Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp (Nghề Công nghệ ô tô Cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.3 KB, 111 trang )

1
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: An tồn lao động và vệ sinh cơng nghiệp
NGHỀ

: Cơng nghệ ơ tơ

TRÌNH ĐỘ: Cao đẳng
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ-CĐN… ngày…….tháng….năm .........
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng)

Đà Nẵng, năm 2019


2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


3
LỜI GIỚI THIỆU
An tồn lao động và vệ sinh cơng nghiệp là 2 lĩnh vực khoa học kỹ thuật đời
sống hàm chứa nội dung tri thức lớn: tri thức về an toàn lao động là cơ sở khoa học
để người lao động nâng cao khả năng phòng tránh những mối nguy hiểm, rủi ro tai


nạn có thể xảy ra trong quá trình lao động sản xuất và tri thức về vệ sinh cơng nghiệp
là chi tiết hóa những tác hại của mơi trường lao động, mơi trường sống có thể gây
nguy hại, làm ảnh hưởng, suy giâm đến sức khỏe người lao động, thậm chí gây ra
bệnh tật hiểm nghèo, với tư cách của một lĩnh vực khoa học dời sống xã hội có tính
ứng dụng thực tiễn cao, phục vụ tốt cho nhu cầu đời sống an lành của con người.
Cuốn Giáo trình An tồn lao động và vệ sinh cơng nghiệp được viết theo tinh thần đó.
Là giảng viên lâu năm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, nhất là việc giảng
dạy bộ môn liên quan đến kiến thức về hóa thực phẩm và an tồn, vệ sinh lao động;
tác giả biên soạn cuốn giáo trình này chuẩn theo mục tiêu chung về giáo dục nghề
nghiệp mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Có thể nói khối lượng
kiến thức về lĩnh vực an tồn lao động và vệ sinh cơng nghiệp khá rộng lớn với
khơng ít vấn đề chưa có sự thống nhất về quan điểm, với nhiều nội dung còn bỏ ngỏ,
tác giả của Giáo trình An tồn lao động và vệ sinh công nghiệp đã chọn lựa để đưa
vào cuốn sách những kiến thức phù hợp, giúp cho người sử dụng hiểu biết được
những khái niệm, nội dung cơ bản, từ đó hướng suy nghĩ vào những nội dung cần
trao đổi, nhằm tích lũy những kiến thức quan trọng, cốt lõi cho bản thân, làm cơ sở
cho việc vận dụng hiệu quả trong quá trình lao đồng sản xuất và đời sống hàng ngày.
Cuốn sách gồm 4 chương, mỗi chương là một nội dung đề cập về từng vấn đề cụ
thể như: mục đích, ý ngĩa của cơng tác Bảo hộ lao động; vệ sinh, an tồn trong q
trình lao động sản xuất vv…. Nhìn tổng thể, cuốn Giáo trình đã bao quát toàn bộ các
nội dung cơ bản của việc đảm bảo an toàn và vệ sinh trong lao động sản xuất.
Là người nghiên cứu và giảng dạy, Tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xin cảm ơn lãnh đạo nhà trường và đồng nghiệp đã quan tâm tạo điều kiện để Tơi
hồn thành cuốn giáo trình này./.
Đà Nẵng, ngày .....tháng..... năm……
biên: Nguyễn Hữu Xuân


4
MỤC LỤC

Tiêu đề

Trang

- Tuyên bố bản quyền

02

- Lời giới thiệu

03

- Mục lục

04

- Chương 1: Những vấn đề chung về công tác bảo hộ và an toàn

07

vệ sinh lao động
1.1. Mục đích, ý nghĩa và tính chất, nhiệm vụ của cơng

07

tác bảo hộ lao động
1.2. Khái quát về công tác bảo hộ lao động

12


1.3. Phân tích điều kiện và nguyên nhân gây tai nạn lao

19

động
- Chương 2: Vệ sinh lao động

22

2.1. Khái niệm về vệ sinh lao động

22

2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố vi khí hậu, bức xạ iơn hố

24

và bụi đến sức khoẻ người lao động trong sản xuất, gia cơng cơ
khí.
2.3. Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động

30

2.4. Ảnh hưởng của điện từ trường và hóa chất độc

36

2.5. Ảnh hưởng của ánh sáng, màu sắc và gió

44


2.6. Ảnh hưởng của các điều kiện lao động khác

49

- Chương 3: Kỹ thuật an toàn khi sửa chữa máy

51

3.1. Khái niệm về kỹ thuật an toàn

51

3.2. Kỹ thuật an toàn khi lắp ráp, sửa chữa và thử máy

56

- Chương 4: Kỹ thuật an toàn lao động

58

4.1. Kỹ thuật an toàn khi gia cơng cơ khí

58

4.2. Kỹ thuật an tồn điện

63

4.3. Kỹ thuật an toàn đối với thiết bị nâng hạ


72

4.4. Kỹ thuật an tồn phịng chống cháy, nổ

78


5
4.5. Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động

86

4.6. Bài tập 1: Thực hành cấp cứu người bị điện giật

94

4.7.Bài tập 2: Nêu những trình tự cứu người khi bị điện

96

- Danh mục tài liệu tham khảo

100


6
GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: AN TỒN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CƠNG NGHIỆP
Mã mơn học: MH07

