Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng gốm của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủ công mỹ nghệ Artexport

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.67 KB, 89 trang )

Chuyờn tt nghip GVHD: GS.TS. Hong c Thõn
TRờng đại học kinh tế quốc dân
Khoa thơng mại

CHUYÊn đề tốt nghiệp
Đề tài:
NÂNG CAO NĂNG LựC CạNH TRANH MặT HàNG GốM CủA
CÔNG TY Cổ PHầN XUấT NHậP KHẩU THủ CÔNG Mỹ
NGHệ ARTEXPORT
Hà Nội - 2008
Lờ Th Cỳc - Thng Mi 46B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính trong năm 2005 – 2006 - 2007 của Công ............... 6
ty Cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ Artexport……………………………28 .............. 6
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH MẶT HÀNG
GỐM XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ................................................... 10
1.1.Lý thuyết chung về cạnh tranh ................................................................................. 10
1.1.1.Khái niệm và phân loại cạnh tranh ................................................................... 10
1.1.1.1.Khái niệm cạnh tranh ................................................................................. 10
1.1.1.2.Phân loại cạnh tranh .................................................................................. 11
1.1.2.Chức năng và vai trò của cạnh tranh. ............................................................... 12
1.Điều chỉnh giữa cung và cầu. ............................................................................. 15
3.Kích thích tiến bộ công nghệ. ............................................................................. 16
5.Thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. ............................................................ 18
6.Tạo ra sự thích nghi linh hoạt. ............................................................................ 18
7.Đem lại quyền tự do cá nhân trong lựa chọn và hành động. ............................. 19


1.2.Năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp. .................................................. 19
1.2.1.Quan niệm về cạnh tranh sản phẩm. ................................................................ 19
1.2.2.Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm ............................................. 20
1.2.2.1. Chất lượng, kiểu dáng, màu sắc, bao bì nhãn hiệu, tính độc đáo của sản
phẩm. ...................................................................................................................... 20
1.2.2.2. Chi phí liên quan. ...................................................................................... 21
1.2.2.3. Giá bán sản phẩm ................................................................................... 21
1.2.2.4. Khả năng sinh lợi trên một đơn vị sản phẩm .......................................... 22
1.2.2.5. Sức mạnh thương hiệu của sản phẩm ..................................................... 22
1.2.3.Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm gốm ........................... 23
1.2.3.1.Các đối thủ cạnh tranh hiện tại. ................................................................. 24
1.2.3.3.Người cung ứng. ........................................................................................ 25
1.2.3.4.Khách hàng. ............................................................................................... 26
1.2.3.5.Sản phẩm thay thế sản phẩm gốm. ............................................................ 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT
HÀNG GỐM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT .......................................................... 28
2.1.Đặc điểm của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport ..... 28
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ............................................... 28
Lê Thị Cúc - Thương Mại 46B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Công ty .................................... 29
2.1.2.1.Chức năng và nhiệm vụ của Công ty ........................................................ 29
2.1.2.2.Tổ chức bộ máy của Công ty ..................................................................... 30
2.1.3.Đặc điểm các nguồn lực của Công ty ............................................................... 35
2.1.3.1.Nguồn lực tài chính. .................................................................................. 35
2.1.3.2.Nguồn nhân lực. ......................................................................................... 35
2.1.3.3.Nguồn hàng của Công ty. .......................................................................... 36
2.2.Thực trạng năng lực cạnh tranh mặt hàng gốm của Công ty Cổ phần xuất nhập
khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport ................................................................................. 37

2.2.1.Kết quả kinh doanh về xuất nhập khẩu của Công ty ....................................... 37
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính trong năm 2005 – 2006 - 2007 của Công ty Cổ
phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport ....................................................... 37
2.2.1.1. Mặt hàng thêu ren, may mặc ................................................................... 39
2.2.1.2. Nhóm mặt hàng sơn mài mỹ nghệ, gỗ, sản phẩm gỗ, đá ........................ 40
2.2.1.3. Hàng cói, mây tre ..................................................................................... 42
2.2.1.4. Mặt hàng gốm sứ, đất nung ..................................................................... 42
2.2.1.5. Các mặt hàng khác ................................................................................... 43
2.2.2.Thực trạng xuất khẩu mặt hàng gốm của Công ty ........................................... 48
2.2.3.Năng lực cạnh tranh mặt hàng gốm của Công ty hiện nay .............................. 52
2.3.Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh mặt hàng gốm của Công ........................ 62
ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport. ..................................... 62
2.3.1.Điểm mạnh. ....................................................................................................... 62
2.3.2.Điểm yếu và nguyên nhân. ............................................................................... 63
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG GỐM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT. .......... 65
3.1. Phương hướng của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ
Artexport. ....................................................................................................................... 65
3.1.1.Cơ hội và thách thức đối với Công ty. ............................................................. 65
3.1.1.1.Cơ hội. ........................................................................................................ 65
3.1.1.2.Thách thức. ................................................................................................ 67
3.1.2.Mục tiêu ............................................................................................................ 68
3.1.3. Phương hướng kinh doanh của Công ty những năm tới ................................. 69
3.1.3.1.Chiến lược mở rộng thị trường, mặt hàng và ngành nghề mới. ............... 69
3.1.3.2.Chiến lược củng cố và phát triển khách hàng. .......................................... 70
3.1.3.3.Chiến lược Marketing. ............................................................................... 70
3.1.3.4.Chiến lược phát triển nguồn nhân lực. ...................................................... 71
3.1.3.5.Chiến lược vốn và tài chính. ...................................................................... 71
3.2.Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng gốm của Công ty Cổ phần xuất

nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport ....................................................................... 72
3.2.1.Biện pháp về chất lượng sản phẩm. ................................................................. 72
3.2.2.Biện pháp về giá cả ........................................................................................... 74
3.3.3. Biện pháp về dịch vụ ....................................................................................... 74
3.4.Kiến nghị .................................................................................................................. 75
Lê Thị Cúc - Thương Mại 46B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
3.4.1.Kiến nghị về phía Nhà nước ............................................................................. 75
3.4.2.Kiến nghị về phía làng nghề. ............................................................................ 76
KẾT LUẬN ................................................................................................ 77
............................................................................................................................... 79
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP ..................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: LƯỢC TRÍCH QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Gốm sứ-Thuỷ tinh Công nghiệp Việt
Nam đến năm 2010, có tầm nhìn đến năm 2020.
PHỤ LỤC 2: Mô hình SWOT và các định hướng phát triển gốm Artexport
trong thời gian tới.
PHỤ LỤC 3: Mô tả sản phẩm gốm XK của Công ty.
Lê Thị Cúc - Thương Mại 46B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
JIS: Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản áp dụng cho
hàng công nghiệp (Japan Industrial Standards)
ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
(Association of South East Asian Nations)
NĐ: Nghị định
NK: Nhập khẩu
QĐ: Quyết định
VCCI: Phòng hương mại và Công nghiệp Việt Nam

(Viet Nam Chamber of Commerce and Industry)
TCMN: Thủ công mỹ nghệ
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
WTO: Tổ chức Thương mại thế giới
(World Trade Organization)
JETRO: Tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật Bản
(Japan External Trade Organization)
XH: Xã hội
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
XK: Xuất khẩu
XNK: Xuất nhập khẩu
Lê Thị Cúc - Thương Mại 46B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU.
Hình 1.1: Mô hình cạnh tranh 5 nhân tố của M. Porter…………………..14
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ
công mỹ nghệ Việt Nam………………………………………………….23
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động của Công ty Artexport…………………….27
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính trong năm 2005 – 2006 - 2007 của Công
ty Cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ Artexport……………………………28
Bảng 2.2: Kim ngạch XK theo cơ cấu mặt hàng năm 2005 – 2006 – 2007..29
Bảng 2.3: Báo cáo kết quả kinh doanh XNK của Công ty Cổ phần XNK thủ
công mỹ nghệ Artexport năm 2005 – 2006 – 2007………………………..35
Bảng 2.4. Kim ngạch XK mặt hàng gốm của Công ty Cổ phần XNK thủ
công mỹ nghệ Artexport năm 2005 – 2006 – 2007……………………….40
Bảng 2.5. Kim ngạch XK gốm theo mặt hàng năm 2005 – 2006 – 2007…40
Bảng 2.6. Kim ngạch XK mặt hàng gốm theo thị trường của Công ty Cổ
phần XNK thủ công mỹ nghệ Artexport năm 2005 – 2006 – 2007……….41
Bảng 2.7: Bảng danh mục sản phẩm gốm XK của Công ty (kèm theo mô tả
chi tiết sản phẩm)…………………………………………………………45

Bảng 2.8: So sánh chi phí khi sử dụng lò hộp và lò gas…………………..51
Lê Thị Cúc - Thương Mại 46B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
LỜI MỞ ĐẦU
Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời.
Truyền thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu
hiện bằng những sản phẩm thủ công truyền thống, với những nét độc đáo,
tinh xảo, hoàn mỹ. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam có nét riêng và
độc đáo tới mức tên của sản phẩm luôn kèm theo tên làng làm ra nó; sản
phẩm nổi tiếng cũng làm cho làng nghề tạo ra các sản phẩm ấy nổi tiếng.
Nhiều nghề và làng nghề truyền thống của ta đã nổi bật hẳn lên trong
lịch sử văn hoá, văn minh Việt Nam. Ở đó không chỉ tập chung một hay
nhiều nghề thủ công, trở thành một trung tâm sản xuất lớn hoặc khá lớn, mà
còn là nơi hội tụ các thợ và nghệ nhân tài khéo, tạo ra những sản phẩm có
bản sắc riêng, nơi khác khó bề bắt chước được.
Xưa nay, người nước ngoài hiểu và yêu mến Việt Nam, làm bạn với
nhân dân Việt Nam là qua yếu tố gì? Dĩ nhiên là thông qua, hay chủ yếu, là
yếu tố văn hoá. Không coi nhẹ các yếu tố khác, nhưng không thấm nhuần
một nền văn hoá nào cả thì mọi hoạt động đều sẽ bị quên đi, ít ra là sẽ tự nó
nhạt phai đi.
Thật may mắn, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, cũng như bất cứ
của một dân tộc nào khác, chất văn hoá lại rất đậm đà. Trên các sản phẩm
thủ công mỹ nghệ thường biểu đạt phong cảnh sinh hoạt, con người, cảnh
quan thiên nhiên, lễ hội truyền thống, quan niệm về tự nhiên, biểu tượng
thần, Phật.. Những nét chấm phá nghệ thuật trên tranh sơn mài, tranh lụa,
những bức chạm khắc gỗ, khảm xà cừ.. với cánh cò bay, cành trúc uốn cong,
Lê Thị Cúc - Thương Mại 46B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
mái đình, cây đa, con đò bến nước... đã thể hiện đất nước - con người và tâm
hồn tình cảm Việt Nam, làm cho người nước ngoài yêu mến nhân dân và đất

