Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Giáo trình Hướng dẫn xây dựng và tổ chức thi công cầu Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.39 KB, 41 trang )

BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP QUẢNG NINH

GIÁO TRÌNH

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC
THI CÔNG CẦU
DÙNG CHO BẬC ĐẠI HỌC
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)

QUẢNG NINH - 2020


Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu về tên và nhiệm vụ của đồ án
Tên đồ án: Đồ án xây dựng và tổ chức thi cơng cơng trình cầu (cụ thể tên cầu,
vị trí hoặc địa điểm xây dựng)
Nhiệm vụ của đồ án:

- Thiết kế thi công các hạng mục của cơng trình cầu.

- Thiết kế tổ chức thi cơng, bản vẽ trình bày khổ A3
gồm Bố trí chung cầu, bình đồ, cấu tạo các hạng mục, biện pháp thi công, các kết cấu
bổ trợ, mặt bằng công trường, kế hoạch tiến độ thi công.
1.2. Mô tả và đánh giá sơ bộ số liệu khảo sát trong hồ sơ thiết kế do tư vấn thiết
kế cung cấp về: địa chất, thủy văn, dân cư, vật liệu, kinh tế, chính trị .v.v. khu
vực xây dựng cầu.
- Tên cầu, vị trí xây dựng cầu (địa điểm, tọa độ).
1.2.1. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật
- Cầu xây dựng vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép.
- Tải trọng cầu thiết kế HL-93, người 300kg/m2


- Bề rộng mặt đường xe chạy 7m
- Bề rộng đường bộ hành 2.2=4m
- Bề rộng lan can 2.0,5=1m
- Sông không có thuyền, có cây trơi
- Chịu động đất cấp 7
- Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN-272-05
- Đường 2 đầu cầu: Theo tiêu chuẩn chung của tuyến đường
+ Đường ô tô tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4054-05
+ Quy trình thiết kế áo đường mềm: 22TCN211-06
+ Điều lệ báo hiệu đường bộ: 22 TCN 237-01
+ Tính tốn đặc trưng dịng chảy lũ: 22 TCN 220-95
1.2.2 Địa chất cơng trình
- Qua kết quả khảo sát tại hiện trường gồm quan sát thực địa, khoan mơ tả địa
tầng, lấy mẫu thí nghiệm, thí nghiệm SPT và kết quả thì thí nghiệm mẫu trong phịng,
thì đặc điểm địa tầng đoạn tuyển khảo sát phân chia thành các lớp sau: (trình bày các
lớp địa chất theo hồ sơ kỹ thuật), ví dụ:
+ Lớp 1: Cát bụi xốp màu vàng nhạt trạng thái khô xốp
+ Lớp 2: Cát bụi xốp
+ Lớp 3: Cát bụi xốp
1


+ Lớp 4: Sỏi sạn cát
+ Lớp 6: Đá cát, sét kết
1.2.3. Thủy lực thủy văn
Trình bày các mực nước: cao nhất, thi công, thấp nhất để phục vụ thi công
- Mực nước cao nhất :

+17,41m.


- Mực nước thi công :

+4,0 m

- Mực nước thấp nhất :

+2,9m

1.2.4. Các điều kiện khác
Điều kiện dân cư, thói quen sinh hoạt, giao thơng của người dân trong khu vực
liên quan đến việc xây dựng và thi cơng cầu; điều kiện kinh tế, chính trị xã hội (nếu
có) của khu vực, địa bàn xây dựng.
1.3. Mô tả sơ bộ về kết cấu phần trên (dầm dọc, dầm ngang, bản mặt cầu), phần
dưới (móng, mố và trụ cầu) và kết cấu phụ trợ (gối cầu, khe co giãn, lan can, bó vỉa,
lớp phủ, bản quá độ).
Trình bày số lượng dầm chủ, dầm ngang, hình dạng mặt cắt ngang dầm chủ,
khoảng cách giữa các dầm, ví dụ:
* Kết cấu phần trên:
- Dầm BTCT ƯST căng sau dạng chữ T có chiếu cạnh =1.7m bề rộng bầu dầm
b=0,65m, mỗi dầm có 7 bó thép cường độ cao, mỗi bó có 7 tao cáp F=12.7mm
- Trên mặt cắt ngang gồm 5 dầm chữ T đặt cách nhau 2.4m. Trên chiều dài nhịp
cần 5 dầm ngang đổ tại chỗ cùng với mối nối bản cánh. Bê tông đầm T mác 400#, bê
tông dầm ngang và bê tông mối nối bản cánh mác 300#.
- Mặt cầu bằng bê tông lưới thép, bê tông mác 300#, lưới thép F8 bước 10.10cm
tạo dốc ngang 2%. Tại tim cầu dày 18.6cm
- Lan can tay vịn bằng thép .
- Dùng khe co giãn cao su
- Neo cáp DƯL: Dùng neo …..
- Gối cầu: Sử dụng gối cao su …..
- Mặt cầu gồm 2 lớp:

+ Lớp phòng nước nhập ngoại dầy 0.4cm
+ Lớp 2 bằng bê tông nhựa dày 7.0cm
* Kết cấu phần dưới:

2


- Hai bên mố có kích thước tương đối giống nhau, mố kiểu chữ U, trụ BTCT
thân đặc đổ tại chỗ. Mố, trụ đặt trên nền móng cọc khoan nhồi BTCT có đường kính
D=1.0m
+ Mố M1 và T1: đặt trên nền thiên nhiên.
+ Mố M2: 6 cọc chiều dài L=11,85m, mũi cọc đặt vào lớp đá cát sét kết.
- Trụ T2có 6 cọc chiều dài L=14,06m, trụ T3 có 6 cọc chiều dài L=14,11m mũi
cọc đặt vào lớp đá cát, sét kết
- Bản vẽ sơ bộ mố, trụ.
- Phần móng: gồm 6 cọc khoan nhồi bêtơng cốt thép có đường kính 1m. Chiều
dài cọc L = 14,06m.
1.4. Dự kiến và đề xuất các phương án và biện pháp thi công kết cấu phần trên
(dầm dọc, dầm ngang, bản mặt cầu), phần dưới (móng, mố và trụ cầu) và kết cấu
phụ trợ (gối cầu, khe co giãn, lan can, bó vỉa, lớp phủ, bản quá độ)
Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật, đề xuất phương án và biện pháp thi công kết
cấu phần trên, phần dưới và kết cấu phụ trợ.
Các phương án và biện pháp thi công kết cấu phần trên được lựa chọn căn cứ
vào nội dung phần Tổng quan về cầu và mố trụ cầu (bài giảng), Cầu thép, Cầu bê tơng.
Ví dụ: Đề xuất phương án và biện pháp thi công trụ như sau:
- Theo số liệu khảo sát thì tại vị trí thi cơng trụ có những đặc điểm ảnh hưởng
đến phương án thi cơng như sau:
- Địa chất lịng sơng chia làm 2 lớp rõ rệt :
+ Lớp sỏi sạn cát có chiều dày trung bình 12,56m.
+ Lớp đá cát, sét kết có chiều dày trung bình 5,0m.

