Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Những giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng suất cao của Việt Nam đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.07 KB, 59 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông thôn có vị trí hết sức quan trọng. Từ trước đến
nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát triển của nông nghiệp, nông
thôn và đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn để đẩy nhanh sự phát triển
của khu vực này. Trải qua các giai đoạn phát triển, nông dân, nông nghiệp và nông
thôn đã có những đóng góp to lớn tạo nên những thành tựu lớn trong công cuộc
đổi mới hiện nay. Cho đến nay, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển tương
đối toàn diện, tăng trưởng khá, quan hệ sản xuất từng bước đổi mới phù hợp với
yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp hàng hoá. Những thành tựu đó đã góp
phần rất quan trọng vào sự ổn định kinh tế - xã hội, tạo tiền đề đầy nhanh công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Đóng góp một phần không nhỏ đối với sự phát triển đó là hệ thống các cây
lương thực, trong đó có cây ngô. Tuy hiện nay cây lúa vẫn đang giữ vị trí đứng
đầu về sản lượng cũng như tầm quan trọng nhưng với khả năng phát triển trong
tương lai, cây ngô đã từng bước tự chứng tỏ được mình. Mục tiêu quan trọng đối
với cây ngô trong thời gian tới là đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước, giảm nhập
khẩu và tiến tới xuất khẩu thu ngoại tệ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó cần
đưa ra các giải pháp lớn mang tính đột phá của các cấp quản lý, đồng thời cũng
cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành, doanh nghiệp và hộ nông dân
trực tiếp liên quan.
Để từng bước tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu phát triển cây ngô
trong thời gian tới, em xin đề xuất một số giải pháp đối với quy trình sản xuất và
tiêu thụ ngô ở nước ta qua đề tài: “Những giải pháp phát triển cây ngô thương
phẩm năng suất cao của Việt Nam đến năm 2010”. Trong đó nhấn mạnh đến các
giải pháp mở rộng diện tích gieo trồng, nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng
hóa các sản phẩm, đưa cây ngô phát triển đúng với tiềm năng của nó.
Bài viết của em gồm có 3 chương chính được kết cấu như sau:
Chương I: Cơ sở khoa học của việc phát triển cây ngô thương phẩm năng suất
cao ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Chương II: Thực trạng nghiên cứu, gieo trồng, chế biến và tiêu thụ cây ngô


thương phẩm năng suất cao ở Việt Nam giai đoạn 1990 - 2002.
Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển cây ngô thương phẩm năng
suất cao của Việt Nam đến năm 2010.
Bài viết của em được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô
khoa Kế hoạch và Phát Triển: Th.s Vũ Cương và Th.s Bùi Thị Lan, cán bộ hướng
dẫn thực tập của Vụ Kế hoạch và Quy hoạch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn là Th.s Đào Quốc Luân. Với khả năng của mình bài viết có thể còn nhiều
thiếu sót, em rất mong có được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Phạm Vương Bình
CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CÂY NGÔ THƯƠNG
PHẨM NĂNG SUẤT CAO Ở VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
I. Giá trị kinh tế xã hội của cây ngô thương phẩm năng suất cao trong nền
kinh tế quốc dân
1. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây ngô ở Việt Nam
1.1. Đặc điểm kinh tế
- Là một loại cây trồng quan trọng trong hệ thống cây lương thực quốc gia, sản
lượng đứng thứ hai chỉ sau có lúa. ở một số vùng miền núi còn nghèo và lạc hậu,
ngô vẫn còn đóng vai trò như nguồn lương thực chính của người dân trong cuộng
sống hằng ngày.
- Cây ngô dễ trồng, có giá trị kinh tế khá cao (cao hơn so với các loại cây lương
thực khác như lúa, khoai, sắn...). Mặt mạnh này làm cho cây ngô đang dần trở
thành một cây trồng phổ biến, được ưa chuộng của mọi người dân. Nó tác động
mạnh đến tâm lý của mỗi người sản xuất là cây trồng phải đem lại lợi ích nhiều
nhất và rủi ro thấp nhất.
- Cần lượng vốn đầu tư không nhiều. Cũng như các loại cây lương thực khác, cây
ngô không cần vốn đầu tư ban đầu nhiều. Do đặc điểm này mà cây ngô thích hợp

với mọi người dân, cụ thể là đối với những người nông dân nước ta vốn còn rất
nghèo.
- Cây ngô có hàm lượng dinh dưỡng cao, vừa làm thức ăn, vừa làm nguyên liệu
chế biến.
Trong các sản phẩm lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn thì ngô là sản phẩm có
hàm lượng dinh dưỡng gần như cao nhất, hàm lượng protein và lipit cao hơn nhiều
so với các loại lương thực khác, riêng hàm lượng gluxit thấp hơn khoai khô và sắn
khô, còn lượng calo cho một đơn vị khối lượng cũng đứng đầu. Như vậy, ngô là
một loại lương thực giàu dinh dưỡng nhưng không hợp nhiều với khẩu vị con
người. Do đó, ngô tươi là thức ăn bổ sung cho bữa ăn hàng ngày, còn phần lớn
lượng ngô được dùng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp khác.
Bảng 1. Hàm lượng dinh dưỡng của lúa, ngô, khoai, sắn
Loại
lương thực
Độ ẩm
(%)
Hàm lượng
protein (%)
Hàm lượng
lipit (%)
Hàm lượng
gluxit (%)
Lượng calo cho 100 g
Thóc tẻ
Ngô
Khoai khô
Sắn khô
13,5
14,0

11,0
11,0
6,7
9,0
2,2
3,0
2,1
5,0
0,5
0,7
64,0
67,0
80,0
80,3
309,4
364,0
341,0
348,0
Nguồn: Viện Quy hoạch và Thống kê nông nghiệp
1.2. Đặc điểm kỹ thuật
- Là loại cây lương thực ngắn ngày, có thể trồng theo nhiều mùa vụ khác nhau
(đông - xuân, xuân hè và hè thu). Một vụ gieo trồng cho đến khi thu hoạch của
ngô kéo dài trong khoảng 3 tháng.
- Thích hợp với khí hậu nhiệt đới (Tổng nhiệt cần 2000 - 22000C, lượng mưa
400 - 500 mm/năm)
Đặc trưng của khi hậu nhiệt đới gió mùa là nhiều nắng, lượng mưa nhiều, độ ẩm
trung bình cao, là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng của các loài thực vật; là
điều kiện tốt để tiến hành xen canh, gối vụ tăng nhanh vòng quay ruộng đất, thâm
canh tăng năng suất ngô.
- Thích hợp với nhiều loại đất

Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan.
Trước hết nông nghiệp khác cơ bản đối với các ngành khác ở chỗ tư liệu sản xuất
chủ yếu là đất đai, không có ngành nào đất đai đóng vai trò chủ đạo như trong
nông nghiệp. Ngô là loại cây trồng có khả năng mọc trên nhiều loại đất khác nhau
(nếu có đủ độ ẩm). Để có năng suất cao thì ngô thường được trồng trên các loại
đất có thành phần có giới từ cát pha đến thịt trung bình, có độ thấm nước và kết
cấu tơi xốp, có chế độ giữ nước tốt, giàu dinh dưỡng, độ pH từ 6 - 7. Trên thực tế,
ngô thích hợp với đất phù sa ven sông, đất đen thung lũng, đất đỏ vàng trên nền đá
vôi và đất đỏ bazan. Ngoài ra ngô cũng có thể trồng có năng suất cao ở đất phù sa
cổ, đất đỏ vàng, đất bạc màu nếu có chế độ thâm canh tốt.
- Hoạt động sản xuất cần nhiều lao động
Ngành nông nghiệp có đặc điểm là sử dụng nhiều lao động. Ở các nước đang
phát triển, nông nghiệp tập trung nhiều lao động hơn hẳn so với các ngành khác,
trung bình thường chiếm từ 60% đến 80% lao động. Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ
này là 75%. Đối với cây ngô hiện nay ở nước ta, việc gieo trồng và thu hoạch vẫn
sử dụng sức lao động của con người là chính, máy móc còn rất ít và chủ yếu là
trong làm đất. Với đặc điểm này, việc phát triển cây ngô sẽ góp phần giải quyết
một phần số lao động thất nghiệp ở nông thôn.
- Có khả năng nâng cao năng suất và sản lượng.
Cây ngô ở nước ta hiện nay có năng suất còn thấp, thấp hơn nhiều so với các
nước có ngành nông nghiệp phát triển trên thế giới. Năng suất ngô mới đạt 27
tạ/ha trong khi các nước tiến tiến như Mỹ, Úc, Pháp đã đạt hơn 80 tạ/ha. Do đó, để
có thể tiếp tục phát triển cây ngô, tạo cho nó một chỗ đứng vững chắc trong nền
nông nghiệp, cần thiết phải nâng cao năng suất của cây ngô, mà điều này là có thể
được đối với nước ta.
2. Vai trò của cây ngô trong nền kinh tế Quốc dân.
2.1. Có giá trị sử dụng rộng trong nhiều ngành sản xuất.
Ngô là một loại cây lương thực có giá trị sử dụng rộng rãi, không những trong
nông nghiệp mà còn trong các ngành sản xuất khác:
- Hạt ngô dùng làm lương thực cho người và thức ăn cho chăn nuôi, ngoài ra còn

dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như trích tinh bột ngô để làm hồ
vải, hoặc dùng vào công nghiệp chế biên đường gluco, doxtrox, deptrin, maldons,
công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Bẹ ngô dùng làm thảm hoặc chế biến giấy cuộn thuốc lá.
- Thân ngô được dùng làm chất đốt hoặc nguyên liệu giấy sợi, thân ngô non dùng
làm thức ăn cho bò sữa rất tốt.
- Cùi ngô làm chất đốt hoặc chế tạo chất dẻo, nylon.
- Râu ngô được dùng làm dược liệu.
Hiện nay ở nước ta, cây ngô vẫn được dùng chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất
thức ăn chăn nuôi, còn các ngành sản xuất khác mới chiếm tỷ trọng nhỏ, cần mở
rộng trong thời gian tới. Do có nhiều công dụng và vị trí quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp nên ngô được trồng ở rất nhiều nước trên thế giới.
2.2. Là một loại cây xoá đói giảm nghèo, tăng thêm thu nhập cho người nông dân.
Mục đích cơ bản của các chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn là phát
triển kinh tế đất nước, nâng cao đời sống cho nông dân. Với những nghiên cứu sâu
rộng của các cơ quan nghiên cứu, cây ngô đã nằm trong nhóm cây lương thực cần
phát triển trong tương lai. Với giá trị sử dụng và giá trị kinh tế khá cao, cùng với
các khả năng nâng cao năng suất, cây ngô sẽ nâng cao mức thu nhập cho người
nông dân, từ đó đáp ứng được mục tiêu xã hội quan trọng là xóa đói giảm nghèo.
2.3. Sử dụng đất đai có hiệu quả, phá thế độc canh của cây lúa.
Với một nền nông nghiệp lúa nước trước kia, cây ngô thường được coi là loại
cây lương thực bổ sung. Nhưng hiện nay, với yêu cầu chuyển đổi, đa dạng hóa cây
trồng, việc phát triển cây ngô là phù hợp. Đi đôi với việc tăng năng suất, chất
lượng của cây ngô là việc chuyển đổi những vùng đất không thích hợp đối với
trồng lúa sang cây trồng có hiệu quả hơn là ngô.
2.4. Tiết kiệm được ngoại tệ.
Cây ngô được phát triển sẽ làm giảm lượng ngô nhập khẩu, tiết kiệm được
ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước. Đây là một chỉ tiêu cần thiết trong điều kiện nền
kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển, rất cần tiết kiệm nguồn vốn cho
đầu tư phát triển các vấn đề khác cấp thiết hơn.

Bảng 2. Giá nhập khẩu của một số sản phẩm nông nghiệp năm 2001
Mặt hàng Giá nhập khẩu
Muối 22-25 USD/tấn
Bông sơ 12000 đ/kg
Ngô 80 USD/tấn
Đỗ tương 180 USD/tấn
Nguồn: Báo Thương mại, 4/12/2001
Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng ngô trong nước cao hơn khả năng cung ứng nên
hàng năm nước ta vẫn phải nhập từ 300 - 600 nghìn tấn ngô với lượng chi ngoại tệ
từ 25 - 50 triệu USD. Do vậy, việc tăng sản lượng ngô là việc cần thiết và cấp
bách hiện nay, nó phải được nằm trong chiến lược thay thế hàng nhập khẩu của
Việt Nam.
II. Phát triển cây ngô là phù hợp với lợi thế so sánh ở Việt Nam
1. Lợi thế so sánh là một quy luật cơ bản của thương mại quốc tế.
Theo quan niệm trước đây của A. Smith: một nước chỉ sản xuất các loại hàng
hoá sử dụng tốt nhất các loại tài nguyên của nó. Đây là cách giải thích trước kia,
khi mà hoạt động sản xuất của mỗi nước thường chỉ trong phạm vi một quốc gia
hay vài quốc gia lân cận. Lúc đó dù có hoạt động thương mại nhưng do khoa học -
kỹ thuật chưa phát triển, việc vận chuyển các loại hàng hoá gặp nhiều khó khăn,
làm tăng giá cả của các loại hàng hoá lên rất nhiều. Do đó, việc chuyên môn hóa
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chưa được chú trọng, mỗi nước thường tự sản
xuất lấy tất cả các mặt hàng cần thiết.
Sau đó, khi khoa học - kỹ thuật phát triển cùng với nhận thức cao hơn, một quan
niệm mới được hình thành, đó là “Quy luật lợi thế so sánh của D. Ricardo”. Trong
đó ông cho rằng: Một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác
trong việc sản xuất tất cả các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia
vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích. Khi tham gia vào thương mại quốc tế,
quốc gia đó sẽ tham gia vào sản xuất và xuất khẩu những loại hàng hoá mà việc
sản xuất chúng ít bất lợi nhất (có lợi thế so sánh) và nhập khẩu những hàng hoá mà
việc sản xuất chúng bất lợi lớn nhất (không có lợi thế so sánh).

Đây là một quy luật đúng đắn trong nền kinh tế hiện đại, khi mà các trở ngại về
địa lý, tôn giáo, thể chế... đang bị đẩy lui, khi mà xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa
có những bước phát triển vượt bậc. Mỗi quốc gia sẽ tạo cho mình một vị trí riêng
trong hệ thống kinh tế thế giới, tùy thuộc vào lợi thế so sánh của quốc gia đó.
Xét theo điều kiện của nước ta hiện nay, một nước có nền nông nghiệp lạc hậu,
nền kinh tế đang phát triển thì việc xác định những lợi thế so sánh của mình so với
các quốc gia khác là rất cần thiết và cấp bách. Từ đó mới có các chiến lược cụ thể
để khắc phục những mặt bất lợi và phát huy lợi thế, những tiềm năng của đất
nước.
2. Lợi thế so sánh phù hợp với sự phát triển cây ngô ở nước ta.
2.1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi
- Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng.
Toàn bộ quỹ đất đai của nước ta có trên 33 triệu ha (đứng thứ 58 trên thế giới).
Mặc dù đất nông nghiệp Việt Nam rất hạn chế (9,345 triệu ha đất nông nghiệp
đang sử dụng), nhưng cũng rất đa dạng về chủng loại, thích hợp cho việc trồng
nhiều loại nông sản. Diện tích đất chưa sử dụng còn rất lớn, nhất là đất trống đồi
núi trọc. Theo báo cáo của Tổng cục địa chính thì hiện nay có khoảng 9,277 triệu
ha đất chưa được sử dụng. Trong đó:
+ Đất đồi núi chưa sử dụng 7,694 triệu ha, chiếm 82,93% tổng diện tích đất
chưa sử dụng. Đánh giá sơ bộ khả năng sử dụng quỹ đất này vào mục đích lâm
nghiệp có 7 triệu ha, trong đó có 3,1 triệu ha đất có khả năng trồng rừng và 3,9
triệu ha có khả năng khoanh nuôi tái sinh thành rừng.
+ Đất có mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản chưa sử dụng là 149 nghìn ha, chiếm
1,6% tổng diện tích đất chưa sử dụng.
+ Đất bằng chưa sử dụng là 589 nghìn ha, chiếm 6,35% tổng diện tích đất chưa
sử dụng.
Ngoài ra diện tích đất sử dụng chưa có hiệu quả cũng còn rất nhiều.
Bảng 3. Các loại đất chính thích hợp với sản xuất ngô theo từng vùng
của Việt Nam
Đơn vị: 1.000 ha

