TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1
KHOA XÂY DỰNG – BỘ MƠN MÁY XÂY DỰNG
BÀI GIẢNG CHUNG
ĐIỆN CƠNG TRÌNH
Hà nội 5.2013
LỜI MỞ ĐẦU
Trường cao đẳng xây dựng, tháng 5 năm 2013
“Điện cơng trình” là mơn học được xây dựng trên nền tảng của các môn học Kỹ
thuật điện, cung cấp điện, hệ thống điện... áp dụng cho học sinh khối ngành xây dựng,
môn học tập trung đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hệ thống cung cấp, trang
bị điện và chống sét cho các cơng trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Với chủ trương chung của Đảng ủy – Ban giám hiệu Nhà trường, việc dạy và học
cần đi sát với thực tiễn của ngành xây dựng, bộ môn máy xây dựng đã xây dựng thành
công bài giảng chung cho mơn học “Điện cơng trình”.
Bài giảng chung “Điện cơng trình” nhằm giúp cho giảng viên thống nhất nội
dung, kiến thức giảng dạy bên cạnh đó chủ yếu nhằm làm tư liệu học tập cho học sinh,
do thời lượng học tập trên lớp hạn chế, hy vọng với sự sáng tạo và tư duy độc lập của
học sinh bài giảng chung này có thể củng cố thêm kiến thức cần thiết.
Bài giảng chung “Điện cơng trình” được soạn và in lần đầu tiên nên không tránh
khỏi những hạn chế, rất mong bạn đọc góp ý kiến gửi về bộ môn máy xây dựng để bài
giảng ngày càng hồn chỉnh hơn.
Thay mặt bộ mơn, nhóm biên soạn gồm Ths.Ks Lê Anh Đức, Ths.Ks Nguyễn
Trường Sinh trân trọng cảm ơn.
[1]
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN
TRONG XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP.
I. Tổng quan về hệ thống điện:
Ngày nay khi nói đến hệ thống năng lượng, thơng thường người ta thường hình
dung nó là hệ thơng điện, đó khơng phải là hiện tượng ngẫu nhiên mà nó chính là bản
chất của vấn đề. Lý do là ở chỗ năng lượng điện đã có ưu thế trong sản xuất, khai thác
và truyền tải, cho nên hầu như toàn bộ năng lượng đang khai thác được trong tự nhiên
người ta đều chuyển đổi nó thầnh điện năng trước khi sử dụng nó. Từ đó hình thành
một hệ thống điện nhằm truyền tải, phân phối và cung cấp điện năng đến từng hộ sử
dụng điện.
1. Một số đặc điểm của điện năng:
+ Dễ chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác (quang, nhiệt, cơ năng…).
+ Dễ truyền tải và truyền tải với hiệu suất khá cao.
+ Khơng có sắn trong tự nhiên, đều được khai thác rồi chuyển hoá thành điện
năng. Ở nơi sử dụng điện năng lại dễ dàng chuyển thành các dạng năng lượng khác.
Ngày nay phần lớn năng lượng tự nhiên khác được khai thác ngay tại chỗ rồi được đổi
thành điện năng (Ví dụ Nhà máy nhiệt điện thường được xây dựng tại nơi gần nguồn
than; nhà máy thủy điện gần nguồn nước…). Đó cũng chính là lý do xuất hiện hệ thống
truyền tải, phân phối và cung cấp điện năng mà chúng ta thường gọi là hệ thống điện.
+ Điện năng sản xuất ra, nói chung khơng tích trữ được. Vì vậy tại mọi thời điểm
luôn luôn phải đảm bảo cân bằng giữa lượng điện năng sản xuất ra với điện năng tiêu.
+ Quá trình về điện xảy ra rất nhanh.
+ Điện năng là nguồn năng luợng chính của các ngành: CN nặng, CN nhẹ... và là
điều kiện quan trọng để phát triển các đô thị và khu dân cư.
2. Định nghĩa:
Hệ thống điện bao gồm các khâu sản xuất ra điện năng; khâu truyền tải; phân
phối và cung cấp điện năng đến tận các hộ dùng điện.
[2]
“Cơng trình điện” được hiểu là tổ hợp cơng trình xây dựng và vật kiến trúc, trang
thiết bị để phát điện, truyền tải và phân phối điện năng. Cơng trình điện bao gồm các
nhà máy, tổ máy phát điện, các trạm biến áp, các đường dây dẫn điện và trang thiết bị
đồng bộ kèm theo.
II. Nguồn điện:
Nguồn điện là thiết bị phát ra điện năng. Về nguyên lý, nguồn điện là thiết bị biến
đổi các dạng năng lượng như cơ năng, hóa năng, nhiệt năng thành điện năng.
1. Các dạng nguồn điện
TỶ LỆ NGUỒN PHÁT ĐIỆN NĂM 1997 (EVN)
Thủy điện Hịa Bình
(36,6%)
NĐ Than
(17,36%)
TBK Gas
(10,29%)
Diezel
(1,2%)
TBK Dầu
(4,96%)
Thủy điện khác
(23,26%)
[3]
NĐ Dầu
(5,26%)
2. Nhà máy thủy điện Hịa Bình
1
3
5
4
2
6
1. Hồ thượng lưu. 2. Hồ hạ lưu. 3.Đập ngăn
4. Đường ống dẫn nước áp lực. 5. Hợp bộ tuốc bin – Máy phát.
6. Cửa xả nước sau tuốc bin.
3. Ưu, nhược điểm của nhà máy thủy điện
3.1 Ưu điểm
- Công suất nhà máy tùy thuộc vào năng lực của nguồn nước, từ 1 vài MW đến
hàng trăm và hàng ngàn MW.
- Tính linh hoạt vận hành rất cao, trong một vài phút có thể huy động hết công
suất nhà máy.
- Số lượng người quản lý vận hành không nhiều, chất thải sạch,
- Kết hợp phát điện với điều tiết thủy lợi, phát triển giao thông, du lịch ...
[4]
3.2 Nhược điểm
- Phải ngăn sông tạo ra các hồ nước lớn trải rộng dọc theo lưu vực của sơng
chính và làm thay đổi căn bản tất cả hệ sinh thái trong vùng. Thay đổi tập quán sinh
họat, lao động và văn hóa của các quần cư trong lưu vực.
-Khai thác công suất phụ thuộc vào thủy chế của hồ chứa, thời tiết khí hậu trong
năm.
