Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA bán – sáp NHẬP (ma)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA NGÂN HÀNG


TIỂU LUẬN MÔN HỌC

NGÂN HÀNG ĐẤU TƯ
ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN – SÁP NHẬP (M&A)
TẠI VIỆT NAM
Giảng viên phụ trách : TS. NGUYỄN THANH PHONG
Sinh viên thực hiện

: Đinh Thị Thanh Hiền

Khoá - Lớp

: K46-NH001

MSSV

: 31201022644

ĐT

: 0343947122

E-mail



:

TP Hồ Chí Minh, Năm 2022


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ 1
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 2
I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP (M&A) TẠI
VIỆT NAM ......................................................................................................................... 3
1.

Khái niệm chung về hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) ........................ 3

2.

Phân loại hoạt động M&A .................................................................................. 3

3.

Vai trò của hoạt động M&A ............................................................................... 4
3.1 Đối với các doanh nghiệp ................................................................................. 4
3.2 Đối với nhà đầu tư ............................................................................................ 5
3.3 Đối với các công ty mới thành lập ................................................................... 5

4.

Động cơ của các thương vụ M&A ...................................................................... 5


5.

Tình hình thị trường hoạt động M&A tại Việt Nam. ....................................... 6

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA HOẠT ĐỌNG M&A TẠI VIỆT NAM .......................... 8
1.

Quy định của pháp luật Việt Nam áp dụng cho hoạt động M&A ................... 8
1.1 M&A theo quy định của Luật Doanh nghiệp ............................................... 8
1.2 M&A theo quy định của Luật Đầu tư............................................................ 9
1.3 M&A theo quy định của Luật Cạnh tranh: ................................................... 9
1.4 M&A theo quy định của Luật Chứng khoán .............................................. 10
1.5 M&A theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng .................................. 10

III.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG M&A ............................................. 10

1.

Giai đoạn chuẩn bị - Tiền M&A ....................................................................... 10

2.

Giai đoạn đàm phán và thực hiện giao dịch, ký kết hợp đồng M&A ........... 11

3.

Giai đoạn tác cơ cấu doanh nghiệp – Hậu M&A ............................................ 12


IV.

GIỚI THIỆU THƯƠNG VỤ M&A GIỮA KEB HANA BANK VÀ BIDV. ... 13

1.

Thông tin cơ bản của KEB Hana Bank và BIDV ........................................... 13

2.

Thương vụ M&A giữa KEB Hana Bank và BIDV đã diễn ra như thế nào? 14

V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU THƯƠNG VỤ M&A GIỮA BIDV VÀ KEB
HANA BANK ................................................................................................................... 15
1.

Đối với BIDV: ..................................................................................................... 15

2.

Đối với KEB Hana Bank: .................................................................................. 15


VI. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG M&A TẠI
VIỆT NAM ....................................................................................................................... 16
1.

Nhận xét đánh giá .............................................................................................. 16
1.1 Cơ hội ............................................................................................................... 16
1.2 Thách thức ....................................................................................................... 16


2.

Giải pháp ............................................................................................................. 17

KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 19


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Nguyên văn tiếng Việt và tiếng Anh
1
Sáp nhập, mua lại: Mergers & Acquisitions
2
Trách nhiệm hữu hạn
3
Thương mại cổ phần
4
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam

1

Chữ viết tắt
M&A
TNHH
TMCP
BIDV



LỜI MỞ ĐẦU
Mua bán và sáp nhập hay còn gọi là hoạt động M&A là một hoạt động còn khá mới mẻ ở
Việt Nam, chỉ tầm vài năm trở lại đây M&A mới được nhiều người biết đến và trở nên
sôi nổi trên thị trường Việt Nam. Nhưng trên thế tế vẫn có nhiều thương vụ M&A thành
cơng diễn ra tại Việt Nam và đem đến những tác động tích cực cho nền kinh tế. Thông
qua các thương vụ mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp khơng chỉ có thêm nguồn vốn mà
còn thiết lập được mối quan hệ với các đối tác chiến lược, qua đó tăng thêm khả năng
quản trị, điều hành, công nghệ, nâng cao nguồn lực doanh nghiệp, đa dạng hóa danh mục
sản phẩm, dịch vụ kinh doanh, … Đây cũng là những yếu tố quan trọng và cần thiết đối
với các doanh nghiệp của Việt Nam trong q trình mở rộng quy mơ và thị trường.
Nền kinh tế ngày càng phát triển khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường kinh doanh ngày
càng gay gắt, do đó mà hoạt động M&A càng được thúc đẩy hơn nữa. Tuy nhiên, hoạt
đọng M&A tại Việt Nam cũng gặp khơng ít thách thức bởi nhiều yếu tố gây ra. Trong
thời gian tới, các chuyên gia dự báo sẽ là lúc mà thị trường M&A của Việt Nam có sự
bùng nổ sau sự phục hồi của đại dịch toàn cầu, đo dó có thể nói hoạt động M&A sẽ giữ
đóng một vai trị quan trọng trong chiến lược kinh tế của đất nước.
Hiểu được tầm quan trọng đó nên em đã chọn đề tài “Thực trạng của hoạt động mua bán
và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. Do kiến thức còn hạn chế nên
bài tiểu luận của em sẽ chắc chắn không thể nào tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế, em
mong thầy có thể bỏ qua và nhận sự sự góp ý của thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện
hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy.

2


TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP (M&A) TẠI
VIỆT NAM
1. Khái niệm chung về hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A)
I.


