Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt luận án tiếng việt: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác y tế từ năm 2005 đến năm 2015.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.07 KB, 27 trang )


Cơng trình được hồn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Trần Trọng Thơ
2. PGS, TS Trần Thị Vui

Phản biện 1:……………………………………………….
Phản biện 2:……………………………………………….
Phản biện 3:………………………………………………

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án
cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20.....

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sức khỏe là vốn quý của mỗi con người và của toàn xã hội. Sinh thời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến cơng tác chăm sóc sức khoẻ cho
nhân dân. Người quan niệm sức khỏe là nhân tố quan trọng hàng đầu đối
với sự cường thịnh của một dân tộc. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cơng tác
chăm sóc sức khoẻ nhân dân có liên quan mật thiết và trực tiếp đến việc
xây dựng con người phát triển tồn diện. Đó là những con người Việt Nam
phát triển về trí tuệ, khoẻ mạnh về thể chất, phong phú về tinh thần, có đạo
đức trong sáng. Cơng tác này là trách nhiệm của tồn xã hội, trong đó


ngành y tế phải là lực lượng tiên phong trên mặt trận đánh giặc ốm “bảo vệ
sự khang kiện của giống nịi”.
Trong cơng cuộc đổi mới, cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân
dân luôn được Đảng, Nhà nước và ngành y tế đặc biệt quan tâm, đầu tư về
nhân lực, cơ sở vật chất để xây dựng một nền y học Việt Nam thực sự
vững mạnh. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đầu tư cho bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là đầu tư cho phát triển, mang lại lợi
ích chung và lâu dài cho tồn xã hội. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày
23/2/2005 của Bộ Chính trị Về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân trong tình hình mới khẳng định việc bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm
nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong
những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Chính sách y tế
được đặt trong hệ thống chính sách xã hội, vì thế Đảng và Nhà nước có cơ
chế huy động, sử dụng các nguồn lực để xây dựng hệ thống y tế hướng tới
công bằng, chất lượng, hiệu quả. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam về công tác y tế, mạng lưới y tế cơ sở bao phủ rộng khắp; các chính
sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được hoàn thiện;
đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường cả về số lượng và chất lượng; sự đầu tư
của nhà nước và nguồn lực xã hội khác cho bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân
dân ngày càng tăng; các chỉ số sức khoẻ, tuổi thọ bình quân của nhân dân


2
được cải thiện. Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong
những điểm sáng về thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên
hợp quốc. Bên cạnh những thành tựu, công tác y tế, nhất là ở vùng sâu, vùng
xa, vùng dân tộc thiểu số cịn nhiều khó khăn, bất cập như đội ngũ cán bộ y
tế cịn thiếu, chất lượng chăm sóc sức khỏe còn hạn chế. Để giải quyết những
tồn tại, tháo gỡ các khó khăn rất cần nghiên cứu, đúc kết những kinh nghiệm

hay trong công tác lãnh đạo phát triển y tế trên bình diện cả nước cũng như ở
các địa phương để có thể vận dụng vào thực tiễn hiện nay.
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố của vùng
trung du và miền núi phía Bắc. Qua những năm đổi mới đất nước, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, tỉnh Thái Nguyên đã có những bước phát triển mạnh
mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có lĩnh vực y tế. Các cơ
sở y tế đã có những đổi mới trong hoạt động khám, chữa bệnh để đáp ứng
tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân; các phương pháp, kỹ
thuật mới trong điều trị đã được ứng dụng ngày càng phổ biến tại các bệnh
viện; nhiều loại bệnh lây nhiễm nguy hiểm đã được khống chế và đẩy lùi;
những tấm gương sáng về chuyên môn cũng như y đức của người thầy
thuốc hết lịng vì người bệnh xuất hiện ngày càng nhiều hơn, v.v.. Những
chuyển biến trên đây làm cho công tác y tế tỉnh Thái Nguyên đã có sự thay
đổi một cách căn bản theo hướng tích cực. Đạt được những kết quả đáng
khích lệ trên là do có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam,
của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về công tác y tế, đồng thời, là kết quả nỗ
lực không ngừng của toàn thể nhân dân, đặc biệt đội ngũ cán bộ y tế tỉnh
Thái Nguyên.
Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, cơng tác y tế của Đảng bộ, chính quyền, ngành y tế
tỉnh Thái Ngun cịn những hạn chế, đó là: sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh trong một số mặt còn chưa theo kịp yêu cầu sự phát triển của ngành;
số lượng, chất lượng, việc đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ y tế ở một số
địa phương, một số lĩnh vực còn chưa phù hợp; hệ thống y tế cơ sở có
nơi cịn chậm đổi mới; y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên vẫn phải đối mặt


3
với tình trạng bệnh khơng lây nhiễm và bệnh lây nhiễm mới. Những thành
công và hạn chế trong lãnh đạo công tác y tế của Đảng bộ tỉnh Thái