nước Việt Nam.
Một vấn đề lớn, cũng là một câu hỏi buộc những nước đang phát triển
như Việt Nam phải giải đáp, đó là thời đại của nền công nghiệp, công nghệ
phát triển cao, Việt Nam có thế mạnh gì để cạnh tranh với thế giới, để có thể
tự cường mà đem "nói chuyện" với các nước công nghiệp phát triển nhất,
nếu không phải trước hết là những sản phẩm truyền thống, những sản phẩm
được làm ra ở trình độ nghệ thuật, kỹ thuật và chất lượng rất cao, mang đậm
màu sắc văn hoá Việt Nam, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng nhân dân các
nước?
Từ những năm đầu khi mới thành lập, ARTEXPORT (Công ty Xuất
nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam, nay là Công ty Cổ phần XNK Thủ
công mỹ nghệ) được Bộ Ngoại thương giao nhiệm vụ tổ chức sản xuất, thu
mua, tái chế, đóng gói kinh doanh xuất nhập khẩu độc quyền hàng thủ công
mỹ nghệ theo kế hoạch của Bộ giao. Trong giai đoạn đầu, Công ty đã vượt
qua nhiều khó khăn, dần tiếp cận được với thị trường các nước. Trải qua
nhiều thách thức trong suốt quá trình hơn 40 năm thành lập và phát triển,
Artexport đã đạt được những thành tích vô cùng đáng khích lệ. Với đội ngũ
cán bộ được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, Công ty đã không ngừng
nâng cao kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường tới rất nhiều nước trên
thế giới, mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hoá các sản phẩm, cải tiến
mẫu mã phù hợp với thị hiếu khách hàng. Với sự năng nổ của đội ngũ cán bộ
trong việc giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ quốc tế, các cuộc triển lãm
hàng thủ công mỹ nghệ hàng năm đều mang về cho Công ty những hợp
đồng có giá trị. Công ty đã đạt được nhiều bằng khen, huy chương tại các kỳ
Lê Thị Cúc - Thương Mại 46B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
tham gia triển lãm, hội chợ tại nước ngoài và luôn là đơn vị chủ trì hoat động
của nhiều hội chợ quan trọng.
Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường hiện nay, từ vị trí độc quyền về
xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, Artexport phải đối mặt với sự cạnh

tranh ngày càng gay gắt từ các công ty, thị phần ngày càng thu hẹp. Tuy vậy,
ban lãnh đạo Công ty vẫn quyết tâm giữ vững các ngành và mặt hàng kinh
doanh truyền thống của Công ty, với thủ công mỹ nghệ là ngành chính.
Từ những lý do trên đây, người viết đã mạnh dạn chọn đề tài “ Nâng
cao năng lực cạnh tranh mặt hàng gốm của Công ty Cổ phần xuất nhập
khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport” để làm đề tài báo cáo chuyên đề tốt
nghiệp của mình.
Mục đích của việc nghiên cứu vấn đề này là: trên cơ sở phân tích những
thế mạnh và tồn tại của thủ sản phẩm gốm Việt Nam và Artexport, người
viết hy vọng đóng góp một số giải pháp nhằm góp phần xác định vị thế cạnh
tranh của Công ty và của sản phẩm gốm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Báo cáo thực tập tốt
nghiệp này được kết cấu thành ba chương:
Chương I - LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH MẶT HÀNG GỐM XUẤT KHẨU CỦA
VIỆT NAM
Chương II – THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG GỐM CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT
Chương III – PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
MẶT HÀNG GỐM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT
Lê Thị Cúc - Thương Mại 46B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH MẶT
HÀNG GỐM XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
1.1.Lý thuyết chung về cạnh tranh
1.1.1.Khái niệm và phân loại cạnh tranh
1.1.1.1.Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là quy luật tất yếu của xã hội diễn ra mọi lúc mọi nơi và mọi
hoàn cảnh. Về mặt lý luận, tuỳ từng giai đoạn, tuỳ từng cách tiếp cận và mục
đích nghiên cứu khác nhau mà có quan điểm khác nhau về cạnh tranh.

P. Samuelson cho rằng: “Cạnh tranh là sự đối đầu giữa các doanh
nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị phần”. Cạnh tranh
là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường và là năng
lực phát triển của nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh
tranh quyết định sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cạnh
tranh với nhau thông qua yếu tố giá cả, chất lượng, dịch vụ… nhằm thu lợi
nhuận, lôi kéo khách hàng, mở rộng thị phần và nâng cao vị thế của doanh
nghiệp trên thị trường… Như vậy cùng với việc đáp ứng sự thay đổi nhu cầu
tiêu dùng theo hướng ngày càng đa dạng mà các doanh nghiệp cũng không
ngừng nghiên cứu, phát triên sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ trong
sản xuất, cắt giảm chi phí, phát triển kênh phân phối… góp phần thúc đẩy sự
phát triển toàn diện của nền kinh tế thị trường.
Mặt khác, cạnh tranh cũng là một phương thức vận động của thị trường.
Nói đến thị trường cũng có nghĩa là nói đến sự cạnh tranh giữa các chủ thể
kinh tế mà thực chất cạnh tranh là sự tranh giành về mặt lợi ích kinh tế giữa
Lê Thị Cúc - Thương Mại 46B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
các chủ thể tham gia thị trường (bao gồm các chủ thể kinh tế; đối tượng
tham gia cạnh tranh – hàng hoá và dịch vụ; và môi trường cạnh tranh): đối
với người mua đó là sự “tranh giành” để có thể mua được hàng hoá có chất
lượng cao với mức giá rẻ; ngược lại đối với người bán, mục tiêu của họ là
tối đa hoá lợi nhuận của minh bằng cách giảm chi phí và giành giật khách
hàng về phía mình.
Hiện tại, Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước, cạnh tranh được thừa nhận là
một quy luật kinh tế khách quan và là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức
điều hành kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế cũng như trong mỗi doanh
nghiệp. Cạnh tranh chính là nhân tố trung tâm không thể thiếu trong các nền
kinh tế thuộc mọi chế độ xã hội, do đó cạnh tranh đòi hỏi cần phải có sự
khuyến khích và bảo vệ của Chính Phủ.

