NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
DỰ ÁN HỖ TRỢ ĐỔI MỚI GDPT
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC
Môn Công nghệ
(Mô-đun 2.11)
HÀ NỘI, 2020
1
TÁC GIẢ TÀI LIỆU
1. PGS.TS Lê Huy Hoàng, Trưởng khoa SPKT, ĐHSP Hà Nội.
2. TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Truưởng bộ môn PPDH, Khoa SPKT,
ĐHSP Hà Nội.
2
MỤC LỤC
A. MỤC TIÊU .......................................................................................................... 4
B. NỘI DUNG CHÍNH ............................................................................................ 4
C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG ............................................................ 4
D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC ................................................................ 4
PHẦN 1. DẠY HỌC PHÁT TRIỂN PC, NL HS TIỂU HỌC QUA MÔN CÔNG
NGHỆ ....................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2. PPDH ĐẶC THÙ MÔN CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN PC, NL HS
TIỂU HỌC ............................................................................................................... 6
Chủ đề 1. Đặc điểm về PPDH phát triển NL, PC trong môn Công nghệ ............................... 7
Chủ đề 2. Phát triển NL, PC HS trong dạy học phần Công nghệ ở tiểu học........................... 8
Chủ đề 3. PPDH tích cực góp phần phát triển NL cho HS tiểu học qua DH môn Công nghệ 21
CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN, XÂY DỰNG NỘI DUNG, PP VÀ KĨ THUẬT DẠY
HỌC PHÁT TRIỂN PC, NL HS TIỂU HỌC QUA DẠY HỌC CÔNG NGHỆ ...32
Chủ đề 1. Lựa chọn, xác định chủ đề bài học trong dạy học phát triển PC, NL HS. .............. 33
Chủ đề 2. Lựa chọn, xác định mục tiêu bài học .................................................................... 34
Chủ đề 3. Trình bày cách biên soạn nội dung bài học trong môn Công nghệ......................... 41
Chủ đề 4. Lựa chọn PP và kĩ thuật dạy học phần Công nghệ ở Tiểu học ............................... 42
Chủ đề 5. Quy trình thiết kế và tổ chức kế hoạch bài học nhằm phát triển NL HS tiểu học qua
DH môn Công nghệ ............................................................................................................. 50
PHẦN 2: GIÁO ÁN MINH HOẠ DẠY HỌC PHÁT TRIỂN PC, NL HS TIỂU
HỌC ......................................................................................................................... 56
Giáo án minh hoạ lớp 4 và câu hỏi ....................................................................................... 56
Giáo án minh hoạ lớp 5 và câu hỏi ....................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 89
3
A. MỤC TIÊU
1. Phân tích được những vấn đề chung về PP, kĩ thuật DH và giáo dục phát
triển PC, NL HS tiểu học.
2. Lựa chọn, sử dụng được các PP, kĩ thuật DH, giáo dục phù hợp ở tiểu học
nhằm phát triển PC, NL HS qua môn Công nghệ trong CT GDPT 2018; lựa chọn,
xây dựng được các chiến lược dạy học, giáo dục hiệu quả phù hợp với đối tượng
HS tiểu học.
B. NỘI DUNG CHÍNH
Phần 1. Dạy học phát triển PC, NL HS tiểu học qua môn Công nghệ
Chương 1. PP DH môn Công nghệ phát triển PC, NL HS.
Chương 2. Quy trình lựa chọn và xây dựng nội dung, PP, kĩ thuật DH môn
Công nghệ.
Phần 2. Giáo án minh hoạ DH phát triển NL HS tiểu học
Giáo án minh họa 1: Chủ đề “LÀM ĐỒ CHƠI DÂN GIAN” - (Lớp 4 - 3
tiết)
Giáo án minh họa 2: Chủ đề “SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI” - (Lớp 5 - 3
tiết)
C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG
Bồi dưỡng tập trung (trước khi bồi dưỡng tập trung học viên tự nghiên cứu
qua hệ thống LMS).
D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Tài liệu chính: CT GDPT 2018; Tài liệu bồi dưỡng “Sử dụng PPDH và
giáo dục phát triển PC, NL HS tiểu học” môn Công nghệ.
2. Thiết bị dạy học: Bút dạ, giấy A0; máy tính kết nối internet; Projector;
khung kế hoạch bài học in sẵn trên giấy A3.