- Vì địa chất của các lớp là các lớp đất rời, do đó khi thi công khoan tạo lỗ phải
kèm theo ống vách
- Chênh cao từ MNTC đến CĐĐM là 4,39m (chưa kể chiều dày lớp bê tơng bịt
đáy)
- Vận tốc dịng chảy vào mùa thi công: V < 2m/s.
Với các hiện trạng đã nêu ở trên ta chọn phương án thi cơng hố móng bằng
vịng vây cọc ván thép có 1 tầng khung chống là hợp lý nhất.
1.5. Công tác chuẩn bị thi công: Nhận và bố trí mặt bằng cơng trường (nhà chỉ huy
và điều hành, nhà ở công nhân, bãi vật liệu, bãi gia công thép, bãi đúc dầm, trạm trộn,
đường vận chuyển, trạm cấp nước, điện, …), nhận và gửi các cọc mốc cao độ, cọc tim
cầu, tính tốn, lập các biểu đồ dự trù vật tư, nhân lực (chỉ huy, kỹ thuật hiện trường,
cơng nhân), máy móc, thiết bị thí nghiệm, phương tiện vận chuyển, nguồn cung cấp và
bố trí điện, nước, cơng tác bảo vệ, an tồn và phịng chống cháy nổ, bảo vệ môi
3


trường, lập các biểu tiến độ thi công chi tiết hạng mục và tiến độ thi cơng tổng thể
trình các bên ký nhận, chuẩn bị hồ sơ, văn bản pháp quy, biên bản nghiệm thu hạng
mục, nhật ký thi công.v.v.
- Các căn cứ: Căn cứ vào hồ sơ kỹ thuật, các đặc điểm về địa hình, địa chất thủy
văn và điều kiện kinh tế, kỹ thuật của khu vực xây dựng cầu
- Tài liệu liên quan: Bài giảng Tổng quan về cầu và Mố trụ cầu.
- Nội dung cần đạt được: Cách bố trí mặt bằng cơng trường cho một cơng trình
cầu cụ thể; Biểu đồ dự trù vật tư, nhân lực, máy móc, thiết bị thí nghiệm (nếu cần),
phương tiện vận chuyển, nguồn cung cấp và bố trí điện nước, cơng tác bảo vệ, an ninh
anh tồn phịng cháy chữa cháy, nhật ký thi công, …
- Công tác chuẩn bị:
* Lán trại kho bãi:
- Do thời gian thi công khá dài, nên việc tổ chức kho bãi lán trại là rất cần thiết.
Kho bãi lán trại phải được xây dựng ở nơi khơ ráo, an tồn và gần cơng trình nhằm

đảm bảo việc quản lý, bảo quản nguyên vật liệu và máy móc thi cơng.
- Dùng máy san, máy ủi kết hợp nhân công để dọn dẹp mặt bằng bãi thi công.
Mặt bằng phải bằng phẳng, đủ rộng để bố trí vật liệu, máy móc thi cơng.
* Ngun vật liệu
- Các loại vật liệu được vận chuyển đến công trường và tập kết vào kho bãi, quá
trình cung ứng vật liệu phải đảm bảo tính liên tục, đảm bảo các thông số kỹ thuật về
yêu cầu vật liệu.
* Nhân lực và máy móc
- Nhân lực máy móc được huy động đầy đủ đảm bảo cho cơng trình kịp tiến độ
xây dựng.
- Về nhân lực: Bên cạnh đội ngũ kỹ sư có trình độ và cơng nhân lành nghề, đơn
vị thi cơng cịn có thể tuyển thêm nguồn nhân cơng tại địa phương để đẩy nhanh tiến
độ thi công.
- Về máy móc: Đơn vị thi cơng có đủ các thiết bị thi công, từ các loại máy nhỏ
như máy hàn, máy cắt, máy phát điện đến các loại máy lớn như máy cẩu, máy khoan,
xà lan…

4


Chương 2: THI CƠNG MĨNG, MỐ VÀ TRỤ CẦU
2.1. Thi cơng móng cầu (chỉ cần trình bày thi cơng 01 móng mố hoặc 01 móng
trụ cầu)
2.1.1. Biện pháp thi cơng móng cầu
- Thi cơng móng khối trên nền thiên nhiên
- Thi cơng móng cọc đóng
- Thi cơng móng cọc khoan nhồi
- Thi cơng móng giếng chìm và móng giếng chìm hơi ép
2.1.2. Trình tự thi cơng móng cầu
- Cơng tác làm đất

- Cơng tác khoan nổ mìn
- Cơng tác đổ bêtông
- Công tác cốt thép
- Công tác ván khuôn
- Công tác đóng cọc
2.1.3.Cơng tác trắc đạc (định vị tim cọc, tim móng, dẫn mốc cao độ, gửi cọc,
mốc, khống chế cao độ …)
a. Phương pháp đo trực tiếp
- Áp dụng: khi chiều dài cầu dưới 100m.
- Chiều dài cầu và khoảng cách giữa tim các mố trụ được đo bằng thước thép
kết hợp với máy kinh vĩ ngắm hướng thẳng. Nếu trong khu vực ngập nước thì việc đo
và đánh dấu được thực hiện trên cầu tạm bằng gỗ có trụ là gỗ tròn (1216cm) hoặc
gỗ hộp (10x10,15x15cm) và mặt cầu dày 4cm. Tim dọc phụ đặt trên mặt cầu tạm và
được đánh dấu cố định bằng đinh đóng cách nhau 35m
- Định vị cầu nhỏ :
+ Từ cọc mốc gần nhất dẫn ra tất cả từng vị trí tim mố, tim trụ bằng cách đo hai
lần có kinh vĩ ngắm hướng.
+ Đặt máy kinh vĩ tại từng mố và trụ để xác định vị trí các cọc ở hai phía
thượng và hạ lưu cầu, mỗi phía đóng 2 cọc để khống chế đường tim mố, tim trụ.
Thông thường ngắm theo hướng vng góc với tim cầu, trừ những trường hợp cầu đặt
chéo tim trụ hợp với tim cầu một góc xác định

