Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Giáo trình Hệ thống máy lạnh dân dụng (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 133 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN:

HỆ THỐNG MÁY LẠNH DÂN DỤNG

NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU
HỊA KHƠNG KHÍ
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định Số: 257/QĐ-TCĐNĐT ngày 13 tháng 07 năm 2017
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017



TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.



LỜI GIỚI THIỆU
Quyển sách này giới thiệu về các sơ đồ hệ thống lạnh, sơ đồ mạch điện
trong thực tế như tủ lạnh, kho lạnh, tủ trữ lạnh, các phương pháp lắp đặt vận
hành, bảo dưỡng và sửa chữa.


Cuốn sách này nhằm trang bị cho sinh viên ngành kỹ thuật máy lạnh và
điều hịa khơng khí những kiến thức, kỹ năng cần thiết ứng dụng trong thực tế.
Ngoài ra, quyển sách này cũng rất hữu ích cho các cán bộ, kỹ thuật viên muốn
tìm hiểu về các hệ thống lạnh dân dụng và thương nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô trong bộ môn Điện lạnh Trường cao
đẳng nghề Đồng Tháp đã hỗ trợ để hoàn thành được quyển giáo trình này.
Tài liệu được biên soạn khơng trách khỏi thiếu sót trên mọi phương diện.
Rất mong bạn đọc góp ý kiến để tài liệu được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cám ơn!
Đồng Tháp, ngày

tháng

Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: Nguyễn Lam
2. Nguyễn Văn An

I

năm 2017



MỤC LỤC
Trang
LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................... I
MỤC LỤC .............................................................................................................. i
BÀI 1: GIA CÔNG ĐƯỜNG ỐNG ...................................................................... 1
1.


2.

GIA CÔNG ĐƯỜNG ỐNG .......................................................................... 1
1.1.

Cắt ống ................................................................................................... 1

1.2.

Uốn ống ................................................................................................. 2

1.3.

Nong ống tạo măng song ....................................................................... 3

1.4.

Loe ống trong điều hịa khơng khí......................................................... 4

1.5.

Siết ống mũ ren đầu ống ........................................................................ 6

1.6.

Thắt ống ................................................................................................. 6

1.7.

Kẹp ống.................................................................................................. 6


HÀN ỐNG VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ ...................... 7
2.1.

Hàn ống.................................................................................................. 7

2.2. Hướng dẫn sử dụng dây an toàn, đồng hồ sạc gas sử dụng đồ nghề
điên lạnh thông dụng ....................................................................................... 11
BÀI 2: KẾT NỐI HỆ THỐNG LẠNH VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN TỦ
LẠNH .................................................................................................................. 21
1. KẾT NỐI HỆ THỐNG LẠNH VÀ LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN TỦ LẠNH TRỰC
TIẾP...................................................................................................................... 21
1.1.

Kết nối hệ thống lạnh tủ lạnh trực tiếp ................................................ 21

1.2.

Lắp đặt mạch điện tủ lạnh trực tiếp ..................................................... 22

2. KẾT NỐI HỆ THỐNG LẠNH VÀ LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN TỦ LẠNH GIÁN
TIẾP 25
2.1. Kết nối hệ thống lạnh tủ lạnh gián tiếp .................................................... 25
2.2. Lắp đặt mạch điện tủ lạnh gián tiếp ......................................................... 25
3. KẾT NỐI HỆ THỐNG LẠNH VÀ LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN TỦ LẠNH
INVERTER ......................................................................................................... 28
i


3.1. Kết nối hệ thống lạnh tủ lạnh loại inverter ............................................... 28

3.2. Lắp đặt mạch điện tủ lạnh loại inverter .................................................... 28
BÀI 3: CÂN CÁP VÀ NẠP GAS TỦ LẠNH .................................................... 35
1.

THỰC HIỆN CÂN CÁP HỞ ...................................................................... 35
1.1.

Đọc sơ đồ bố trí thiết bị ....................................................................... 35

1.2.

Kết nối thiết bị theo sơ đồ.................................................................... 36

1.3.

