Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

TIỂU LUẬN:HỌC THUYẾT CHÍNH DANH CỦA KHỔNG TỬ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.52 KB, 14 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
 


BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ - THẢO LUẬN NHÓM

HỌC THUYẾT CHÍNH DANH CỦA KHỔNG TỬ







Giảng Viên: PGS.TS Phạm Ngọc Thanh

Nhóm Sinh Viên Thực hiện: Nhóm 3







Hà Nội - 2011

2



Trung Quốc là đất nước rộng lớn, có nền văn hóa và lịch sử lâu đời.
Trước đời Hạ (Khoảng thế kỷ XXI-XVI TCN) dân tộc Trung Hoa ở vào giai
đoạn xã hội nguyên thủy. Ở đó mọi người sống không có bóc lột, không có
giai cấp, cùng lao động, cùng hưởng thụ.
Bước sang đời Hạ, chế độ nô lệ được xây dựng, tư tưởng quản lý bắt
đầu hình thành. Giai cấp chủ nô đã đề ra các chính sách để phục vụ giai cấp
mình, bắt mọi người nô lệ phải tuân theo. Các đời vua sử dụng mọi hình
phạt tàn khốc để thống trị nhân dân, bóc lột sức lao động của các nô lệ. Để
củng cố địa vị thống trị, họ dùng tư tưởng “Thiên Mệnh” (tất cả mọi người
trên thế giới do thượng đế sắp xếp và định mệnh). Tư tưởng này phục vụ cho
lợi ích của giai cấp thống trị, dùng để luận chứng tính hợp lý của chính
quyền nhà nước của giai cấp chủ nô.
Sang đời nhà Chu, tư tưởng quản lý đã thay đổi bằng cách bổ sung
“Đức” vào thuyết “Thiên Mệnh”. Giai cấp thống trị dã thi hành chính sách
thống trị tương đối ôn hòa. Tuy nhiên, tư tưởng Đức Trị chỉ thực sự được đề
cập đến cuối đời Xuân Thu với sự xuất hiện của nhà tư tưởng lớn: Khổng
Tử.
1. Tiếu sử Khổng Tử
Khổng Tử (551 – 479 TCN) là người nước Lỗ, tên là Khâu, tự là
Trọng Ni. Ông xuất thân trong một gia đình quý tộc sa sút. Thời thanh niên
ông đã từng làm chức quan nhỏ, quản lý kho và trông coi trâu, dê. Vì hiểu lễ
nhà Chu nên Lỗ Chiêu Công đã phái ông đến học lễ ở sử quan vương thất
nhà Chu. Sau đó vì nước Lỗ nổi loạn, Khổng Tử sang nước Tề, nhưng chưa
được trọng dụng. Sau này ông lại trở về nước Lỗ dạy học và chỉnh lý văn
hóa điển tịch. Thời Lỗ Định Công, Khổng Tử làm trung đô tể sau đó nhận
3

chức Đại tư khấu rồi Nhiếp tướng sự. Tuy nhiên ở nước Lỗ cũng như các
nước khác ông từng đi đến như Vệ, Tống, Sái, Sở ông không tìm được một

vị minh quân để thực hiện chủ trương chính sách của mình nên sau đó ông
đành về quê viết sách và dạy học.
Xã hội cuối thời Xuân Thu có nhiều biến động, quyền hành thiên tử
nhà Chu rơi vào tay người khác, thiên tử không thể thống lĩnh được chư hầu,
các giai cấp trong xã hội mâu thuẫn sâu sắc, đặc biệt là giai cấp thống trị và
nhân dân lao động. Vua quan tìm mọi cách đàn áp bóc lột nhân dân, chính
sách cai trị là dùng chính và hình. Là một nhà tư tưởng, một người tham gia
quản lý đát nước, Khổng Tử luôn mong muốn một xà hội có tôn ti trật tự, có
trên có dưới, vua ra vua, tôi ra tôi, mọi người sống vui vẻ, hòa thuận, thiên
hạ thái bình, xã hội công bằng, không có người quá giầu, không có người
quá nghèo.
Cái “cốt” lý luận để xây dựng xã hội trên đó chính là Đạo Nhân - triết
lý về quản lý của Khổng tử.Trong đó nổi bật là Thuyết chính danh - một học
thuyết chính trị và quản lý của Khổng Tử.
2. Bối cảnh ra đời của học thuyết chính danh
Sinh thời Khổng tử thường nói với học trò rằng “(Ngô) thuật nhi bất
tác, tín nhi hiếu cổ” nghĩa là: Ta chỉ thuật lại mà không trước tác, tin vào đạo
lý đời xưa. Các nhà nghiên cứu về Nho giáo và Khổng tử ngày nay đều cho
rằng, trong các tác phẩm như Kinh Thi, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu, Luận
Ngữ… thì chỉ có quyển Luận Ngữ được xem là đáng tin cậy nhất vì những
lời phát biểu của Khổng tử trong sinh thời mà phần lớn là đàm thoại với học
trò của ngài và được học trò ghi chép lại. Do đâu mà Khổng tử đề ra học
thuyết “Chính danh”?
Trong thời đại của mình, Khổng Tử nhận thấy tình trạng rối ren, phức tạp
4