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun:
- Vị trí: Mơn học an tồn và vệ sinh cơng nghiệp được bố trí khi học sinh học
xong các mơn học chung
- Tính chất:
Là mơn học kỹ thuật cơ sở thuộc các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc..
Là môn học giúp cho học sinh trong tất các môn học, mô đun sau này.
- Ý nghĩa và vai trị của mơn học:
Mục tiêu của mơn học:
- Về kiến thức:
+ Trình bày chính xác các điều quy định của Luật Lao động áp dụng cho sản
xuất
+ Giải thích được các yếu tố nguy hiểm và có hại đến sức khoẻ người lao động.
+ Phân tích được nguyên nhân gây ra tai nạn.
+ Mô tả được một số phương pháp sơ cứu và cấp cứu khi đồng nghiệp bị tai
nạn.
+ Trình bày được cách sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động và các phương
tiện khác nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động.
- Về kỹ năng: Sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động, sơ cứu, cấp cứu nạn
nhân khi bị tai nạn.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Thực hiện nghiêm túc các quy định về kỹ
thuật an tồn – mơi trường cơng nghiệp
Nội dung của môn học:


7
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BẢO HỘ VÀ AN TỒN,
VỆ SINH LAO ĐỘNG
Giới thiệu:
Các vấn đề chính sẽ được đề cập

1.1. Mục đích, ý nghĩa, tính chất và nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động.
1.2. Khái quát về công tác bảo hộ lao động.
1.3. Phân tích điều kiện và nguyên nhân gây tai nạn lao động.
Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng:
- Về Kiến thức:
+ Trình bày được khái niệm, mục đích và ý nghĩa về cơng tác bảo hộ lao động;
+ Giải thích được những nội dung cơ bản về Pháp luật bảo hộ lao động;
+ Phân tích được các điều kiện lao động và nguyên nhân gây ra tai nạn.
- Về Kỹ năng:
+ Phân biệt được trách nhiệm, quyền của người sử dụng lao động và người lao
động;
+ Thực hiện được việc khai báo, điều tra và thống kê tai nạn lao động.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc
tuân thủ các biện pháp bảo hộ lao động và an toàn, vệ sinh lao động khi hành nghề.
Nội dung chính:
1.1. Mục đích, ý nghĩa và tính chất, nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động
1.1.1. Mục đích, ý nghĩa của cơng tác bảo hộ lao động
1.1.1.1. Khái niệm bảo hộ lao động (BHLĐ)
BHLĐ là khoa học nghiên cứu về hệ thống các văn bản pháp luật, các biện
pháp về tổ chức, kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ để cải thiện điều kiện lao
động, nhằm:
- Bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người trong lao động.
- Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Bảo vệ mơi trường lao động nói riêng và mơi trường sinh thái nói chung góp
phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.


8
1.1.1.2. Mục đích của cơng tác BHLĐ

- Bảo đảm cho người lao động có những điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh,
thuận lợi và tiện nghi nhất.
- Giúp ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau làm
giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động.
- Tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
- Góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lực lao động.
1.1.1.3. Ý nghĩa của công tác BHLĐ
a) Ý nghĩa chính trị
- BHLĐ thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của
sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khỏe mạnh,
không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn coi con người là vốn quý nhất, sức
lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển. Cơng tác BHLĐ làm tốt
là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng và đời sống người lao động,
biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của Đảng và Nhà
nước, vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng.
- Ngược lại, nếu công tác BHLĐ không tốt, điều kiện lao động không được cải
thiên, để xáy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của
doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.
b) Ý nghĩa xã hội
- BHLĐ là chăm lo đời sống, hạnh phúc của người lao động, là yêu cầu thiết
thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời là yêu cầu, là nguyện vọng
chính đáng của người lao động. Các thành viên trong mỗi gia đình ai cũng mong
muốn khỏe mạnh, trình độ văn hóa, nghề nghiệp được nâng cao để cùng chăm lo
hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh
và phát triển.
- BHLĐ đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao động khỏe
mạnh, làm việc có hiệu quả và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xã hội, tự
nhiên và khoa học kỹ thuật.



9
- Khi tai nạn lao động khơng xảy ra thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được
những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu tư cho các cơng trình
phúc lợi xã hội.
c) Ý nghĩa kinh tế
- Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Trong
lao động sản xuât nếu người lao động được bảo vệ tốt, điều kiện lao động thoải mái
thì sẽ an tâm phấn khới sản xuất, phấn đấu để có ngày công, giờ công cao, phấn đấu
tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hoàn thành tốt
kế hoạch sản xuất. Do vậy phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm điều kiện cải thiện
đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân người lao động và tập thể lao động.
- Chi phí bồi thường tai nạn là rất lớn đồng thời kéo theo chi phí lớn cho sửa
chữa máy móc, nhà xưởng, ngun vật liệu…
Tóm lại, an tồn là để sản xuất, an toàn là hạnh phúc của người lao động, là
điều kiện đảm bảo sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
1.1.2. Tính chất và nhiệm vụ của cơng tác bảo hộ lao động
1.1.2.1. Tính chất: bảo hộ lao động có 3 tính chất
a) Tính pháp luật
Tất cả những chế độ, chính sách, quy phạm, tiêu chuẩn của Nhà nước về bảo
hộ lao động đã ban hành đều mang tính pháp luật. Pháp luật về BHLĐ được nghiên
cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, nó là cơ sở pháp lý bắt buộc
các tổ chức nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và mọi người tham gia
lao động phải có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện.
b) Tính khoa học - kỹ thuật
- Mọi hoạt động trong công tác BHLĐ từ điều tra, khảo sát điều kiện lao động,
phân tích đánh giá các nguy hiểm, độc hại và ảnh hưởng của chúng đến an toàn vệ
sinh lao động cho đến việc đề xuất và thực hiện các giải pháp phòng ngừa, xử lý,
khắc phục đều phải vận dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong các lĩnh vực
khoa học kỹ thuật chuyên ngành hoặc tổng hợp nhiều chuyên ngành.
- Ví dụ: Muốn chống tiếng ồn phải có kiến thức về âm học; muốn cải thiện

