UBND TỈNH QUẢNG NINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hạ Long, ngày 09 tháng 10 năm 2009
ĐỀ ÁN
NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3185/KHĐT-KTĐN ngày 09/10/2009 của
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh)
Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường kinh doanh của Việt
Nam (PCI) là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Dự án Nâng cao Năng lực Cạnh
tranh Việt Nam (VNCI) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh PCI được xây dựng với mục tiêu giúp lý giải
nguyên nhân tại sao một số tỉnh thành của đất nước lại tốt hơn các tỉnh thành khác
về sự phát triển năng động của khu vực kinh tế dân doanh, tạo việc làm và tăng
trưởng kinh tế. Bằng cách thực hiện điều tra mới đối với doanh nghiệp dân doanh
để tìm hiểu về sự đánh giá của doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh ở địa
phương, và kết hợp dữ liệu điều tra với các số liệu so sánh thu thập được từ các
nguồn chính thức về điều kiện ở địa phương.
Mục đích của Đề án nâng cao Chỉ số Năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng
Ninh là nhằm phân tích chỉ số PCI của riêng tỉnh mình trên cơ sở so sánh tương
quan với cả nước, qua đó nhận diện những mặt mạnh và những mặt cần được cải
thiện về môi trường kinh doanh ở tỉnh để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế
tư nhân. Đề án ra đời chắc chắn sẽ không thể đầy đủ và bao hàm tất cả những giải
pháp tốt nhất, tuy nhiên, đây sẽ là cơ sở để các Sở, ban, ngành; các thành phố, thị
xã, huyện trong tỉnh xây dựng và triển khai các kế hoạch, giải pháp cụ thể hơn
nhằm chung tay cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh của tỉnh.
Nội dung của Đề án tập trung vào 3 phần chính: Giới thiệu về chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh (i), thực trạng điều hành kinh tế của tỉnh qua kết quả chỉ số
PCI (ii)
1
, kết luận và tổ chức thực hiện (iii).
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI).
1. Khái niệm và các chỉ số thành phần.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay còn được gọi tắt là PCI (Provincial
Competitiveness Index) được đo lường và xếp hạng công tác điều hành kinh tế của
1
Trong phần này tập trung chủ yếu vào phân tích kết quả của tỉnh Quảng Ninh trong năm 2008: Điểm số và vị trí
của từng chỉ số thành phần, một số mặt tồn tại hạn chế và giải pháp đề xuất.
1
các tỉnh dựa trên môi trường kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh
tế tư nhân thông qua cảm nhận của các doanh nghiệp dân doanh.
PCI được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố
chính thức từ năm 2005. Tuy nhiên, việc đánh giá và xếp hạng về PCI cho tất cả 64
tỉnh, thành phố trong cả nước chỉ được tiến hành hàng năm từ năm 2006
2
. Cũng từ
năm 2006, PCI được tính toán trên cơ sở tổng hợp của 10 chỉ số thành phần:
1. Chi phí gia nhập thị trường: Chỉ số thành phần này đo lường thời gian
và mức độ khó, dễ mà doanh nghiệp trải qua để đăng ký kinh doanh, xin cấp đất
và hoàn tất các giấy phép cần thiết để bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh.
2. Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất: Chỉ số thành phần này
đo lường mức độ khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc tiếp cận đất đai
và mặt bằng cho kinh doanh. Năm 2006, chỉ số thành phần này đã được cải tiến
bằng cách thêm một khía cạnh phân tích mới. Đó là mức độ ổn định trong sử
dụng đất.
- Khía cạnh thứ nhất phản ánh tình trạng doanh nghiệp có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất hay không, có đủ mặt bằng thực hiện những yêu cầu mở
rộng kinh doanh hay không, doanh nghiệp có đang thuê lại đất của doanh nghiệp
nhà nước không và đánh giá việc thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại
địa phương.