-Hoạt động của nhà máy phụ thuộc nhiều vào các ngành liên quan và thụ động.
III. Mạng lưới điện
Điện năng sau khi sản xuất ra từ các nguồn phát sẽ được truyền tải - cung cấp phân phối tới các hộ tiêu thụ điện nhờ mạng lưới điện.
Hệ thống điện bao gồm toàn bộ các khâu phát điện - truyền tải - cung cấp - phân
phối đến các hộ tiêu thụ điện.
Mạng lưới điện bao gồm hai bộ phận chủ yếu: Đường dây tải điện và các trạm
biến áp khu vực.
Mạng điện xí nghiệp có một phạm vi nhỏ, chỉ bao gồm có trạm biến áp và mạng
phân phối điện đến các thiết bị dùng điện trong xí nghiệp.
Cấp điện áp định mức của mạng điện được chọn càng cao thì cơng suất truyền tải
và độ dài truyền tải càng lớn.
Cấp điện áp định mức càng cao thì vốn đầu tư xây dựng cũng như chi phí vận
hành và tính phức tạp của mạng điện cũng tăng theo.
Do đó ứng với một lượng cơng suất và khoảng cách truyền tải nhất định, để chọn
cấp điện áp định mức cho hợp lý ta phải giải quyết bài toán so sánh cả về kinh tế và kỹ
thuật.
IV. Hệ dẫn điện.
Hệ dẫn điện là tập hợp các dây dẫn điện, cáp điện với các kết cấu, chi tiết kẹp, đỡ
và bảo vệ liên quan tới chúng, được lắp đặt theo quy phạm. Hệ dẫn điện được phân loại
như sau:
1. Hệ dẫn điện hở là hệ dẫn điện lắp đặt trên bề mặt tường, trần nhà, vì kèo và
các phần kiến trúc khác của tồ nhà và cơng trình, trên cột điện... Đối với hệ dẫn điện
[5]
hở, áp dụng các phương pháp lắp đặt dây dẫn hoặc cáp điện sau: trực tiếp trên mặt
tường, trần nhà v.v. trên dây đỡ, dây treo, puli, vật cách điện, trong ống, hộp, ống mềm
kim loại, máng, trong gờ chân tường và thanh ốp kỹ thuật điện, treo tự do v.v. Hệ dẫn
điện hở có thể là cố định, di động hoặc di chuyển được.
2. Hệ dẫn điện kín là hệ dẫn điện lắp đặt bên trong phần kiến trúc của tồ nhà và
cơng trình (tường, nền, móng, trần ngăn), cũng như trên trần ngăn làm sàn, trực tiếp
bên dưới sàn có thể tháo ra được... Đối với hệ dẫn điện kín, áp dụng các phương pháp
sau để lắp đặt dây dẫn hoặc cáp điện: trong ống, ống mềm kim loại, hộp, mương kín và
các khoảng trống của kết cấu xây dựng, trong rãnh trát vữa, cũng như trong khối liền của
kết cấu xây dựng.
V. Phụ tải điện.
Dữ kiện tối quan trọng của bài toán thiết kế cung cấp điện là phụ tải điện. Việc
xác định chính xác giá trị phụ tải cho phép lựa chọn đúng thiết bị và sơ đồ cung cấp
điện, đảm bảo tính kinh tế, kỹ thuật của hệ thống cung cấp điện.
Các nhân tố công suất, loại và vị trí của các thiết bị tiêu thụ cho phép xác định
cấu trúc sơ đồ và các tham số của các phần tử hệ thống cung cấp điện. Thường trong dữ
kiện bài toán thiết kế cho biết công suất đặt của các thiết bị tiêu thụ điện, tuy nhiên sự
đốt nóng các phần tử và các thiết bị điện còn phụ thuộc cả vào chệ độ làm việc của các
hộ dùng điệnn vì vậy cần phải xem xét phụ tải theo cả dịng điện I, cơng suất tác dụng
P, công suất phản kháng Q và công suất toàn phần S.
Việc lựa chọn các thiết bị, các phần tử của hệ thống cung cấp điện được thực hiện
dựa trên kết quả tính tốn phụ tải. Sai số của bài tốn xác định phụ tải có thể dẫn đến
việc lựa chọn sơ đồ thiếu chính xác, dẫn đến giảm sút các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của
hệ thống cung cấp điện. Nếu kết quả tính tốn lớn hơn so với giá trị thực thì sẽ dẫn đến
sự lãng phí vốn đầu tư, các thiết bị được lựa chọn không làm việc hết công suất, dẫn
đến hiệu quả thấp; Nếu kết quả tính tốn nhỏ hơn giá trị thực, thì sẽ dẫn đến sự làm việc
quá tải của các thiết bị, không sử dụng hết khả năng của các thiết bị công nghệ, làm
giảm năng suất, làm tăng tổn thất điện năng và giảm tuổi thọ của các thiết bị điện. Như
vậy bài toán xác định phụ tải là giai đoạn tối quan trọng của quá trình thiết kế cung cấp
[6]
điện. Tuy nhiên, việc xác định chính xác giá trị phụ tải là khơng thể, vì có rất nhiều
nhân tố ảnh hưởng đến chệ độ tiêu thụ điện, trong dó có cả các nhân tố tác động ngẫu
nhiên. Nhìn chung sai số cho phép của bài toán này khoảng ± 10%.
Các tham số quan trọng tham gia trong quá trình tính tốn phụ tải là:
- Cơng suất định mức là công suất thiết bị ứng với với các điều kiện chuẩn do
nhà máy chế tạo ghi trên hộ chiếu của thiết bị. Đối với động cơ điện, công suất định
mức ghi trên nhãn hiệu máy, chính là cơng suất cơ trên trục cơ. Đối với các thiết bị làm
việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại, khi tính tốn, cơng suất định mức được quy về chế độ
làm việc dài hạn ứng với hệ số tiếp điện định mức εn:
P’n = Pn
ε
Ở đây P’n là công suất định mức quy về chế độ làm việc dài hạn;
εn- hệ số tiếp điện định mức.
- Cơng suất tiêu thụ trung bình trong một khoảng thời gian xét t được xác định
từ biểu thức sau:
Ptb =
Ar
;
t
Ar - điện năng tác dụng và phản kháng tiêu thụ trong khoảng thời gian t.
Công suất tiêu thụ trung bình đóng vai trị quan trọng trong việc phân tích chế
độ, xác định phụ tải tính tốn và tổn hao điện năng .