điều kiện lao động, nặng nhọc và vệ sinh trong một số ngành nghề phải hiểu và giải


10
quyết nhiều vấn đề tổng hợp phức tạp liên quan đến kiến thức khoa học nhiều lĩnh
vực, như: thơng gió chiếu sáng, cơ khí hóa, tâm sinh lý học lao động … Đồng thời
với nền sản xuất cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, người lao động phải có kiến thức
chuyên mơn kỹ thuật để sản xuất, muốn sản xuất có hiệu quả và bảo vệ được tính
mạng, sức khỏe, an tồn cho bản thân, thì phải hiểu biết kỹ về công tác BHLĐ. Như
vậy, công tác BHLĐ phải đi trước một bước.
c) Tính quần chúng
Tính quần chúng thể hiện trên 2 mặt:
- Một là, BHLĐ liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất, họ là người
vận hành, sử dụng các dụng cụ, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu nên có thể phát
hiện được những thiếu sót trong cơng tác BHLĐ, đóng góp xây dựng các biện pháp
ngăn ngừa, đóng góp xây dựng hồn thiện các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn vệ sinh
lao động.
- Hai là, dù cho các chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy phạm về BHLĐ có đầy
đủ đến đâu, nhưng mọi người (từ lãnh đạo, quản lý, người sử dụng lao động đến
người lao động) chưa thấy rõ lợi ích thiết thực, chưa tự giác chấp hành thì cơng tác
BHLĐ cũng khơng thể đạt được kết quả mong muốn.
1.2.2.2. Nhiệm vụ
a) Phạm vi đối tượng của công tác BHLĐ:
- Người lao động (LĐ):
Là những người làm việc, kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc được làm
trong điều kiện an toàn, vệ sinh, không bị tai nạn lao động, không bị bệnh nghề
nghiệp; không phân biệt người lao động trong cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước hay
trong các thành phần kinh tế khác; không phân biệt người Việt Nam hay người nước
ngoài.
- Người sử dụng lao động (SDLĐ):

+ Các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh,
dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác, các cá nhân có sử dụng lao động để tiến
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.


11
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các đơn vị xí nghiệp, sản xuất
kinh doanh, dịch vụ các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, đoàn
thể nhân dân, các doanh nghiệp thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, công an nhân
dân, các cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam có sử dụng lao động
là người Việt Nam phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về bảo hộ lao
động trong đơn vị mình.
b. Trách nhiệm và quyền của người SDLĐ và người LĐ
- Đối với người SDLĐ:
+ Trách nhiệm:
* Hàng năm phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động và cải thiện
điều kiện lao động.
* Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và các chế độ khác về an toàn,
vệ sinh lao động theo qui định của Nhà nước.
* Có kế hoạch giám sát việc thực hiện các qui định, nội quy, biện pháp an toàn,
vệ sinh lao động. Phối hợp với cơng đồn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của
mạng lưới an tồn viên và vệ sinh viên.
* Xây dựng nội quy, quy trình an tồn, vệ sinh lao động.
* Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an
toàn,vệ sinh lao động đối với người lao động.
* Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ
quy định.
* Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp với Sở LĐ-TB & XH, Sở Y tế địa phương.
+ Quyền hạn:

* Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội dung, biện pháp an
toàn, vệ sinh lao động
* Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm thực
hiện an toàn, vệ sinh lao động.
* Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của thanh tra viên an tồn
lao động nhưng phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định đó.


12
- Đối với người LĐ:
+ Trách nhiệm:
* Chấp hành các quy định về an tồn, vệ sinh lao động có liên quan đến cong
việc và nhiệm vụ được giao.
* Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị,
cấp phát.
* Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc các sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc
phục hậu quả tai nạn lao động.
+ Quyền lợi:
* Yêu cầu đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh cũng như được cấp các
thiết bị cá nhân, được huấn luyện biện pháp an toàn lao động.
* Từ chối các công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai
nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của mình và sẽ không
tiếp tục làm việc nếu thấy nguy cơ đó vẫn chưa được khắc phục.
* Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi sử dụng lao
động vi phạm qui định của Nhà nước hoặc khơng thực hiện các giao kết về an tồn,
vệ sinh lao động trong hợp đồng hoặc thỏa ước lao động.
1.2. Khái quát về công tác bảo hộ lao động
1.2.1. Những khái niệm cơ bản về BHLĐ
1.2.1.1. Điều kiện lao động (ĐKLĐ)

