Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

BÀI TẬP LỚN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.56 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐAỊ HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN
MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐỒN KẾT TOÀN DÂN
TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

Sinh viên : Trịnh Thùy Trang
MSV : 11195434
Lớp : Quản Trị Doanh Nghiệp CLC61

-Hà Nội -27/11/2020


PHẦN I . LÝ THUYẾT CHUNG

"ĐOÀN KẾT ĐẠI ĐOÀN KẾT, THÀNH CƠNG ĐẠI
THÀNH CƠNG"
1. Cơ sở hình thành và Vai trị của Đại đồn kết dân tộc.
1.1 Cơ sở hình thành
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc được hình thành trên
những cơ sở tư tưởng -lý luận và thực tiễn rất phong phú.
- Truyền thống yêu nước, nhân ái , tinh thần cố kết cộng đồng của dân
tộc Việt Nam.
Hồ Chí Minh đã sớm hấp thụ được truyền thống yêu nước – nhân nghĩa –
đoàn kết của dân tộc. Người đã khẳng định “từ xưa tới nay, mỗi khi khi Tổ quốc
bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh
mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự hiểm nguy, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán
nước và lũ cướp nước”. Hơn nữa còn phải phát huy truyền thống đó trong giai


đoạn cách mạng mới của dân tộc: “phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức,
lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành
vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.
- Sự tổng hợp phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào giải phóng
dân tộc ở các nước thuộc địa.
Phong trào yêu nước Việt Nam đã diễn ra rất mạnh mẽ từ khi thực dân
Pháp xâm lược nước ta. Từ các phong trào Cần Vương, Văn Thân, Yên Thế
cuối thế kỷ XIX, đến các phong trào Đông Du, Duy Tân, chống thuế đầu thế kỷ
XX, các thế hệ yêu nước người Việt Nam đã nối tiếp nhau vùng dậy chống
ngoại xâm, nhưng đều thất bại. Đây chính là điểm xuất phát để Hồ Chí Minh


xác định: Tơi muốn đi ra ngồi, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem
họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta.
- Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Cơ sở lý luận quan trọng nhất đối với quá trình hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh về đại đồn kết dân tộc là những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng
tạo ra lịch sử, giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc, liên
minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng, đoàn kết
dân tộc phải gắn với đoàn kết quốc tế, “ Vơ sản tất cả các nước, đồn kết lại”,
“Vơ sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đồn kết lại”,...
1.2 Vai trị Đại đồn kết dân tộc
a. Đại đoàn kết toàn dân tộc và vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định
thành cơng Cách mạng .
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đồn kết tồn dân tộc khơng phải là
sách lược hay thủ đoạn chính trị mà là chiến lược lâu dài, nhất quán của cách
mạng Việt Nam. Người nói rõ: "Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đồn
kết mn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta khơng
đồn kết thì bị nước ngồi xâm lấn". Đây là vấn đề mang tính sống còn của dân

tộc Việt Nam nên chiến lược này được duy trì cả trong cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong mỗi giai đoạn cách mạng,
trước những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau, chính sách và phương pháp tập
hợp đại đồn kết có thể và cần thiết phải điều chỉnh cho phù hợp với từng đối
tượng khác nhau song không bao giờ được thay đổi chủ trương đại đoàn kết
toàn dân tộc, vì đó là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.
Từ thực tiễn xây dựng khối đại đồn kết dân tộc, Hồ Chí Minh đã khái
qt thành nhiều luận điểm mang tính chân lý về vai trị và sức mạnh của khối
đại đoàn kết dân tộc: “ Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta “. “ Đoàn kết là một


lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn , giành thắng lợi”. “
Đồn kết là sức mạnh , đoàn kết là thắng lợi”, “ Đoàn kết là sức mạnh, là then
chốt của thành công “, “ Bây giờ còn một điều quan trọng cũng là điểm mẹ.
Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt: Đó là đồn kết “. Người
đã đi đến kết luận:
“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng”.
Theo Hồ Chí Minh, muốn đưa cách mạng đến thành cơng phải có lực
lượng cách mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành cơng xã hội
mới; muốn có lực lượng cách mạng mạnh phải thực hiện đại đoàn kết, quy tụ
mọi lực lượng cách mạng thành một khối vững chắc. Do đó, tư tưởng đại đồn
kết dân tộc của Hồ Chí Minh trở thành vấn đề có ý nghĩa chiến lược, nó là một
tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Đó là
chiến lược tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được, nhầm hình thành sức
mạnh to lớn của tồn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù. Tiếp đó, đại
đồn kết dân tộc còn là vấn đề sống còn của cách mạng. Tuy nhiên trong từng
thời kì, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách
và phương pháp tập hợp cho phù hợp với những đối tượng khác nhau.
Hồ Chí Minh ln nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan

điểm coi sức mạnh của cách mạng là sức mạnh của nhân dân. Đồng thời, Người
lưu ý rằng, nhân dân bao gồm nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, nhiều tầng lớp, giai
cấp, nhiều dân tộc, tơn giáo, do đó phải đồn kết nhân dân trong Mặt trận dân
tộc thống nhất. Muốn vậy, Người yêu cầu Đảng, Nhà nước phải có chủ trương,
chính sách đúng đắn, phù hợp với các giai cấp, tầng lớp, trên cơ sở lấy lợi ích
chung của Tổ quốc và những quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động làm “mẫu
số chung” cho sự đoàn kết.
b. Đại đoàn kết toàn dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của
Cách mạng Việt Nam.


Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết là sức
mạnh, là mạch nguồn của mọi thắng lợi. Do đó, đại đồn kết dân tộc phải được
xác định là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong
tất cả mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách tới hoạt động thực tiễn
của Đảng. Trong Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam này 3 3 - 1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trước tồn thể dân tộc: “Mục
đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gơm trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn
dân, phụng sự tổ quốc”. Để thực hiện mục tiêu này, Người thường xuyên nhắc
nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm quần chúng, phải gần gũi
quần chúng, lắng nghe quần chúng; vận động, tổ chức và giáo dục quần chúng,
coi sức mạnh của cách mạng là ở nơi quần chúng; phải thấm nhuần lời dạy: “Dễ
trăm lần khơng dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
 
Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, đồng thời cũng là
nhiệm vụ hàng đầu của mọi giai đoạn cách mạng. Nhấn mạnh vấn đề này là
nhấn mạnh tới vai trò của thực lực cách mạng. Bởi vì, cách mạng muốn thành
cơng nếu chỉ có đường lối đúng thì chưa đủ, mà trên cơ sở của đường lối đúng,
Đảng phải cụ thể hóa thành những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách
mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo, tập hợp quần chúng, tạo
thực lục cho cách mạng. Thực lực đó chính là khối đại đồn kết dân tộc. Năm

1963, khi nói chuyện với cán bộ tuyên truyền và huấn luyện miền núi về cách
mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trước cách mạng Tháng Tám và
trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm cho đồng bào các dân tộc
hiểu được mấy việc: Một là đoàn kết. Hai là làm cách mạng hay kháng chiến để
địi độc lập. Chỉ đơn giản thế thơi. Bây giờ, mục đích của tuyên truyền, huấn
luyện là: Một là đoàn kết. Hai là xâu dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh
thống nhất nước nhà”.
Hồ Chí Minh cịn chỉ ra rằng, đại đồn kết dân tộc khơng phải chỉ là mục
tiêu của Đảng, mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi vì, cách mạng
là sự nghiệp của quần chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng. Từ trong
phong trào đấu tranh để tự giải phóng và xây dựng xã hội mới tốt đẹp, quần
chúng nảy sinh nhu cầu đoàn kết và sự hợp tác. Đảng cộng sản có sứ mệnh thức


tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng, chuyển những nhu cầu, những đòi hỏi
khách quan, tự phát của quần chúng thành những địi hỏi tự giác, thành hiện
thực có tổ chức trong khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong
cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho con
người.
2. Lực lượng của khối Đại đoàn kết dân tộc.
a. Chủ thể của khối Đại đoàn kết dân tộc .
Theo quan điểm Hồ Chí Minh bao gồm: tồn thể nhân dân, tất cả người
Việt Nam yêu nước ở các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, các ngành các
giới, các lứa tuổi, các dân tộc, đồng bào các tôn giáo, các đảng phái....Nói cách
khác, khối đại đồn kết tồn dân tộc bao gồm “Bất kỳ ai mà thật thà tán thành
hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ”. “ Nhân dân”: vừa là con người Việt
Nam cụ thể, vừa là tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân và cả hai đều là chủ
thể của khối đại đoàn kết dân tộc. “Đại đoàn kết”: nghĩa là phải tập hợp, đoàn
kết được tất cả mọi người nhân dân vào một khối thống nhất, không phân biệt
dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đảng phái, tơn giáo, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,

ở trong nước hay ngoài nước cùng hướng vào mục tiêu chung “ ai có tài, có
đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đồn kết với
họ”. Trong đó, “ta” là chủ thể, vừa là Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, vừa là
mọi người dân Việt Nam nói chung.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc là một bộ phận quan
trọng hợp thành trong hệ thống tư tưởng của Người về những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu toàn bộ di cảo của Người có thể nhận thấy
cụm từ “đồn kết” được Người nhắc tới hơn hai ngàn lần và cụm từ “đại đoàn
kết” được Người nhắc tới hơn tám mươi lần, điều đó nói lên sự quan tâm đối
với vấn đề đồn kết ở mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh của lịch sử, đồng thời tỏ rõ
tầm chiến lược tư tưởng đoàn kết của Người. Tư tưởng về đại đoàn kết tiếp tục
được Hồ Chí Minh cụ thể hóa hơn trong các cụm từ như: “đại đoàn kết toàn
dân”, “đoàn kết toàn dân”, “đoàn kết dân tộc”, “toàn dân tộc ta đoàn kết”. Tuy


cách diễn đạt có thể khác nhau, nhưng nội hàm của các khái niệm trên đều
thống nhất khi khẳng định lực lượng của khối đại đoàn kết là của toàn thể nhân
dân Việt Nam.
Trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phải đứng vững trên
lập trường giai cấp cơng nhân, giải quyết hài hịa mối quan hệ giữa giai cấp, dân
tộc để tập hợp lực lượng, không bỏ sót lục lượng nào, miễn là họ có lịng trung
thành và sẵn sáng phục vụ Tổ Quốc, không phản bội lại quyền lợi của nhân dân.
Tư tưởng của Người đã định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
trong suốt tiến trình Cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Theo HCM, để thực hiện đại đoàn kết dân tộc, trước hết phải tin vào dân,
dựa vào dân, vì lợi ích của nhân dân để phát động các phong trào thi đua yêu
nước theo yêu cầu cách mạng trong từng thời kỳ khác nhau, thời kỳ kháng
chiến, hịa bình, trong sản xuất, chiến đấu, xây dựng đất nước. Sức mạnh của
đại đoàn kết là ở nhân dân. Bác Hồ nói: “Trong bầu trời khơng gì q bằng

nhân dân. Trong thế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân
dân”.“Dân chúng đồng lịng, việc gì cũng làm được. Dân chúng khơng ủng hộ,
việc gì cũng khơng làm nên”; “nước lấy dân làm gốc”; “Gốc có vững,cây mới
bền. Xây lầu thắng lợi trên nền Nhân dân”.“Dễ mười lần khơng dân cũng chịu,
khó trăm lần dân liệu cũng xong”.Vì vậy, cần thực hiện đồn kết lâu dài, rộng
rãi, chặt chẽ, tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo. Cần phải vận động nhân dân, giác
ngộ để dân tự nguyện tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Hồ Chí Minh cho rằng: “đồn kết là một chính sách dân tộc, khơng
phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đồn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc
lập của Tổ quốc, ta cịn phải đồn kết để xây dựng nước nhà”. Người đã tổng
kết: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.
b. Nền tảng của khối Đại đoàn kết dân tộc
Lực lượng làm nền tảng cho khối đại đồn kết tồn dân tộc là cơng nhân,
nơng dân, trí thức. Hồ Chí Minh chỉ ra lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc


là tồn dân trong đó lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức làm nền tảng. Tư tưởng đại đồn kết dân tộc của Người là
đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các chính đảng, đồn thể,
các dân tộc, tôn giáo, kể cả những người trước đây lầm đường lạc lối nhưng đã
biết hối cải, quay về với chính nghĩa của dân tộc. Đồn kết trong tư tưởng của
Người là đoàn kết rộng rãi, mở rộng và tranh thủ tất cả những lực lượng và bộ
phận có thể tranh thủ. Nguyên tắc đoàn kết rộng rãi được dựa trên điểm tương
đồng là: “Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ,
thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà
đoàn kết với họ”. “Ai có tài, có sức, có đức, có lịng phụng sự Tổ quốc và phục
vụ nhân dân thì ta đồn kết với họ”...
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại đồn kết dân tộc phải trên cơ sở lấy lợi
ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động làm nền tảng,
kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, bộ phận và toàn cục, giai cấp

và dân tộc, quốc gia và quốc tế. Nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc tiếp tục
được khẳng định: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân
dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân
lao động khác”, và sau này Người bổ sung thêm nền tảng của khối đại đồn kết
dân tộc là liên minh giữa cơng nhân, nơng dân với trí thức: “Trong sự nghiệp
cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, lao động trí óc có một
vai trị quan trọng và vẻ vang; và cơng, nơng, trí cần phải đồn kết chặt chẽ
thành một khối”.
Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh ln có sự kết hợp hài hịa, quyện
chặt và nhất quán giữa yếu tố dân tộc và yếu tố giai cấp. Đoàn kết dân tộc trên
cơ sở lấy liên minh công nông làm gốc, không một lúc nào quên đi lợi ích giai
cấp song Người cũng có một tư duy vượt trước khi khẳng định chủ nghĩa dân
tộc là một động lực lớn của cách mạng Việt Nam. Hạt nhân của khối đại đoàn
kết toàn dân tộc là sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng
Người định nghĩa về khái niệm đại đoàn kết: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải
đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và
các tầng lớp nhân dân lao động khác.


Như vậy, đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đại đồn kết
các dân tộc, tơn giáo, giai cấp, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước,
đoàn kết mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong
nước hay định cư ở nước ngoài thành một khối vững chắc trên cơ sở thống nhất
về mục tiêu chung và những lợi ích căn bản. Đại đoàn kết dân tộc trong tư
tưởng của Hồ Chí Minh khơng chỉ đơn giản là phương pháp tổ chức, tập hợp
lực lượng, mà cao hơn là một bộ phận hữu cơ, một tư tưởng xuyên suốt trong
đường lối chiến lược cách mạng, Người khẳng định: “Đoàn kết là một chính
sách dân tộc, khơng phải là một thủ đoạn chính trị”. Có thể nói đồn kết dân tộc
vừa là điều kiện tiên quyết, sống còn đối với sự nghiệp cách mạng, đồng thời là
tơn chỉ, mục đích, là nhiệm vụ hàng đầu mà sự nghiệp cách mạng cần hướng và

đạt tới.
3. Điều kiện để xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc
Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu
nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc. Truyền thống này được hình thành,
củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước trong hàng
nghìn năm của dân tộc, trở thành giá trị bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình
cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam, được lưu truyền qua các thế hệ từ
thời các vua Hùng dựng nước tới Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,
Quang Trung...Truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc
chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai, địch họa, làm cho đất nước được trường
tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.
Phải có lịng khoan dung, độ lượng với con người. Hồ Chí Minh chỉ rõ,
trong mỗi cá nhân cũng như trong mỗi cộng đồng có những ưu điểm, khuyết
điểm, mặt tốt, mặt xấu...cho nên, vì lợi ích của cách mạng, cần phải có lịng
khoan dung, độ lượng, trân trọng cái phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi con người
mới có thể tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng. Người viết: “sơng to, biể
rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái
chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp, nhỏ.


Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng giống như cái chén, cái đĩa cạn”. Người đã lấy
hình tượng năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài nhưng cả năm ngón đều thuộc
về một bàn tay, để nói lên sự cần thiết phải thực hiện đại đoàn kết. Người cho
rằng: “Trong mấy triệu người, cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này
hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng, đại độ.
Lòng khoan dung, độ lượng ở Hồ Chí Minh khơng phải là một sách lược
nhất thời, một thủ đồn chính trị mà là sự tiếp nối và phát triển truyền thống
nhân ái, bao dung của dân tộc, từ chính mục tiêu của cuộc cách mạng mà Người
suốt đời đeo đuổi. Đó là một tư tưởng nhất quán, được thể hiện trong đường lối,
chính sách của Đảng đối với những người làm việc dưới chế độ cũ và những

người nhất thời lầm lạc biết hối cải. Người tuyên bố: “Bất kỳ ai mà thật thà tán
thành hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây
chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ”. Người tha thiết
kêu gọi tất cả những ai có lịng u nước, khơng phân biệt tầng lớp, tín ngưỡng,
chính kiến và trước đây đã từng đứng về phe nào, hãy cùng đồn kết vì nước, vì
dân.
Để thực hành đồn kết rộng rãi cần có niềm tin vào nhân dân. Với Hồ
Chí Minh, yêu dân, tin dân, dựa vào dân, ssống, đấu tranh vì hạnh phúc của
nhân dân là nguyên tắc tối cao. Nguyên tắc này vừa là sự nối tiếp truyền thống
dân tộc “nước lấy dân làm gốc”, “chở thuyền và làm lật thuyền cũng là dân”,
đồng thời là sự quán triệt sâu sắc nguyên lý Macxit “cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng”. Theo Người, DÂN là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là nguồn sức
mạnh vô tận và vơ địch của khối đại đồn kết, quyết định thắng lợi của cách
mạng, là nền, gốc và chủ thể của mặt trận. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị đại
biểu mặt trận Liên Việt toàn quốc, tháng 1 – 1955, Người chỉ rõ: “Đại đoàn kết
tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là
công nhân và nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền, gốc
của đại đồn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền
vững, gốc tốt, cịn phải đồn kết các tầng lớp nhân dân khác.
4. Hình thức tổ chức của khối Đại đoàn kết dân tộc


