Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Đấu thầu là phương thức phổ biến trong ngành xây dựng. Đặc biệt,
trong những năm gần đây, đáp ứng cho yêu cầu phát triển đi lên của đất nước
thành nước CNH-HĐH, hoạt động đấu thầu ngày càng được áp dụng rộng rãi.
Với tư cách là một phương thức vừa có tính khoa học, vừa có tính pháp quy,
tạo sự cạnh tranh lành mạnh và hợp pháp trên thị trường xây dựng, phương
thức đấu thầu càng tỏ rõ tính ưu việt, là điều kiện thiết yếu đảm bảo sự thành
công cho chủ đầu tư.
Dưới tác động của cơ chế thị trường, việc áp dụng phương thức đấu
thầu đã có sự chuyển đổi về cơ bản, chấm dứt tình trạng xây dựng được phân
bổ theo kế hoạch với lối quản lý bao cấp nặng nề. Trái lại, để tồn tại và phát
triển, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để giành thế chủ động trên
thị trường.
Là một đơn vị chủ chốt trong Tổng Công ty xây dựng công trình giao
thông I- Bộ Giao thông vận tải, Công ty cổ phần xây dựng giao thông &
thương mại 124 đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành giao thông
Việt Nam. Trải qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, vượt qua bao khó
khăn, Công ty đã vươn lên trở thành doanh nghiệp có uy tín cao trên thị
trường trong nước và một số nước trong khu vực.
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, cũng như doanh nghiệp thuộc
các lĩnh vực ngành nghề khác, Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh vô
cùng khốc liệt. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang
diễn ra trong sự biến động hết sức phức tạp của môi trường kinh tế, xã hội,
sinh thái, công nghệ…và những mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau của
nhiều chủ thể kinh tế. Do tính chất phức tạp nêu trên, hiện nay vấn đề làm
1
Chuyên đề tốt nghiệp
như thế nào để thắng thầu trong một dự án luôn được Công ty quan tâm hàng
đầu. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của doanh
nghiệp xây dựng như: chất lượng, tiến độ, biện pháp tổ chức thi công, phương
án tiết kiệm…trong đó, vấn đề về giá cả xây lắp công trình hết sức nhạy cảm
và luôn là vấn đề được các chủ đầu tư quan tâm.
Qua thời gian thực tập ở Công ty, nhận thấy những vấn đề cấp thiết
trong công tác lập giá dự thầu, cùng với những kiến thức đã được truyền
giảng tại trường, em mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Xác dịnh giá giá dự thầu ở
Công ty cổ phần xây dựng giao thông & thương mại 124” làm đề tài chuyên
đề thực tập của mình. Nội dung chuyên đề thực tập bao gồm:
Phần 1. Tổng quan về Công ty cổ phần xây dựng giao thông & thương
mại 124
Phần 2. Thực trạng xác định giá dự thầu ở Công ty cổ phần xây dựng
giao thông & thương mại 124
Phần 3. Một số biện pháp hoàn thiện công tác xác định giá dự thầu ở
Công ty cổ phần xây dựng giao thông & thương mại 124
Trong quá trình nghiên cứu, em đã nhận được sự giúp đỡ trực tiếp, tận
tình của Thạc sỹ Mai Xuân Được - Giảng viên khoa QTKD Trường Đại học
KTQD, em xin chân thành cảm ơn thầy vì sự hướng dẫn tận tình đó. Em cũng
xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa đã cung cấp kiến thức và những tài
liệu tham khảo giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Mặc
dù rất cố gắng, song do kiến thức và thời gian có hạn, chuyên đề tốt nghiệp
không tránh khỏi những sai sót, em rất mong được các thầy cô góp thêm ý
kiến để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn.
Hà Nội, ngày.....tháng…..năm
Sinh viên
Vũ Hoài Văn
2
Chuyên đề tốt nghiệp
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
GIAO THÔNG & THƯƠNG MẠI 124
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1.1.1 Thông tin chung về công ty
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG &
THƯƠNG MẠI 124.(TRƯỚC ĐÂY LÀ CÔNG TY CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG 124- TỔNG CÔNG TY XÂY XỰNG GIAO THÔNG
VẬN TẢI)
- Tên tiếng Anh: CIVIL ENGINEERING AND TRADING JOINT
STOCK COMPANY 124
- Tên viết tắt: CST-JSC 124
- Địa chỉ tru sở chính: Km 12+ 500 QLộ 1A Ngũ Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội
- Điện thoại: 04.8611147 - FAX:04.8612370
- Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần
1.1.2 Các giai đoạn phát triển của Công ty
Công ty cồ phần xây dựng giao thông & thương mại, trước đây là Công
ty công trình giao thông 124. Được thành lập ngày 28/05/1974 theo Quyết
định số: 1057/ QĐ/ TCCB-LĐ của Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải. Đến
tháng 4 năm 2006 chuyển thành Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Giao Thông Và
Thương Mại 124 theo Quyết định số: 566/QĐ-BGTVT ngày 08/03/2006 Của
Bộ Giao Thông Vận Tải - Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0103010866 của
3
Chuyên đề tốt nghiệp
Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty có thể chia làm ba giai đoạn:
Giai đoạn từ năm 1974 đến năm 2000:
Từ năm 1974 đến năm 1995: Đây là thời kỳ, Công ty công trình giao
thông 124 mặc dù mới được thành lập nhưng đã tham gia xây dựng nhiều
công trình phục vụ cho công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, Công ty do mới được thành lập nên kinh nghiệm còn ít, trang
thiết bị máy móc còn thiếu và lạc hậu. Do đó, công ty mới chỉ tham gia kinh
doanh ở các lĩnh vực thuộc chuyên nghành của mình như: Các công trình
giao thông; xử lý đất yếu, san lấp mặt bằng, nạo vét đào đắp nền móng công
trình; vận tải hàng hoá thiết bị; sửa chữa, bảo dưỡng, trung, đại tu xe máy,
thiết bị gia công các sản phẩm cơ khí.