4
DANH MỤC VIẾT TẮT
GV:
Giáo viên
DH:
Dạy học
HS:
Học sinh
PC:
Phẩm chất
KT:
Kiến thức
KN:
Kĩ năng
NL:
Năng lực
PPDH:
PP dạy học
GDPT:
Giáo dục phổ thông
HĐGD:
Hoạt động giáo dục
5
PHẦN 1. DẠY HỌC PHÁT TRIỂN PC, NL HS TIỂU HỌC QUA MÔN
CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG 2. PPDH ĐẶC THÙ MÔN CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN PC,
NL HS TIỂU HỌC
MỤC TIÊU
Học xong chương này học viên:
- Nêu được đặc điểm của quá trình dạy học phát triển PC, NL.
- Nêu được những định hướng chung về PPDH phát triển PC, NL trong dạy
học phần Công nghệ trong môn Công nghệ và Tin học (sau đây gọi tắt là phần
Cơng nghệ).
- Phân tích được các đặc điểm và yêu cầu về PPDH phát triển PC, NL trong
dạy học phần Công nghệ ở tiểu học.
- Trình bày được một số PPDH, kĩ thuật dạy học góp phần phát triển NL HS
tiểu học trong dạy học phần Công nghệ.
- Vận dụng được PP và kĩ thuật dạy học vào thiết kế các hoạt động học tập
phần Cơng nghệ ở tiểu học góp phần phát triển PC, NL HS.
- Xây dựng được hệ thống các PPDH, kĩ thuật dạy học phù hợp với đặc điểm
các mạch nội dung, các hoạt động học tập trong dạy học phần Công nghệ ở tiểu
học theo hướng phát triển PC, NL HS.
NỘI DUNG
Chủ đề 1
Đặc điểm về PPDH phát triển PC, NL trong môn Công nghệ
ở tiểu học.
Chủ đề 2
Phát triển PC, NL HS trong dạy học phần Công nghệ ở tiểu
học
Chủ đề 3
PPDH và giáo dục phần Công nghệ ở Tiểu học.
6
Chủ đề 1. Đặc điểm về PPDH phát triển NL, PC trong mơn Cơng
nghệ
Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm dạy học phát triển NL, PC
Nhiệm vụ của học viên:
- Nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động nhóm thảo luận nội dung: Đặc điểm dạy học phát triển NL, PC;
cho ví dụ minh họa.
u cầu: Sản phẩm được trình bày bằng sơ đồ tư duy
Thông tin cơ bản cho hoạt động 1
ĐẶC ĐIỂM DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NL, PC
Khác với dạy học định hướng nội dung, dạy học phát triển NL, PC cho HS
quan tâm trước hết tới việc xác định và mô tả yêu cầu cần đạt về NL và PC người
học cần đạt được. Trên cơ sở đó, nội dung, PP và hình thức tổ chức dạy học, kiểm
tra đánh giá cũng thay đổi theo. Dạy học phát triển NL và PC cho người học có
những đặc điểm sau:
(1). Hệ thống NL, PC được xác định một cách rõ ràng như là kết quả đầu ra
của CT đào tạo. Dưới góc độ dạy học bộ mơn, các NL cần hình thành và phát triển
bao gồm các NL chung cốt lõi và NL đặc thù của mơn học đó. Trong CT, hệ thống
NL được mô tả dưới dạng yêu cầu cần đạt cho thời điểm cuối mỗi cấp học.
(2). Nội dung dạy học cùng những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của
từng mạch nội dung, chủ đề cần phản ánh được yêu cầu cần đạt về NL bộ môn.
Nội dung dạy học trong CT định hướng phát triển NL có xu hướng tích hợp, gắn
với thực tiễn, được cấu trúc thành các chủ đề trọn vẹn.
(3). Trong CT định hướng phát triển NL, PPDH chú trọng vào hành động,
trải nghiệm; tăng cường thí nghiệm và thực hành; đa dạng hóa các hình thức dạy
học, kết nối kiến thức học đường với thực tiễn đời sống; phát huy tối đa lợi thế
trong vai trị hình thành và phát triển NL, PC của một số PP, kĩ thuật dạy học tích
cực.
(4). Đánh giá trong CT định hướng phát triển NL được xác định là thành
phần tích hợp ngay trong quá trình dạy học. Chú trọng đánh giá quá trình, đánh
7
giá xác thực và dựa trên tiêu chí. Hoạt động đánh giá cần giúp cho người học nhận
thức rõ mức độ đạt được so với yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, NL. Trên
cơ sở đó, có kế hoạch dạy học phù hợp tới từng cá nhân.