- Khía cạnh thứ hai mới bổ sung trong năm 2006 bao gồm đánh giá cảm
nhận của doanh nghiệp về những rủi ro trong quá trình sử dụng đất (ví dụ như
rủi ro từ việc bị thu hồi đất, định giá không đúng, thay đổi hợp đồng thuê đất)
cũng như thời hạn sử dụng đất.
3. Tính minh bạch và trách nhiệm: Chỉ số thành phần này đo lường khả
năng doanh nghiệp có thể tiếp cận được các kế hoạch của tỉnh và văn bản pháp
lý cần thiết cho công việc kinh doanh của mình, tính sẵn có của các văn bản này,
tính có thể dự đoán được của các quy định và chính sách mới, việc các quy định
đó có được đưa ra tham khảo ý kiến doanh nghiệp trước khi ban hành hay
không, và mức độ phổ biến của trang web tỉnh.
4. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước: Chỉ số thành
phần này đo lường thời gian mà các doanh nghiệp phải bỏ ra khi chấp hành các
thủ tục hành chính, cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp
phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan pháp luật của tỉnh thực hiện việc
thanh tra, kiểm tra. Như vậy, chỉ số này đề cập đến hai khía cạnh của chi phí
thời gian: thời gian giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính và
thời gian làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra.
5. Chi phí không chính thức: Chỉ số thành phần này đo lường mức chi phí
không chính thức doanh nghiệp phải trả và những trở ngại do những chi phí này
gây nên cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2
Năm 2008, báo cáo vẫn tính Hà Tây là một tỉnh riêng biệt.
2
6. Ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước và Môi trường cạnh tranh: Chỉ
số thành phần này đo lường mức độ ưu đãị của chính quyền tỉnh đối với các
DNNN xét trên khía cạnh những ưu đãi và việc tiếp cận nguồn vốn.
7. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh: Chỉ số thành phần này
đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của tỉnh trong quá trình thực thi chính sách
Trung ương cũng như trong việc đưa ra những sáng kiến riêng nhằm phát triển
khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời, chỉ số này còn nhằm đánh giá khả năng hỗ
trợ và áp dụng ở những chính sách đôi khi chưa rõ ràng của Trung ương theo
hướng có lợi cho doanh nghiệp.
8. Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân: Chỉ số thành phần này đo
lường chất lượng và tính hữu ích của các chính sách của tỉnh dành cho việc thúc
đẩy hoạt động kinh doanh của khu vực tư nhân, việc cung cấp thông tin pháp
luật cho doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác kinh doanh, v.v... Chỉ số thành phần này
nhằm đánh giá nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc trợ giúp các doanh
nghiệp.
9. Đào tạo lao động: Chỉ số thành phần này phản ánh mức độ và chất
lượng những hoạt động đào tạo nghề và phát triển kỹ năng do tỉnh triển khai
nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp địa phương cũng như tìm kiếm việc làm
cho lao động địa phương.
10. Thiết chế pháp lý: Chỉ số thành phần này phản ánh lòng tin của doanh
nghiệp tư nhân đối với các thiết chế pháp lý của địa phương, việc doanh nghiệp
có xem các thiết chế tại địa phương này như là công cụ hiệu quả để giải quyết
tranh chấp hoặc là nơi mà doanh nghiệp có thể khiếu nại những hành vi nhũng
nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương hay không.
Chỉ số PCI 2008 cuối cùng là kết quả tổng hợp của 10 chỉ số thành phần.
Các chỉ số thành phần có tác động lớn nhất tới sự tăng trưởng, đầu tư và mức lợi
nhuận của khu vực tư nhân có mức trọng số cao nhất là 15%. Tương tự như vậy,
các chỉ số có tác động trung bình được gắn với mức trọng số 10% và các chỉ số
ít có ảnh hưởng tới các kết quả phát triển của khu vực kinh tế tư nhân được gắn
mới mức trọng số là 5%.
