khơng cao.
Cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở vùng dân
tộc thiểu số, xây dựng làng, bản, bn, phum, sóc, thơn, gia đình văn hóa cịn gặp
nhiều khó khăn, chất lượng chưa cao.
3. Cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số
a) Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa,
quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số
* Quan điểm của Đảng về văn hóa, quản lý văn hóa
Từ ngày thành lập Đảng cho đến nay, quan điểm của Đảng về vai trị, vị trí
của văn hố cơ bản nhất quán:



14

- Đề cương văn hoá năm 1943 của Đảng là văn kiện đầu tiên khẳng định vị trí,
vai trị quan trọng của văn hoá trong sự nghiệp cách mạng với những vấn đề then
chốt như: Muốn làm cách mạng Xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải làm cách mạng
văn hoá; Sự nghiệp văn hố là của tồn dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng...
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII
(1998) đã đưa ra 5 quan điểm về văn hóa như sau:
(1) “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
(2). Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.
(3) Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam.
(4) Xây dựng và phát triển văn hố là sự nghiệp của tồn dân do Đảng lãnh
đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trị quan trọng.
(5) Văn hố là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp
cách mạng lâu dài, địi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.”
Tinh thần cơ bản của Nghị quyết TW5 khoá VIII tiếp tục được khẳng định
trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng: “Tiếp tục phát triển
sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho
văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”.
Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI, khẳng định 5 quan điểm:
(1) Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển
bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã
hội.
(2) Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống
nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc,

nhân văn, dân chủ và khoa học.


15

(3) Phát triển văn hóa vì sự hồn thiện nhân cách con người và xây dựng con
người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây
dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước,
nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đồn kết, cần cù, sáng tạo.
(4) Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia
đình, cợng đờng. Phát triển hài hịa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến
yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.
(5) Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của tồn dân do Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trị
quan trọng.
Về Quản lý văn hóa: Trong Nghị quyết số 33 NQ/TW Hội nghị BCH Trung
ương 9, khóa XI (2014) ) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Đảng ta đã đưa ra các giải pháp về
“Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa”, trong đó, tập trung
vào các vấn đề sau:
(1). Tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn
hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ
của công nghệ thông tin và truyền thông.
(2). Đẩy nhanh việc thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của
Đảng về văn hóa.
(3). Hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về
văn hóa, về quyền tác giả và các quyền liên quan, phù hợp với chuẩn mực quốc tế
và thực tiễn Việt Nam.
(4). Điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với tính đặc thù của
văn hóa, nghệ thuật. Bổ sung chính sách kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh

tế, xử lý hài hịa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; có chính
sách văn hóa đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
(5).Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động của
các đơn vị sự nghiệp văn hóa, các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực văn hóa theo


16

hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Thúc đẩy cổ phần
hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực văn hóa.
(6).Tăng cường cơng tác thanh tra văn hóa, gắn với trách nhiệm cá nhân và tổ
chức khi để xảy ra sai phạm.
(7). Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức xã hội, cộng
đồng dân cư và công dân đối với việc tổ chức và quản lý hoạt động văn hóa.
(8). Chủ động đấu tranh phịng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng,
đạo đức, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trên lĩnh vực văn hóa.
(9).Ngăn chặn có hiệu quả tình trạng một bộ phận báo chí, xuất bản, văn hóa,
văn nghệ hoạt động khơng đúng tơn chỉ, mục đích; sản phẩm văn hóa lệch lạc; thị
hiếu tầm thường.
Các quan điểm trên đây là những định hướng cơ bản, quan trọng cho hoạt
động quản lý nhà nước về văn hóa vùng dân tộc thiểu số.
* Chính sách của Nhà nước về văn hóa và quản lý văn hóa vùng DTTS
- Chính sách chung về văn hóa, quản lý văn hóa : Xây dựng ban hành và
hồn thiện các văn bản pháp quy quản lý Nhà nước về văn hóa: Luật Sở hữu trí
tuệ, Luật Di sản văn hoá, Luật Xuất bản, Luật Điện ảnh, Luật Thư viện, Luật
Quảng cáo…
- Chính sách đặc thù về văn hóa, quản lý văn hóa đối với từng vùng, từng dân
tộc
+ Nhà nước ta đã xây dựng, ban hành các Chương trình mục tiêu quốc gia
trực tiếp và liên quan về phát triển văn hóa vùng DTTS: Chương trình mục tiêu

bảo tồn và tơn tạo di tích danh thắng; Chương trình mục tiêu chấn hưng điện ảnh;
Chương trình mục tiêu xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở; Cuộc vận động “Tồn
dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố”; Một số chương trình liên quan: Chương
trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo; Chương trình Bảo tồn và phát huy văn hóa
các DTTS…
+ Xây dựng Bảo tàng văn hóa các dân tộc, tổ chức ngày hội văn hóa các dân
tộc (vùng miền và dân tộc cụ thể); Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.