Sáp nhập và mua lại (tên tiếng Anh: Mergers and Acquisitions; viết tắt M&A) là hoạt
động giành quyền kiểm sốt doanh nghiệp thơng qua hình thức mua bán hoặc sáp nhập
giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp để sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.
Hay nói cách khác, hoạt động M&A liên quan đến vấn đề sở hữu và thực thi quyền sở
hữu để làm thay đổi cơ cấu, mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh và tạo ra những
giá trị mới cho cổ đông.
Hoạt động M&A không chỉ làm thay đổi tình trạng sở hữu của một doanh nghiệp về
mặt tài sản mà còn thay đổi cả hoạt động quản trị, điều hành tổ chức của doanh nghiệp
đó. Tuy nhiên, mức độ của sự thay đổi này còn tùy thuộc vào pháp lý và điều lệ doah
nghiệp và thỏa thuận giữa các bên khi thực hiện thương vụ M&A. Nguyên tắc cơ bản
của M&A là tạo ra giá trị mới cho cổ đơng và giá trị đó phải lớn hơn tổng giá giá trị
của các doanh nghiệp trước khi thực hiện M&A.
Ngày nay, chúng ta thường thấy cụm từ M&A luôn đi cùng với nhau, thế nhưng trên
thực tế thì mua bán và sáp nhập vẫn có những điểm khác nhau cơ bản như:
- Mua lại (Acquisitions): được hiểu là một doanh nghiệp có hành động tiếp quản
bằng cách mua một phần hoặc toàn bộ cổ phần, tài sản của một doanh nghiệp khác
(doanh nghiệp mục tiêu) và đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới.
- Sáp nhập (Mergers): là sự kết hợp giữa hai doanh nghiệp có cùng quy mô, quyết
định gộp chung cổ phần. Lúc này doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ phải chuyển tất cả
tài sản, nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của mình sang cho doanh nghiệp nhận
sáp nhập, đồng thời sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập cũng sẽ chấm dứt để
hình thành một doanh nghiệp mới lớn hơn sau khi sáp nhập.
2. Phân loại hoạt động M&A
Dựa vào mối quan hệ cạnh tranh giữa các bên liên quan, hoạt động M&A được chia ra
làm 3 loại:
-

M&A chiều ngang (Horizontal merger): là sự sáp nhập giữa hai doanh nghiệp kinh
doanh cạnh tranh trực tiếp với nhau có cùng dịng sản phẩm, dịch vụ và cùng thị
trường. Hình thức M&A theo chiều ngang thường xảy ra khi có sự cố, hợp nhất

trong ngành vì vậy sẽ có sự hợp lực của các doanh nghiệp khác nhau vào một
doanh nghiệp mới lớn hơn để mở rộng quy mô, mở rộng thị trường, tận dụng
nguồn lực, công nghệ và giảm bớt đi đối thủ cạnh tranh.
3


-

-

o Ví dụ: Sự hình thành của Big Four – bốn cơng ty kiểm tốn lớn nhất thế
giới là minh chứng cụ thể cho hình thức M&A theo chiều ngang. Cả bốn
cơng ty đề được hình thành từ việc sáp nhập của các cơng ty kiểm tốn
khác nhau như: KMG Group và Peat Marwick International được sáp nhập
để tạo ra KPMG; Deloitte Askins & Sells và Touch Ros sáp nhập với nhau
tạo thành Deloitte & Touche; Pricewaterhousecoopers là kết quả của sự sáp
nhập giữa Price Waterhouse và Coope & Lybrand; Ernst & Young được
hình thành từ việc sáp nhập Ernst & Whinney và Arthur Young.
M&A chiều dọc (Vertical merger): là giao dịch M&A giữa hai hoặc nhiều doanh
nghiệp nằm ở những khâu khác nhau trong cùng một lĩnh vực sản xuất hoặc cung
cấp dịch vụ dẫn đến sự mở rộng về phía trước hoặc phí sau của các doanh nghiêp
sáp nhập trên cùng một chuỗi giá trị. M&A theo chiều dọc được chia làm 2 loại:
 Sáp nhập tiến (Forward): xảy ra khi doanh nghiệp mua lại doanh nghiệp
khách hàng của mình, như trường hợp các doanh nghiệp sản xuất mua
lại các chuỗi cửa hàng bán lẻ.
 Sáp nhập lùi (Backward): xảy ra khi doanh nghiệp mua lại nhà cung cấp
của mình, như trường hợp cơng ty thời trang mua lại công ty cung cấp
vải và công ty may mặc cho sản phẩm thời trang của mình.
M&A hỗn hợp (Conglomerage merger): là giao dịch M&A xảy ra khi các doanh
nghiệp không hoạt động ở cùng lĩnh vực với nhau, không có bất kì mối quan hệ

mua bán hay cạnh tranh nào nhưng muốn đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, mở
rộng kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác nhau.

Dựa trên cơ cấu tài chính, có 2 hình thức M&A là:
-

Sáp nhập mua: Loại hình này xảy ra khi một doanh nghiệp mua lại một doanh nghiệp
khác. Việc mua lại doanh nghiệp này được giao dịch bằng tiền mặt hoặc thông qua
một số cơng cụ tài chính khác
- Sáp nhập hợp nhất: Cả hai doanh nghiệp sáp nhập với nhau dưới một pháp nhân
mới và hình thành một thương hiệu mới. Tài chính của hai doanh nghiệp sẽ được
hợp nhất trong doanh nghiệp chung mới hình thành.
3. Vai trị của hoạt động M&A
3.1 Đối với các doanh nghiệp
- Đối với các doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, lợi thế cạnh tranh trên thị
trường bị giảm sút, khơng thích nghi kịp với mơi trường kinh doanh mới,
… thì M&A sẽ là cái phao giúp họ thốt khỏi tình trạng thua lỗ triền miên.

