Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chiến lược thương hiệu.Thương hiệu là gì? Có phải là logo? Tên hay slogan? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.8 KB, 6 trang )




Chiến lược thương hiệu
Thương hiệu là gì? Có phải là logo?
Tên hay slogan? Hình ảnh thiết kế hay màu sắc? Thương hiệu là toàn bộ
những trải nghiệm của khách hàng hay khách hàng tiềm năng có với công
ty?
Thương hiệu là hình ảnh đại diện của công ty, một lời hứa, hay tính cách bạn
thể hiện. Những yếu tố như logo, màu sắc và slogan chỉ là yếu tố sáng tạo và
chỉ một phần thể hiện thương hiệu của bạn. Thực ra thương hiệu tồn tại
trong mọi tương tác hằng ngày với khách hàng như:
- Hình ảnh bạn thể hiện là gì
- Thông điệp truyền thông trên website, tài liệu bán hàng và đề xuất bán
hàng
- Quy trình và cách thức nhân viên tiếp xúc với khách hàng
- Nhận định của khách hàng về của công ty bạn so với đối thủ
Trong lĩnh vực tiêu dùng và dịch vụ, thương hiệu đóng vai trò rất quan
trọng. Và thị trường cũng không là ngoại lệ vì nó giúp bạn tạo khác biệt so
với đối thủ cạnh tranh. Thương hiệu giúp tạo ra định vị cạnh tranh và giải
pháp giá trị, nó định vị hình ảnh của bạn trong tâm trí của khách hàng và
khách hàng mục tiêu. Thương hiệu truyền tải thông điệp lập đi lập lại cho
khách hàng tại sao họ nên mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
Hãy nghĩ về những thương hiệu tiêu dùng nổi tiếng như Coca, Vinamilk,
Trung Nguyên. Có thể bạn đã biết mỗi thương hiệu đại diện cho điều gì. Bây
giờ hãy tưởng tượng rằng bạn đang cạnh tranh với một trong những đối thủ
trên. Nếu bạn muốn chiếm một thị phần đáng kể, hãy bắt đầu với một hình
ảnh thương hiệu duy nhất và không nên đi quá xa hình ảnh ban đầu này.
Trong thị trường B2B có thể có hay không một thương hiệu mạnh, nhưng
khi đem so sánh 2 công ty với nhau, công ty nào thể hiện điều gì đó có giá trị
hơn sẽ dễ dàng tiếp cận, gắn kết, lấy và giữ chân khách hàng. Khi đó một


chiến lược thương hiệu vững mạnh sẽ là một lợi thế lớn.
Chiến lược xây dựng thương hiệu thành công sẽ tạo ra “tài sản thương hiệu”
– số tiền mà khách hàng sẵn sàng bỏ ra để sử dụng sản phẩm hay dịch vụ
mang thương hiệu của bạn. Ngoài việc tạo ra doanh thu, tài sản thương hiệu
giúp công ty bạn tạo ra giá trị về lâu dài.
Bằng cách xây dựng chiến lược thương hiệu và áp dụng chúng trong từng cơ
hội giao tiếp với khách hàng, bạn sẽ củng cố thương hiệu và mối quan hệ với
họ.
Tình huống tốt nhất
Tình huống trung
bình
Tình huống xấu nhất
Khách hàng hiểu rất rõ
thương hiệu mang lại
giá trị gì. Sẽ dễ dàng
đối thoại với khách
hàng tiềm năng vì họ sẽ
nhanh chóng hiểu ra
thương hiệu bạn đại
diện cho điều gì. Bạn sẽ
đẩy nhanh quá trình bán
hàng hơn bởi vì những
trải nghiệm của khách
hàng giúp củng cố niềm
tin vào thương hiệu.
Bạn có thể đưa ra một
mức giá cao vì khách
hàng biết rất rõ thương
hiệu bạn tốt thế nào và
sẽ không ngần ngại bỏ