17

+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác văn hóa vùng dân tộc thiểu số:
Thơng tư liên tịch số 02/2014/TTLT- BNV-UBDT ngày 11/9/2014 của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành chính sách cán bộ, công chức, viên chức người DTTS; Quyết định số
771/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Đề án "Bồi dưỡng kiến thức
dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025".
b) Nội dung của cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số
- Xây dựng hệ thống pháp luật, quản lý sử dụng hệ thống pháp luật: Đó là các
hoạt động tham gia xây dựng các văn bản thuộc Công ước và luật quốc tế; Luật
cho các lĩnh vực
- Ban hành và thực thi hệ thống chính sách:Chính sách trong lĩnh vực sáng
tạo văn hóa; Chính sách trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa; Chính sách
phát triển văn hóa cơ sở; Chính sách giao lưu văn hóa quốc tế; Chính sách sản xuất
và phân phối các sản phẩm văn hóa; Chính sách đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ văn
nghệ sỹ, trí thức; Bảo đảm ngân sách, điều kiện pháp lý cho phát triển văn hóa.
- Đầu tư và quản lý tài chính: Phân bổ ngân sách: Giáo dục; Khoa học, Văn
hóa nghệ thuật.
Lĩnh vực ưu tiên: Hoạt động nghệ thuật; Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, bảo
tàng; Thư viện, xuất bản.

Nguồn ngân sách: Ngân sách Nhà nước; của các tổ chức phi Chính phủ; của
dân.
Cơ chế quản lý: Theo phân cấp quản lý, từ Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch tới
Sở Văn hóa, thể thao và du lịch.
c) Thực trạng cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu sốNhững kết quả đạt được trong công tác quản lý văn hóa dân tộc thiểu số:
+ Việc xây dựng thể chế, chính sách văn hóa ngày càng được kiện tồn theo
hướng thiết thực, hiệu quả: Ngành văn hóa và các ngành liên quan đã tập trung xây
dựng, ban hành và trình các cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật tương đối đồng bộ, có giá trị pháp lý cao trên lĩnh vực văn hóa, tạo


18

điều kiện để cơng tác quản lý văn hóa ngày càng thuận lợi. Một số luật đã được sửa
đổi, bổ sung và ban hành, đáp ứng tình hình thực tiễn như: Luật Di sản vǎn hóa,
Luật Điện ảnh, Luật Thể dục - Thể thao, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Du lịch, Luật
Bình đẳng giới, Luật Phịng - chống bạo lực gia đình, Luật Quảng cáo, Pháp lệnh
Thư viện...
Bên cạnh đó, hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng được xây
dựng và hồn thiện, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý văn hóa. Nghị
định số 05/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Cơng tác dân tộc;
Quyết định Số 1270/QĐ-TTg ngày 27 tháng 07 năm 2011 của Thủ tưởng Chính
phủ về phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số đến năm
2020; Quyết định số 209/QĐ- BVHTTDL ngày 23 tháng 2 năm 2019 về việc phê
duyệt Đề án "Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay"... Qua đó, đã tạo điều kiện cho sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế trong kinh doanh và hoạt động văn hóa, khuyến khích sự
mở cửa, giải phóng các nguồn lực, huy động được sự tham gia của toàn xã hội
chung tay xây dựng và phát triển văn hóa.
+ Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa ngày

càng được kiện tồn và củng cố.Cơng tác “chuẩn hóa” cán bộ bước đầu phát huy
tác dụng. Đội ngũ cán bộ quản lý ngành văn hóa cơ bản đáp ứng được u cầu về
phẩm chất chính trị, chun mơn, nghiệp vụ...
+ Các thiết chế văn hóa vùng dân tộc thiểu số từng bước được hoàn chỉnh và
ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động: Nhiều nhà truyền thống các dân tộc, nhà
văn hố, khu di tích lịch sử - văn hoá, bảo tàng, thư viện, nhà triển lãm, cửa hàng
sách, báo, khu vui chơi giải trí... được xây dựng và có những đổi mới về phương
thức hoạt động. Một số cơng trình có quy mơ, kiến trúc độc đáo đậm bản sắc từng
vùng miền, từng dân tộc, chất lượng phục vụ tốt đã đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn
hóa ngày càng cao và đa dạng của người dân.
+ Công tác quản lý, quảng bá văn hóa truyền thống, di sản văn hóa vùng
DTTS... được quan tâm và từng bước được hoàn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt
động: Hàng năm, các địa phương đều tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống,