(5). Mỗi bài học, hoạt động giáo dục đều góp phần hình thành và phát triển
một hoặc, một số yêu cầu cần đạt của NL, PC. Vai trò này cần được thể hiện tường
minh trong mục tiêu của bài học, hoạt động giáo dục. Khi đó, trong mỗi các hoạt
động dạy học phải thể hiện rõ vai trị của hoạt động góp phần phát triển yêu cầu
cần đạt về NL, PC như thế nào.
(6). NL, PC được hình thành và phát triển theo thời gian, đạt được từng cấp
độ từ thấp đến cao. Để hình thành và phát triển NL, PC, cần nhận thức đầy đủ về
NL, hành động và trải nghiệm có ý thức, nỗ lực và kiên trì trong các bối cảnh cụ
thể đòi hỏi phải thể hiện (hay phản ánh) từng NL, PC, trong mỗi bài học, hoạt
động giáo dục. Sự khác biệt về NL, PC chỉ có thể bộc lộ rõ ràng sau mỗi giai đoạn
học tập nhất định.
Chủ đề 2. Phát triển NL, PC HS trong dạy học phần Cơng nghệ ở
tiểu học
Hoạt động 2 . Tìm hiểu về đặc điểm và yêu cầu về phát triển NL, PC trong
dạy học phần Công nghệ ở tiểu học
Nhiệm vụ của học viên:
- Nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động nhóm thảo luận nội dung: Phân tích đặc điểm và yêu cầu về phát
triển PC, NL trong dạy học Công nghệ; Định hướng nội dung, PP, các hoạt động
học tập để phát triển các NL chung và NL Công nghệ
Sản phẩm: Trình bày kết quả thảo luận trên giấy A0
Thông tin cơ bản cho hoạt động 2
1. Phát triển PC
Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác trong CT GDPT, mơn
Cơng nghệ có trách nhiệm và cơ hội hình thành và phát triển các PC chủ yếu đã
nêu trong CT GDPT tổng thể.
8
Với đặc thù mơn học, giáo dục cơng nghệ có lợi thế giúp HS phát triển các
PC chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm qua dạy học nội dung công nghệ liên quan
tới môi trường công nghệ con người đang sống và những tác động của nó; qua
các hoạt động thực hành, lao động và trải nghiệm nghề nghiệp; qua các nội dung
đánh giá và dự báo phát triển của công nghệ.
PC được hình thành và phát triển trong dạy học công nghệ thông qua môi
trường giáo dục ở nhà trường trong mối quan hệ chặt chẽ với gia đình và xã hội;
các nội dung học tập có liên quan trực tiếp; các PP và hình thức tổ chức dạy học.
Căn cứ yêu cầu cần đạt về PC đã được mô tả, mỗi bài học, ngoài các mục tiêu về
kiến thức, kĩ năng, NL cần đạt, cần chỉ rõ cơ hội góp phần phát triển ở người học
các PC phù hợp.
2. Phát triển NL chung cốt lõi
CT GDPT 2018 đưa ra 10 NL cốt lõi. Trong đó có 3 NL chung là tự chủ và
tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Các môn học, hoạt
động giáo dục đều có trách nhiệm hình thành và phát triển NL này. Trong dạy học
công nghệ, cơ hội và cách thức phát triển các NL chung cốt lõi được thể hiện cụ
thể như sau:
- NL tự chủ và tự học
Trong giáo dục công nghệ, NL tự chủ của HS được biểu hiện thông qua sự
tự tin và sử dụng hiệu quả các sản phẩm công nghệ trong gia đình, cộng đồng,
trong học tập, cơng việc; bình tĩnh, xử lí có hiệu quả những sự cố kĩ thuật, cơng
nghệ; ý thức và tránh được những tác hại (nếu có) do cơng nghệ mang lại, ... NL
tự chủ được hình thành và phát triển ở HS thông qua các hoạt động thực hành,
làm dự án, thiết kế và chế tạo các sản phẩm công nghệ, sử dụng và đánh giá các
sản phẩm cơng nghệ, bảo đảm an tồn trong thế giới cơng nghệ ở gia đình, cộng
đồng và trong học tập, lao động.
Để hình thành, phát triển NL tự học, giáo viên coi trọng việc phát huy tính
tích cực, tự lực, chủ động của HS, đồng thời quan tâm tới nguồn học liệu hỗ trợ
tự học (đặc biệt là học liệu số), PP, tiến trình tự học và đánh giá kết quả học tập
của HS.
- NL giao tiếp và hợp tác
NL giao tiếp và hợp tác được thể hiện qua giao tiếp công nghệ, một thành
phần cốt lõi của NL cơng nghệ. Việc hình thành và phát triển ở HS NL này được
thực hiện thông qua dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ, khuyến khích HS trao đổi,
trình bày, chia sẻ ý tưởng, ... khi thực hiện các dự án học tập và sử dụng, đánh giá
các sản phẩm công nghệ được đề cập trong CT.
