Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CNXHKH su menh giai cap cong nhan trong thoi dai ngay nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.65 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

*****

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: Những điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân và liên hệ với vai trị của Đảng cộng sản Việt Nam
trong q trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Việt Nam.

Sinh viên thực hiện

:

Lớp/Khoa

:

Mã sinh viên

:

Hà Nội, tháng 9, năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
*****



TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI : Những điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân và liên hệ với vai trị của Đảng cộng sản Việt Nam trong
q trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt
Nam

Sinh viên thực hiện

:

Lớp/Khoa

:

Mã sinh viên

:

Hà Nội, tháng 9, năm 2022


Mục lục:

A. MỞ ĐẦU
Từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, giai cấp công nhân Việt Nam luôn
khẳng định được mình là lực lượng đi đầu trong cơng cuộc đấu tranh chống áp bức bóc
lột, chống các thế lực phản động là người lãnh đạo xứng đáng nhất của dân tộc Việt
Nam. Khơng chỉ gói gọn trong phạm vi Việt Nam, trên tồn thế giới, giai cấp cơng

nhân có sứ mệnh lịch sử vơ cùng trọng đại đó là: “xóa bỏ chế độ tư bản, xóa bỏ chế độ
người bóc lột người, giải phóng giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và toàn thể
nhân loại khỏi sự áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ
nghĩa văn minh”.
Trong xu thế hội nhập và tồn cầu hóa, đất nước ta đang đứng trước những thời cơ
và thách thức lớn, mục tiêu hàng đầu của Đảng và nhà nước ta là đưa đất nước ra khỏi
tình trạng đói nghèo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng văn minh. Hơn lúc nào hết, nhiệm vụ quan trọng lúc này đặt ra cho đất
nước là phải xây dựng được đội ngũ công nhân lớn mạnh về cả số lượng và chất lượng
để có thể đảm đương sứ mệnh lịch sử của mình_ là hạt nhân trong khối liên minh
cơng-nơng-tri thức. Phải có thực hiện được điều đó thì con đường xã hội chủ nghĩa
mới sáng lạng. Phân tích trên cho thấy tầm quan trọng của việc tìm hiểu, nghiên cứu


phạm trù sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Điều đó cũng cho thấy tầm quan
trọng của bài học về Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong chương trình học
tập mơn Chủ nghĩa xã hội khoa học trong chương trình giáo dục đại học. Vì vậy em đã
chọn đề tài:
“Những điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và liên hệ với
vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của
giai cấp cơng nhân Việt Nam”
Trong q trình thực hiện đề tài, do cịn thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên
khơng tránh khỏi nhiều khiếm khuyết, sai sót. Em mong nhận được sự góp ý nhận
xét và bổ sung của thầy cơ.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo đã giúp đỡ, hướng dẫn em
thực hiện đề tài này.


B. NỘI DUNG:
CHƯƠNG I: GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI

CẤP CÔNG NHÂN.
1. Khái niệm giai cấp cơng nhân:

Giai cấp cơng nhân là một tập đồn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng
với q trình phát triển của nền cơng nghiệp hiện đại với nhịp độ phát triển của lực
lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao. Là lực lượng lao động cơ bản
trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo
các quan hệ xã hội, đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến
trong thời đại hiện nay. Ở các nước tư bản, giai cấp cơng nhân là những người khơng
có hoặc về cơ bản khơng có tư liệu sản xuất, làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột
giá trị thặng dư. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân là người đã cùng
nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu, là giai cấp lãnh đạo xã hội
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Một vấn đề mang tính thời đại là: trong nền sản xuất công nghiệp hiện đại ngày
nay, đội ngũ những người lao động có trình độ học vấn, tay nghề cao ngày càng tăng,
trực tiếp tham gia vào q trình sản xuất cơng nghiệp. Lao động của họ chủ yếu là lao
động trí tuệ trong những dây chuyền công nghệ hiện đại. Như vậy, do sự phát triển của
lực lượng sản xuất, một bộ phận trí thức đã gia nhập giai cấp cơng nhân. Đó là những
nhà nghiên cứu, sáng chế, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, các kỹ sư, kỹ thuật
viên cao cấp, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý trực tiếp lao động hoặc tham gia vào quá
trình sản xuất công nghiệp, sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất, thực hiện chức
năng của người công nhân lành nghề trong sản xuất. Và thêm nữa, cả những người lao
động trong các ngành dịch vụ công nghiệp mà lao động trong các ngành dịch vụ công
nghiệp mà lao động của họ có tính chất lao động cơng nghiệp. Như vậy một bộ phận
trí thức gắn liền trực tiếp với lao động cơng nghiệp với quy trình sản xuất công nghiệp,
tạo ra của cải vật chất cho xã hội bao hàm trong khái niệm giai cấp công nhân. Tuy
nhiên cần phân biệt đội ngũ trí thức khơng có hoạt động lao động sản xuất trực tiếp
hoặc tham gia vào quy trình sản xuất cơng nghiệp thì khơng thể gọi là cơng nhân, đó là
các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu khác như trí thức trong các ngành khoa học xã