19

ngày hội văn hóa các dân tộc ... nhằm giới thiệu, quảng bá thế mạnh về văn hóa
của từng địa phương.
+ Nhiều giá trị văn hóa tộc người được bảo tồn và phát huy trong thực tiễn
vùng DTTS: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vùng DTTS được bảo tồn, tôn
tạo; một số phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số được nghiên cứu,
sưu tầm và phục dựng; hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo và sinh hoạt văn hóa tâm
linh của nhân dân được quan tâm. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng
cường, thể chế văn hóa từng bước được hồn thiện; đội ngũ làm cơng tác văn hóa,
văn nghệ có bước trưởng thành.
Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa vùng DTTS đã có chuyển biến tích
cực, đạt kết quả quan trọng. Nhận thức về văn hóa của các cấp, các ngành và toàn
dân được nâng lên. Đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc ngày càng phong
phú, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn

mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật
ngày càng phong phú, đa dạng. Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa đạt được
những kết quả cụ thể, thiết thực; truyền thống văn hóa gia đình, dịng họ, cộng
đồng được phát huy...
+ Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa được thực hiện thường
xuyên, liên tục, bảo đảm sự vận hành của các hoạt động văn hóa: Nhiều vụ việc
gây bức xúc trong dư luận đã được kiểm tra, thanh tra, xử lý kịp thời. Nhờ hoạt
động kiểm tra,thanh tra ngày càng đi vào quy củ nên cơng tác QLVH đã có những
chuyển biến tốt.
- Những tồn tại, hạn chế trongcông tác quản lý văn hóa vùng dân tộc thiểu số
+ Tổ chức, bộ máy nhân sự còn nhiều hạn chế, bất cập; đội ngũ cán bộ văn
hóa, nhất là văn hóa ở cơ sở cịn thiếu số lượng, chất lượng, trình độ chun mơn
chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Hiện nay, mỗi xã chỉ có
một cán bộ phụ trách văn hóa, nên cùng lúc phải kiêm nhiệm nhiều cơng việc như
tun truyền, phát thanh, trang trí,... dẫn đến hiệu quả công tác không cao. Công
tác bồi dưỡng, tập huấn cán bộ chưa được chú trọng nên chưa đáp ứng yêu cầu và


20

địi hỏi của cơng tác quản lý xây dựng đời sống văn hóa, quản lý dịch vụ văn hóa
hiện nay.
Cán bộ quản lý văn hóa, đặc biệt là cán bộ từ cấp huyện đến cơ sở chưa được
đào tạo đúng ngành, trình độ chun mơn chưa đáp ứng được u cầu nhiệm vụ
được giao. Năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc định hướng, giám
sát, đôn đốc, kiểm tra đối với các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa trong việc
thể chế hóa các quan điểm của Đảng, trong việc thực thi các chính sách về văn hóa
và việc tăng cường hiệu lực nhà nước thơng qua các xử phạt vi phạm hành chính.
Việc ban hành những chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển văn hóa; việc
triển khai các văn bản quản lý còn chậm đối với sự phát triển hiện nay.