Nguyên rất cần được nghiên cứu dưới nhiều góc độ, trong đó có khoa học
Lịch sử Đảng để làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ cũng như cung
cấp thêm những luận cứ khoa học, những kinh nghiệm hay để có thể vận
dụng phát triển cơng tác y tế của địa phương hiện nay.
Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên lãnh đạo công tác y tế từ năm 2005 đến năm 2015” làm luận án
tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ q trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác y tế từ
năm 2005 đến năm 2015; đúc kết một số kinh nghiệm từ thực tiễn q trình
Đảng bộ tỉnh lãnh đạo cơng tác y tế để vận dụng trong bối cảnh hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên đối với công tác y tế từ năm 2005 đến năm 2015.
- Phân tích, luận giải những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
về công tác y tế từ năm 2005 đến năm 2015.
- Tái hiện quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo công tác y tế
qua hai giai đoạn (2005 - 2010), (2010 - 2015).
- Đánh giá những thành công, hạn chế, nguyên nhân và đúc kết một số
kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công
tác y tế từ năm 2005 đến năm 2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ Thái Nguyên
về công tác y tế từ năm 2005 đến năm 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên đối với công tác y tế rất phong phú. Trong phạm vi của luận án, tác



4
giả tập trung nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên đối với công tác y tế trên các vấn đề: khám, chữa bệnh; y tế dự
phòng; quản lý y tế, y tế cơ sở; xây dựng đội ngũ cán bộ y tế; xã hội hóa y tế.
Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2005, là năm Bộ Chính trị ra Nghị
quyết số 46-NQ/TW Về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân trong tình hình mới và năm Thái Nguyên bắt đầu thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đến năm 2015, là năm kết thúc
nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.
Về không gian: Nghiên cứu q trình lãnh đạo cơng tác y tế của Đảng bộ
tỉnh Thái Nguyên trong địa bàn tỉnh, gồm 7 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã,
trong đó tập trung nghiên cứu tại đơn vị y tế tuyến tỉnh, trung tâm y tế tuyến
huyện, trạm y tế xã.
4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc sức khoẻ nhân dân, về cơng tác y tế.
4.2. Nguồn tài liệu
Luận án được thực hiện dựa trên các nguồn tư liệu chủ yếu sau.
- Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về công tác
y tế.
- Các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về công tác y tế, các văn
kiện, tài liệu có liên quan của cơ quan Đảng, chính quyền, ngành y tế tỉnh
Thái Ngun.
- Các cơng trình nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước đã xuất
bản, gồm sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án có liên quan tới nội dung
nghiên cứu của luận án.
4.3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sinh sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu chuyên
ngành và liên ngành, trong đó chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương
pháp logic.


5
Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm hệ thống hóa chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước về y tế; công tác y tế gắn liền với việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên từ năm 2005 đến năm 2015.
Phương pháp logic được sử dụng nhằm làm rõ mối liên hệ giữa chủ
trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên với quá trình chỉ đạo thực hiện và
những kết quả đạt được, từ đó khái quát những ưu điểm, hạn chế và đúc kết
một số kinh nghiệm từ thực tiễn Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công
tác y tế từ năm 2005 đến năm 2015.
Đồng thời, nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân
tích, so sánh, thống kê, v.v.. để giải quyết những vấn đề luận án đặt ra.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án tập hợp và hệ thống hóa tư liệu thuộc lĩnh vực lãnh đạo y tế
của Đảng tại một tỉnh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, cụ thể là tỉnh
Thái Nguyên, từ năm 2005 đến năm 2015.
- Luận án làm sáng rõ những nhân tố tác động, tái hiện một cách có hệ
thống sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trên một lĩnh vực lãnh
đạo đặc biệt là chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân từ năm
2005 đến năm 2015.
- Luận án đúc kết một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái
Ngun lãnh đạo cơng tác y tế từ năm 2005 đến năm 2015
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa khoa học:
Thông qua nghiên cứu, tái hiện và luận giải sự lãnh đạo công tác y tế

của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, luận án góp phần khắc hoạ bức tranh lịch
sử tổng thể của Đảng bộ tỉnh từ năm 2005 đến năm 2015; góp phần làm
cho cơng tác nghiên cứu, tun truyền về Lịch sử toàn Đảng thời kỳ đổi
mới thêm toàn diện và sâu sắc.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Những kết quả nghiên cứu của luận án, nhất là những kinh nghiệm
đúc kết từ thực tiễn lãnh đạo công tác y tế của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên


6
có thể dùng làm luận cứ, tham khảo, vận dụng để phát triển công tác y tế
tại Thái Nguyên và các tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tuyên truyền, làm tài liệu tham khảo
trong nghiên cứu, giảng dạy về công tác bảo vệ, CSSK nhân dân trong các
trường y dược ở Thái Nguyên và Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục
và Nội dung gồm 4 chương.


7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN

1.1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu liên quan đến sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với y tế và các mặt công tác y tế ở
Việt Nam

* Nghiên cứu liên quan đến quan điểm, đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với y tế ở Việt Nam
Việc nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước
và những vấn đề đặt ra đối với y tế ở Việt Nam luôn thu hút được nhiều tác
giả nghiên cứu như: Phát triển sự nghiệp y tế ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay của Đỗ Nguyên Phương; Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới
của Phạm Mạnh Hùng; Xây dựng y tế Việt Nam công bằng và phát triển
của Trần Thị Trung Chiến; báo cáo SÉNAT La politique sanitaire du
Vietnam à l’heure du “DOI MOI” (Renouveau Économique) của Thượng
viện Pháp; Health Care System in Vietnam: Current Situation and
Challenges của Duc-Cuong Le và các cộng sự; Vietnam: Learning from
smart reforms on the road to universal health coverage của Helene
Barroy, Eva Jarawan, Sarah Bales. Nhìn chung, những cơng trình nghiên
cứu trong và ngồi nước trên đây đã đề cập đến vai trị lãnh đạo của Đảng,
chính sách của Nhà nước Việt Nam về y tế trong công cuộc đổi mới.
* Nghiên cứu về khám, chữa bệnh
Các nghiên cứu đề cập đến lĩnh vực này chủ yếu bàn về việc nâng cao
chất lượng khám chữa bệnh, cạnh tranh trong y tế, có thể kể đến một số
cơng trình như:
Xây dựng nền y tế Việt Nam hướng tới công bằng, chất lượng, hiệu
quả và phát triển của Nguyễn Thị Kim Tiến; Đánh giá sự hài lòng của
bệnh nhân về sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại một số bệnh viện công