của xã hội phong kiến thời Chu. Xã hội mà tôn ti trật tự bị rối ren, đảo lộn.
Khổng Tử lấy làm tiếc cái thời đầu nhà Chu như Chu Võ Vương, Chu
Công… sao mà thời đại tươi đẹp, phong hóa tốt đến thế! Ngài nhìn thấy tình
cảnh “tôi thí vua, con giết cha không phải nguyên nhân của một sáng một

chiều” . Mọi sự việc, nguyên nhân đều có cái cớ của nó. Mà cái cớ này
không tự dưng mà có mà nó được tích tập dần dần qua thời gian mà đến một
thời điểm nào đó, chúng ta tạm gọi đó là điểm nút thì sẽ xảy ra kịch tính như
trên. Kinh dịch có câu “Đi trên sương mà băng giá tới” (Lý sương kiên băng
chí) là thuận với lẽ diễn tiến tự nhiên của mọi sự vậy.
Khổng Tử thấy tình trạng xã hội thời đó hỗn loạn đến nỗi “tôi giết
vua, con giết cha” là tệ hại lắm rồi, nhưng Khổng Tử là người không thích
bạo lực, không thích làm cuộc thay đổi triệt để để triệt tiêu cái tệ trên bằng
bạo lực cho nên Khổng Tử mới đề ra học thuyết chính danh nhằm để cải tạo
xã hội, giáo hóa xã hội dần dần. Bản tính Khổng Tử thích ôn hòa, thích giáo
huấn dần dần hơn là bạo lực, mà bạo lực chưa chắc gì đã giải quyết triệt để
cái tệ “tôi giết vua, con giết cha” nói trên mà bất quá chỉ thay thế cuộc thí
quân này bằng cuộc thí quân khác hoặc vụ giết cha này bằng vụ giết cha
khác. Bạo lực bất quá chỉ giải quyết việc trước mắt, tức thời, chỉ trị được
ngọn chứ làm sao trị được gốc của tình hình trên, chỉ có cuộc cách mạng tư
tưởng mới trị được gốc của cái tệ tôi giết vua, con giết cha nói trên. Cũng
theo Hồ Thích “Khổng tử chủ trương chính danh chính từ, một mặt muốn cổ
võ hành động con người một mặt muốn cấm dân làm bậy.”
3. Nội dung của học thuyết chính danh.
Chính danh là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của
Khổng Tử trong học thuyết về quản lý nhà nước và tổ chức xã hội của ông.
Nội dung của thuyết chính danh có thể nói nó được đề cập tới trong những
5

câu vấn - đáp của thầy trò Khổng tử trong Luận Ngữ, có thể cho rằng đây là
chìa khóa của học thuyết chính danh.
“ - Tử Lộ hỏi: Nếu vua nước Vệ mời thầy về giúp cai trị nước, thầy
làm gì trước? Khổng Tử đáp: Tất phải lấy chính danh làm trước vậy!
- Tử Lộ hỏi: Có việc ấy sao? Thầy vu khoát lắm! Thế nào gọi là chính
danh?

