Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Cách kiểm soát tốc độ màn trập docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.45 KB, 15 trang )

Cách kiểm soát tốc độ màn trập
Chụp ảnh tốt không chỉ đơn giản là mua một chiếc máy ảnh đắt
tiền nhất hiện có trên thị trường. Cho dù bạn là một nhiếp ảnh gia
chuyên chụp ảnh đám cưới hay là một tay máy nghiệp dư đang
muốn trở nên chuyên nghiệp hơn, thì điều quan trọng là bạn phải
hiểu về tốc độ màn trập và làm thế nào nó có thể ảnh hưởng đến
các bức ảnh bạn chụp.

Bài viết dưới đây được VnReview tổng hợp từ một số bài hướng dẫn
của các tác giả Darren Rowse, Natalie Norton, Lyndzee Ellsworth và
Charles Clawson đăng trên trang Digital Photography School.
Tốc độ màn trập là gì?
Theo định nghĩa cơ bản nhất, tốc độ màn trập là số lượng thời gian màn
trập mở để cho ánh sáng đi vào cảm biến.
Khi chụp ảnh bằng máy phim trước đây, tốc độ màn trập là chiều dài
của quãng thời gian mà phim được tiếp xúc với cảnh bạn đang chụp;
tương tự như vậy với tốc độ màn trập trong chụp ảnh kỹ thuật số, đó là
chiều dài của quãng thời gian mà cảm biến hình ảnh trong máy ảnh số
"nhìn thấy" cảnh bạn đang cố gắng để nắm bắt.
Làm thế nào để chọn đúng tốc độ màn trập?
• Tốc độ màn trập được đo bằng giây, hoặc trong phần lớn các trường
hợp được đo bằng một phần của giây, thể hiện dưới dạng phân số - mẫu
số càng lớn thì tốc độ càng nhanh (tức là 1/1000s là nhanh hơn nhiều so
với 1/30s).
• Trong hầu hết trường hợp, bạn có thể sử dụng tốc độ màn trập 1/60s
hoặc nhanh hơn. Điều này là do ở các mức tốc độ màn trập chậm hơn,
máy ảnh sẽ rất dễ bị rung và sẽ gây hiện tượng mờ nhòe cho ảnh chụp
được.
• Nếu bạn sử dụng tốc độ màn trập chậm (chậm hơn so với 1/60s), bạn
sẽ cần sử dụng một chân máy hoặc một số loại máy ảnh có chế độ ổn
định hình ảnh tốt (ngày càng có nhiều máy ảnh nâng cao được chất


lượng ổn định hình ảnh).

• Các mức tốc độ màn trập thiết lập sẵn trên máy ảnh của bạn thường sẽ
tăng gấp đôi (xấp xỉ) với mỗi thiết lập. Kết quả là bạn thường sẽ có các
tùy chọn tốc độ màn trập 1/500, 1/250, 1/125, 1/60, 1/30, 1/15, 1/8. Tuy
nhiên, lưu ý là với mỗi lần bạn thay đổi mức màn trập này cũng đồng
nghĩa với việc thông số khẩu độ sẽ thay đổi tương ứng để ảnh đạt được
độ phơi sáng chính xác.
• Một số máy ảnh cũng cung cấp cho bạn tùy chọn tốc độ màn trập rất
chậm, không đo bằng một phần giây mà đo bằng giây (ví dụ 1 giây, 10
giây, 30 giây…). Chúng được sử dụng trong các tình huống ánh sáng
rất yếu, hoặc khi bạn đang tìm cách thực hiện một hiệu ứng đặc biệt
nào đó, hoặc khi bạn đang cố gắng để nắm bắt nhiều chuyển động vào
trong một shot hình). Một số máy ảnh cũng cung cấp cho bạn các tùy
chọn để chụp trong chế độ 'B' (hoặc Bulb) – chế độ phơi sáng lâu, cho
phép đóng mở cửa trập thủ công, bạn có thể giữ màn trập mở lâu hết
mức cho phép.
• Khi tính toán xem nên sử dụng tốc độ màn trập nào cho một bức ảnh
cụ thể, bạn cần đánh giá xem có bất cứ thứ gì trong bức ảnh bạn sẽ
chụp có thể chuyển động được và bạn muốn ghi lại những chuyển động
đó như thế nào. Nếu có chuyển động trong khung cảnh của bạn, bạn có
thể lựa chọn hoặc đóng băng chuyển động (freeze the movement) để
khiến chuyển động đó được ghi lại dưới dạng tĩnh ở trong bức ảnh;
hoặc để cho các đối tượng chuyển động bị mờ một cách cố ý nhằm
mang lại cảm giác chuyển động.
• Để đóng băng chuyển động trong một hình ảnh (như trong ảnh chụp
lướt sóng ở trên), bạn cần chọn một tốc độ màn trập nhanh hơn, còn để
làm mờ chuyển động thì bạn cần chọn tốc độ màn trập chậm hơn. Tốc
độ thực tế bạn nên chọn sẽ khác nhau tùy thuộc vào tốc độ của các đối
tượng trong ảnh của bạn và bạn muốn nó bị mờ như thế nào.