8
lập của Trần Thị Hồng Cẩm; Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh của Linh An; Chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở
Việt Nam của Trương Bảo Thanh.
* Nghiên cứu về y tế dự phịng
Nghiên cứu về lĩnh vực này có các tác giả tiêu biểu như: Y tế dự

phòng Việt Nam đổi mới và phát triển của Trịnh Quân Huấn; 40 năm xây
dựng và phát triển hệ thống y học dự phòng của Nguyễn Văn Vy; Thành
quả 25 năm tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam của Nguyễn Trần Hiển, v.v..
đã khái quát chức năng, nhiệm vụ và những thành tựu đã đạt được của y tế
dự phòng từ tuyến Trung ương đến cơ sở.
* Nghiên cứu về y tế cơ sở
Nghiên cứu về tuyến y tế cơ sở có các tác giả như Phạm Mạnh Hùng,
Xây dựng y tế cơ sở: “Một chiến lược quan trọng của y tế Việt Nam”;
Nguyễn Thị Kim Tiến, Tăng cường y tế cơ sở bảo đảm cho người dân
được chăm sóc sức khỏe ban đầu, hướng tới chăm sóc sức khỏe tồn dân;
Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Khải, Đổi mới mơ hình chăm sóc sức
khỏe tại tuyến y tế cơ sở; Đào Văn Dũng, Trạm y tế xã. Các tác giả đều
khẳng định việc tăng cường y tế cơ sở, đổi mới hoạt động chăm sóc sức
khoẻ ban đầu là hết sức cần thiết.
* Nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ y tế
Trong những năm gần đây, những nghiên cứu về việc xây dựng các
chính sách phát triển đội ngũ cán bộ y tế ngày càng được chú trọng, tiêu
biểu như: Phát huy vai trị của trí thức ngành y tế Việt Nam trong cơng
cuộc đổi mới của Nguyễn Thị Hồ Bình; Nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực y tế đáp ứng yêu cầu về chăm sóc sức khỏe nhân dân của Huy Tuấn;
Moving the mountain: Renovating medical education in a changing
Vietnam của Luu Ngoc Hoat ; Making primary health care work:
Challenges for the education and pratice of the health workforce (postconference excursion on community-base health professions education)
của trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, v.v..
* Nghiên cứu về xã hội hoá y tế


9
Vấn đề này có các nghiên cứu như: Xã hội hoá y tế ở Việt Nam: Lý
luận - thực tiễn và giải pháp của Đặng Thị Lệ Xuân; Góp bàn về xã hội

hóa dịch vụ cơng trong lĩnh vực y tế của Nguyễn Thị Thanh Bình; Xây
dựng cơ chế hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế của Sử Đình Thành, v.v..
Các nghiên cứu đều đánh giá trong bối cảnh ngân sách nhà nước cịn hạn
hẹp, chính sách xã hội hoá y tế đã thúc đẩy các tổ chức, cá nhân tham gia
cung cấp các loại hình dịch vụ y tế ngày một đa dạng hơn.
1.1.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu về cơng tác y tế ở các Đảng bộ
địa phương
Các nghiên cứu đáng chú ý như: Đảng bộ tỉnh Hà Giang lãnh đạo
cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân từ năm 2000 đến năm 2010 của
Nguyễn Thế Điệp; Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo công tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân từ năm 2006 đến năm 2014 của Dương Thị Ninh Hương;
Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các bệnh viện trung
ương trên địa bàn Hà Nội của Lê Thu Thủy; Nghiên cứu một số đặc điểm
cơ cấu bệnh, khả năng đáp ứng hoạt động chăm sóc sức khỏe của các trạm
y tế xã biên giới Tây Nguyên và giải pháp can thiệp của Nguyễn Minh
Hưng, v.v.. Các cơng trình nghiên cứu về q trình thực hiện cơng tác y tế
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ các địa phương với các góc độ khác nhau là
nguồn tư liệu quý báu để chúng tôi tham khảo về nội dung, phương pháp,
cách tiếp cận, góp phần làm rõ những nội dung của luận án.
1.1.3. Nhóm cơng trình nghiên cứu về cơng tác y tế ở tỉnh Thái
Nguyên
Nghiên cứu luận cứ khoa học để xây dựng chỉ tiêu nhiệm vụ, giải
pháp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015
phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái
Nguyên; Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên từ năm
1997 đến năm 2010 của Hoàng Thị Mỹ Hạnh; Thực trạng và giải pháp
phát triển nguồn nhân lực y học cổ truyền tỉnh Thái Nguyên của Trương
Thị Thu Hương; Thực trạng thực hiện nhiệm vụ và kết quả đào tạo nâng



10
cao năng lực của nhân viên y tế thôn bản tại huyện Võ Nhai và Định Hóa
tỉnh Thái Nguyên của Hồng Việt Ngọc, v.v..
Đây đều là những cơng trình có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc để
chúng tôi tiếp cận số liệu, phương pháp phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu
của luận án dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng.
1.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CƠNG TRÌNH
KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG
THỰC HIỆN