- Khổng tử đáp: Anh Do quê mùa này! Người quân tử có điều gì mình
không biết thì bỏ qua mà không nói. Nay danh bất chính tất lời nói không
thuận. Lời nói mà không thuận tất việc chẳng thành. Việc chẳng thành thì tất
lễ nhạc không hưng thịnh. Lễ nhạc không hưng thịnh thì tất hình phạt chẳng
đúng phép, hình phạt mà không đúng khuôn phép thì tất dân không biết đặt
tay chân vào đâu để nhờ cậy. Cho nên người quân tử quan niệm được danh
ắt nói ra được, mà nói ra được tất làm được. Người quân tử nói ra điều gì
nên dè dặt không cẩu thả được!”
Câu này được nói trong hoàn cảnh vua Xuất công nước Vệ đã chiếm
ngôi vua của cha mình một cách không hợp pháp, đồng thời ông vua này lại
mời Khổng Tử ra làm tướng quốc cho ông ta. Nếu Khổng Tử ra thì có nghĩa
là thừa nhận Xuất công lên ngôi vua hợp pháp. Vua Vệ lên ngôi không đúng,
việc này được xem là hiện tượng tiêu biểu nhất cho tình hình vua chẳng ra
vua, thần chẳng ra thần, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con… ở thời Khổng
Tử. Trong hoàn cảnh như vậy phải chính danh. Vậy chính danh ở đây bao
gồm cả nội dung cần phải cải tổ lại hệ thống chính trị để danh đúng với thực,
lúc đó danh sẽ đúng với việc làm, việc làm sẽ thành…
Nguyễn Hiến Lê viết trong Hồi Ký của mình rằng “Thuyết chính danh
của ông (Khổng Tử) đẻ ra thuyết giết một bạo chúa là giết một tên thất phu
của Mạnh, bắt bọn cầm quyền phải có đức, phải thương dân; ông điều chỉnh
lại quyền lợi, nghĩa vụ của vua tôi; ông lại đào tạo một giai cấp mới: Kẻ sĩ
6

để trị nước, thay thế bọn quý tộc thiếu tài, thiếu đức, giai cấp đó đa số sống
ở trong giới bình dân, địa chủ mới và thương nhân mà ra.”
Học thuyết chính danh của Khổng tử không chỉ chỉ được áp dụng
trong chính trị, cai trị mà còn được ông áp dụng trong cách gọi tên sự vật, đồ
vật. Sách Nho giáo có câu chuyện về cái bình đựng rượu được gọi là cái
“cô”. Thời trước Khổng tử, cái bình đựng rượu có cạnh góc người ta gọi là
cái “cô”. Đến đời Khổng tử, người ta làm cái bình đựng rượu bỏ cạnh góc đi

mà vẫn gọi là cái “cô”, Khổng tử không hài lòng về tên gọi này vì theo ông,
nếu cái bình đựng rượu muốn được gọi là cái “cô” thì phải phục hồi hình
dạng cũ của nó. Còn nếu không thì gán cho nó một cái tên mới mà không gọi
là cái cô nữa. (Khổng Tử, Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn Hóa 1995).
Qua hai dẫn chứng trên chúng ta thấy Khổng tử rất coi trọng tôn ti,
trật tự, trên dưới, mà tư tưởng này đã có trước thời Khổng tử rồi. Nó bị biến
dạng dưới thời ông, do đó, ông xiển dương học thuyết chính danh để sửa trị
lại trật tự xã hội, sự cai trị. Đặt sự vật với đúng tên gọi của nó (trường hợp
cái “cô”). Như vậy theo Khổng Tử danh với thực phải hợp với nhau, nếu
không hợp thì gọi tên người ta sẽ không hiểu, lý luận khi đó sẽ không xuôi.
Trong mô hình nhà nước lý tưởng dựa theo tư tưởng chính danh, việc
sắp xếp đúng theo trật tự đóng vai trò vô cùng quan trọng. Song nguyên tắc
này đã bị lãng quên vào giai đoạn các dòng họ chuyên chế ở Trung Quốc.
Bằng cách diễn đạt như thế, Khổng Tử muốn người cầm quyền phải gần
dân, biết dân, tiếp xúc với dân, đồng thời lại còn bổ sung quan điểm cho
rằng những người cầm quyền cần phải có đạo đức.