9
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo
Giáo dục cơng nghệ có nhiều ưu thế trong hình thành và phát triển ở HS NL
giải quyết vấn đề và sáng tạo thơng qua các hoạt động tìm tịi, sáng tạo sản phẩm
mới; giải quyết các vấn đề về kĩ thuật, công nghệ trong thực tiễn. Trong CT môn
Công nghệ, tư tưởng thiết kế được nhấn mạnh và xuyên suốt từ cấp tiểu học đến
cấp trung học phổ thông và được thực hiện thông qua các mạch nội dung, thực
hành, trải nghiệm từ đơn giản đến phức tạp là điều kiện để hình thành, phát triển
NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
NL chung được hình thành và phát triển trong mỗi mạch nội dung, chủ đề
học tập cụ thể. Tùy theo đặc điểm, tính chất của nội dung mà mỗi bài học sẽ góp
phần phát triển NL, thành tố của NL, hay một số yêu cầu cần đạt cụ thể. Giáo viên
cần nghiên cứu kĩ về NL chung để hiểu bản chất, cấu trúc, yêu cầu cần đạt cho
từng cấp học. Từ đó mới có cơ sở đề xuất mục tiêu phát triển NL cho mỗi bài dạy.
Bảng 2 là những gợi ý về PP, nội dung, hoạt động học tập góp phần phát triển NL
chung cốt lõi.
10
Bảng 1: Định hướng phát triển NL chung cốt lõi
Nội dung, PP, Hoạt động dạy học góp phần phát triển NL
NL, thành phần NL
NL CHUNG CỐT LÕI
Tự chủ và Tự học
PP
- Dạy học dựa trên dự án.
- Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề.
- Dạy học thực hành.
- Dạy học Algorit.
- Dạy học CT hóa.
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
- Tổ chức hoạt động giáo dục STEM trong môn học.
11
- Giao nhiệm vụ đọc SGK bài học mới cho HS, và khai thác sự chuẩn bị của HS trong bài học mới. Nhiệm
vụ phải rõ ràng nội dung đọc và các câu hỏi, vấn đề cần thực hiện.
- Tổ chức dạy học theo tư tưởng lớp học đảo ngược (flipped classroom) với sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin.
- u cầu HS tìm kiếm và tóm tắt nội dung các tài liệu (từ nhiều nguồn khác nhau) có liên quan đến nội
dung bài dạy.
- Tổ chức cho HS thực hành, luyện tập, vận dụng các nội dung học vào thực tiễn.
- Thảo luận nhóm, sử dụng SGK (hoặc tài liệu đọc) làm tư liệu để HS đọc, trả lời câu hỏi, vấn đề cần giải
quyết.
- Khai thác kỹ thuật KWLH (K: What we Know; W: What we want to learn; L: What we Learned; H:
How to learn more) trong tổ chức các hoạt động dạy học.
-…
Giao tiếp và Hợp tác
PP
- Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
- Dạy học dựa trên dự án.
12
- Đóng vai.
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
- Tổ chức hoạt động giáo dục STEM trong môn học.
- Sử dụng kỹ thuật tranh luận, phản đối để xem xét sâu một chủ đề, vấn đề trên nhiều phương diện khác
nhau.
- HS thực hiện nhiệm vụ dưới dạng bài trình bày và thể hiện trước lớp.
- Sử dụng công cụ đánh giá thúc đẩy phát triển hợp tác nhóm trong các hoạt động học tập.
-…
Giải quyết vấn đề và PP
Sáng tạo
- Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo dự án.
- Đàm thoại gợi mở (nêu vấn đề).
- Dạy học dựa trên sự khám phá.
13
- Dạy học Algorit.
- Webquest.
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
- Đề xuất giải pháp, ý tưởng mới thông qua kĩ thuật Công não (Brain Storming) kết hợp với sử dụng Sơ
đồ tư duy (Mind Maps).
- Nhiệm vụ học tập là câu hỏi mở, câu hỏi vận dụng, câu hỏi liên hệ kiến thức trong thực tiễn.
- Thiết kế một sản phẩm trên cơ sở vận dụng kiến thức toán học, khoa học, kĩ thuật và công nghệ (STEM).
- Nhiệm vụ học tập ngay tại thời điểm đó, HS chưa có ngay giải pháp để thực hiện.
- Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
-…
14
3. Phát triển NL công nghệ
NL công nghệ (1) và các mạch nội dung (2) của môn công nghệ là hai trục
tư tưởng chủ đạo của mơn học, có tác động hỗ trợ qua lại. NL cơng nghệ sẽ góp
phần định hướng lựa chọn mạch nội dung; ngược lại, mạch nội dung sẽ là chất
liệu và mơi trường góp phần hình thành phát triển NL, đồng thời cũng sẽ định
hướng hồn thiện mơ hình NL cơng nghệ.
NL cơng nghệ được hình thành và phát triển thơng qua hoạt động dạy học
trong mỗi mạch nội dung, mỗi chủ đề cụ thể. Trong mỗi bài học cụ thể cần tham
chiếu đầy đủ tới mơ hình NL cơng nghệ để xác định bài học đó sẽ định hướng
phát triển các yêu cầu cần đạt nào trong mơ hình NL.
Bảng dưới đây mơ tả chi tiết các định hướng về nội dung, PP, hoạt động học
tập góp phần phát triển cho từng NL thành phần của NL công nghệ.
15
Bảng 2: Định hướng phát triển NL công nghệ
Nội dung, PP, Hoạt động dạy học góp phần phát triển NL
NL và thành phần NL
Nhận thức công nghệ
Nội dung, PP, Hoạt động học tập triển khai theo cách dạy thông thường. Chú ý tích cực hóa hoạt động
học tập của HS trên cơ sở HS được: suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn, và
thực hành nhiều hơn.
Giao tiếp công nghệ
Nội dung, PP, Hoạt động học tập triển khai theo cách dạy thơng thường. Chú ý tích cực hóa hoạt động
học tập của HS trên cơ sở HS được: suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn, và
thực hành nhiều hơn.
Sử dụng công nghệ
NỘI DUNG
- Các sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình.
- Nội dung về quá trình sản xuất chủ yếu.
PP
- Dạy học Thực hành.
16
Nội dung, PP, Hoạt động dạy học góp phần phát triển NL
NL và thành phần NL
- Đóng vai.
- Dạy học Algorit.
- PP tình huống.
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
- Tháo, lắp sản phẩm, hệ thống kỹ thuật, cơng nghệ để tìm hiểu cấu tạo.
- Đọc các thông số kỹ thuật của sản phẩm, hệ thống kỹ thuật công nghệ.
- Nghiên cứu sơ đồ, thực nghiệm để hiểu nguyên lý làm việc của sản phẩm, hệ thống kỹ thuật.
- Liên hệ với thực tiễn trong gia đình của HS.
-…
Đánh giá cơng nghệ
NỘI DUNG
- Các nội dung tích hợp bảo vệ mơi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục tài
chính.
17
Nội dung, PP, Hoạt động dạy học góp phần phát triển NL
NL và thành phần NL
- Các nội dung so sánh các sản phẩm, hệ thống kỹ thuật, công nghệ.
- Các nội dung về sản phẩm công nghệ, ưu nhược điểm của các sản phẩm công nghệ.
PP
- Dạy học dựa trên dự án.
- Dạy học tích hợp liên mơn.
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
- Tổ chức hoạt động giáo dục STEM trong môn học.
- Hoạt động so sánh về cấu tạo, thẩm mỹ, tính năng, nguyên lý làm việc, giá thành sản phẩm công
nghệ.
- Hoạt động đánh giá tác động tới môi trường của các sản phẩm, hệ thống kỹ thuật, công nghệ.
- Xem xét mối quan hệ giữa kỹ thuật, công nghệ với con người, xã hội.
- Trải nghiệm để so sánh, đánh giá sản phẩm, hệ thống kỹ thuật, công nghệ.
18
Nội dung, PP, Hoạt động dạy học góp phần phát triển NL
NL và thành phần NL
-…
Thiết kế kĩ thuật
NỘI DUNG
- Biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật.
- Thiết kế kỹ thuật.
PP
- Dạy học dựa trên dự án.
- Dạy học thực hành.
- Dạy học Algorit.
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
- Tổ chức hoạt động giáo dục STEM trong môn học.
- Thiết kế sản phẩm kỹ thuật, công nghệ với những ràng buộc cho trước trên cơ sở kiến thức, kỹ năng
trong CT học tập.
19
Nội dung, PP, Hoạt động dạy học góp phần phát triển NL
NL và thành phần NL
- Tìm kiếm tư liệu, đọc và phân tích, tổng hợp thơng tin về sản phẩm, hệ thống kỹ thuật, cơng nghệ có
trên thị trường.
- Quan sát, thử nghiệm, trải nghiệm và đề xuất giải pháp cải tiến cho một sản phẩm, hệ thống kỹ thuật,
công nghệ.
