Tải bản đầy đủ (.docx) (199 trang)

Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác y tế từ năm 2005 đến năm 2015.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.77 MB, 199 trang )


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐỖ THỊ NHƯỜNG

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO
CÔNG TÁC Y TẾ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MÃ SỐ: 922 90 15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS Trần Trọng Thơ
2. PGS, TS Trần Thị Vui

HÀ NỘI, 2022


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn
đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án

Đỗ Thị Nhường


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU



1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

7

1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

7

1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã
công bố và những vấn đề luận án tập trung thực hiện

27

Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
THÁI NGUYÊN VỀ CÔNG TÁC Y TẾ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010

33

2.1. Những yếu tố tác động đến q trình Đảng bộ tỉnh Thái Ngun
lãnh đạo cơng tác y tế

33

2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về công tác y tế từ
năm 2005 đến năm 2010


47

2.3. Q trình chỉ đạo thực hiện cơng tác y tế của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên từ năm 2005 đến năm 2010

54

Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH
CÔNG TÁC Y TẾ TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015

72

3.1. Tình hình mới và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về
đẩy mạnh công tác y tế

72

3.2. Quá trình chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện cơng tác y tế của Đảng bộ
tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 đến năm 2015

88

Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

109

4.1. Một số nhận xét

109


4.2. Một số kinh nghiệm

125

KẾT LUẬN

143

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

148

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

149

PHỤ LỤC

177


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt

Chăm sóc sức khỏe

CSSK


Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

AIDS

Hội đồng nhân dân

HĐND

Khám chữa bệnh

KCB

Uỷ ban nhân dân

UBND

Xã hội hố

XHH

Y tế dự phịng

YTDP

Y tế cơ sở


YTCS


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Một số kết quả thực hiện chỉ tiêu về y tế và chăm sóc sức
khoẻ (2005 - 2010) của tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2.2: Số cơ sở y tế, giường bệnh tỉnh Thái Nguyên (2005 - 2010)

60-61
64

Bảng 3.1: Một số kết quả thực hiện chỉ tiêu về y tế và chăm sóc sức
khoẻ (2010 - 2015) của tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.2: Một số đối tượng cán bộ y tế của tỉnh Thái Nguyên (2010 2015)

93
103104


DANH MỤC CÁC BIỂU
Trang
Biểu đồ 2.1: Số lượt khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh,
tuyến huyện và trạm y tế xã năm 2010

58

Biểu đồ 2.2: So sánh tình hình y tế xã, thơn bản của tỉnh Thái Nguyên
với cả nước và các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc

năm 2010
Biểu đồ 2.3: Số lượng cán bộ y tế tỉnh Thái Nguyên năm 2005, 2010
Biểu đồ 3.1: Số lượt khám, chữa bệnh ở tuyến tỉnh, tuyến huyện và
trạm y tế xã (2010 - 2015)
Biểu đồ 3.2: Tình hình y tế xã, thơn, bản tỉnh Thái Ngun năm 2010,
2015

65
67
91
97

Biểu đồ 3.3: So sánh tình hình y tế xã, thôn bản của tỉnh Thái Nguyên
với cả nước và các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc
năm 2015

98


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sức khỏe là vốn quý của mỗi con người và của toàn xã hội. Sinh thời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến cơng tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân
dân. Người quan niệm sức khỏe là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với sự
cường thịnh của một dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Giữ gìn dân chủ,
xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm
thành cơng” [113, tr.241]. Theo Người, cơng tác CSSK nhân dân có liên quan
mật thiết và trực tiếp đến việc xây dựng con người toàn diện. Đó là những con
người Việt Nam phát triển về trí tuệ, khoẻ mạnh về thể chất, phong phú về

tinh thần, có đạo đức trong sáng. Cơng tác này là trách nhiệm của tồn xã hội,
trong đó ngành y tế phải là lực lượng tiên phong trên mặt trận đánh giặc ốm
“bảo vệ sự khang kiện của giống nịi”.
Trong cơng cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định
nguồn lực con người có vai trị rất quan trọng. Con người phát triển toàn diện
vừa là mục tiêu, vừa là động lực để đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
và hội nhập quốc tế. Đảng xác định đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân là đầu tư cho phát triển bền vững, mang lại lợi ích chung
và lâu dài cho tồn xã hội. Để xây dựng hệ thống y tế Việt Nam hướng tới
công bằng, chất lượng, hiệu quả, Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005
của Bộ Chính trị Về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân
dân trong tình hình mới chỉ rõ: “Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân
dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu
của Đảng và Nhà nước” [67, tr.137-138].
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác y tế, mạng
lưới YTCS được bao phủ rộng khắp; các chính sách và hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật ngày càng được hoàn thiện; đội ngũ cán bộ y tế được tăng