a. Mặt trận dân tộc thống nhất .
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đồn kết dân tộc khơng thể chỉ dừng lại
ở quan niệm, ở những lời kêu gọi, những lời hiệu triệu mà phải trở thành một
chiến lược cách mạng, phải trở thành khẩu hiệu hành động của tồn Đảng, tồn
dân tộc. Nó phải biến thành sức mạnh vật chất, trở thành lực lượng vật chất có
tổ chức. Tổ chức đó chính là mặt trận dân tộc thống nhất.
Toàn dân tộc chỉ trở thành lực lượng to lớn, có sức mạnh vơ địch trong đấu
tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc khi được tập hợp, tổ chức lại thành một khối

vững chắc, được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung và hoạt động theo một
đường lối chính trị đúng đắn. Nếu khơng được như vậy, thì quần chúng nhân
dân dù có đơng tới hàng triệu, hàng trăm triệu con người cũng chỉ là một số
đông không có sức mạnh.
Thất bại của các tổ chức yêu nước và giải phóng dân tộc ở Việt Nam
trước khi Đảng ta ra đời đã chứng minh rất rõ điều này. Về một phương diện
nào đó, có thể khẳng định rằng, q trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh
cũng là q trình tìm kiếm mơ hình và cách thức tổ chức quần chúng nhân dân,
nhằm tạo sức mạnh cho quần chúng trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình
và giải phóng xã hội. Chính vì vậy, ngay sau khi tìm thấy con đường cứu nước,
Hồ Chí Minh đã rất chú ý đưa quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu
nước phù hợp với từng giai cấp, từng ngành nghề, từng giới, từng lứa tuổi, từng
tôn giáo, phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng. Đó có thể là các hội ái hữu
hay tương trợ, công hội hay nơng hội, đồn thanh niên hay hội phụ nữ, đội thiếu
niên nhi đồng hay hội phụ lão, hội Phật giáo cứu quốc, Cơng giáo u nước hay
những nghiệp đồn... Trong đó, bao trùm nhất là mặt trận dân tộc thống nhất.
Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu
nước, nơi tập hợp mọi con dân nước Việt, không chỉ ở trong nước mà con bao
gồm cả những người Việt Nam định cư ở nước ngoài, dù ở bất cứ phương trời
nào, nếu tấm lòng vẫn hướng về quê hương đất nước, về Tổ quốc Việt Nam, đều
được coi là thành viên của mặt trận. Tùy theo từng thời kỳ, căn cứ vào yêu cầu


và nhiệm vụ cách mạng, cương lĩnh và điều lệ của mặt trận dân tộc thống nhất
có thể có những nét khác nhau, tên gọi của mặt trận dân tộc thống nhất theo đó,
cũng có thể khác nhau: Hội phản đế đồng minh (1930), Mặt trận Dân chủ
(1936), Mặt trận nhân dân phản đế(ì 939), Mặt trận Việt Minh ( 1941 ), Mặt trận
Liên Việt (1946), Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960), Mặt
trận Tổ Quốc Việt Nam (1955.1976). Song thực chất chỉ là một, đó là tổ chức
chính trị - xã hội rộng lớn của nhân dân Việt Nam, nơi quy tụ, tập hợp đông đảo

các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức và cá nhân yêu
nước ở trong và ngồi nước, phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc,
thống nhất của Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân.
b. Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của mặt trận thống nhất .
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân;
đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp,
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường
đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà
nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Mặt trận dân tộc thống nhất cần được xây
dựng và hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc:
Một là, phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nhân – nơng
dân– trí thức và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mặt trận là một khối đồn kết
chặt chẽ, có tổ chức trên nền tảng khối liên minh giữa giai cấp cơng nhân, nơng
dân, đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là nguyêntắc cốt lõi trong
chiến lược đại đồn kết tồn dân tộc của Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó để mở
rộng Mặt trận, làm cho Mặt trận thực sự quy tụ được cả dân tộc.
Hai là, phải xuất phát từ mục tiêu vì nước vì dân.
Ba là, phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ.
5. Phương thức xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc


Một là dân vận tức là làm tốt công tác vận động quần chúng.Theo HCM
làm tốt công tác dân vận là để đoàn kết mọi người, tạo ra động lực phát triển
kinh tế xã hội văn hóa, từng bước thực hiện mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu của
Đảng. Đảng và Nhà nước cũng như cán bộ Đảng viên phải làm tốt công tác giáo
dục, tuyên truyền hướng dẫn, giúp đỡ và vận động quần chúng thực hiện mọi
chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Từ đó
giúp nhân dân hiểu và tự giác thực hiện đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm nghĩa
vụ công dân. Theo Bác, mọi phương pháp dân vận đều phải phù hợp với tâm tư

nguyện vọng của quần chúng, xuất phát từ thực tế trình độ dân trí và văn hóa
của nhân dân.
Nội dung dung trong cơng tác dân vận :
Một, thường xuyên nâng cao nhận thức, xác định rõ vai trò, trách nhiệm
của các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, ban chấp hành các đoàn thể, của mỗi
cán bộ, đảng viên, cơng chức, viên chức, đồn viên, hội viên và người lao động
đối với công tác dân vận. Theo Hồ Chí Minh, đại đồn kết phải xuất phát trên
cơ sở yêu nước thương dân, chống áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu. Người
cho rằng, nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do
thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì. Vì vậy, đồn kết phải lấy lợi ích căn bản
của nhân dân lao động làm mục tiêu phấn đấu. Mặt trận dân tộc thống nhất là tổ
chức chính trị - xã hội rộng lớn của cả dân tộc, bao gồm nhiều giai cấp, tầng
lớp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo khác nhau, với nhiều lợi ích khác nhau. Do
vậy, hoạt động của Mặt trận phải dựa trên nguyên tắc hiệp thương dân chủ, mọi
vấn dề của Mặt trận đều phải được đem ra để các thành viên cùng nhau bàn bạc
công khai, để đi đến nhất trí, loại trừ mọi sự áp đặt hoặc dân chủ hình thức. Phải
đồn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ. Theo Hồ Chí Minh, đồn kết trong mặt trận phải là lâu dài, chặt
chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Trong Mặt
trận, các thành viên có những điểm tương đồng nhưng cũng có những điểm
khác biệt, nên cần có sự bàn bạc để đi đến nhất trí.
 