4


Đối với các doanh nghiệp hoạt động bình thường thì M&A sẽ là phương
thức giúp họ mở rộng quy mô, mở rộng thị trường, tăng cơ hội kinh doanh,
tăng sức mạnh cạnh tranh và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ.
- Hoạt động M&A giúp các doanh nghiệp thu hút them vốn đầu tư, tăng giá
trị lâu dài và bền vững của doanh nghiệp bằng nguồn nhân lực giỏi và các
lợi thế sẵn có cùng với hệ thống phân phối sẵn có của bên mua.
3.2 Đối với nhà đầu tư
- M&A là một cách thức hiệu quả để các nhà đầu tư bước vào một lĩnh vực
mới, thị trường mới một cách nhanh chóng mà khơng mất q nhiều thời

gian để tìm kiếm dự án và thực hiện các thủ tục hành chính.
- M&A giúp cho các nhà đầu tư có thể tiết kiệm chi phí hơn so với việc thành
lập một doanh nghiệp mới, tạo ra thị trường mới, …
3.3 Đối với các công ty mới thành lập
- M&A là cách thức giúp các doanh nghiệp bù đắp những khuyết điểm và
công hưởng để tạo nên sức mạnh. Các cơng ty có thẻ giảm chi phí bằng
cách cắt giảm nhân lực không cần thiết, nâng cao năng suất lao động,
chuyển giao và bổ sung công nghệ cho nhau. Sauk hi sáp nhập các công ty
với quy mô lớn hơn sẽ tăng vị thế trong mắt các đối tác và đối thủ trên thị
trường, …
- M&A trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng sẽ giúp nâng cao năng lực điều
hành, khiến việc quản trị ở các ngân hàng tập trung hơn và cũng dễ quản lý
hơn.
- M&A trong lĩnh vực bất động sản giúp cho việc đầu tư phát triển bền vững,
tăng tính chuyên nghiệp và khả năng tài chính, san sẻ những rủi ro và nâng
cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.
4. Động cơ của các thương vụ M&A
-

 Thâm nhập vào thị trường mới
Đây là một nhân tố quan trọng khi muốn mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh,
đa dạng dòng sản phẩm, mở rộng mạng lưới phân phối.
Ví dụ như một doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam, nếu
họ thành lập một công ty mới và bắt đầu mọi thứ từ con số 0 sẽ tốn khá nhiều thời
gian và tiền bạc vào chi phí thành lập, chi phí cơ hội, tìm kiếm mạng lưới phân phối
sản phẩm, … thay vì như thế thì họ có thể chọn tiến hành chiến lược mua lại doanh
nghiệp đã có sẵn mọi thứ trong nước và tiếp tục phát triển doanh nghiệp đó.
 Giảm chi phí gia nhập thị trường
Thị trường Việt Nam là thị trường có quy định chặt chẽ của chính phủ, việc gia nhập
địi hỏi các cơng ty phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt, hoặc chỉ có thể thuận

5










lợi trong một thời gian nhất định, và những nhà đầu tư đến sau chỉ có thể tham gia
thị trường bằng cách mua lại các công ty đã tham gia thị trường. Đây là điều phổ
biến trong đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng,
tài chính và bảo hiểm.
Chiếm hữu tri thức và tài sản con người
Tất nhiên, khi các công ty đối thủ trên thị trường hợp nhất, số lượng “người chơi”
giảm đi. Tại Việt Nam, Navigos mua lại mảng tuyển dụng của Ernst & Young để
giảm bớt đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực tuyển dụng.
Giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả
Thông qua sáp nhập và mua lại, các cơng ty có thể tăng quy mơ kinh tế bằng cách
tăng gấp đơi thị phần, giảm chi phí cố định (trụ sở, nhà máy), chi phí lao động, hậu
cần và phân phối. Về nguồn lực (đầu vào), các doanh nghiệp cũng có thể bổ sung
cho nhau những lợi thế khác nhau như thương hiệu, thông tin, công nghệ độc quyền,
dây chuyền công nghệ. Cơ sở khách hàng thường khai thác các tài sản mà các công
ty chưa khai thác hết giá trị của chúng.
Đa dạng hóa và bành trướng thị trường
Chiến lược “tập đồn hóa” của nhiều doanh nghiệp là động lực thúc đẩy việc mua
lại các doanh nghiệp khác. Từ một cơng ty chun về đồ gỗ, Hồng Anh Gia Lai đã
mở rộng sang lĩnh vực bất động sản, khai khoáng, thủy điện, trồng cao su và nhiều

lĩnh vực khác.
Đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng thương hiệu
Sử dụng chiến lược M&A để đa dạng hóa sản phẩm và phát triển thương hiệu. Một
trong những thương hiệu tiêu biểu là Unilever, có các sản phẩm chăm sóc cơ thể
như Lux, Close Up, Sunsilk; chất tẩy rửa gia dụng như Omo, Comfort, Sunlight,
Surf; thực phẩm và đồ uống như Knorr, Wall, Lipton… Có nhiều lý do khác dẫn
đến các quyết định M&A như môi trường kinh doanh thay đổi, khủng hoảng kinh
tế khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh khốn đốn, mất khả năng thanh toán, buộc
phải mua bán và sáp nhập.

5. Tình hình thị trường hoạt động M&A tại Việt Nam.
Trong hơn mười năm qua, M&A đã trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho
nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc và mơ hình tăng trưởng nền kinh
tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Cũng trong khoảng thời gian này, thị trường
M&A đã diễn ra sôi động và phát triển mạnh mẽ đạt tổng giá trị hơn 50 tỷ USD với
hàng ngàn thương vụ được thực hiện thành công, trở thành điểm đến M&A hàng đầu
tại khu vực Đông Nam Á.
6


Theo thống kê, tại Việt Nam vào năm 2017 hoạt động M&A diễn ra mạnh mẽ đạt
khoảng 10 tỷ USD, trong đó thương vụ Sabeco đóng góp 50% giá trị. Giai đoạn 20182019, giá trị M&A tuy giảm nhẹ, song năm 2019, tổng giá trị M&A đạt khoảng tỷ
USD, tức bằng khoảng 94,7% so với năm 2018.
Mặc dù năm 2019 bị giảm về giá trị so với giai đoạn 2016-2017, nhưng trên thị
trường M&A vẫn xuất hiện nhiều yếu tố tích cực, nhiều thương vụ lớn được thực
hiện.
BẢNG CÁC THƯƠNG VỤ ĐẦU TƯ M&A ĐÁNG CHÚ Ý NĂM 2019-2020
Bên mua
Bên bán
Ngành

Giá trị
(triệu USD)
KEB Hana Bank
BIDV
Ngân hàng
878.61
KKR & Temasek
Vinhomes
Bất động sản
652.17
Sumitomo Life
Bảo Việt
Tài chính
173
Aozora
OCB
Ngân hàng
139
SSJ Consulting
GMD
Logistic
34.78
Afirma Capital
Siêu Việt Group
Cơng nghệ
34
SK Investment
Imexpharm
Dược – y tế
29.04