• Chuyển động không phải lúc nào cũng xấu. Một số người chụp ảnh
luôn luôn chọn chụp ảnh ở tốc độ màn trập nhanh và không thể hiểu tại
sao mọi người lại muốn đưa các vệt mờ chuyển động vào trong hình
ảnh của họ. Tuy nhiên phải nói rằng có những khi chuyển động là tốt.
Ví dụ khi bạn chụp ảnh một thác nước và muốn hiển thị cho người xem
dòng nước chảy nhanh như thế nào, hoặc khi bạn đang chụp một chiếc
xe đua và muốn mang lại cảm giác về tốc độ của xe, hoặc khi bạn đang
chụp một ngôi sao băng và muốn hiển thị xem các ngôi sao di chuyển
như thế nào trong một khoảng thời gian dài… Trong tất cả những
trường hợp này, lựa chọn một tốc độ màn trập lâu hơn sẽ là con đường
để đi. Tuy nhiên, để chụp được những bức ảnh đẹp trong các tình
huống nói trên, bạn phải sử dụng chân máy, nếu không bạn sẽ làm hỏng
bức ảnh bằng cách thêm vào chuyển động của máy ảnh (một loại mờ
nhòe khác với mờ chuyển động motion blur).
• Độ dài tiêu cự và tốc độ màn trập. Một điều cần xem xét khi lựa chọn
tốc độ màn trập là chiều dài tiêu cự của ống kính mà bạn đang sử dụng.
Các tiêu cự càng dài sẽ càng làm tăng thêm độ rung lắc của máy ảnh,
do đó bạn phải chọn một tốc độ màn trập nhanh hơn (trừ khi ống kính
của bạn có tích hợp chế độ ổn định hình ảnh ngay trên ống kính). Một
nguyên tắc khi sử dụng tiêu cự trong các tình huống không có ổn định
hình ảnh, đó là chọn tốc độ màn trập với một phân số có mẫu số lớn
hơn chiều dài tiêu cự của ống kính. Ví dụ nếu bạn có một ống kính tiêu
cự 50mm thì tốc độ 1/60 có lẽ là ok, nhưng nếu bạn có một ống kính
tiêu cự 200mm thì có thể bạn cần tốc độ 1/250.
Kết hợp tốc độ màn trập với các thông số khác
Hãy nhớ, bạn luôn phải tính toán tốc độ màn trập sao cho tương ứng
với các thông số về khẩu độ và ISO. Khi bạn thay đổi tốc độ màn trập,
bạn sẽ cần phải thay đổi một hoặc cả hai thông số còn lại để bù đắp cho
nó.

Ví dụ, nếu bạn tăng tốc độ màn trập của bạn lên một stop (ví dụ từ
1/125 lên 1/250), bạn đang giảm một nửa lượng ánh sáng đi vào máy
ảnh của bạn. Để bù đắp cho điều này, bạn cần tăng khẩu độ lên một
stop (ví dụ từ F16 đến F11). Hoặc bạn cũng có thể chọn thay đổi độ
nhạy sáng ISO (ví dụ từ ISO 100 lên ISO 400).
Ảnh hưởng của tốc độ màn trập trên hình ảnh
Để hiểu rõ tốc độ màn trập thay đổi thì sẽ ảnh hưởng như thế nào trên
ảnh chụp, bạn có thể theo dõi các thử nghiệm của nhiếp ảnh gia
Lyndzee Ellsworth (xem blog tại epblog.net) khi chụp trung tâm thành
phố San Diego vào ban đêm. Bốn bức ảnh chụp dưới đây được thay đổi
sao cho mỗi lần chụp thì thời gian màn trập mở lại ngắn hơn một chút.
Các ảnh được chụp ở ISO 100 để giữ nhiễu ở mức tối thiểu – điều này
rất quan trọng khi chụp ảnh ban đêm, nhằm cùng lúc tối ưu cả màu sắc
và bóng tối. Khẩu độ F/5 được thiết lập cho tất cả 4 bức ảnh, vì ở khẩu
độ này, máy ảnh vẫn còn mở đủ rộng để cho ánh sáng đi qua.
Bắt đầu với bức ảnh đầu tiên, tốc độ màn trập được thiết lập ở mức
phơi sáng 15 giây. Với màn trập mở trong 15 giây, tất cả ánh sáng mà
ống kính có thể thu được trong 15 giây đó được ghi lại và xử lý. Và,
như kết quả thể hiện trong bức ảnh dưới đây, bạn có thể thấy 15 giây là
quá nhiều, vì vậy sau đó tốc độ màn trập được giảm xuống 10, tiếp đó
là 8 và cuối cùng là 6 giây.