 
Hai, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác dân vận. Xác định nội dung
và phương thức tiến hành công tác dân vận phù hợp với từng đối tượng cấp ủy
và tổ chức đảng, của cơ quan, của đoàn thể quần chúng trong Đảng bộ Khối các
cơ quan Trung ương. Nâng cao chất lượng công tác dân vận của cơ quan nhà
nước. Tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt trách

nhiệm vận động nhân dân.Tổ chức thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở trong hoạt
động của cơ quan, đơn vị. Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức và cá nhân,
trong đó, thủ trưởng cơ quan, đoan vị có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực
hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
+ Thành lập đoàn thể, tổ chức quần chúng phù hợp với từng đối tượng để
tập hợp quần chúng.Một số tổ chức tiêu biểu như: Cơng đồn, Hội nơng dân,
Đồn thanh niên, Hội phụ nữ,... có nhiệm vụ giáo dục, động viên và phát huy
tính tích cực của nhân dân; tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ, vận động, tập hợp
nhân dân tham gia cách mạng, đấu tranh bảo vệ quyền lợi và lợi ích của mình.
Ngày nay số lượng các tổ chức ngày càng lớn, hiệu quả hoạt động ngày càng
cao, là hạt nhân của khối đại đoàn kết toàn dân.
+ Các đoàn thể, tổ chức quần chúng được tập hợp và đoàn kết trong Mặt
trận dân tộc thống nhất.Theo HCM Mặt trận dân tộc càng rộng rãi, chặt chẽ,
thống nhất bao nhiêu thì khối đại đồn kết dân tộc càng mạnh mẽ, bền vững bấy
nhiêu. Đó là sợi dây gắn kết Đảng và nhân dân, do đó vai trị của Mặt trận và
các đoàn thể nhân dân là phải vận động quần chúng tham gia vào tổ chức của
mình dựa trên chiến lược “Đoàn kết ,đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành
công, đại thành công!”. Người chỉ rõ: “Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là một
trong những lực lượng to lớn của Cách mạng Việt Nam. Phải đoàn kết tốt các
đảng phái , đoàn thể, nhân sĩ, thực hiện hợp tác giúp đỡ cùng nhau tiến bộ, cùng
nhau xây dựng tổ quốc, cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận ấm no”.
6. Tổng kết
“Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống
chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh” là nội dung tư tưởng, chính trị và giải pháp quan trọng trong cơng tác
xây dựng Đảng nhằm phát huy sức mạnh nội lực, tạo động lực cho công cuộc


đổi mới đất nước của Đảng, của dân tộc.Một nửa thế kỷ đã qua từ khi Bác đi xa,
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vẫn ln đồng hành cùng Đảng,

dân tộc và cách mạng Việt Nam; soi sáng, dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân đạt
nhiều thành tựu to lớn.
Với tất cả lịng kính u và biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta cần
đẩy mạnh hơn nữa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của
Người nhằm tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng
Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ.
Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, tồn qn và của mỗi tổ chức
đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, của mỗi người dân chúng ta .


PHẦN II. LIÊN HỆ
I. TỔNG QUÁT
Đoàn kết là truyền thống quý báu, nguồn sức mạnh, động lực quan trọng,
nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ
nước của dân tộc ta. Và trong thời hịa bình ngày nay, đất nước ta vẫn phải đối
mặt với những “kẻ thù vơ hình” điển hình là virus Corona đã gây ra đại dịch
trên toàn thế giới, đặt các quốc gia vào tình trạng khẩn cấp như thời chiến với
những mối đe dọa về sức khỏe, tính mạng và gây nên khủng hoảng đời sống,
kinh tế toàn cầu nghiêm trọng.Trong cơng tác phịng, chống dịch (PCD) Covid19, tinh thần đồn kết của dân tộc Việt Nam một lần nữa thể hiện sức mạnh,
hiệu quả to lớn.
Tinh thần đoàn kết của người Việt Nam trong PCD Covid-19 trước hết
thể hiện ở sự đồng lòng tuân thủ quy định-yêu cầu tối quan trọng để chống một
loại dịch có tốc độ lây lan khủng khiếp như Covid-19. Tại Việt Nam thời gian
qua, chúng ta thấy rõ việc gắn kết giữa “ý Đảng, lòng dân”. Đảng, Nhà nước
hành động vì dân và dân tin Đảng, Nhà nước, tạo ra sự nhất tâm thực hiện biện
pháp PCD. Đúng là “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu
cũng xong”. Dù biện pháp PCD có đúng đắn thế nào, nhưng nếu xã hội khơng
đồng lịng thực hiện thì cũng khơng mang lại hiệu quả.
Qua hai đợt chống dịch Covid-19 vừa qua, người dân Việt Nam thể hiện
sự tin tưởng tuyệt đối vào các chủ trương, chính sách, biện pháp chống dịch của

Đảng, Nhà nước. Khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra Lời kêu
gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngồi đồn kết
một lịng, thống nhất ý chí và hành động để chiến thắng đại dịch Covid-19, ngay
lập tức, lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước được tồn Đảng, tồn dân,
tồn qn và đồng bào ta ở nước ngồi đồng lịng thực hiện. Các cuộc họp của
Thường trực Chính phủ, của Ban chỉ đạo quốc gia PCD Covid-19 đều được
nhân dân quan tâm theo dõi. Bất cứ một quyết sách nào được đưa ra sau các