cường cả về số lượng và chất lượng; sự đầu tư của nhà nước và nguồn lực xã
hội khác cho bảo vệ, CSSK nhân dân ngày càng tăng; các chỉ số sức khoẻ, tuổi
thọ bình quân của nhân dân được cải thiện. Việt Nam được các tổ chức quốc
tế đánh giá là một trong những điểm sáng về thực hiện các Mục tiêu phát triển
Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Bên cạnh những thành tựu, công tác y tế,
nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số cịn nhiều khó khăn, bất cập
như đội ngũ cán bộ y tế cịn thiếu, chất lượng chăm sóc sức khỏe còn hạn chế.
Để giải quyết những hạn chế, tháo gỡ các khó khăn rất cần nghiên cứu, đúc
kết những kinh nghiệm hay trong công tác lãnh đạo phát triển y tế trên bình
diện cả nước cũng như ở các địa phương để có thể vận dụng vào thực tiễn hiện

nay.
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố của vùng trung
du và miền núi phía Bắc. Qua những năm đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, tỉnh Thái Nguyên đã có bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống, trong đó có lĩnh vực y tế. Các cơ sở y tế đã có những
đổi mới trong hoạt động KCB để đáp ứng tốt hơn nhu cầu CSSK của nhân
dân; các phương pháp, kỹ thuật mới trong điều trị đã được ứng dụng ngày
càng phổ biến tại các bệnh viện; nhiều loại bệnh lây nhiễm nguy hiểm đã
được khống chế và đẩy lùi; những tấm gương sáng về chuyên môn cũng như
y đức của người thầy thuốc hết lịng vì người bệnh xuất hiện ngày càng nhiều
hơn, v.v.. Những chuyển biến trên đây làm cho công tác y tế tỉnh Thái Nguyên
đã có sự thay đổi một cách căn bản theo hướng tích cực. Đạt được những kết
quả đáng khích lệ trên là do có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt
Nam, của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về công tác y tế, đồng thời, là kết quả nỗ
lực khơng ngừng của tồn thể nhân dân, đặc biệt đội ngũ cán bộ y tế tỉnh Thái
Nguyên.
Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, công tác y tế của Đảng bộ, chính quyền, ngành y tế tỉnh Thái
Ngun cịn những hạn chế, đó là: sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong một số


mặt còn chưa theo kịp yêu cầu sự phát triển của ngành; số lượng, chất lượng,
việc đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ y tế ở một số địa phương, một số lĩnh vực
còn chưa phù hợp; hệ thống YTCS có nơi cịn chậm đổi mới; y tế dự phịng
tỉnh Thái Ngun vẫn phải đối mặt với tình trạng bệnh không lây nhiễm và
bệnh lây nhiễm mới. Những thành công và hạn chế trong lãnh đạo công tác y
tế của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên rất cần được nghiên cứu dưới nhiều góc độ,
trong đó có khoa học Lịch sử Đảng để làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
bộ cũng như cung cấp thêm những luận cứ khoa học, những kinh nghiệm hay
để có thể vận dụng phát triển công tác y tế của địa phương hiện nay.

Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên lãnh đạo công tác y tế từ năm 2005 đến năm 2015” làm luận án tiến
sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác y tế từ
năm 2005 đến năm 2015; đúc kết một số kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình
Đảng bộ tỉnh lãnh đạo cơng tác y tế để có thể vận dụng phát triển sự nghiệp
CSSK nhân dân hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên đối với công tác y tế từ năm 2005 đến năm 2015.
-

Phân tích, luận giải những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái

Nguyên về công tác y tế từ năm 2005 đến năm 2015.
- Tái hiện quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo công tác y tế qua
hai giai đoạn (2005 - 2010), (2010 - 2015).
-

Đánh giá những thành công, hạn chế, nguyên nhân và đúc kết

một số kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
lãnh đạo công tác y tế từ năm 2005 đến năm 2015.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ Thái Nguyên về

công tác y tế từ năm 2005 đến năm 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên đối với công tác y tế rất phong phú. Trong phạm vi của luận án, tác
giả tập trung nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên đối với công tác y tế trên các vấn đề: khám, chữa bệnh; y tế dự phòng;
quản lý y tế, y tế cơ sở; xây dựng đội ngũ cán bộ y tế; xã hội hóa y tế.
Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2005, là năm Bộ Chính trị ra Nghị
quyết số 46-NQ/TW Về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân trong tình hình mới và năm Thái Nguyên bắt đầu thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đến năm 2015, là năm kết thúc
nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII. Tuy nhiên, để có cơ sở cho việc
phản ánh, đánh giá một cách khách quan, khái quát, luận án đề cập ở một mức
độ nhất định một số nội dung diễn ra trước và sau khung thời gian nghiên cứu
trên.
Về không gian: Nghiên cứu q trình lãnh đạo cơng tác y tế của Đảng bộ
tỉnh Thái Nguyên trong địa bàn tỉnh, gồm 7 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã, trong
đó tập trung nghiên cứu tại đơn vị y tế tuyến tỉnh, trung tâm y tế tuyến huyện,
trạm y tế xã. Để có cơ sở cho việc phản ánh, đánh giá một cách khách quan,
khái quát, luận án đề cập ở một mức độ nhất định một số nội dung diễn ra
ngoài phạm vi không gian nghiên cứu trên.
4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về CSSK nhân dân, về cơng tác y tế.