+ Hệ thống chính sách về văn hóa cịn nhiều bất cập, hiệu quả thấp: Các chính
sách văn hóa dân tộc thiểu số vừa ít về số lượng, vừa khơng phù hợp và thiếu tính
khả thi. Một số văn bản pháp luật về văn hóa chưa đáp ứng sự phát triển của thực
tiễn, việc tổ chức thực hiện còn chậm, một số văn bản chưa thực sự đi vào cuộc
sống. Một số lĩnh vực còn xảy ra chồng chéo giữa các Bộ, ngành trong quản lý
(chẳng hạn vấn đề bản quyền xuất bản giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với
Bộ Thông tin và truyền thông). Việc xây dựng các cơ sở văn hóa khơng hợp với
phong tục tập qn truyền thống của người DTTS đã gây ra lãng phí lớn về ngân
sách.
+ Công tác kiểm tra, giám sát, thẩm định, kiểm duyệt hoạt động bảo tồn văn
hóa truyền thống cịn thiếu chặt chẽ: Cơng tác kiểm tra ở một số địa phương chưa
được duy trì thực hiện thường xuyên, việc kiểm tra vẫn chủ yếu tập trung vào các
dịp cao điểm trong năm; sự phối kết hợp giữa các ngành, các đơn vị chưa tốt, dẫn
đến chồng chéo trong kiểm tra giữa các đoàn; chưa xử lý nghiêm đối với những
trường hợp vi phạm.
+ Hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóa ở một số địa phương và
lĩnh vực cụ thể chưa cao: Sự tách bạch giữa quản lý Nhà nước với hoạt động sự
nghiệp chưa rõ, vẫn còn sự trùng chéo, nhầm lẫn giữa chức năng quản lý Nhà nước
với chức năng triển khai các hoạt động mang tính sự nghiệp. Có lúc, có nơi cịn có
biểu hiện bng lỏng quản lý, nhất là trong các lĩnh vực như: di sản văn hóa, tổ
chức lễ hội, bản quyền tác giả... Đặc biệt, tại các vùng DTTS, các cơ quan quản lý


21

còn lúng túng trong xử lý các hiện tượng văn hóa mới, như: văn hóa trên Internet,
văn hóa mạng, văn hóa giới trẻ, văn hóa các nhóm thiểu số trong xã hội, các loại
hình nghệ thuật đương đại...
+ Hiện tượng xuống cấp của đạo đức xã hội và biến đổi tiêu cực văn hóa tộc
người ở vùng dân tộc thiểu số đang diễn ra mạnh: Đời sống văn hóa tinh thần ở

nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu; khoảng cách hưởng thụ văn hóa ở vùng sâu,
vùng xa với đơ thị và trong các tầng lớp nhân dân chậm được rút ngắn. Mơi trường
văn hóa cịn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ
tục; tệ nạn xã hội, tội phạm có chiều hướng gia tăng. Nhiều giá trị văn hóa truyền
thống bị biến đổi theo hướng tiêu cực. Một số lễ hội đã bị biến tướng; trang phục
dân tộc, các sản phẩm thủ công, kiến trúc nhà ở của một số dân tộc đã biến đổi
theo hướng hiện đại.
+ Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa chưa phát huy hiệu quả cao.
Nhiều cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tổ chức văn hóa vẫn trơng chờ, ỷ lại vào
Nhà nước, chưa phát huy tốt tính tích cực, chủ động, sáng tạo.
+ Việc tổ chức một số phong trào văn hóa cịn mang tính hình thức, bề nổi.
Nội dung phong trào cịn nghèo nàn, hiệu quả xã hội chưa cao. Công tác quản lý tổ
chức các lễ kỷ niệm, sự kiện, festival... còn chưa sát sao, để xảy ra tình trạng lãng
phí, phơ trương, hình thức. Hệ thống các thiết chế văn hóa vùng nông thôn (nhất là
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS) còn thiếu; khoảng cách chênh lệch trong
hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền, các bộ phận dân cư cịn cao. Việc kiểm
sốt xu thế thương mại hóa văn hóa thái quá trong kinh doanh sản phẩm, dịch vụ
văn hóa và sự phục hồi, bùng phát hiện tượng mê tín dị đoan, các hủ tục cịn chưa
hiệu quả...
Sử dụng ngân sách chưa hiệu quả, phát triển văn hóa chưa đồng bộ với phát
triển kinh tế dẫn đến nhiều hệ lụy về phát triển xã hội, đồng thời làm cho phát triển
kinh tế thiếu bền vững.
- Nguyên nhân của kết quả và những hạn chế
+ Nguyên nhân của những kết quả đạt được: Nhận thức của Đảng ta về văn
hóa, xã hội và con người trong thời gian qua được nâng cao. Văn hóa, xã hội và