hội và nhân văn, y tế, giáo dục, văn hóa, dịch vụ (không quan hệ trực tiếp với sản xuất
công nghiệp), trí thức nghiên cứu, sáng tạo các sản phẩm văn hóa, tinh thần, lý luận,…
Như vậy khơng thể quan niệm giai cấp công nhân chỉ bao gồm những người lao
động chân tay, điều khiển các máy móc cơ khí. Lực lượng xã hội này cũng như tất cả
các sự vật, hiện tượng, q trình xã hội khác khơng ngừng vận động, phát triển. Song,
cũng không thể đưa tất cả những người lao động “làm công ăn lương” vào giai cấp
công nhân.
Một lần nữa ta khẳng định: Khái niệm giai cấp cơng nhân vẫn cịn vẹn ngun giá
trị cho đến thời đại ngày nay. Khái niệm đó cùng với những chỉ dẫn cơ bản về đặc
trưng bản chất của giai cấp công nhân của Mác - Ăngghen - Lênin đưa ra vẫn là cơ sở
phương pháp luận khoa học để nghiên cứu giai cấp công nhân hiện đại và làm sáng tỏ
sứ mệnh lịch sử của nó trong thời đại ngày nay, dù trong các quốc gia tư bản chủ nghĩa
phát triển hay trong những nước đang tiếp tục con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa,
các nước thế giới thứ ba và tồn thế giới nói chung, trước đây, hiện nay và tương lai .
2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

2.1 Khái niệm sứ mệnh lịch sử của một giai cấp:
Sứ mệnh lịch sử của một giai cấp là sứ mệnh lật đổ giai cấp lỗi thời và chế độ
xã hội cũ của nó, xây dựng chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn.
2.2 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
Các nhà xã hội chủ nghĩa khơng tưởng vĩ đại Fourier, Saint-Simon, Owen chỉ
nhìn thấy giai cấp cơng nhân là giai cấp khơng có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao
động, bị bóc lột và là giai cấp đau khổ nhất trong xã hội. Cũng như thế, một số người
có quan điểm sai trái, thù địch chỉ thấy “bất kỳ ở đâu, giai cấp công nhân chỉ là những
người sản xuất trong các quy trình sản xuất hiện đại...”, ngồi ra khơng có ý nghĩa gì
ngồi xã hội. Theo họ, có thể nói thẳng ra rằng, những người lao động công nghiệp ấy
chỉ là một lũ người ngu dốt, chỉ biết tuân lệnh như một cái máy mà khơng hề có một
chút ý thức tự chủ và độc lập nào.
Trái với những quan điểm của các nhà kinh điển Mác – Lênin, những học giả tư

sản đã nêu lên luận điểm về sự ra đời của giai cấp vô sản chung quy lại là do tư tưởng
phân công. Họ lập luận rằng quá trình “phân cơng tự nhiên” đã tạo ra một lớp người