VinaCapital
Bệnh viện Thu Cúc
Dược – y tế
26.09
SoftBank Ventures
Propzy
Công nghệ
25
Asia, Gaw Capital
Dược phẩm Aska
Dược Hà Tây
Dược – y tế
20
Nguồn: Diễn đàn M&A Việt Nam 2020
Năm 2020, do tác động của đại dịch covid-19 đã khiến cho giá trị các thương vụ
M&A tại Việt Nam giảm mạnh với tỷ lệ hơn 51% so với năm 2019, ước đạt 3,5 tỷ
USD. Tuy nhiên, theo tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor Internatinal, Việt
Nam là một trong những thị trường M&A năm động và đầy tiềm năng.
Năm 2021, mặc dù Việt Nam phải chịu sự tác động tiêu cực sau đại dịch nhưng vốn
đầu tư nước ngồi vào Việt Nam thơng qua kênh hoạt động M&A vẫn có sự tăng
trưởng. Theo số liệu thống kê của KPMG Việt Nam, trong mời tháng đầu năm 2021,
thị trường M&A Việt Nam đã thu hút hơn 8,8 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm 2019
và 17,9% so với năm 2020. Những thương vụ điển hình có thể kể đến trong năm 2021
như: Cơng ty cổ phần Đàu tư Nam Long hoàn tất mua lại 100% dự án của Keppel
Land tại Đồng Nai và nhận chuyển nhượng dự án Waterfront Đồng Nai, Trường Hải
mua lại chuỗi bán lẻ E-Mart Việt Nam, Danh Khơi mua lại tồn bộ vốn từ một doanh
7


nghiệp Nhật Bản và trở thành chủ đầu tư của dự án Sun Frontier tại Đà Nẵng, Ngân

hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHCB) bán 100% cổ phần trong chi nhánh SHBank
Finance Company Limited cho Bank of Ayudhya Public Company (Thailand) với giá
156 triệu USD, ...
Năm 2022, các chuyên gia tin rằng thị trường hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ bùng
nổ khi tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn so với hai năm trước và các tác động tiêu cực
của đại địch covid-19 dần biến mất.
II.
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA HOẠT ĐỌNG M&A TẠI VIỆT NAM
1. Quy định của pháp luật Việt Nam áp dụng cho hoạt động M&A
1.1 M&A theo quy định của Luật Doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp 2020 ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 đã đưa ra một
số quy định liên quan đến hoạt động M&A như sau:
 Khoản 3, Điều 4: Hợp nhất, sáp nhập là một trong 5 hình thức tổ chức lại
doanh nghiệp.
 Điều 17 quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn
góp và quản lý doanh nghiệp. Theo đó, các tổ chức, cá nhân có quyền góp
vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào cơng ty cổ phần, cơng ty hợp
danh, cơng ty TNHH theo quy định của Luật Doanh nghiệp, ngoại trừ các
trường hợp:
 + Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản
nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị
mình.
 + Đối tượng khơng được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật
Cán bộ, cơng chức; Luật Viên chức; Luật Phịng, chống tham nhũng.
 Điều 51 quy định về bán cổ phần và điều 52 quy định về chuyển nhượng
phần vốn góp đối với công ty TNHH.Điều 126 quy định về bán cổ phần và
điều 127 quy định về chuyển nhượng cổ phần đối với công ty cổ phần chỉ
rõ Hội đồng quản trị quyết định thời điểm, phương thức, giá bán cổ phần.
Giá bán cổ phần phải không được thấp hơn so với giá thị trường tại thời
điểm bán, hoặc giá trị sổ sách của cổ phần ở thời điểm gần nhất, ngoại trừ

trường hợp đặc biệt.
 Điều 127 cũng chỉ rõ rằng cổ phần của công ty cổ phần được tự do chuyển
nhượng, việc chuyển nhượng thực tiến hành thực hiện bằng hợp đồng thông
thường hoặc qua giao dịch trên thị trường chứng khốn.
 Ngồi ra cịn có các điều khoản liên quan đến hoạt động M&A như: Điều
198 quy định về chia doanh nghiệp, điều 199 quy định về tách doanh
8


nghiệp, điều 200 quy định về hợp nhất doanh nghiệp, điều 201 quy định về
thủ tục, hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp nhận sáp nhập.
1.2 M&A theo quy định của Luật Đầu tư
Luật đầu tư 2020 có hiệu lực thi hành vào ngày 1/1/2021. Theo đó Luật Đầu tư
2020 thừa nhận hai hình thức của hoạt động M&A là sáp nhập và mua lại
doanh nghiệp và hoạt động này được coi như là hình thức đầu tư trực tiếp.
Việc mua lại doanh nghiệp có thể thực hiện dưới hình thức mua lại tồn bộ
hoặc một phần hoặc chi nhánh của doanh nghiệp.
 Tại khoản 8 Điều 3 quy định đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn
để thực hiện hoạt động kinh doanh. Việc đầu tư kinh doanh có thể được tiến
hành thơng qua việc thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần
hay phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo hình thức hợp đồng hoặc thực
hiện dự án.
 Điều 24 quy định về việc nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần và
phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Cũng ở điều luật này, việc nhà đầu tư
nước ngồi góp vốn, mua cổ phần hay mua phần vón góp của tổ chức kinh
tế cũng được quy định cụ thể.
1.3 M&A theo quy định của Luật Cạnh tranh:
“Luật Cạnh tranh 2018 có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Tại khoản 2, khoản 3,
khoản 4 của Điều 29 quy định như sau:
 Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn

bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh
nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của
doanh nghiệp bị sáp nhập.
 Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ
tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một
doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn
tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
 Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp
mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để
kiểm sốt, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp
bị mua lại.
Lưu ý: Luật Cạnh tranh 2018 quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên
doanh giữa các doanh nghiệp là hành vi tập trung kinh tế. Theo đó, việc sáp
nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp bị cấm trong trường hợp việc sáp nhập,
hợp nhất, mua lại này tạo ra thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia,