ra chi phí.
Khách hàng có thể chưa
có ấn tượng về sản
phẩm hay dịch vụ,
nhưng nhìn chung bạn
cho rằng điều đó không
tiêu cực lắm. Bạn
không nghĩ nhiều về
hoạt động xây dựng
thương hiệu vì cho rằng
nó không liên quan
nhiều lắm, nhưng bạn
thừa nhận rằng kết quả
sẽ tốt hơn nếu bạn giao
tiếp với khách hàng một
cách đồng nhất. Trường
hợp này, bạn không tự
giúp bản thân và cũng
không tự làm khó chính
mình.
Bạn không có một
chiến lược thương hiệu.
Sẽ khó khăn hơn trong
việc giao tiếp và thuyết
phục khách hàng. Họ
không có ấn tượng với
thương hiệu và không
hiểu nó tốt hơn đối thủ
ở điểm nào. Bạn làm
điều gì, nói gì và nói

thế nào có thể mâu
thuẫn với nhau và gây
cho khách hàng nhiều
nhầm lẫn. Bất kì đối thủ
nào giao tiếp tốt hơn sẽ
có cơ hội lấy đi khách
hàng tiềm năng của
bạn.
Ý tưởng và các bước thực hiện

Trước khi bắt đầu
Trước khi bắt tay xây dựng chiến lược thương hiệu, bạn cần xác định rõ
chiến lược định vị cạnh tranh.

Nếu bạn có chiến lược thương hiệu, hãy đảm bảo nó hiệu quả
Hãy khảo sát khách hàng, nhân viên và nhà cung cấp. Liệu ấn tượng của họ
về thương hiệu có đồng nhất với chiến lược của bạn? Nếu không, hãy tìm ra
những nhân tố bạn có thể cải thiện

Xây dựng chiến lược thương hiệu xunh quanh các giá trị cảm xúc
- Hãy liệt kê các điểm đặc trưng và lợi ích sản phẩm, dịch vụ. Điểm đặc
trưng là những thuộc tính như màu sắc, hình dáng; những lợi ích các điểm
đặc trưng của sản phẩm mang lại cho khách hàng
- Xác định các lợi ích quan trọng nhất phù hợp với từng phân khúc khách
hàng
- Xác định các lợi ích nào mang tính cảm xúc – chiến lược thương hiệu tốt
nhất đánh vào cảm xúc, thậm chí khi khách hàng là công ty, doanh nghiệp
(thị trường B2B)
- Hãy tìm hiểu kĩ về các lợi ích cảm xúc, biến chúng thành hình ảnh khách
hàng sẽ nghĩ tới khi họ nghĩ về thương hiệu. Đây là những gì thương hiệu

bạn đại diện.
Định nghĩa thương hiệu
- Nghĩ về thương hiệu như là một cá nhân với những nét tính cách đặc trưng.
Hãy mô tả cá nhân ấy với từng đặc điểm riêng biệt
- Định vị thương hiệu và kể một câu chuyện về thương hiệu, sử dụng các
yếu tố này xuyên suốt trong các tài liệu của công ty, tài liệu bán hàng và tiếp
thị.
- Chọn màu sắc, font chữ và các yếu tố nhận diện bằng hình ảnh phù hợp với
tính cách thương hiệu.
- Định hình quy trình và cách thức nhân viên tiếp xúc với khách hàng hay
khách hàng tiềm năng với mục đích truyền tải thông điệp và tính cách
thương hiệu. Hãy làm cho thương hiệu “sống” trong công ty của bạn.

Bước kế tiếp sẽ làm gì?
Cùng với chiến lược định vị cạnh tranh, chiến lược thương hiệu là yếu tố
sống còn. Xây dựng một chiến lược thương hiệu tốt giúp bạn giao tiếp với
khách hàng hiệu quả hơn. Vì vậy hãy theo sát chiến lược này trong suốt quá
trình tương tác với khách hàng hay khách hàng tiềm năng.
Ví dụ, bạn có thể truyền tải chiến lược thương hiệu thông qua chiến lược giá,
tên sản phẩm, dịch vụ, hệ thống nhận diện, thông điệp truyên thông, văn bản
và website. Trong nhiều trường hợp, bạn cần áp dụng một hệ thống quản trị
khách hàng (CRM) hiệu quả hơn đê quản lí tốt mối quan hệ với khách hàng.

×