Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Thực trạng thị trường điện tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.57 KB, 4 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................................................1


Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu thế giới, những năm vừa qua ngành điện đã đóng
góp một phần khơng nhỏ. Tuy nhiên, theo dự báo thì để tiếp tục đà tăng trưởng nói trên Việt Nam
đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt điện năng rất lớn. Đối diện với thách thức này, quản lý nhà
nước về thị trường điện cần phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện.
1. Khái niệm về thị trường điện và quản lý nhà nước về thị trường điện:
Xuất phát từ khái niệm về thị trường chung ta có thể đưa ra khái niệm về thị trường điện như sau:
Thị trường điện là hệ thống cho phép người bán điện và người mua điện gặp được nhau thông qua
giá điện nhằm thoả mãn lợi ích kinh tế của người mua và người bán.
Tương tự, ta cũng có thể đưa ra khái niệm về quản lý nhà nước đối với thị trường điện: Quản lý
nhà nước đối với thị trường điện là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước lên
thị trường điện nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực và các cơ hội để đạt đến mục tiêu đã
định.
2. Đặc điểm của thị trường điện:
Điện năng là hàng hóa mang tính khác biệt lớn so với các loại hàng hóa thơng thường, do đó thị
trường điện - ngồi những điểm chung với các thị trường hàng hóa khác – có những điểm khác
nhât định:
Thứ nhất, thị trường điện gần như khơng có lưu kho hay nói cách khác q trình sản xuất và tiêu
thụ diễn ra song song, tức thời. Cho đến nay, cơng nghệ vẫn chưa cho phép tính trữ điện năng ở
quy mơ đủ lớn để có thể có “tồn kho điện năng”
Thứ hai, do có q trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời nên điện năng chỉ được sản xuất ra
khi có nhu cầu tiêu thụ. Vì lẽ đó, khi nhu cầu điện giảm xuống thấp, chỉ những nhà máy phát điện
hiệu quả nhất được vận hành để cung cấp điện. Điều này đã làm cho chi phí sản xuất và giá điện
biến thiên khơng giống các hàng hóa thơng thường khác.
Thứ ba, q trình phân phối điện phải thông qua mạng lưới truyền tải trung gian. Điện không thể
đi trực tiếp từ người bán đến người mua mà không thông qua mạng lưới truyền tải và phân phối.
Hơn thế nữa, lợi ích tổng thể của một quốc gia không cho phép xây dựng quá một hệ thống truyền
tải và phân phối điện để các đơn vị có thể cạnh tranh trực tiếp với nhau. Nói cách khác, thị trường