- Đề xuất ý tưởng mới, giải pháp cho một yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ bằng kỹ thuật công não
(Brain Storming).
- Sử dụng các máy công cụ, dụng cụ cầm tay hiện thực hóa giải pháp; đánh giá mức độ phù hợp với
mục tiêu đặt ra của sản phẩm kỹ thuật, công nghệ định thiết kế.
- Kể các câu chuyện về các nhà sáng chế, các sáng chế nổi bật và có vai trị quan trọng đối với đời
sống con người.
-…
20
Chủ đề 3. PPDH tích cực góp phần phát triển NL cho HS tiểu học
qua DH môn Công nghệ
Hoạt động 3. Tìm hiểu về PPDH/ giáo dục phần Cơng nghệ ở Tiểu học
Nhiệm vụ của học viên:
- Nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động nhóm thảo luận nội dung sau:
+ Khái quát mục tiêu, nội dung CT phần Công nghệ ở tiểu học.
+ Đặc điểm nội dung phần Công nghệ ở tiểu học.
+ Một số PP, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy học phần
Cơng nghệ ở tiểu học.
Sản phẩm: Trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy kèm ví dụ minh hoạ.
Thơng tin cơ bản hoạt động 3
1. PPDH Công nghệ phát triển NL và PC HS
1.1. Khái quát mục tiêu, nội dung CT phần Công nghệ ở tiểu học
Theo CT Giáo dục phổ thông 2018 - CT tổng thể, Tin học và Công nghệ là
một môn học bắt buộc được thực hiện trong CT giáo dục cấp tiểu học từ lớp 3 đến
lớp 5. Cấu trúc của môn Tin học và Công nghệ gồm 2 phần chính: phần Tin học
và phần Cơng nghệ, mỗi phần có dung lượng thời gian 35 tiết. Sau đây nói “phần
Cơng nghệ” hoặc “phần Cơng nghệ ở tiểu học” thì có thể hiểu là phần Cơng nghệ
thuộc mơn Tin học và Công nghệ ở tiểu học.
a) Mục tiêu giáo dục Công nghệ cấp tiểu học
Theo CT Giáo dục phổ thông 2018, mục tiêu của Giáo dục Công nghệ ở cấp
tiểu học là bước đầu hình thành và phát triển ở HS NL công nghệ trên cơ sở các
mạch nội dung về công nghệ và đời sống, thủ công kĩ thuật; khơi dậy hứng thú
học tập và tìm hiểu cơng nghệ. Kết thúc tiểu học, HS sử dụng được một số sản
phẩm cơng nghệ thơng dụng trong gia đình đúng cách, an tồn; thiết kế được sản
phẩm thủ cơng kĩ thuật đơn giản; trao đổi được một số thông tin đơn giản về các
sản phẩm công nghệ trong phạm vi gia đình, nhà trường; nhận xét được ở mức độ
đơn giản về sản phẩm công nghệ thường gặp; nhận biết được vai trị của cơng
nghệ đối với đời sống trong gia đình, ở nhà trường.
21
b) Mục tiêu theo các thành tố của NL công nghệ
Theo CT Giáo dục phổ thông 2018 - CT môn Cơng nghệ nói chung và mục
tiêu của phần Cơng nghệ ở tiểu học nói riêng là giúp HS đạt được các yêu cầu về
PC và NL. Xét riêng về NL thì có 3 NL chung (Tự chủ và tự học; Giao tiếp và
hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo) và NL công nghệ. NL công nghệ được
chia ra 5 thành tố: Nhận thức công nghệ; Giao tiếp công nghệ; Sử dụng công nghệ;
Đánh giá công nghệ và Thiết kế kĩ thuật. Dưới đây là mô tả các NL thành tố cần
đạt đối với NL công nghệ trong phần Công nghệ ở tiểu học.
Nhận thức công nghệ:
- Nhận ra được sự khác biệt của môi trường tự nhiên và môi trường sống do
con người tạo ra.
- Nêu được vai trị của các sản phẩm cơng nghệ trong đời sống gia đình, nhà
trường.
- Kể được về một số nhà sáng chế tiêu biểu cùng các sản phẩm sáng chế nổi
tiếng có tác động lớn tới cuộc sống của con người.
- Nhận biết được sở thích, khả năng của bản thân đối với các hoạt động kĩ
thuật, công nghệ đơn giản.
- Trình bày được quy trình làm một số sản phẩm thủ cơng kĩ thuật đơn giản.