5


Hình 2- . Định vị cầu nhỏ
- Định vị cầu trung và cầu lớn ngay trên mặt bằng thực địa:
+ Áp dụng khi có thể đo khoảng cách bằng thước.
trước.


+ Đường tim dọc cầu dựa theo hệ thống cọc mốc do tư vấn thiết kế lập ra từ

+ Chiều dài cầu, khoảng cách lẻ từ cọc mốc đầu đến tim mố và khoảng cách
giữa các tim mố, trụ được đo bằng thước thép kết hợp với máy kinh vĩ ngắm hướng.
Đo dài hai lần theo hướng đi và hướng về, kết quả được hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi
trường tại thời điểm đo, độ dốc địa hình và lực kéo căng của thước khi đo. Tốt nhất là
kéo thước theo phương nằm ngang với lực kéo quy định và dùng dây rọi đánh dấu
điểm kéo thước.
+ Đặt máy kinh vĩ tại từng mố và trụ để xác định vị trí các cọc ở hai phía
thượng và hạ lưu cầu, mỗi phía đóng 2 cọc để khống chế đường tim mố, tim trụ.
Thơng thường ngắm theo hướng vng góc với tim cầu, trừ những trường hợp cầu đặt
chéo tim trụ hợp với tim cầu một góc xác định.
- Định vị cầu trung và cầu lớn khi có cầu tạm :
+ Áp dụng khi có thể dựng cầu tạm cách cầu chính từ 2030m, thơng thường
cầu tạm song song cầu chính

6


Hình 2- . Định vị cầu trung
+ Từ các mốc A, B lập trục phụ A', B' trên cầu tạm bằng hệ đường sườn đo đạc
tứ giác ABA'B'. Trên trục phụ A’, B’ đo cự ly xác định hình chiếu của các tim mố, trụ
của cầu chính Mo’, T1’, T2’…Mn’. Đặt máy kinh vĩ tại các điểm vừa xác định
ngắm góc  so với trục A’B’, đóng các cọc định vị tim mố, trụ ở hai phía thượng
và hạ lưu cầu.
b. Phương pháp đo gián tiếp:
- Áp dụng: đối với cầu trung và cầu lớn có địa hình phức tạp, nước ngập sâu và
chảy xiết, sơng có thơng thuyền…khơng thể áp dụng phương pháp đo trực tiếp. Đây là
phương pháp sử dụng máy kinh vĩ đo trên mạng tam giác đạc.
- Trên bờ sơng nơi thích hợp lập mạng lưới đo đạc tam giác hoặc tứ giác với độ

chính xác cao về cự ly dài và cao độ các đỉnh, toạ độ các đỉnh theo một hệ toạ độ
thống nhất và thuận lợi.
- Các loại mạng tam giác đạc:
+ Một tam giác với một cơ tuyến và đo hai góc ở đỉnh.
+ Hai tam giác với hai cơ tuyến.
+ Lưới tứ giác với một cơ tuyến hay hai cơ tuyến.
- Nếu gần nơi xây dựng có cầu cũ hay bãi nổi thì nên đặt cơ tuyến tại đó.
- Khi sử dụng phương pháp tam giác đạc để đo khoảng cách giữa các mốc và
tim mố, trụ mạng lưới tam giác đạc cần thỏa mãn các điều kiện sau :
+ Hình thái mạng tam giác đạc:
Cầu trung dùng mạng lưới 2 hoặc 4 tam giác.
Cầu lớn dùng mạng lưới tứ giác. Khi có bãi nổi thì dùng mạng lưới trung
tâm.
+ Điều kiện về góc của mạng lưới tam giác đạc:
Nếu là tam giác: các góc khơng nhỏ q 250 và khơng lớn q 1300.
Nếu là tứ giác: các góc khơng nhỏ quá 200
+ Điều kiện mạng lưới chung:
Mạng lưới chung phải bao gồm ít nhất 2 điểm định vị đường tim cầu, mỗi
bên bờ một điểm.
Bao gồm những điểm mà tại đó có thể định tâm mố trụ bằng giao tuyến
thẳng và có thể kiểm tra trong q trình thi cơng. Đường giao của hướng ngắm và tim
cầu càng gần 900 càng tốt. Chiều dài đường ngắm từ kinh vĩ đến tâm trụ quy định
không lớn hơn:
.1000m khi dùng kinh vĩ có sai số góc 1’’
.300m khi dùng kinh vĩ có sai số góc 10’’
.100m khi dùng kinh vĩ có sai số góc 30’’
7


 Số lượng giao điểm bên sườn khơng ít hơn 2 điểm. Các đỉnh và điểm đo của

mạng lưới tam giác đạc cần được chôn cố định.
+ Chiều dài cầu dưới 200m thì có thể dùng một cơ tuyến. Nếu dài hơn phải
dùng ít nhất hai cơ tuyến. Cơ tuyến phải được cắm trên chỗ đất phẳng có độ dốc nhỏ
hơn 1%. Một số trường hợp cho phép cắm một mạng cơ tuyến đặc biệt.
+ Chiều dài cơ tuyến nên lấy bằng nửa chiều dài cần xác định.
+ Mỗi tim trụ, mố được giao hội tối thiểu 3 đường ngắm từ 3 mốc đỉnh của
mạng. Sai số điểm giao hội không quá 1,5cm.
- Cách xác định tim mố, trụ cầu bằng phương pháp giao hội hướng ngắm:

Hình 2- .Đo gián tiếp theo phương pháp giao hội hướng ngắm
c. Công tác định vị tim trụ
Mục đích: Nhằm đảm bảo đúng vị trí, kích thước của tồn bộ cơng trình cũng
như các bộ phận kết cấu được thực hiện trong suốt thời gian thi công.
Nội dung:
+ Xác định lại và kiểm tra trên thực địa các mốc cao độ và mốc đỉnh.
+ Cắm lại các mốc trên thực địa để định vị tim cầu, đường trục của các trụ mố
và đường dẫn đầu cầu.
+ Kiểm tra lại hình dạng và kích thước các cấu kiện chế tạo tại công trường.
+ Định vị các cơng trình phụ tạm phục vụ thi cơng.
+ Xác định tim trụ cầu bằng phương pháp giao hội, phải có ít nhất 3 phương
ngắm từ 3 mốc cố định của mạng lưới.
- Cách xác định tim trụ:

8


Hình 2.1. Cách xác định tim trụ
+ 2 điểm A,B là 2 mốc cao độ chuẩn cho trước, điểm A cách tim trụ một đoạn
cố định, ta tiến hành lập 2 cơ tuyến ABA1, ABA2.
+ Cách xác định tim trụ T2 (điểm C) được xác định như sau:

 Tại A nhìn về B (theo hướng tim cầu) mở một góc  1   2  90 0 về 2
phía, lấy 2 điểm A1,A2 cách điểm A một đoạn AA1=AA2.
 Tại B nhìn về A (theo hướng tim cầu) mở một góc  1   2  90 0 về 2
phía, lấy 2 điểm B1, B2 cách điểm B một đoạn BB1=BB2
 Gọi C là tim trụ số 2
tg  =

BC
BB1

 Tại A1 nhìn về A quay một góc  có:
tg  

AC
AA1

- Đặt máy kinh vĩ I tại A hướng theo tim cầu; đặt máy kinh vĩ II tại A1 hướng
về A, sau đó mở một góc  . Giao 2 hướng này tại C là tim trụ số 2.
- Tương tự đặt máy kinh vĩ I tại vị trí B hướng theo tim cầu; đặt máy kinh vĩ II
tại B2 hướng về B, sau đó mở một góc  . Giao 2 hướng này tại C là tim trụ số 2.
- Kiểm tra lại vị trí C bằng cách đặt máy kinh vĩ số II tại A2 hướng máy về A rồi mở
một góc  và đặt máy tại B2 hướng về B rồi mở góc  . Giao 2 hướng của máy I và
máy II ta được vị trí tim của trụ số 2. Cơng tác định vị tim trụ nhằm đảm bảo đúng vị
trí và kích thước của trụ cần thi cơng, được thực hiện trong quá trình thi công.
d. Xác định tim mố trụ cầu cong
- Cần thống nhất các đặc điểm:
+ Điểm giao của bán kính đường cong và trục dọc mố, trụ là tim mố trụ cầu.
+ Lấy tim đường cong trên cầu làm trục dọc cầu.
+ Hướng bán kính đường cong là trục dọc mố trụ.
+ Tiếp tuyến đường cong tại tim mố trụ là trục ngang mố trụ.

- Trên cơ sở đó, các số liệu để định vị trí mố và tim mố trụ là :
9


+ Khoảng cách tim các mố trụ.
+ Lý trình các điểm.
+ Đường tên, cung tương ứng của nhịp cầu.
- Các phương pháp định vị tim mố, trụ:
+ Phương pháp đa giác: Coi vị trí tim mố trụ là các đỉnh của đa giác nội tiếp
đường cong trục dọc cầu. Dựa vào tài liệu thiết kế tính được các đặc trưng cạnh, góc
của đa giác. Do có sai số cộng dồn nên thường áp dụng cho cầu không quá 3 nhịp.
+ Phương pháp tiếp tuyến: Vị trí của mố trụ được xác định theo mốc. Dựa vào
góc đỉnh , bán kính cong R xác định được T=R.tg 2 và các yếu tố của đường cong.
Đặt máy kinh vĩ tại Đ mở góc với tiếp tuyến M0Đ, đo chiều dài T xác định
được M0. Vị trí tim trụ T1, T2...được xác định bằng phương pháp tọa độ vng góc.
Trục toạ độ thường chọn là tiếp tuyến M0Đ.

Hình 2-. Xác định tim mố trụ cầu cong
+ Phương pháp dây cung kéo thẳng: Dùng cho cầu cạn hoặc cầu có cầu tạm. Từ
hồ sơ thiết kế tính được dây cung, chiều dài các đoạn kéo thẳng và cự ly lẻ các đoạn
trên dây cung. Các cự ly phải đo theo mặt phẳng nằm ngang. Trên dây cung, xác định
các điểm hình chiếu của mố trụ bằng thước thép, có máy kinh vĩ ngắm hướng. Từ
các điểm hình chiếu đã xác định, đặt máy kinh vĩ mở góc 900 so với dây cung, ngắm
hướng để đo độ dài tung độ dóng từ dây cung, xác định vị trí tim mố trụ.
+ Phương pháp toạ độ cực: Dựa vào hồ sơ thiết kế, xác định được các yếu tố của tam
giác ABO, từ đó xác định tâm O trên thực địa. Ngồi ra, cũng tính được các toạ độ
cực của các tim mố trụ với các góc α1, α2...xác định được vị trí hình chiếu xun
10