- ĐKLĐ là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, kinh tế, tổ chức thể
hiện qua quy trình cơng nghệ, cơng cụ, đối tượng lao động, môi trường lao động, con
người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt
động của con người trong quá trình sản xuất.
- ĐKLĐ có ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng con người. Những cơng cụ
và phương tiện có tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại gây khó khăn nguy hiểm cho
người lao động, đối tượng lao động. Đối với q trình cơng nghệ, trình độ cao hay
thấp, thơ sơ, lạc hậu hay hiện đại đều có tác động rất lớn đến người lao động. Môi


13
trường lao động đa dạng, có nhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại rất khắc
nghiệt, độc hại, đều tác động rất lớn đến sức khỏe người LĐ.
1.2.1.2. Các yếu tố nguy hiểm và có hại
Yếu tố nguy hiểm và có hại là các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy
hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong điều
kiện lao động. Cụ thể là:
- Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại,
bụi,…
- Các yếu tố hóa học như hóa chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất
phóng xạ, …
- Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh
trùng, côn trùng, rắn,…
- Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm
việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh,…
- Các yếu tố tâm lý không thuận lợi,…
1.2.1.3. Tai nạn lao động (TNLĐ)
TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể
người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong qúa trình lao động, gắn liền với việc
thực hiện cơng việc hoặc nhiệm vụ lao động. Nhiễm độc đột ngột cũng là tai nạn lao

động.
TNLĐ được phân ra: Chấn thương, nhiễm độc nghề nghiệp và bệnh nghề
nghiệp:
- Chấn thương: là tai nạn mà kết quả gây nên những vết thương hay huỷ hoại
một phần cơ thể người lao động, làm tổn thương tạm thời hay mất khả năng lao động
vĩnh viễn hoặc gây tử vong. Chấn thương có tác dụng đột ngột.
- Bệnh nghề nghiệp: là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có
hại, bất lợi đối với người LĐ. Bênh nghề nghiệp làm suy yếu dần sức khoẻ hay ảnh
hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của người lao động. Bệnh nghề nghiệp làm
suy yếu sức khoẻ người lao động một cách dần dần và lâu dài.


14
- Nhiểm độc nghề nghiệp: là sự huỷ hoại sức khoẻ do tác dụng của các chất độc
xâm nhập vào cơ thể người lao động trong quá trình sản xuất.
1.2.2. Cơng tác tổ chức BHLĐ
1.2.2.1. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác BHLĐ
Trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và sự nghiệp
cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, cơng tác xây dựng pháp luật nói chung và
pháp luật về BHLĐ nói riêng đã được các cấp các ngành hết sức quan tâm. Vì vậy,
đến nay Nhà nước ta đã có một hệ thống văn bản pháp luật, chế độ chính sách về
BHLĐ tương đối đầy đủ.
Hệ thống luật pháp, chế độ chính sách BHLĐ và liên quan đến BHLĐ gồm:
a) Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành năm 1992 (đã được
sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số: 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của
Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10)
- Điều 56 của Hiến pháp quy định:
+ Nhà nước ban hành chính sách, chế độ BHLĐ.
+ Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi
và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và những người làm công ăn

lương; khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người LĐ.
- Các điều 39, 61, 63 quy định các nội dung khác về BHLĐ.
b) Bộ Luật lao động và pháp lệnh có liên quan đến an toàn - vệ sinh lao động
- Bộ Luật lao động của Nước Cộng hòa CHXH Việt Nam đã được Quốc hội
thơng qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 quy định quyền và
nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các
nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất.
- Vì vậy, Bộ luật lao động có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong
hệ thống pháp luật quốc gia.
- Trong bộ Luật lao động những chương liên quan đếnATVS lao động:
+ Chương VII: Quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.
+ Chương IX: Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
+ Chương X: Những quy định riêng đối với lao động nữ.


15
+ Chương XI: Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một
số lao động khác.
+ Chương XII: Những quy định về bảo hiểm xã hội.
+ Chương XVI : Những quy định về thanh tra Nhà nước về lao động, xử phạt
vi phạm pháp luật lao động.
c) Một số luật, có liên quan đến an tồn vệ sinh lao động
- Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, ban hành năm 1989:
+ Quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động phải chăm lo, bảo vệ và
tăng cường sức khỏe cho người lao động.
+ Phải tạo điều kiện cho người lao động được điều dưỡng, nghỉ ngơi, phục hồi
chức năng lao động.
+ Phải thực hiện đúng các tiêu chuẩn vệ sinh lao động, phải tổ chức khám sức
khỏe định kỳ cho người lao động.
+ Nghiêm cấm việc làm ô nhiễm các nguồn nước sinh hoạt, tránh làm ô nhiễm