1.1.1.2.Phân loại cạnh tranh
•Xét theo chủ thể cạnh tranh
Xét theo chủ thể cạnh tranh sẽ có các loại hình: cạnh tranh giữa những
người sản xuất hay người bán, cạnh tranh giữa những người mua, cạnh
tranh giữa người bán và người mua.
•Xét theo sự khác biệt về sở hữu tư liệu sản xuất của chủ thể kinh tế
Các thành phần kinh tế đều nằm trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, có
mối liên hệ thống nhất và mâu thuẫn với nhau. Chính từ sự thống nhất và
Lê Thị Cúc - Thương Mại 46B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
mâu thuẫn này làm nảy sinh cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế với
nhau.
•Xét theo tính chất của phương thức cạnh tranh
Trong cạnh tranh, các chủ thể kinh tế sẽ dùng tất cả các biện pháp, cả
nghệ thuật lẫn thủ đoạn, để đạt được mục tiêu kinh tế của mình. Có những
biện pháp cạnh tranh hợp pháp hay cạnh tranh lành mạnh (Healthy
Competition). Ngược lại, có những thủ đoạn phi pháp, nhằm tiêu diệt đối
phương chứ không phải bằng nỗ lực vươn lên của mình, gọi là cạnh tranh
bất hợp pháp hay cạnh tranh không lành mạnh (Unfair Competition)
•Xét theo các công đoạn của quá trình kinh doanh hàng hoá
Xét theo các công đoạn của quá trình kinh doanh hàng hoá, ta có các
công đoạn: cạnh tranh trước khi bán hàng, trong khi bán hàng và sau khi
bánhàng. Ngoài các loại hình cạnh tranh đã nêu trên, người ta còn xét theo
một số tiêu chí khác nữa: điều kiện không gian, lợi thế tài nguyên, nhân lực,
đặc điểm tập quán sản xuất, tiêu dùng, văn hoá ... ở từng dân tộc, khu vực,
từng quốc gia khác nhau mà phân loại thành cạnh tranh giữa các nước và các
khu vực trên thế giới; cạnh tranh trong và ngoài nước, cạnh tranh giữa cộng
đồng, các vùng có bản sắc dân tộc và tập quán sản xuất tiêu dùng khác nhau.
1.1.2.Chức năng và vai trò của cạnh tranh.
1.1.2.1.Chức năng của cạnh tranh.

Cạnh tranh khẳng định việc các doanh nghiệp muốn có quyền tự do
hành động, chứ không phải đơn thuần tuân theo các kế hoạch do Nhà nước
Lê Thị Cúc - Thương Mại 46B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
đặt ra. Các doanh nghiệp có quyền tự do trong việc quyết định cung ứng loại
sản phẩm nào, dịch vụ gì, với số lượng và chất lượng như thế nào, giá cả cụ
thể là bao nhiêu… cũng như có cơ hội công bằng để tồn tại trên thị trường,
để tạo ra lợi nhuận cũng như phải chấp nhận nguy cơ thất bại và bị loại ra
khỏi thị trường. Như vậy, nếu không có cơ hội và rủi ro này hay nói cách
khác nếu không có quyền tự do thâm nhập và rút lui khỏi thị trường, là hai
trong số các ưu thế do cạnh tranh đem lại, cạnh tranh sẽ không thể được duy
trì một cách lâu dài và hiệu quả.
Cạnh tranh dẫn đến thiệt hại cho người này và lợi ích cho người khác,
song nếu xét dưới góc độ toàn xã hội, cạnh tranh luôn có tác động tích cực.
Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, tất cả các chức năng của cạnh tranh
đều bao hàm cả hai yếu tố “kinh tế” và “xã hội” dù trong hầu hết các chức
năng dưới đây, một trong hai yếu tố đó được đánh giá là có vai trò nổi trội
hơn.
1. Cạnh tranh bắt buộc các doanh nghiệp phải đổi mới kỹ thuật, công
nghệ sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, thường xuyên đổi
mới mẫu mã sản phẩm.
Mỗi con người đều có các thang nhu cầu cần đáp ứng và theo thời
gian các nhu cầu này ngày càng trở nên phong phú và đa dạng, mặt khác mỗi
sản phẩm trên thị trường không phải chỉ có một doanh nghiệp cung ứng mà
bên cạnh đó có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, chính vì vậy đòi hỏi bản thân
các doanh nghiệp cần phải thường xuyên đổi mới sản phẩm bằng cách áp
dụng những công nghệ hiện đại vào trong sản xuất. Mỗi sản phẩm mới ra
đời sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng của thị trường, đồng thời sẽ tạo động lực
Lê Thị Cúc - Thương Mại 46B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân

thúc đẩy các doanh nghiệp và cả nền kinh tế phát triển theo hướng văn minh,
hiện đại.
2. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tối ưu hoá các yếu tố đầu vào, tiết
kiệm chi phí.
Với hầu hết các doanh nghiệp ở mọi nền kinh tế hiện nay thì đều có
một cản trở đó là sự han chế các yếu tố đầu vào, từ các nguồn dầu mỏ, lương
thực đến nước sạch hay không khí sạch; từ nguồn tài nguyên sẵn có tới
nguồn nhân lực… đang ngày càng trở nên đắt đỏ và khan hiếm. Trong điều
kiện đó các doanh nghiệp muốn đạt lợi nhuận cao cũng như tạo ra được lợi
thế cạnh tranh nhất định trên thị trường cần phải tiến hành nghiên cứu kỹ
lưỡng nhằm tối ưu các yếu tố đầu vào, sao cho với một khối lượng các yếu
tố đầu vào nhỏ nhất vẫn có thể đạt hiệu quả tối đa.
3. Cạnh tranh tạo thời cơ và nguồn lực cho chủ thể kinh doanh.
Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được cần phải làm thoả mãn
thị trường bằng một sản phẩm hay một dịch vụ nhất định, sự cạnh tranh giữa
các chủ thể kinh doanh trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sẽ tạo động lực
giúp các doanh nghiệp luôn tìm kiếm cơ hội và các nguồn lực để có thể tiếp
cận và chinh phục thị trường một cách hiệu quả nhất.
Một doanh nghiệp nội địa đang trong thời kỳ phát triển sẽ chú ý tới
việc quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp tới các khách hàng mục tiêu bằng
các chương trình quảng cáo, các hội chợ triển lãm, hội nghị khách hàng…
nhằm giới thiệu sản phẩm tới đông đảo người tiêu dùng cũng như củng cố
lòng tin và sự gắn bó của người tiêu dùng đối với sản phẩm/ dịch vụ. Đồng
thời, doanh nghiệp cũng sẽ luôn chú ý tìm kiếm các phương thức và nguồn
Lê Thị Cúc - Thương Mại 46B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
lực mới để có thể tạo ra một sản phẩm/ dịch vụ với ưu thế vượt trội so với
các sản phẩm cùng loại trên thị trường…
4. Cạnh tranh tước bỏ sự độc quyền trong lĩnh vực kinh tế.
Cạnh tranh là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường.

Doanh nghiệp muốn phát triển theo hướng văn minh, hiện đại đòi hỏi cần
phải có một môi trường cạnh tranh. Một doanh nghiệp độc quyền cung cấp
một loại sản phẩm/ dịch vụ và không chịu áp lực về chất lượng, giá cả, dịch
vụ hỗ trợ, áp lực giảm chi phí hay tiết kiệm các yếu tố đầu vào… bởi vì thị
trường chấp nhận với mọi mức giá; khác hẳn với các chủ thể kinh doanh
trong một môi trường tự do cạnh tranh, các chủ thể này luôn ứng phó linh
hoạt trước những thay đổi của thị trường, để có thể tồn tại và phát triển các
doanh nghiệp luôn tự ý thức “khách hàng chính là người nuôi sống chúng ta,
nếu chúng ta khiến khách hàng không hài lòng thì họ sẽ khiến chúng ta phá
sản bằng cách đơn giản là mang tiền đi tiêu ở chỗ khác”.
Như vậy, trong một môi trường cạnh tranh không có chỗ cho sự độc
quyền, mọi doanh nghiệp luôn phải tự “làm mới” chính mình bằng cách làm
thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.
1.1.2.2.Vai trò của cạnh tranh.
1.Điều chỉnh giữa cung và cầu.
Cạnh tranh điều chỉnh cung và cầu hàng hoá trên thị trường. Khi cung
của một hàng hoá lớn hơn cầu, cạnh tranh giữa người bán làm cho giá thị
trường giảm xuống, chỉ những cơ sơ kinh doanh nào có đủ khả năng cải tiến
công nghệ, trang bị kỹ thuật, phương thức quản lý và hạ giá bán mới có thể
Lê Thị Cúc - Thương Mại 46B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
tồn tại. Do đó, cạnh tranh là nhân tố quan trọng kích thích việc ứng dụng
khoa học và công nghệ trong sản xuất.
Khi cung một loại hàng hoá nào đó thấp hơn cầu, hàng hoá đó trở nên
khan hiếm, giá cả sẽ tăng lên tạo lợi nhuận cao hơn mức bình quân. Lúc đó
người kinh doanh sẽ đầu tư thêm vốn để xây dựng thêm cơ sở sản xuất mới
hoặc nâng cao năng lực cạnh tranh của những cơ sở sản xuất sẵn có. Đó là
động lực quan trọng tăng lượng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh và nâng
cao năng lực sản xuất trong toàn xã hội. Điều quan trọng là động lực đó là
hoàn toàn tự nhiên, không theo và cũng khong cần bất cứ một mệnh lệnh