chuyên “cung cấp công việc”, đảm nhận chức năng lãnh đạo sản xuất. Còn đại bộ phận
quần chúng lao động thì nhận một cơng việc hợp với họ hơn cả là lao động chân tay.
Và do sự tiến hóa hịa bình trong sản xuất mà việc kiểm sốt cơng nghiệp rơi vào tay
những người “cung cấp công việc”, những người này bắt đầu tách ra khỏi khối quần
chúng lao động chân tay kia trở thành nhà tư bản-chủ thuê mướn công nhân. Theo họ,
đã là người sinh ra trong khối quần chúng lao động thì sẽ là cơng nhân làm thuê, chỉ có
những kẻ sinh ra từ lớp người đảm nhận chức năng lãnh đạo sản xuất mới là người
lãnh đạo, chỉ huy mọi hoạt động trong xã hội. Suy rộng ra, quan điểm đó đã đi đến phủ
nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, phủ nhận đấu tranh giai cấp của giai cấp
vô sản nhằm thủ tiêu giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản.
Hiện nay, cơ cấu giai cấp công nhân khác xa cơ cấu giai cấp công nhân thế kỷ
XIX trên mọi phương diện, nhất là cơ cấu giai cấp công nhân trong các nước tư bản
phát triển, giai cấp công nhân không chỉ có mặt trong các ngành cơng nghiệp truyền
thống mà còn hiện diện trong hầu hết tất cả các ngành sản xuất. Trong điều kiện ngày
nay, cơ cấu của giai cấp cơng nhân hiện đại rất đa dạng, có nhiều trình độ khác nhau và
khơng ngừng biến đổi theo hướng không thuần nhất: Công nhân kỹ thuật ngày càng
tăng, công nhân ngày càng được nâng cao về trình độ, đóng vai trị chính trong q
trình phát triển, cơng nhân truyền thống giảm dần. Mặc dù một số ít trong giai cấp
cơng nhân có cổ phần trong các xí nghiệp của tư bản, nhưng về cơ bản giai cấp công
nhân vẫn bị bóc lột, mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, sự phân biệt giàu nghèo và
tình trạng bất cơng xã hội vẫn tăng lên, bản chất bóc lột giá trị thặng dư vẫn tồn tại, dù
được biểu hiện dưới hình thức tinh vi hơn.


CHƯƠNG II: NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ GIAI CẤP CÔNG NHÂN HỒN
THÀNH SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA MÌNH

1. Điều kiện khách quan:
Địa vị kinh tế xã hội:
Vị trí, vai trị của một giai cấp đối với tiến trình lịch sử được quy định không
phải bởi số lượng, mà trước hết và chủ yếu bởi địa vị kinh tế xã hội của giai cấp đó.
Địa vị kinh tế xã hội của giai cấp cơng nhân là giai cấp khơng có hoặc có rất ít
tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản. Giai cấp công nhân là người đại
diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vì:
Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tư liệu sản xuất nằm trong tay giai cấp
tư sản, quan hệ sản xuất do giai cấp tư sản nắm giữ nhưng người trực tiếp sử dụng tư
liệu sản xuất tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất lại là giai
cấp công nhân. Ngày nay, nền kinh tế công nghiệp đang từng bước nhường chỗ cho
nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế mới này, bộ phận quan trọng nhất trong lực
lượng sản xuất là công nhân tri thức. Họ là người trực tiếp sử dụng yếu tố quan trọng
nhất của lực lượng sản xuất hiện đại_ trí tuệ. Xét từ góc độ đó, họ trở thành người có
sở hữu tư liệu sản xuất. Song, để tri thức vận hành được và tạo ra những giá trị vật chất
cho sự tồn tại, phát triển xã hội, cần có những thiết bị, máy móc nhất định... Những tư
liệu sản xuất đó lại nằm trong tay giai cấp tư sản. Nắm được những công cụ vật chất,
nhà tư bản trở thành người thực sự khai thác, sử dụng, định hướng trí tuệ của người
cơng nhân hiện đại vì lợi ích của mình. Chính sự tách rời giữa chủ thể đích thực của trí
tuệ - nhân tố quan trọng hàng đầu của lực lượng sản xuất hiện đại với điều kiện vật
chất để sử dụng, khai thác nó trong thực tế là một biểu hiện mới của mâu thuẫn giữa
tính xã hội hoá, quốc tế hoá của lực lượng sản xuất hiện đại với chế độ chiếm hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất tồn tại dưới dạng vật chất. Sự mâu thuẫn
đó đưa đến một kết cục tất yếu là người công nhân sẽ là người trực tiếp phá vỡ quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Sự vận động nội tại của mâu thuẫn trong địa vị kinh tế xã hội của giai cấp cơng
nhân đã quy định tính tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản. Giai cấp công nhân hiện
đại - những công nhân tri thức với tư cách là bộ phận xã hội quan trọng nhất của lực
lượng sản xuất hiện đại - sẽ thực hiện vai trò phủ định đó đối với chủ nghĩa tư bản để