9


gây tác động hoặc có khả năng tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể
trên thị trường Việt Nam (Điều 30)” Huy, Đ. (2022).
1.4 M&A theo quy định của Luật Chứng khốn
Luật Chứng khốn 2019 có hiệu lực từ 1/1/2021. Tại khoản 1 Điều 93 của bộ
luật này quy định về việc tổ chức lại công ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ
đầu tư chứng khốn phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận
trước khi thực hiện.
1.5 M&A theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng
Luật các tổ chức tín dụng 2010 có hiệu lực ngày 1/1/2011. Tại khoản 1 Điều
153 quy định các tổ chức tín dụng được phép tổ chức lại dưới hình thức tách,
chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý khi được chấp thuận

bằng văn bản bởi Ngân hàng Trung ương.
III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG M&A
Mỗi một thương vụ M&A điễn ra, nó khơng chỉ đơn thuần là một giao dịch kinh tế
giữa các bên tham gia mà là cả một quá trình dài, thông thường một thương vụ M&A
sẽ mất khoảng 6 tháng cho đến vài năm tùy vào quy mơ, loại hình cụ thể.
Tiếp
cận đối
tượng
mục
tiêu

Báo
cáo
thẩm
định

Ký kết
hợp
đồng

Đàm
phán

Tiền M&A

Thay
đổi
đăng
ký kinh
doanh


Ký kết

Xử lý
sau
M&A

Hậu M&A

Quy trình thực hiện hoạt động M&A
1. Giai đoạn chuẩn bị - Tiền M&A
Bước 1: Tiếp cận đối tượng mục tiêu
Việc tiếp cận tối tượng mục tiêu có thể thơng qua nhiều kênh như: Maketing của
bên bán, các đợn vị tư vấn, tổ chức môi giới hoặc các đơn vị chuyên tư vấn M&A, …
Phạm vi tiếp cận phụ thuộc vào đánh giá sơ bộ của Bên bán đối với các yếu tố sau:
-

Đối tượng mục tiêu phải hoạt động trong lĩnh vực phù hợp với chiến lược
và định hướng phát triển của Bên mua;
Thơng thường đối tượng mục tiêu sẽ có lượng khách hàng, đối tác sẵn hoặc
có thị phần nhất định trên thị trường mà Bên bán có thể tiếp tục khai thác.

10


-

-

-


Đối tượng mục tiêu là đối tượng có quy mơ đầu tư trung và dài hạn có thể
tận dụng được như kết quả đầu tư công nghệ, kinh nghiệm quản lý, nguồn
lao động có tay nghề, …
Đối tượng mục tiêu có chỗ đứng nhất định trên thị trường, giúp bên mua có
thể giảm thiểu chi phí và tăng thị phần trên thị trường, tận dụng kinh
nghiệm thị trường để tiếp tục duy trì chỗ đứng và tạo các cơ hội đầu tư
mới,…
Đối tượng mục tiêu có những lợi thế về cơ sở vật chất, hạ tầng, vị trí địa
lý,…

Đây được coi là bước quan trọng nhất trong một thương vụ sáp M&A bởi cần phải
có những chiến lược rõ rang thì mới có thể xác định được những đối tượng mục tiêu
tiềm năng. Bên cạnh đó các bên tham gia vào thương vụ cần xác định rõ loại giai
dịch M&A.
Bước 2: Báo cáo thẩm định:
Sau khi đã tiếp cận đầy đủ, bên mua sẽ bắt đầu thuê các đơn vị tư vấn tài chính và
tư vấn pháp lý chuyên nghiệp để đánh giá tổng thể đối tượng mục tiêu trước khi đưa
ra quyết định thâu tóm. Tại Việt Nam, tùy từng đối tượng mục tiêu và tùy vào nhu
cầu của bên mua mà quyết định nên tổ chức thẩm định pháp lý hay thẩm định tài
chính hay cả hai.
Thẩm định tài chính (Financial Due Diligence): trong đó tập trung kiểm tra
việc tn thủ các chuẩn mực kế tốn, trích lập dự phịng, các khoản vay,
chuyển nhượng vốn, tính ổn định của luồng tiền (có tính đến chu kỳ kinh
doanh), khấu hao tài sản, khả năng thu hồi nợ, … Thẩm định và đưa ra kết
luận về giá trị thực của bên bị thâu tóm để có thể đưa ra mức giá hợp lý cho
đôi bên. Các phương pháp thường dùng là Tỷ suất giá trị doanh nghiệp trên
doanh thu, tỷ suất P/E, phương phương chiết khấu dòng tiền (DCF), …
- Thẩm định pháp lý (Legal Due Diligence): tập trung đánh giá chi tiết, toàn
diện các vấn đề pháp lý liên quan đến tư cách pháp nhân, tư cách của các cổ

đông, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của đối tượng mục tiêu, lao động, tài
sản, dự án, ... giúp cho bên mua hiểu rõ tư cách pháp nhân, quyền, nghĩa
vụ, chế độ pháp lý của mình. Việc này là cơ sở xác định tình trạng và các
rủi ro pháp lý có thể xảy ra khi quyết định thâu tóm một doanh nghiệp nào
đó.
2. Giai đoạn đàm phán và thực hiện giao dịch, ký kết hợp đồng M&A
-

11


Bước 3: Đàm phán
Dựa vào kết quả sau quá trình thẩm định chi tiết, Bên mua xác định được loại giao
dịch hoạt động M&A, làm cơ sở để đàm phán. Một số vấn đề cần lưu ý ở giai đoạn
này như sau:
- Các bên tham gia vào thương vụ M&A cần phải hiểu biết về các hình thức
và biến thể của hình thức hoạt động M&A để đàm phán các nội dung cho
phù hợp và đạt hiệu quả. Về cơ bản sáp nhập và mua lại là khác nhau, điều
này đã được làm rõ ở mục 1 của bài.
- Bên mua và Bên bán không thể gặp nhau ở Giá của giao dịch: Nghịch lý
M&A thường xuyên được nhắc đến bởi bên bị thâu tóm thì chào giá q
cao cịn bên thâu tóm chỉ chấp nhận được ở mức thấp. Để giải quyết vấn đề
này, các bên trong các thương vụ M&A có xu hướng thuê một đơn vị thẩm
định giá độc lập để xác định giá trị của doanh nghiệp.
Việc đàm phán sẽ khơng có khn mẫu chung cho tất cả các giao dịch M&A, do
đó các bên phải đưa ra các quy định đầy đủ về các điều khoản cơ bản liên quan
đến giao dịch, các lợi ích, quyền và nghĩa vụ đôi bên, sự rang buộc riêng biệt của
doanh nghiệp, các vấn đề xảy ra hậu M&A, … Việc này giúp cho giao dịch M&A
không xảy ra những mâu thuẫn nội tại khi mà quá trình M&A kết thúc.
Bước 4: Ký kết hợp đồng