tâm của các trụ T1, T2... là T’1, T’2...trên dây cung AB. Dùng kinh vĩ đặt tại O, ngắm
hướng để đo các toạ độ cực tương ứng xác định được vị trí tim mố trụ tại T1, T2...
+ Phương pháp giao hội tia ngắm: Dùng cho cầu ở địa hình phức tạp, nước ngập sâu.
Sử dụng một hệ thống đường sườn, dùng máy kinh vĩ đặt trên các đỉnh đường sườn
ngắm giao hội không dưới 3 tia cho tim mố trụ. Hệ thống đường sườn tối thiểu có
hai cơ tuyến. Nên xác định toạ độ các đỉnh theo một hệ toạ độ thuận lợi.
- Những yêu cầu kỹ thuật khi định vị tim mố trụ cầu cong:
+ Nếu dùng phương pháp dây cung kéo thẳng và phương pháp toạ độ cực hay
phương pháp tiếp tuyến sử dụng máy kinh vĩ có độ chính xác 30’’, chiều dài đo theo
phương ngang sai số cho phép khơng q 0,5cm. Địi hỏi chiều dài đo không được lớn
hơn hai lần chiều dài thước. + Các kích thước đo dài phải được đo hai lần. Nếu dùng
phương pháp ngắm giao hội từ một mạng lưới đường sườn đo đạc phải ngắm mỗi điểm
ba lần, mỗi lần ít nhất 3 tia ngắm, tam giác 3 giao điểm sai không quá 3cm.
2.1.4. Công tác đất (biện pháp đào lấy và vận chuyển đất, công tác hút nước
trong hố móng …)
2.1.4.1. Đặc điểm của móng khối
- Móng khối là loại móng có thể đặt trực tiếp trên nền thiên nhiên, được dùng
cho những trường hợp nền đất chịu lực dưới đáy móng nằm cách mặt đất thiên nhiên
khơng q 6m, lớp này có thể là nền đất tốt hoặc nền đá.
- Thường thi công trong điều kiện khô cạn hoặc nước ngập nông. Phần lớn là
nền đá như móng cầu vịm ở địa hình đồi núi.
- Nó là loại móng có khối lượng thi cơng lớn, diện tích đáy móng 80120m2,
khối lượng bê tơng đổ tại chỗ rất lớn.
- Biện pháp thi cơng móng khối lần lượt là: thi cơng hố móng, xử lý đáy móng,
lắp dựng ván khn, đổ bê tơng bệ móng, chống thấm và đắp đất hố móng.
- Trong mỗi bước thi cơng để lựa chọn biện pháp thi cơng thích hợp cần căn cứ
những yếu tố sau :
Kích thước móng: Diện tích đáy và chiều sâu đặt móng.
Dạng đất nền: loại đất, ổn định của mái dốc, có hay khơng có hiện tượng cát
trơi.

Dạng nền dưới đáy móng: là nền đất hay nền đá.
Điều kiện địa hình: bằng phẳng hay sườn dốc, diện tích mặt bằng thi cơng
rộng hay chật hẹp.
Điều kiện thuỷ văn: khơ cạn hay ngập nước, ở trên cạn thì có hay khơng hiện
tượng nước ngầm. Trong khu vực ngập nước thì nước ngập nơng hay ngập sâu.
Điều kiện kỹ thuật của đơn vị thi công: thiết bị đào lấy đất, công nghệ chế tạo
và cung cấp vữa bê tông.
11


2.1.4.2. Biện pháp tổ chức đào đất trong hố móng:
a. Đào đất hố móng bằng biện pháp đào trần:
Có thể dùng máy, máy kết hợp thủ công hoặc thủ công tuỳ điều kiện.
- Đào đất bằng máy ủi, kết hợp thủ cơng:
Phạm vi áp dụng: móng nằm trên địa hình sườn dốc, đặc biệt là móng mố.
Dùng máy ủi chạy theo hướng cắt ngang sườn dốc đào bạt sườn dốc hạ dần
cao độ tự nhiên đến cao độ mà cho phép hố móng có thể tiếp tục đào trần, hoặc dùng
chống vách bằng ván gỗ, nếu khối lượng đào nhỏ tiến hành đào bằng thủ cơng vì
khơng tập kết máy vào vị trí này được.

Hình 2- . Đào đất bằng máy ủi
 Đất đào san xuống tạo mặt bằng thi cơng, đất thải từ hố móng có thể vận
chuyển bằng thùng chứa và cần cẩu.
- Đào hố móng bằng máy đào gầu nghịch:

Hình 2- . Đào đất bằng máy đào gầu nghịch
Phạm vi áp dụng: đối với địa hình thi công tương đối bằng phẳng, hoặc kết
hợp máy ủi san tạo mặt bằng và làm đường công vụ cho máy đào cùng với xe chở đất
đi đến mặt bằng thi công.
Những điểm cần lưu ý khi thiết kế tổ chức sử dụng máy đào:

Tầm với của máy : khả năng vươn xa, đổ cao, đào đến vị trí thấp nhất.
Vị trí đứng của máy so với mép hố móng đảm bảo ổn định vách ta luy.
Dung tích gầu đào và năng suất của máy.
Đường di chuyển của máy để nó có thể đào được tất cả các vị trí của móng.
12


Số lượng xe chở đất và bố trí đường vận chuyển.
b. Đào đất trong hố móng có kết cấu chống vách:
Tuỳ vào kết cấu khung chống quyết định việc chọn loại máy đào gầu nghịch
hay máy đào gầu ngoặm.
- Kết cấu chống vách phải chắc chắn và bền vững chịu được áp lực đất và tải
trọng thi công.
- Cần xem xét cự ly giữa các văng chống để gầu đào lấy đất một cách dễ dàng.
 Văng chống gồm một hàng các thanh chống ngang tạo thành các khe ngang
thì dùng máy đào chạy dọc theo mép hố móng và lựa gầu lấy đất theo các khe này.
 Văng chống là một khung gồm các thanh chống theo chiều ngang và dọc tạo
hành các ơ thì khơng dùng được máy đào, khi đó phải dùng máy xúc gàu ngoạm và thả
gàu qua các ơ để đào đất.