tiến tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Đó là tất yếu khách quan của sự phát
triển xã hội.
Đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân:
Đặc điểm thứ nhất: giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất do 3 lý do:
Giai cấp công nhân là con đẻ của nền đại công nghiệp. Chính nền đại cơng
nghiệp ra đời từ thế kỷ XIX đã tôi luyện cho giai cấp công nhân những ưu thế so với
các giai cấp khác trong xã hội. Cùng với sự phát triển của công nghiệp và hoạt động
quan hệ xã hội, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo về số lượng và mạnh mẽ về
chất lượng. Trong các nước tư bản phát triển, bộ phận công nhân trong các ngành công
nghiệp truyền thống, công nhân trong khu vực sản xuất vật chất ngày càng giảm và
đến nay bộ phận này chiếm tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu giai cấp cơng nhân. Trong khi
đó, cơng nhân trong các ngành nghề mới như điện tử, tin học, các ngành dịch vụ cơng
nghiệp tăng lên nhanh chóng. Đội ngũ cơng nhân lao động chủ bằng trí tuệ vươn lên
chiếm tỷ lệ ngày càng cao so với đội ngũ công nhân làm việc chủ yếu bằng chân tay.
Giai cấp công nhân là người đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến của
nhân loại: PTSX tư bản chủ nghĩa. Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tư
liệu sản xuất nằm trong tay giai cấp tư sản, quan hệ sản xuất do giai cấp tư sản nắm
giữ nhưng người trực tiếp sử dụng tư liệu sản xuất tác động vào đối tượng lao động để
sản xuất ra của cải vất chất lại là giai cấp công nhân. Công nhân là người trực tiếp lĩnh
hội những tiến bộ khoa học công nghệ của nhân loại, là người trực tiếp làm ra của cải
vật chất nuôi sống xã hội. Sự phát triển của xã hội không những phụ thuộc vào lao
động của giai cấp cơng nhân mà cịn là động lực cho giai cấp công nhân phát triển.
Đặc điểm thứ hai: giai cấp cơng nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất:
Trong chủ nghĩa tư bản, giai cấp cơng nhân là giai cấp bị áp bức bóc lột nặng nề
nhất. Quyền lợi của công nhân, lực lượng lao động chính của xã hội khơng được đảm
bảo. Giá trị thặng dư do công nhân làm ra bị nhà tư bản tước đoạt, giai cấp tư sản chi
phối quá trình phân phối sản phẩm xã hội gây ra sự mất cân bằng và mầm móng những
mâu thuẫn trong xã hội và điều tất yếu xảy ra là giai cấp công nhân phải đứng lên làm
cuộc cách mạng để tự giải phóng mình. Nếu thành cơng thì họ sẽ xây dựng được xã

hội mà mình mong muốn cịn nếu khơng thành thì họ cũng khơng mất gì (vì họ khơng
cịn gì để mất).