đất, nước và không khí...
- Luật bảo vệ môi trường, ban hành năm 2005:
+ Luật này quy định về hoạt động bảo vệ mơi trường; chính sách, biện pháp và
nguồn lực để bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
trong bảo vệ môi trường.
+ Luật này áp dụng đối với các cơ quan Nhà nước, tổ chức hộ gia đình, cá nhân
trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngồi có
hoạt động trên lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Trường hợp trong điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo điều ước
quốc tế đó.
- Luật Cơng đồn ban hành năm 1990:
Trong luật cơng đồn quy định trách nhiệm và quyền hạn của cơng đồn trong
cơng tác BHLĐ, từ việc phối hợp nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật BHLĐ,
xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động đến


16
trách nhiệm tuyên truyền giáo dục công tác BHLĐ cho người lao động, kiểm tra việc
chấp hành luật pháp BHLĐ, tham gia điều tra TNLĐ…
d) Hệ thống các văn bản quy định của Chính phủ, các bộ ngành chức năng và
hệ thống các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn LĐ, vệ sinh lao động, hệ thống các quy
định an tồn lao động theo nghề và cơng tác.
- Cùng với các nghị định của Chính phủ, các thơng tư, quyết định của các bộ,
ngành chức năng, hệ thống các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao
động, các quy trình về an tồn bao gồm: Tiêu chuẩn, quy phạm cấp Nhà nước, Tiêu
chuẩn, quy phạm cấp ngành; Nội quy, quy định của đơn vị sản xuất ban hành nhằm
đảm bảo an tồn cho người lao động.
Có thể minh họa hệ thống luật pháp chế độ chính sách BHLĐ của Việt Nam
bằng sơ đồ sau:


Thông tư

HIẾN PHÁP

Bộ luật
LAO ĐỘNG

Các Luật,
Pháp lệnh có
liên quan

Nghị định
06/1995/NĐ-CP

Các
Nghị định
có liên quan

Chỉ thị

Các tiêu chuẩn,
quy phạm

1.2.2.2. Trách nhiệm của các nghành, các cấp và tổ chức cơng đồn trong cơng
tác bảo hộ lao động
- Mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động, gọi chung là người sử dụng lao động
và mọi người lao động, kể cả tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng lao động hoặc lao



17
động trên lãnh thổ Việt Nam, đều phải thực hiện việc bảo hộ lao động theo quy định
của Pháp lệnh này.
- Nhà nước chăm lo việc bảo đảm cho người lao động được làm việc trong điều
kiện an toàn, vệ sinh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
- Các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội có trách nhiệm phối hợp chăm lo, bảo
vệ quyền của người lao động làm việc trong điều kiện an tồn, vệ sinh.
- Mọi người lao động có quyền được bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ
sinh và có nghĩa vụ thực hiện những quy định về an toàn, vệ sinh lao động.
- Mọi người lao động, người sử dụng lao động phải có hiểu biết về bảo hộ lao
động, về các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động liên quan đến công việc,
nhiệm vụ của mình.
- Việc nghiên cứu khoa học - kỹ thuật bảo hộ lao động, việc sản xuất, kinh
doanh, nhập khẩu các loại dụng cụ thiết bị, phương tiện bảo vệ người lao động được
Nhà nước khuyến khích bằng các chính sách, biện pháp thích hợp.
1.2.2.3. Khai báo, điều tra - Thống kê, báo cáo định kỳ về tai nạn lao động
a) Khai báo điều tra:
- Khi xảy ra tai nạn lao động, người sử dụng lao động phải tổ chức việc điều
tra, lập biên bản, có sự tham gia của BCH CĐ cơ sở.
- Tất cả các vụ tai nạn LĐ, các trường hợp bị bênh nghề nghiệp đều phải được
khai báo, thống kê và báo cáo theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã
hội, Bộ Y tế.
- Khi tai nạn lao động nhẹ, công nhân nghỉ việc dưới 3 ngày:
+ Quản đốc phân xưởng, đội trưởng đội sản xuất phải ghi sổ theo dõi tai nạn
lao động của đơn vị mình, báo cáo cho cán bộ bảo hộ lao động của đơn vị để ghi vào
sổ theo dõi tai nạn.
+ Cùng với cơng đồn phân xưởng, đội sản xuất tổ chức ngay việc kiểm điểm
trong đơn vị mình để tìm nguyên nhân tai nạn, kịp thời có biện pháp phịng ngừa cần
thiết.
- Khi tai nạn lao động nhẹ, công nhân nghỉ việc 3 ngày trở lên.