- Công suất cực đại là công suất lớn nhất xuất hiện trong khoảng thời gian xét.
Phân biệt hai loại công suất cực đại:
* Công suất cực đại ổn định (PM) là công suất tiêu thụ lớn nhất tác động trong
khoảng thời gian không dưới 30 phút. Đây là công suất để đánh giá chế độ làm việc và
chọn thiết bị điện theo điều kiện đốt nóng cho phép.
* Cơng suất cực đại đỉnh nhọn - Pđnh là công suất lớn nhất xuất hiện trong khoảng
thời gian ngắn (ví dụ như khi khởi động động cơ). Người ta căn cứ vào giá trị phụ tải
này để kiểm tra dao động điện áp, điều kiện tự khởi động của động cơ, chọn dây chảy
và tính dịng điện khởi động của rơle bảo vệ. Ngoài trị số của phụ tải đỉnh nhọn, người
ta còn quan tâm đến số lần xuất hiện nó, nếu tần số xuất hiện càng lớn thì mức độ ảnh
[7]
hưởng tới sự làm việc bình thường của các thiết bị dùng điện khác trong mạng điện sẽ
càng cao.
- Công suất tính tốn là cơng suất giả định lâu dài không đổi, tương đương với
phụ tải thực tế về mặt hiệu ứng nhiệt lớn nhất. Các thiết bị điện được chọn theo cơng
suất này sẽ đảm bảo được an tồn trong mọi trạng thái vận hành. Trong thực tế công
suất tính tốn thường được lấy bằng cơng suất cực đại ổn định (Ptt=PM).
Đơn giản nhất, phụ tải điện là các thiết bị tiêu thụ điện năng và biến đổi điện
năng thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng, quang năng…
Tất cả các thiết bị điện được phân loại theo các đặc điểm vận hành và kỹ thuật cơ
bản sau: thiết bị sản xuất; điều khiển sản xuất; chế độ dùng điện; cơng suất và điện áp;
loại dịng điện; mức độ tin cậy cung cấp điện v.v.
1. Phân loại theo cấp điện áp.
Theo cấp điện áp tất cả các thiết bị điện được phân thành hai loại: thiết bị hạ áp
(có U≤1000 V) và thiết bị cao áp (U>1000 V).
2. Phân loại theo loại dòng điện.
- Thiết bị làm việc ở mạng điện xoay chiều tần số công nghiệp (50 Hz);
- Thiết bị làm việc ở mạng điện tần số cao hoặc thấp;
- Thiết bị làm việc ở mạng điện một chiều.
3. Phân loại theo chế độ làm việc.
- Thiết bị làm việc với chế độ dài hạn: Các thiết bị này có phụ tải khơng thay đổi
hoặc ít thay đổi trong suốt thời gian làm việc như động cơ các máy bơm, máy quạt v.v.
- Thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn: Các thiết bị chỉ làm việc trong khoảng thời
gian ngắn chưa đủ để nhiệt độ tăng lên đến giá trị xác lập, ví dụ như máy cắt kim loại,
máy trộn v.v.
- Thiết bị làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại: trong trường hợp này các thiết bị
làm việc theo chế độ ln phiên: đóng, cắt thời gian gian của tồn bộ chu trình khơng
vượt q 10 phút, ví dụ máy nâng hạ, máy hàn, thang máy v.v.
[8]
4. Phân loại theo dạng năng lượng biến đổi được phân thành các nhóm: động
lực, chiếu sáng, tạo nhiệt v.v.
5. Phân loại theo vị trí lắp đặt.
- Thiết bị điện lắp đặt cố định, di động.
- Thiết bị điện lắp đặt trong nhà, ngoài trời.
- Thiết bị điện lắp đặt ở những điều kiện đặc biệt như nóng, ẩm, bụi, có hơi và
khí ăn mịn, có khí và bụi nổ.
VI. Đặc điểm kỹ thuật của các thiết bị điện công nghiệp
1. Thiết bị động lực
Thiết bị động lực trong công nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn. Phụ thuộc vào đặc điểm
của các q trình cơng nghệ các động cơ điện có thể là động cơ điện xoay chiều (khơng
đồng bộ, hoặc động cơ đồng bộ), động cơ điện một chiều với các gam công suất khác
nhau. Điện áp định mức của các động cơ xoay chiều ba pha chủ yếu là 0,38; 0,66; 3; 6
hoặc 10 kV. Gam công suất phổ biến là 0,1÷350; 1÷600; 100÷1000; 20÷1000 và trên
1000 kW. Các động cơ điện một chiều thường sử dụng điện áp 220 hoặc 440 V cơng
suất từ 0,3÷329 kW.
2. Thiết bị tạo nhiệt
Thiết bị tạo nhiệt chủ yếu là các lò điện và các cơ cấu chuyển đổi điện năng thành
nhiệt năng thường làm việc theo các nguyên lý: điện trở, cảm ứng, hồ quang và nguyên
lý hổn hợp.
Các lò nhiệt điện trở thường được cung cấp bởi mạng điện 380/220V tần số cơng
nghiệp 50Hz. Tồn tại loại lị điện một pha hoặc ba pha công suất từ vài chục đến hàng
ngàn kW. Hệ số công suất của các thiết bị này khá cao (sấp sỉ 1, đối với lò gián tiếp và
0,7 ÷ 0,9 đối với lị trực tiếp).
Các lị điện cảm ứng được chế tạo có hoặc khơng có lõi thép. Loại lị cảm ứng có
lõi thép làm việc với tần số công nghiệp, điện áp 380/220 V hoặc cao hơn, phụ thuộc
vào cơng suất. Chúng có thể là thiết bị một, hai hoặc ba pha công suất đến 2000 kVA.
Hệ số công suất của các loại thiết bị này dao động trong phạm vi rộng: cosϕ = 0,2 ÷ 0,8.
[9]
Các lị điện cảm ứng khơng lõi thép được chế tạo để làm việc với tần số công
nghiệp hoặc với tần số cao từ 500 Hz đến 40 Mz. Các thiết bị này được cung cấp bởi
mạng điện xoay chiều tần số công nghiệp. Hệ số công suất của thiết bị tương đối thấp
(0,06 ÷ 0,25).
Các lị điện hồ quang, theo nguyên lý đốt nóng được phân thành các thiết bị đốt
nóng trực tiếp, gián tiếp hoặc hỗn hợp.