Loại đất
Toàn
quốc
TDMN
Bắo Bộ
ĐB
SH
Duyên hải
BTB
Duyên Hải
NTB
Tây
Nguyên
ĐNBộ ĐBSCL
Đất phù sa
Đất đỏ bazan
Đất đỏ nâu trên đá vôi
Đất đen
Đất xám trên phù sa cổ
Đất đỏ vàng
Đất cát biển
365
514
100
108
164
320
10
25
-

100
10
-
181
-
144
-
-
-
-
26
-
45
-
-
8
-
63
-
68
-
-
10
-
40
10
30
394
-
30

10
-
-
13
120
-
50
100
-
-
50
-
-
-
54
10
-
Tổng 1581 316 170 116 128 454 283 114
Nguồn: Viện Quy hoạch và Thồng kê nông nghiệp
Trong số quỹ đất mà chúng ta hiện có, một phần không nhỏ thích hợp cho trông
ngô, chiếm 1.581 nghìn ha. Tây Nguyên là vùng có diện tích thich hợp với trồng
ngô nhât (454 nghìn ha) với đặc trưng là đất đỏ bazan. Tiếp sau đó là vùng Trung
Du Miền Núi Bắc Bộ (316 nghìn ha), Đông Nam Bộ (283 nghìn ha),... Nếu xét
theo loại đất thì đất đỏ bazan thích hợp với cây ngô chiếm vị trí cao nhất, sau đó
mới đến đất phù sa (có diện tích lớn nhất ở Đồng Bằng Sông Hồng). Do mỗi vùng
có một đặc trưng riêng về cơ cấu các loại đất nên tạo được sự đa dạng trong sản
xuất ngô.
- Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
Gắn liền với vai trò chủ đạo của đất đai là ảnh hưởng của thời tiết. Nước ta nằm
hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu và nằm đúng vào kh u vực gió

mùa Đông Nam á. Đặc điểm này gây ảnh hưởng bao trùm lên nhiều yếu tố trong
môi trường tự nhiên Việt Nam, đặc biệt là các yếu tố khí hậu.
Nước ta có một nền nhiệt lượng cao và lượng mưa trong năm tương đối lớn. Số
giờ nắng trung bình trong năm trên 2.300 giờ, vùng miền núi phía Bắc có nền
nhiệt lượng thấp nhất trong vùng, bình quân trong năm nhiệt độ từ 20 - 22
0
C và
tổng nhiệt độ trong năm là 7.000 - 8.000
0
C. Độ ẩm tương đối cao, thường dao
động trong khoảng từ 80 - 100% ở nhiều địa phương. Những nơi có lượng mưa
thấp nhất cũng đạt 1.110 mm/năm, còn hầu hết ở các vùng có lượng mưa trung
bình 1.800 - 2.000 mm/năm. Với chế độ nhiệt lượng và mưa như trên ở tất cả các
vùng của ta đều đảm bảo đủ cho cây ngô sinh trưởng và phát triển 2 chu kỳ trong
năm (một số nơi đủ điều kiện cho 3 chu kỳ).
- Hệ thống sông ngòi dày đặc.
Nước ta có một mạng lưới sông khá dầy, phân bố tương đối đồng đều trên lãnh
thổ. Nước Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, mưa nhiều, nên có rất nhiều sông
rạch, lưu lượng vào mùa mưa rất cao, chở nhiều phù sa bồi đắp cho các vùng. Hai
sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long có thượng nguồn từ bên ngoài lãnh thổ
Việt Nam, cung cấp nguồn nước chính trong nông nghiệp cho hai vùng đồng bằng
rộng lớn nhất là Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Các sông
còn lại thường hẹp và ngắn, bắt nguồn từ trong lãnh thổ nước ta.
+ Hệ thống sông Hồng: Sông Hồng phát nguyên từ Vân Nam - Trung Quốc, dài
1.200 km nhưng chỉ có 510 km chảy qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn
Tây, Hà Đông, Nam Định và đổ ra biển ở cửa Ba Lạt. Sông Hồng có lưu lượng
không đều, khoảng 700 m
3
/giây vào mùa nắng, lên đến 30.000 m
3

/giây vào mùa
mưa, trung bình một m
3
nước chứa khoảng 1 kg phù sa màu đỏ.
+ Hệ thống sông Cửu Long: Sông Cửu Long dài trên 4.200 km, phát nguyên từ
Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Lào, Campuchia, đến Nam Vang thì phân làm
hai nhánh đổ về hướng Việt Nam là Tiền Giang và Hậu Giang, chảy trên lãnh thổ
Việt Nam một đoạn khoảng 250 km, dòng chảy điều hòa, có thể lưu thông quanh
năm, và nối nhau bằng nhiều sông rạch miền Tây. Lưu lượng hai sông này rất lớn,
khoảng 6.000 m
3
/giây về mùa nắng, lên đến 120.000 m
3
/giây vào mùa mưa, và
chuyên chở rất nhiều phù sa bồi đắp đồng bằng miền Nam.
Ngoài hai hệ thống sông lớn, còn có các hệ thống sông nhỏ, kênh rạch phân bố
từ Bắc vào Nam, những hệ thống sông này là nguồn đảm bảo rất quan trọng đối
với sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây ngô:
+ Hệ thống sông Thái Bình.
+ Hệ thống sông Kỳ Cùng.
+ Hệ thống sông ngòi Thanh - Nghệ - Tĩnh.
+ Hệ thống sông ngòi Bình - Trị - Thiên.
+ Hệ thống sông ngòi Nam - Ngãi - Bình - Phú.
+ Hệ thống sông ngòi phía Tây Cao Nguyên.
+ Hệ thống sông ngòi Khánh - Thuận.
+ Hệ thống sông Đồng Nai.
+ Hệ thống sông nhỏ và kênh đào miền Tây
Dựa vào các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất ngô ở từng vùng lãnh
thổ, cây ngô được phân vùng sinh thái như sau:
Bảng 4. Diện tích đất có khả năng trồng ngô theo vùng của Việt Nam

Đơn vị: 1.000 ha
Các vùng Tổng số Thích hợp nhất Thích hợp ít thích hợp
Trung du Miền núi
Đồng Bằng Sông Hồng
Khu 4
Duyên Hải Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng Bằng SCL
367
267
365
321
541
413
210
81
47
33
22
32
13
20
235
123
83
106
422
270
94