+ Quản đốc phân xưởng, đội trưởng đội sản xuất báo ngay sự việc cho giám


18
đốc đơn vị biết, ghi sổ theo dõi, đồng thời báo cáo cho cán bộ BHLĐ biết.
+ Trong 24 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn, cùng với công đoàn phân xưởng, đội
sản xuất lập biên bản điều tra tai nạn gửi cho giám đốc đơn vị phê duyệt.
- Khi tai nạn lao động nặng, công nhân nghỉ việc 14 ngày trở lên.
+ Quản đốc phân xưởng báo ngay sự việc cho Giám đốc đơn vị biết. Giám đốc
đơn vị có trách nhiệm báo cáo ngay cho cơ quan lao động và Cơng đồn địa phương
biết.
+ Trong 24 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn, Giám đốc đơn vị cùng với cơng đồn
cơ sở tổ chức điều tra trường hợp xảy ra tai nạn lao động, nguyên nhân tai nạn và xác
định trách nhiệm gây tai nạn.
+ Sau khi điều tra, giám đốc đơn vị phải lập biên bản điều tra: nêu rõ hoàn cảnh
và trường hợp xảy ra, nguyên nhân tai nạn, kết luận về trách nhiệm để xảy ra tai nạn
và đề nghị xử lý, đề ra các biện pháp ngăn ngừa tương tự.
- Tai nạn chết người hoặc tai nạn nghiêm trọng (làm bị thương nhiều người
cùng 1 lúc, trong đó có người bị thương nặng).
+ Quản đốc phải báo ngay sự việc cho cơ quan lao động, cơng đồn, y tế địa
phương và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp biết. Đối với tai nạn chết người phải báo
cho công an, Viện Kiểm sát nhân dân địa phương, Bộ Lao động-Thương binh và Xã
hội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
+ Các cơ quan có trách nhiệm phải nhanh chóng tới nơi xảy ra tai nạn. Việc tổ
chức điều tra nguyên nhân và xác định trách nhiệm để xảy ra tai nạn phải được tiến
hành trong vòng 48 giờ và do tiểu ban điều tra thực hiện.
- Căn cứ vào kết quả điều tra, tiểu ban điều tra phải lập biên bản nêu rõ hoàn
cảnh và trường hợp xảy ra, nguyên nhân tai nạn, kết luận về trách nhiệm để xảy ra tai
nạn và đề nghị xử lý, đề ra các biện pháp ngăn ngừa tai nạn tái diễn.
- Biên bản điều tra tai nạn phải được gửi cho cơ quan lao động, y tế, cơng

đồn địa phương, cơ quan chủ quản, Bộ LĐ-TB và XH, Tổng Liên đoàn lao động
Việt Nam


19
b) Phương pháp phân tích nguyên nhân
Việc nghiên cứu, phân tích ngun nhân nhằm tìm ra được những quy luật
phát sinh nhất định, cho phép thấy được những nguy cơ tai nạn. Từ đó đề ra biện
pháp phịng ngừa và loại trừ chúng. Thơng thường có các biện pháp sau đây:
- Phương pháp phân tích thống kê:
+ Dựa vào số liệu tai nạn lao động, tiến hành thống kê theo nghề nghiệp, theo
cơng việc, tuổi đời, tuổi nghề, giới tính, thời điểm trong ca, tháng và năm. Từ đó thấy
rõ mật độ của thông số tai nạn lao động để có kế hoạch tập trung chỉ đạo, nghiên cứu
các biện pháp thích hợp để phịng ngừa.
+ Sử dụng phương pháp này cần phải có thời gian thu thập số liệu và biện
pháp đề ra chỉ mang ý nghĩa chung chứ khơng đi sâu phân tích ngun nhân cụ thể
của mỗi vụ tai nạn.
- Phương pháp địa hình: Dùng dấu hiệu có tính chất quy ước đánh dấu ở
những nơi hay xảy ra tai nạn, từ đó phát hiện được các tai nạn do tính chất địa hình.
- Phương pháp chun khảo:
+ Nghiên cứu các nguyên nhân thuộc về tổ chức và kỹ thuật theo các số liệu
thống kê.
+ Phân tích sự phụ thuộc của nguyên nhân đó với các phương pháp hồn
thành các q trình thi cơng và các biện pháp an toàn đã thực hiện.
+ Nêu ra các kết luận trên cơ sở phân tích.
1.3. Phân tích điều kiện và nguyên nhân gây tai nạn lao động
1.3.1. Phân tích điều kiện lao động (ĐKLĐ)
Trong quá trình lao động dể tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội,
con người phải làm việc trong những điều kiện nhất định, gọi là điều kiện lao động.
ĐKLĐ nói chung bao gồm và được đánh giá trên hai mặt: một là quá trình lao động

và hai là tình trạng vệ sinh của mội trường trong đó q trình LDD được thực hiện.
1.3.1.1. Quá trình lao động
Những đặc trưng của quá trình lao động là tính chất và cường độ lao động, tư
thế của cơ thể con người khi làm việc, sự căng thẳng của các bộ phận cơ thể như tay,
chân, mắt v.v...


20
1.3.1.2. Tình trạng vệ sinh mơi trường
- Tình trạng vệ sinh môi trường sản xuất đặc trưng bởi: điều kiện vi khí hậu
(nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ lưu chuyển của khơng khí); nồng độ hơi, khí, bụi trong
khơng khí ; mức độ tiếng ồn, rung động ; độ chiếu sáng v.v...
- Các yếu tố nêu trên ở dạng riêng lẻ hoặc kết hợp trong nhửng điều kiện nhất
định (vượt qua giới hạn cho phép) có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người,
gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
1.3.2. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động
1.3.2.1. Nguyên nhân kỹ thuật
- Thao tác kỹ thuật không đúng, không thực hiện nghiêm chỉnh những quy
định về kỹ thuật an tồn, sử dụng máy móc khơng đúng đắn.
- Thiết bị máy móc, dụng cụ hỏng.
- Chổ làm việc và đi lại chật chội.
- Các hệ thống che chắn khơng tốt, thiếu hệ thống tín hiệu, thiếu cơ cấu an
toàn hoặc cơ cấu an toàn bị hỏng
- Dụng cụ cá nhân hư hỏng hoặc khơng thích hợp, ...
1.3.2.2. Nguyên nhân tổ chức
- Thiếu hướng dẫn về công việc được giao, hướng dẫn và theo dõi thực hiện
các quy tắc không được thấu triệt...
- Sử dụng công nhân không đúng nghề và trình độ nghiệp vụ.
- Thiếu và giám sát kỹ thuật không đầy đủ, làm các công việc khơng đúng quy
tắc an tồn.