Ở lị hồ quang đốt nóng trực tiếp, kim loại được làm chảy bởi nhiệt năng tao ra
giữa điện cực với chính kim loại xử lý. Loại lò này được cung cấp bởi mạng điện xoay
chiều 6÷ 110 kV qua máy hạ áp. Hệ số cơng suất có giá trị trong khoảng 0,8 ÷ 0,6.
Ở loại lị hồ quang đốt nóng gián tiếp, kim loại được làm chảy bởi nhiệt năng
sinh ra giữa các điện cực của thiết bị. Công suất của loại lị này khơng lớn lắm. Lị được
cung cấp bởi mạng điện tần số công nghiệp qua máy biến áp đặc biệt.
Ở loại lò hổn hợp, kim loại được làm nóng bởi nhiệt năng sinh ra do dịng điện đi
qua chất liệu và cả do hồ quang. Lò hổn hợp được cung cấp bởi mạng điện xoay chiều
tần số công nghiệp qua máy hạ áp. Cơng suất lị cỡ vài tăm kW, hệ số cơng suất 0,85 ÷
0,92.
Thiết bị hàn điện làm việc với dòng điện xoay chiều hoặc dòng một chiều. Thiết
bị hàn điện xoay chiều được cung cấp bởi máy biến áp 380/220 V hoặc cao hơn. Công
suất của máy biến áp hàn dao động từ vài chục đến vài trăm kVA. Hệ số công suất của
các thiết bị này tương đối thấp (0,3 ÷ 0,35 đối với máy hàn hồ quang và 0,4 ÷ 0,7 đối
với máy hàn điểm). Các thiết bị hàn điện một chiều được cung cấp bởi cơ cấu chỉnh lưu
biến đổi dòng điện xoay chiều thành dịng một chiều. Hệ số cơng suất của thiết bị này ở
chế độ làm việc khoảng 0,7 ÷ 0,8 và ở chế độ không tải là 0,4.
Các thiết bị chiếu sáng dùng trong công nghiệp chủ yếu là đèn sợi đốt và đèn
phóng điện. Các loại đèn công nghiệp đều là thiết bị một pha công suất 100 ÷ 1000 W
với điện áp 127 ÷ 220 V. Hệ số công suất của đèn sợi đốt là 1 và của các đèn phóng
điện là 0,6 ÷ 0,7, tuy nhiên hầu hết các đèn phóng điện đều được mắc kèm theo các tụ
bù nên hệ số công suất của mạng điện chiếu sáng thường đạt đến giá trị 0,9 ÷ 0,96.
[10]
VII. Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế cung cấp điện (CCĐ).
1. Độ tin cậy.
Sơ đồ phải đảm bảo tin cậy CCĐ theo yêu cầu của phụ tải, do đó phải căn cứ vào
hộ tiêu thụ (dưới đây) từ đó chọn sơ đồ nguồn CCĐ.
* Hộ loại I: phải có 2 nguồn CCĐ. sơ đồ phải đảm bảo cho hộ tiêu thụ không
được mất điện, hoặc chỉ được giãn đoạn trong 1 thời gian cắt đủ cho cacd TB tự động
đóng nguồn dự phịng.
* Hộ loại II: được CCĐ bằng 1 hoặc 2 nguồn. Việc lựa chọn số nguồn CCĐ phải
dựa trên sự thiệt hại kinh tế do ngừng CCĐ.
* Hộ loại III: chỉ cần 1 nguồn.
2. An toàn.
Sơ đồ CCĐ phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người vận hành trong mọi trạng
thái vận hành. Ngoài ra còn phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như đơn giản, thuận tiện
vận hành, có tính linh hoạt cao trong việc sử lý sự cố, có biện pháp tự động hoá..
3. Kinh tế.
Sơ đồ phải là sự lựa chọn tối ưu, hợp lý nhất về vốn đầu tư và chi phí vận hành.
VIII. Những tiêu chuẩn cơ bản của hệ thống cung cấp điện (CCĐ).
1. Tiêu chuẩn điện áp.
Điện áp đặt lên đầu cực thiết bị điện (TBĐ) so với điện áp định mức của nó
khơng được vượt q giới hạn cho phép. Quy định như sau:
- Đối với mạng cung cấp cho các thiết bị động lực: [∆U%] = ± 5%.
- Đối với mạng cung cấp cho các thiết bị chiếu sáng: [∆U%] = ± 2,5%.
Trong trường hợp khởi động động cơ hoặc mạng đang ở trong tình trạng sự cố thì
độ lệch điện áp cho phép có thể tới - 10%Uđm.
2. Tiêu chuẩn tần số.
Độ lệch tần số cho phép được qui định là ± 0,5 Hz. Để đảm bảo tần số của hệ
thông điện được ổn định công suất tiêu thụ phải nhỏ hơn công suất của hệ thống. Vậy ở
phụ tải lớn khi phụ tải gia tăng thường phải đặt thêm thiết bị tự động đóng thêm máy
phát điện dự trữ hoặc thiết bị bảo vệ sa thải phụ tải theo tần số.
[11]
3. An toàn cung cấp điện (CCĐ).
Hệ thống CCĐ phải được vận hành an toàn đối với người và thiết bị. Muốn vậy
phải chọn sơ đồ CCĐ hợp lý, rõ ràng mạch lạc để tránh nhầm lẫn trong vận hành, các
thiết bị điện phải được chọn đúng chủng loại, đúng công suất.
4. Chỉ tiêu kinh tế cao.
Chỉ tiêu kinh tế chỉ được xét đến khi các chỉ tiêu kĩ thuật đã được đảm bảo. Chỉ
tiêu kinh tế được đánh giá qua: tổng số vốn đầu, chi phí vận hành và thời gian thu hồi
vốn đầu. Đánh giá chỉ tiêu kinh tế cần so sánh tỉ mỉ giữa các phương án, từ đó mới rút
ra được phương án tối ưu.
[12]
CHƯƠNG II. NHỮNG QUY TRÌNH, QUY PHẠM CƠ BẢN TRONG THI
CƠNG ĐIỆN ĐỐI VỚI CƠNG TRÌNH XÂY DỤNG CẤP IV.
I. Tìm hiểu sơ lược về cơng trình.
1. Tìm hiểu chung về cơng trình
2. Cơng nghệ sản xuất, các nguồn cung cấp điện, điều khiển,….
3. Tìm hiểu về các hạng mục
4. Sơ đồ mặt bằng tổng thể, vị trí các hạng mục, chức năng nhiệm vụ của các
hạng mục. Sơ đồ bố trí hệ thống cung cấp điện, điều khiển….