Theo tác giả, bức ảnh được chụp với tốc độ màn trập 6 giây được đánh
giá là đẹp nhất.
Bức ảnh dưới đây được lấy nguồn từ Wikipedia, cũng sẽ cho bạn thấy
sự thay đổi tốc độ màn trập sẽ tác động tới ảnh chụp như thế nào:


3 kỹ thuật chụp ảnh tốc độ chậm
Theo kinh nghiệm của nhà nhiếp ảnh Charles Clawson, có 3 kỹ thuật cơ
bản trong chụp ảnh với tốc độ màn trập chậm. Để chụp các bức ảnh
này, bận cần thiết lập máy ảnh ở chế độ ưu tiên màn trập và một chân
máy.
1. Vẽ tranh bằng ánh sáng (Light Painting)

Trong kỹ thuật này, ánh sáng là yếu tố chính làm nên bức ảnh của bạn.
Thường thì chúng ta vẫn hay tự giới hạn mình bởi các kiểu ánh sáng
thông thường và chỉ dùng ánh sáng để có thể nhìn thấy các sự vật trong
ảnh. Nhưng với kỹ thuật Light Painting, tốc độ màn trập chậm sẽ cho
bạn thấy được một số chuyển động của ánh sáng trong khung cảnh của
bạn. Thử nghiệm với đèn pin, đèn dây, nến hoặc bất cứ thứ gì có thể
phát sáng theo chủ ý của bạn. Trong bức ảnh ở trên, tác giả đã để nhân
vật ngồi trong một căn phòng tối đen hoàn toàn, thiết lập máy ảnh ở tốc
độ màn trập đủ để cho ông cầm một cây nến và đi vòng xung quanh
chiếc ghế mà nhân vật đang ngồi, khoảng thời gian đó là 8 giây.
Trong ảnh, khuôn mặt nhân vật hoàn toàn được thắp sáng bởi ánh nến.
Tuy nhiên, vì tác giả di chuyển hơi nhanh nên ngọn lửa bị bập bùng, vì
thế bạn thấy ảnh hơi có chút ma quái, điều này tác giả không cố ý,
nhưng rõ ràng đây là một ý tưởng hay để bạn thực hiện một thử nghiệm
của riêng mình.
2. Nắm bắt chuyển động

Những vệt nhòe mờ trong ảnh không phải luôn luôn là một điều xấu,
đặc biệt là khi nó nắm bắt sự chuyển động xảy ra trong một bức ảnh.
Photoshop thậm chí bao gồm một bộ lọc gọi là "motion blur" để tái tạo
hiệu ứng này nếu bạn bỏ lỡ nó trong khi chụp ảnh. Tìm một cảnh thích
hợp với ý tưởng chụp ảnh mờ chuyển động và thử nghiệm.
Trong bức ảnh ở trên, tác giả sử dụng tốc độ màn trập đủ chậm để có

được sự chuyển động của chiếc đu quay, nhưng đủ nhanh để không ghi
lại những chuyển động của chiếc máy ảnh cầm tay hoặc chuyển động
của các em bé ở phía trước (1/20 giây). Bức ảnh sẽ đẹp hơn nếu được
gắn trên chân máy, nhưng vì không có sẵn chân máy nên tác giả đã
chụp vài bức ảnh để chọn ra một ảnh không bị rung.
3. Biến đêm thành ngày

Vào những đêm sáng trăng, sẽ rất thú vị để tạo ra những ảo ảnh mà có
thể mang lại cho bạn cảm giác như đang chụp ảnh vào ban ngày. Bức
ảnh này được tác giả chụp ở Hawaii vào khoảng 10h giờ tối. Mặt trăng
rất tròn và sáng, tác giả đã cài đặt máy ảnh phơi sáng trong khoảng 30
giây, và cảnh vật đã hiện ra rất sống động. Khi chụp bức ảnh này, vì
trời rất tối nên tác giả đã không hề nhận thấy có một người đang ngồi
ngắm sao trên bờ đá. Và bạn nhìn xem, cảnh vật thật mơ mộng khi
chuyển động của nước cũng bồng bềnh tựa như chuyển động của
những đám mây thấp.
Kiểm soát tốc độ màn trập thực sự là một kỹ thuật cao cấp của nhiếp
ảnh, bạn chỉ có thể làm chủ được nó bằng cách chụp thật nhiều và rút
kinh nghiệm, dựa trên những nguyên tắc cơ bản đã được giới thiệu
trong bài. VnReview sẽ còn giới thiệu nhiều bài viết tương tự về các kỹ
thuật cơ bản trong chụp ảnh, mời bạn trở lại để đón đọc.

×