Hình 2- . Đào đất trong hố móng bằng máy đào gầu nghịch
c. Đào đất hố móng trong điều kiện ngập nước:
- Thường móng ngập nông không thể sử dựng hệ nổi phục vụ thi cơng. Có thể
làm sàn đạo phục vụ thi cơng, lấy đất bằng máy đào đứng trên sàn đạo hoặc thiết bị xói
hút.
- Thiết bị xói hút gồm các đầu vịi xói nước để phá đất nền thành bùn và các hạt
rời và đầu hút thuỷ lực hoạt động bằng hơi ép.
- Đường kính ống hút 250  300mm, đi kèm song song với ống hút là đường
ống dẫn hơi ép xuống đến đầu hút của máy.
- Tại đầu hút ống hút được mở rộng và đường ống hơi ép được dẫn và thổi

ngược lên vào trong ống hút tạo nên một buồng chân không tại khu vực cửa hút, do đó
nước và bùn bị cuốn vào vịi theo luồn khí ép đi ngược dọc theo ống hút để xả ra ngồi
- Máy có thể hút các viên đá lớn: kích thước < 1/4 đường kính ống.
2.1.4.3. Xử lý đáy móng

13


- Yêu cầu: cách đáy móng 0,5m phải đào đất bằng thủ cơng nhằm đảm bảo tính
ngun thổ, chỉ được lấy đất đi chứ không được bù vào. Đào thủ công từng lớp mỏng
10  15cm.
- Công việc đào xong là tiến hành đổ bê tơng bệ móng. Nếu phải chờ một thời
gian mới đổ bê tơng móng thì chừa lại 0,1  0,2m ngay trước khi đổ bê tông tiến hành
đào nốt và tạo phẳng bằng lớp đệm móng.
- Vai trị của lớp đệm móng:
 Bảo vệ nền đất dưới đáy móng khơng bị phá hoại do đi lại dẫm đạp trong q
trình chuẩn bị đổ bê tơng bệ móng.
 San phẳng đáy móng, tạo thành lớp lót giữ vệ sinh cho cốt thép và chống mất
nước xi măng. Nó đảm bảo chất lượng bê tơng bệ móng.
loại:

- Cấu tạo lớp đệm móng: Cao độ lớp lót móng thấp hơn cao độ đáy bệ. Có 2

 Hỗn hợp dăm cát có chiều dày 15cm đầm chặt nếu gặp nền sét ướt. Trước khi
đổ lớp dăm đệm cần hớt bỏ lớp đất nhão bên trên sau đó rải và san lấn dần.
 Vữa bê tông mác thấp dày 10cm. Đây là biện pháp rất hiệu quả vì nó sạch sẽ,
ổn định nền và là ván đáy cho bệ móng. Nếu bệ có cốt thép thì phải dùng bê tơng lót
móng.
Bê tơng lót móng đổ trực tiếp vào nền vừa đào và san phẳng và vỗ bằng đầm
tay. Nếu nền có hiện tượng thấm thì dùng hỗn hợp bê tơng khơ rải lên và đầm, bê tông

sẽ ngấm và ninh kết.
- Biện pháp xử lý đáy móng là nền đá :
phẳng.

 Phải đào bóc đi lớp phong hố cường độ thấp bên trên bình quân 0,5m và tạo

 Tẩy lớp đá phong hố bằng búa hơi ép, nếu khối lượng khơng lớn có thể áp
dụng biện pháp nổ mìn lượng nhỏ và có che chắn. Đá thải được đưa vào thùng chứa và
cẩu lên
 Sau đó, tiến hành chơn neo chống trượt trên mặt đá: thông thường khoan lỗ
42, l= 50cm theo sơ đồ mắt sàng, khoảng cách a=50cm.
 Dùng vòi nước rửa sạch lỗ khoan, nhồi vữa xi măng cát tỉ lệ 1 : 2 vào đầy các
lỗ khoan, không tạo thành các túi khí trong lỗ.
đáy.

 Neo các thanh 32 có gờ dài 100cm đóng vào các lỗ đã nhồi vữa ngập sát

 Sau đó, dùng vữa bê tơng láng một lớp dày 5cm khắp lượt đáy móng để tạo
phẳng bằng cao độ thiết kế của đáy móng
- Biện pháp đào đất trong hố móng trong trường hợp này hố móng có nước nên
khơng thể đào bằng nhân cơng được. Dựa vào điều kiện địa chất của lịng sơng ta chọn
biện pháp thi công cơ giới để đào đất. Với cao độ đáy bệ trụ ta xác định được phạm vi đào
14


đất trong lớp đất đầu tiên là lớp cát pha trạng thái rời rạc, dùng máy đào gầu ngoặm đào
đất. Đất đào lên phải được vận chuyển vào bờ đổ ở nơi khác để đảm bảo khơng thu hẹp
dịng chảy.
- Trong q trình đào chú ý phải đảm bảo khơng phá hoại cấu trúc tự nhiên của
đất nền ở cao độ thiết kế. Vì vậy khi đào đến cao độ cách CĐ thiết kế 0,3  0,5m thì

dùng thiết bị nhỏ hơn để sửa san lại hố móng trước khi xây dựng cơng trình.
2.1.5. Cơng tác bê tơng (thiết kế thành phần cấp phối bê tông theo cấp bê tông
thiết kế, công tác lấy mẫu, đo độ sụt, trộn, đổ, đầm và bảo dưỡng bê tông … )
- Đổ bê tơng bịt đáy:
Tính tốn chiều dày lớp bê tơng bịt đáy
- Chiều dày lớp bê tông bịt đáy phải thỏa mãn hai điều kiện
+ Thắng áp lực đẩy nổi
+ Đảm bảo về cường độ
Điều kiện 1: Trọng lượng lớp bê tông phải lớn hơn sức đẩy nổi của nước. Xét
cho trường hợp có kể đến lực ma sát giữa cọc và bê tông

Hình 2.7. Thi công đổ bê tông bịt đáy
- Gọi X là chiều dày lớp bê tông bịt đáy
- Hn = MNTC - CDDM
- Trọng lượng của lớp bê tông bịt đáy:
Pb = F.γbt.X = 6,2.12.2,5.X = 186X (T)
- Áp lực đẩy nổi của nước:
Pđn = F.γn.Hn = 6,2.12.1.(3,61+X) = 268,6+74,4X (T)
- Lực ma sát giữa cọc khoan nhồi với lớp bê tông bịt đáy:
15


S = n.Ucọc.X.   = 6.2.π.R.X.   = 37,7X (T)
+ R : bán kính cọc khoan nhồi
+   : lực ma sát giữa cọc và bê tông bịt đáy,   = 2 T/m2
- Điều kiện tính tốn :
(Pb + S).k ≥ Pđn
Trong đó:
k : hệ số điều kiện làm việc = 0,9
 0,9.(186X + 37,7X) ≥ 268,6+74,4X