4. Các tư tưởng có liên quan đến thuyết chính danh.
Các từ hiểu ngầm là chính danh:
7

Khổng tử cho rằng, việc chính trị hay hay dở là do ở người cầm
quyền. Người cầm quyền nào biết theo đường ngay chính để sửa đạo nhân
thì việc gì cũng thành ra ngay chính hết thảy. Ngài bảo Quý Khang tử rằng
“Chính giả chính dã, tử suất dĩ chính, thục cảm bất chính.” Nghĩa là: làm
chính trị là làm cho mọi việc ngay thẳng, ông lấy ngay thẳng mà khiến
người, thì ai dám không ngay thẳng? Cho nên, hễ người trên ngay thẳng thì
người dưới bắt chước mà làm theo. Vua mà ngay chính thì không sai khiến
người ta cũng làm theo điều phải, còn vua mà không ngay chính thì có sai
khiến người ta cũng không ai theo cả (kỳ thân chính, bất lệnh nhi hành, kỳ

thân bất chính, tuy lệnh bất tòng. Luận Ngữ, thiên Tử Lộ)
Người cầm quyền thời nào cũng phải nêu cao cái đức của mình. Theo
Khổng tử, người cầm quyền trước hết phải sửa mình cho đoan chính cái đã.
Đó là ý tứ trong câu bốn chữ của Khổng tử “chính giả, chính dã”. Người
cầm quyền theo Khổng tử phải là người quân tử, vì người quân tử ắt phải rèn
đức tức là tu thân, rồi sau đó mới có quyền bắt người trong nhà khuôn theo
phép tắc mà ông ta đưa ra tức là tề gia. Có tề gia giỏi thì mới có thể trị quốc
tốt, ngày nay có thể gọi là lãnh đạo quốc gia, quản lý xã hội. Có trị quốc tốt
thì thiên hạ mới theo về mình thì coi như đã bình được thiên hạ rồi. Theo ý
kiến cá nhân chúng tôi, thuật “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” được
hiểu là như vậy.
Ta thử ví dụ, nếu lãnh đạo của chúng ta tham nhũng, mất đức thì nói ai
nghe? Con cái trong nhà họ chưa chắc là nghe họ nữa là. Như thế thì họ có
tư cách gì để lãnh đạo quốc gia, lãnh đạo xã hội nữa? Lại càng không có tư
cách đứng trên trường quốc tế để phát biểu. Trường hợp như vậy họ đã mất
chính danh, làm mất luôn chức vụ cũng giống như các vua chúa thời xưa
một khi đã mất chính danh thì mất luôn thân phận làm vua.
8

Vì vậy muốn chính danh thì thân phải chính(có nhân),không chấp
nhận thói xảo trá,lừa lọc hoặc việc lạm dụng chức quyền. Đã mang cái danh
vua phải làm tròn trách nhiệm của một vị vua, không sẽ mất cả danh và ngôi
Khi việc làm vượt quả trách nhiệm và danh vị.Khổng Tử gọi đó là
“việt vị”.Một quan đại phu mà cử lễ như một vị thiên tử thì mắc tội “tiếm
lễ”,”khi quân”.Khổng Tử cho rằng mầm mống của loạn lạc bất ổn của quốc
gia là các hành vi “việt vi”,”tiếm lễ” của tầng lớp cai trị.Ông yêu cầu họ phải
gương mẫu thực hiện đúng “chính danh”,i giữ phận nấy và làm tròn phận sự
của mình,xã hội nhờ đó trở nên có trật tự,kỷ cương,thịnh trị.
Do đó.học thuyết chính danh tuy là được Khổng tử phát kiến cách đây
hơn 2.500 năm nhưng vẫn còn giá trị của nó. Tuy học thuyết là của người

Trung Hoa nhưng chúng ta có thể áp dụng được tùy theo hoàn cảnh cụ thể
của dân tộc ta.
5. Thuyết chính danh của Khổng Tử trong quản lý xưa
và nay
a) Học thuyết chính danh thực hành trong thời Khổng Tử.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Tôn Nhan trong quyển Nho Giáo
Trung Quốc, khi viết về Khổng Tử và những tư tưởng của ngài, ông không
xét học thuyết chính danh theo một mục riêng mà chỉ xem chính danh là phụ
vào lễ và mục đích của chính danh là giữ lễ. Lễ của kẻ trên đối với người
dưới và ngược lại. “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”.
Chính danh là tiền đề để lễ nhạc hưng vượng lên; lễ nhạc hưng vượng
chính là cái bản để trị nước. Chỉ vì lễ nhạc không hưng vượng, hình phạt
mới không trúng, hình phạt không trúng thì dân không biết phải làm gì?
Tề Cảnh công hỏi Khổng Tử về chính trị, Khổng Tử nói: “Quân quân,
thần thần, phụ phụ, tử tử.” Nghĩa là vua phải ra vua, bề tôi phải ra bề tôi, vua
9