II. Cơng tác kiểm tra giai đoạn trước khi lắp đặt thiết bị.
1. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công.
2. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi cơng xây dựng cơng trình
với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng.
- Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi cơng xây dựng cơng
trình đưa vào cơng trường;
- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi cơng xây dựng cơng
trình;
- Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an tồn
phục vụ thi cơng xây dựng cơng trình;
- Kiểm tra phịng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm
xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng cơng trình.
3. Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị.
- Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào cơng trình
do nhà thầu thi cơng xây dựng cơng trình cung cấp theo u cầu của thiết kế, bao gồm:
- Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của
các phịng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ
chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản
phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào cơng trình trước khi đưa vào xây dựng cơng trình.
[13]
- Mọi thiết bị điện phải kèm theo số liệu chạy thử, thí nghiệm của nhà chế tạo,
đặc biệt là các thiết bị trung thế và cao thế phải có đầy đủ số liệu chạy thử của nhà chế
tạo, thí nghiệm thiết bị theo quy định của ngành điện.
- Thiết bị giao nhận phải trong tình trạng bao gói cẩn thận, có thùng chứa chắc
chắn, chống ẩm, bao nhỏ chứa trong thùng lớn phải bọc nylon và miệng bọc kín, khơng
có dấu hiệu bị mở trước khi đến cơng trường.
- Mọi vật tư, vật liệu khơng đúng tính năng sử dụng, phải đưa ra khỏi phạm vi
công trường. Những thiết bị không phù hợp với công nghệ và chưa qua kiểm định
không được đưa vào lắp đặt. Khi thấy cần thiết có thể lấy mẫu kiểm tra lại chất lượng
vật tư, vật liệu.
- Các thiết bị điện đưa vào công trình phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Sự đồng bộ của thiết bị điện.
+ Mã hiệu của thiết bị điện phải phù hợp với phiếu giao hàng của nhà chế tạo,
bảng kê đi kèm với hịm hàng hóa, thiết bị và nhất là đặc điểm và điều kiện kỹ thuật khi
giao nhận hàng.
+ Tình trạng của thiết bị điện hàng hóa: độ mới, độ ngun vẹn khơng gãy, khơng
hư hỏng, tình trạng khuyết tật, tình trạng nước sơn bên ngồi.
- Máy biến áp vận chuyển đưa đến hiện trường phải tuân theo quy trình vận
chuyển và lắp đặt máy biến áp hoặc chỉ dẫn của nhà chế tạo. Cách điện có dầu phải tháo
khỏi bao gói và đặt đứng trên các giá đỡ chuyên dụng. Hệ thống dàn làm mát phải cất
chứa tại nhà có mái che, các lỗ và mặt bích phải kín và được vặn chặt. Trước khi lắp đặt
máy biến áp các chi tiết hư hỏng phải được thay thế hoặc sửa chữa.
- Các thiết bị đo đếm phải được bảo quản cẩn thận, nơi khô ráo.
- Các tụ điện phải đặt nơi khô ráo tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Các tụ điện
phải đặt đứng, sứ quay lên trên và không xếp chồng cái nọ lên cái kia.
- Các rulô cáp điện phải bảo quản cẩn thận, chống bị va đập, đầu cáp phải hàn
kín. Mặt rulô phải ghi mã hiệu, quy cách, rulô phải quay được. Đối với cáp điện trung
thế phải có bản thí nghiệm thử cách điện nâng áp với điện áp AC/DC.
[14]
- Các kết cấu kim loại của cột đỡ dây điện trên khơng khí, cột thép, cột bê tơng
phải phân loại và sắp xếp thành khu riêng, kê trên gối đỡ tránh ẩm ướt.
- Cột điện đưa vào cơng trình phải đảm bảo chất lượng, giữa các hàng phải có gối
đỡ.
III. Cơng tác kiểm tra trong q trình lắp đặt thiết bị .
1. Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi cơng lắp đặt thiết bị.
Trong q trình thi công lắp đặt thiết bị, cán bộ kỹ thuật (CBKT) ln ln theo
dõi, giám sát q trình thi cơng lắp đặt, kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lượng, kế hoạch
chất lượng của nhà thầu đảm bảo việc thi công lắp đặt đúng theo thiết kế đã được phê
duyệt.
2. Kiểm tra và giám sát trong q trình thi cơng xây lắp đặt thiết bị bao gồm:
- Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công đối với các thiết bị quan
trọng như tủ điện, máy biến áp, dây dẫn, các thiết bị đo lường và tự động hoá..
- Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống q trình nhà thầu thi cơng
cơng trình, triển khai các công việc tại hiện trường.
- Kiểm tra xác nhận khối lượng hồn thành, chất lượng cơng tác lắp đặt, tiến độ
thực hiện công việc so với kế hoạch.
- Lập báo cáo thường kì về tình hình chất lượng, tiến độ dự án phục vụ công tác
họp giao ban.
- Tổ chức nghiệm thu cơng trình xây dựng theo quy định tại Điều 23 của Nghị
định 209/2004, NĐ - CP và Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 371:2006.
- Xác nhận bản vẽ hoàn cơng.
- Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh
trong thi công xây dựng cơng trình.
- Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu
thiết kế điều chỉnh.
- Tập hợp toàn bộ hồ sơ pháp lý, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu thiết bị,
nghiệm thu hồn thành từng hạng mục cơng trình và hồn thành cơng trình.
[15]
- Lập danh mục hồ sơ, tài liệu hoàn thành hạng mục cơng trình. Khi kiểm tra thấy
cơng trình đảm bảo chất lượng, phù hợp với yêu cầu của thiết kế và tiêu chuẩn về
nghiệm thu cơng trình, phối hợp với chủ đầu tư lập biên bản nghiệm thu tông thể cơng
trình.
IV. Lắp đặt tủ điện
1. Chuẩn bị
- Đọc bản vẽ mặt bằng bố trí tủ điện của hạng mục. Nắm vững chức năng của các
tủ điện đảm bảo các vị trí đặt thuận tiện cho người vận hành và sửa chữa sau này.
- Đọc tài liệu hướng dẫn lắp đặt và vận hành các tủ điện. Tìm hiểu các yêu cầu về
độ ẩm, tiếng ồn và các điều kiện môi trường khác ảnh hưởng đến tuổi thọ của tủ điện.
- Đọc biện pháp thi công của nhà thầu, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cung như
an toàn trong q trình thi cơng.