Bảng 1: Trọng số của các chỉ số thành phần
Loại chỉ số
Trọng số
làm tròn
Loại trọng
số
Chi phí gia nhập thị trường 15% Cao
Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất 15% Cao
Tính minh bạch và trách nhiệm 15% Cao
Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của
Nhà nước
15% Cao
Chi phí không chính thức 10% Trung bình
3
Ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước và Môi
trường cạnh tranh
10% Trung bình
Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh 5% Thấp
Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân 5% Thấp
Đào tạo lao động 5% Thấp
Thiết chế pháp lý 5% Thấp
Từng chỉ số thành phần nêu trên được hình thành từ các chỉ tiêu cụ thể
(xem chi tiết tại phần kết quả cụ thể của Quảng Ninh ở phần sau).
Năm 2008, Báo cáo PCI bổ sung thêm chỉ số “Cơ sở hạ tầng” với lý do là
cơ sở hạ tầng yếu kém cũng sẽ giảm lợi thế cạnh tranh. Chỉ số này không phải là
thước đo đánh giá chất lượng điều hành kinh tế của địa phương, mà chỉ đơn giản là
đánh giá về chất lượng cơ sở hạ tầng nói chung và coi đây là một công cụ phần nào
giúp các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định đầu tư, giúp các nhà lãnh đạo
Trung ương và địa phương đưa ra các ưu tiên về chính sách phát triển. Chỉ số này
gồm 4 nội dung: (i) chất lượng và sức chứa của hạ tầng khu công nghiệp; (ii) chi
phí vận tải; (iii) chi phí và tính ổn định của viễn thông, năng lượng; (iv) cơ sở hạ
tầng khác (cảng biển, sân bay).
2. Phương pháp thu thập số liệu và xây dựng chỉ số PCI.
Quy trình xây dựng chỉ số PCI bao gồm 3 bước: Thu thập số liệu, xử lý
dữ liệu để xây dựng các chỉ số thành phần, xây dựng chỉ số tổng hợp PCI.
- Quá trình thu thập số liệu được tiến hành dựa trên việc điều tra doanh
nghiệp trong cả nước với phương pháp điều tra gián tiếp bằng cách gửi bộ câu hỏi
điều tra qua bưu điện. Các doanh nghiệp được chọn để gửi phiếu điều tra thông
qua việc phân tổ và chọn mẫu khá khoa học từ danh sách các doanh nghiệp đang
nộp thuế ở các địa phương để đảm bảo tính đại diện của mẫu điều tra.
- Sau khi nhận được trả lời của doanh nghiệp, việc xử lý số liệu bằng các
công cụ thống kê để giảm thiểu sai số gây ra bởi tỷ lệ phản hồi chưa cao của các
doanh nghiệp. Các thông tin thu được thông qua điều tra doanh nghiệp này được
sử dụng để tạo thành “dữ liệu mềm”. Ngoài ra, nghiên cứu PCI còn thu thập số
liệu thông qua phuơng pháp xin ý kiến chuyên gia, sử dụng bộ câu hỏi so sánh và
dùng một số số liệu thống kê để tính toán một số chỉ số tạo thành “dữ liệu cứng”.
- Sau khi thu thập và xử lý số liệu, việc tính toán để xây dựng chỉ số tổng
hợp PCI được thực hiện bằng cách chuẩn hóa điểm các chỉ tiêu của 64
tỉnh/thành phố theo, sau đó tính điểm số của các chỉ số thành phần, gắn trọng số
cho mỗi chỉ số thành phần và tính toán chỉ số PCI tổng hợp.
Thời điểm điều tra thường diễn ra vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 6
hàng năm và kết quả được công bố thời điểm cuối năm. Kết quả PCI cuối cùng
là tổng hợp từ 10 chỉ số thành phần và được phân thành 6 nhóm: Rất tốt, tốt,
khá, trung bình, tương đối thấp và thấp.
4
3. Ý nghĩa của PCI.