Chạy máy, xác định chiều dài ống mao ............................................... 36

2. THỰC HIỆN CÂN CÁP KÍN ......................................................................... 37
2.1. Đọc sơ đồ bố trí thiết bị ............................................................................ 37
2.2. Kết nối thiết bị theo sơ đồ ........................................................................ 38
2.3. Chạy máy, xác định chiều dài ống mao ................................................... 38
3. Nạp gas và chạy thử hệ thống ......................................................................... 39
3.1.

Thử kín và hút chân không làm sạch hệ thống .................................... 39

3.2.

Nạp gas và chạy thử hệ thống .............................................................. 41


3.3.

Kiểm tra thông số kỹ thuật, cân chỉnh lượng gas nạp ......................... 43

BÀI 4: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG TỦ LẠNH .......................................... 47
1. NHỮNG HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP SỬA CHỮA,
THAY THẾ ......................................................................................................... 48

2.

1.1.

Kiểm tra và vận hành thử toàn hệ thống .............................................. 48

1.2.

Xác định hư hỏng và biện pháp sửa chữa, thay thế ............................. 49

XÁC ĐỊNH CHẤT LƯỢNG VÀ LỰA CHỌN MÁY NÉN THAY THẾ . 58
2.1 Xác định các thông số vận hành block ................................................... 58
2.2 Đánh giá và lựa chọn lock thay thế ........................................................ 60
2.3 Thay block và vận hành kiểm tra hệ thống ............................................. 61

3.

BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA THIẾT BỊ ĐIỆN, BẢO VỆ VÀ TỰ ĐỘNG
62
3.1.

Sửa chữa, thay thế Rơle bảo vệ ........................................................... 62


3.2.

Sửa chữa, thay thế Rơle khởi động...................................................... 64

3.3.

Sửa chữa, thay thế thermostat (Rơle điều khiển nhiệt độ) .................. 64
ii


4.

5.

3.4.

Sửa chữa, thay thế tụ điện ................................................................... 65

3.5.

Sửa chữa, thay thế hệ thống xã đá ....................................................... 65

3.6.

Sửa chữa, thay thế các thiết bị điện khác ............................................ 66

BẢO DƯỠNG, SỮA CHỮA HỆ THỐNG LẠNH .................................... 67
4.1.


Sửa chữa thay thế dàn trao đổi nhiệt ................................................... 67

4.2.

Sửa chữa, thay thế cáp tiết lưu ............................................................ 69

4.3.

Sửa chữa, thay thế phin sấy lọc ........................................................... 69

4.4.

Sửa chữa, thay thế các thiết bị khác .................................................... 70

VẬN HÀNH, KIỂM TRA TỒN HỆ THỐNG ......................................... 70
5.1 Lập quy trình vận hành và kiểm tra toàn hệ thống ................................. 70
5.2 Vận hành, đo kiểm thông số và đánh giá hệ thống................................. 71

6.

SỬ DỤNG, BẢO DƯỠNG TỦ LẠNH DÂN DỤNG ................................ 71
6.1 Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ................................................. 71
6.2 Cách đặt vị trí tủ lạnh và điều chỉnh nhiệt độ làm việc của tủ ............... 72
6.3 Phá tuyết tủ lạnh trực tiếp ....................................................................... 73
6.4 Lặp quy trình và bảo dưỡng tủ lạnh ....................................................... 73

BÀI 5: LẮP ĐẶT CÁC HỆ THỐNG MÁY LẠNH THƯƠNG NGHIỆP ......... 79
1. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN TỦ LẠNH, THÙNG LẠNH, TỦ ĐÔNG
VÀ TỦ KẾT ĐÔNG ........................................................................................... 80
1.1. Đọc sơ đồ mạch điện ................................................................................ 80

1.2. Lắp đặt mạch điện .................................................................................... 82
1.3. Vận hành mạch điện ................................................................................. 83
2. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN TỦ, QUẦY KÍNH LẠNH, TỦ KÍNH
ĐƠNG VÀ QUẦY KÍNH ĐƠNG ...................................................................... 83
2.1. Đọc sơ đồ mạch điện ................................................................................ 84
2.2. Lắp đặt mạch điện .................................................................................... 84
2.3. Vận hành mạch điện ................................................................................. 85
3.

LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN CÁC LOẠI TỦ, QUẦY LẠNH ĐÔNG HỞ .
..................................................................................................................... 85
iii


3.1. Đọc sơ đồ mạch điện ................................................................................ 85
3.2. Lắp đặt mạch điện .................................................................................... 86
3.3. Vận hành mạch điện ................................................................................. 86
4. LẮP ĐẶT CÁC HỆ THỐNG LẠNH THƯƠNG NGHIỆP VÀ CHẠY
THỬ HỆ THỐNG ............................................................................................... 86
4.1.

Đọc bản vẽ các sơ đồ hệ thống lạnh thương nghiệp ............................ 87

4.2.

Lắp đặt các hệ thống lạnh thương nghiệp............................................ 90

4.3.

Kiểm tra thử kín và vệ sinh tồn hệ thống........................................... 92


4.4.

Hút chân khơng và nạp gas cho hệ thống ............................................ 92

4.5.

Kiểm tra, Chạy thử và điều chỉnh hệ thống lạnh ................................. 95

BÀI 6: SỬA CHỮA HỆ THỐNG LẠNH THƯƠNG NGHIỆP ......................... 99
1. XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG ................................................... 99
1.1. Quan sát xem xét hệ thống ....................................................................... 99
1.2. Kiểm tra xem xét các thiết bị liên quan đến hệ thống .............................. 99
1.3. Khẳng định nguyên nhân hư hỏng ......................................................... 100
2. SỬA CHỮA HỆ THỐNG LẠNH ................................................................. 102
2.1 Lập quy trình sửa chữa ......................................................................... 102
2.2 Kiểm tra, sửa chữa, thay thế máy nén .................................................. 102
2.3 Sửa chữa thay thế dàn trao đổi nhiệt .................................................... 103
2.4 Sửa chữa, thay thế van tiết lưu ............................................................. 104
2.5 Sửa chữa, thay thế van sấy lọc .............................................................. 105
2.6 Sửa chữa, thay thế quạt ......................................................................... 105
3. SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN .................................................................. 105
3.1.

Xác định hư hỏng hệ thống điện ........................................................ 105

3.2.

Lập quy trình sửa chữa ...................................................................... 106


3.3.

Sửa chữa thay thế thiết bị hư hỏng .................................................... 106

3.4.

Vận hành và đánh giá kết quả............................................................ 107

BÀI 7: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH THƯƠNG NGHIỆP ................... 109
1.

KIỂM TRA HỆ THỐNG MÁY LẠNH THƯƠNG NGHIỆP .................. 109
iv


2.

BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH ......................................................... 110

3.

BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỆN ........................................................... 112

4.

3.1.

Tắt nguồn tổng cấp vào máy ............................................................. 112

3.2.


Kiểm tra tiếp xúc, thông mạch .......................................................... 112

3.3.

Vệ sinh tiếp điểm đóng cắt ................................................................ 113

3.4.

Vệ sinh lắp ráp hồn trả hệ thống ...................................................... 113

VẬN HÀNH VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG ........................................ 116
4.1 Vận hành hệ thống ................................................................................ 116
4.2 Đánh giá kết quả ................................................................................... 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 119

v



GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: HỆ THỐNG LẠNH MÁY DÂN DUNG.
Mã mơ đun: MĐ 24.
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun:
- Vị trí: Mơ đun này bố trí dạy sau mơn học Cơ sở kỹ thuật điện, An toàn
điện lạnh và Cơ sở kỹ thuật nhiệt lạnh & điều hịa khơng khí.
- Tính chất: Mô đun Hệ thống máy lạnh dân dụng là mô đun thực hành
chun mơn.
- Ý nghĩa và vai trị của mô đun: Trang bị cho người học kỹ thuật

chuyên môn về các loại tủ lạnh dân dụng và thương nghiệp.
Mục tiêu của mơ đun:
- Kiến thức:
+Trình bày được các lý thuyết cơ bản về sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống
máy lạnh dân dụng và thương nghiệp.
+ Trình bày được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa máy lạnh dân dụng và
thương nghiệp
- Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ, đồ nghề.
+ Sửa chữa, bảo dưỡng thành thạo hệ thống máy lạnh đân dụng và thương
nghiệp
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Đảm bảo an toàn lao động
+ Cẩn thận, tỷ mỉ
+ Tổ chức nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp
+ Biết cách làm việc theo nhóm.
Nội dung của mô đun:



BÀI 1: GIA CÔNG ĐƯỜNG ỐNG
Mã Bài: MĐ 24-01
Giới thiệu:
Trong ngành kỹ thuật máy lạnh thì việc thao tác trên đường ống là rất
thơng dụng. Vì vậy kỹ thuật gia công trên đường ống đồng là rất cơ bản đối với
người kỹ thuật điện lạnh. Trong bài này sẽ trình bày một số các kỹ thuật cơ bản
để gia công đường ống đồng trong hệ thống lạnh.
Mục tiêu:
Kiến thức:
- Biết được các yêu cầu kỹ thuật gia công đường ống trong ngành kỹ thuật

lạnh
- Hiểu và lựa chọn phương pháp gia công phù hợp
Kỹ năng:
- Thực hiện thành thạo các phương pháp gia công đường ống đúng yêu cầu
kỹ thuật.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy khoa học và tiết kiệm vật tư
Nội dung chính:
1. GIA CƠNG ĐƯỜNG ỐNG
1.1. Cắt ống
Để cắt được ống đồng cần dùng bộ cắt ống (Hình 1.1) để cắt ống.
2

1
3

4

1- Lưỡi dao cắt; 2- Trục lăn; 3- Núm vặn điều chỉnh lưỡi dao; 4- Lưỡi dao làm
sạch mạt đồng
Hình 1.1: Dụng cụ cắt ống đồng và cạo bavia
1


Kỹ thuật cắt ống:
- Kiểm tra chiều dài ống, sau đó lấy dũa vạch dấu vào chổ cần cắt ống.
- Đặt ống vào giữa con lăn và đĩa cắt.
- Đặt lưỡi dao cắt vào vạch dấu.
- Vặn tay vít để lưỡi cắt chạm vào ống.
- Quay từ từ dao cắt xung quanh ống để dao cắt ăn sâu dần vào ống. Giữ

ngay dao và quay dao xoay quanh trục ống.
- Khi thấy nhẹ tay, siết thêm tay vít để tăng sức ép dao cắt và quay dao
xung quanh ống. Vừa quay dao vừa xoáy núm vặn, làm liên tục đến khi ống
đồng đứt.
- Tiếp tục cắt bằng cách tăng dần sức ép của đĩa cắt nhưng không mạnh
quá để khỏi làm ống hỏng. (ảnh hưởng đến q trình nơng ống và loe ống để kết
nối với hệ thống).
- Tẩy sạch rìa (nạo ba via) miệng ống bằng dao cạo ba via. Trong khi làm
sạch rìa, phải để dốc đầu ống xuống để phôi đồng không rơi vào bên trong ống.
Yêu cầu đoạn ống cắt trịn đều khơng móp méo, trên ống chỉ một vết cắt.
1.2.

Uốn ống

Đường ống đôi khi cần uốn cong, vì vậy khi uốn ống phải đảm bảo thẩm
mĩ, không làm ảnh hưởng chất lượng ống, yêu cầu hệ thống.

Dụng cụ
uốn ống

Lò xo
uốn ống

1: Rãnh đặt ống; 2: Mỏ giữ ống cố định.
3: Mỏ giữ để uốn ống động; 4: Mặt chia độ.
Hình 1.2: Bộ uốn ống (Vam uốn ống) và một vài dụng cụ uốn ống.

2



Uống ống dùng (vam uốn ống) thực hiện qua các bước sau:

Xác định góc
cần uốn

Đặt ống vào rãnh
tương ứng

Quay cần gạt một góc đúng bằng góc
cần uốn để tạo hình ống theo yêu cầu

Hiện nay thường sử dụng voam uốn ống, với các kích thước ống nhỏ hơn
(D ≤ 16) để tiết kiệm chi phí có thể sử dụng lị xo uốn ống.
1.3.

Nong ống tạo măng song

Để nối hai đầu ống có cùng đường kính, ta làm rộng một đầu để đầu kia
có thể đưa lọt khít vào, sau đó hàn lại.
Bộ nông ống và các kiểu đầu nông

1- Bộ kẹp ống; 2- Lỗ kẹp ống; 3- Ốc vặn siết kẹp; 4- Đầu nơng ống;5- Tay vặn;
6- Đồ gá.