51
97
149
193
87
130
96
Toàn quốc 2.384 248 1.333 803
Nguồn: Viện Quy hoạch và Thồng kê nông nghiệp
Trong điều kiện hiện nay, một số loại đất thích hợp và rất thích hợp trồng ngô
cũng như thích hợp với các loại cây trồng khác và hiện đang phát triển cây trồng
khác. Trong quy hoạch sẽ chuyển đổi một số diện tích đang sản xuất cây trồng
khác có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng ngô và phát triển mạnh ngô đông trên đất
2 vụ lúa ở Đồng Bằng Sông Hồng, Trung Du Miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ
- Nền kinh tế nông nghiệp với lịch sử phát triển lâu đời và bước tiến quan trọng
trong những năm qua.
Nông nghiệp là ngành có lịch sử phát triển lâu đời, các hoạt động nông nghiệp
đã có từ hàng nghìn năm nay kể từ khi con người từ bỏ nghề săn bắn và hái lượm.
Do lịch sử lâu đời này mà nền kinh tế nông nghiệp được nói đến như là nền kinh
tế truyền thống gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của cây lúa nước.
Ngày nay, mặc dù với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, con người đã sản xuất ra
những máy móc hiện đại, nhưng người nông dân vẫn thường áp dụng những kỹ
thuật đã phát triển từ hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm để trồng trọt.
Trải qua nhiều biến động, từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, thiếu thốn
về lương thực thực phẩm, hiện nay chúng ta đã là một trong những nước xuất khẩu
gạo hàng đầu thế giới. Trong giai đoạn trước mắt, nông nghiệp vẫn đóng vai trò
rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, là ngành tạo ra tích lũy ban đầu
cho nền kinh tế. Thành tựu lớn nhất của ngành Nông nghiệp Việt Nam là đã bảo
đảm thoả mãn nhu cầu về lương thực, thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng trong

nước, góp phần ổn định nền kinh tế, xã hội của đất nước, đặc biệt vào những thời
điểm khó khăn về thiên tai, cũng như những biến động lớn về kinh tế, chính trị
trong khu vực và thế giới. Nông nghiệp còn đóng góp khoảng 30% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước; tạo nguồn thu nhập chính cho khoảng 60% dân cư...
- Con người (nguồn lao động)
Việt Nam là nước có nguồn lao động dồi dào với gần 44 triệu lao động. Lực
lượng lao động nông thôn có khoảng 32,5 triệu người, chiếm hơn 74%, trong đó
mới sử dụng hơn 70% quỹ thời gian. Bên cạnh vấn đề về sức ép giải quyết công
ăn việc làm thì đây cũng chính là lợi thế về nhân lực của Việt Nam trong sản xuất
nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn.
Lực lượng lao động nông thôn tương đối trẻ, có sức khoẻ và hàng năm số lao
động này vẫn được bổ sung thêm khoảng trên 1 triệu người. Người lao động Việt
Nam nói chung và người lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng
được đánh giá là rất cần cù, chăm chỉ, chịu khó, phù hợp với sản xuất nông
nghiệp.
- Xu thế phát triển của khoa học công nghệ.
Khoa học kỹ thuật phát triển đã làm thay đổi cơ bản nền sản xuất của xã hội.
Những thành tựu khoa học mới, những phát minh sáng chế, cải tiến trong sản xuất
đã làm gia tăng đáng kể năng suất lao động của con người. Kết hợp với các điều
kiện ưu đãi về đất đai, khí hậu, con người, khoa học công nghệ làm cho nền kinh
tế thế giới bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của máy móc và kỹ thuật
canh tác tiên tiến. Đó là xu hướng chung của cả thế giới.
Tận dụng những điều kiện đó, nước ta cũng đang có những bước đi mới để cùng
hòa nhập với thế giới, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp.
Một trong những thế mạnh của nước ta đó là tận dụng các thành tựu của các nước
đi trước, có sự đầu tư thích hợp để đuổi kịp và có thể vượt các nước khác trên thế
giới.
III. Một số nét về tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới
1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Diện tích ngô trên thế giới bị thu hẹp trong những năm gần đây. Diện tích này

giảm chủ yếu ở các nước nhập khẩu ngô. Năm 2000, diện tích ngô trên toàn cầu là
139,49 triệu ha, giảm 0,63 triệu ha so với năm 1999. Tổng diện tích trồng ngô ở
các nước xuất khẩu ngô là 30 triệu ha, các nước nhập khẩu ngô là 21,35 triệu ha,
các nước còn lại là 87,84 triệu ha. Một số nước có diện tích trông ngô lớn là Mỹ:
29,55 triệu ha, Trung Quốc: 24 triệu ha, Braxin: 13,5 triệu ha, Mexico: 7,8 triệu
ha, Ấn Độ: 6,6 triệu ha. Diện tích ngô trên toàn thế giới hầu như biến động rất ít
trong những năm vừa qua do quỹ đất canh tác bị hạn hẹp.
Năng suất ngô trên toàn thế giới tăng, các nước có năng suất ngô cao là Mỹ,
Aghentian, Braxin, Mexico, Pháp, Italia, Canada. Các nước xuất khẩu ngô đều có
năng suất cao hơn mức trung bình của thế giới. Việc áp dụng các giống ngô mới
có năng suất cao không những ngày càng mạnh mẽ ở những nước phát triển mà
còn ở các nước đang phát triển. Các nước Châu Á, ngoại trừ Trung Quốc có năng
suất 4 - 5 tấn/ha, năng suất ngô ở các nước khác tương đối thấp, dao động trong
khoảng 1,5 - 3 tấn/ha.
Bảng 5. Năng suất ngô trung bình thế giới và tại một số nước từ 1998 - 2000
Đơn vị: tấn/ha.
Vùng 1998 1999 2000
Toàn thế giới 4,35 4,32 4,21
Các nước XK chính 4,91 4,73 4,26
Các nước NK chính 3,93 4,37 3,85
Các nước khác 2,09 2,05 2,08
Các nước có năng suất ngô cao
- Mỹ 8,44 8,40 8,64
- Canada 8,01 7,91 6,33
- Pháp 8,45 8,72 9,18
- Italy 8,88 9,70 9,82
- Ai cập 7,61 7,78 7,33
Việt Nam 2,48 2,53 2,70
Nguồn: USDA (1/2001)
Sản lượng ngô trên thế giới giảm nhẹ trong những năm gần đây. Các nước phát

triển có sản lượng ngô giảm còn các nước đang phát triển thì sản lượng ngô lại
tăng. Tổng sản lượng ngô trên thế giới năm 2000 là 588,264 triệu tấn, năm 1999 là
607,296 triệu tấn, tỷ lệ giảm 3,1%. Năm 2001, sản lượng ngô thế giới là 598,725
triệu tấn tăng 10,461 triệu tấn so với năm 2000; đến năm 2002 là 592,693 triệu tấn
giảm 1% so với năm 2001 nhưng vẫn cao hơn so với năm 2000. Như vậy ta thấy
rằng, sản lượng ngô thế giới có biến động nhưng không nhiều. Theo đánh giá của
FAO, giai đoạn 1985 - 1994, tổng sản lượng ngô trên thế giới có tốc độ tăng hàng
năm là 1,9%, giai đoạn 1994 - 2002 tăng bình quân 0,8%/năm.
Mỹ là nước có sản lượng ngô cao nhất thế giới. Năm 2000, sản lượng ngô của
Mỹ đạt 251,854 triệu tấn chiếm tới 42,81% sản lượng ngô toàn thế giới; năm 2001
là 241,485 triệu tấn và năm 2002 giảm xuống chỉ còn 228,805 triệu tấn (bằng
38,6% tổng sản lượng ngô thế giới). Trung Quốc có sản lượng là 106 triệu tấn năm
2000, có xu hướng giảm khá mạnh so với các năm trước (năm 1999 là 128,086
triệu tấn, năm 1998 là 132,954 triệu tấn). Nhưng năm 2001 và 2002, sản lượng
ngô Trung Quốc có xu hướng tăng lên khá nhanh tương ứng là 114,088 và 125
triệu tấn. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là nước đứng thứ hai về sản xuất ngô chỉ
sau Mỹ và trong tương lai, sản lượng ngô của Trung Quốc sẽ tăng nhanh hơn nữa.
Bảng . Sản lượng ngô của một số nước sản xuất ngô lớn trên thế giới
Đơn vị: 1.000 tấn
Nước 1998 1999 2000 2001 2002
Thế giới
Mỹ
Argentina
Braxin
Canada
Trung Quốc
EU
Ai Cập
Hungary
Indonesia

