Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích làm rõ khái niệm chiến lược phát triển nguồn nhân lực; mục tiêu chiến lược, quan điểm và biện pháp thực hiện chiến lược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.55 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG QLNN VỀ LAO ĐỘNG
Câu 6: Phân tích làm rõ khái niệm chiến lược phát triển nguồn nhân lực; mục tiêu
chiến lược, quan điểm và biện pháp thực hiện chiến lược. Liên hệ thực tiễn việc
xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực của quốc gia/ngành/địa
phương.
1. Phân tích làm rõ khái niệm chiến lược phát triển nguồn nhân lực; mục tiêu
chiến lược, quan điểm và biện pháp thực hiện chiến lược
Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển
đất nước. Đặc biệt, trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội
nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, công tác phát triển nguồn nhân lực càng trở
nên cấp thiết. Để đảm bảo hiện thực hóa các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội,
cần tiến hành xây dựng và triển khai các chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
Xét về khái niệm, chiến lược phát triển nguồn nhân lực là tập hợp các quyết định
về các mục tiêu dài hạn, các biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, gồm mục
tiêu phát triển lao động và quan điểm, giải pháp thực hiện và được thực hiện trong
thời gian nhằm đảm bảo thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Có thể thấy, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến chiến lược phát triển nguồn
nhân lực. Tính đến thời điểm này, một loạt các chiến lược, quy hoạch ở tầm quốc
gia về phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn 2011-2020 đã được ban hành,
như: Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020; Chiến lược phát triển dạy nghề
thời kỳ 2011-2020; Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020.
Xét về mục tiêu, chiến lược phát triển nguồn nhân lực có Mục tiêu tổng quát là
đưa lao động Việt Nam trở thành thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát
triển đất nước bền vững, ổn định xã hội và hội nhập thành công, nâng trình độ năng
lực cạnh tranh nguồn nhân lực ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, tiếp
cận các nước phát triển trên thế giới. Đi sâu hơn vào khía cạnh tổng quát, chiến
lược phát triển nguồn nhân lực có tám Mục tiêu cụ thể như sau:
1. Lao động Việt Nam có thể lực tốt, tầm vóc cường tráng, phát triển tồn diện
các trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức, có khả năng tự học, tự đào tạo, chủ
động, sáng tạo, có trí thức nghề nghiệp cao, khả năng thích ứng cao với mơi
trường.


2. Lao động khu vực hành chính, đảm bảo chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu


quản lý nhà nước pháp quyền trong bối cảnh hội nhập và sự thay đổi nhanh
của môi trường
3. Xây dựng đội ngũ lao động khoa học, công nghệ nhất là các chun gia đầu
ngành có trình độ chun kỹ thuật tương đương các nước tiên tiến trong khu
vực: đủ năng lực nghiên cứu, ứng dụng,chuyển giao công nghệ, kỹ thuật,
giải quyết căn bản những vấn đề phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc
tế.
4. Xây dựng đội ngũ doanh nhân, nhà quản trị DN có bản lĩnh, chuyên nghiệp,
thông thạo kinh doanh và quản trị DN trong nền kinh tế hội nhập, đảm bảo
DN có năng lực cạnh tranh cao trong nước và quốc tế.
5. Lao động Việt Nam có đầy đủ năng lực, tự chủ, năng động, đáp ứng yêu cầu
lao động trong xã hội công nghiệp.
6. Thông qua quy hoạch nguồn lao động, đảm bảo cơ cấu hợp lý lao động về
chuyên môn, kỹ thuật, bậc trình độ, vùng miền , phát triển lao động trình độ
cao đạt chuẩn quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và các vùng miền.
7. Xây dựng xã hội học tập, đảm bảo cơ hội bình đẳng của công dân Việt Nam
được học tập, đào tạo, học nghề và làm việc có hiệu quả.
8. Xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo tiên tiến, hiện đại, đa dạng, cơ cấu
ngành,nghề đồng bộ, đa cấp, năng động, liên thông giữa các cấp, ngành đào
tạo trong nước và quốc tế, hình thành xã hội học tập.
Việc thực hiện thành cơng các mục tiêu trên đòi hỏi các quan điểm chỉ đạo và
thực hiện đúng đắn, rõ ràng. Dưới đây là các quan điểm liên quan đến chiến lược
phát triển nguồn nhân lực:
1. Phát triển lao động phải dựa trên và phục vụ cho việc thực hiện chiến lược
phát triển KT-XH, phải coi lao động là khâu đột phá để thực hiện chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội.
2. Phát triển lao động phải dựa trên nhu cầu toàn bộ nền kinh tế, các ngành, địa

phương.
3. Phát triển lao động phải phát triển tồn diện yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng
thực hành và phẩm chất nghề nghiệp theo yêu cầu phát triển con người và
phát triển kinh tế - xã hội.
4. Lao động Việt Nam phải mang tính thời đại, trình độ kiến thức kỹ năng và
phẩm chất nghề nghiệp phải tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trong khu
vực và một số mặt đạt trình độ thế giới.
5. Phát triển lao động phải đảm bảo kết hợp giữa cơng bằng với lợi ích quốc