4.2. Nguồn tài liệu
Luận án được thực hiện dựa trên các nguồn tư liệu chủ yếu sau.

- Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về công tác y tế.
-

Các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về công tác y tế,

các văn kiện, tài liệu có liên quan của cơ quan Đảng, chính quyền, ngành
y tế tỉnh Thái Ngun.
- Các cơng trình nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước đã xuất bản,
gồm sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án có liên quan tới nội dung nghiên cứu
của luận án.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sinh sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu chuyên ngành
và liên ngành, trong đó chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm hệ thống hóa chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước về y tế; cơng tác y tế gắn liền với việc thực hiện
nhiệm vụ chính trị ở địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên từ năm 2005 đến năm 2015.
Phương pháp logic được sử dụng nhằm làm rõ mối liên hệ giữa chủ
trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên với quá trình chỉ đạo thực hiện và
những kết quả đạt được, từ đó khái quát những ưu điểm, hạn chế và đúc kết
một số kinh nghiệm từ thực tiễn Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác
y tế từ năm 2005 đến năm 2015.
Đồng thời, nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu,
tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, v.v.. để giải quyết những vấn đề luận
án đặt ra.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án tập hợp và hệ thống hóa tư liệu thuộc lĩnh vực lãnh đạo y tế
của Đảng tại một tỉnh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, cụ thể là tỉnh
Thái Nguyên, từ năm 2005 đến năm 2015.



- Luận án làm sáng rõ những nhân tố tác động, tái hiện một cách có hệ
thống sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trên một lĩnh vực đặc biệt là
chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân từ năm 2005 đến năm 2015.
- Luận giải, đánh giá những thành tựu và hạn chế trong lãnh đạo công tác
y tế của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 2005 đến năm 2015.
- Luận án đúc kết một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên lãnh đạo công tác y tế từ năm 2005 đến năm 2015 để có thể vận dụng
trong thực tiễn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa khoa học:
Thông qua nghiên cứu, tái hiện và luận giải sự lãnh đạo công tác y tế của
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, luận án góp phần khắc hoạ bức tranh lịch sử tổng
thể của Đảng bộ tỉnh từ năm 2005 đến năm 2015; góp phần làm cho công tác
nghiên cứu, tuyên truyền về Lịch sử Đảng thời kỳ đổi mới thêm toàn diện và
sâu sắc.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Những kết quả nghiên cứu của luận án, nhất là những kinh nghiệm đúc
kết từ thực tiễn lãnh đạo công tác y tế của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên có thể
dùng làm luận cứ, tham khảo, vận dụng để phát triển công tác y tế tại Thái
Nguyên và các tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tuyên truyền, làm tài liệu tham khảo
trong nghiên cứu, giảng dạy về công tác bảo vệ, CSSK nhân dân trong các
trường y dược ở Thái Nguyên và Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục và
Nội dung gồm 4 chương.


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN

Y tế là lĩnh vực đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng
của con người, đến sự ổn định và phát triển của mọi quốc gia trên thế giới,
trong đó có Việt Nam, vì thế, thu hút sự quan tâm của nhiều nghiên cứu trong
và ngồi nước. Đến nay, có nhiều cơng trình khoa học, từ nhiều góc độ nghiên
cứu khác nhau, đã đề cập tương đối toàn diện về vấn đề này. Liên quan trực
tiếp đến luận án có thể khái quát thành các nhóm cơng trình khoa học như sau:
1.1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu liên quan đến sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với y tế và các mặt công tác y tế ở
Việt Nam
* Nghiên cứu liên quan đến quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với y tế ở Việt Nam
Đề cập đến quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước đối với y tế ở Việt Nam có thể kể đến các cơng trình
sau:
Tác giả Đỗ Ngun Phương trong các cuốn sách: Phát triển sự nghiệp y
tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay [118], Một số vấn đề xây dựng ngành y
tế phát triển ở Việt Nam [119] đã tập trung phân tích những quan điểm cơ bản
của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trò của ngành y tế. Tác giả đã đề
cập tới những giá trị về đạo đức và truyền thống nghề nghiệp của ngành y; sự
cần thiết phải đổi mới ngành y tế Việt Nam trong giai đoạn mới dưới sự lãnh
đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


Các cơng trình Y tế Việt Nam trong q trình đổi mới [96], 20 năm đổi
mới của y tế Việt Nam [99], Y tế Việt Nam: 60 năm trưởng thành [101] của tác