Hình 1.3: Bộ nông ống và các dụng cụ nong ống khác.
Các bước thực hiện:
- Đưa ống vào bộ kẹp và chọn đường kính lỗ cho phù hợp.
- Đặt ống lên khỏi mặt kẹp 1 độ dài bằng đường kính ống cộng thêm
3mm. Ví dụ nếu ống Φ6mm, thì chiều dài ống thò lên là: 6 + 3 = 9mm.
- Kẹp chặt và chọn đầu nơng phù hợp. Gắn đồ gá có gắn đầu nông vào

thiết bị và tiến hành vặn tay vặn để đầu nông tiến sâu vào ống (thao tác chậm
rãi, tránh làm biến dạng ống)
3


- Khi vặn xuống vừa đủ thì vặn ngược lại để rút đầu nông ra. Tháo ống ra
và lắp vào đầu ống kia.
Kỹ thuật nơng ống cịn được thực hiện bằng các dụng cụ nơng ống đồng
khác nhau như Hình 1.5 (do nhu cầu sử dụng và chi phí của dụng cụ nơng ống).
1.4.

Loe ống trong điều hịa khơng khí

Khi thực hiện nối ống bằng mối nối rắc co, cần phải loe rộng đầu ống để
đầu ống xát vào đầu rắc co tạo nên một mối kín.
Dụng cụ loe ống có 2 chi tiết giá kẹp ống và đầu cơn để loe ống.

Hình 1.4: Dụng cụ loe ống lệch tâm
Trên giá kẹp có các lỗ kẹp tương ứng với đường kính các ống. Bộ loe ống
có hai dạng (đồng tâm và lệch tâm), bộ loe lệch tâm có độ chính xác cao hơn so
với bộ đồng tâm.

Hình 1.5: Các tiêu chuẩn loe ống
4


Quy trình thực hiện:
Bước 1 : Làm sạch đầu ống

Hình 1.6: Cách dùng dụng cụ và loe ống đồng

Bước 2: Đặt ống cần loe vào lỗ tương ứng trên giá kẹp, đầu ống nhô lên
bằng mặt kẹp (với trường hợp kẹp có mặt nón cụt sâu tương ứng độ dài đoạn cần
loe). Nếu độ sâu mặt nón cụt trên kẹp không đủ, cần đặt đoạn ống cần loe cao
hơn mặt kẹp khoảng 3 mm.
Bước 3: Xiết chặt 2 tai hồng để kẹp chặt ống
Bước 4: Đặt đầu côn vào giá kẹp sao cho đầu côn nằm đúng tâm ống, vặn
tịnh tiến đầu cơn đi xuống, đầu cơn sẽ làm rỗng rộng từ từ đầu ống (chú ý khi
xoay 1 vòng đầu cơn lại tháo 1/4 vịng. Để mặt cơn nhẵn phẳng có thể lấy dầu
lạnh bơi lên trên mặt cơn trong quá trình loe), vặn đến khi chặt tay thì dừng lại.
Bước 5: Vặn tịnh tiến đầu côn đi lên và vặn 2 tai hồng để lấy ống ra.
Đầu loe phải đảm bảo các yêu cầu:
- Phải tròn đều
- Mặt trong của đầu loe khơng có gờ
- Đầu loe khơng bị rạn nứt, lệch.
- Đầu loe phải ôm hết vào đầu côn của rắc co

5


Hình 1.7: các hình dạng ống sau khi loe
1.5.

Siết ống mũ ren đầu ống

Hình 1.8: cách siết ống mũ ren đầu ống
1.6.

Thắt ống

Dùng kẹp, kẹp dẹp ống cách mặt đầu khoảng 10mm, sau đó làm dẹp mặt

đầu trước khi tiến hành hàn bít.

Hình 1.9: Cách thắt ống
1.7.

Kẹp ống

Kẹp ống cố định ống trong gia công hay cố định ống trong khi lắp đặt
6


a)

b)

a) Kẹp ống đơn; b) Cố định cụm ống
Hình 1.10: Kẹp ống
2. HÀN ỐNG VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ
2.1. Hàn ống
Trong sửa chữa điện lạnh, thường dùng hàn khí.