Giao tiếp cơng nghệ:
- Nói, vẽ hay viết để mô tả những thiết bị, sản phẩm cơng nghệ phổ biến
trong gia đình.
- Phác thảo bằng hình vẽ cho người khác hiểu được ý tưởng thiết kế một sản
phẩm công nghệ đơn giản.
Sử dụng công nghệ:
- Thực hiện được một số thao tác kĩ thuật đơn giản với các dụng cụ kĩ thuật.
- Sử dụng được một số sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình.
- Nhận biết và phịng tránh được những tình huống nguy hiểm trong mơi
trường cơng nghệ ở gia đình.
- Thực hiện được một số cơng việc chăm sóc hoa và cây cảnh trong gia đình.
Đánh giá cơng nghệ:
22
- Đưa ra được lí do thích hay khơng thích một sản phẩm công nghệ.
- Bước đầu so sánh và nhận xét được về các sản phẩm công nghệ cùng chức
năng.
Thiết kế kĩ thuật:
- Nhận thức được: muốn tạo ra sản phẩm công nghệ cần phải thiết kế; thiết
kế là q trình sáng tạo.
- Kể tên được các cơng việc chính khi thiết kế.
- Nêu được ý tưởng và làm được một số đồ vật đơn giản từ những vật liệu
thơng dụng theo gợi ý, hướng dẫn.
c) Nội dung chính của phần Cơng nghệ ở tiểu học
Có thể tóm tắt nội dung chính của phần Cơng nghệ ở cấp tiểu học như sau:
- Phần Công nghệ lớp 3 bao gồm các nội dung: Tự nhiên và Công nghệ; Sử
dụng đèn học, quạt điện, máy thu thanh, máy thu hình; An tồn với mơi trường
cơng nghệ trong gia đình; Làm dụng cụ học tập, biển báo giao thông, đồ chơi đơn
giản
- Phần Công nghệ lớp 4 bao gồm các nội dung: Hoa và cây cảnh trong đời
sống; Trồng hoa và cây cảnh trong chậu; Lắp ghép mơ hình kĩ tht; Làm đồ chơi
dân gian.
- Phần Công nghệ lớp 5 bao gồm các nội dung: Vai trị của cơng nghệ; Nhà
sáng chế; Tìm hiểu thiết kế; Sử dụng điện thoại, tủ lạnh; Lắp ráp mơ hình xe điện,
máy phát điện gió, điện mặt trời.
Mục tiêu chung và nội dung chính của phần Công nghệ cấp tiểu học, các yêu
cầu cần đạt theo 5 thành tố của NL công nghệ trên đây vừa là đích để hướng tới
vừa là cơ sở khoa học để giáo viên (GV) lựa chọn và sử dụng các PP và kĩ thuật
dạy học tích cực trong q trình thực hiện dạy học phần Công nghệ.
1.2. Một số PPDH tích cực có thể sử dụng trong dạy học phần Cơng nghệ
ở tiểu học
PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ
những PP giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của người học. Tích cực trong PPDH được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ
động và PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động
nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người
học chứ khơng phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy
23
nhiên để dạy học theo PP tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo
PP thụ động.
Đặc trưng của các PP và kĩ thuật dạy học tích cực là: dạy và học thơng qua
tổ chức các hoạt động học tập của HS; dạy và học chú trọng rèn luyện PP tự học;
tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác; kết hợp đánh giá của thầy
với tự đánh giá của trị.
PPDH tích cực địi hỏi phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp
nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học Với GV tiểu học hiện nay, các PP
và kĩ thuật dạy học tích cực khơng phải là xa lạ. Vì vậy, ở đây chỉ giới thiệu khái
quát một số PP và kĩ thuật dạy học được giáo dục phổ thông thường dùng hiện
nay.
a) PP vấn đáp:
Trong dạy học, PP vấn đáp, cịn có thể gọi là PP đàm thoại là PP mà GV dựa
vào vốn tri thức và kinh nghiệm thực tiễn của người học (sau đây gọi là HS), đồng
thời căn cứ vào nội dung nghiên cứu và mục tiêu cần đạt để đưa ra hệ thống các
câu hỏi (vấn đề cần giải quyết) thích hợp, yêu cầu HS lần lượt trả lời, nhằm thông
qua việc trao đổi có tính chất hướng dẫn của GV, giúp HS tư duy tìm câu trả lời
để qua đó tiếp thu được tri thức mới hoặc củng cố những tri thức đã học.
PP vấn đáp là PPDH có hướng kích thích tính tích cực, độc lập nhận thức ở
HS.
Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta chia PP vấn đáp ra 3 loại:
vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích - minh họa và vấn đáp tìm tịi.