Sản phẩm của giai đoạn này là một Hợp đồng ghi nhận hình thức, giá, nội dung
của thương vụ M&A. Hợp đồng M&A phải được thiết kế để trở thành công cụ bảo
đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên tham gia giao dịch cho đến suốt hậu
M&A. Hợp đồng cần phải có sự chấp thuận bằng văn bản của hội đồng thành viên
(đối với công ty TNHH) và hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần). nội dung
của hợp đồng bao gồm: giá chuyển nhượng, tổng số nợ doanh nghiệp chưa thanh
toán được, tránh nhiệm về các khoản nợ, các loại hợp đồng đã ký mà chưa thực
hiện xong của bên mua và bên bán.
Bước 5: Thay đổi đăng ký kinh doanh
Sau khi đã ký kết hợp đồng, bên mua phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm

quyền về việc thay đổi này. Bên mua có thể đăng ký các nội dung như sau: thay đổi
về ngành nghề, thành viên, chủ sở hữu, … Việc chuyển nhượng vốn góp, cổ phần
nên được thể hiện bằng văn bản và được nhà nước công chứng xác nhận.
3. Giai đoạn tác cơ cấu doanh nghiệp – Hậu M&A
Bước 6: Xử lý hậu M&A.
12


Giai đoạn tái cấu trúc doanh nghiệp hậu M&A là một thử thách đối với bên thâu
tóm. ở giai đoạn này bên mua cần phải xử lý các vấn đề khó khăn sau khi đã hợp
nhất hai doanh nghiệp lại với nhâu như: vấn đề về việc tổ chức đánh giá lại, khai
thác nhân sự, văn hóa doanh nghiệp, hệ thống tổ chức và hoạt động quản lý, khai
thác được hết các thế mạnh của doanh nghiệp bị thâu tóm, trách nhiệm của cả hai
bên doanh nghiệm sau khi đã sáp nhập, …
GIỚI THIỆU THƯƠNG VỤ M&A GIỮA KEB HANA BANK VÀ BIDV.

IV.

Tại diễn dàn M&A Việt Nam 2020 – sự kiện thường niên lớn nhất tại Việt Nam về sáp

nhập và mua bán, thương vụ M&A giữa KEB Hana Bank và Ngân hàng thương mại cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã được bình chọn là thương vụ M&A tiêu
biểu của năm 2019-2020.
Thương vụ M&A giữa KEB Hana Bank và BIDV là loại hình M&A theo chiều ngang
và đây cũng được coi là một thương vụ nổi bật nhất trong lĩnh vực tài chính – ngân
hàng.
1. Thông tin cơ bản của KEB Hana Bank và BIDV
 Bên mua: KEB Hana Bank – thành viên của Hana Financial Group Hàn Quốc – Một
trong những tập đoàn tài chính lớn nhất Châu Á. Tại thời điểm tháng 6/2019, Hana
Bank sở hữu số tài sản lên tới 308.2 tỷ USD và là ngân hàng tốt nhất tại Hàn Quốc
về lĩnh vực bán lẻ, ngoại hối và tài trợ thương mại. Hana Bank có hơn 752 chi nhánh
tại Hàn Quốc và 176 chi nhánh tại các quốc gia khác.
 Bên bán: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập
vào ngày 26/4/1957 là định chế tài chính lâu đời nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực
tài chính – ngân hàng, có uy tín và giá trị hàng đầu Việt Nam. BIDV được xếp vào
top 2000 công ty lớn và quyền lực nhất thế giới (theo Forbes bình chọn). Là một
trong bốn ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh của BIDV bao
gồm các hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, chứng khốn, đầu tư tài chính
với hơn 1000 chi nhánh, phịng giao dịch và các hiện diện thương mại ở 6 quốc gia
và vùng lãnh thổ, đáp ứng nhu cầu cho 11 triệu khách hàng, … tính đến 30/9/2019
tổng tài sản của BIDV đạt 61 tỷ USD.
13


2. Thương vụ M&A giữa KEB Hana Bank và BIDV đã diễn ra như thế nào?
Để có được một thương vụ M&A thành công nhất trong lịch sử ngành ngân hàng
Việt Nam và là giao dịch kép, KEB Hana Bank và BIDV đã phải mất 2 năm để
chuẩn bị cho thương vụ này. Trải qua 2 năm, trên cơ sở chấp thuận của Chính phủ
và các cơ quan có thẩm quyền của 2 quốc gia Việt - Hàn, BIDV và KEB Hana Bank
đã hoàn tất các hồ sơ pháp lý, thủ tục giao dịch theo quy định của pháp luật hai bên,