cuộc họp này đều được toàn xã hội tuân thủ. Hiệu quả rất cao trong công tác
PCD tại Việt Nam lại càng cổ vũ người dân nhiệt tình tuân thủ các quy
định.              
Vì vậy, khi Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị cách ly toàn xã hội trên phạm
vi toàn quốc để PCD Covid-19 thì cả nước đã nghiêm túc thực hiện. Tồn xã
hội, trong đó có giới trẻ đồng lịng kêu gọi nhau ở trong nhà, khơng ra ngồi
đường, một phong cách sống, phong cách làm việc mới-làm việc trực tuyếnhình thành trong thời dịch bệnh. Tất cả những biểu hiện vi phạm đều bị cả xã
hội lên án gay gắt. Nhờ tinh thần đồn kết một lịng đó, đà lây lan của dịch được
kiềm chế, ngăn chặn.
Kết quả chống dịch của Việt Nam được nhiều nước và Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) đánh giá cao. Họ muốn biết bí quyết nào khiến Việt Nam có thể
thành cơng như vậy? Lý giải nguyên nhân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho
rằng: “Trước hết, đó là do dân tộc ta đã có sẵn chất đề kháng của tinh thần đồn
kết, tiếp đó là tính kỷ luật và tuân thủ của người dân. Điều này cho thấy một
chân lý, đó là nếu mỗi người chấp nhận hy sinh một phần lợi ích nhỏ của mình
thì tất cả đều được lợi, mặt khác Đảng, Nhà nước chúng ta đã có quyết sách
đúng, quyết liệt, kịp thời và đồng bộ”.
Liên hệ đại đoàn kết trong cơ quan, đơn vị:
Tinh thần đồn kết được ơng bà ta lưu truyền lại qua lời dạy của câu ca
dao “Một cây làm chẳn nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, hay “Thuận
bè thuận bạn, tát cạn biển đơng”… Và sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:

“Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết. Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng”. Tư
tưởng đồn kết xun suốt tồn bộ di chúc và cả cuộc đời hoạt động cách mạng
của Người. Khắc ghi lời Bác Hồ dạy suốt chặng đường xây dựng và trưởng
thành, Chi bộ, Ban Giám đốc cùng tồn thể cán bộ .....ln cố gắng xây dựng
tập thể trở thành một khối đoàn kết, toàn tâm, toàn ý với cơng việc, góp phần
vào sự phát triển chung.


Trước hết mỗi cán bộ, đảng viên phải có lập trường tư tưởng vững vàng,
xác định phấn đấu vì một mục tiêu chung - đó là hiệu quả cơng việc. Có như
vậy thì thi đua sẽ khơng trở thành ganh đua, gây mất đồn kết. Khi đã có chung
một lý tưởng thì mọi người sẽ chung sức, chung lịng và thân ái với nhau hơn.
Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, dìu dắt nhau cùng tiến bộ. Tuy nhiên,
đồn kết khơng có nghĩa là im lặng, làm ngơ, là bao che cho những khuyết
điểm của đồng chí, đồng nghiệp mà mỗi cá nhân luôn nêu cao tinh thần phê và
tự phê. Dám nhận ra những thiếu sót của chính bản thân, của đồng chí, đồng
nghiệp và thẳng thắn góp ý xây dựng, cùng chia sẻ và tiếp thu những cái hay,
cái tốt để phát triển bản thân và tổ chức. Phê và tự phê để loại bỏ dần những yếu
điểm, hạn chế, giúp nhau cùng tiến bộ. Tuy nhiên việc góp ý kiến cần phải chân
thành, đúng lúc, đúng nơi.
Mỗi cán bộ, đảng viên phải biết đặt lợi ích chung của tập thể, của cơ quan
lên trên lợi ích cá nhân, biết vì mục tiêu chung mà phấn đấu, biết nhìn nhận cái
đúng cái sai, biết lắng nghe để tự sửa chữa, biết góp ý chân tình cho đồng
nghiệp. Đó là cơ sở để xây dựng khối đoàn kết nội bộ ngày càng vững chắc hơn.
Chi bộ, Ban Giám đốc, các đồng chí Trưởng phịng có vai trị rất lớn
trong việc xây dựng mối đồn kết nội bộ. Đó là sự gần gũi, cảm thơng, là sự góp
ý chân thành, cởi mở, khơng mang tính áp đặt trên-dưới. Các đồng chí làm công
tác quản lý cần biết nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên. Khi
phân công công việc hay giải quyết những thắc mắc tránh việc gây ra ức chế đối
với cán bộ, đảng viên. Sự thoải mái trong tư tưởng sẽ khiến con người ta nhiệt

tình và yêu mến công việc hơn.
Một vấn đề hết sức quan trọng trong việc xây dựng mối đoàn kết nội bộ
là phát huy tinh thần dân chủ, tạo sự công bằng, công khai trong đơn vị.
II. LIÊN HỆ BẢN THÂN 


Đoàn kết dân tộc là trách nhiệm của Đảng của toàn dân và mỗi cá nhân
chúng ta đặc biệt trong thời đại mới với nhiều sự biến chuyển của đời sống xã
hội . Đoàn kết đã trở thành một động lực to lớn để dân tộc ta vượt qua mọi khó
khăn, thử thách để phát triển bền vững. Mỗi cá nhân như là một mảnh ghép nhỏ
để đóng góp sự cố gắng của mình cho sự nỗ lực chung của toàn dân tộc. Đối với
sinh viên chúng em đang ở trên ngưỡng cửa đại học bước đầu phải tu dưỡng và
rèn luyện đạo đức phấn đấu và cố gắng trong học tập góp phần xây dựng đất
nước, xây dựng khối đại đồn kết dân tộc .
 
Thứ nhất phải có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên ,rèn
luyện phẩm chất tư cách, làm tròn nhiệm vụ được Đảng, Đồn và chính quyền
giao phó. Sống cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, hịa nhã thân ái với mọi
người, hết lịng vì nhân dân phục vụ. Tự rèn luyện trau dồi phẩm chất đạo đức,
lối sống, tác phong của người Đảng viên, Đoàn viên. Là một người trẻ trong xã
hội Việt Nam hiện đại, các tổ chức phong trào của Đoàn, Đội và Đảng đã trở
nên quá phổ biến trong những môi trường sinh hoạt chung của mọi công dân
Việt. Từ các trường tiểu học, phổ thông, tới cao hơn nữa là các trường đại học
hay các công ty quốc doanh, mọi cơng dân Việt Nam đều có thể rèn luyện và
trau dồi tác phong của mình dưới tư cách Đồn viên hay Đảng viên, đồng thời
ln có thể duy trì mục tiêu phấn đấu của mình trong cơng cuộc phát triển Đảng
viên thông qua những hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa hay hoạt động
thiện nguyện. Hiện tại, một số trường Đại học tại Việt Nam ta đã áp dụng cơ
chế tính điểm rèn luyện Đồn viên như một cách để đánh giá ý thức Đồn viên
thơng thường cũng như tạo điều kiện cho các Đoàn viên muốn phát triển lên

Đảng viên có thể duy trì ý thức phấn đấu để hoàn thiện bản thân cả về nhân
cách lẫn trí thức, rèn luyện được những phẩm chất cần thiết để có thể đứng
trong hàng ngũ của Đảng, dốc hết sức mình vì tồn dân. Các hoạt động Đảng,
Đoàn cùng các tổ chức cũng là một trong những phương thức kết nối những
người đồng bào cùng chung môi trường sinh hoạt, giúp chúng ta có thể gần lại
với nhau hơn, có được sợi dây gắn kết để cùng nhau tiến lên trong công cuộc
đổi mới.