- Vi phạm chế độ lao động.
1.3.2.3. Nguyên nhân vệ sinh môi trường
- Môi trường không khí bị ơ nhiễm hơi, khí độc; tiếng ồn và rung động lớn.
- Chiếu sáng chổ làm việc không đầy đủ hoặc q chói mắt.
- Khơng thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về vệ sinh cá nhân...
- Điều kiện vi khí hậu khơng tiện nghi.


21

B. CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Câu 1: Phân tích mục đích, ý nghĩa của cơng tác bảo hộ lao động được áp
dụng trong thực tế hiện nay.
2. Câu 2: Phân tích trách nhiệm và quyền của người sử dụng lao động, người
lao động trong việc thực hiện công tác bảo hộ lao động hiện nay.
3. Câu 3: Điều kiện lao động là gì ? Phân tích các yếu tố nguy hiểm và có hại
đang tồn tại trong mơi trường lao động sản xuất gia cơng cơ khí.
4. Câu 4: Tai nạn lao động là gì ? Cho biết các dạng tai nạn lao động thường
xảy ra trong quá trình lao động sản xuất ở ngành gia cơng cơ khí. Cho ví dụ cụ thể để
minh họa.
5. Câu 5: Phân tích rõ các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong ngành gia
cơng cơ khí. Cho ví dụ cụ thể để minh họa./.


22
CHƯƠNG 2: VỆ SINH LAO ĐỘNG
Giới thiệu:
Các vấn đề chính sẽ được đề cập
2.1. Khái niệm về vệ sinh lao động
2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố vi khí hậu, bức xạ iơn hố và bụi đến sức khoẻ

người lao động trong sản xuất, gia cơng cơ khí.
2.3. Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động.
2.4. Ảnh hưởng của điện từ trường và hóa chất độc.
2.5. Ảnh hưởng của ánh sáng, màu sắc và gió.
2.6. Ảnh hưởng của các điều kiện lao động khác.
Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng:
- Về Kiến thức:
+ Trình bày được khái niệm, ý nghĩa và các nguyên tắc về vệ sinh lao động;
+ Phân tích được các yếu tố vi khí hậu, bức xạ iơn hố, bụi; Tiếng ồn, rung động;
điện từ trường; hoá chất độc, ánh sáng, màu sắc và gió ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ.
- Về Kỹ năng:
+ Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.
+ Thực hiện tốt việc phòng tránh các yếu tố ảnh hưởng của mơi trường lao
động và giữ gìn vệ sinh nơi làm việc.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nâng cao ý thức phòng tránh thường
xuyên các yếu tố ảnh hưởng và giữ gìn vệ sinh trong quá trình lao động tại các xí
nghiệp cơ khí, cơng nghệ ơ tơ.
Nội dung chính
2.1. Khái niệm về vệ sinh lao động
2.1.1. Khái niệm
- Vệ sinh lao động (VSLĐ) là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ
chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất
đối với người lao động.


23
- Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại, trước hết phải nghiên cứu sự
phát sinh và tác động của các yếu tố có hại đối với cơ thể con người, trên cơ sở đó
xác định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố trong môi trường lao động, xây

dựng các biện pháp VSLĐ
2.1.2. Mục đích
Việc quy định vấn đề VSLĐ thành một chế định trong Luật lao động có ý
nghĩa quan trọng trong thực tiễn:
- Nó biểu hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với vấn đề bảo đảm sức khỏe
làm việc lâu dài cho người lao động.
- Các quy định về đảm bảo VSLĐ trong doanh nghiệp phản ánh nghĩa vụ của
người sử dụng lao động đối với người lao động trong vấn đề bảo đảm sức khỏe cho
người lao động. Ví dụ: việc trang bị các phương tiện che chắn trong điều kiện có
tiếng ồn, bụi...
- Nhằm đảm bảo các điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động thực
hiện tốt nghĩa vụ lao động. Cụ thể, việc tuân theo các quy định về VSLĐ đòi hỏi
người SDLĐ trong quá trình sử dụng lao động phải đảm bảo các điều kiện này.
2.1.3. Nhiệm vụ của VSLĐ
Việc thực hiện VSLĐ trong các doanh nghiệp phải tuân thủ theo các nguyên
tắc sau đây:
- Nhà nước quy định nghiêm ngặt về VSLĐ từ khâu ban hành văn bản pháp
luật đến tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm.
- Nhà nước giao cho cơ quan có thẩm quyền lập chương trình quốc gia về
VSLĐ; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về VSLĐ.
- Các đơn vị sử dụng lao động có nghĩa vụ cụ thể hóa các quy định này cho
phù hợp với đơn vị minh và nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định này.
- Thực hiện toàn diện về VSLĐ thể hiện trên các mặt sau:
+ Vệ sinh lao động là bộ phận không thể tách rời khỏi các khâu lập kế hoạch
và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
+ VSLĐ là trách nhiệm của không chỉ người SDLĐ mà còn của cả người LĐ
nhằm bảo đảm sức khỏe tính mạng của bản thân và mơi trường lao động…