22

con người ngày càng được nhìn nhận trong mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ

tầng với thượng tầng kiến trúc, giữa con người với hoàn cảnh sống và các điều
kiện xã hội -lịch sử.
Sự quản lý, điều hành của Nhà nước đối với hoạt động văn hóa ngày càng sát
thực và hiệu quả hơn. Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, đặc biệt là
cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý văn hóa. Sự đồng thuận của đồng bào các
dân tộc trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống.
+ Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại:
Nguyên nhân khách quan: Văn hóa dân tộc đang bị chi phối bởi mặt trái của
kinh tế thị trường, với những tác động tiêu cực của tồn cầu hóa.
Ngun nhân chủ quan: Cấp ủy, chính quyền một số địa phương cũng như
người dân chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trị của văn hóa trong phát
triển kinh tế - xã hội. Đổi mới nhận thức về quản lý Nhà nước bất cập so với phát
triển văn hóa. Quản lý Nhà nước khơng theo kịp sự phát triển, thêm vào đó tồn tại
cách hiểu sai “quản lý đến đâu, phát triển đến đó” dẫn đến nhận thức lệch lạc, quy
quản lý Nhà nước vào một việc cho và không cho (sinh ra tệ xin - cho với bao hệ
lụy đi kèm), dẫn đến cách quản lý hạn chế sự phát triển “không quản lý được thì
cấm”. Cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa chậm được đổi mới, có lúc, có nơi bị
xem nhẹ, thậm chí bng lỏng; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm. Năng lực quản lý
nhà nước về văn hóa cịn yếu, hệ quả là nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị biến
đổi, mai một và khơng phát huy được trong thực tiễn.
Chưa thực sự quan tâm đến đội ngũ cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý
văn hóa.
Các cơ quan quản lý chưa quan tâm đến việc phát huy vai trị của cộng đồng
trong cơng tác phối hợp quản lý bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.
Công tác kiểm tra, giám sát chưa được nhận thức và triển khai hiệu quả.
Hệ thống luật pháp liên quan đến văn hóa chưa đồng bộ, cịn nhiều khoảng
trống hoặc trùng chéo.


23


Nguồn ngân sách dành cho hoạt động quản lý chưa đáp ứng yêu cầu của thực
tiễn.
d) Những vấn đề đặt ra đối với cơng tác quản lý văn hóa vùng dân tộc thiểu
số
- Cơng tác bảo tồn văn hóa vùng dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế.
Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đầu tư và tổ chức nhiều hoạt động bảo
tồn văn hóa, tuy nhiên cơng tác bảo tồn văn hóa lại đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần
giải quyết.Tình trạng mai một, biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống đã và đang
diễn ra phổ biến ở các dân tộc thiểu số.
(1) Ngôn ngữ truyền thống - linh hồn của văn hóa dân tộc, cũng là phương
tiện để chuyển tải, trao truyền nghệ thuật, phong tục tập quán của các dân tộc đang
dần bị mai một5.
(2) Âm nhạc, vũ đạo, trang phục vốn được coi là bản sắc của đồng bào DTTS
cũng đứng trước nguy cơ thất truyền. Đàn tính tẩu của người Tày, Thái; tơ rưng,
cồng chiêng của các DTTS ở Tây Ngun; khèn của người Mơng…là những nhạc
cụ điển hình của từng dân tộc, nhưng hiện nay cịn rất ít dân tộc lưu giữ được.
Những điệu múa sạp, múa chiêng của đồng bào Mường, Thái; múa trống, múa xúc
tép của dân tộc Cao Lan; múa chèo thuyền, múa hoa sen của đồng bào Khmer Nam
Bộ… đều là những di sản văn hóa tinh thần đặc biệt của các dân tộc, nhưng những
loại hình nghệ thuật này đều đang dần ít xuất hiện.

5. Kết quả điều tra của Viện Ngôn ngữ cho thấy chỉ 27,7% số người của dân tộc Ơ Đu nói
được ngơn ngữ Ơ Đu. Thực trạng mai một ngơn ngữ mẹ đẻ cũng đáng lo ngại ở các nhóm DTTS
như Cơ Lao (45,5%), Ngái (50,8%), La Chí (64,4%) và La Ha (67,3%). Một điều đáng chú ý là
các nhóm DTTS bị mai một ngôn ngữ mẹ đẻ này cũng là những nhóm DTTS có quy mơ dân số
bé, chưa đến 1000 hộ mỗi dân tộc, như Ơ Đu (100 hộ), Cơ Lao (647 hộ), Ngái (252 hộ), La Chí
và La Ha (trên 2.000 hộ mỗi nhóm).