Từ năm 1995 đến năm 2000: Với hơn mười năm kinh nghiệm trong
lĩnh vực xây các công trình giao thông, ban lãnh đạo công ty đã quyết định
mở rộng ngành kinh doanh sang xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện
và đã đạt được những kết quả nhất định. Bước đầu đa dạng hoá lĩnh vực xây
dựng của Công ty.
Giai đoạn từ năm 2000 đến tháng 4 năm 2006: Đây là giai đoạn đất
nước đã đổi mới theo hướng Công Nghiệp Hoá- Hiện Đại Hoá. Trong giai
đoạn này, Công ty mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang xây dựng các công trình
dân dụng, đường điện đến 35KV, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng,
kết cấu bê tông đúc sẵn, bê tông nhựa, nhựa dính bám, nhũ tương. Doanh thu
hàng năm của công ty trong ty trong giai đoạn này không ngừng tăng, đời
sồng của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện. Công ty đã hoàn
4
Chuyên đề tốt nghiệp
thành tốt các công trình mà tổng công ty giao cung như các công trình tự
kiếm: Quốc lộ 70 Hà Đông – Văn Điển, Đường HCM Hà Tĩnh Km 337-Km
393, Đường vành đai III giai đoạn I Mai Dịch – Pháp Vân, …
Giai đoạn từ tháng 4 năm 2006 cho đến nay: Công ty đã chính thức
chuyển sang hoạt động cổ phần từ tháng 4 năm 2006 và được đổi tên là Công
ty Cổ phần xây dựng giao thông & thương mại 124. Công ty được Tổng công
ty tín nhiệm giao và trúng thầu nhiều công trình lớn và trọng điểm như:
Đường Bắc Thăng Long Nội Bài, Quốc lộ 1A 2 Hà Nội - Cầu Giẽ, dự án
MD2 (QLộ 1A Đoạn Km 2228- Km 2248), Đường ôtô cao tốc thành phố Hồ
Chí Minh – Trung Lương, Đường 78 Campuchia…Hiện nay,Công ty cổ phần
xây dựng giao thông & thương mại 124 không ngừng đầu tư chiều sâu, đổi
mới quản lý, tăng cường mới thiết bị thi công, cùng với năng lực thi công
mạnh, đội ngũ cán bộ thi công lành nghề, giàu kinh nghiêm… Công ty đảm
bảo đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các công trình theo công nghệ tiên tiến, bảo
đảm cao nhất về tiến độ, chất lượng, kỹ thuật công trình với giá thành hợp lý.
1.1.3 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu
- Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước( bao gồm cầu,
đường, sân bay, cầu tầu, bến cảng, đường sắt);
- Xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện công nghiệp, dân dụng và
đường điền đến 35 KV;
- Xử lý nền đất yếu san lấp mặt bằng, nạo vét, đào đắp nền móng công
trình;
- Đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thủy
điện, thuỷ lợi, cụm dân cư, đô thị hệ thống cấp thoát nước;
5
Chuyên đề tốt nghiệp
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, kết cấu thép bê tông sẵn, bê
tông nhựa, nhựa dính bám, nhũ tương;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị;
- Sửa chữa, bảo dưỡng, trung đại tu xe máy, thiết bị gia công các sản
phẩm cơ khí;
- Kinh doanh bất động sản, đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà đất và khu
đô thị, cho thuê nhà, mặt bằng, kho bãi;
- Vận tải hàng hoá, vật tư thiết bị./
1.1.4 Mục tiêu chiến lược của Công ty
Định hướng chiến lược của công ty trong những năm tới là tăng cường
đoàn kết, tích cực đổi mới, thực hiện đa dạng hoá ngành nghề nhưng không đi
quá xa so với lĩnh vực xây dựng thuộc chuyên ngành của Công ty. Lấy lĩnh
vực xây lắp các công trình giao thông làm trọng tâm phát triển, xây dựng
nguồn nhân lực có tri thức mới, có đời sống vật chất ổn định, đời sống tinh
thần phong phú, phấn đấu vì sự phát triển bền vững của Công ty, góp phần
vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước
Với mục tiêu của công ty là ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của
khách hàng về chất lượng, tính thẩm mỹ và tiến độ thi công, đồng thời đảm
bảo sự phát triển ổn định, lâu dài cho Công ty trong nền kinh tế thị trường
chịu sự cạnh tranh gay gắt của các công ty trong và ngoài nước. Công ty đã
xây dựng mục tiêu chiến lược của công ty trong tương lai là: “ Không ngừng
đổi mới công tác quản lý, điều hành và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, đẩy mạnh việc áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đai
vào thi công các công trình; duy trì sự hoạt động liên tục của hệ thống quản lý
chất lượng iso 9001, thường xuyên nghiên cứu, xem xét cải tiến, tạo động lực
6
Chuyên đề tốt nghiệp
mới cho công ty phát triển không ngừng, chú trọng đào tạo bồi dưỡng, nâng
cao trình độ, tri thức và các kỹ năng cho cán bộ công nhân viên trong công ty”
1.2 CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY
ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÁC ĐỊNH GIÁ DỰ THẦU
1.2.1 Đặc điểm về sản phẩm
Hiện nay, công ty đã đa dạng hoá nganh nghề kinh doanh. Tuy nhiên, sản
phẩm chính của công ty vẫn là các công trình để phục vụ giao thông. Do đo, sản
phẩm của Công ty có những đặc trưng so với sản phẩm của các ngành nghề khác
và mang điểm chung của sản phẩm xây dựng đó là:
Sản phẩm xây dựng thường mang tính đơn chiếc, thường được sản
xuất theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư.