ấn Độ
Mexico
Nigeria
Romania
Philippines
Nam Phi
Serbia
Ucraine
Các nước khác
605.838
247.882
13.500
32.393
8.952
132.954
35.295
5.605
6.000
6.500
10.680
17.788
4.950
8.000
4.894
7.946
5.174
2.301
55.024
607.296
239.549

17.200
31.641
9.161
128.086
36.404
5.678
7.000
6.200
11.470
19.240
5.100
10.500
4.449
11.455
6.140
1.737
56.286
588.264
251.854
15.400
41.536
6.827
106.000
37.823
5.636
5.000
5.900
12.068
17.920
4.000

4.800
4.508
8.040
2.944
3.848
54.160
598.725
241.485
14.400
35.501
8.389
114.088
39.685
6.160
7.858
6.000
13.510
20.400
5.000
7.000
4.505
9.700
6.200
3.641
55.203
592.692
228.805
15.000
37.500
9.065

125.000
39.440
5.880
6.080
6.100
10.570
17.000
5.200
7.500
4.300
9.000
5.400
4.200
56.652
Nguồn: USDA (04/2003).
2. Tình hình tiêu thụ ngô trên thế giới
Lượng tiêu thụ trên thế giới tăng lên trong những năm gần đây. Chủ yếu dùng
làm thức ăn chăn nuôi. Một số nước có lượng tiêu thụ tăng liên tục là Mỹ, Nhật,
Trung Quốc, Mexico... Tổng lượng tiêu thụ ngô trên thế giới tăng 1,84%/năm kể
từ năm 1996 trở lại đây. Năm 2000 lượng tiêu thụ ngô trên thế giới là 604,9 triệu
tấn. Như vậy, ngoài tiêu thụ sản lượng ngô sản xuất trong năm, năm 2000 còn sử
dụng tới lượng ngô dự trữ. Lượng ngô dự trữ toàn thế giới hàng năm vào khoảng
100 triệu tấn, xấp xỉ 1/6 lượng ngô hàng năm. Mỹ là nước sản xuất và tiêu thụ ngô
lớn nhất thế giới, lượng tiêu thụ ngô năm 2000 của Mỹ là 197 triệu tấn (32,65%),
tiếp theo là Trung Quốc với 120 triệu tấn (19,83%), Braxin 35,4 triệu tấn (5,85%)
và Mexico là 24,3 triệu tấn (4,01%).
Bảng . Lượng tiêu thụ ngô trên thế giới và một số nước từ 1998 - 2000
Đơn vị: 1.000 tấn
Vùng 1998 1999 2000
Toàn thế giới

Các nước tiêu thụ ngô chủ yếu
Mỹ
Trung Quốc
Bra-xin
Mê-xi-cô
ấn Độ
580.702
185.879
114.300
33.615
23.037
10.853
603.309
192.477
116.900
33.191
23.411
11.350
604.914
196.987
120.000
35.400
24.300
12.000
Nguồn: USDA (3/2001)
Xuất nhập khẩu: Lượng xuất nhập khẩu ngô trên thế giới năm 1999, 2000 tăng.
Các nước xuất khẩu ngô chính là Mỹ, Ac-hen-ti-na, Pháp..., các nước nhập khẩu
ngô chính là Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Malaixia, Đài Loan, EU... Trên toàn thế
giới, lượng xuất nhập khẩu ngô tăng 2,3% trong giai đoạn 1996 - 2000. Năm 2000
lượng xuất nhập khẩu ngô là 72,5 triệu tấn, giảm 0,62 triệu tấn so với năm 1999.

Tuy nhiên so sánh năm 2000 với năm 1996 thì lượng xuất nhập khẩu ngô trên thế
giới tăng 6,1 triệu tấn.
Các nước thuộc khu vực Đông Á là những nước nhập khẩu ngô chủ yếu trên thế
giới. Năm 2000, Nhật Bản nhập khẩu 16 triệu tấn, chiếm khoảng 25% tổng lượng
nhập khẩu toàn thế giới, Nam Triều Tiên 8 triệu tấn, Đài Loan 5,1 triệu tấn,
Colombia 2 triệu tấn. Còn lại các nước khác có lượng nhập khẩu nhỏ. Mục đích
của việc nhập khẩu ngô của các nước này là chủ yếu làm thức ăn chăn nuôi, do đó
lượng nhập khẩu ngô chủ yếu dựa vào sự phát triển của ngành công nghiệp thức
ăn chăn nuôi là chính.
Giá cả: Trong thời gian qua, giá cả ngô trên thế giới có sự biến động khá mạnh.
Bình quân thời kỳ 1990 - 1994 là 134 USD/tấn, bình quân giai đoạn 1994 - 1999
là 142 USD/tấn, giá ngô cao nhất là thời kỳ 1983 - 1985 trung bình đạt 226
USD/tấn. Hiện nay, giá ngô trên thế giới bình quân đạt 135 USD/tấn Theo dự báo
của Bộ Nông nghiệp Mỹ thì giá ngô trên thế giới giai đoạn 2001 - 2005 sẽ vào
khoảng 140 USD/tấn.
3. Kết luận rút ra qua việc nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế
giới
* Trên toàn thế giới trong những năm vừa qua và thời kỳ sắp tới, diện tích và thị
trường ngô không có biến động lớn, chỉ có năng suất ngô sẽ tăng tương đối nhanh
ở một số quốc gia do sự tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Năng suất
ngô tăng mạnh sẽ đem lại sự tăng về sản lượng đặc biệt là ở các nước đang phát
triển. Hiện nay, thị trường ngô trên thế giới được đánh giá là một thị trường tương
đối khả quan.
* Các nước sản xuất ngô lớn trên thế giới đã đạt được những thành công lớn
trong nghiên cứu tạo giống mới, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm ngô. Ta có
thể rút ra được một số nguyên nhân chính tạo nên sự thành công của họ, để từ đó
có thể hình thành những giải pháp tốt đối với quá trình phát triển cây ngô ở nước
ta.
- Quy mô sản xuất lớn, trong đó thế mạnh của họ là sự tập trung hóa và chuyên
môn hóa trong sản xuất.

- Công tác đầu tư được chú trọng
- Cơ giới hoá mạnh trong sản xuất
- Cán bộ khoa học được đào tạo chuyên môn cao
Các nguyên nhân trên là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công của
các nước sản xuất ngô lớn trên thế giới, và đó cũng là những mặt còn hạn chế đối
với quá trình sản xuất nông nghiệp ở nước ta nói chung và sản xuất ngô nói riêng.
Vì vậy, trong tương lai, các mặt trên cần được chú trọng hơn nữa, khi mà Việt
Nam bước vào sản xuất cây ngô thương phẩm năng suất cao với mục tiêu thay thế
hàng nhập khẩu và hướng ra thị trường quốc tế.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU, GIEO TRỒNG, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ
CÂY NGÔ THƯƠNG PHẨM NĂNG SUẤT CAO Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1990 - 2002
I. Công tác nghiên cứu và tạo giống ngô mới
1. Tình hình sử dụng và triển khai sản xuất giống ngô
Trong những năm gần đây, đã có nhiều tiến bộ khoa học công nghệ được áp
dụng trong sản xuất ngô. Trong đó việc nước ta đã nghiên cứu thành công và đưa
vào sản xuất một số giống ngô lai đã từng bước hạn chế nhập khẩu giống lai, đưa
năng suất ngô nước ta tăng nhanh, giảm giá thành trong sản xuất ngô. Kể từ năm
1993, khi mà nước ta bắt đầu đưa giống ngô lai vào trồng đại trà, đến nay đã đạt
được những bước phát triển lớn, sự phát triển ngô lai của nước ta đã được Trung
tâm cải tạo giống lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT) và tổ chức nông lương (FAO) của
Liên hợp quốc, cũng như các nước trong khu vực đánh giá cao. Trong vòng 7 - 8
năm, chúng ta đã đuổi kịp các nước trong khu vực về trình độ công nghệ nghiên
cứu tạo giống ngô lai và đang ở giai đoạn đầu đi vào công nghệ cao (công nghệ
gien, nuôi cấy bao phấn và noãn).
Trong những năm đầu khi đưa các giống ngô mới vào sản xuất, hoàn toàn sử
dụng các giống ngô lai nhập khẩu như giống: DK888, P11, Bioseed, Uniseed...
Dưới sự lãnh đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan
nghiên cứu đã tập trung phát huy nội lực trong nghiên cứu khao học, đi tắt, đón