1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học
đã cơng bố liên quan đến đề tài luận án
Về nội dung
- Các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước liên quan đến đề tài
luận án tuy ở nhiều chuyên ngành và góc độ khác nhau nhưng đều nhận
định: cơng tác y tế có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong công cuộc bảo vệ
và xây dựng đất nước.
- Các công trình đề cập khá tồn diện đến những thành tựu của ngành
y tế đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời chỉ ra những yêu cầu
phải đổi mới ngành y tế.
- Những cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực y tế ở các vùng miền, địa
phương nói riêng đưa ra nhiều khuyến nghị phong phú cho công tác phát
triển y tế ở mỗi địa phương.
- Những cơng trình nghiên cứu về y tế tỉnh Thái Nguyên bước đầu đã
làm rõ một số thành tựu công tác y tế của tỉnh. Tuy nhiên, chưa có cơng
trình nào nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với
công tác y tế như một đề tài độc lập.
Về tư liệu
Các cơng trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực y tế nói chung,
ngành y tế tỉnh Thái Nguyên nói riêng đã khai thác, sử dụng các tư liệu

phản ánh chủ trương của Đảng về y tế, những số liệu cụ thể dưới góc độ
khoa học chuyên ngành hẹp. Những tư liệu trực tiếp phản ánh về quá trình
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác y tế từ năm 2005 đến năm


11
2015 hầu như thiếu vắng. Tuy nhiên, những tư liệu mà các cơng trình khoa
học có liên quan đã đưa ra có tác dụng để nghiên cứu sinh chắt lọc, sử
dụng để tái hiện và lý giải những nội dung của luận án.
Về cách tiếp cận và phương pháp
Các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án khơng có nhiều
cơng trình tiếp cận theo phương pháp khoa học lịch sử. Tuy nhiên, phương
pháp tiếp cận của các cơng trình nghiên cứu đi trước đã cung cấp những cơ
sở để tác giả vận dụng cách tiếp cận liên ngành, bổ sung cho phương pháp
tiếp cận lịch sử và logic để thực hiện mục tiêu của luận án.
Tóm lại, dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng, đến nay chưa có cơng
trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về q trình lãnh đạo cơng tác
y tế của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 2005 đến năm 2015. Những
cơng trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu và luận cứ khoa học quý báu,
gợi mở những phương pháp nghiên cứu bổ ích để tác giả kế thừa, luận giải
mục tiêu và nhiệm vụ của luận án.
1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Một là, phân tích những yếu tố tác động (thuận lợi và khó khăn) đến
quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với công tác y tế từ
năm 2005 đến năm 2015.
Hai là, khảo cứu, hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ
tỉnh Thái Nguyên về công tác y tế từ năm 2005 đến năm 2015.
Ba là, khảo cứu những kết quả đạt được, sự phát triển của y tế Thái
Nguyên, trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét đánh giá về sự lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh về công tác y tế.

Bốn là, đúc kết một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên lãnh đạo công tác y tế ở tỉnh Thái Nguyên từ năm 2005
đến năm 2015.


12
Chương 2
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI
NGUYÊN VỀ CÔNG TÁC Y TẾ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010
2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH
THÁI NGUN LÃNH ĐẠO CƠNG TÁC Y TẾ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi Đông Bắc, là đầu mối giao
thông quan trọng kết nối với các tỉnh khu vực trung du miền núi phía Bắc
và đồng bằng sơng Hồng. Những đặc điểm về địa lý, tự nhiên của tỉnh
Thái Nguyên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội, văn
hóa, giáo dục, y tế của địa phương.
2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội, dân cư đến năm 2005
Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục của
khu vực trung du và miền núi phía Đơng Bắc. Trước 2005 tình hình kinh
tế có bước phát triển khá, đời sống nhân dân được cải thiện, sự đoàn kết
của các dân tộc là nhân tố quan trọng thực hiện công tác y tế dưới sự
lãnh đạo của Đảng.
2.1.2. Thực trạng công tác y tế của tỉnh Thái Nguyên trước năm
2005
Sau khi tái lập tỉnh, công tác y tế của Thái Nguyên có những tiến bộ
mới: các chương trình mục tiêu y tế quốc gia tiếp tục được triển khai đến
tận cơ sở và đem lại hiệu quả thiết thực; công tác khám chữa bệnh cho

người nghèo và nhân dân vùng sâu, vùng xa được quan tâm hơn. Thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XV và XVI, sự
vào cuộc của chính quyền và vai trị nịng cốt của ngành y tế, tính đến năm
2005 cơng tác y tế đạt được những kết quả tích cực nhưng vẫn cịn nhiều
khó khăn, hạn chế cần khắc phục.