giả Phạm Mạnh Hùng; Xây dựng y tế Việt Nam công bằng và phát triển [26]
của tác giả Trần Thị Trung Chiến; Ngành y tế Việt Nam vững bước vào thế kỷ
XXI [12], Y tế Việt Nam với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng [13],
Tồn cảnh y tế Việt Nam giai đoạn đầu hội nhập WTO (Tổ chức thương mại
thế giới) [14], Y tế Việt Nam đổi mới, hội nhập và phát triển [18] của Bộ Y tế
phản ánh những bước đường trưởng thành trong suốt 60 năm của ngành y tế,
khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định để ngành y tế phát
triển và có những đóng góp lớn vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt
Nam. Các cơng trình đã tập trung làm rõ những nét nổi bật: bản chất chính trị
của nền y tế Việt Nam (kiên trì theo đuổi đường lối của một nền y tế xã hội
chủ nghĩa, kết hợp với đổi mới một số nhận thức và quan điểm cho phù hợp
với tình hình mới); ngành y tế ln bám sát nhiệm vụ chính trị trong từng giai
đoạn cách mạng để đề ra các chiến lược cũng như các giải pháp phù hợp,
nhằm phục vụ tốt nhất sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân.
Dưới góc độ phân tích chính sách, dịch vụ y tế và sự quản lý của Nhà
nước Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Trọng, Đổi mới
cơ chế quản lý kinh tế ngành y tế ở Việt Nam theo quan điểm hệ thống [160];
Phạm Mạnh Hùng, Quản lý y tế tìm tịi học tập và trao đổi [97]; Nguyễn
Trường Giang: Đổi mới cơ chế quản lý kinh phí ngân sách nhà nước trong
lĩnh vực y tế ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước [70]; Nguyễn Huy Quang, Quản lý nhà nước
bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế ở nước ta hiện nay [121]; Nguyễn Văn
Cường, Nguyễn Hiền Nhu, Quản lý nhà nước đối với y tế tư nhân [38]; Đỗ
Hoàng Ánh, Đổi mới tổ chức và quản lý các đơn vị sự nghiệp y tế công lập
[5]; Đinh Thị Thanh Thùy: Pháp luật về dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ
sở y tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay [146]; Phùng Thị Cẩm Châu, Hoàn thiện


pháp luật bảo hiểm y tế Việt Nam [21], v.v.. đã nghiên cứu các cơ sở lý luận
về quản lý nhà nước bằng pháp luật ở Việt Nam trong lĩnh vực y tế (tính cần

thiết phải tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động y tế, nội dung quản
lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế); đánh giá thực trạng công tác
xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật về y tế, v.v.. Trên cơ sở đó, các
nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bằng
pháp luật trong lĩnh vực y tế.
Trong các cơng trình nghiên cứu nước ngoài và hợp tác quốc tế liên quan
đến nhân tố lãnh đạo và chính sách y tế ở Việt Nam, có thể kể đến các nghiên
cứu sau đây:
Báo cáo SÉNAT của Thượng viện Pháp: La politique sanitaire du
Vietnam à l’heure du “DOI MOI” (Renouveau Économique) (Chính sách y tế
của Việt Nam thời kỳ đổi mới (Đổi mới kinh tế)) [200]. Dưới góc nhìn tổng
thể, đáng chú ý Báo cáo chỉ ra rằng: đến năm 2010, chính sách y tế của Việt
Nam đã đem lại những kết quả tích cực và các chỉ số phát triển y tế của Việt
Nam cao hơn một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Những thành cơng
chủ yếu của chính sách y tế này thể hiện trong cuộc chiến chống lại các dịch
bệnh lớn; giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và bệnh sốt rét; hệ thống y tế rộng
khắp từ trung ương đến các trạm y tế xã, vai trò của y tế công lập được khẳng
định, y học cổ truyền tiếp tục được quan tâm và phát huy tác dụng, v.v.. Báo
cáo cũng nêu lên những hạn chế của chính sách và việc thực hiện chính sách y
tế của Việt Nam như: ngân sách còn hạn chế; sự thiếu hụt nghiêm trọng về số
lượng nha sĩ, kỹ thuật viên y học và điều dưỡng, tình trạng suy dinh dưỡng trẻ
em chưa được khắc phục, v.v..
Cơng trình “Vietnam: Learning from smart reforms on the road to
universal health coverage” (Việt Nam: Học hỏi từ những cải cách thơng minh
trên lộ trình bao phủ sức khỏe toàn dân) [192] của các tác giả Helene Barroy,
Eva Jarawan, Sarah Bales phân tích về một số chiến lược thành cơng chính và


các chính sách mà Việt Nam đã thực hiện để mở rộng phạm vi bao phủ y tế và
bảo vệ tài chính cho tất cả mọi người. Từ đó khẳng định Việt Nam là một