đầu, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại để tạo ra những thành quả cao trong
lĩnh vực tạo giống ngô lai năng suất, chất lượng cao và có sức chống chịu tốt. Các
loại giống mới có tính năng vượt trội hơn so với các loại giống nhập khẩu là thích
hợp với từng vùng sinh thái và mùa vụ khác nhau, tiến dần đến không phải nhập
khẩu giống ngô từ nước ngoài. Đến nay, nhiều giống ngô lai đã được công nhận và
được đánh giá cao như:
- Các giống ngô được công nhận là giống quốc gia:
+ Giống thụ phấn tự do: CV-1, VN-1 và VN-2
+ Giống ngô lai: LVN-10, LVN-17, LVN-4, LVN-12, LVN-20, LVN-23, LVN-
25 và LVN-5.
- Giống ngô lai có hàm lượng đạm cao: HQ2000 (hàm lượng đạm cao bằng 1, lần
so với ngô thường, axit amin, lisin và triptofan cao gấp 2 lần so với ngô thường),
sử dụng làm thức ăn cho người (nhất là đối với vùng núi cao).
- Các giống đã được phép khu vực hóa: LVN-24, LVN-25, LVN-31, LVN-33,
LVN-34, LVN-22, LVN-27. Tiềm năng năng suất của những giống ngô này từ 6 -
12 tấn/ha. Hiện nay, tỷ lệ sử dụng giống ngô lai trong nước lên tới gần 60% với
chất lượng cao, giá thành hạ, do đó rất được bà con nông dân tín nhiệm.
Bảng . Số lượng và cơ cấu các giống ngô lai sản xuất và sử dụng
trong niên vụ 2000/2001
Giống ngô lai Sản lượng (tấn) Tỷ Lệ (%)
848
LVN-10
P 60
P 11
B 9681
B 9698
CP - DK 888
CP - Dk 999
Giống khác
250

2.914
315
225
1.000
600
990
410
426
3,5
41,3
4,5
3,2
14,2
8,5
14,0
5,8
5,0
Tổng cộng 7.130 100
Nguồn: Viện Quy hoạch và Thống kê nông nghiệp
Giống ngô mới LVN-10 đã được đưa vào sản xuất ở cả 7 vùng, chiếm diện tích
khoảng 140 - 150 nghìn ha mỗi năm. Các giống khác được áp dụng chủ yếu từ
vùng Bắc Trung Bộ ra phía Bắc với diện tích khoảng 70 - 75 nhìn ha mỗi năm.
Hiện nay, đã triển khai xây dựng một hệ thống sản xuất giống với quy mô lớn
trên cả nước, phát huy sức mạnh tổng hợp, dựa vào dân, chuyển giao công nghệ và
huấn luyện hàng vạn nông dân để có đủ lực lượng lao động, đất đai để sản xuất 4 -
5 nghìn tấn hạt giống ngô lai cao cấp trong một năm. Trên cơ sở này, củng cố lại
cho tốt để có thể sản xuất đủ hạt giống ngô cho nhu cầu trong nước trong hiện tại
và tương lai. Đồng thời tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân.
2. Các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống ngô lai
Để cùng bắt kịp với các yêu cầu về tăng năng suất và chất lượng các giống ngô,

các cơ sở sản xuất ngô giống đã có những bước đi mới thích hợp. Đó là tăng
cường công tác lai tạo các giống ngô lai mới có ưu điểm vượt trội so với các giống
cũ. Trong số đó có nhiều công ty đi đầu và cũng đã đạt được những thành công
nhất định.
Bảng . Các cơ sở sản xuất và cung cấp ngô giống lớn năm 2001
Đơn vị sản xuất giống
Địa điểm Lượng giống
(Tấn)
Tỷ lệ (%)
1. Công ty giống cây trồng Miền Nam
2. Công ty giống cây trồng Trung ương
3. Trung tâm giống cây lương thực Phú Thọ
4. Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam
5. Công ty giống Đồng Nai
6. Công ty giống cây trồng Hà Tây
7. Nông trường Tam Đảo
8. Công ty giống cây trồng Thanh Hóa
9. Viện nghiên cứu ngô
10. Liên doanh Bioseed Genetics
11. Công ty CP Group
TP. HCM
TP. Hà Nội
TP. Việt Trì
TP. HCM
TP. Biên Hòa
Tỉnh Hà Tây
H. Tam Đảo
TP. Thanh Hóa
Tỉnh Hà Tây
Tỉnh Hà Tây

Tỉnh Đồng Nai,
CN Hà Nội
2.300
110
90
200
210
126
74
75
945
1.600
1.400
32,6
1,6
1,2
2,8
2,9
1,8
1,05
1,05
13,4
22,7
19,8
Tổng số 7.130 100
Nguồn: Viện Quy hoạch và Thống kê nông nghiệp
Trong năm 2001, toàn quốc có 11 đơn vị sản xuất giống ngô lai, trong đó có 2
công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Sản lượng giống ngô lai sản xuất trong nước
mới đạt trên 5.000 tấn, còn lại phải nhập khẩu (chủ yếu do 2 công ty CP Group và
Bioseed nhập). Các đơn vị có sản lượng giống ngô lai chủ yếu là công ty giống

cây trông Miền Nam với 32,6%, liên doanh Bioseed chiếm 22,7%, công ty CP
Group chiếm 19,8%, Viện Nghiên cứu ngô chiếm 13,4%, còn các đơn vị khác
chiếm tỷ lệ nhỏ dưới 3%. Xu hướng trong thời gian tới là cần giảm lượng giống
nhập khẩu, thay thế dần bằng các giống sản xuất trong nước với chất lượng đảm
bảo, không thua kém.
3. Năng lực và hiệu quả công việc của một số cơ sở nghiên cứu điển hình
Trên cơ sở đánh giá hoạt động của một số cơ sở nghiên cứu, chúng ta có thể
thấy được thực trạng của công tác nghiên cứu.
Viện nghiên cứu ngô Trung ương: Là cơ sở có đầy đủ các điều kiện để nghiên
cứu cơ bản như: các phòng thí nghiệm, ruộng sản xuất, cán bộ khoa học giỏi nhiều
kinh nghiệm, có thể thực hiện tốt công tác nghiên cứu tạo giống cũng như nhân
giống. Hàng năm Viện cung cấp cho địa phương từ 400 - 500 tấn hạt giống ngô lai
các loại có chất lượng cao. Đồng thời giúp các công ty giống địa phương tự sản
xuất và cung ứng từ 1.200 - 2.000 tấn giống.
Công ty giống cây trồng Trung ương I: Là đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn với hệ thống cung ứng và sản xuất giống nằm ở nhiều tỉnh
miền Bắc, có năng lực sản xuất giống các loại tới 5.500 tấn/năm, trong đó sản xuất
và cung ứng giống ngô lai hiện nay đạt 200 - 500 tấn.
Công ty giống cây trồng Miền Nam: Là cơ sở đã nhân giống và cung ứng giống
nhiều năm nay, với hệ thống các trạm, trại đều có đồng ruộng sản xuất, kho chứa
bảo quản giống, các cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm sản xuất giống. Năm
2001, công ty đã sản xuất và cung ứng 2.300 tấn giống ngô lai các loại cho các
tỉnh miền Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Các công ty sản xuất giống ngô lai có vốn đầu tư nước ngoài: trước đây chủ yêu
là nhập các giống ngô lai để cung ứng cho thị trường trong nước. Trong thời gian
gần đay, các công ty này đã tiến hành tổ chức sản xuất giống ngô lai trong nước,
tuy nhiên mức độ sản xuất trong nước của các công ty này vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ
(khoảng từ 20 - 30%).
4. Nhu cầu sử dụng giống ngô ở nước ta
Nhu cầu sử dụng giống ngô mới hiện nay là rất cao trong điều kiện phải nâng