hành chính nào của cơ quan quản lý Nhà nước.
Trong cạnh tranh sẽ có doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh nhờ làm ăn
hiệu quả, bên cạnh những doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản. Đối với xã hội,
phá sản doanh nghiệp không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực vì các nguồn
lực được chuyển sang các nhà kinh doanh khác sử dụng một cách có hiệu
quả hơn, mặt khác việc duy trì các doanh nghiệp kém hiệu quả còn gây
nhiều lãng phí cho xã hội hơn là phá sản.
2.Phân bổ có hiệu quả các nguồn lực.
Cạnh tranh là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo sự phân bổ tối ưu các
nguồn lực và đem lại năng suất tối ưu. Cạnh tranh thúc đẩy các nguồn lực di
chuyển đến nơi nào có hiệu quả nhất bởi người sản xuất muốn lợi dụng
chúng để mang lại lợi nhuận càng nhiều càng tốt.
3.Kích thích tiến bộ công nghệ.
Lê Thị Cúc - Thương Mại 46B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
Một doanh nghiệp tham gia cạnh tranh luôn hi vọng có được những
sáng chế, cải tiến công nghệ, việc là người đầu tiên và duy nhất trên thị
trường có sản phẩm được người tiêu dùng quan tâm sẽ giúp tạo ra một sự
độc quyền với cơ hội tạo ra lợi nhuận độc quyền. Các doanh nghiệp khác
nếu muốn có được thị phần vừa phải bắt chước vai trò nhà sáng chế, đổi mới
công nghệ, vừa phải cố gắng xin được giấy phép sử dụng, nếu đổi mới đó
được tiến hành trên cơ sở quyền sở hữu tài sản, đặc biệt trong trường hợp đã
được đăng ký bản quyền sáng chế. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian nhất
định, có thể ngắn hoặc tương đối dài, sự độc quyền ban đầu có thể được bãi
bỏ và tiến trình cạnh tranh có thể tiếp tục trở lại. Khi hàng loạt các tiến trình
như vầy diễn ra, cạnh tranh tạo ra động lực mạnh mẽ và liên tục buộc các
doanh nghiệp phải tìm kiếm các sáng chế, cải tiến và bắt chước hoặc nói
cách khác đóng góp vào sự phát triển của công nghệ.
Tóm lại, cạnh tranh là động lực thúc đẩy đổi mới, đồng thời tạo môi
trường thuận lợi để sản xuất thích ứng với sự biến động của cầu và công

nghệ sản xuất. Cạnh tranh trên thị trường quốc tế giúp cho các doanh nghiệp
trong nước tiếp cận được với trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến trên thế
giới, góp phần tăng năng suất lao động và hiệu quả của hoạt động sản xuất
kinh doanh.
4.Phân phối thu nhập.
Một chức năng khác của cạnh tranh là nhằm cung cấp một cấu trúc sơ
bộ cho việc phân phối thu nhập, những ai sản xuất hiệu quả hơn sẽ thu được
nhiều lợi nhuận hơn do đó sẽ có thu nhập cao hơn. Chức năng này không thể
chấp nhận được nếu không có những sự điều chỉnh quan trọng của Nhà
nước. Vì vậy thực tế của thị trường hiện nay hoàn toàn khác sự phân bố lập
Lê Thị Cúc - Thương Mại 46B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
tức thu nhập dưới tác động của cạnh tranh; trên thực tế nó đã được điều
chỉnh cơ bản, đặc biệt trên bình diện an toàn và an sinh xã hội.
5.Thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá của ta trước đây, chính quyền có quyền
quyết định tối cao và nhu cầu của người tiêu dùng không đựôc thoả mãn một
cách đầy đủ.
Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng là người quyết định
chủng loại, số lượng, chất lượng của hàng hoá và dịch vụ được cung cấp.
Chỉ các hàng hoá và dịch vụ được người tiêu dùng yêu cầu mới được bán và
sản xuất lâu dài. Danh mục hàng hoá và dịch vụ đa dạng như hiện nay trên
thị trường thực tế chỉ có thể được giải thích trong các điều kiện cạnh tranh
một cách hiệu quả.
6.Tạo ra sự thích nghi linh hoạt.
Cạnh tranh không những là công cụ phổ biến nhất mà còn là công cụ
nhanh nhất giúp phân bố các nguồn lực một cách tối ưu và duy trì một sự
lưu thông liên tục của các nguồn lực tới những nơi sản xuất có năng suất cao
hơn. Nói tới sự lưu thông liên tục tức là ám chỉ các nguồn lực luôn vận
động, các nguồn lực này ở yên một chỗ cho đến khi sự khác biệt về khả năng

sinh lợi phát triển tới mức chi phí chuyển giao bao gồm cả các giải pháp xã
hội và các giải pháp khác rõ ràng thấp hơn lợi nhuận thu được. Nếu như sự
năng đôngj này không tồn tại, hoặc nếu sự thích nghi trở nên trì trệ, trong
nhiều trường hợp những là do: sự can thiệp không hợp lý của Nhà nước, cấu
trúc thị trường không mang tính cạnh tranh…
Lê Thị Cúc - Thương Mại 46B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
7.Đem lại quyền tự do cá nhân trong lựa chọn và hành động.
Cạnh tranh đem lại sự tự do tối đa trong lựa chọn và hành động của các
doanh nghiệp trong kinh doanh. Đây không chỉ là tiên đề của cạnh tranh mà
tự nó còn là có giá trị, dưới một hình thức hoàn thiện hơn của quyền tự do
hành động thông thường, đã được Hiến Pháp công nhận là một đặc tính của
quyền công dân; có thể thấy rõ ý nghĩa của vai trò này khi so sánh nền kinh
tế Việt Nam trong giai đoạn kế hoạch hoá tập trung (kế hoạch hoá, điều tiết
sự phân bổ vốn, lao động, kế hoạch sản xuất…) và giai đoạn chuyển sang
nền kinh tế thị trường (doanh nghiệp được tự do quyết định các yếu tố đầu
vào, thực hiện sản xuất, phân phối sản phẩm… theo quy định của Hiến Pháp
và pháp luật)
1.2.Năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp.
1.2.1.Quan niệm về cạnh tranh sản phẩm.
Một sản phẩm hàng hoá được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu
dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì.... hơn hẳn so với
những sản phẩm hàng hoá cùng loại. Nhưng năng lực cạnh tranh của sản
phẩm hàng hoá lại được định đoạt bởi năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Sẽ không có năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá cao khi
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó
thấp.
Bên cạnh đó, cũng cần phân biệt năng lực cạnh tranh của sản phẩm
hàng hoá và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hai phạm trù khác