BIDV chính thức một cổ đơng chiến lược nước ngoài đầu tiên của BIDV. Cụ thể,
vào tháng 11/2019 BIDV đã phát hành riêng lẻ thành công cho KEB Hana Bank
hơn 603,3 triệu cổ phần với tổng giá trị giao dịch gần 20.300 tỉ đồng. Theo thỏa
thuận KEB Hana Bank sở hữu 15% vốn điều lệ của BIDV với thời gian nắm giữ ít
nhất 5 năm. Sau giao dịch, vốn điều lệ của BIDV đã tăng từ hơn 34.187 tỷ đồng lên
hơn 40.220 tỷ đồng và trở thành ngân hàng có quy mơ vốn lớn nhất Việt Nam. Hana
Financial Group và KEB Hana Bank đã thực hiện chương trình hỗ trợ kỹ thuật dài
hạn cho BIDV bao gồm: quản trị chiến lược phát triển ngân hàng; tăng cường phát
triển ngân hàng bán lẻ; quản trị rủi ro; quản lý hệ thống cơng nghệ và ngân hàng số;
đa dạng hóa danh mục tài sản sinh lời; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
“Bà Nguyễn Thị Hồng – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - khẳng
định: Việc hợp tác giữa hai định chế tài chính hàng đầu của hai nước khơng chỉ
mang lại lợi ích cho hai ngân hàng mà cịn mang đến lợi ích chung cho cộng đồng
các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc. Khoản đầu tư với giá trị lớn, mang tầm
khu vực vào Việt Nam của KEB Hana Bank là minh chứng rõ nét về sự lạc quan và
tin tưởng vào sự ổn định và tiềm năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam; vào
ngành tài chính, ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng.
Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan chia sẻ: Trong những năm gần đây,
khơng chỉ có sự cạnh tranh về kinh tế giữa các quốc gia mà sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp cũng đang trở nên vô cùng gay gắt. Nếu không phát huy những điểm
mạnh; bổ sung, cải thiện những điểm yếu, chúng ta sẽ không thể tồn tại và phát
triển được. Với quan điểm này, ông Park Noh Wan tin tưởng rằng với sự khởi đầu
tốt đẹp ngày hôm nay, quan hệ đối tác chiến lược giữa BIDV và KEB Hana Bank
sẽ đơm hoa kết trái, là nguồn sức mạnh lớn cho sự phát triển của hai bên. Sự kiện
14


ngày hôm nay cũng là minh chứng rõ ràng cho mối quan hệ hợp tác ngày càng tốt
đẹp giữa Việt Nam và Hàn Quốc.” Vân, T. (2019)


KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU THƯƠNG VỤ M&A GIỮA BIDV VÀ KEB
HANA BANK
1. Đối với BIDV:
V.

Sau khi giao dịch thành công, vốn điều lệ Nhà nước tại BIDV giảm từ 95,28% xuống
còn trên 80%. Thương vụ M&A này sẽ làm cho mọi vấn đề đau đầu của BIDV được
gỡ bỏ, trước tiên là giải quyết những vướng mắt về tăng vốn cấp bách của ngân hàng
này và gỡ nút thắt tăng trưởng tín dụng, giúp BIDV có được nhiều lợi thế cạnh tranh
trên thị trường.
“Tình hình tăng trưởng của BIDV qua các năm sau thương vụ này được đánh giá khá
tốt.
-

-

-

Kết thúc năm 2019, tổng tài sản của BIDV đạt 1.458.740 tỷ đồng, tăng trưởng
13,8% so với 2018, lợi nhuận trước thuế được ghi nhận đạt 10.768 tỷ đồng. BIDV
giữ vững vị thế là ngân hàng thương mại có quy mơ tài sản lớn nhất Việt Nam; lợi
nhuận trước thuế hợp nhất đạt 10.768 tỷ đồng, vượt mức kế hoạch ban đầu đề ra.
Năm 2020, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của BIDV đạt 9.017 tỷ đồng, Lợi nhuận
sau thuế đạt 7.363 tỷ đồng, giảm 13,9% so với kết quả cuối năm 2019. Tính đến
thời điểm 31/12/2020, tổng tài sản của BIDV là 1.516.870 tỷ đồng.
Năm 2021 lợi nhuận trước thuế của BIDV đạt 13.601 tỷ đồng, tăng 50,7% so với
năng 2020, lợi nhuận sau thuế đạt 10.841 tỷ đồng, tăng 50,1 % so với năm ngoái,
tổng tài sản đạt hơn 1.76 triệu tỷ đồng.” Minh, T. (2021)

Ngồi ra BIDV cịn được hỗ trờ kỹ thuật lâu dài về các chiến lược quản trị, cơng

nghệ, bán lẻ, … giúp Ngân hàng có cơ hội thay đổi căn bản phương thức quản trị,
nâng cao năng lực điều hành, quản trị rủi ro, phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại
và hàm lượng công nghệ cao, mở rộng thị trường, tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị
trường, tăng tiềm lực tài chính ngân hàng, nâng cao tiện ích khách hàng, …
2. Đối với KEB Hana Bank:
Sau thương vụ với BIDV, tín hiệu tích cực đầu tiên mà KEB Hana Bank nhận được
đó là độ phủ sóng thương hiệu vì BIDV là một ngân hàng lớn tại Việt Nam, sở hữu
lượng khách hàng đông đảo. Bên cạnh đó, BIDV và KEB Hana Bank cũng đã hợp tác
phát triển thẻ cho KEB Hana Bank.

15


Về mặt tài chính: KEB Hana Bank đã "thắng đậm". Đóng cửa phiên giao dịch
12/3/2021, cổ phiếu BIDV dừng ở mức 43.350 đồng/cổ phiếu, tăng 9.710 đồng/cổ
phiếu, tương đương với 29%. Vì vậy phần cổ phiếu thuộc quyền sở hữu của KEB
Hana Bank tại BIDV tăng thêm 5.858 tỷ đồng. Năm 2019, BIDV đã dành 3.220 tỷ
đồng, tương đương tỷ lệ 8% để chi trả cổ tức, KEB Hana Bank nhận được số tiền 483
tỷ đồng nhờ việc nắm giữa 15% vốn cổ phần tại BIDV.
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG M&A TẠI
VIỆT NAM
1. Nhận xét đánh giá
1.1 Cơ hội
- Mặc dù chịu sự tác động xấu của đại dịch covid-19 nhưng vốn đầu tư nước ngồi
bao gồm cả vốn đầu tư thơng qua hoạt động M&A vẫn có sự tăng trưởng. Trong
10 tháng đầu năm 2021, thị trường M&A Việt Nam đã thu hút hơn 8.8 tỷ USD,
tăng 17,9% so với năm 2020. Sự tăng trưởng mạnh mẽ về giá trị và số thượng vụ
M&A trong thời đại dịch cho thấy rằng Việt Nam là một thị trường vô cùng hấp
dẫn và tiềm năng đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Tiến trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ tại Việt Nam từ đó