cao năng suất và chất lượng của cây ngô. Hơn thế nữa, các giống ngô lai với
những ưu thế vượt trội sẽ chiếm lĩnh thị trường trong một thời gian không xa nữa.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê thì trong năm 2000, diện tích ngô lai đã
gieo trồng là 385 nghìn ha, sử dụng hết 6.930 tấn giống ngô lai (bình quân sử dụng
18 kg giống ngô lai/ha). Dự kiến đến năm 2005, diện tích ngô toàn quốc đạt 1 - 1,2
triệu ha và ổn định đến năm 2010, trong đó diện tích ngô lai chiếm 85 - 90% thì
nhu cầu sử dụng giống ngô lai sẽ là 18 - 20 nghìn tấn.
II. Tình hình gieo trồng thu hoạch ngô của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2002
1. Các vùng trồng ngô chính ở nước ta và diện tích gieo trồng
Điều kiện tự nhiên ở nước ta thuận lợi cho cây ngô phát triển ở nhiều vùng sinh
thái khác nhau. Giai đoạn 1960 - 1980, diện tích ngô tăng gấp đôi từ 197,6 ngàn
ha đến 389,6 ngành ha. Giai đoạn 1980 - 1990, diện tích ngô tăng chậm, bình quân
đạt 1,03%/năm. Từ năm 1990, diện tích ngô toàn quốc luôn tăng, nhất là diện tích
ngô lai được đẩy mạnh. Đến năm 1990 diện tích ngô chiếm 39,8% trong cơ cấu
diện tích cây màu lương thực, đến năm 2000 đã là 56%. Điều đó cho thấy quy mô
diện tích ngô tăng nhanh hơn so với các cây màu lương thực khác.
Cây ngô được gieo trồng trên khắp cả nước, tuy nhiên ở mỗi nơi do điều kiện tự
nhiên khác nhau mà diện tích trồng ngô cũng có sự khác biệt.
Bảng . Diện tích ngô toàn quốc giai đoạn 1990 - 2002
Đơn vị : Nghìn ha
Vùng 1990 1995 1998 1999 2000 2001 2002*
Tốc độ tăng trưởng
BQ/năm thời kỳ
1990 - 2002 (%)
ĐBSH
TDMNBB
DHBTB
DHNTB
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ

ĐBSCL
Cả nước
69,3
183,8
44,9
17,6
33,1
71,9
11,2
431,8
95,4
214,1
64,0
19,4
48,7
95,0
20,2
556,8
104,9
250,3
79,1
21,7
69,5
107,1
17,1
649,7
103,0
268,0
93,4
24,2

73,9
111,6
17,7
691,8
92,9
287,4
92,8
28,5
86,8
122,8
19,0
730,2
68,2
291,6
86,7
31,9
100,9
124,8
22,8
726,9
84,6
298,9
98,5
33,6
97,0
128,8
23,7
765,1
2,05
4,13

6,86
5,63
9,94
4,75
6,31
4,57
Nguồn: Niên giám thống kê 2001(*: Dự kiến)
Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1990 - 2002 trung bình cả nước đạt 4,57%, trong
đó vùng tăng mạnh nhất là Tây Nguyên 9,94%/năm, sau đó là Duyên Hải Bắc
Trung Bộ 6,86%/năm, vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đạt 6,31%/năm (tuy
nhiên diện tích còn ít). Đến năm 2002, vùng Trung Du Miền Núi Bắc Bộ có diện
tích ngô lớn nhất 298,9 ngàn ha (chiếm 39,1% tổng diện tích ngô cả nước), tiếp
đến là vùng Đông Nam Bộ đạt 128,8 ngàn hà, chiếm 16,8%. Trong niên vụ 1997 -
1998, do diễn biến thời tiết có nhiều biến động, hạn hán kéo dài nên đã gây ảnh
hưởng đến diện tích gieo trồng ngô trên cả nước, duy chỉ có vùng Trung Du Miền
Núi Bắc Bộ diện tích ngô vẫn ổn định và có tốc độ tăng chậm, chỉ đạt khoảng
4,13%. Đồng Bằng Sông Hồng, nơi có diện tích đất phù hợp với trồng ngô khá
nhiều nhưng còn sử dụng trồng các loại cây khác, trong mấy năm gần đây có xu
hướng không ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 1990 - 2002
chỉ có 2,05%.
Đối với cây ngô lai, vào năm 1993, cả nước mới chỉ có 12% diện tích được sử
dụng giống ngô lai thì đến năm 1996 đã tăng lên 40% và năm 2000 đạt 53,9%
(trong đó các tỉnh phía Bắc 55,4% và các tỉnh phía Nam là 52,1%). Một số tỉnh đại
diện cho các vùng sinh thái có tỷ lệ trồng ngô lai trên 50% diện tích như: Đồng
Nai (97%), Bà Rịa - Vũng Tàu (83,5%), Trà Vinh (82%), Hà Tây (80%), Đăk Lăk
(72,2%), An Giang (68%), Lâm Đồng (61%), Sơn La (59,7%), Thanh Hóa (50%).
Bảng . Diện tích ngô lai nước ta trong giai đoạn 1993 - 2000
Đơn vị: Nghìn ha
Hạng mục
1993 1994 1995 1996 2000

DT % DT % DT % DT % DT %
Cả nước
Miền Bắc
Miền Nam
60
40
20
12
11
14
135
70,5
64,5
25
19
38
163
84,9
78,1
29
22
43
230
119,1
110,9
40
31
59
385
212

173
53,9
55,4
52,1
Nguồn: Viện Quy hoạch và Thống kê nông nghiệp
Việc đưa cây ngô lai vào sản xuất góp phần tăng năng suất ngô trên cả nước, tạo
thành một động lực mới thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất ngô, góp phần
đưa ngành chế biến thức ăn chăn nuôi (ngành sử dụng ngô lớn nhất) phát triển,
tăng thu nhập cho nông dân.
2. Các vấn đề về kỹ thuật trong gieo trồng
* Thời vụ gieo trồng và thu hoạch ngô
Do sự chi phối của điều kiện khí hậu nên ở từng vùng đã có các mùa vụ gieo
trồng ngô phù hợp nhằm lợi dụng quy luật khí hậu, đồng thời giảm thiểu những
khó khăn do nó gây ra:
- Vụ ngô đông xuân (hoặc ngô đông): trong vụ này ở các tỉnh phía Bắc thường có
mùa đông lạnh (nhiệt độ thấp từ 15 - 160C), vùng núi cao 4 - 100C không đảm
bảo nhu cầu về nhiệt cho ngô sinh trưởng và phát triển (yêu cầu nhiệt độ thích hợp
cho cây ngô sinh trưởng và phát triển là từ 25 - 300C) cho nên năng suất ngô thấp.
Tuy nhiên trong những năm gần đây do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong việc sản xuất ngô vụ đông trên đất lúa: trồng ngô bầu, thời vụ gieo xong
trong tháng 9 và các giống ngô lai ngắn ngày, năng suất cao... được áp dụng đã
đưa vụ ngô đông trở thành một vụ sản xuất ngô chính của vùng Đồng bằng Sông
Hồng và các tỉnh trung du. ở các tỉnh phía Nam, nhiệt đảm bảo nhưng lại là mùa
khô gay gắt (lượng mưa trong thời gian này chỉ đạt 80 - 100 mm, đáp ứng 30%
nhu cầu nước của cây ngô), do đó chỉ có một số diện tích nhỏ ven sông, suối có đủ
độ ẩm mới gieo trồng ngô trong vụ này.
- Vụ ngô xuân hè (vùng phía Bắc gieo sớm hơn gọi là ngô xuân): đây là vụ ngô
chính có năng suất cao nhất ở nước ta. Nhìn chung ở tất cả các vùng trong vụ ngô
này điều kiện nhiệt và mưa đảm bảo (tổng nhiệt 4.000 - 4.5000C, lượng mưa 600 -
800 mm). Nhưng hạn chế ở vụ này là ngô chín vào giữa mùa mưa (trong tháng thu