Khi giai cấp công nhân tiến hành cuộc cách mạng khơng chỉ giải phóng chính
bản thân mình mà giải phóng toàn xã hội. Nếu như trong cách mạng tư sản, sau khi
cuộc cách mạng kết thúc, giai cấp tư sản giành chính quyền thì chính quyền đó chỉ
nằm trong tay giai cấp tư sản, lúc đó cơng nhân, nơng dân, nô lệ vẫn bị phụ thuộc và bị
áp bức bởi tư sản nên cuộc cách mạng tư sản thực chất chỉ là sự thay thế ách áp bức
bóc lột này bằng ách áp bức bóc lột khác. Sang cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa do
giai cấp công nhân lãnh đạo, sau khi giành được chính quyền, tất cả các giai cấp được
giải phóng, khơng cịn tình trạng người bóc lột người.
Đặc điểm thứ ba: giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần tổ chức và tính kỷ luật
cao:
Khác với việc sản xuất phân tán của người nông dân thành quả lao động của người
này khơng hoặc ít ảnh hưởng đến thành quả lao động của người khác; trong nền đại
công nghiệp, sản xuất chủ yếu là theo dây chuyền, thành quả lao động của người này
ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả lao động của người khác. Tư bản là một sản phẩm
tập thể: nó chỉ có thể vận động được là nhờ sự hoạt động chung của nhiều cá nhân và
thậm chí, xét đến cùng, là nhờ hoạt động chung của tất cả các cá nhân, của tồn thể xã
hội. Do vậy, để có năng suất cao đòi hỏi đội ngũ những người lao động trực tiếp sản
xuất ra của cải vật chất cho xã hội _ những người cơng nhân phải có tính tổ chức tốt và
kỷ luật cao.
2. Điều kiện chủ quan:
Bản thân giai cấp công nhân:
Để chiến thắng giai cấp tư sản, bản thân giai cấp công nhân phải không ngừng
phát triển về cả số lượng và chất lượng. Do sự phát triển của nền đại công nghiệp,
nhiều nhà máy, khu chế xuất, nhiều khu công nghiệp ra đời thu hút công nhân. Công
nhân làm việc trong các ngành dịch vụ tăng lên xấp xỉ 50% tổng số công nhân. Công
nhân kỹ thuật ngày càng tăng, công nhân ngày càng được nâng cao về trình độ, đóng

vai trị chính trong q trình phát triển, công nhân truyền thống giảm dần. Đồng thời
với sự nâng cao về trình độ khoa học kỹ thuật là sự nâng cao về nhận thức lý luận, về
bản lĩnh chính trị


CHƯƠNG III: GIAI CẤP CÔNG NHÂN TẠI VIỆT NAM
1. Sự ra đời:

Trong trào lưu xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây, từ năm
1858 thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm Việt Nam. Từ năm 1897, thực
dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất nhằm cướp bóc tài nguyên,
bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Một lực lượng nhân
cơng làm việc trong các xí nghiệp cho thực dân Pháp trở thành những người công nhân
Việt Nam đầu tiên. Như vậy giai cấp cơng nhân Việt Nam được hình thành. Lớp cơng
nhân Việt Nam đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xây dựng
một số cơ sở công nghiệp và thành phố phục vụ cho việc xâm lược và bình định của
chúng ở nước ta. Nhưng lực lượng này cịn rất non trẻ, nhỏ bé.
Giai cấp cơng nhân Việt Nam được hình thành trong một quá trình ngắn và điều
này dẫn đến việc giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc. Đặc
điểm lịch sử này tạo nên những thuận lợi lớn cho vị trí lịch sử của giai cấp cơng nhân
so với các giai cấp khác trong lịch sử dân tộc.
2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam:

Giai cấp cơng nhân nói chung có sứ mệnh lịch sử thủ tiêu chế độ tư bản chủ
nghĩa từng bước xây dựng xã hội mới_xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa;
xóa bỏ áp bức bóc lột; giải phóng mình đồng thời giải phóng tồn nhân loại. Vận dụng
chủ nghĩa Mác-Lênin về nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân, chủ tịch Hồ
Chí Minh đã khái quát vai trò, nhiệm vụ của giai cấp công nhân Việt Nam là làm cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Sở dĩ sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân Việt Nam có nội dung như trên là

vì so với giai cấp cơng nhân các nước khác, giai cấp cơng nhân Việt Nam vừa có
những điểm chung về bản chất, nhưng lại có những nét riêng về đặc điểm lịch sử. Điều
này làm cho giai cấp công nhân Việt Nam mang những đặc điểm lịch sử mà giai cấp
công nhân quốc tế và kể cả các giai cấp khác đồng thời ở Việt Nam không có hoặc
khơng có đầy đủ: ở Việt Nam, kẻ thù giai cấp đồng thời là kẻ thù dân tộc. Điều kiện
lịch sử này đã quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, mở đường tiến lên
giải phóng hồn tồn giai cấp lao động. Giải phóng con người, tức là làm cuộc cách


mạng giải phóng dân tộc tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng một
nhà nước độc lập, nhà nước công - nông - binh do giai cấp công nhân lãnh đạo để tiến
lên Cộng sản chủ nghĩa.
3. Những điều kiện để giai cấp công nhân VN hồn thành sứ mệnh lịch sử của