Trong dạy học, PP vấn đáp được sử dụng khá thường xuyên, cả trong kiểm
tra bài cũ (kiểm tra miệng) và dạy bài mới. Hiệu quả của PP vấn đáp tùy thuộc
vào nghệ thuật hỏi của GV. Câu hỏi có thể là dành cho cá nhân một HS, cho nhóm
hoặc cho cả lớp để cùng suy nghĩ; câu hỏi có thể là tái hiện hoặc là tìm tịi; câu
hỏi có thể mang tính định hướng cho HS tìm hiểu đối tượng nghiên cứu; câu hỏi
có thể là một vấn đề đặt ra cho phép HS có đủ thời gian suy nghĩ để trả lời nhưng
cũng có thể nhanh, dồn dập để tạo cho HS phát triển tư duy linh hoạt, huy động
tối đa vốn hiểu biết để trả lời.
PP vấn đáp đã chú ý đến mức độ nhất định vai trị chủ động và tính tích cực
nhận thức của HS và có thể vận dụng ở tất cả các lớp học, các cấp học. Vận dụng
PP vấn đáp sẽ giúp GV thu được những tín hiệu ngược từ phía HS một cách nhanh
gọn để kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình; mặt khác có điều kiện quan tâm,
chú ý đến từng HS, nhất là đến những HS giỏi và những HS yếu, kém. Nếu khéo
léo vận dụng PP vấn đáp thì sẽ tạo ra khơng khí học tập sơi nổi đồng thời bồi
dưỡng cho HS NL tìm câu trả lời tối ưu một cách nhanh chóng và diễn đạt bằng
24
lời đầy đủ, gọn gàng, chính xác. Một trong những vấn đáp tích cực là vấn đáp/
đàm thoại nêu vấn đề.
PP vấn đáp cũng có hạn chế như: dễ làm mất thời gian dẫn đến làm ảnh
hưởng không tốt đến việc thực hiện kế hoạch trên lớp nếu như GV nêu câu hỏi
không rõ ràng hoặc dẫn dắt HS trả lời không khoa học; dễ xảy ra hiện tượng “theo
đuôi” không chịu động não của những HS kém và không thu hút được toàn lớp
vào hoạt động chung nếu như GV chỉ tập trung đàm thoại vói những HS khá giỏi
hoặc biến cuộc đàm thoại thành cuộc đối thoại giữa GV và cá nhân HS.
b) PP nêu vấn đề: Thông tin cơ bản tại Phụ lục: Một số PP, kỹ thuật DH tích
cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo Mơ-đun 2.0.
c) PP đóng vai: Thơng tin cơ bản tại Phụ lục: Một số PP, kỹ thuật DH tích
cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo Mô-đun 2.0.
d) PPDH theo dự án: Thông tin cơ bản tại Phụ lục: Một số PP, kỹ thuật DH
tích cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo Mơ-đun 2.0.
e) Mơ hình dạy học lớp học đảo ngược: Thông tin cơ bản tại Phụ lục: Một
số PP, kỹ thuật DH tích cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo Mô-đun 2.0.
1.3. Một số kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy học phần
Công nghệ ở tiểu học
Một số kĩ thuật dạy học tích cực cũng đã được áp dụng trong dạy học ở
nước ta từ trước. Tuy nhiên, việc đặt tên và bổ sung vào danh sách kĩ thuật dạy
học chỉ trở nên phổ biến khi chúng ta học tập kinh nghiệm giáo dục thế giới. Cho
đến nay có khá nhiều kĩ thuật dạy học tích cực đã được giới thiệu và triển khai ở
giáo dục phổ thơng nói chung và trong dạy học ở tiểu học nói riêng. Ở đây chỉ xin
điểm qua 10 kĩ thuật dạy học tích cực thường được sử dụng trong dạy học ở phổ
thông.
a) Kĩ thuật "Khăn trải bàn": Thông tin cơ bản tại Phụ lục: Một số PP, kỹ
thuật DH tích cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo Mô-đun 2.0.
b) Kĩ thuật "Các mảnh ghép": Thông tin cơ bản tại Phụ lục: Một số PP, kỹ
thuật DH tích cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo Mô-đun 2.0.
c) Kĩ thuật "Động não": Thông tin cơ bản tại Phụ lục: Một số PP, kỹ thuật
DH tích cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo Mô-đun 2.0.
d) Kĩ thuật “XYZ”: Thông tin cơ bản tại Phụ lục: Một số PP, kỹ thuật DH
tích cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo Mô-đun 2.0.
25