tạo cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cụ thể là các FTA thế hệ mới
đã được ký kết như: Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp
định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU (EVFTA),
Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP), FTA
Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA)... Từ đó sẽ thúc đẩy Doanh nghệp tái
cấu trúc, đầu tư vào công nghệ, tạo cơ hội hợp tác sản xuất và sẽ là chất xúc tác
cho hoạt động M&A tăng trưởng.
- Cơ sản pháp lý đang ngày càng được hoàn thiện và sửa đổi đã tạo them niềm tin
cho các nhà đầu tư. Cụ thể là sự đổi mới của các bộ luật như Luật Doanh nghiệp
2020, Luật Đầu tư 2020, … đã tạo nên hiệu ứng tích cực cho hoạt động M&A.
- Xu hướng khởi nghiệp ở Việt Nam ngày càng cao đã trở thành nguồn tiềm năng
cho hoạt động M&A.
1.2 Thách thức
- Đại dịch Covid-19 trên thế giới còn phức tạp, kinh tế thế giới được đự đoán là
phục hồi chưa vững chắc, chưa đồng đều, bất ổn và các rủi ro có thể sẽ gia tăng.
- Hệ thống pháp lý liên quan đến hoạtđộng M&A cịn chưa hồn thiện, được quy
định rải rác ở các bộ luật khác nhau hơn nữa chưa được hệ thống chi tiết vẫn còn
khá chung chung khiến cho các chủ thể tham gia vào hoạt động M&A gặp khó
khăn trong q trình thực hiện và mặt khác cũng gây cản trở đối với việc kiểm soát
các hoạt động M&A của các cơ quan Quản lý Nhà nước.
- Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn kém. Tại Việt Nam,
phần lớn các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ khiến cho doanh nghiệp nước ta
kém hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngồi.
- Hoạt động M&A tại Việt Nam cịn khá non trẻ. Trong khi ở Mỹ, M&A xuất hiện
vào cuối thế kỷ XIX phát triển cho đến nay thì ở Việt Nam, hoạt động M&A chỉ
VI.

16



mới xuất hiện vào năm 1997 và được biết tới nhiều hơn trong khoảng 10 năm trở
lại đây. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hiểu rõ về hoạt động M&A, kinh
nghiệm và nghiệp vụ M&A tại Việt Nam vẫn còn đang hạn chế hơn nữa các doanh
nghiệp Việt Nam thường coi cơng ty “là đứa con” của mình nên ít khi đem ra bn
bán chính vì thế mà nhiều doanh nghiệp còn e dè với hoạt động M&A.
- Nguồn nhân lực Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường hoạt
động M&A, thiếu những nhà quản trị am hiểu về lĩnh vực M&A cũng là một phần
khiến cho các doanh nghiệp không tự tin khi quyết định thực hiện một thương vụ
M&A.
2. Giải pháp
- Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cần nhanh chống kiểm sốt dịch bệnh,
khơng để đại địch tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, chung tây phục
hồi nền kinh tế bền vững để những hoạt động M&A có thể diễn ra một cách thành
cơng, ít rủi ro.
- Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến hoạt động M&A: quy
định cụ thể về quy trình thực hiện, thủ tục pháp lý, trách nhiệm cụ thể cho cơ quan
quản lý, tổ chức nhà nước nào, … đặc biệt là hạn chế việc rải rác các quy định về
hoạt động M&A ở nhiều bộ Luật gây khó khăn cho việc thực hiện hoạt động
M&A đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư và việc kiểm sốt của các cơ quan
quản lý nhà nước.
- Khuyến khích phát triển các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp: cho phép các cơng ty
chứng khốn, ngân hàng thương mại cỏ đủ năng lực, kiến thức nghiệp vụ mở thêm
hoạt động tư vấn M&A, tạo điều kiện và cấp phép thành lập các công ty tư vấn
hoạt động M&A khi đủ điều kiện.
- Đào tạo nhiều nhân lực có kiến thức, am hiểu về nghiệp vụ của hoạt động M&A
để tạo nền tảng thúc đẩy các hoạt động M&A trong tương lai.

17



KẾT LUẬN
Trong bối cảnh như hiện nay, việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển nền kinh
tế, tận dụng các cơ hội đang có, thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho
sự phát triển nhanh chóng và bền vững của nền kinh tế đang trở thành nhiệm vụ quan
trọng và bức thiết đối với nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp. Việc xóa bỏ đi những
khó khăn để thúc đẩy thị trường M&A phát triển mạnh mẽ và trở thành kênh huy động
vốn hiệu quả là một giải pháp đối với nhiệm vụ trên. Qua việc đánh giá hoạt động M&A
tại Việt Nam có thể thấy được tiềm năng của thị trường Việt Nam trong thời gian tới, đặc
biệt trong bối cảnh được dự đoán là sẽ bùng nổ về hoạt động M&A của các doanh nghiệp
Việt Nam những năm gần đây.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Doanh nghiệp 2020
2. Luật Đầu tư 2020
3. Luật Cạnh tranh 2018
4. Luật Chứng khốn 2019
5. Luật các tổ chức tín dụng 2010
6. Hà, H. T. (2008). HỢP NHẤT – THÂU TÓM DOANH NGHIỆP DƯỚI GĨC
NHÌN TÀI CHÍNH.
7. Tồn, K. T.-L. (2021). Diễn đàn M&A Việt Nam 2021: Cơ hội trong thị trường
bùng nổ. Retrieved from Đầu tư online: />8. Vân, T. (2019). KEB Hana Bank trở thành cổ đơng chiến lược nước ngồi của
BIDV. Retrieved from Thanh Tra: />9. Minh, T. (2021). Thương vụ M&A đình đám: Nhìn lại "đám cưới" đặc biệt giữa

BIDV và đại gia máu mặt Hàn Quốc. Retrieved from Người đưa tin:
/>10. Huy, Đ. (2022). M&A là gì? Một số quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động

M&A. Retrieved from Pháp luật khởi nghiệp:

/>HẾT

19



×