mình:
3.1 Điều kiện khách quan
Địa vị kinh tế xã hội của giai cấp công nhân Việt Nam:
Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam đã bị biến đổi từ một xã hội
phong kiến thuần túy biến thành một xã hội thuộc đại nửa phong kiến. Giai cấp công
nhân Việt Nam chịu ba tầng áp bức bóc lột: đế quốc, thực dân, phong kiến.
Chính sách thống trị của thực dân, đế quốc áp đặt lên nước ta là chính sách
thống trị chuyên chế về chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế để đem lại lợi nhuận tối đa
về kinh tế, kìm hãm và nơ dịch về văn hóa giáo dục. Trong phần trình bày ở trên, ta đã
làm rõ về sự bất công trong xã hội, về sự áp bức của tư sản đối với giai cấp cơng nhân
nói chung, riêng ở Việt Nam, sự bất cơng đó cịn cao hơn gấp bội như là công nhân
một nước thuộc địa.
Giai cấp công nhân Việt Nam là một bộ phận của giai cấp công nhân thế giới
nên mang đầy đủ bốn đặc điểm chính trị xã hội của giai cấp cơng nhân nói chung. Bên
cạnh đó, do hồn cảnh lịch sử đất nước, do điều kiện kinh tế xã hội, bản thân giai cấp

cơng nhân Việt Nam cịn mang những đặc điểm chính trị xã hội riêng
Với truyền thống nồng nàn yêu nước, ngay từ những ngày đầu bị thực dân Pháp
xâm lược, các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Tôn Thất
Thuyết… đã dấy lên hàng loạt những phong trào đấu tranh yêu nước tạo nên không khí
đấu tranh sục sơi chống thực dân xâm lược. Nhưng tất cả các phong trào đó đều khơng
mang lại thắng lợi cuối cùng. Tiêu biểu cho các phong trào theo hệ tư tưởng phong
kiến là phong trào Cần Vương, các phong trào theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản là Đông
Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân,… Nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh
trong giai đoạn này là chưa có đường lối chính trị đúng đắn. Giai cấp lãnh đạo cách
mạng lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với xu thế thời đại. Tuy vậy các phong trào đó
là những bài học kinh nghiệm quý báu cho những thắng lợi cho phong trào cơng nhân
sau này, góp phần cổ vũ mạnh mẽ cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta, bồi đắp


thêm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đặc biệt là góp phần thúc đẩy những nhà yêu
nước, nhất là lớp thanh niên trí thức lúc đó lựa chọn một con đường mới, một giải
pháp cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu thế của thời đại và nhu cầu mới của nhân
dân Việt Nam.
Trên thế giới, sự kiện lịch sử có tác động mạnh mẽ nhất đến phong trào cơng
nhân Việt Nam đó chính là sự thành cơng của cách mạng Tháng Mười Nga. Ảnh
hưởng của Cách mạng tháng Mười đối với nhân dân Liên Xô, nhân dân thế giới và
nhân dân Việt Nam vô cùng to lớn và sâu sắc. Cuộc cách mạng đó đã giải phóng nhân
dân lao động về chính trị, về kinh tế; giải phóng nhân dân lao động Nga, giải phóng
các dân tộc thuộc địa của Nga Hoàng và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc
bị áp bức. Ở Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc – Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sĩ yêu
nước lỗi lạc đầu tiên được biết đến sự kiện vĩ đại của cách mạng xã hội chủ nghĩa
tháng Mười, rồi dần dần đến với nó và từ đó tìm ra con đường cứu nước, mở đường
cho phong trào giải phóng dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam đi đúng con đường cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga trở thành nguồn
động lực, sức mạnh, tạo niềm tin cho công nhân thế giới nói chung và cơng nhân Việt

