Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Giải thích luận điểm của C.Mác: “Tôi coi sự phát triển của các HTKTXH là một quá trình lịch sửtự nhiên”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.86 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2021-2022

Họ và tên
Mã sinh viên
Lớp
Tên học phần
Giảng viên hướng
dẫn

: Đinh Kim Ngọc
: 21111202863
: DH11MK7
:
:

Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2022

1


MỤC LỤC

2


Phần 1: Giải thích luận điểm của C.Mác: “Tơi coi sự phát triển của các
HTKTXH là một quá trình lịch sử-tự nhiên”


1.Khái niệm về HTKTXH
Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử (hay còn gọi
là chủ nghĩa duy vật biện chứng về xã hội) dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử
nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một
trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng tầng tương
ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó. Nó chính là các xã hội cụ thể
được tạo thành từ sự thống nhất biện chứng giữa các mặt trong đời sống xã hội và tồn
tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hồn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó
có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau,
thống nhất với nhau.
Nhiều quan hệ sản xuất hợp lại thành quan hệ xã hội nó quy định tính độc đáo riêng
của từng thời kỳ phát triển lịch sử mối quan hệ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
là mối quan hệ cơ bản để xác định diện mạo của HTKTXH. Tương ứng với một giai
đoạn phát triển của xã hội lồi người một hình thái kiến tế xã hội tương ứng,
2. Sự phát triển HTKTXH là một quá trình lịch sử - tự nhiên
Ý nghĩa của lời khẳng định này là các HTKTXH vận động và phát triển theo quy luật
khách quan và không phụ thuộc và ý chí, ý thức của con người mà ngược lại cịn chi
phối ý thức con người.
Cấu trúc cơ bản của HTKTXH bao gồm các yếu tố cơ bản: lực lượng sản xuất, quan
hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng có mối liên hệ biện chứng với nhau dần dần sinh
ra những quy luật khách quan phổ biến của xã hội. Mà các yếu tố này luôn vận động
và phát triển làm cho các HTKTXH vận động và phát triển theo xu hướng thay thế
nhau, cái sau thay thế cái trước, lần lượt nối tiếp trong một quá trình lịch sử tự nhiên
mà khơng bị phụ thuộc và ý chí của con người.
3


Biểu hiện của tính lịch sử-xã hội trong sự phát triển của HTKTXH

Sự phát triển của xã hội tuân theo quy luật khách quan khơng phụ thuộc và ý chí chủ
quan của con người. Quy luật khách quan chính là quy luật vận động trong lòng
HTKTXH, quy luật vận động của chính các nhân tố cấu thành HTKTXH: quy luật
quan hệ sản xuất, quy luật kiến trúc thượng tầng, sự phát triển của lực lượng sản
xuất... Có nghiên cứu cho rằng nguồn gốc sâu xa của sự phát triển của HTKTXH là
do sự phát triển lực lượng sản xuất. Như vậy do sự tác động của các quy luật khách
quan này mà HTKTXH phát triển từ thấp lên cao với sự biến đổi đa dạng, phong phú.
Quá trình phát triển của hình thái xã hội là sự thay thế các HTKTXH mới trong dịng
lịch sử lồi người do các quy luật khách quan tuần tự: nguyên thủy, nô lệ, phong kiến,
tư bản chủ nghĩa và tương lai nhất định thuộc về HTKTXH cộng sản chủ nghĩa.
Ngoài sự tác động của quy luật khách quan,có những tác nhân về kinh tế, xã hội,
chính trị khiến lịch sử của mỗi cộng đồng người có sự phát triển theo cách thức và
hình thái khác nhau vô cùng đa dạng, phong phú.
Vậy sự phát triển của HTKTXH có tính lịch sử - tự nhiên, phụ thuộc vào các quy luật
khách quan mà không chịu sự tác dộng của ý chí chủ quan của con người. Ngồi ra,
lịch sử nhân loại phát triển cịn chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khác vì vậy mà
tính lịch sử - tự nhiên của sự phát triển HTKTXH vừa thống nhất vừa đa dạng.
Phần 2: Tính thất yếu của quá trình quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Theo quy luật phát triển của HTKTXH của nhân loại, mọi đất nước đều nhất định
phải tiến tới thời kỳ chủ nghĩa xã hội. Vì vậy Việt Nam tiến lên quá trình Chủ nghĩa
xã hội là đúng đắn, tất nhiên. Tính tất yếu này được giải thích như sau:
- Như đã giải thích ở trên, sự phát triển của HTKTXH mang tính lịch sự - tự nhiên,
ln có sự thay thế của các HTKTXH mới. Nhưng quá trình thay đổi nào cũng cần có
thời gian để thực hiện q trình chuyển tiếp giữa các hình thái khác nhau. Và thời
gian chuyển tiếp ấy là thời kỳ quá độ. Đối với sự chuyển đổi giữa CNTB và xã hội
cộng sản là CNXH. Để có thể chuyển đổi qua một hình thái kinh tế phức tạp như xã