2. Theo dõi q trình lắp đặt
- Trong q trình lắp đặt CBKT ln theo dõi nhà thầu thi công từ lắp đặt giá đỡ
tủ đến quá trình vận chuyển và lắp đặt tủ điện vào vị trí.
- Hướng dẫn nhà thầu thi cơng đảm bảo các tủ điện được lắp đặt đúng các yêu
cầu về vị trí, an tồn điện, kỹ thuật và thuận tiện cho người thao tác sửa chữa sau này.
3. Kiểm tra và nghiệm thu
3.1. Tiêu chuẩn áp dụng thi công, kiểm tra và nghiệm thu
- Quy phạm trang bị điện phần III “Trang bị phân phối và trạm biến áp 11 TCN –
20 - 2006”
- TCXDVN 263:2002 “Lắp đặt cáp và dây điện cho các cơng trình cơng nhiệp”
- TCXD 27:1991 " Đặt thiết bị điện trong nhà & các công trình cơng nghiệp"
- Tiêu chuẩn IEC 364.
3.2. Dụng cụ kiểm tra: Dụng cụ được dùng cho quá trình kiểm tra lắp đặt bao
gồm:
- Thước kẹp, thước mét, thước dây.
- Li vô, ti ô, và các thiết bị đo thăng bằng khác.
- Bản vẽ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt và các sửa đổi được chấp nhận.
[16]
3.3. Nội dung kiểm tra.
- Kiểm tra bảng ghi tên tủ: Model, tên tủ, nhà sản xuất, thông số kỹ thuật.
- Kiểm tra kích thước thực tế so với kích thước thiết kế.
- Kiểm tra thép: Độ dày, chính xác.
- Kiểm tra bằng ngoại quan lớp mạ bên ngoài tủ.
- Kiểm tra giá đỡ tủ bằng thép hình U100 về lớp sơn, độ thăng bằng, kích thước
phù hợp với đáy tủ.
- Kiểm tra thiết bị bên trong tủ điện như các máy cắt, áp tô mát, khởi động từ, rơ
le và các thiết bị khác.
- Kiểm tra cách điện thanh dẫn: Vật liệu, kích thước, cách điện.
- Kiểm tra dây dẫn trong tủ: Lắp đặt và kết nối dây dẫn sơ cấp, thứ cấp và dây
điều khiển gọn, đấu nối chắc chắn.
- Kiểm tra các ngăn kéo của tủ điện: Trơn, tách biệt từng khối, chốt phích cắm
tiếp xúc tốt.
- Kiểm tra tiếp địa của tủ điện
- Kiểm tra độ sai lệch trong quá trình lắp đặt
+ Độ thăng bằng cho phép <5 mm
+ Độ vng góc thân tủ <3 mm
+ Khe hở giữa 2 tủ <3 mm
- Tuỳ theo tình hình thực tế khi kiểm tra các tủ điện mà CBKT sẽ đưa ra thêm các
yêu cầu khác để đảm bảo về mỹ thuật và thuận tiện cho người vận hành sau này.
V. Lắp đặt ống luồn cáp.
1. Chuẩn bị
- Đọc bản vẽ mặt bằng bố trí ống luồn cáp đảm bảo thuận tiện khi luồn dây và
không làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành các thiết bị khác.
- Tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan đến q trình lắp đặt.
- Đọc biện pháp thi cơng của nhà thầu, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cung như
an tồn trong q trình thi cơng.
2. Theo dõi quá trình lắp đặt
[17]
- Trong q trình lắp đặt CBKT ln theo dõi nhà thầu thi công lắp đặt ống luồn
dây. Yêu cầu nhà thầu phải sơn các giá đỡ 1 lớp sơn chống rỉ và 2 lớp sơn màu.
- Hướng dẫn nhà thầu thi công đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, an tồn khi vận
hành và khơng làm ảnh hưởng đến các thiết bị máy móc khác.
3. Kiểm tra và nghiệm thu
3.1. Tiêu chuẩn áp dụng thi công, kiểm tra và nghiệm thu
- Tiêu chuẩn xây dựng TCVNXD 263 : 2002
3.2. Dụng cụ kiểm tra: Dụng cụ được dùng cho quá trình kiểm tra lắp đặt bao
gồm:
- Thước kẹp, thước mét, thước dây.
- Li vô, ti ô, và các thiết bị đo thăng bằng khác.
- Bản vẽ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt và các sửa đổi được chấp nhận.
3.3. Nội dung kiểm tra.
- Kiểm tra chủng loại ống đảm bảo đúng thiết kế
- Kiểm tra kích thước thực tế so với kích thước thiết kế.
- Kiểm tra bằng ngoại quan lớp mạ bên ngoài ống.
- Kiểm tra giá đỡ bằng thép hình L50x50x5, L40x40x4,.. đảm bảo được sơn
chống rỉ và sơn màu. Khoảng cách giữa các giá đỡ đúng theo thiết kế.
- Nếu hệ thống ống chôn ngầm thì u cầu phải thi cơng trước khi trát tường hoặc
đổ bê tơng. Trong ống phải có dây mồi kéo cáp.
- Tại các vị trí lắp thiết bị hoặc rẽ nhánh phải có hộp nối, nếu đoạn ống có chiều
dài > 6m phải đặt hộp nối để thuận tiện khi luồn dây.
- Trường hợp đường ống có nhiều đoạn gấp khúc (lớn hơn 3) phải đặt hộp nối tại
đoạn giữa để thuận tiện khi luồn dây.
- Ống luồn cáp điện khơng được uốn thành góc nhỏ hơn 900.
- Kiểm tra tiếp địa của toàn bộ hệ thống ống.
- Kiểm tra các vị trí hàn phải được sơn chống rỉ các mối hàn
- Kiểm tra độ sai lệch trong quá trình lắp đặt
+ Độ thăng bằng cho phép <5 mm
[18]
+ Độ vng góc <3 mm
- Ống phải định vị chắc chắn
- Bán kính uốn cong của ống khơng được nhỏ quá các trị số sau:
- Khi ống đặt kín, bán kính uốn cong đoạn ống phải lớn hơn hoặc bằng 10 lần
đường kính ngồi của ống.
- Khi ống đặt hở và mỗi đoạn ống chỉ có một chỗ uốn, bán kính uốn cong đoạn
ống phải lớn hơn hoặc bằng 4 lần đường kính ngồi của ống.
- Với các trường hợp khác bán kính uốn cong phải bằng 6 lần đường kính ngồi
của ống.