Sản phẩm xây dựng rất đa dạng có kết cấu phức tạp, khó chế tạo,
khó sửa chữa, yêu cầu chất lượng cao.
Các công trình giao thông thường có kích thước, quy mô lớn, chi
phí nhiều, thời gian tạo ra sản phẩm dài và thời gian khai thác cũng
kéo dài.
Sản phẩm xây dựng bị cố định tại nơi xây dựng, phụ thuộc nhiều
vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương và thường đặt ở ngoài
trời.
Sản phẩm xây dựng giao thông là sản phẩm tổng hợp liên ngành, mang
nhiều ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, quốc phòng cao.
Những đặc điểm về sản phẩm trên cho thấy: do sản phẩm có khối lượng
lớn, thời gian thi công dài, chi phí lao động, vật tư tiền vốn lớn nên công tác
theo dõi, tính toán các khoản mục chi phí là rất phức tạp, liên quan đến nhiều
khâu, nhiều lĩnh vực. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác lập giá dự
7
Chuyên đề tốt nghiệp
thầu, đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác này phải hết sức tỷ mỉ, chi tiết, nắm
chắc định mức đối với mỗi loại chi phí, sự biến động của giá cả thị trường các
loại vật tư, thiết bị mới có đủ căn cứ và cơ sở để đưa ra mức giá dự thầu hợp
lý. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm xây dựng là một vấn đề mà cán bộ lập
giá dự thầu cần quan tâm, sự đảm bảo tính bền vững về kỹ thuật và mỹ quan
kiến trúc liên quan trực tiếp đến sự phát sinh thêm các khoản mục chi phí và
do đó có thể làm tăng giá dự thầu.
1.2.2 Đặc điểm về thị trường kinh doanh
Là một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, cũng như
bao doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh khác, Công ty phải chịu sự
cạnh tranh khốc liệt. Công ty không chỉ chịu sự cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong nước mà còn có cả các doanh nghiệp nước ngoài, công ty liên
doanh. Trong hoàn cảnh nước ta đã là thành viên thứ 150 của WTO thì môi
trường kinh doanh của doanh nghiệp biến động hết sức phức tạp về nhiều mặt
như: kinh tế, văn hoá, công nghệ, vốn…
Tuy nhiên, Công ty cổ phần xây dựng giao thông và thương mại 124
trước đây là Công ty công trình giao thông 124 – thành viên của Tổng công
ty xây dựng công trình giao thông I. Do đó, công ty cũng được những ưu đãi
về vốn, nhân lực, công nghệ, khách hàng… Công ty được Tổng Công ty giao
những dự án quan trọng mà chủ đầu tư là nước, sở GTVT các tỉnh… Ngoài ra
công ty cũng chủ động tìm kiếm, khẳng định khả năng, tiềm lực của mình
trong việc thắng thầu nhiều công trình lớn trong nước và ngoài nước.
1.2.3 Đặc điểm về tổ chức sản xuất
1.2.3.1 Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty có thể tóm tắt qua sơ đồ 1.1
8
Chuyên đề tốt nghiệp
sau đây:
Sơ đồ 1.1 – Sơ đồ mô tả quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty
Nhìn vào sơ đồ trên, ta có thể thấy quy trình sản xuất kinh doanh ở
Công ty bắt đầu từ việc đấu thầu và nhận đấu thầu xây dựng công trình. Đây
là công đoạn đầu tiên, mang tính chất quyết định cho việc thực hiện các công
đoạn tiếp theo. Vì vậy, thắng thầu càng trở nên có ý nghĩa và có tầm quan
trọng cao hơn. Vấn đề cốt lõi trong việc thắng thầu là uy tín và năng lực của
Công ty, cụ thể hiệu quả với từng gói thầu được phản ánh thông qua mức lợi
nhuận mà Công ty nhận được. Để đạt được mức lợi nhuận cao, cán bộ lập giá
dự thầu cần đưa ra một mức giá hợp lý dựa trên cơ sở tính toán phương án có
thể tiết kiệm tối đa các chi phí như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân
công, chi phí sử dụng vốn…
1.2.3.2 Cơ cấu sản xuất
Công ty cổ phần xây dựng giao thông & thương mại 124 tổ chức thành
5 đội xây dựng, một xưởng sửa chữa, các đơn vị này đều chịu sự quản lý trực
tiếp của công ty. Cơ cấu sản xuất của Công ty được thể hiện qua sơ đồ 1.2 sau
đây:
9
Đấu thầu và
nhận đấu thầu
XD công trình
Lập và kiểm soát
biện pháp
thi công
Mua vật tư,
thuê thầu phụ
Nghiệm thu, giao
nhận công trình
hoàn thành
Duyệt
quyết toán
công trình
Thanh lý hoạt
động, bàn giao
công trình
Tổ chức
thi công
Chuyên đề tốt nghiệp
Sơ đồ 1.2- Sơ đồ mô tả cơ cấu sản xuất của Công ty
Công ty cổ phần xây dựng giao thông & thương mại 124 có hoạt động
sản xuất kinh doanh đa dạng, trong đó sản xuất xây dựng công trình đường là
hoạt động sản xuất chính. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện một số hoạt động
phụ, phụ trợ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất chính như: sản xuất cấu
kiện bê tông đúc sẵn phục vụ thi công đường, nạo vét, bồi đắp mặt bằng, đào
đắp nền, sửa chữa, phục hồi thiết bị thi công…
10
Công ty
P.