4



hội cộng sản cần một thời gian xây dựng lâu dài. Điều này thể hiện tầm quan trọng
của quá trình chuyển tiếp mang tên quá độ lên CNXH.
-Do bối cảnh thế giới lúc bấy giờ đang bước vào thời kỳ quá độ từ CNTB sang
CNXH, các nước tư bản nhận thấy được những khuyết điểm của nhà nước này, không
giải quyết những mâu thuẫn cơ bản nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ xã hội,
mâu thuẫn càng ngày càng biến chuyển gay gắt hơn càng khẳng đỉnh sự lỗi thời của
CNTB và dự báo một điều chắc chắn rằng xã hội loài người phải phát triểvà n lên
một hình thái xã hội mới – HTKTXH cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là giai
đoạn xã hội chủ nghĩa.
- Theo học thuyết Mác – Leenin, loài người nhất định phải trải qua 5 hình thái kinh tế
xã hội. Nhưng sự đổi mới thành những thời kỳ hình thái kinh tế xã hội mới không chỉ
chịu ảnh hưởng của quy luật khách quan mà còn bị chi phối bởi yếu tố khác như tình
hình kinh tế, chính trị, xã hội tại mỗi nước. Nên các quốc gia được quyền bỏ qua
những giai đoạn tiến trình lịch sử khơng phù hợp với bối cảnh đất nước.
- Trong điều kiện thế giới đang trong đà phát triển với những cuộc cách mạng khoa
học cơng nghệ, địi hỏi một xã hội hiện đại, văn minh phù hợp với kinh tế tri thức.
Ngay thời điểm đó nước ta vừa thực hiện thành cơng Các mạng dân tộc dân chủ,
Đảng nhận thêm được niềm tin yêu từ nhân dân. Song song đó hàng loạt những vấn
đề kinh tế, xã hội và chính trị cần giải quyết cấp bách và định hướng giải quyết tốt
nhất được Đảng đưa ra là xây dựng đất nước bằng con đường xây dựng CNXH. Minh
chứng là việc thực hiện CNXH ở miền Bắc nước ta làm cơ sở vững chắc cho công
cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Bác cũng khẳng định “ Muốn đấu tranh thống
nhất nước nhà thắng lợi thì nhất định phải xây dựng miền Bắc tiến lên CNXH”. Hay
CNXH gắn liền với thống nhất đất nước mới đem lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân
dân.
Vì những lý do này mà quá trình quá độ lên CNXH ở nước ta là tất yếu

5



DANH MỤC THAM KHẢO
[1.tr1,2] Giáo trình Triết học Mác – Leenin, Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2009.
[2.Tr4,5] Trang web Đảng Cộng Sản Việt Nam,

6


DANH MỤC VIẾT TẮT
1. HTKTXH: Hình thái kinh tế xã hội
2. CNXH: Chủ nghĩa xã hội
3. CNTB: Chủ nghĩa tư bản

7



×