nhau nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau. Năng lực cạnh tranh của hàng hoá
Lê Thị Cúc - Thương Mại 46B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
có được do năng lực cạnh tranh của chủ thể (doanh nghiệp) tạo ra; nhưng
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ do năng lực cạnh tranh của
hàng hoá mà có, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng
hoá có ảnh hưởng lớn và thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.2.Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm
1.2.2.1. Chất lượng, kiểu dáng, màu sắc, bao bì nhãn hiệu, tính độc đáo của
sản phẩm.
Chất lượng của sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh
của sản phẩm và cũng là yếu tố quan trọng đầu tiên được sử dụng để đánh
giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Trên thế giới tồn tại một số hệ thống
quản lý chất lượng như : hệ thống Q-base của New Zealand: hệ thống QS
9000 do các công ty Chrysles-Ford-Gerneral Motors xây dựng; hệ thống
phân tích mối nguy hiểm và các điểm kiểm soát trọng yếu (HACCP), hệ
thống đảm bảo an toàn thực phẩm GMP, hệ thống quản lý môi trường ISO
14000 và hệ thống quản lý chất lượng được nhiều quốc gia vận dụng nhất là
ISO 9000, hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM). Để tăng cường khả
năng cạnh tranh và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện nền kinh tế
thị trường hiện đại cạnh tranh gay gắt cần hiểu rõ và đúng đắn hơn về sản
phẩm. Sản phẩm là sự thỏa mãn nhu cầu nào đó của khách hàng, một sản
phẩm được xác định theo cách nhìn của nhà doanh nghiệp chưa hẳn đã là
một sản phẩm mà khách hàng mong muốn. Một sản phẩm tốt theo khách
hàng là một sản phẩm có chất lượng “ vừa đủ ”. Như vậy, đánh giá năng lực
cạnh tranh của sản phẩm thông qua các yếu tố chất lượng, kiểu dáng, màu
sắc, bao bì nhãn hiệu, tính độc đáo của sản phẩm là đánh giá khả năng thỏa
Lê Thị Cúc - Thương Mại 46B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân

mãn nhu cầu đồng bộ của khách hàng từ nhu cầu cơ bản đến các nhu cầu bổ
sung bậc cao hơn.
1.2.2.2. Chi phí liên quan.
Chi phí là một trong những biểu hiện cơ bản nhất thể hiện năng lực
cạnh tranh của một sản phẩm. Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao
phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong một thời kỳ nhất định đẻ thực hiện
hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp bao gồm các chi phí sản xuất, mua hàng, chi phí bảo quản, chi phí
lưu thông, chi phí quản lý. Chi phí kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến giá
thành sản phẩm, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp do đó ảnh hưởng tới
năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Chi phí thấp chính là bước khởi đầu để
có thể cạnh tranh, sự phát triển kinh doanh năng động mới tận dụng được lợi
thế so sánh chi phí để từ đó nâng cao khả năng về chất, nhờ đó mà nâng cao
năng lực cạnh tranh của sản phẩm .
Đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dựa trên yếu tố chi phí là
đánh giá các chỉ tiêu về chi phí liên quan đến sản phẩm, bao gồm các nội
dung : đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh, phân
tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp chi phí của sản phẩm, phân tích
tình hình thực hiện chi phí trên 1000 đồng giá trị sản phẩm, phân tích tình
thình thực hiện kế hoạch trên một số yếu tố và khoản mục chi phí chủ yếu.
1.2.2.3. Giá bán sản phẩm
Chất lượng và giá cả là hai yếu tố thường xuyên đi liền với nhau. Như
đã phân tích, chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh
tranh của sản phẩm, song một sản phẩm có chất lượng rất tốt nhưng đồng
Lê Thị Cúc - Thương Mại 46B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
thời giá của nó cũng lại quá cao so với sự đánh giá của khách hàng mục tiêu
mà nó nhắm tới thì nó cũng không thể có sức cạnh tranh lớn khi đưa ra thị
trường.
1.2.2.4. Khả năng sinh lợi trên một đơn vị sản phẩm

Lợi nhuận một đơn vị sản phẩm đem lại là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp
biểu hiện kết quả kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp. Lợi nhuận không
chỉ có ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm mà nó còn là
động lực mục tiêu của cạnh tranh, cạnh tranh chỉ là một trong những cách
phổ biến nhất để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Năng lực cạnh
tranh của sản phẩm bị chi phối bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chính là khả năng duy trì được lợi
nhuận và thị phần trên thị trường. Không thể tồn tại được lâu dài một sản
phẩm có khả năng sinh lời thấp mà lại có năng lực cạnh tranh cao trên thị
trường. Một sản phẩm không có khả năng sinh lời hay khả năng sinh lời thấp
thì sớm muộn cũng sẽ bị thay thế bởi các sản phẩm khác. Đồng thời, một sản
phẩm có khả năng sinh lời cao sẽ tạo nhiều điều kiện để góp phần cải tiến
sản phẩm, nâng cao chất lượng, hạ gíá thành... từ đó góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh của sản phẩm.
1.2.2.5. Sức mạnh thương hiệu của sản phẩm
Thương hiệu hàng hóa có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển và
năng lực cạnh tranh cảu một sản phẩm. Trong kinh doanh và tiêu dùng
thương hiệu xuất hiện do nhu cầu nhận biết, xác điịnh và phân biệt sản phẩm
của các nhà sản xuất khác nhau. Để nhận biết và xác định sản phẩm người ta
phải nhãn hiệu hóa sản phẩm và nâng cao hơn nữa là thương hiệu hóa các
Lê Thị Cúc - Thương Mại 46B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
sản phẩm. Vì thương hiệu thường gắn với sản phẩm và được sử dụng để xác
định sản phẩm của từng doanh nghiệp nên khách hàng thường mua sản
phẩm thông qua thương hiệu. Một thương hiệu tốt đồng nghĩa với một sản
phẩm tốt và ngược lại. người tiêu dùng tìm mua sản phẩm trên cơ sở các
mức đọ đánh giá khác nhau về hình ảnh của nhãn hiệu trên thị trường. Mức
độ chấp nhận thương hiệu tương ứng với mức độ chấp nhận sản phẩm của
doanh nghiệp. Như vậy, thương hiệu có tầm quan trọng và ảnh hưởng ngày
càng lớn đến năng lực cạnh tranh của một sản phẩm.