nắm mọi quyền thưởng phạt, có quyền tối cao với đất nước, với thần dân, bề
tôi, thậm chí lấy đi mạng sống của bề tôi…vua bảo thần chết, thần phải chết;
cha phải ra cha, con phải ra con. Tức là người nào ở vị trí nào thì phải ứng
xử ở vị trí đó, không được lẫn lộn, không được tùy tiện, phải tuân theo phép
tắc, quy củ của xã hội đã quy định. Nếu làm không được như vậy thì xã hội
sẽ đảo lộn như trường hợp của nước Vệ. Xuất Công Triếp và Khoái Quý
nước Vệ, hai cha con mà tranh nhau ngôi vua. Cả hai cha con đều thiếu tư
cách như vậy cho nên, nếu trị dân thì dân không phục vì danh bất chính thì
nói làm sao mà dân nghe lọt tai được, mà dân không phục thì nước sẽ loạn.
Nước Vệ muốn được yên, theo Khổng tử, thì việc đầu tiên là phải lập một
công tử khác làm vua, danh chính, ngôn thuận đường hoàn.
Thuyết chính danh còn được Khổng Từ dùng trong cách sử dụng,
nhìn nhận con người: dùng người đúng người đúng việc, không lạm quyền,

vượt quyền, không phải việc của mình thì không quan tâm, thưởng phạt
công tâm, trong tình cảm ông dựa vào tình cảm thân - sơ, nhưng trong công
việc quản lý ông đòi hỏi phải công minh,rõ ràng; ai có tội thì phạt, ai làm tốt
thì phải được thưởng sứng đáng
Thời ông,ông mong sao cho có ông vua nào dùng mình, vì ông tin
rằng nếu có ông vua nào dùng mình thì chỉ vài năm thôi, ông sẽ làm cho
nước đó cường thịnh. Nhưng thực tế thầy trò ông, đi hết nước này đến nước
nọ, tìm cách này hay cách nọ để truyền đi bản ý của ngài đến các ông vua,
cố tìm cách để cho họ dùng mình nhưng rốt cục ngài đã thất bại. Có lần ông
và học trò còn bị vây khốn suýt chết ở nước Trần và Thái vì họ cho rằng,
ông có tài như vậy, nếu đến giúp nước nào thì nước đó mạnh lên thì họ sẽ
nguy mất. Thật là chua xót cho thầy trò ông!
“Chính giả, chính dã” là một châm ngôn bất hủ của Khổng tử. Nghĩa
là muốn được chính danh thì lời nói và hành động phải đúng đắn. Muốn làm
10

bậc chính danh quân tử thì lời nói và hành động phải đúng đắn. Nói suông e
không được đâu! Lời nói và việc làm có đúng đắn thì người mới theo về.
Chừng nào mà vua còn làm tròn thiên mệnh, nhân dân dưới quyền cai
trị của vua được hưởng hòa bình và hạnh phúc thì đó là vua hiền, con người
vua là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Muốn như vậy ông vua, chẳng
hạn, còn phải siêng năng lên nữa để làm tròn trách nhiệm của một ông vua.
Trái lại, nếu đó là một ông vua ác độc, mà sự cai trị hà khắc làm cho nhân
dân điêu đứng khổ sở, thì tức là ông vua ác đó đã đánh mất chính danh và có
thể sẽ bị mất luôn ngôi vua và mệnh trời và nhân dân có quyền chính đáng
nổi dậy, lật đổ ông vua ác độc đó và cử người khác lên thay thế. Thay bậc
đổi ngôi cũng là do mệnh trời. Nếu cuộc khởi nghĩa thành công, một ông
vua khác lên thay, thì đó cũng hợp chính danh và hợp với mệnh trời. Nếu
không phải thì cuộc khởi nghĩa đó thất bại.
Trường hợp của hai ông vua Kiệt, Trụ là điển hình vì không làm tròn

trách nhiệm của ông vua, để dân bị tai vạ, đối khổ cho nên mất danh phận
làm vua và mệnh trời rồi còn bị giết. Mạnh tử sau này bảo “Hại nhân, hại
nghĩa là quân tàn tặc; giết quân tàn tặc là giết một đứa thất phu, một tên dân
quèn. Nghe nói giết một tên thất phu tên là Trụ, chứ chưa nghe nói giết vua.”
Mạnh tử đề cao thuyết chính danh một cách cực đoan, nhưng âu cũng
là phù hợp với tình hình Trung Hoa thời ông. Thật vậy, làm vua mà mất đức
thì gây tác hại rất lớn cho dân chúng, không thể lường hết được. Dân có oán
ông vua thất đức đó cũng phải lẽ thôi. Mạnh tử có nói thêm một chút cực
đoan thì ông cũng là thay dân mà phát biểu vậy.
B) Thuyết chính danh ứng dụng trong thời nay
Nghiên cứu về đức Khổng tử,ai cũng phải công nhận rằng học thuyết
chính danh là một phát kiến của ông và đó là đóng góp quan trọng của ông
cho Trung Quốc nói riêng và nhân loại nói chung. Theo cách nói của học giả
11