1. Chai ơxy với van giảm áp; 2. Chai acêtylen với van giảm áp; 3. Van chống
ngược; 4. Ống dẫn ơxy; 5. Ống dẫn khí acêtylen; 6. Mỏ hàn; 7. Que hàn; 8. Ty
hàn; 9. Chi tiết hàn; 10. Ngọn lửa hàn.
Hình 1.11: Chi tiết bộ hàn hơi hình ảnh thực của dụng cụ hàn ống đồng
2.1.1. Bộ hàn hơi (O2 – C2H2).Thiết bị hàn khí:
Bộ hàn hơi (O2 – C2H2).Thiết bị hàn khí gồm các thiết bị chính:
- Bình chứa O2 (gió). Làm bằng thép khơng hàn có chiều dày từ 12 ÷
16mm. Chịu áp tối đa lên đến 200at.
- Bính chứa C2H2 (Đá), làm bằng thép dày 10 ÷ 12mm chiều cao thấp hơn

bình O2 áp suất tối đa khoảng 20at.
- Van giảm áp bình O2 và C2H2. Cơng dụng làm giảm áp suất trong bình
xuống bằng với áp suất sử dụng ở mỏ hàn. Khi sử dụng van giảm áp ta điều
7


chỉnh tay vặn theo chiều kim đông hồ. Đối với O 2 từ 3 ÷ 6kgf/cm2 và Đối với
C2H2 từ 0.3 ÷ 0.6kgf/ cm2. Khi khơng sử dụng ta nới lỏng tay vặn.
- Dây hàn để dẫn khí từ van giảm áp đến cần và mỏ hàn. Để tránh nhầm
lẫn người ta qui ước dây đỏ cho C2H2, xanh cho O2. Ngồi ra các đầu nối đối với
O2 có ren phải, C2H2 có ren trái, tránh lắp lẫn cho nhau.
- Cần và mỏ hàn. Dùng để hoà trộn O2 và C2H2 và tạo ngọn lửa hàn, phụ
thuộc vào công suất ngọn lửa mà ta có thể thay đổi mõ hàn bằng các kích cở
khác nhau.
- Van chống ngược: Sự cố chủ yếu là do nổ bình oxy, ngun nhân có thể
là C2H2 (gas) chạy ngược về phía chai oxy sau đó gặp mồi lửa. Do vậy để đảm
bảo an tồn luôn phải đảm bảo áp suất dư trong chai oxy, khơng được sài hết
khí.

Hình 1.12: Van chống cháy ngược
Ưu điểm: dễ điều chỉnh ngọn lửa; quan sát quá trình hàn tốt; Khả năng
hàn bắc cầu tốt;. Khả năng tiếp cận tới vị trí hàn tốt ngay cả khi ở thế khó hàn.
Ngọn lửa hàn ơxy-acêtylen gồm hai tầng cháy. Tầng cháy đầu có ranh
giới rõ rệt gồm có nhân ngọn lửa và vùng làm việc. Tầng cháy thứ hai là ngọn
lửa đi kèm với các đường nét không rõ ràng.
2.1.2. Hướng dẫn sử dụng bộ hàn hơi
Bước 1: Chuẩn bị
Chai gas, Chai oxy; Dây hàn hơn 5 mét; Van an toàn; Đồng hồ gas, chai
oxy; Béc hàn, Que hàn. Sử dụng dũa và giấy nhám làm sạch bề mặt cần hàn và
bavia. Dùng mỏ hàn hơ cho nóng mối hàn, chấm ít hàn the lên bề mặt cần hàn

để làm sạch.
Bước 2: Hướng dẫn sử dụng
- Mở chai Oxy ➔ sau đó mở chai gas.
8


- Kiểm tra đồng hồ gas và oxy (Đồng hồ gas 0.5kg; gió khoảng 0.4 ÷ 0.6
kgf/cm2).
- Mở và điều chỉnh van ở béc hàn (Van oxy mở trước sau đó van ga).
- Mồi và chỉnh ngọn lửa (đầu mỏ hàn nghiêng 45o so với ống đồng).