1.2.3.Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm gốm
Theo quan điểm của M.Porter các nhân tố ảnh hưởng tới sức cạnh
tranh của hàng hoá có thể tổng hợp thành 5 nhóm nhân tố cơ bản và được
coi là 5 sức mạnh tác động đến sức cạnh tranh của hàng hoá nói chung trên
thị trường, và thông qua 5 nhân tố này ta cũng có thể đánh giá được thực
trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm gốm Việt Nam.
Hình 1.1: Mô hình cạnh tranh 5 nhân tố của M.Porter
Lê Thị Cúc - Thương Mại 46B
Sản phẩm thay thế
Nhà cung ứng Khách hàng
Các đối thủ cạnh tranh
hiện tại
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
1.2.3.1.Các đối thủ cạnh tranh hiện tại.
Các đối thủ cạnh tranh hiện tại được hiểu là những doanh nghiệp đang
hoạt động sản xuất kinh doanh trong một ngành nhất định, những doanh
nghiệp này đã vượt qua rào cản để xâm nhập vào ngành hoặc những hãng
muốn rút lui nhưng chưa có cơ hội. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong
ngành quyết định mức độ và tính chất ganh đua nhằm giành giật lợi thế
trong ngành mà mục đích cuối cùng là giữ vững và phát triển thị phần hiện
có, đảm bảo có thể có được mức lợi nhuận cao nhất. Việc đánh giá khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp qua đối thủ cạnh tranh hiện tại bằng cách so
sánh tương quan về thij phần hàng hoá chiếm lĩnh hiện tại, môi trường sản
xuất… Nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin, phân tích
đánh giá chính xác các nhận định, các tiềm năng và chiến lược hiện tại của
những đối tủ cạnh tranh hiện tại để có thể xây dựng được một chiến lược
cạnh tranh phù hợp.
1.2.3.2.Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Khi một ngành có sự gia tăng thêm số lượng các đối thủ cạnh tranh mới

thì có thể dẫn đến tỷ suất lợi nhuận bị giảm, mức độ cạnh tranh tăng do
những đối thủ mới tham gia vào thị trường có khả năng thường có khả năng
ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới vì vậy khi các đối thủ
cạnh tranh tiềm ẩn xuất hiện thì vị thế của doanh nghiệp sẽ thay đổi.
Để đánh giá sức cạnh tranh của một mặt hàng thông qua đối thủ cạnh
tranh tiềm ẩn có thể xem xét trên các khía cạnh như tiềm lực tài chính, công
nghệ, sự hiểu biết thị trường, kênh phân phối sản phẩm. Thông thường các
Lê Thị Cúc - Thương Mại 46B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Hoàng Đức Thân
đối thủ tiềm ẩn có tiềm lực về tài chính mạnh và công nghệ tiến bộ nhưng sự
hiểu biết về thị trường chưa sâu nên sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao.
1.2.3.3.Người cung ứng.
Các nhà cung ứng bao gồm các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào cho
hoạt động của một công ty như các nhà cung cấp vốn, nguyên vật liệu cho
sản xuất, nhân công… các nhà cung ứng có thể gây ra một áp lực khá mạnh
tới hoạt động của công ty. Người cung ứng luôn muốn thu hút nhiều lợi
nhuận vì vậy họ có thể đe doạ tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm đặt
mua làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp khi họ có điều kiện. Họ thường
gây sức ép trong những tình huống sau:
• Họ độc quyền cung cấp nguyên vật liệu.
• Khi các nguyên vật liệu được cung cấp không có khả năng thay thế.
• Hợp đồng cung cấp hàng hoá giữa các doanh nghiệp với người cung
ứng không có sự ràng buộc rõ ràng.
• Khi nguyên vật liệu đó là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp,
nó quyết định đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để đánh giá thực trạng sức cạnh tranh của một mặt hàng qua nhân tố
người cung ứng thì chúng ta có thể so sánh mối quan hệ giữa nhà cung ứng
và doanh nghiệp, số lượng người cung ứng, tiềm lực người cung ứng… Nếu
mối quan hệ giữa người cung ứng là tốt, thân thiết, là bạn hàng lâu năm hơn
so với đối thủ cạnh tranh thì chắc chắn sự ổn định trong việc cung ứng đầu

vào của doanh nghiệp sẽ lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh. Nếu số lượng
người cung ứng cho doanh nghiệp nhiều hơn thì nguy cơ rủi ro sẽ giảm đi.
Tiềm lực của người cung ứng tốt thì sẽ đảm bảo sự ổn định và đồng bộ cho
đầu vào mà họ cung cấp cho doanh nghiệp. Và tất cả những gì thuận lợi
Lê Thị Cúc - Thương Mại 46B

×