TC-KT
P.
Kỹ Thuật
P.TCLĐ-
HC
P.
VTư,máy
P.
K Doanh
Kinh D
Đội
nền
mặt
đường
1
Đội
nền
mặt
đường
4
Đội
nền
mặt
đường
5
Xưởng
sửa
chữa
Đội
nền
mặt
đường
3
Đội
nền
mặt
đường
2
P.
Thị Truờng
Chuyên đề tốt nghiệp
1.2.4 Đặc điểm về trang thiết bị và công nghệ thi công
Bảng 1.1: Bảng số lượng một số máy móc thiết bị chính của Công ty
STT Tên xe- máy thiết bị Đơn vị Số lượng
1 Ôtô vận tải Cái 79
2 Xe con Cái 13
3 Máy rải Cái 6
4 Máy xúc Cái 16
5 Máy đào Cái 5
6 Máy ủi Cái 11
7 Máy lu đầm Cái 145
8 San tự hành Cái 6
9 Máy ép khí Cái 6
10 Máy kẻ đường Cái 1
11 Máy phát điện Cái 6
12 Trạm biến áp Trạm 3
13 Trạm Cái 12
14 Các loại khác Cái 24
Nguồn: Bảng thống kê danh mục thiết bị sản xuất- P.Vật tư máy
Trong một vài năm gần đây, Công ty cũng đã chú trọng công tác đổi mới
công nghệ, góp phần tăng khả năng thắng thầu các công trình xây dựng, có khả
năng hoàn thành các công trình có kỹ thuật cao được các chủ đầu tư trong nước
11
Chuyên đề tốt nghiệp
cũng như nước ngoài tín nhiệm. Công ty đã chủ động trong việc nắm bắt công
nghệ mới, hiện đại như: công nghệ ép bấc thấm để thi công xử lý nền đất yếu;
công nghệ dải mặt đường bê tông nhựa nhám; công nghệ xây dựng cầu bê tông
khẩu độ trung và nhỏ; công nghệ dải thảm Asphalt; công nghệ cấp phối đá dăm…
Do vậy, quy trình kỹ thuật công nghệ của Công ty tương đối đảm bảo tính đồng
bộ, giúp làm tăng năng suất và chất lượng công trình, hạ giá thành sản phẩm.
Với hệ thống trang thiết bị máy móc tương đối hiện đại và đồng bộ như
trên, lại luôn cập nhật, nắm bắt công nghệ tiên tiến, Công ty hoàn toàn chủ
động trong việc đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư về chất lượng, tiến độ các
dự án giao thông lớn nhỏ. Đồng thời, việc phát huy hết năng lực về công suất
máy thi công cho phép Công ty tiết kiệm được một số chi phí thuê máy móc
bên ngoài. Công tác lập giá dự thầu, nhờ đó mà rất linh hoạt trong việc điều
chỉnh, cân đối các khoản mục chi phí liên quan. Tuỳ thuộc tính chất từng gói
thầu, trong trường hợp cần thiết phải giảm giá dự thầu, Công ty có thể chủ
động giảm chi phí khấu hao máy móc thiết bị bằng cách chuyển một phần
khấu hao cho các dự án, công trình khác mà vẫn đảm bảo hiệu quả
1.2.6 Đặc điểm về tài chính
Nguồn vốn của Công ty được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau:
Nguồn vốn ngân sách: Ngân sách nhà nước, lợi nhuận để lại
Nguồn vốn tin dụng: Tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại
Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn của Công ty được thể hiện qua bảng 1.2 - Nguồn vốn của công ty
giai đoạn 2003 – 2007:
Bảng 1.2: Nguồn vốn kinh doanh của công ty giai đoạn 2003-2007
Đơn vị: Triệu đồng
12
Chuyên đề tốt nghiệp
Chỉ tiêu
Nguồn vốn kinh doanh
2003 2004 2005 2006 2007
Tổng vốn kinh
doanh 70934 96985 109807 151854 146715
Theo tính chất
vốn:
-Vốn chủ sở hữu 5030 5154 5243 15064 15064
-Tổng nợ phải trả 70934 96985 109087 136790 131651
- Vốn lưu động
61584 74959 129824 121584 115556
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2003- 2007-Phòng tài chính kế toán
Qua bảng trên cho ta thấy tình hình chung của công ty gần đây gặp rất
nhiều khó khăn về vốn. Trong tổng vốn kinh doanh của công ty tỷ lệ vốn vay
chiếm tỷ lệ khá lớn, năm 2003 là 100%, năm 2004 là 100%, năm 2005 là
100%, năm 2006 là: 90,5% và năm 2007 là: 89,7%. Như vậy trong năm gần
đây, Công ty luôn có hệ số nợ tổng tài sản trung bình là 0,96. Điều này ảnh
hưởng xấu đến lợi nhuận của Công ty do phải chịu sức ép về lãi vay.Thực tế
cho thấy trong 5 năm gần đây Công ty không thu được lợi nhuận từ hoạt động
tài chính. Ảnh hưởng của kết quả sản xuất kinh doanh đến hoạt động đấu thầu
là rất lớn, hiệu quả sản xuất kinh doanh của những năm trước luôn được chủ
đầu lấy làm tiêu chí hàng đầu để mời và chọn nhà thầu.