13
2.1.3. Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác
y tế từ năm 2005 đến năm 2010
Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 Về
cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình
mới. Nghị quyết số 46-NQ/TW đã đề cập một cách tồn diện về cơng tác y tế
của đất nước với năm quan điểm chỉ đạo và bảy giải pháp chủ yếu phát triển
ngành y tế trong những năm tiếp theo.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (năm 2006) tiếp tục
đưa ra những quan điểm chỉ đạo mới lĩnh vực y tế như chế độ viện phí
thực hiện theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ; đa dạng hố các loại hình bảo
hiểm y tế; phát triển hệ thống y tế ngồi cơng lập.
2.2. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN VỀ CÔNG
TÁC Y TẾ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010

Nghị quyết số 12-NQ/TU (năm 2005) của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái
Ngun Về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân
trong tình hình mới; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ
XVII (tháng 12/2005); Đề án số 03-ĐA/TU (năm 2006) của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh Về xây dựng Thái Nguyên trở thành Trung tâm Y tế khu
vực các tỉnh vùng Đông Bắc giai đoạn 2006 - 2010 đề cập toàn diện đến
lĩnh vực khám chữa bệnh, phát triển y tế dự phòng, xây dựng y tế cơ sở, quản
lý nhà nước về y tế, xây dựng đội ngũ cán bộ y tế, xã hội hố y tế.

2.3. Q TRÌNH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG TÁC Y TẾ CỦA ĐẢNG
BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010

2.3.1. Về khám, chữa bệnh
Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy về công tác y tế, Ủy ban nhân dân
dân tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 788/2005/QĐ-UBND
ngày 6/5/2005 Về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển mạng lưới y
tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2010 định hướng phát
triển của các bệnh viện theo hướng chuyên sâu, phù hợp với điều kiện, đặc
điểm của từng đơn vị.


14
Các hoạt động khám chữa bệnh, thực hiện quy chế chuyên môn tại các
bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh được duy trì tốt. Tuyến huyện
có đủ trang thiết bị theo phân tuyến kỹ thuật, thực hiện được các nhiệm vụ
chuyên môn theo quy định. Các Trạm y tế xã có đủ trang thiết bị cơ bản để
hoạt động, đã duy trì có hiệu quả cơng tác khám chữa bệnh cho nhân dân,
đạt mục tiêu Đề án 03-ĐA/TU.
2.3.2. Về y tế dự phòng
Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân khẩn trương hoàn thiện về
cơ cấu nhân sự, sáp nhập, phân định rõ vị trí, chức năng của mỗi trung tâm
trong hệ thống y tế dự phòng tuyến tỉnh. Ngành y tế phối hợp chặt chẽ với
các cơ quan, chính quyền các cấp triển khai thực hiện tốt cơng tác phịng
chống dịch bệnh. Hệ thống giám sát được duy trì thường xuyên và chủ động
dập tắt kịp thời nên khơng có vụ dịch lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh. Các
chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được triển khai có hiệu quả.
2.3.3. Về quản lý y tế, y tế cơ sở
Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án thực hiện chuẩn quốc gia về y
tế xã - Giai đoạn 2006 - 2010 theo Quyết định số 1331/ĐA-UBND (năm

2005) và Quyết định số 572/2006/QĐ-UBND (năm 2006) Về việc phê
duyệt Đề án thực hiện chuẩn Quốc gia về y tế xã tỉnh Thái Nguyên - Giai
đoạn 2006 – 2010. Hai văn bản trên tập trung vào 4 nhóm giải pháp lớn:
Thứ nhất, cơng tác tổ chức cán bộ và chính sách. Thứ hai, nâng cao chất
lượng thực hiện các chương trình y tế. Thứ ba, phối hợp các chương trình,
dự án với Ủy ban nhân dân các huyện, các ban ngành. Thứ tư, nâng cấp,
cải tạo, sửa chữa trạm và đầu tư trang thiết bị y tế cho trạm y tế.
2.3.4. Về xây dựng đội ngũ cán bộ y tế
Thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU, Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐND và
Quyết định số 788/QĐ-UBND, Sở Y tế xây dựng kế hoạch kiện toàn đội
ngũ cán bộ y tế để đảm bảo số lượng, chất lượng và cơ cấu theo quy định.
Các chính sách về ưu đãi nghề nghiệp, phụ cấp độc hại được thực hiện
nghiêm túc và kịp thời góp phần ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho
cán bộ y tế ở các đơn vị.


15
2.3.5. Về xã hội hóa y tế
Chủ trương xã hội hóa y tế của Đảng bộ tỉnh được cụ thể hóa trong Quyết
định số 788/2005/QĐ-UBND, Quyết định số 572/2006/QĐ-UBND đề cập
đến 4 nhóm giải pháp lớn về cơ chế, chính sách; quản lý nhà nước; mở rộng
các hình thức bảo hiểm tự nguyện; quản lý, phân phối tài chính đối với cơ sở
khám, chữa bệnh bán công. Đây là những căn cứ quan trọng để ngành y tế
tháo gỡ những khó khăn, tạo cơ chế khuyến khích ở các cơ sở y tế cơng lập
lẫn các loại hình y tế tư nhân hoạt động để san sẻ gánh nặng với nhà nước.
Chương 3
ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO
ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC Y TẾ TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015
3.1. TÌNH HÌNH MỚI VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI
NGUYÊN VỀ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC Y TẾ


3.1.1. Tác động của tình hình thế giới, trong nước và Thái Nguyên
đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với công tác y tế
Tác động của tình hình thế giới
Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến các quốc
gia, trong đó có Việt Nam. Những yếu tố như công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học, cơng nghệ vật liệu mới, tự động hóa tác động mạnh mẽ đến
sự phát triển của y học hiện đại.
Tác động của tình hình trong nước
Sau gần 25 năm đổi mới đất nước, đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân được nâng lên. Việt Nam đã hoàn thành phần lớn các Mục tiêu
phát triển Thiên niên kỷ do Liên hợp quốc đề ra đến năm 2015. Ngành y tế
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đạt được những thành
tựu quan trọng.
Tình hình tỉnh Thái Nguyên và những yêu cầu mới đặt ra trong công
tác y tế
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ
XVIII, kinh tế - xã hội của Thái Nguyên đã có sự thay đổi cơ bản. Chính