 X ≥ 1,90 m (1)
Điều kiện 2 : Thỏa mãn điều kiện về cường độ
- Để đơn giản ta xem lớp bê tông bịt đáy là dầm đơn giản kê lên hai gối
Sơ đồ tính:

g

g = γn.H – n.γbt.X
= 1.(3,29+X) – 0,9.2,5.X
= 3,29 -1,25.X (T/m2)
Momen lớn nhất giữa nhịp
1
8

1
8

Mmax  gl 2  (3, 29  1, 25 X ).11, 22  51,59  19, 6 X
Ứng suất lớn nhất
M max
 Rk (*)
W

σmax

- Lớp bê tông bịt đáy sử dụng loại bê tơng M150 đá 1.2 có Rk = 65 (T/m2)
1
6

W  .1. X 2

- Giải (*) ta có: X ≥ 0,76m (2)
- Từ (1) và (2) ta chọn X = 2,0m
- Thể tích bê tơng cần đổ là:
V = 12.6,2.2 = 148,8 m3.
- Dùng máy trộn bê tông ở trong bờ và bơm bê tơng ra ngồi hố móng bằng ống
bơm bê tơng.
16


- Thi công đổ BT bịt đáy bằng phương pháp ống đổ thẳng đứng.
a. Nội dung
- Đổ bê tông vào phễu, phễu phải có nút giữ, khi bêtơng đủ lượng tính tốn thì
cắt dây giữ nút sau đó đổ liên tục, vừa đổ vừa nâng dần ống lên theo chiều thẳng đứng,
tuyệt đối không được dịch chuyển ngang. Đầu ống luôn ngập trong bê tông 1 khoảng
theo quy định.
- Phương pháp này cho năng suất cao và đảm bảo chất lượng hơn cả vì hạn chế
mặt tiếp xúc giữa bêtơng và nước..
b. Thiết bị
- Ống đổ: được làm bằng thép là những ống lắp ghép từng đoạn có tiết diện
hình trịn đường kính D = 20cm, chiều dày ống  = 4mm.
- Phễu: được làm bằng thép có bề dày  = 4mm xung quanh có nẹp bằng sắt góc
để tăng cường độ cứng.
- Nút giữ: được làm bằng thép lá hoặc bằng cao su. Yêu cầu nút giữ là dễ tụt
xuống và nổi lên trên mặt nước sau khi ra khỏi ống.
- Khi đổ BT bịt đáy :
+ Phễu phải đủ thể tích để chứa mẻ trộn đầu tiên, có khối lượng và có đủ áp lực
để thắng áp lực nước để đẩy nước trong hố móng ra ngồi
+ Thể tích phễu < 3m3 và lớn hơn 1,5 lần thể tích ống để đảm bảo áp lực, khối
lượng và vận tốc của bêtông khi đổ.
+ Số lượng ống phụ thuộc vào diện tích hố móng, bán kính tác dụng và năng

suất máy trộn bê tông
+ Đảm bảo năng suất đổ bêtông qua ống > 0,3  0,4 m3 bêtông trên 1 diện tích
hố móng và đổ trong 1h.
+ Bán kính tác dụng R < 3  4m (R=6KI với K: thời hạn vữa còn độ linh động
(h); I: tốc độ đổ bê tông (m/h)), chọn R = 4m, số ống là 4 ống bố trí 1 hàng.
+ Cường độ của BT bịt đáy chọn cao hơn cường độ thiết kế 15  20%, bêtơng
có độ sụt lớn để dễ xuống và không bị tắc, độ sụt = 16  24cm.
+ Đổ bêtông dưới nước phải chuẩn bị chu đáo, đổ liên tục và càng nhanh càng
tốt.
+ Sau khi bê tơng đạt cường độ  50Kg/cm2 thì tiến hành hút nước
2.1.6. Thi công cọc (gia công thép, biện pháp lắp đặt, thi công mối nối; chế tạo
và vận chuyển hay đổ cọc (nếu cọc khoan nhồi), chọn biện pháp đóng cọc, chọn búa,
17


tính tốn độ chối, các phương tiện thiết bị phục vụ đóng cọc, đóng cọc thử hay biện
pháp thi cơng cọc khoan nhồi …)
2.1.6.1 Công tác chuẩn bị thi công
- Khi thiết kế tổ chức thi công cọc khoan nhồi cần phải điều tra và thu thập các
tài liệu sau:
+ Bản vẽ thiết kế móng cọc khoan nhồi, khả năng chịu tải, các yêu cầu thử tải
và phương pháp kiểm tra nghiệm thu.
+ Tài liệu điều tra về mặt địa chất, thủy văn nước ngầm.
+ Tài liệu về bình đồ, địa hình nơi thi cơng, các cơng trình hạ tầng tại chổ như
đường giao thông, mạng điện, nguồn nước phục vụ thi công.
+ Nguồn vật liệu cung cấp cho công trình, vị trí đổ đất khoan.
+ Tính năng và số lượng thiết bị máy thi cơng có thể huy động cho cơng trình.
+ Các ảnh hưởng có thể tác động đến mơi trường và cơng trình lân cận.
+ Trình độ công nghệ và kỹ năng của đơn vị thi công.
+ Các yêu cầu về kỹ thuật thi công và kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi.

- Công tác tổ chức thi công cọc khoan nhồi cần thực hiện các hạng mục sau :
+ Lập bản vẽ mặt bằng thi công tổng thể bao gồm: vị trí cọc, bố trí các cơng
trình phụ tạm như trạm bê tơng. Dây chuyền thiết bị công nghệ thi công như máy
khoan, các thiết bị đồng bộ đi kèm, hệ thống cung cấp tuần hoàn vữa sét, hệ thống cáp
và xả nước, hệ thống cấp điện và đường công vụ.
+ Các biện pháp đảm bảo an tồn lao động và chất lượng cơng trình.
2.1.6.2. u cầu về vật liệu, thiết bị
- Các vật liệu, thiết bị dùng trong thi công cọc khoan nhồi phải được tập kết đầy
đủ theo đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế và các tiêu chuẩn hiện hành.
- Các thiết bị sử dụng như cần trục, máy khoan … phải có đầy đủ tài liệu về
tính năng kỹ thuật, cũng như chứng chỉ về chất lượng đảm bảo an toàn kỹ thuật của
nhà chế tạo và phải được kiểm tra an toàn theo đúng các qui tắc kỹ thuật an tồn hiện hành.
- Vật liệu sử dụng vào các cơng trình cọc khoan nhồi như ximăng, cốt thép, phụ
gia … phải có đầy đủ hướng dẫn sử dụng và các chứng chỉ chất lượng của nhà sản
xuất. Các vật liệu như cát, đá, nước, bêtơng phải có các kết quả thí nghiệm đánh giá
chất lượng, kết quả ép mẫu … trước khi đưa vào sử dụng.
2.1.6.3. Thi công các công trình phụ trợ
- Trước khi thi cơng cọc khoan nhồi phải căn cứ vào các bản vẽ thiết kế thi
công để tiến hành xây dựng các cơng trình phụ trợ như :
18