hoạch thường có 15 - 16 ngày mưa và lượng mưa đạt 350 - 800 mm tùy theo từng
nơi) nên đã ảnh hưởng đến thu hoạch ngô, ngô rất dễ nảy mần, thối (nhất là một số
giống ngô mới có đặc tính lộ lõi) dẫn đến sản lượng ngô giảm và nếu giải quyết
được khâu phơi sấy hạt thì việc mở rộng diện tích sẽ không gặp nhiều khó khăn
(nhất là vùng Tây Nguyên và Trung Du Miền Núi Phía Bắc).
- Vụ ngô hè thu (hoặc ngô thu): nhìn chung cũng như vụ ngô xuân hè, điều kiện
nhiệt độ và mưa đảm bảo cho ngô sinh trưởng và phát triển (tổng tích ôn 3.500 -
4.0000C, lượng mưa 700 - 800 mm). Nhưng do phải tiến hành sản xuất vào giữa
mùa mưa (trong tháng gieo có lượng mưa từ 250 - 300 mm) nên ảnh hưởng đến
khâu làm đất và gieo hạt (đất nhão khó làm, hạt dễ thối), một số vùng bãi ven sông
thường bị ngập lụt gây thiệt hại. Vì vậy, tuy rằng ngô vụ này có ưu thế thu hoạch
vào mùa khô, nhưng hiện nay cũng mới được gieo trồng rất ít và năng suất thường
không cao.
Trong thời gian qua, kỹ thuật canh tác ngô đã phát triển cả về bề rộng và chiều
sâu, hệ thống canh tác ngày càng thêm phong phú, đa dạng. Nét độc đáo trong sản
xuất ngô nước ta là sự sáng tạo của nông dân, đưa cây ngô vào sản xuất vụ đông
trên đất ướt ngày càng được hoàn thiện. Đồng thời, quá trình đưa giống ngô lai
mới có thời gian sinh trưởng ngắn đã góp phần tăng năng suất ngô vụ đông, qua
đó làm tăng đáng kể diện tích gieo trồng ngô.
* Hình thức trồng
Cây ngô có thể trồng thuần hoặc trồng xen. ở các vùng trung du, miền núi và
cao nguyên, ngô thường được trồng xen với lúa nương, ở vùng đồng bằng ngô
thường được trồng xen với cây mầu khác như: lạc, đậu tương, khoai lang,... Hiện
nay việc trồng thuần ở nhiều nơi còn có hiện tượng trồng không đúng quy trình kỹ
thuật đẫn đến năng suất không cao.
* Phân bón và chăm sóc
Tùy theo từng loại đất, tập quán canh tác và điều kiện kinh tế của hộ nông dân
mà mức bón phân có khác nhau. Mức bón phổ biến hiện nay tính trung bình cho 1
ha vào khoảng 100 - 150 kg urê, 100 - 200 kg super lân, 50 - 60 kg kali clorua,
còn phân chuồng rất nhiều nơi không bón, đặc biệt là ở các vùng trung du, miền

núi và cao nguyên thì số hộ bón phân hữu cơ chiếm tỉ lệ rất thấp, vào khoảng 3 -
7%, ở nhiều nơi không có thói quen bón phân chuồng hoặc chưa có được lượng
phân chuồng, phân hữu cơ để bón cho ngô. Đây là một điểm không tốt ảnh hưởng
ngay đến năng suất ngô hiện tại và đặc biệt ảnh hưởng đến việc cải tạo, tăng độ
phì của đất. Bón phân được chia làm 3 phần: 1 lần bón lót và hai lần bón thúc,
nhưng nhiều nơi công việc bón thúc chỉ thực hiện được một lần, dẫn đến cây sinh
trưởng phát triển kém, đặc biệt là vào thời kỳ ra hoa và kết quả.
ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Hồng Đồng Bằng
Sông Cửu Long có mức độ phân bón hóa học khá đầy đủ so với tiêu chuẩn định
mức kỹ thuật, vì vậy ở những vùng này năng suất ngô luôn đạt ở mức cao. Các
vùng Trung Du Miền Núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ, ở
đây vốn đất đai đã không được màu mỡ lại thêm khả năng kinh tế hộ nông dân có
hạn, thời tiết khí hậu khó khăn và chưa giàu kinh nghiệm trong thâm canh nên ở
các vùng này lượng phân bón không đáp ứng đủ so với tiêu chuẩn định mức, dẫn
đến năng suất ngô vẫn ở mức thấp.
3. Năng suất và sản lượng thu hoạch
Trước những năm 1990, năng suất ngô bình quân nước ta rất thấp, chỉ vào
khoảng 12 - 13 tạ/ha. Từ năm 1990 trở lại đây, do được ứng dụng tốt các thành tựu
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là sử dụng các giống ngô lai đã đưa năng suất
ngô bình quân lên tới 30,4 tạ/ha (2002), với tốc độ tăng bình quân hàng năm trong
giai đoạn 1990 - 2002 đạt 5,59%. Trong đó vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có tốc
độ tăng cao nhất đạt 9,30%/ năm, sau đó đến vùng Đông Nam Bộ là 7,09% và
thấp nhất là vùng Đồng Bằng Sông Hồng chỉ đạt 4,42%. Năng suất ngô những
năm đầu thập kỷ còn ở mức thấp, trung bình chỉ đạt khoảng 15 - 16 tạ/ha. Nguyên
nhân chủ yếu là do thời kỳ này diện tích ngô phần nhiều vẫn trồng bằng giống ngô
địa phương có năng suất thấp và trình độ canh tác còn lạc hậu. Hiện tượng thâm
canh không đồng đều giữa các vùng thể hiện khá rõ nét. Năm 2000, vùng Tây
Nguyên do được áp dụng nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật, nhất là diện tích
ngô lai tăng nhanh, chiếm hơn 75%, nên vùng có năng suất cao nhất, đạt 36,5
tạ/ha, vùng Đông Nam Bộ: 33,4 tạ/ha.

Vùng Đồng Bằng Sông Hồng có truyền thống trồng ngô, việc áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật nhanh nhạy. Tuy diện tích ngô vụ đông trên đất 2 vụ lúa là
chủ yếu nhưng năng suất đạt vào mức khá: 31,1 tạ/ha vào năm 2000 và vươn lên
đứng đầu với 36,4 tạ/ha vào năm 2002 và vượt qua cả Tây Nguyên. Vùng Trung
Du Miền Núi Phía Bắc do ngô được trồng chủ yếu do nguồn nước mưa, một số
nơi được trồng trên diện tích đất có độ dốc lớn, đất đai bạc màu do thường bị rửa
trôi nên năng suất năm thấp nhất, chỉ đạt 22,1 tạ/ha (2000); năm 2002 là 25,6
tạ/ha, tuy có tăng nhưng vẫn là vùng có năng suất ngô thấp nhất. Nhìn chung năng
suất ngô của nước ta có tốc độ tăng cao trong những năm vừa qua những năng suất
đạt được hiện nay so với thế giới vẫn còn ở mức thấp (năng suất trung bình của
thế giới đạt 42 - 43 tạ/ha), đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho
giá thành ngô thương phẩm cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường kém.
Bảng . Năng suất ngô bình quân giai đoạn 1990 - 2002.
Đơn vị: tạ/ha
Vùng 1990 1995 1998 1999 2000 2001 2002*
Tốc độ tăng trưởng
BQ/năm thời kỳ
1990 - 2002 (%)

×