16
những kết quả tích cực đó tạo ra những thuận lợi để tỉnh có nguồn lực vật
chất đầu tư cho lĩnh vực y tế. Tuy vậy, những kết quả đạt được vẫn chưa
tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh cũng là những thách thức tác
động đến công tác y tế của tỉnh.
3.1.2. Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác
y tế từ năm 2010 đến năm 2015
Đại hội đại biểu toàn quốc XI của Đảng (năm 2011) đã xác định một
cách toàn diện công tác y tế trong giai đoạn mới như sau: Thứ nhất, tập
trung nâng cao chất lượng và đẩy mạnh cơng tác y tế dự phịng. Thứ hai,

đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, nâng cao hiệu quả phân bổ, sử
dụng các nguồn lực và tăng cường kiểm sốt chi phí y tế. Thứ ba, tiếp tục
củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở. Thứ tư, tiếp tục đổi mới công
tác xây dựng đội ngũ cán bộ y tế các cấp. Thứ năm, đẩy mạnh cơng tác xã
hội hóa y tế.
3.1.3. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về đẩy mạnh
công tác y tế
Chủ trương về công tác y tế thể hiện trong Nghị quyết Đại hội đại biểu
Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Chương trình hành động số 05-CTr/TU thực
hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Chương trình hành động số 20CTr/TU Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa
IX trên địa bàn tỉnh Thái Ngun đến năm 2020. Đảng bộ tỉnh định hướng
phát triển y tế theo hướng phổ cập và chuyên sâu; tăng cường quản lý nhà
nước trong lĩnh vực y tế, nhất là đối với các cơ sở hành nghề y, dược và
phân phối thuốc chữa bệnh; quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ
cán bộ làm công tác y tế; Huy động các nguồn lực nhằm đầu tư xây dựng,
nâng cấp các cơ sở y tế, nhất là y tế tuyến cơ sở.
3.2. QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC Y TẾ
CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015

3.2.1. Chỉ đạo đẩy mạnh nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 2843/QĐ-UBND ngày
9/11/2011 Về việc phê duyệt Chương trình phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh


17
Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến 2020 với tổng kinh
phí thực hiện là 1.959 tỉ đồng. Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban
hành Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND (năm 2012) Về việc thông qua đề
án củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở tỉnh Thái Nguyên đến năm
2020; Nghị quyết số 04/NQ-HĐND (năm 2013) Về thông qua đề án phát

triển y tế chuyên sâu tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. Nghị quyết đã định
hướng phát triển cụ thể cho các bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh,
tuyến huyện và trạm y tế xã theo hướng phổ cập và chuyên sâu, v.v..
3.2.2. Chỉ đạo tiếp tục kiện tồn y tế dự phịng
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Ủy ban
nhân dân, Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên xác định xây dựng hệ thống y tế dự
phòng tỉnh theo hướng tích cực, chủ động, tồn diện, có trọng điểm để hạn
chế các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; khống chế và
dập tắt các ổ dịch; kiểm sốt tốt các loại bệnh khơng lây nhiễm, góp phần
nâng cao thể chất và tinh thần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
địa phương.
3.2.3. Chỉ đạo tiếp tục đổi mới quản lý y tế, y tế cơ sở
Tỉnh ủy chỉ đạo Ủy ban nhân dân, Sở Y tế nỗ lực đổi mới trong việc
hoạch định phát triển y tế địa phương, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở y
tế. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ hoạt động cấp phép
hành nghề theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Đối với y tế cơ sở, trên cơ sở chỉ đạo của Tỉnh ủy và thực hiện Nghị
quyết số 11/2012/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Về việc thông qua đề
án củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở tỉnh Thái Nguyên đến năm
2020, Quyết định số 2074/QĐ-UBND ngày 17/9/2012 Về việc phê duyệt
đề án củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở tỉnh Thái Nguyên đến
năm 2020 tập trung nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết cho 8 bệnh viện
huyện, 14 Phòng khám Đa khoa khu vực, 181 trạm y tế xã trong toàn tỉnh.
3.2.4. Chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ y tế
Nghị quyết số 04/2013/NQ-HĐND Về thông qua đề án phát triển y tế
chuyên sâu tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 đưa ra giải pháp công tác cán


18
bộ là nhiệm vụ then chốt. Hội đồng nhân dân tỉnh xây dựng cơ chế chính

sách tài chính, ưu đãi với cán bộ y tế. Các chương trình, đề án của tỉnh
thực hiện đưa công tác xây dựng đội ngũ cán bộ y tế Thái Nguyên đạt kết
quả tích cực và cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước.
3.2.5. Chỉ đạo tiếp tục mở rộng các loại hình xã hội hoá y tế
Nghị quyết số 04/NQ-HĐND (năm 2013) của Hội đồng nhân dân,
Quyết định số 2843/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh đã đưa ra nhiều
giải pháp tháo gỡ nhiều vướng mắc về cơ chế cho các đơn vị y tế cơng
lập đồng thời cịn tạo ra hành lang pháp lý để các phòng khám tư nhân,
các cơ sở y dược cổ truyền, y tế cơ sở chú trọng đầu tư phát huy nội lực
phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.