gia, chuyển nhanh đào tạo sang đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội
về lao động
6. Phát triển lao động là sự nghiệp lâu dài, của toàn xã hội đẩy mạnh xã hội hoá
hoạt động phát triển lao động, nhà nước chủ yếu thực hiện chức năng quản
lý, mỗi các nhân, tổ chức phải chủ động,trách nhiệm trong phát triển LĐ …
7. Tăng cường Hợp tác quốc tế trong phát triển lao động, ưu tiên xây dựng các
cơ sở đào tạo, dạy nghề đạt chuẩn quốc tế.
Sau khi đã xác định được mục tiêu và quan điểm chỉ đạo và triển khai xuyên
suốt, dưới đây là một số biện pháp thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực
được đề xuất:
1. Các giải pháp mang tính đột phá:
1.1 Nhận thức về phát triển lao động theo hướng xây dựng con người/lao
động là yếu tố nền tảng, quyết định tính phát triển kinh tế - xã hội và mọi tổ
chức/DN. Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế, hay con người
vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong phát triển kinh tế theo định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một trong những quan điểm cốt lõi, xuyên suốt
trong đường lối lãnh đạo chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam.
1.2 Liên bộ, ngành, địa phương phải xây dựng chiến lược, quy hoạch phát
triển lao động đảm bảo thực hiện chiến lược của ngành, địa phương và chiến
lược phát triển lao động của nhà nước TW.

1.3 Sử dụng, đánh giá, đãi ngộ lao động phải dựa vào năng lực thực tế, vào
kết quả, hiệu quả lao động không quá coi trọng bằng cấp một cách hình thức
trong tuyển dụng và bố trí sử dụng LĐ. Cần tạo môi trường làm việc tốt và
đãi ngộ phù hợp, thu hút và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực cả trong và ngoài
nước và tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước.
1.4 Đổi mới căn bản quản lý nhà nước về phát triển và sử dụng lao động.
Cần định hướng và điều tiết phát triển nguồn nhân lực, hồn thiện khn khổ
pháp luật và mơi trường pháp lý cho phát triển nguồn nhân lực, đổi mới can
thiệp của Nhà nước trong cung cấp dịch vụ công cho phát triển nguồn nhân
lực, tăng cường kiểm tra, giám sát sự phát triển và chất lượng dịch vụ công
và hoàn thiện cơ cấu tổ chức và bộ máy

2. Liên hệ thực tiễn việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn
nhân lực của quốc gia/ngành/địa phương.


Ngày 29/05/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 630/QÐ-TTg
phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020. Ðây là chiến lược
quan trọng nằm trong Chiến lược tổng thể Phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ
2011 - 2020, với mục tiêu phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc
biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ngày 9/12/2015, tại TPHCM, Tổng Cục Dạy nghề đã tổ chức Hội thảo Sơ kết 5
năm thực hiện Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020 và Đánh giá Dự
án “Đổi mới và phát triển dạy nghề” giai đoạn 2011-2015 và phương hướng nhiệm
vụ giai đoạn 2016-2020. Sau 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển dạy nghề giai
đoạn 2011-2020 đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong đó, tuyển sinh đào tạo
nghề trong 5 năm (2011 – 2015) được 9.171.371 người, đạt 95,5% so với mục tiêu
Chiến lược đề ra, tăng 18% so với giai đoạn 2006-2010. Riêng đào tạo sơ cấp nghề
và dạy nghề dưới 3 tháng có trên 2,4 triệu lao động nơng thơn theo chính sách Đề
án 1956. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các cấp trình độ đạt 38,5%, gần đạt với mục

tiêu của Chiến lược (96,2%). Việc quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề đã có bước
chuyển và hiện có 59 tỉnh thành lập trường cao đẳng nghề, đạt 92%. Các cơ sở dạy
nghề đã tự chủ về tài chính, ứng dụng cơng nghệ thông tin trong dạy nghề, quản lý
và phát triển đội ngũ giáo viên. Tính đến năm 2015 cả nước có 1.467 cơ sở dạy
nghề ( gồm 190 trường Cao đẳng nghề (CĐN), 280 trường Trung cấp nghề ( TCN)
và 997 Trung tâm dạy nghề (TTDN), cùng với trên 40.615 giáo viên dạy nghề và
sau 5 năm (2011-2020) đã có 7.352 lượt giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng kỹ
năng nghề.
Bên cạnh kết quả đạt được, các đại biểu cũng thừa nhận những yếu kém về các
nhiệm vụ phát triển chương trình, giáo trình; xây dựng khung trình độ quốc gia; cơ
sở vật chất và thiết bị dạy nghề; kiểm định chất lượng dạy nghề; hợp tác quốc tế…
Trong đó, một số mục tiêu của Chiến lược đã không đạt yêu cầu được chỉ ra như
mạng lưới cơ sở dạy nghề, số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản
lý; cấp chứng chỉ nghề quốc gia; hướng nghiệp phân luồng học nghề sau trung học
cơ sở…

Tham khảo:
/>

tuc/-/asset_publisher/aRIn3er4plGA/content/phat-trien-nguon-nhan-luc-nhat-lanhan-luc-chat-luong-cao-ap-ung-yeu-cau-muc-tieu-ua-at-nuoc-phat-trien-nhanhva-ben-vung/pop_up?
_101_INSTANCE_aRIn3er4plGA_viewMode=print&_101_INSTANCE_aRIn3er4
plGA_languageId=vi_VN
/> /> /> /> />



×