trong những quốc gia đã có những hành động tương đối nhanh chóng và hiệu
quả để mở rộng phạm vi bao phủ y tế và cải thiện tài chính y tế trong hai thập
kỷ (đến năm 2014).
Các tác giả Susan J. Adams (2005) trong nghiên cứu Vietnam’s Health
Care System: A Macroeconomic Perspective (Hệ thống chăm sóc sức khỏe
của Việt Nam: Một góc nhìn từ kinh tế vĩ mô) [190] và Bjon Ekman trong
Investing in health for economic development: Report on oppotunities and
constraints for a national macroeconomics and health program (Đầu tư vào y
tế để phát triển kinh tế: Báo cáo về cơ hội và hạn chế cho một chương trình
kinh tế vĩ mơ và y tế quốc gia) [193] đã phân tích các chỉ số sức khỏe của Việt
Nam là tốt và vượt qua một số nước lân cận. Hệ thống CSSK của Việt Nam
đang trong giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ nhưng vẫn còn nhiều thách thức,
đó là việc các hộ gia đình vẫn phải chi nhiều từ tiền túi cho việc khám, chữa
bệnh. Các tác giả khuyến nghị chính phủ Việt Nam cần mở rộng các đối tượng
hưởng thụ chính sách bảo hiểm y tế toàn dân, đặc biệt là bảo hiểm y tế cho
người nghèo.
Nghiên cứu “User Fees, Financial Autonomy and Access to Social
Services in Viet Nam” (Phí người dùng, tự chủ tài chính và sự tham gia các
dịch vụ xã hội ở Việt Nam) [201] của Chương trình phát triển Liên hợp quốc
(UNDP), phân tích những thành cơng trong cải cách chính sách tài chính y tế
ở Việt Nam làm cho gần 50% dân số có bảo hiểm y tế (đến năm 2010), mang
lại những kết quả thiết thực cho các đối tượng, đặc biệt là người nghèo và cận
nghèo; đồng thời, chỉ ra những hạn chế: ngân sách đầu tư còn ít; thu nhập
thấp dẫn đến thiếu hụt bác sĩ ở các trạm y tế.
Tiếp cận từ góc độ nghiên cứu về các chính sách y tế đối với người
nghèo, cận nghèo, những cơng trình như: User fees and health service


utilization in Vietnam: How to protect the poor? (Phí sử dụng và sử dụng dịch
vụ y tế ở Việt Nam: Làm thế nào để bảo vệ người nghèo?) [194] của H. T.

Dao, H. Waters and Q.V.Le; Determining the impacts of hospital cost-sharing
on the uninsured near-poor households in Vietnam (Xác định tác động của
việc chia sẻ chi phí bệnh viện đối với các hộ cận nghèo khơng có bảo hiểm ở
Việt Nam) [204] của Duong Anh Vuong and associates; Plan of action of the
health sector within the framework of the comprehensive poverty reduction
and growth strategy to 2010 (Kế hoạch hành động của ngành y tế trong
khuôn khổ chiến lược tăng trưởng tồn diện và xóa đói giảm nghèo) [202] của
Chương trình hợp tác y tế Việt Nam - Thụy Điển… đều chỉ ra phí người dùng
dịch vụ chi trả là gánh nặng tài chính lớn đối với các hộ gia đình nghèo, cận
nghèo khơng có bảo hiểm; khuyến nghị Chính phủ có thể thực hiện chính
sách cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho đối tượng này để bảo đảm phần lớn
dân số có thể trang trải phí dịch vụ y tế thơng qua bảo hiểm.
Tiếp cận góc độ nghiên cứu về các chính sách y tế đối với những nhóm
người yếu thế, người dân tộc thiểu số, người dân sống ở vùng nông thôn, các
tác giả Dang Boi Huong, Sara Bales (2006), Ensuring health care for the
rural poor in Vietnam and China - A state of a market approach (Đảm bảo
chăm sóc sức khỏe cho người nghèo vùng nơng thôn ở Việt Nam và Trung
Quốc - Một cách tiếp cận thị trường) [195]; Health and ethnic minorities in
Viet Nam (Sức khỏe và dân tộc thiểu số ở Việt Nam) [205] của Tổ chức Y tế
thế giới… đã phân tích công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã nâng cao mức sống
cho người dân nhưng cũng dẫn đến một số vấn đề xã hội mới nảy sinh, trong
số đó là sự gia tăng bất bình đẳng xã hội về kinh tế, các nhóm di cư mới;
những thay đổi trong chính sách y tế tác động tới nông dân, người dân tộc
thiểu số; những giải pháp nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa phát triển
kinh tế với sức khỏe, v.v..
* Nghiên cứu về khám, chữa bệnh


Các nghiên cứu đề cập đến lĩnh vực này chủ yếu bàn về việc nâng cao
chất lượng KCB, cạnh tranh trong y tế, có thể kể đến một số cơng trình như:

Nguyễn Thị Kim Tiến, Xây dựng nền y tế Việt Nam hướng tới công bằng, chất
lượng, hiệu quả và phát triển [211] đã chỉ ra những thành tựu đáng ghi nhận
về y tế được quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, nền y tế Việt Nam cần có bước
thay đổi đột phá từ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ nhân lực đến cơ chế
hoạt động. Tác giả đề cập tới các nhóm giải pháp: Thứ nhất, Đề án Thực hiện
lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020. Thứ
hai, Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 - 2020. Thứ ba, tiếp tục đổi
mới cơ chế tài chính trong lĩnh vực y tế, sử dụng hiệu quả nguồn vốn Nhà
nước và nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Thứ tư, tăng cường chất lượng
đào tạo nhân lực y tế, tiếp thu chuyển giao kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài,
đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật cao.
Lê Thị Thanh Trà, Ngành y tế nâng cao chất lượng cơng tác chăm sóc
sức khỏe của nhân dân [158] đã khái quát những kết quả toàn diện trong
CSSK nhân dân ở Việt Nam; đồng thời, chỉ ra một trong những hạn chế,
thách thức đối với công tác khám, chữa bệnh là số lượng và chất lượng cán bộ
y tế không đồng đều giữa các vùng, các tuyến, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ
y tế chưa phù hợp. Tác giả cho rằng cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ y
tế cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu và phân bố cân đối. Xây dựng tiêu chuẩn
về kỹ năng và năng lực cần thiết cho từng loại nhân viên y tế, tiêu chuẩn hóa
kết quả đầu ra của đào tạo y dược, v.v..
Trần Thị Hồng Cẩm, Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân về sử dụng
dịch vụ khám chữa bệnh tại một số bệnh viện công lập [22] đã khảo sát tỷ lệ
hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ KCB tại 12 bệnh viện. Theo nghiên
cứu, tuyến của bệnh viện cung cấp dịch vụ KCB càng cao thì tỷ lệ hài lịng
của người bệnh càng thấp. Nguyên nhân là do các bệnh viện tuyến tỉnh và
Trung ương quá tải trong hoạt động chuyên môn. Tác giả đưa ra nhóm giải


pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của các bệnh viện cơng lập, đó là: cần
chú trọng cơng tác cải cách hành chính, minh bạch thơng tin về giá dịch vụ y

tế, giờ khám bệnh, quyền lợi nghĩa vụ người bệnh và nhân viên y tế, đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị y tế.
Cơng trình Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh [2] của Linh An
đã chỉ ra mặt tích cực của dịch vụ y tế Việt Nam như: từng bước giảm tình
trạng quá tải bệnh viện; việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin đã có bước phát
triển quan trọng; việc liên kết, hợp tác để đáp ứng nhu cầu KCB của người
dân ngày càng mở rộng, v.v.. Tuy vậy, chất lượng dịch vụ KCB tại các bệnh
viện vẫn ở mức thấp, việc XHH y tế cịn thiếu cơ chế chính sách thu hút nhà
đầu tư khiến cho nguồn vốn đầu tư vào y tế vẫn chưa tương xứng. Tác giả đưa
ra 5 giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trong những năm tiếp theo.
Cuốn sách Chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt
Nam [141] của Trương Bảo Thanh đã khái quát đặc điểm thị trường dịch vụ y
tế ở Việt Nam và phân tích, đánh giá thực trạng chính sách cạnh tranh trong
cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam cùng những thành công, hạn chế. Trên cơ
sở đó tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện chính sách cạnh tranh
trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam trong thời gian tới, đó là: 1) Hồn
thiện hệ thống pháp luật; 2) Khuyến khích các chủ thể tham gia cung ứng dịch
vụ y tế, tạo ra nhiều lựa chọn cho người dân; 3) Tạo dựng môi trường cạnh
tranh lành mạnh giữa các chủ thể; 4) Hồn thiện các cơng cụ điều tiết, kiểm
tra, giám sát chất lượng và hành vi cạnh tranh đối với các chủ thể; 5) Nhóm
các giải pháp hỗ trợ.
* Nghiên cứu về y tế dự phòng
Nghiên cứu về lĩnh vực này có các tác giả tiêu biểu như: Y tế dự phòng
Việt Nam đổi mới và phát triển [95] của Trịnh Quân Huấn; 40 năm xây dựng
và phát triển hệ thống y học dự phòng [188] của Nguyễn Văn Vy; Thành quả


25 năm tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam [76] của Nguyễn Trần Hiển, v.v.. đã
khái quát chức năng, nhiệm vụ và những thành tựu đã đạt được của y tế dự

phòng từ tuyến trung ương đến cơ sở như khống chế và ngăn chặn các bệnh
truyền nhiễm gây dịch; thanh toán bệnh bại liệt; ngăn chặn phát triển của đại
dịch AIDS; sản xuất và tự cung cấp vắcxin trong nước; thay đổi nếp sống vệ
sinh, cải thiện môi trường sống; chăm sóc sức khỏe học đường và dinh dưỡng
cộng đồng; chăm sóc sức khỏe người lao động, phịng chống bệnh nghiệp;
ứng dụng thành tựu khoa học trong công tác phòng bệnh; thực hiện chiến lược
tiêm chủng quốc gia.
Bài viết của Lâm Đình Tuấn Hải, “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
y tế dự phòng” [75] đề cập tới việc hằng năm, ngành y tế đào tạo, bồi dưỡng
hàng nghìn lượt cán bộ y tế tuyến trung ương và hàng trăm nghìn lượt cán bộ
y tế địa phương, tăng thêm nguồn lực tham gia cơng tác các Chương trình
mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên, các Chương trình mục tiêu quốc gia vẫn cịn có
những khó khăn cần tháo gỡ và một số chỉ tiêu khó đạt như tỷ lệ cán bộ làm
cơng tác an tồn thực phẩm tuyến tỉnh, thành phố được đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ cịn ít; năng lực kiểm nghiệm của cán bộ,
kỹ thuật viên cịn hạn chế, v.v. Do đó, tác giả cho rằng cần phải tiếp tục nâng
cao nhận thức các cấp ủy đảng, chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống
chính trị vào việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó bao
gồm việc tiếp tục đào tạo chuyên môn sâu cho đội ngũ y sĩ ở địa phương để
có thể đảm nhiệm được công việc chuyên môn, tổ chức các hoạt động và nêu
gương, nhân rộng các mơ hình tốt.
Trong cuốn sách Y tế dự phịng và y tế cơng cộng thực trạng và định
hướng ở Việt Nam [40] của Trương Việt Dũng đã cập nhật các kiến thức mới
về Y học dự phịng và Y tế cơng cộng ở Việt Nam. Đó là các lĩnh vực như
dịch tễ học, sức khỏe môi trường, sức khỏe lứa tuổi, y học lao động và bệnh
nghề nghiệp, an tồn vệ sinh thực phẩm, truyền thơng giáo dục sức khỏe, dân