19
Chương 4
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
4.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT

4.1.1. Ưu điểm và thành quả của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong lãnh
đạo công tác y tế
4.1.1.1. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên quán triệt và vận dụng đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới công tác y tế,
kịp thời đề ra chủ trương về công tác y tế phù hợp với địa phương
Đảng bộ tỉnh đã ban hành nhiều đề án, nghị quyết chuyên đề về y tế
làm cơ sở chỉ đạo Ủy ban nhân dân, ngành y tế triển khai thực hiện như
Nghị quyết số 12-NQ/TU (năm 2005), Đề án số 03-ĐA/TU (năm 2006) phù
hợp với đặc điểm và thực tiễn đổi mới ở địa phương.
4.1.1.2. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo cơng tác y tế một cách
tồn diện, đồng bộ với nhiều giải pháp có hiệu quả, phát huy tiềm năng,
thế mạnh của địa phương
Trong xây dựng đề án, chương trình y tế trọng điểm của địa phương,

Thường trực Tỉnh ủy trực tiếp giao cho Ủy ban nhân dân xây dựng nội
dung để trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định mục tiêu,
phương hướng, giải pháp lớn. Vì thế, các nghị quyết, đề án của Đảng bộ
tỉnh được cụ thể hóa bằng các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa
XII (nhiệm kỳ 2006 - 2010), khóa XIII (nhiệm kỳ 2011 - 2015).
4.1.1.3. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, y tế tỉnh Thái Nguyên đạt
được những thành quả quan trọng
* Về khám, chữa bệnh
Từ năm 2005 đến năm 2015, số lượt bệnh nhân đến khám, chữa bệnh,
số lượt điều trị nội trú, số ca phẫu thuật, chụp, chiếu, xét nghiệm tại các cơ
sở y tế công lập tăng đều qua các năm. Tỷ lệ bệnh nhân đến khám, chữa
bệnh luôn vượt chỉ tiêu được giao.
* Về y tế dự phòng


20
Từ năm 2005 đến năm 2015, Thái Nguyên đã thực hiện tốt các
chương trình mục tiêu quốc gia về y tế trên địa bàn tỉnh. Các chỉ tiêu y tế
quốc gia được triển khai và thực hiện, luôn đạt và vượt so với Chuẩn quốc
gia về y tế xã giai đoạn (2001 - 2010), (2010 - 2020).
* Về quản lý y tế, y tế cơ sở
Từ năm 2005 đến năm 2015, mạng lưới y tế ở cơ sở được hoàn thiện
cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ. Chính điều này tạo
điều kiện cho nhân dân dễ dàng tiếp cận hơn với các dịch vụ y tế ban đầu;
cơng tác phịng bệnh, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, tiêm chủng mở rộng luôn
được đảm bảo và ngày một nâng cao; đội ngũ cán bộ y tế tiếp nhận và dần
làm chủ được kỹ thuật chuyên sâu ngay tại các bệnh viện tuyến huyện góp
phần giảm tải cho tuyến trên.
* Về xây dựng đội ngũ cán bộ y tế
Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Đảng

bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, công tác xây dựng đội ngũ
cán bộ y tế đã có những thay đổi rõ nét, nhiều chỉ tiêu quốc gia về y tế của
Bộ Y tế đưa ra tỉnh Thái Nguyên đã đạt và một số chỉ tiêu còn cao hơn mặt
bằng chung của cả nước.
* Về xã hội hoá y tế
Hệ thống y tế tư nhân, các cơ sở hành nghề y dược tư nhân đã có bước
phát triển đa dạng về loại hình, rộng khắp trên địa bàn tỉnh có đóng góp
lớn vào việc hoàn thành những chỉ tiêu quốc gia về y tế trên địa bàn nói
riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.
4.1.2. Một số hạn chế của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong lãnh
đạo công tác y tế
4.1.2.1. Hạn chế trong nhận thức, chủ trương
Một là, nhận thức của một bộ phận cấp ủy, cán bộ, đảng viên về cơng
tác y tế cịn chưa đúng tầm, coi công tác y tế là của riêng ngành y tế dẫn
đến xác định vị trí, vai trị của cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân
dân chưa tương xứng, chưa coi công tác này là một trụ cột trong phát triển
nhanh, bền vững đất nước.


21
Hai là, việc tổ chức thực hiện công tác y tế có lúc, có nơi chưa đồng
bộ, thiếu tập trung; cơ chế của tỉnh về y tế nhiều nhưng hiệu quả đạt được
chưa cao.
Ba là, về cơ cấu lĩnh vực cịn có sự khác biệt giữa lĩnh vực khám,
chữa bệnh trực tiếp với y tế sự phòng và y tế cơ sở.
4.1.2.2. Hạn chế trong chỉ đạo thực hiện
Một là, hạn chế trong chỉ đạo thực hiện công tác y tế nói chung
Hai là, hạn chế trong chỉ đạo cơng tác khám, chữa bệnh
Ba là, hạn chế trong chỉ đạo cơng tác y tế dự phịng
Bốn là, hạn chế trong chỉ đạo quản lý nhà nước về y tế, xây dựng y tế

cơ sở
Năm là, hạn chế trong chỉ đạo đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán
bộ y tế
Sáu là, hạn chế trong chỉ đạo công tác xã hội hố y tế
4.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM

4.2.1. Khơng ngừng đổi mới, nâng cao nhận thức của các cấp bộ
Đảng, chính quyền, ngành y tế và nhân dân về vị trí, tầm quan trọng
của cơng tác y tế
Từ năm 2005 đến năm 2015, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các
đồn thể ở tỉnh Thái Ngun ln chú trọng quán triệt để nhân dân nhận
thức sâu sắc y tế là lĩnh vực hoạt động mang lại lợi ích chung và lâu dài
cho xã hội. Khi đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác y tế, các cấp
ủy, chính quyền, nhân dân đã huy động và tập trung nguồn lực phát triển
sự nghiệp y tế của tỉnh.
4.2.2. Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong quán triệt và
vận dụng quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về
y tế vào thực tiễn địa phương
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã linh hoạt, sáng tạo đặt công tác y tế
trong mối quan hệ biện chứng với kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của
địa phương. Trong chỉ đạo công tác y tế, vận dụng chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền, ngành y tế


22
Thái Nguyên luôn chú ý đến các giai đoạn, thời điểm, đối tượng đầu tư và
hưởng thụ các dịch vụ y tế.
4.2.3. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác y tế từ
cấp tỉnh đến cơ sở
Các cấp ủy Đảng, chính quyền và ngành y tế tỉnh Thái Nguyên đã tiến

hành nghiên cứu để sắp xếp lại các trung tâm, đơn vị làm nhiệm vụ y tế dự
phịng để hình thành các cơ quan kiểm sốt dược phẩm, thực phẩm, thiết bị
y tế theo hướng hội nhập quốc tế.
4.2.4. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các lĩnh vực của công tác y
tế
Ngành y tế tỉnh Thái Nguyên tập trung phát triển hợp lý các dịch vụ y
tế phổ cập, phục hồi chức năng và y tế chuyên sâu, bệnh viện chuyên khoa,
xây dựng y tế cơ sở tạo điều kiện tốt nhất cho người dân được tiếp cận các
dịch vụ y tế cơ bản, có chất lượng ngay tại tuyến cơ sở đồng thời tiếp cận
các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ kỹ thuật cao theo nhu cầu.
4.2.5. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ y tế đủ về số lượng và
từng bước nâng cao chất lượng
Đảng bộ tỉnh thực hiện đồng bộ và nhất quán công tác xây dựng đội
ngũ cán bộ y tế theo hướng phổ cập và chuyên sâu. Phổ cập đội ngũ cán bộ
y tế để không những khắc phục được tình trạng thiếu hụt về bác sĩ các
tuyến mà cịn thực hiện được những kỹ thuật chuyên môn tương ứng theo
quy chuẩn của Bộ Y tế. Phát triển đội ngũ cán bộ theo hướng chuyên sâu
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngành y tế tương xứng với vị thế và tiềm
năng phát triển của tỉnh.
4.2.6. Thực hiện nhất quán, tích cực chủ trương xã hội hố cơng
tác y tế
Đảng bộ tỉnh có chủ trương và cơ chế khuyến khích các cơ sở y tế tư
nhân mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực y tế dự phịng, khu vực nơng thơn
nhằm chia sẻ những khó khăn với hệ thống y tế cơng lập để người dân có
điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế một cách dễ dàng hơn.


23
KẾT LUẬN
1. Sức khỏe con người là nguồn lực nội sinh quan trọng để phát triển

mỗi cá nhân và xã hội. Công tác y tế hướng tới bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khoẻ nhân dân một cách tồn diện. Công tác này không chỉ là
trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền mà là trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị và nhân dân trong đó ngành y tế đóng vai trị nịng cốt.
2. Trong q trình lãnh đạo tồn diện đất nước trong cơng cuộc đổi
mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm sâu sắc đến công tác y
tế. Xác định sức khoẻ là vốn quý của con người và toàn xã hội, từ năm
2005 đến năm 2015, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra nhiều chủ trương
có tính đột phá định hướng cho Chính phủ và ngành y tế thực hiện. Trên
cơ sở đó, Nhà nước và ngành Y tế đã ban hành các văn bản như nghị định,
quyết định, chỉ thị, thông tư để các chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống
hướng tới mục tiêu xây dựng nền y tế Việt Nam công bằng, hiệu quả và
phát triển.
3. Quán triệt một cách sâu sắc, toàn diện và sáng tạo chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, từ năm 2005 đến năm 2015, Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên đã tập trung lãnh đạo cơng tác y tế tồn diện. Trong những
năm 2005 - 2010, Đảng bộ đề ra chủ trương, chỉ đạo phát triển các bệnh
viện và đội ngũ cán bộ theo hướng phổ cập và chuyên sâu; nâng cấp các cơ
sở y tế dự phịng; hồn thiện hệ thống y tế cơ sở gắn với cải tạo, nâng cấp,
xây dựng mới các trạm y tế xã. Ủy ban nhân dân và ngành Y tế tỉnh Thái
Nguyên với tư cách là cơ quan tham mưu, quản lý, điều hành đã vận dụng
linh hoạt, sáng tạo các chủ trương của Đảng bộ tỉnh bằng các chương trình
hành động, kế hoạch, đề án phù hợp với yêu cầu thực tiễn cũng như thế
mạnh sẵn có của tỉnh.
4. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã lãnh đạo cơng tác y tế thu được kết
quả tích cực, góp phần khơng nhỏ vào việc thực hiện chương trình phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đó là: hoạt động khám, chữa bệnh được đầu
tư và đổi mới tiến tới là trung tâm y tế vùng Đông Bắc; các trung tâm y tế



×