Nguyễn Hiến Lê thì “Nếu sau mười thế hệ, người ta thấy nó vẫn còn làm cho
đức trí con người được nâng cao thì phải coi nó là một cống hiến lớn cho
nhân loại rồi.”
Dân tộc Việt Nam, tuy có biết đến học thuyết chính danh của Khổng
tử nhưng lại vận dung nó rất uyển chuyển để cứu dân, cứu nước, chống xâm
lăng điển hình qua một số vị anh hùng trung lịch sử dân tộc như Sư Vạn
Hạnh, Lê Lợi, Nguyễn Huệ…. Đảng Cộng Sản Việt Nam nêu cao chính
nghĩa để chiến đấu vì độc lập tự do, giải phóng dân tộc, chống quân xâm
lược, Pháp, Nhật, rồi Mỹ được cả dân tộc và nhân dân tiến bộ hòa bình thế
giới ủng hộ vì cuộc chiến đấu của dân tộc Việt Nam là cuộc chiến đấu chính
nghĩa, nên cuối cùng, dù kẻ thù có mạnh cỡ nào, chúng có nham hiểm đến
đâu đi chăng nữa thì chúng ta cũng giành được thắng lợi chung cuộc, buộc
kẻ thù phải chấp nhận sự thất bại trước ý chí và chính nghĩa của dân tộc ta.
Chính danh là làm việc không mờ ám, không che dấu sự thật hoặc bóp méo
sự thật. Chúng tôi nghĩ rằng, chúng ta còn phải tiếp tục nêu cao chính nghĩa,

nêu cao những tấm gương người tốt, việc tốt tiêu biểu để thu phục được lòng
tin của nhân dân.
Trong quản lý ngày nay thuyết chính danh có vai trò lớn : người quản
lý muốn quản lý tốt công việc của mình thì hành động phải đi đôi với lời nói,
nhà quản lý phải có “danh” (cấp bậc chức vụ rõ ràng ) bởi vì danh có chính
thì ngôn mới thuận .Khi đó lời nói của nhà quản lý mới có hiệu quả ,khiến
cho cấp dưới nghe theo.Tuy nhiên không chỉ có danh mà người quản lý cần
có “ thực” (thực lực, khả năng ).Có danh mà không có thực thì quản lý cũng
không hiêu quả .Vì vậy để quản lý được hiệu quả thì nhà quản lý cần có đủ 2
yếu tố là :danh và thực
Với đối tượng bị quản lý : cần làm đúng với chức vụ và công việc
được giao ,ai ở vị trí nào thì làm đúng ở vị trí ấy.Tuy nhiên công việc quản
12

lý là rất linh hoạt .Người quản lý có thể điều chỉnh giữa các bộ phận với
nhau .Đó là sự kết hợp để đạt mục tiêu chung.
Đất nước ta đang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá,
xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó,
một xã hội trật tự, ổn định có tầm quan trọng đặc biệt. Vì vậy, việc kế thừa
tư tưởng chính danh của Khổng Tử là rất cần thiết, để làm được điều đó,
chúng ta phải xây dựng một lối sống lành mạnh cùng với những chuẩn mực
mới về danh. Vì chính những quan hệ đạo đức, cách ứng xử giữa người với
người là nền tảng của trật tự xã hội, chúng ta phải lấy chúng ta mà rèn luyện,
đó là phải xây dựng cho mình một lẽ sống hay một đạo lý phù hợp với chế
độ mới. Lẽ sống, đạo lý đó là mình vì mọi người thì mọi người mới vì mình,
đây là quan hệ hai chiều tạo ra sự đồng thuận giữa người với người và sự
đồng thuận trong xã hội. Muốn làm được điều đó trước hết chúng ta phải
giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống yêu nước yêu thương con người kính
trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, tôn sư trọng đạo,… Đối với đội ngũ cán
bộ công chức phải là “công bộc” của nhân dân, lời nói phải đi đôi với việc