số y tế, quản lý y tế, chính sách y tế, y đức; hệ thống hóa và giới thiệu các
phương pháp nghiên cứu ứng dụng trong y học dự phòng và y tế cơng cộng;

phân tích tình hình nguy cơ, bệnh tật và hoạt động y học dự phòng ở Việt
Nam và giới thiệu một số chiến lược, chính sách hệ thống y tế công cộng Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay và định hướng trong tương lai.
* Nghiên cứu về y tế cơ sở
Phản ánh về y tế cơ sở có thể kể những cơng trình: Trần Thị Trung
Chiến, Chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở tuyến cơ sở [25]; Phạm Mạnh Hùng,
Xây dựng y tế cơ sở: Một chiến lược quan trọng của y tế Việt Nam [100];
Nguyễn Thị Kim Tiến, Tăng cường y tế cơ sở bảo đảm cho người dân được
chăm sóc sức khỏe ban đầu, hướng tới chăm sóc sức khỏe tồn dân [151];
Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Khải, Đổi mới mơ hình chăm sóc sức khỏe
tại tuyến y tế cơ sở [102]; Đào Văn Dũng, Trạm y tế xã [39]; ... đều khẳng
định: Đảng Cộng sản Việt Nam xác định YTCS là nền tảng, xương sống của
hệ thống y tế Việt Nam, là tuyến y tế gần dân nhất, nơi mọi người dân được
CSSK với chi phí thấp góp phần thực hiện cơng bằng xã hội, xóa đói giảm
nghèo, tạo niềm tin của nhân dân với chế độ xã hội chủ nghĩa; Đảng và Nhà
nước đã ban hành nhiều chính sách về tài chính cho YTCS; chế độ phụ cấp
với nhân viên y tế được cải thiện; hoạt động CSSK ban đầu được lồng ghép
thơng qua các chương trình mục tiêu quốc gia. Nhờ có mạng lưới YTCS, hoạt
động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nói chung và CSSK ban đầu cho
người dân nói riêng được triển khai thường xuyên, rộng khắp, v.v... Y tế cơ sở
của Việt Nam được các tổ chức quốc tế và các nước đánh giá cao. Tuy nhiên,
hệ thống YTCS vẫn cịn có bất cập như ở một số nơi chất lượng nguồn nhân
lực YTCS và chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày
càng cao của nhân dân. Vì vậy, tăng cường YTCS, đổi mới hoạt động CSSK
ban đầu là hết sức cần thiết. Các giải pháp được nêu ra để tăng cường YTCS
như xây dựng nội dung đào tạo cụ thể, phù hợp cho tuyến YTCS gắn với đào


tạo chuyên sâu; ưu tiên đào tạo bác sĩ y học gia đình, đào tạo cơ đỡ thơn, bản;
rà sốt, xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực YTCS.

* Nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ y tế
Đề cập tới nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ y tế, có nhiều cơng trình
như: Trần Thị Trung Chiến, Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ y tế trước
những yêu cầu mới của sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân [27]; Bộ Y tế,
Phát triển nhân lực y tế ở tuyến tỉnh [15]; Nguyễn Thị Hịa Bình, Phát huy
vai trị của trí thức ngành y tế Việt Nam trong cơng cuộc đổi mới [9]; Huy
Tuấn, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu về chăm sóc
sức khỏe nhân dân [156]; Nguyễn Văn Cường, Lâm Đình Tuấn Hải, Quản lý
nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế công [37]; Lê Văn Trụ, Thực trạng các
cán bộ làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam năm
2013 [161]... Các tác giả cho rằng để thực hiện được mục tiêu nâng cao sức
khoẻ cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của
người Việt Nam theo tinh thần các nghị quyết của Đảng cần phải thực hiện
đồng bộ các giải pháp về vật chất cũng như con người, trong đó, xây dựng đội
ngũ cán bộ y tế đóng một vai trị rất quan trọng. Các tác giả nêu lên nhiều
nhóm giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ y tế ở Việt Nam trong thời gian tới.
Một là, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đảm
bảo chất lượng đào tạo cán bộ y tế. Hai là, rà soát và chuẩn hóa các chương
trình đào tạo cán bộ y tế. Ba là, coi trọng việc nâng cao trình độ chun mơn,
nghiệp vụ cho cán bộ y tế. Bốn là, đổi mới công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán
bộ lãnh đạo quản lý, đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ cán bộ y
tế công khai, minh bạch. Năm là, đẩy mạnh công tác XHH y tế gắn với mở
rộng hợp tác quốc tế về cán bộ y tế.
Phạm Thi Cam Anh trong Exploring determinants for recruitment and
retention of family doctor for rural practice in Vietnam: Lesson from
adiscrete choice experiment (Nghiên cứu chính sách thu hút bác sĩ gia đình về