Thứ hai, phải có ý thức trách nhiệm trong học tập. Chăm chỉ, ham học hỏi
không ngừng tiếp thu những kiến thức mới.  Tích cực tham gia các hoạt động
học tập cũng như các hoạt động ngoại khóa, định hướng của nhà trường, các
khoa viện tổ chức cũng như của ngành mình học để trau dồi kiến thức, kĩ năng
phần mềm, kĩ năng giao tiếp và đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm, tổ chức. Có
thể nói, tri thức luôn là một thành phần quan trọng trong việc củng cố đất nước,
đặc biệt là củng cố và phát triển khối đại đồn kết dân tộc. Qua việc tích cực
tham gia các hoạt động tiếp thu kiến thức thông qua những chương trình giáo
dục đại trà, hay cao hơn nữa là những chương trình giáo dục bậc đại học, người
trẻ chúng ta sẽ có thể tiếp cận tới gần hơn những tri thức của nhân loại, có thêm
cho mình những tri thức phong phú về con người, về xã hội, về Nhà nước, từ đó
xây dựng được lịng cảm thơng, sự bao dung, ý thức dân tộc, sự yêu nước và sự
hăng say phấn đấu để phát triển nước nhà. Thông qua việc nhận được sự giáo
dục chung nhất và sự rèn luyện tập thể thông qua các hoạt động ngoại khóa
mang tính định hướng, chúng ta cũng sẽ tìm được tiếng nói chung trong một
cộng đồng con người. Ví dụ như chúng ta sẽ có thể tìm thấy được những người
có chung sở thích, chung định hướng ngành nghề, chung tính cách hay chung
một thế giới quan… Bằng cách tìm được những cái chung đó, chúng ta sẽ có thể
mở rộng lịng người, có một tư tưởng cởi mở để có thể tiếp nhận những người
đồng bào đang sinh sống trên đất mẹ, thắt chặt thêm tình cảm gắn bó giữa
những người dân Việt Nam.

 
Thứ ba, phải ln cập nhật thông tin trên mọi thông tin đại chúng để chắt
lọc, tìm kiếm những tấm gương đạo đức tốt để học hỏi. Thẳng thắn, trung thực
bảo vệ công lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt; Chân
thành, khiêm tốn, không chạy theo chủ nghĩa thành tích, khơng bao che, giấu
khuyết điểm …. Ln có ý thức giữ gìn đồn kết trong trường học. Chỉ khi
chúng ta có được sự chân thành và minh bạch trong q trình sinh hoạt và làm
việc, chúng ta mới có thể phát hiện những khiếm khuyết, thiếu sót, để từ đó tìm
ra được những giải pháp giải quyết vấn đề, cũng như có được cái nhìn đúng đắn
về vấn đề cịn tồn động. Khơng chỉ vậy, sự khiêm tốn cũng là thứ giúp chúng ta
hịa mình vào tập thể, duy trì được ý thức cầu tiến vươn lên, học hỏi được thêm
nhiều điều từ những người cùng trang lứa cũng như những người đi trước, để từ


đó có thể mở rộng lịng mình đón nhận những bài học quý giá, những tư tưởng
đúng đắn, những tinh thần trong sạch vững mạnh, củng cố thêm sự gắn bó của
khối đại đồn kết dân tộc, một lịng trung thành hướng về Đảng và Nhà nước.
Ngoài ra, việc cập nhật thơng tin thường xun cịn giúp chúng ta có được góc
nhìn khách quan về những vấn đề của dân tộc, những vấn đề liên quan tới quốc
gia, giúp chúng ta có cái nhìn tỉnh táo trước những luồng thơng tin sai trái mang
ý đồ phản động để từ đó chúng ta có ý thức giữ gìn và bảo vệ đất nước, bảo vệ
dân tộc. Hiện nay, những thành phần phản động vẫn đang duy trì “chiến lược
hịa bình” thơng qua việc tiếp cận những thành phần nhân dân Việt Nam tri thức
kém, reo rắc những thông tin sai lệch về Đảng và Nhà nước, hay tiếp cận những
cộng đồng cơng dân Việt Nam có tơn giáo, lợi dụng bóp méo đức tin để truyền
bá những tư tưởng chống đối lại khối đại đoàn kết, tạo sự phân biệt giữa người
với người trong cùng một quốc gia với âm mưu làm sụp đổ chính quyền nước ta
từ bên trong. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể tự trang bị cho bản thân một hệ
thống lý luận vững chắc và sâu sắc, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm rõ
đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước thì những kẻ trên sẽ khơng thể duy

trì âm mưu của chúng trong thời gian quá dài.
 
Thứ tư, có ý thức tổ chức, kỷ luật, thực hiện tự phê bình và phê bình theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
+ Bản thân em tự ln đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn
trọng nguyên tắc, pháp luật, không kéo bè kéo cánh để làm rối loạn gây mất
đoàn kết nội bộ.
+ Ln có ý thức coi trọng tự phê bình và phê bình. Ln phê phán
những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân. Luôn động viên những
người thân trong gia đình giữ gìn đạo đức, lối sống, xây dựng gia đình văn hố.
+ Phấn đấu hồn thành tốt và giữ vững những kết quả đã đạt được. Luôn
là người gương mẫu xứng đáng với niềm tin. Luôn gương mẫu trong các hoạt
động, tích cực vận dụng sáng tạo trong giải quyết công việc được giao, phải
luôn nêu gương về mặt đạo đức, giữ vững lập trường.
+Trong thâm tâm của bản thân cũng như trong mọi hành động, em luôn
quán triệt tư tưởng sâu sắc trong việc đấu tranh với bản thân để noi theo tấm
gương vĩ đại của Người. Song song với việc xây dựng Đảng tùy theo sức và vị


trí của mình, bản thân tơi cũng ln nâng cao tinh thần cảnh giác, chống những
luận điệu xuyên tạc và cơ hội về Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Khơng
ngừng nâng cao trình độ của bản thân để thích ứng với điều kiện xã hội mới, áp
dụng triệt để và linh hoạt các nguyên tắc của Người tùy theo vị trí của mình
như: Tập trung dân chủ, Tự phê bình và phê bình, kỷ luật nghiêm minh tự giác,
trong cơ quan cũng như trong cuộc sống cộng đồng.
 