PHẦN II
THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH GIÁ DỰ THẦU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN
13
Chuyên đề tốt nghiệp
XÂY DỰNG GIAO THÔNG &THƯƠNG MẠI 124
2.1 TỔNG QUAN VỀ KẾT QUẢ DỰ THẦU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI
GIAN QUA
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình
giao thông, Công ty cổ phần xây dựng giao thông & thương mại 124 đã và
đang tiến hành hoạt đống sản xuất kinh doanh trên phạm vi cả nước và một số
nước trong khu vực như: Lào, Campuchia. Công ty đã tham gia đấu thầu và
thắng thầu nhiều công trình.
Bảng 2.1: Các công trình do công ty thực hiện trong thời gian qua
Tên
công trình
Tổng
giá trị
hợp
đồng
Thời gian
hợp đồng
Khởi
công
Hoàn
thành
Tên cơ quan ký
hợp đồng
1 2 4 5 6
Dự án ADB 7( Pakse - Phia Phay)-
HDCND Lào.
60000 07/96 12/99
Tổng công ty
XDCTGT1
Quốc lộ 70 Hà Đông - Văn
Điển Km 0 - Km 4 + 670
26.196 08/01 11/02
Ban QLDA
Đường bộ II
Cải tạo các đoạn cua ngoặt, điểm đen
nguy hiểm từ Khe ve - ChaLo( Km 107 -
Km 153QLộ 12A tỉnh Hoà Bình
23.357 10/01 10/02
Sở GTVT
Quảng Bình
Quốc lộ 6 Hoà Bình - Sơn La Km 70 - Km
78
42000 04/03 07/05
Ban QLDA
Đờng bộ II
Đường HCM Hà Tĩnh Km337-Km393 41.876 07/00 06/03
Ban QLDA
Đường HCM
14
Chuyên đề tốt nghiệp
Quốc lộ 279 Sơn La km 67-km75.
14500 06/02 12/02
Sở GTVT
Sơn La
Quốc lộ 2C Km 28 +306-Km40 VPhúc-
Tquang
12.852 09/01 04/03
Ban QLDA
Thăng Long
Dự án GT Mê Công và phòng chống ngập
lụt HĐMD2
60000 07/03 12/04
Tổng công ty
XDCTGT1
Đường Chiềng ngần- Miềng bằng- Hát
Lót
40000 07/03 12/05
Tổng công ty
XDCTGT1
Gói thầu số 3 đờng phía nam Thanh Trì
các hạng mục của đờng từ Km1+110-Km
2+410-Dự án xây dựng cầu Thanh Trì và
đoạn tuyến phía nam đường vành đai III.
85000 09/05 12/06
Tổng công ty
XDCTGT8
Nhìn vào bảng 2.1 ở trên, ta thấy trong số các công trình đó có 3 công
trình có trị giá sản lượng tương đối lớn:
- Gói thầu số 3 đường nam Thanh Trì các hạng mục của đường từ Km
1+ 110 ÷ Km 2 + 410. Dự án xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến
phía nam đường vành đai III với tổng giá trị 85 tỷ
- Đường Chiềng ngần – Miềng bằng – Hát Lót với tổng giá trị 40 tỷ
- Dự án GT Mê Công và phòng tránh ngập lụt HĐMD2 tổng giá trị 60 tỷ
Điều này cho thấy trong 5 năm gần đây, trong nền kinh tế thị trường với
sự cạnh tranh gay gắt của các công ty trong và ngoài nước, với yêu cầu về
chất lượng xây dựng ngày càng cao, Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp
nhằm nâng cao uy tín và thế mạnh của mình trên thị trường. Công ty đặc biệt
quan tâm đến công tác lập, quản lý và thực hiện dự toán xây lắp, đảm bảo tốt
nhất tính cạnh tranh về giá trong đấu thầu
15
Chuyên đề tốt nghiệp
Công tác lập dự toán chi phí cho các hạng mục công trình ở Công ty được
tuân thủ theo đúng quy trình, chuẩn mực, hướng dẫn của nhà nước và được theo
dõi một cách sát sao. Tuy nhiên, Công ty vẫn để trượt một số gói thầu do việc
xác định giá dự thầu chưa hợp lý, ngay cả những gói thầu Công ty đã thắng thầu
như: Dự án MD1( Cần Thơ – Sóc Trăng), Dự án quốc lộ 6 Hoà Bình…
Qua việc phân tích tổng quan công tác tham dự đấu thầu của Công ty cổ
phần xây dựng giao thông & thương mại 124, ta thấy: Công tác đấu thầu của
Công ty đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, số công trình có giá trị lớn
trúng thầu có xu hướng tăng. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty chưa thực sự cao do nhiều nguyên nhân trong đó có công tác
lập giá dự thầu. Do đó, một trong những vấn đề trong thời gian tới là tìm ra
những nguyên nhân của những tồn tại này thông qua việc phân tích, đánh giá,
xem xét lại thực tế việc tổ chức quản lý cũng như các yếu tố nguồn lực có thể
tác động tới phương pháp lập giá dự thầu của Công ty. Từ đó có cơ sở đua ra
các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác lập giá dự thầu, tăng khả năng
trúng thầu, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.2 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ DỰ THẦU Ở CÔNG TY
2.2.1 Yêu cầu đối với công tác xác định giá dự thầu ở Công ty
Lập giá dự thầu là một bước rất quan trọng đối với toàn bộ quy trình dự
thầu của Công ty. Đây là một công việc phức tạp, đòi hỏi phải đưa ra một
mức giá hợp lý, đảm bảo không quá cao cũng không quá thấp so với giá gói
thầu mà chủ đầu tư đưa ra khi mở thầu. Bởi vì với mức giá cao, Công ty có
thể bị đánh trượt, ngược lại mức giá quá thấp sẽ không đảm bảo mức lãi dự
kiến. Do vậy, công việc lập giá dự thầu đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt, kỹ
lưỡng, chính xác và hết sức nhạy bén, tinh tế của đội ngũ cán bộ lập giá dự
thầu. Do tính phức tạp đó, Công ty đã đề ra một số yêu cầu cần quán triệt đối
16
Chuyên đề tốt nghiệp
với công tác lập giá dự thầu như sau:
- Tuân thủ các hướng dẫn của hồ sơ mời thầu;
- Phản ánh trung thực phương án công nghệ và phương án tổ chức thi
công đã lựa chọn;
- Đảm bảo khả năng cạnh tranh cao nhất.