làm, đúng với cương vị của mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đối
với từng gia đình, ông bà phải mẫu mực, con cháu phải hiếu thảo lễ phép,
thương yêu đùm bộc giúp đỡ nhau, vợ chồng hoà thuận bình đẳng, cha mẹ
phải quan tâm giáo dục con cái. Đối với nhà trường, thầy phải ra thầy, trò
phải ra trò,… như thế mới đẩy lùi được hành vi phi đạo đức do tác động mặt
trái của cơ chế thị trường, xây dựng một xã hội thịnh vượng, phồn vinh góp
phần cùng đất nước đi lên.
6. Những ưu điểm và hạn chế của thuyết chính danh
a ) Ưu điểm
13

Thuyết chính danh của khổng tử có ý nghĩa vô cùng quan trọng và
tích cực đối với xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ. Khi đó luật pháp còn sơ sài,
quyền lực thực sự được quyết định bởi ý chí và hành vi của vua và tầng lớp
cai trị, người dân còn đói nghèo dốt nát, không có quyền tự bảo vệ mình.
Trong bối cảnh đó Khổng Tử muốn xây dựng xã hội lý tưởng bằng bắt đầu
“từ trên xuống dưới”, ông phải kêu gọi lòng khoan dung, sự gương mẫu của
các nhà quản lý. Nhà quản lý “có đạo”, một “chính nhân quân tử”, theo ông,
như một người cha - người chủ gia đình vậy. Họ phải chăm lo, điều hành và
giáo hóa các thành viên của tổ chức như con em mình, với tình thương và
lòng bao dung. Nhìn rộng ra cả nước là một gia đình lớn, có một người chủ
là vua, dưới là bề tôi (tầng lớp cai trị), cuối cùng là thứ dân. Một tổ chức có
trật tự, thứ bậc rõ ràng song lại có cùng một mục tiêu là thực hiện điều Nhân
trong kinh tế, chính trị - xã hội và văn hóa.
b) Hạn chế
Thuyết chính danh nhấn mạnh việc phân biêt rõ ràng “trên – dưới” tuy
nhiên chúng ta thấy tư tưởng quản lý của Khổng Tử trong xã hội ngày nay
có nhiều điểm bảo thủ, thiếu dân chủ và ảo tưởng. Đây là một hạn chế bởi
ngày nay cấp trên và cấp dưới cũng có sự kết hợp với nhau trong phạm vi
nhất đinh (trong việc đưa ra các quyết định nhiều nhà lãnh đạo cũng xem

xét ý kiến của cấp dưới để đưa ra quyết định tốt nhất)
Qua thuyết chính danh ta thấy Khổng Tử đã dùng “danh” quy đinh
“thực” mà không phải dùng “thực” quy định “danh”, làm giàu cho danh là tư
tưởng bảo thủ, lạc hậu chống lại quy luật khách quan của xã hội.
 Nhận xét chung:
Quy tắc chính danh đưa tới quy kết: ai ở địa vị nào cũng phải làm tròn
trách nhiệm, vai ai giữ phận ấy, không được việt vị nghĩa là không được
hưởng những quyền lợi cao hơn quyền vị của mình. Như Khổng Tử với tư
14

cách là một đại phu trí sĩ, có trách nhiệm khuyến cáo Lỗ trừng trị một nghịch
thần của một nước bạn, và ông đã theo chính danh nghiêm cẩn làm tròn
trách nhiệm đó
Mặc gia và Danh gia cũng chính danh nhưng với mục đích lý luận
Tuân Tử chính danh vừa để phân biệt kẻ sang kẻ hèn vừa để phân biệt
vật giốn với nhau. Nghĩa là với cả hai mục đích luân lý và lý luận
Vậy là thuyết chính danh của Khổng Tử đã gợi ý cho nhiều triết gia
đời sau, vừa trực tiếp, vừa gián tiếp làm cho triết học Trung Hoa thêm phong
phú
Nhận xét của Nguyễn Hiến Lê: Thuyết chính danh của Khổng Tử về
chính trị tuy hàm ý bảo thủ: phải trọng những danh cũ, phải hành động hợp
với tiêu chuẩn cũ, nhưng Khổng Tử không phải là không tạo ra danh từ mới
hoặc danh từ cũ nhưng nội dung mới.

×