24

(3) Kỹ thuật làm thủ công các sản phẩm dân gian truyền thống cũng có nguy
cơ tiêu vong trước sức phát triển nóng của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các mặt
hàng dệt thổ cẩm; thêu hoa văn; chế tác nhạc cụ dân tộc bằng chất liệu đá, đồng,
tre, nứa… thiếu đầu ra, lại vấp phải sự cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp
bán sẵn hàng loạt, nên kỹ thuật làm thủ công dần bị mai một, lãng quên.
- Bộ máy nhà nước về quản lý văn hóa được kiện toàn, nhưng chưa đáp ứng
được so với nhu cầu thực tiễn.
+ Cơ chế quản lý chưa đồng bộ, thiếu thống nhất từ Trung ương tới địa
phương. Với phương châm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phi tập trung hóa
trong quản lý văn hóa. Theo đó, Nhà nước chỉ quản lý ở tầm vĩ mô, không lấn sân,
làm thay công việc của người dân; đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ chế tổ chức
và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa, các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực
văn hóa theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Đồng
thời, thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa; tiến
hành rà sốt, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
+ Đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa được tăng cường về số lượng, nhưng chất
lượng chưa đảm bảo. Công tác chuẩn hóa cán bộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn
chun mơn, nghiệp vụ trong hàng ngũ lãnh đạo, quản lý, tham mưu cũng như
cơng chức, viên chức ngành Văn hóa chưa được quan tâm và hiệu quả còn thấp.
Chưa thực hiện có hiệu quả chính sách trọng dụng nhân tài, có chế độ đãi ngộ cán
bộ phù hợp.
+ Cơ chế phối hợp trong quản lý văn hóa với các bộ, ban, ngành, đoàn thể,
đặc biệt là với các cơ quan giáo dục, thông tin truyền thông, pháp luật, an ninh
chưa được chú trọng dẫn đến các chất lượng hoạt động bảo tồn văn hóa cịn thấp.
- Cơng tác xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về văn hó chưa bám sát
thực tiễn ở các vùng dân tộc thiểu số dẫn đến hiệu quả cơng tác quản lý văn hóa
thấp.
+ Việc củng cố, hồn thiện thể chế quản lý văn hóa cịn chậm.Việc điều chỉnh

hệ thống chính sách phù hợp với tính đặc thù của văn hóa, nghệ thuật cịn chậm;


25

thiếu các chính sách “kinh tế trong văn hóa” và “văn hóa trong kinh tế”, các chính
sách văn hóa đặc thù đối với đồng bào DTTS cịn ít.
+ Chậm đổi mới, phương thức và nội dung quản lý Nhà nước về văn hóa
trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, bùng nổ công nghệ
thông tin và truyền thông. Đây là vấn đề rất quan trọng, quyết định đến chất lượng,
hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước về văn hóa. Nhưng lại chưa được quan tâm và
triển khai thực hiện.
Nhiều chính sách về văn hóa được xây dựng không dựa trên nhu cầu thực tiễn
đặt ra ở các vùng dân tộc thiểu số, dẫn đến tình trạng nhiều nơi văn hóa đang mai
một nghiêm trọng thì khơng được đầu tư và ngược lại.Điều này làm cho hiệu quả
của chính sách thấp.
- Cơng tác tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm văn hóa các
DTTS được quan tâm, tổ chức nhưng hiệu quả chưa cao.
Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm văn hóa các DTTS chưa
được đầu tư đúng mức, chưa bài bản, chưa có chiều sâu. Đặc biệt, các hoạt động
quảng bá ra thế giới và ở nước ngồi cịn ít và chưa được thường xuyên.
- Công tác kiểm tra,thanh tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực văn hóa chưa
thực hiện nghiêm túc, cịn nặng về hình thức, chưa gắn với trách nhiệm cá nhân và
tổ chức. Vì vậy khi xảy ra sai phạm khơng có ai chịu trách nhiệm giải quyết hậu
quả. Các cấp quản lý chưa phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của các tổ
chức xã hội, cộng đồng dân cư và công dân đối với việc tổ chức và quản lý hoạt
động văn hóa; chưa làm tốt cơng tác thi đua, khen thưởng, động viên kịp thời các
tổ chức, cá nhân có đóng góp hiệu quả trong cơng tác quản lý văn hóa.
e) Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý nhà nước về văn hoá
các dân tộc thiểu số

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn văn hóa, về cơng tác
quản lý văn hóa vùng dân tộc thiểu số
Cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp cần xác định công tác truyên truyền nâng cao
nhận thức về cơng tác bảo tồn văn hóa, về cơng tác quản lý văn hóa vùng DTTS là
một nội dung quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng đối với cơ sở. Nhiệm


×