2.2.2 Tổ chức xác định giá dự thầu của Công ty
Đối với mỗi gói thầu cụ thể, sau khi thu thập được những thông tin về
gói thầu, ban giám đốc sẽ căn cứ vào chiến lược kinh doanh và nhiệm vụ của
từng thời kỳ để quyết định việc tham gia dự thầu. Khi quyết định tranh thầu,
Công ty sẽ mua hồ sơ mời thầu( hoặc nhận được thông báo mời thầu của chủ
đầu tư). Phòng kinh doanh của Công ty sẽ có kế hoạch, có nhiệm vụ nghiên
cứu hồ sơ mời thầu nhằm rút ra những yêu cầu mà nhà thầu phải tuân theo
cũng như các ràng buộc thực hiện gói thầu. Từ đó phòng kinh doanh lên kế
hoạch cụ thể, bố trí sắp xếp cán bộ và phân giao nhiệm vụ:
- Nghiên cứu hồ sơ mời thầu nhằm rút ra những yêu cầu cơ bản mà
nhà thầu phải tuân theo và những điều kiện ràng buộc để thực hiện
gói thầu
- Nghiên cứu bản vẽ thiết kế công trình, từ đó rút ra những đặc điểm
cần chú ý để đưa ra những biện pháp kỹ thuật và phương án tổ chức
thi công hợp lý.
- Kiểm tra lại cẩn thận bản tiên lượng mời thầu để phát hiện về khối
lượng mà hồ sơ mời thầu tính thiếu hoặc tính thừa.
- Tiến hành nghiên cứu, đánh giá về các điều kiện tự nhiên và điều
kiện kinh tế nơi xây dựng công trình, từ đó rút ra thuận lợi, khó
khăn đối với các nhà thầu như lượng mưa, địa hình, nước ngầm,
17
Chuyên đề tốt nghiệp
nguyên vật liệu, nhân công, vốn…
- Tiến hành nghiên cứu, đánh giá các đối thủ cạnh tranh.
Phòng thị trường của Công ty là nơi trực tiếp xác định giá dự thầu, phòng
có nhiệm vụ thu thập thông tin giá cả vật liệu, máy móc, nhân công nơi thi
công cũng như những quy định, chính sách của địa phương để đưa ra giá dự
thầu hợp lý nhất. Công việc xác định giá dự thầu ở phòng được chia làm ba
nội dung chính, do ba nhóm thực hiện:
Nhóm 1: Nghiên cứu, tìm hiều về các chính sách, quy định của địa phương
cũng như của nhà nước liên quan đến xác định giá dự thầu
Nhóm 2: Chịu trách nhiệm tìm hiều, thu thập về chi phí nguyên vật liệu, nhân
công, máy thi công tính trên một đơn vị khối lượng công tác xây lắp được xác
định cơ sở định mức và đơn giá do UBND cấp tỉnh có công trình xây dựng
ban hành
Nhóm 3: Tính toán giá dự thầu dựa trên những quy định hiện hành của nhà
nước và số liệu do nhóm 1 và nhóm 2 cung cấp.
2.2.3 Phương pháp xác định giá dự thầu
2.2.3.1 Căn cứ xác định giá dự thầu của Công ty
a. Căn cứ vào thông báo mời thầu
- Hồ sơ khảo sát về địa chất, thuỷ văn
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật;
- Bản tiên lượng mời thầu do chủ đầu tư cung cấp.
b. Căn cứ vào các văn bản pháp lý của nhà nước về hướng dẫn kỹ thuật
lập giá dự thầu
- Thông tư số: 04/2005/TT – BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng hướng về
việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình
18
Chuyên đề tốt nghiệp
- Nghị định của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
số: 16/2005/NĐ-CP
- Định mức dự toán xây dựng cơ bản số 1242/1998/QĐ-BXD ngày
25/11/1998, định mức số 44/UBXD ngày 20/02/1998 của UBXD Nhà
nước về định mức vật tư trong xây dựng cơ bản;
- Bảng giá dự toán ca máy và thiết bị xây dựng ban hành kèm theo
quyết định số 1260/1998/QĐ-BXD ngày 28/11/1998 của Bộ xây
dựng;
- Thông tư số 03/2005/TT- BXD ngày 04/03/2005 hướng dẫn điều
chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản;
c. Căn cứ bảng giá do UBND cấp tỉnh có công trình xây dựng ban hành
Bao gồm những chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công và chi phí sử dụng
máy thi công tính trên một đơn vị khối lượng công tác xây lắp riêng biệt hoặc
một bộ phận kết cấu xây lắp và được xác định trên cơ sở định mức dự toán
xây dựng cơ bản.
