Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh bóng Thương hiệu.Thâm nhập được vào thị trường Mỹ, Châu Âu vốn đã pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.13 KB, 5 trang )




Đánh bóng Thương hiệu

Thâm nhập được vào thị trường Mỹ, Châu Âu vốn đã bão hoà các thương
hiệu có tiếng, các DN Châu á gặp nhiều trở ngại do trùng thương hiệu đã bảo
hộ, nhãn hiệu khó đọc, khó nhớ, logo không hấp dẫn, chưa gây được ấn
tượng cho người tiêu dùng, làm giảm đáng kể sức tiêu thụ hàng hoá. Song
việc xây dựng được thương hiệu mang tính toàn cầu không phải dễ dàng một
sớm một chiều, và chi phí rất tốn kém.
Các DN Châu á mỗi năm sản xuất hàng hoá trị giá 85 tỷ USD không mang
tên mình mà phải ẩn dưới nhãn mác, logo của phương Tây. Tập đoàn TCL
(Trung Quốc) là một trong những nhà sản xuất tivi lớn nhất thế giới, có mặt
đầu tiên trên thị trường Đông Nam á. Nhưng tháng 11 năm ngoái đã phải giã
từ tên tuổi của mình ở phương Tây, liên doanh với hãng Thomson (Pháp),
sản xuất tivi mang thương hiệu Thomson và RCA trên thị trường Châu Âu
và Mỹ. Các Cty tư vấn Châu Âu sớm đón được nhu cầu cần "đánh bóng"
thương hiệu, logo đã mở dịch vụ chuyên tư vấn đặt tên nhãn hiệu sản phẩm,
thương hiệu, thiết kế logo và cả đến tạo dáng sản phẩm sao cho ấn tượng,
độc đáo và dễ nhận biết cho các Cty Châu á. Hãng Sony và Canon của Nhật
đã sớm đi đầu trong việc xây dựng thương hiệu từ những năm 80.

Tập đoàn Samsung và LG của Hàn Quốc từ thập niên 90 đã thuê Cty
Interbrand vạch kế hoạch tạo dựng hình ảnh thương hiệu đặc sắc. Các
thương hiệu này đã trở thành ấn tượng sâu đậm trên khắp thế giới, doanh thu
của hãng tăng nhanh chóng. Năm 2003, Cty Interbrandđã giúp Tập đoàn
Omnicom (Singapore) tăng doanh thu 34%. Nhận thấy Châu á là mảnh đất
béo bở, Cty tư vấn thương hiệu The Key nổi tiếng ở Pháp đã mở thêm văn
phòng tại Hồng Kông, Đài Loan, Singapore. Riêng văn phòng chính ở Paris
đã ký trên 200 hợp đồng lớn/năm. Cty nhận thiết kế thương hiệu, logo, bao


bì, kiểu dáng các loại sản phẩm, từ thiết bị văn phòng, đồ gỗ, sản phẩm may
mặc, đồng hồ, tới mỹ phẩm với những ý tưởng mới lạ, đặc sắc, hấp dẫn,
thiết kế đẹp, kiểu dáng hiện đại, bắt mắt. Cty đã thiết kế nhãn hiệu mới
Oregon Scientific cho Tập đoàn quốc tế IDT (Hồng Kông), sau 1 năm doanh
thu của tập đoàn tăng 57%. Tập đoàn Legend (tập đoàn sản xuất máy tính
lớn, tên Trung Quốc là Lianxiang) mở văn phòng ở Châu Âu, giật mình vì
không thể sử dụng thương hiệu của mình ở Anh và Đức do bị trùng thương
hiệu đã đăng ký bảo hộ. Họ đã đến với Cty FutureBrand nhờ tư vấn. Cty này
đưa ra một danh sách dài tới 250 tên bắt đầu từ vần L. Sau mấy vòng loại,
tên Lenovo được xem là hay nhất. Chỉ một năm sau, Lenovo đã trở thành
thương hiệu toàn cầu có mặt khắp thế giới.

Hiện những Cty tư vấn thương hiệu làm ăn rất phát đạt, ký được nhiều hợp
đồng lớn ở Châu á. Theo các chuyên gia tư vấn, với kinh nghiệm dày dạn
trên thị trường họ sẽ giúp các Cty Châu á tránh lãng phí hàng triệu USD vào
các hoạt động gây ấn tượng như tài trợ thể thao, hay tiếp thị, quảng cáo, dẫn
lối cho hàng hoá mang thương hiệu Châu á nhanh chóng tràn ra thị trường
thế giới.

×