1


điện có tính độc quyền tự nhiên trong khâu phân phối. Chính ví vậy, thị trường điện cần có đơn vị
độc lập để vận hành và quản lý khâu phân phối.
Thứ tư, điện là hàng hóa thiết yếu với đời sống con người và nhu cầu phát triển kinh tế. Hạ tầng
điện là một hạ tầng quan trọng của nền kinh tế và là một bộ phận của an ninh quốc gia.
Thứ năm, độ co giãn của cầu theo giá trong ngắn hạn đối với thị trường điện là thấp. Hay nói cách
khác, người tiêu dùng điện ít có cơ hội tìm kiếm hàng hóa thay thế trong ngắn hạn đặc biệt là khi
giá điện tăng. Tuy nhiên, trong dài hạn người mua điện có thể có nhiều lựa chọn hơn như: sử dụng
các công nghệ mới với hao tổn ít hơn, người tiêu dùng chuyển sang các dạng năng lượng khác
(bếp gas thay cho bếp điện, xe máy thay cho điện….)
3. Vai trò của Nhà nước:
Với những đặc điểm và vai trò của thị trường điện, quản lý nhà nước đối với thị trường điện có vai
trị khắc phục các mặt trái, sai lệch của kinh tế thị trường (đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật
trong sản xuất và tiêu thụ điện, duy trì giá điện hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp và
các hộ nghèo…) không thay thế sai lầm của thị trường bằng các sai lệch của nhà nước (đảm bảo
chỉ có một hệ thống lưới điện quốc gia thì phải gia tăng tính cạnh tranh trong sản xuất và tiêu
thụ…). Nhà nước phải đảm bảo khuyến khích cạnh tranh về giá trong thị trường điện (tạo lập thị
trường, thu hút đầu tư..). Như bất kỳ thị trường nào khác, giá điện cũng có vai trị địn bẩy đối với
kinh tế thị trường, vì lẽ đó Nhà nước cần thơng qua chính sách quản lý giá điện hợp lý để khuyến
khích áp dụng cơng nghệ tiên tiến, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội…Trong quá trình
hội nhập kinh tế, quản lý nhà nước trong thị trường điện cần phải huy được những mặt tích cực
(cần tính tốn các hoạt động xuất nhập khẩu, áp dụng các công nghệ tiên tiến, thu hút đầu tư….)
để đạt được những mục đích đã định. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý nhà nước cần tuân thủ
đúng và phù hợp với vai trò, chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, tiến tới hạn chế
tối đa độc quyền nhà nước trong thị trường điện. Cuối cùng, thông qua phân phối và phân phối lại
nhà nước cần xoa dịu các mâu thuẫn xã hội trong thị trường điện (áp dụng giá điện bậc thang, tư
nhân hóa các Cơng ty điện lực khơng thiết yếu, khuyến khích các nguồn năng lượng tái tạo….)

4. Nội dung của Quản lý nhà nước:

2


Quản lý nhà nước về thị trường điện bao gồm: Định hướng xu hướng phát triển của thị trường
thông qua các chiến lược, các chương trình kế hoạch đảm bảo cân đối thị trường. Tạo lập hành
lang thể chế bằng cách ban hành các văn bản pháp lý, chính sách, chế độ, các tiêu chuẩn và định
mức kinh tế - kỹ thuật. Tạo môi trường ổn định, thuận lợi và hỗ trợ các yếu tố kinh tế, xã hội, tín
dụng, tài chính… thúc đẩy sản xuất – kinh doanh. Bảo đảm kết cấu hạ tầng của thị trường và cải
cách khu vực công.
5. Phương pháp quản lý nhà nước
Cũng giống như các thị trường hàng hóa khác, nhà nước quản lý thị trường điện thơng qua luật
pháp, chính sách, kế hoạch và tài sản quốc gia. Cụ thể hơn là nhà nước quản lý thị trường điện
thông qua hệ thống văn bản về ngành điện, các chính sách khuyến khích hay hạn chế các cấu
phần của thị trường và dùng quy hoạch hay tài sản quốc gia trong ngành điện để điều tiết và quản
lý thị trường thông qua cung, cầu và giá cả.
6. Đánh giá kết quả Quản lý nhà nước thị trường điện:
Những kết quả đạt được: Cân bằng cung – cầu điện cơ bản được bảo đảm; hạ tầng lưới điện cơ
bản đảm bảo được nhiệm vụ truyền tải và phân phối điện. Bước đầu đã phát triển được các
nguồn năng lượng sạch trên quy mô lớn. Đã xây dựng cơ sở hạ tầng và nền tảng phục vụ giao
dịch thị trường điện cấp độ cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn. Một số cơ chế, chính
sách hỗ trợ phát triển nguồn điện sạch đã được xây dựng và ban hành.
Những mặt hạn chế: tăng trưởng nhu cầu điện chưa bền vững; sản xuất và cung ứng điện chưa
đảm bảo ổn định và có dự phòng hợp lý; Sự tham gia của các doanh nghiệp vào thị trường phát
điện còn hạn chế; Các nguồn năng lượng tái tạo có tỷ trọng thấp và chưa phát triển đúng tiềm
năng; Vận hành thị trường phát điện cạnh tranh còn bộc lộ một số hạn chế.

3




×