2.2.3.2 Các bước xác định giá dự thầu
Bước 1: Lập biện pháp tổ chức thi công và công nghệ thi công
Căn cứ vào nội dung yêu cầu của hồ sơ mời thầu, khối lượng các hạng
mục công việc chính cần thực hiện trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật, mặt bằng khu
vực thi công công trình và hạng mục công trình, căn cứ vào năng lực kinh
nghiệm và khả năng huy động năng lực thiết bị thi công hợp lý của mình,
Công ty lập biện pháp tổ chức thi công cụ thể cho từng hạng mục công trình
chính, công trình phụ trợ, biện pháp tổ chức thi công chung và lựa chọn công
nghệ thi công cho các hạng mục công việc cụ thể.
Bước 2: Chuẩn bị và tiến hành lập đơn giá thầu
19
Chuyên đề tốt nghiệp
Dựa trên những nghiên cứu ở trên, Phòng kinh doanh phối hợp với các
phòng chức năng khác phân công những cán bộ có năng lực chuyên môn phụ
trách công tác lập hồ sơ dự thầu, quá trình này được tiến hành lần lượt như
sau:
- Xác định chính xác các khối lượng công việc phải thực hiện trong
hồ sơ mời thầu
- Xác định yêu cầu kỹ thuật của các loại vật tư, vật liệu, thiết bị dùng
để thi công công trình
- Tập hợp giá cả vật tư, thiết bị theo yêu cầu của dự án tại thời điểm đó.
Căn cứ vào yếu tố trên, kết hợp với giá nhân công, năng lực tài chính,
năng lực của bộ máy quản lý, đội ngũ cán bộ công nhân, xác định đơn giá dự
thầu hợp lý.
Bước 3: Xác định giảm giá dự thầu (nếu cần thiết)
Hoàn thiện hồ sơ dự thầu, căn cứ tương quan giữa các nhà thầu cùng
tham gia dự thầu, căn cứ tình hình công việc của Công ty tại thời điểm lập hồ
sơ và dự phòng cho thời gian tới, căn cứ khả năng tiết kiệm được của đơn vị
do giảm được các chi phí không cần thiết để xác định giảm giá dự thầu.
Sau khi đã hoàn thiện hồ sơ dự thầu, Phòng kế hoạch cung ứng trình giám đốc
phê duyệt để đưa ra quyết định cuối cùng.
2.2.3.3 Phương pháp xác định từng khoản mục chi phí
Bước 1: Xác định đơn giá dự thầu cho từng công việc
a.Phương pháp Xác định chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu
Chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu bao gồm: chi phí vật liệu chính,
vật liêu phụ, vật liệu luân chuyển… góp phần trực tiếp cấu tạo nên khối lượng
20
Chuyên đề tốt nghiệp
công tác xây lắp tính toán. Mức giá các loại vật tư, vật liệu này chưa bao gồm
các khoản thuế giá trị gia tăng đầu vào mà các doanh nghiệp xây dựng ứng trả
khi mua vật tư vật liệu phục vụ công tác xây lắp công trình.
Công thức tính:
( ) ( )
n
j j
j VL VL
j=1
VL= D .G . 1+K
∑
(1)
Trong đó:
D
j
: Lượng vật liệu chínhthứ j tính cho một đơn vị khối lượng công
tác hoặc kết cấu j
G
j
VL
: Giá tính đến hiện trường của một đơn vị vật liệu thứ j (đồng)
K
j
VL
: Hệ số tính đến chi phí vật liệu phụ so với tổng chi phí vật liệu chính
quy định trong định mức dự toán xây dựng của công tác xây dựng thứ j
Công ty dựa vào bảng giá các loại vật liệu xây dựng bán tại cửa hàng
hoặc xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, bảng giá cước vận tải hàng hoá và
các quy định hiện hành về tính đơn giá vật liệu tại chân công trình để lập đơn
giá dự thầu. Tuỳ theo điều kiện cụ thể từng công trình, cự ly vận chuyển và
hợp đồng vận chuyển tính toán phương án vận chuyển có lợi nhất với giá mua
rẻ nhất. Các tỷ lệ hao hụt khi vận chuyển và bảo quản có thể thấp hơn định
mức quy định của Nhà nước.
f. Phương pháp xác định chi phí nhân công
Việc xác định chi phí nhân công trong đơn giá dự thầu được tính cho
nhân công trực tiếp làm công tác xây lắp công trình, cách tính của Công ty là
căn cứ trên cơ sở cấp bậc thợ bình quân cho từng loại công việc dựa theo sự
biên chế của các tổ nhóm đã được kiểm nghiệm qua nhiều công trình để tính
chi phí nhân công.
21
Chuyên đề tốt nghiệp
Căn cứ:
- Cấp bậc thợ;
- Số công nhân theo định mức cấp bậc thợ;
- Lương cơ bản và các khoản phụ cấp.