24

+ Bất kỳ ở đâu có tiếp xúc với máy móc, cơng cụ lao động thì ở đó có VSLĐ.
- Xác định khoảng cách về vệ sinh.
- Xác định các yếu tố có hại cho sức khỏe.
- Giáo dục ý thức và kiến thức vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe.
- Biện pháp vệ sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh: Kỹ thuật thơng gió, thốt nhiệt, kỹ thuật
chống bụi, chống ồn, chống rung động, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ,
phóng xạ, điện từ trường...
- Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố
có hại, thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu
chuẩn vệ sinh cho phép.
2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố vi khí hậu, bức xạ iơn hố và bụi đến sức
khoẻ người lao động trong sản xuất, gia cơng cơ khí.
2.2.1. Vi khí hậu
2.2.1.1. Nhiệt độ, độ ẩm khơng khí và luồng khơng khí
Điều kiện khí hậu của hồn cảnh sản xuất là tình trạng vật lý của khơng khí bao
gồm các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm tương đối, tốc độ lưu chuyển khơng khí và bức
xạ nhiệt trong phạm vi mơi trường sản xuất của người lao động. Những yếu tố này tác
động trực tiếp đến cơ thể con người, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và ảnh hưởng đến
khả năng lao động của cơng nhân.
a) Nhiệt độ khơng khí
- Nhiệt độ cao:
+ Lao động ở nhiệt độ cao đòi hỏi sự gắn sức của cơ thể, sự tuần hoàn máu
nhanh hơn, tần suất hô hấp tăng, sự thiếu hụt ôxy xảy ra liên tục, dẫn đến cơ thể phải
làm việc nhiều để giữ cân bằng nhiệt.
+ Khi làm việc ở nhiệt độ cao, người lao động bị mất nhiều mồ hôi. Trong lao
động nặng cơ thể phải mất 6 - 7 lít mồ hơi nên sau 1 ngày làm việc, cơ thể có thể bị
sút 2 - 4 kg.
+ Mồ hơi mất nhiều sẽ kéo theo mất một lượng muối của cơ thể. Cơ thể con
người chiếm 75% là nước, nên việc mất nước không được bù đắp kịp thời sẽ dẫn đến



25
những rối loạn các chức năng sinh lý của cơ thể do rối loạn chuyển hoá muối và nước
gây ra.
+ Khi cơ thể làm việc ở môi trường nhiệt độ quá cao sẽ dẫn đến các hậu quả
sau đây:
* Ở nhiệt độ cao, thân nhiệt sẽ tăng lên, người cảm thấy khó chịu, gây đau đầu,
chóng mặt, buồn nơn, gây trở ngại nhiều cho sản xuất; dễ dẫn đến hiện tượng say
nóng, say nắng, kinh giật, mất trí.
* Khi cơ thể mất nước, máu sẽ bị quánh đặc lại, tim làm việc nhiều nên dễ bị
suy tim hoặc tim cũng bị rối loạn rõ rệt.
* Đối với cơ quan thận, bình thường bài tiết từ 50-70% tổng số nước của cơ
thể. Nhưng khi lao động ở nhiệt độ cao, do cơ thể thốt mồ hơi nên thận chỉ bài tiết
10-15% tổng số nước → nước tiểu cô đặc gây viêm thận.
* Khi làm việc ở nhiệt độ cao, công nhân uống nhiều nước nên dịch vị loãng,
ăn kém ngon và tiêu hoá giảm sút. Do mất thăng bằng về muối và nước nên ảnh
hưởng đến bài tiết các chất dịch vị đến rối loạn về viêm ruột, dạ dày.
* Khi làm việc ở nhiệt độ cao, hệ thần kinh trung ương có những phản ứng
nghiêm trọng. Do sự rối loạn về chức năng điều khiển của vỏ não sẽ dẫn đến giảm sự
chú ý và tốc độ phản xạ sự phối hợp động tác lao động kém chính xác..., làm cho
năng suất kém, phế phẩm tăng và dễ bị tai nạn lao động.
- Nhiệt độ thấp:
Tác hại của nhiệt độ thấp đối với cơ thể ít hơn so với nhiệt độ cao. Tuy nhiên
sự chênh lệch quá nhiều cũng gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể:
+ Nhiệt độ thấp, đặc biệt khi có gió mạnh sẽ làm cho cơ thể quá lạnh gây ra
cảm lạnh.
+ Bị lạnh cục bộ thường xun có thể dẫn đến bị cảm mãn tính, rét run, tê liệt
từng bộ phận riêng của cơ thể.
+ Nhiệt độ quá thấp cơ thể sinh loét các huyết quản, đau các khớp xương, đau

các bắp thịt.
+ Nhiệt độ nơi làm việc lạnh có thể làm cho cơng nhân bị cóng, cử động khơng
chính xác, năng suất giảm thấp.


×