làm việc tại nông thôn Việt Nam: Bài học từ thực nghiệm lựa chọn cá nhân)
[191] chỉ ra tình trạng thiếu chuyên gia y tế ở các vùng nông thôn và vùng

sâu, vùng xa ở Việt Nam trong khi các chính sách đã ban hành hầu như khơng
có tác động nhiều đến việc khắc phục tình trạng mất cân đối nhân lực y tế ở
khu vực trên. Nghiên cứu định tính ban đầu đã xác định ba thuộc tính: thu
nhập, cơ hội phát triển nghề nghiệp và hỗ trợ của chính phủ đối với việc mở
phịng khám tư nhân có ảnh hưởng đến việc thu hút bác sĩ về làm việc tại
nơng thơn. Các biện pháp can thiệp tài chính cùng với các loại can thiệp phi
tài chính khác có tác động tích cực đến việc triển khai bác sĩ gia đình đến các
vùng nơng thơn.
Liên quan đến việc đào tạo cán bộ y tế, các nghiên cứu của Luu Ngoc
Hoat trong cuốn sách Moving the mountain: Renovating medical education in
a changing Vietnam (Di chuyển ngọn núi: Đổi mới giáo dục y khoa trong một
Việt Nam đang thay đổi) [197]; Making primary health care work:
Challenges for the education and pratice of the health workforce (postconference excursion on community-base health professions education) (Thực
hiện cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu: Những thách thức đối với giáo dục
và thực hành của lực lượng y tế (tham quan sau hội nghị về giáo dục nghề
nghiệp y tế dựa vào cộng đồng) [203] của trường Đại học Y Dược thành phố
Hồ Chí Minh cho rằng: sự thay đổi của đào tạo y khoa là cần thiết, nhưng
trường y không phải lúc nào cũng nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đó. Q trình
này rất toàn diện, từ việc xây dựng các mục tiêu học tập mới và hướng tới
cộng đồng hơn thông qua việc sửa đổi chương trình giảng dạy, phát triển và
sử dụng các tài liệu giảng dạy, học tập mới đến cập nhật phương pháp và công
cụ lượng giá người học,v.v..
* Nghiên cứu về xã hội hoá y tế
Liên quan đến phương diện XHH y tế, có thể kể đến các cơng trình:
Đặng Thị Lệ Xn, Xã hội hố y tế ở Việt Nam: Lý luận - thực tiễn và giải


pháp [189]; Nguyễn Thị Thanh Bình, Góp bàn về xã hội hóa dịch vụ cơng
trong lĩnh vực y tế [10]; Nguyễn Ngọc Tồn, Lê Thúy Hạnh, Về việc xã hội
hóa y tế ở Việt Nam hiện nay [154]; Sử Đình Thành, Xây dựng cơ chế hợp tác

công - tư trong lĩnh vực y tế [143]; Cao Thu Hằng, Chính sách xã hội hóa
giáo dục và y tế ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
[71]; Lê Văn Chiến, Xã hội hóa dịch vụ giáo dục, y tế Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới ở Việt Nam [24]; Trương Thị Thanh Quý, Về vai trò của nhà nước và
các tổ chức xã hội trong q trình xã hội hóa y tế ở Việt Nam hiện nay [122];
Đào Văn Phương, Đảng lãnh đạo xã hội hóa y tế từ năm 1993 đến năm 2015
[117]. Các nghiên cứu đều đánh giá trong bối cảnh ngân sách nhà nước cịn
hạn hẹp, chính sách XHH y tế đã thúc đẩy các tổ chức, cá nhân tham gia cung
cấp các loại hình dịch vụ y tế ngày một đa dạng hơn. Điều này tạo ra mơi
trường cạnh tranh, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đồng thời giảm
gánh nặng chi phí cho Nhà nước. Tuy nhiên, hạn chế đó là các tổ chức tư nhân
cịn chạy theo lợi nhuận, các loại phí nhiều, tài chính khơng minh bạch làm
thất thu ngân sách của nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra còn bất cập, v.v..
Các nghiên cứu đề cập tới các giải pháp cần thực hiện như quán triệt sâu sắc
chủ trương XHH của Đảng gắn liền nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ
quản lý nhà nước và đội ngũ nhân viên y tế; tăng cường vai trò của Nhà nước
trong việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, tăng ngân sách cũng là giải pháp
quan trọng góp phần vào thành cơng chung của chính sách.
Nhìn chung, nội dung liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
của Nhà nước đối với y tế và các mặt công tác y tế ở Việt Nam thu hút nhiều
nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy có nhiều góc độ tiếp cận và luận giải
khác nhau, song, tựu trung lại, các cơng trình đều ghi nhận, đánh giá cao
những thành tựu trong lãnh đạo, quản lý y tế ở Việt Nam cả trên phương diện
đường lối chủ trương, chính sách và tình hình thực hiện các mặt công tác y tế;


×