Tuy vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về PCI và chắc chắn cũng còn hạn
chế nhưng PCI là một dự án nghiên cứu nghiêm túc, được thực hiện bởi những
chuyên gia có năng lực và sử dụng các công cụ nghiên cứu khoa học. Do đó, kết
quả PCI đã và đang được nhiều tổ chức, cá nhân đón nhận và sử dụng một cách
đa dạng. Đối với chính quyền địa phương, chỉ số PCI giúp chính quyền nhận ra
được điểm mạnh, điểm yếu của địa phương mình trong công tác điều hành kinh
tế, tạo áp lực thúc đẩy cải cách; chỉ ra những sáng kiến, chính sách tốt để các
tỉnh tham khảo, học hỏi. Đối với các nhà đầu tư, chỉ số này cũng là một nguồn
thông tin tham khảo trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào địa phương nào.
II. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CỦA TỈNH QUẢNG NINH QUA PCI VÀ GIẢI
PHÁP ĐỀ XUẤT CHO TỪNG CHỈ SỐ THÀNH PHẦN.
1. Xếp hạng và điểm số PCI của tỉnh Quảng Ninh.
Năm 2008, số lượng doanh nghiệp của Quảng Ninh được gửi phiếu điều
tra là 500 và số doanh nghiệp phản hồi là 135, đạt tỷ lệ 26,8% (xấp xỉ mức trung
bình cả nước). Tỷ lệ phản hồi trong 03 năm vừa qua (2006 – 2008) như sau:
2008 (64 tỉnh) 2007 (64 tỉnh) 2006 (64 tỉnh)
Số lượng
DN điều
tra
Phản
hồi
Tỷ lệ Số lượng
DN điều
tra
Phản
hồi
Tỷ lệ Số lượng
DN điều
tra
Phản hồi Tỷ lệ
500 135 26,8% 500 146 29,2% 600 117 19,5%
1.1. Kết quả xếp hạng chung của Quảng Ninh:
Thứ hạng Điểm số Nhóm
2008 27 54,70 Khá
2007 22 58,34 Khá
2006 25 53,25 Trung bình
1.2. Kết quả các chỉ số thành phần:
Năm 2008, các chỉ số Quảng Ninh đạt điểm khá cao là “Chi phí gia nhập
thị trường” (8,34 điểm) và “Ưu đãi đối với DNNN” (8,11 điểm), trong khi ở hai
chỉ số “Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân” (3,22 điểm) và “Đào tạo
lao động” (4,31 điểm) thì Quảng Ninh có điểm số khá thấp.
5
Về mức độ cải thiện năm 2008, trong 10 chỉ số thành phần, Quảng Ninh
có 6 chỉ số giảm điểm và 4 chỉ số tăng điểm so với năm 2007. Chỉ số giảm điểm
nhiều nhất là “Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân” (-1,9 điểm) và chỉ
số tăng điểm nhiều nhất là “Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh”
(+0,96 điểm).
Xét về xu hướng biến động chung trong 3 năm (thể hiện ở Biểu đồ sau),
có hai chỉ số có sự cải thiện tăng dần qua từng năm (“Tính minh bạch” và “Ưu
đãi đối với DNNN”) và một chỉ số giảm dần qua từng năm (“Chính sách phát
triển khu vực KTTN”).
Biểu đồ về điểm số của Quảng Ninh ở các chỉ số thành phần (2006 – 2008):
Để so sánh tương quan với các địa phương khác của cả nước, Biểu đồ sau
sẽ chỉ rõ vị trí xếp của tỉnh Quảng Ninh ở từng chỉ số thành phần.
Biểu đồ về vị trí xếp hạng của Quảng Ninh ở các chỉ số thành phần (2006 – 2008):
Biểu đồ trên cho thấy, năm 2008, Quảng Ninh có chỉ số “Ưu đãi đối với
DNNN” có vị trí khá cao (xếp thứ 7) và xét về xu hướng biến động, đây cũng là
6
chỉ số có mức độ cải thiện tốt hơn qua từng năm. Các chỉ số có vị trí xếp hạng
còn thấp so với cả nước là “Tính minh bạch” (xếp thứ 47), “Chính sách phát
triển khu vực KTTN” (xếp thứ 37).