Công thức tính: Chi phí công nhân dự thầu được tính theo công thức:
( )
i
i NC
NC B .g . 1 f= +
(2)
Trong đó:
B
j
: Lượng hao phí lao động tính bằng ngày công trực tiếp
của công tác xây dựng thứ j
G
j
NC
: Mức đơn giá tiền lương ngày công tương ứng với cấp bậc quy
định trong định mức dự toán xây dựng của công tác thứ j
f : Tổng các khoản phụ cấp lương, lương phụ… có tính chất ổn định
được tính vào đơn giá
c. Xác định chi phí máy thi công trong đơn giá dự thầu
Căn cứ:
- Công ty áp dụng phương pháp tính chi phí máy thi công theo đơn vị sản
phẩm: phương pháp này dựa trên cơ sở số ca máy hao phí cho một đơn
vị sản phẩm và giá ca máy.
Xác định số ca máy cho một đơn vị sản phẩm: Dựa vào loại máy,
năng suất, định mức hoặc lấy theo kinh nghiệm.
Xác định giá ca máy:
Công thức tính:
( ) ( )
n
j j
j MTC MTCp
j=1
M= M .g . 1+K
∑
(3)
22
Chuyên đề tốt nghiệp
M
j
: Lượng hao phí ca máy của loai máy, thiết bị thứ j tính cho một
đơn vị khối lượng công tác thứ j
D
jm
:Chi phí máy thi công trong đơn giá xây dựng của công tác xây
dựng thứ j
K
j
MTCp
: Hệ số tính đến chi phí máy khác( nếu có) so với tổng chi phí
máy thiết bị chính
f. Xác định chi phí chung trong đơn giá dự thầu
Chi phí chung là những chi phí không liên quan trực tiếp đến việc hoàn
thành từng công tác xây lắp công trình, nhưng nó cần thiết để phục vụ cho
công tác thi công, cho việc tổ chức bộ máy quản lý và chỉ đạo sản xuất xây
dựng công trình.
Hiện tại Công ty xác định chi phí chung bằng tỷ lệ %( 66%) so với chi
phí nhân công
Công thức tính:
C = tỷ lệ phần trăm x NC (4)
Hay C= 66% x NC
f. Thu nhập chịu thuế tính trước
Khoản thu nhập chịu thuế tính trước được sử dụng để nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp và một số khoản chi phí phải nộp, phải trừ khác. Phần còn
lại được trích lập các quỹ theo quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh
doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Công thức tính: Thu nhập chịu thuế tính trước được xác định theo công
thức:
TL = (T + C) * tỷ lệ (5)
Trong đó: T là chi phí trực tiếp
T= VL + NC + M
23
Chuyên đề tốt nghiệp
Tỷ lệ trên được xác định tuỳ theo từng Nhà thầu và theo từng công
trình chứ không nhất thiết theo định mức chung của Nhà nước. Tuy nhiên,
hiện tại Công ty vẫn áp dụng tỷ lệ quy định của Nhà nước là 6% đối với công
trình giao thông để tính thu nhập chịu thuế tính trước.
f. Thuế giá trị gia tăng đầu ra
Thuế giá trị gia tăng đầu ra sử dụng để trả số thuế giá trị gia tăng đầu
vào mà doanh nghiệp xây dựng đã ứng trả trước khi mua các loại vật tư, vật
liệu, năng lượng, nhiên liệu…nhưng chưa được tính vào chi phí vật liệu, chi
phí máy thi công và chi phí chung vào đơn giá dự thầu và phần thuế giá trị gia
tăng mà doanh nghiệp xây dựng phải nộp.
Công thức tính: Thuế giá trị gia tăng đầu ra xác định theo công thức:
VAT =(T + C + TL) x T
gtgt
(6)
T
gtgt
: Mức thuế suất giá trị gia tăng theo quy định đối với công tác xây
dựng, lắp đặt, đối với công ty T
gtgt
= 10%
g. Chi phí dự phòng
Chi phí dự phòng mà công ty đang áp dụng là 2,9% , chi phí dự phòng
được sử dụng cho các công việc như:
- Chi phí lán trại
- Chi phí chuyển quân, máy
- Chi phí đảm bảo giao thông
- Chi phí khác
Chi phí dự phòng được tính bằng tỷ lệ % ( 2,9%) so với giá trị dự thầu
sau thuế
Công thức tính:
24
Chuyên đề tốt nghiệp
G
DP
= 2,9% x G
DTST
(7)
Trong đó: G
DTST
= T + C + TL + VAT
Bước 2: Xác định giá dự thầu cho từng hạng mục công trình
Giá dự thầu cho hạng mục công trình tính theo công thức sau:
G
HM
=
∑
=
n
1i
i i
DGx Q
(8)
Trong đó
G
HM
: Giá dự thầu hạng mục công trình
Q
i
: Khối lượng công việc thứ i do bên mời thầu cung cấp trên cơ sở
tiên lượng được bóc tách từ các bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc bản vẽ thi công.
ĐG
i
: Đơn giá dự thầu công việc xây lắp thứ i do nhà thầu tự lập ra
theo hướng dẫn chung về lập giá dự thầu trên cơ sở điều kiện cụ thể của mình
và giá cả thị trường theo mặt bằng giá được xác định trong hồ sơ dự thầu.
n : số công việc xây lắp trong hạng mục công trình
Bước 3: Tính giá dự thầu công trình
Sau khi đã tính được giá dự thầu cho từng hạng mục, Công ty tiến hành
tổng hợp giá dự thầu của toàn công trình theo công thức:
G
CT
=
∑
=
n
1i
HMi
G
(9)
Trong đó
G
CT
: Đơn giá dự thầu toàn bộ công trình
G
HMi
: Đơn giá dự thầu hạng mục i
n : Số hạng mục
25