Cuối cùng đẩy mạnh công tác tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn của bản thân.  Tuyên truyền đường lối chính sách pháp luật của
Đảng, của nhà nước đến quần chúng nhân dân. Không ngừng tự học để nâng
cao chuyên môn nghiệp vụ. Chống các biểu hiện suy thối về phẩm chất đạo

đức. Ln tu dưỡng đạo đức phẩm chất nhà giáo, không ngừng tự học suốt đời.
 
Trong bối cảnh đất nước và thế giới đang trải qua đại dịch Covid-19, cá
nhân em tự nhắc nhở bản thân phải luôn tự giác bảo vệ sức khỏe bản thân và
cộng đồng. Chấp hành và tuân theo mọi chỉ dẫn y tế. Nhắc nhở và tuyên truyền
đến mọi người xung quanh để cùng nhau đồng lòng vượt qua đại dịch. Có thể
thấy, Việt Nam đạt được những thành tựu trong việc kiểm sốt sớm dịch bệnh
này cũng chính là nhờ tinh thần đoàn kết chung của toàn dân toàn nước, một
tinh thần tin tưởng hướng tới Đảng, Nhà nước, một tinh thần sẵn sàng chấp
hành nghiêm chỉnh mọi quy định và nghĩa vụ bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn
sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, với sự tự nguyện khai báo thông tin và chấp nhận
công khai lộ trình di chuyển của người dân đã giúp chính quyền địa phương có
thể có những hành động can thiệp kịp thời đối với các trường hợp bị nghi lây
nhiễm và các trường hợp tiếp xúc gần khác. Lấy ví dụ những khu phố hay khu
vực bị cách li do có người lây nhiễm COVID-19, mặc cho những bất tiện trong
cách sinh hoạt và sự cách li cô lập trong một khoảng thời gian dài, người dân
các khu vực trên vẫn tự nguyện tuân thủ những quy tắc và công tác triển khai
của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương để giảm thiểu tối đa nhất có thể
khả năng lây nhiễm. Tất cả những thành công đạt được, cho tới bây giờ, chắc
chắn tinh thần đại đoàn kết dân tộc chiếm một phần khơng nhỏ trong việc góp
phần vào chính những thành công ấy. Hay gần đây nhất khi mà tình hình bão ở
miền Trung đang là vấn đề khiến cho nước ta khó khăn chúng em phải cố gắng


hơn nữa tham gia tình nguyện qun góp cho đồng bào miền Trung vượt qua
cơn đại nạn. Khi nhân dân miền Trung phải oằn mình chịu đựng những hậu quả
do thiên tai bão lũ gây ra, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đã tiên phong đứng lên
trong việc quyên góp và hỗ trợ kịp thời cho bà con nhân dân các tỉnh miền
Trung tại khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất nhằm giúp bà con có thể duy trì
cuộc sống của mình, kiên trì chống lại bão lũ thiên tai. Dưới sự tiên phong của

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, sống đúng với tinh thần lá lành đùm lá rách, hàng
triệu đồng bào Việt Nam từ mọi miền đã qun góp tiền bạc, của cải, tích cực tự
nguyện tham gia các cơng tác cứu hộ cứu nạn, đồng lịng chung tay giúp nhân
dân miền Trung đứng lên bắt đầu lại cuộc sống sau những tổn thất vô cùng to
lớn mà cơn bão đã gây ra. Không bất kể già trẻ gái trai, tồn dân tồn quốc một
lịng hướng tới mảnh đất phải chịu những tai ương mất mát. Các mạnh thường
qn có điều kiện về tài chính cũng trực tiếp đứng ra hỗ trợ về đồ dùng vật
dụng, về tiền bạc, về thức ăn để giúp những người dân tiếp tục được cuộc sống
của mình trước những diễn biến liên tục của trận bão. Nhiều nghệ sĩ có tiếng nói
cũng đã đứng lên cùng ekip của mình qun tiền từ thiện, trực tiếp lặn lội đến
miền Trung bất kể mưa bão để có thể đưa tới tận tay người dân từng miếng ăn,
manh áo, với hi vọng giúp đỡ được cho họ dù chỉ là phần nhỏ nhất trong việc
sinh tồn và vượt qua những hậu quả quá nặng nề của đợt thiên tai này. 
Có thể nói, là một người trẻ trong xã hội Việt Nam hiện đại, chúng em
khơng chỉ mang trong mình những quyền lợi phát triển khi được đứng trên vai
người khổng lồ, hưởng những thành quả do ông cha để lại mà đồng thời với
những quyền lợi ấy, chúng em cũng phải gánh trên mình những nghĩa vụ và
trọng trách vô cùng trọng yếu trong việc phát triển và duy trì khối đại đồn kết
dân tộc. Chắc chắn chúng em sẽ phải cố hết sức mình để có thể đạt được những
kì vọng mà thế hệ cha anh đã đặt ra, đồng thời phải tạo được những nền móng
vững chắc cho thế hệ thanh niên sau này.


PHẦN III. PHỤ LỤC
1: Cơ sở hình thành và Vai trị của Đại đồn kết dân tộc.
1.1: Cơ sở hình thành.
1.2: Vai trị Đại đồn kết dân tộc.
2. Lực lượng của khối Đại đoàn kết dân tộc.
3.Điều kiện để xây dựng khối Đại đồn kết dân tộc.
4. Hình thức tổ chức của khối Đại đoàn kết dân tộc.

5. Phương thức xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc.
6. Tổng kết.



×