2. Thực tế triển khai; những tồn tại, hạn chế và giải pháp đề xuất.
Mỗi chỉ số thành phần được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu cụ thể, trong
phần này sẽ nêu cụ thể những chỉ tiêu được xây dựng trong năm 2008 và điểm số
của tỉnh Quảng Ninh so với các tỉnh có điểm số cao nhất, nhỏ nhất và trung vị.
Ứng với mỗi chỉ số thành phần sẽ là một số biện pháp mà tỉnh đã và đang triển
khai trong thời gian qua, đồng thời cũng đưa ra những hạn chế còn tồn tại.
2.1. Chi phí gia nhập thị trường.
Chỉ tiêu 2008
Quảng
Ninh
Nhỏ
nhất
Trung vịLớn nhất
Thời gian chờ đợi để có mặt bằng cho sản
xuất kinh doanh (số ngày)
90,00 42,50 81,00 195,00
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp phải chờ tới
hơn ba tháng mới hoàn tất các thủ tục cần
thiết để đăng ký kinh doanh
3,13 0,00 5,72 20,45
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp phải chờ tới
hơn một tháng mới hoàn tất các thủ tục cần
thiết để đăng ký kinh doanh
25,00 6,67 21,91 39,13
Thời gian đăng ký kinh doanh (số ngày) 10,00 5,00 12,25 17,50
Thời gian đăng ký lại (số ngày) 7,00 3,00 7,00 10,00
Số lượng giấy đăng ký, giấy phép kinh
doanh và quyết định chấp thuận mà doanh
nghiệp hiện có
2,50 1,00 2,00 4,00
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp gặp khó
khăn mới có đủ các loại giấy phép cần
thiết
9,09 2,08 10,05 26,92
Các chỉ tiêu thành phần của chỉ số này hầu như liên quan đến thủ tục đăng
ký kinh doanh (ĐKKD), thành lập doanh nghiệp bao gồm cả việc ĐKKD thông
thường và ĐKKD phải có đủ điều kiện kinh doanh (đối với những ngành nghề
kinh doanh có đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề và/hoặc vốn pháp định như:
Kinh doanh bất động sản, dịch vụ pháp lý, khám chữa bệnh, kế toán kiểm
toán…).
7
Việc ban hành và thành lập Tổ công tác liên thông đã đóng góp tích cực
vào việc cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí cho
các tổ chức, cá nhân trong quá trình làm thủ tục. Ví dụ: Trước đây, để làm thủ
tục ĐKKD, tổ chức, cá nhân phải làm việc với 03 cơ quan tại 03 địa điểm khác
nhau là Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan Thuế, cơ quan Công An để có mã số
doanh nghiệp, mã số thuế, con dấu; thời gian tối thiểu để có Giấy chứng nhận
ĐKKD từ 30 đến 40 ngày. Tuy nhiên, hiện nay, tổ chức và cá nhân chỉ cần đến
Bộ phận Một cửa liên thông để làm các thủ tục này và nhận kết quả tại đây.
Kể từ năm 2008, tại Sở Kế hoạch và Đầu tư đã áp dụng hình thức ĐKKD
qua mạng (chính thức từ 01/4/2008) và khai trương Bộ phận thông tin ban đầu
để hướng dẫn, tư vấn cho các tổ chức và cá nhân khi đến làm thủ tục ĐKKD
(khai trương tháng 10/2008). Đây được coi là bước tiến đáng kể trong việc áp
dụng công nghệ thông tin và trợ giúp pháp lý, giúp tổ chức và cá nhân giảm
đáng kể chi phí gia nhập thị trường. (Giảm thời gian để có Giấy chứng nhận
ĐKKD từ 30 đến 40 ngày với ít nhất 6 lượt đi lại tại 3 cơ quan xuống còn xuống
còn 5 ngày và 2 lượt đi lại tại 1 cơ quan, thậm chí là 1 lượt trong trường hợp
đăng ký qua mạng).
Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 vào công tác quản
lý nhà nước đặc biệt là thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư đã giảm bớt thời
gian cho các doanh nghiệp, cụ thể:
+ Đối với dự án đầu tư theo hình thức đăng ký cấp Giấy CNĐT thời gian
theo quy định tại hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 tại Ban quản lý
các KCN đã giảm đi rất nhiều, còn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
(theo quy định là 15 ngày).
+ Đối với dự án thuộc diện thẩm tra thời gian giảm còn 20 ngày làm việc
(theo quy định là 23 ngày).
• Một số điểm hạn chế còn tồn tại:
- Các văn bản pháp luật quy định về thủ tục đăng ký đầu tư còn chưa được
quy định cụ thể khiến các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương chưa có cơ
sở hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai thực hiện.
- Nhiều cá nhân và tổ chức chưa tìm hiểu kỹ hoặc chưa được hướng dẫn
chi tiết về quy trình làm thủ tục, chưa thành thạo trong áp dụng công nghệ thông
tin (ví dụ trường hợp nhiều người không biết tận dụng sự tiện lợi của việc
ĐKKD qua mạng).
- Do quy định vẫn yêu cầu nhiều loại hình kinh doanh phải có điều kiện
nên tổ chức và cá nhân mất thêm thời gian để có những giấy phép “con”.
- Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin tuy đã được đầu tư nhưng chưa
được đồng bộ nên còn hạn chế trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp.
• Giải pháp đề xuất:
- Tiếp tục làm tốt hơn nữa cơ chế một cửa liên thông (có thể sau này sẽ
là một cửa liên thông điện tử) bằng cách tăng cường đầu tư cho CBCC (nâng
8
cao kiến thức, kỹ năng và thái độ ứng xử…), đầu tư thiết bị đồng bộ (đặc biệt là
hệ thống mạng và phần mềm) và duy trì dự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan
liên quan.
- Tích cực tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để tổ chức và cá nhân có
những hiểu biết cơ bản nhất về thủ tục, quy trình, cơ quan giải quyết, áp dụng
công nghệ thông tin bằng cách: Duy trì và làm tốt hơn hình thức ĐKKD qua
mạng, đầu tư cho Bộ phận thông tin ban đầu…
- Đầu tư chiều sâu cho công nghệ thông tin, phần mềm quản lý.
2.2. Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất.
Chỉ tiêu 2008
Quảng
Ninh
Nhỏ
nhất
Trung
vị
Lớn
nhất
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất hay đang trong thời
gian chờ nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất
66,15 38,36 81,17 96,55
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp cho biết sự khó
khăn về đất đai và mặt bằng cản trở việc mở
rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
67,41 49,56 65,37 77,06
Tỷ lệ phần trăm diện tích đất có GCNQSD đất 80,31 19,52 77,59 98,75
Mức độ rủi ro mặt bằng kinh doanh do bị
chính quyền thu hồi cho mục đích khác, phân
chia theo 5 mức độ (5 = rủi ro rất thấp)
1,85 1,63 2,04 2,49
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp cho rằng số tiền
bồi thường trong trường hợp đất bị thu hồi là
thỏa đáng
41,79 21,25 38,82 52,75
Mức độ rủi ro về thay đổi các điều kiện cho
thuê đất, phân chia theo 5 mức độ (5 = rủi ro
rất thấp)
3,07 2,63 3,12 3,54
Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp cho rằng cách
thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng thuê là
công bằng
45,07 20,69 39,09 60,00
• Một số điểm hạn chế còn tồn tại:
- Việc công bố công khai quy hoạch chưa được thực hiện đúng quy định.
9