- Khi cách điện bằng cao su có vỏ bọc ngồi bằng chì hoặc nhựa tổng hợp đặt
trong ống thép, bán kính uốn cong của ống phải bằng 10 lần đường kính ngồi của cáp
điện. Cáp điện có vỏ bọc bằng thép, nhơm, bán kính uốn cong đoạn ống phải lớn hơn
hoặc bằng 15 lần đường kính ngoài của cáp điện.
VI. Kéo rải cáp điện
1. Chuẩn bị
- Đọc bản vẽ sơ đồ đi dây của từng thiết bị. Đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế
- Kiểm tra hệ thống thang dẫn cáp, ống luồn cáp và giá đỡ cáp dưới rãnh được
đảm bảo.
- Tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan đến q trình lắp đặt.
- Đọc biện pháp thi công của nhà thầu, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cung như
an toàn trong q trình thi cơng.
2. Theo dõi q trình lắp đặt
- Trong q trình lắp đặt CBKT ln theo dõi nhà thầu thi cơng từ q trình ghi
tên các tuyến cáp, cắt cáp và kéo rải cáp. Đảm bảo cáp kéo không bị hỏng lõi bên trong
và không bị ngấm nước.
- Hướng dẫn nhà thầu thi công đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, các sợi cáp điều
khiển phải không bị nhiễu và ảnh hưởng của từ trường của các sợi cáp trung thế.
3. Kiểm tra và nghiệm thu
3.1. Tiêu chuẩn áp dụng thi công, kiểm tra và nghiệm thu
[19]
- Tiêu chuẩn xây dựng TCVNXD 263 : 2002: Lắp đặt cáp điện và dây điện cho
các cơng trình cơng nghiệp.
3.2. Dụng cụ kiểm tra: Dụng cụ được dùng cho quá trình kiểm tra lắp đặt bao
gồm:
- Thước kẹp, thước mét, thước dây.
- Đồng hồ vạn năng, đồng hồ đo cách điện.
- Bản vẽ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt và các sửa đổi được chấp nhận.
3.3. Nội dung kiểm tra.
- Kiểm tra chủng loại cáp (lớp cách điện, chống nhiễu, chịu nhiệt độ,…), nhà chế
tạo, nước sản xuất, tiết diện lõi, kích thước cáp, chiều dài cuộn cáp xem có phù hợp với
quy định của thiết kế khơng.
- Kiểm tra kích thước thực tế so với kích thước thiết kế của cáp điện.
- Kiểm tra cách điện (giữa các pha với nhau và giữa các pha với đất) của cáp
trước và sau khi rải cáp
- Kiểm tra sự sắp xếp của cáp trên cùng 1 thang cáp đảm bảo kỹ thuật và thẩm
mỹ: Không vắt chéo, phẳng đều, đúng tầng lớp, các cáp khác nhóm phải đi riêng biệt.
- Kiểm tra định vị cáp trên thang cáp, cố định điểm đầu diểm cuối cáp, ghi tên
điểm đầu và điểm cuối cáp, cọc đánh dấu cáp ngầm và biển báo cáp trung thế.
- Sau khí rải cáp xong nếu cáp đặt ngoài trời hoặc chỗ ẩm ướt phải dùng băng keo
bịt kin đầu cáp tránh bị oxy hóa.
- Bán kính các điểm uốn cong và các đoạn cáp điện đi trong ống phải đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật theo TCXDVN 263: 2002.
VII. Lắp đặt chiếu sáng
1. Chuẩn bị
- Đọc bản vẽ sơ đồ bố trí các thiết bị chiếu sáng như đèn, ổ cắm, công tắc và sơ
đồ đi dây của các thiết bị khác. Đảm bảo các yêu cầu về thiết kế chiếu sáng cho phép.
- Tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan đến quá trình lắp đặt.
- Đọc biện pháp thi cơng của nhà thầu, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cung như
an tồn trong q trình thi cơng.
[20]
2. Theo dõi quá trình lắp đặt
- Trong quá trình lắp đặt CBKT luôn theo dõi nhà thầu thi công từ quá trình lắp
đặt ống luồn dây cấp điện cho các thiết bị đến quá trình lắp đặt các thiết bị chính như
đèn, cơng tắc, ổ cắm,...
- Hướng dẫn nhà thầu thi công đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, đảm bảo khi vận
hành, sửa chữa các thiết bị chiếu sáng dễ dàng và không làm cản trở vận hành các thiết
bị khác.
3. Kiểm tra và nghiệm thu
3.1. Tiêu chuẩn áp dụng thi công, kiểm tra và nghiệm thu
- Tiêu chuẩn xây dựng TCVNXD 253 : 2001
- TCVN 5828:1994 - Đèn chiếu sáng đường phố - Yêu cầu kỹ thuật
- TCXDVN 259: 2001 - Tiêu chuẩn TK chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố,
quảng trường đô thị.
- TCXDVN 319 : 2004 “ Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các cơng trình
cơng nghiệp”
- TCXDVN 333: 2005 “Chiếu sang nhân tạo bên ngồi các cơng trình cơng cộng
và kỹ thuật hạ tầng đô thị”
- TCVN 2546:1978 “Bảng điện chiếu sáng dành cho nhà”.
- TCVN 3743:1983 Chiếu sáng nhân tạo các nhà cơng nghiệp và cơng trình cơng
nghiệp.
3.2 Dụng cụ kiểm tra: Dụng cụ được dùng cho quá trình kiểm tra lắp đặt bao
gồm:
- Thước kẹp, thước mét, thước dây.
- Đồng hồ Mêgmmet, VOM, ampe kìm.
- Bản vẽ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt và các sửa đổi được chấp nhận.
3.3 Nội dung kiểm tra.
- Kiểm tra chất lượng và chủng loại các thiết bị như đèn chiếu sáng, ổ cắm, công
tắc, tủ điện phân phối, ống bảo vệ dây và dây dẫn.
[21]
- Kiểm tra kích thước thực tế so với kích thước thiết kế của tủ điện và cáp điện
chiếu sáng.
- Kiểm tra các tuyến dây, nhóm đèn điều khiển.
- Kiểm tra sự bố trí của các loại đèn đảm bảo theo thiết kế và thẩm mỹ
- Về mỹ quan: Công tắc ổ cắm đặt thẳng hàng, đúng độ cao thiết kế. Hệ thống
đèn trần đặt cân đối với không gian kiến trúc. Hệ thống đèn trên tường lắp đặt đúng độ
cao thiết kế hoặc chỉ định của tư vấn giám sát và chủ đầu tư đồng thời phải được lấy
thăng bằng bằng nivo. Hệ thống đèn sự cố và các biển báo ngay ngắn và chắc chắn.