Nam nói riêng.
3.2 Điều kiện chủ quan
Bản thân giai cấp công nhân Việt Nam:
Thứ nhất đó là số lượng các cuộc đấu tranh ngày càng tăng: 1907 đã nổ ra cuộc
bãi công đầu tiên của 200 công nhân viên chức hãng Liên Hiệp Thương Mại Đơng
Dương (LUCI), đến năm 1912 có cuộc bãi cơng của công nhân Ba Son. Trong những
năm 1919 – 1925 đã nổ ra 25 cuộc đấu tranh bãi công, tiêu biểu là cuộc bãi cơng của
các lị nhuộm ở Sài Gòn, Chợ Lớn (1922). Trong những năm 1926 – 1927, mỗi năm có
trên hàng chục cuộc bãi cơng. Trong những năm 1928 – 1929, nổ ra hơn 40 cuộc bãi
công, tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy
sợi Nam Định, nhà máy sợi Hải Phịng.
Thứ hai đó là trình độ giác ngộ của công nhân ngày càng cao. Ở chỗ các cuộc
đấu tranh đầu tiên chỉ đòi các quyền lợi về kinh tế tạm thời, khi giới chủ nhường bộ
một ích quyền lợi thì cuộc đấu tranh coi như chấm dứt. Càng về sau các cuộc đấu trang


đã kết hợp khẩu hiệu kinh tế và khẩu hiệu chính trị, vượt ra khỏi phạm vi một nhà máy,
một đồn điền, bước đầu có sự liên kết nhiều ngành, nhiều địa phương.
Thứ ba là cơ cấu và trình độ, trước đây công nhân hoạt động chủ yếu ở trong
những ngành mà thực dân Pháp chú trọng như khai khoáng, đồn điền với trình độ thấp.
Càng về sau cơ cấu ngày càng đa dạng hơn và với trình độ, sự chun mơn hóa càng
ngày càng cao, hiện nay cơng nhân gần như có mặt trong hầu hết các ngành, các mặt
của đời sống.
Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam đối với giai cấp công nhân Việt Nam:
Sự ra đời của Đảng cộng sản đã chỉ ra phương hướng nhiệm vụ của cách mạng
Việt Nam: làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, đi lên xây dựng chủ
nghĩa cộng sản. Lực lượng cách mạng với nòng cốt là giai cấp công nhân ngày càng
lớn mạnh với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp khác như nơng dân, tiểu tư sản và
đội ngũ trí thức.
Như vậy sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đã chấm dứt thời kỳ khủng

hoảng đường lối cách mạng và tổ chức lãnh đạo trong mấy chục năm đầu thế kỷ XX.
Từ khi có Đảng lãnh đạo, giai cấp công nhân Việt Nam đã trở thành một bộ phận
khăng khít với giai cấp cơng nhân thế giới.


C. KẾT LUẬN
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là nền tảng của môn chủ nghĩa xã hội khoa
học. Việc phát hiện ra sứ mệnh lịch sử này chấm dứt tính khơng tưởng của chủ nghĩa
xã hội và mở ra con đường phát triển của nhân loại, vạch ra con đường cụ thể xây
dựng một chế độ xã hội tốt đẹp, khơng cịn áp bức bóc lột. Chính vì ý nghĩa vơ cùng
quan trọng của phạm trù này nên có rất nhiều những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn
xoay quanh nó. Với vị trí là một người học, việc tìm hiểu về vấn đề này để thấy được
nguyên do vận mệnh dân tộc được Đảng Cộng sản Việt Nam trao vào tay của giai cấp
công nhân, thấy được tính tiên tiến của giai cấp cơng nhân để từ đó tin tưởng vào
tương lai phát triển của đất nước và con đường phát triển chung của nhân loại, để ý
thức được rằng con đường xã hội chủ nghĩa mà đất nước ta đang đi là con đường đúng
đắn và tiến bộ nhất là một việc làm vô cùng cần thiết.
Quá trình tìm hiểu, học tập đã giúp bản thân tơi nhận rõ vai trị của giai cấp
cơng nhân trong quá khứ và trong hiện tại ở phạm vi thế giới và ở Việt Nam. Ý thức
được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cùng với đội tiên phong của mình là
“Đảng Cộng sản Việt Nam”, là một cơng dân Việt Nam, tơi hồn tồn tin tưởng vào
tương lai tươi sáng của dân tộc và hơn nữa đó là thấy được trách nhiệm xây dựng, phát
triển giai cấp công nhân nước nhà cho xứng tầm với sứ mệnh lịch sử mà họ đảm trách.
Vì sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình, giai cấp cơng nhân Việt Nam chính là lực lượng
xã hội duy nhất có thể lãnh đạo đất nước thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh”, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới.




×