Hình 1.13: Ngọn lửa hàn ơxy-acêtylen
- Kết thúc hàn khố van gas trước, sau đó khố van oxy
Khi kết thúc hàn hơi thì cần vặn giảm van oxy đến khi ngọn lửa cháy sáng
sau đó tắt van nhiên liệu đi (lửa tắt phát ra tiếng bép), sau đó tắt các van oxy.
Đối với các béc hàn nhỏ, ta thường đóng van gas lại rồi mới đóng van
oxy, khơng giảm lượng oxy cho mất thời gian. Mục đích là khơng để áp suất oxy
nhỏ hơn áp suất gas.
Chú ý: Vấn đề an toàn, để chai gas và oxy xa vị trí hàn ít nhất 3m; Khi kết
nối dây hàn vào chai oxy và gas tránh dầu mỡ và cao su; Phải có van an tồn để
hạn chế tai nạn.
Bước 3: Gia công hàn
* Hàn bạc:
Dùng nối Đồng - Đồng, Đồng - Thau.
Đặc điểm: Nhiệt độ nóng chảy khoảng > 90oC. Độ chảy loảng, điền đầy
cao, do đó rất dể thẩm thấu vào những khe nhỏ của mối hàn, làm cho mối hàn
chắc, kín. Mối hàn bạc có độ bện chắc ngang cả ở nhiệt độ khá thấp
Kỹ thuật hàn: nung nóng kim loại cần hàn đến nhiệt độ khoảng 450oC.
Cho thuốc hàn (Borăc: Na2B4O7) để làm sạch mối hàn. Tiếp tục nung nóng mối
hàn, đến khi kim loại bắt đầu chuyển màu. Đưa que hàn bạc vào vị trí cần hàn,

bạc hàn nóng chảy và tự điền đậy mối hàn. Ngọn lửa hàn không đặt quá gần mối
hàn và dịch chuyển (tránh bạc hàn loang đi nơi khác). Khơng cho q nhiều bạc
hàn, vì làm mối hàn thơ kệch, có khi bít đường ống. Chú ý là phải thổi nitơ hoặc
argon (p = 2atm) vào đường ống trước và trong khi hàn ống đồng.
9


a)

b)

a) Đúng yêu cầu kỹ thuật; b) Sai yêu cầu kỹ thuật
Hình 1.14: Kỹ thuật và chất lượng hàn ống đồng.
* Hàn thau:
Không thông dụng bằng hàn bạc, nhưng vẫn được sử dụng.
Đặc điểm: Nhiệt độ nóng chảy của than vào khoảng 820oC, cao hơn so
với bạc. Độ chảy loãng và thẩm thấu kém bạc. Mối hàn có tính bền chắc và cứng
vững cao. Có thể dùng để ghép hai kim loại: đồng với đồng, đồng với thau, thép
với đồng thép với thép… Độ cứng cao nhưng độ dẻo kém bạc. Mối hàn trở nên
dòn khi làm việc ở nhiệt độ < -20oC.
Kỹ thuật hàn: Gần giống với hàn bạc, đối với hàn thau cần lưu ý thêm các
điểm sau: Cơng suất ngón lửa gần bằng với hàn thép cùng chiều dày; vẫn sử
dụng thuốc hàn là Borắc.
Hàn nối ống.
- Nối ống cùng đường kính: Để nối hai ống có cùng đường kính ta sử
dụng cách sau.
+
Một ống để nguyên, ống cịn lại nơng ra sao cho đường kính trong
của ống nơng lớn hơn đường kính ngồi của ống kia từ (0.5 ÷ 0.4) mm.
+

Dùng một đoạn ống khác có đường kính trong lớn hơn so với
đường kính ngồi của 2 ống cần nối khoảng 0.3 ÷ 0.4mm.
10


-

Nối hai ống có đường kính khác nhau:

+
Độ chênh đường kính nhỏ: Trường hợp này lồng ống nhỏ vào ống
lớn rồi hàn.
+
Độ chênh đường kính lớn: Trước khi hàn phải nơng ống nhỏ sao
cho đường kính ngồi của ống này gần bằng đường kính trong của ống lớn
và tiến hành hàn.
- Hàn bít ống: Dùng kẹp, kẹp dẹp ống cách mặt đầu khoảng 10mm, sau
đó làm dẹp mặt đầu trước khi tiến hành hàn bít.
2.2. Hướng dẫn sử dụng dây an toàn, đồng hồ sạc gas sử dụng đồ nghề
điên lạnh thông dụng
2.2.1. Đồng hồ vạn năng (VOM):
Đồng hồ vạn năng (VOM): có 4 chức năng chính là đo điện trở, đo điện áp
VDC, VAC và dịng điện.

Hình 1.15a: Các thành phần cơ bản của VOM

11



×