- Tại khu nhà xưởng: Sau khi phần mái nhà xưởng đã được hoàn thiện, nhà thầu
ngay lập tức sẽ cho tiến hành công tác lắp đặt đèn chiếu sáng. Đèn được lau chùi, gá lắp
kiểm tra chạy thử từng đơn chiếc trên mặt đất trước khi lắp. Khi thi công lắp đặt các
thiết bị trên mái, cơng nhân thi cơng phải có thiết bị bảo hộ an toàn theo quy định.
- Kiểm tra tiếp địa của tủ chiếu sáng, ống luồn dây bằng kim loại và hộp phân
dây bằng kim loại.
- Về tiêu chuẩn kỹ thuật: Toàn bộ thiết bị sau khi lắp đặt sẽ được kiểm tra độ
cách điện giữa pha và đất, giữa trung tính và đất. Tất cả các thơng số đo đạc phải thoả
mãn tiêu chuẩn 20 TCN 27-91 mới cho phép xông điện chạy thử. Về nguyên tắc, lộ nào
đạt tiêu chuẩn thì xơng điện ngâm lộ đó, cịn các lộ khơng đạt, nhà thầu sẽ kiểm tra tìm
ngun nhân để khắc phục sau đó lại tiến hành đo kiểm cho đến khi đạt yêu cầu kỹ
thuật thì thơi.
- Nếu là hệ thống đèn chiếu sang ngồi trời thì các thiết bị phải đảm bảo chỉ số IP
theo quy định.
- Đối với hệ thống chiếu sáng đường giao thông chú ý các điểm đi ngang qua
đường, cáp điện chôn dưới đất phải đảm bảo đúng quy định.
- Tuỳ theo tình hình thực tế khi kiểm tra mà CBKT sẽ đưa ra thêm các yêu cầu
khác để đảm bảo về kỹ thuật và mỹ thuật của cơng trình.
VIII. Lắp đặt nút ấn, thiết bị điều khiển tại chỗ
1. Chuẩn bị
[22]
- Đọc bản vẽ sơ đồ bố trí các nút ấn, thiết bị điều khiển tại chỗ. Đảm bảo các u
cầu kỹ thuật.
- Tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan đến quá trình lắp đặt.
- Đọc biện pháp thi công của nhà thầu, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cung như
an tồn trong q trình thi cơng.
2. Theo dõi q trình lắp đặt
- Trong q trình lắp đặt CBKT luôn theo dõi nhà thầu thi công, đảm bảo đúng
theo thiết kế đã phê duyệt.
- Hướng dẫn nhà thầu thi công đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, đảm bảo khi vận
hành, sửa chữa các thiết bị dễ dàng và không làm cản trở vận hành các thiết bị khác.
3. Kiểm tra và nghiệm thu
3.1. Tiêu chuẩn áp dụng thi công, kiểm tra và nghiệm thu
- Tiêu chuẩn xây dựng TCVNXD 253 : 2001
3.2. Dụng cụ kiểm tra: Dụng cụ được dùng cho quá trình kiểm tra lắp đặt bao
gồm:
- Thước kẹp, thước mét, thước dây.
- Li vô, ti ô, và các thiết bị đo thăng bằng khác.
- Đồng hồ Mêgmmet, VOM, ampe kìm.
- Bản vẽ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt và các sửa đổi được chấp nhận.
3.3. Nội dung kiểm tra.
- Kiểm tra chủng loại thiết bị, nhãn mác thiết bị
- Kiểm tra chỉ số IP của thiết bi so với yêu cầu thiết kế, nếu nút ấn để ngồi trời
phải có chỉ số IP đảm bảo hoặc được che mưa nắng.
- Kiểm tra vị trí lắp đặt xem có phù hợp với thiết bị cần điều khiển không.
- Kiểm tra độ sai lệch trong quá trình lắp đặt
+ Độ thăng bằng cho phép <5 mm
+ Độ vng góc <3 mm
- Tuỳ theo tình hình thực tế khi kiểm tra mà CBKT sẽ đưa ra thêm các yêu cầu
khác để đảm bảo về kỹ thuật và mỹ thuật của cơng trình.
[23]
IX. Lắp đặt các thiết bị tự động hóa: các loại cảm biến, thiết bị đo lường
điều khiển, định lượng, thiết bị bảo vệ, cảnh báo,…
1. Chuẩn bị
- Đọc bản vẽ tồn bộ hệ thống tự động hóa, vị trí lắp đặt tất cả các thiết bị: các
lọai cảm biến, thiết bị đo lường, định lượng, thiết bị bảo vệ, cảnh báo,….
- Đọc các tài liệu về nguồn gốc xuất sứ, thông số kỹ thuật, cũng như hướng dẫn
lắp đặt vận hành của nhà sản xuất.
- Tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan đến q trình lắp đặt các thiết bị điện –
tự động hóa.
- Đọc biện pháp thi công của nhà thầu, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cung như
an tồn trong q trình thi cơng.
2. Theo dõi q trình lắp đặt
- Trong q trình lắp đặt CBKT luôn theo dõi nhà thầu thi công từ vị trí lắp đặt
đến q trình lắp đặt thiết bị.
- Hướng dẫn nhà thầu thi công đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, về thẩm mỹ và
an toàn cho người vận hành và sử dụng.
3. Kiểm tra và nghiệm thu
Tuỳ theo tình hình thực tế khi kiểm tra mà CBKT sẽ đưa ra thêm các yêu cầu
khác để đảm bảo về kỹ thuật và mỹ thuật của công trình.
X. Đấu nối các thiết bị điện.
1. Chuẩn bị
- Đọc bản vẽ đấu nối từ các thiết bị điện đến tủ điện và bản vẽ đấu nối các thiết bị
đo lường đến các tủ tự động hố.
- Tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan đến q trình đấu nối các thiết bị điện.
- Đọc biện pháp thi công của nhà thầu, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cung như
an tồn trong q trình thi cơng.
2. Theo dõi quá trình lắp đặt
- Trong quá trình lắp đặt CBKT luôn theo dõi nhà thầu thi công từ quá trình bóc
tách dây dẫn, ép đầu cốt các đầu cáp và dây dẫn và băng cách điện các đầu cốt.
[24]