+ Đường cơng vụ để vận chuyển máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ thi công .
+ Hệ thống cấp thốt nước và cấp điện khi thi cơng.
+ Hệ thống cung cấp bêtông gồm các trạm bêtông, các kho chứa ximăng, các
máy bơm bê tông và hệ thống đường ống
+ Lập bản vẽ thể hiện các bước thi công, các tài liệu hướng dẫn các thao tác thi
công đối với các thiết bị chủ yếu, lập qui trình cơng nghệ thi công cọc khoan nhồi để
hướng dẫn, phổ biến cho cán bộ, công nhân tham gia thi công làm chủ công nghệ
- Mặt bằng thi công phụ thuộc vào địa hình: ở đây ta sử dụng hệ phao nổi để

đặt máy khoan và neo cố định hệ thống phao nổi.
2.1.6.4. Công tác khoan tạo lỗ dùng ống vách
- Ống vách có tác dụng ngăn khơng cho đất bên ngồi sạt lở vào hố móng, ống
vách thường lắp chân xén bằng hợp kim cứng và sắt.
- Dùng thiết bị khoan, đưa ống vách vào đất và chuyển đất từ cọc nhồi ra bằng
thiết bị khoan tự hành.
- Tính tốn chiều dài ống vách theo yêu cầu áp lực vữa trong ống vách phải lơn
hơn áp lực ngang chủ động và áp lực thủy tĩnh:

Hình 2-1. Sơ đồ tính chiều dài ống vách
 Địa chất: Sỏi sạn cát có các chỉ tiêu cơ lý sau:
γ = 19,8 (KN/m3)
φ = 35o
ε = 0,65
c=0
 Đối với đất nằm trong nước ta tính với dung trọng đẩy nổi:
  1. 0
 dn 
1 
Trong đó:
19


 = 26,5 (KN/m3)

+  là tỷ trọng của đất

+  0 là dung trọng của nước 0 =10 (KN/m3)



dn

 10( KN / m3 )

Hệ số vượt tải của áp lực đất chủ động: na = 1,2
Hệ số vượt tải của áp lực thủy tĩnh lấy

n =1

Hệ số áp lực đất chủ động:


a  tg 2  450    0, 27
2




- Vữa:  v = 10,5 (T/m3)
- Áp lực thủy tĩnh:
Pt = n.hn =1.3,7 = 37 (KN/m2)
E1 =

1
.(h 2n .n) = 68,5 (KN/m)
2

P2 = P1 = 37 (KN/m2)
E2 = HO.P2 =37HO (T/m)
- Áp lực đất chủ động:

1
2

E3 = x đn xH o 2 xa na  1, 62 H o2 (KN/m)
- Áp lực của vữa:
1
2

E4 = x v x(5, 7  H O ) 2 (KN/m)
- Điều kiện đảm bảo ổn định chống lật:
ML  m.MG (1)
Trong đó :
+ ML : Tổng mômen các lực gây lật đối với điểm lật O.
+ MG : Tổng mômen các lực giữ đối với điểm lật O.
+ m : hệ số điều kiện làm việc, m = 0,95.
ML = 0,54HO3+ 12,5HO2 +68,5(HO+1,23)
MG = 1,92.(5,7+Ho)3
Từ điều kiện (1) ta giải ra được:
Ho = -4,12m ( ta lấy dấu “=”)
Do HO < 0 nên bố trí chiều dài ống vách theo nguyên tắc sau:
20


- Cao độ chân ống vách đặt phía dưới đường xói cục bộ là 1m và vượt qua tầng
đất yếu.
- Độ ngàm vào nền tối thiểu bằng 2 lần đường kính ống để đảm bảo giữ ổn
định cho đoạn ống vách khi khoan
- Cao độ miệng ống đặt cao hơn cao độ mực nước thi công là 2m.
Từ các nguyên tắc trên ta có chiều dài ống vách cần thiết là 7,7m. Vậy chọn ống
vách có chiều dài 1 đốt là 10m

2.1.6.5. Định vị lắp đặt ống vách
- Ngoài việc sử dụng các loại
máy móc thiết bị trên để đo đạc và
định vị cần lắp đặt hệ thống khung
dẫn hướng. Khung dẫn hướng dùng
để định vị ống vách phải đảm bảo ổn
định dưới tác dụng của lực thủy
động.

Hình 2-2. Thi cơng cọc định vị để thi cơng đóng cọc ván thép
Số lượng cọc định vị: khoảng cách giữa các cọc định vị là 2÷3 m. Kích thước
vịng vây là 6,2.12m2. Vậy số lượng cọc định vị là 14 cọc
2.1.6.6. Thiết bị hạ ống vách
- Sử dụng búa rung đóng ống vách xuống kết hợp với việc lấy đất bên trong
lồng ống vách bằng máy khoan.

21


Hình 2.3. Thi công ống vách
2.1.6.7. Chuẩn bị khoan
- Trước khi thi công cọc khoan nhồi, cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tài liệu,
thiết bị máy móc và mặt bằng thi công đảm bảo yêu cầu sau:
+ Khoan thăm dị địa chất tại vị trí có lỗ khoan
+ Chế tạo lồng thép.
+ Lập quy trình cơng nghệ khoan nhồi cụ thể để hướng dẫn phổ biến cho cán
bộ, công nhân tham gia thi công cọc nhồi làm chủ công nghệ.
+ Các chân máy phải được kê cứng và cân bằng để khi khoan không bị nghiêng
hoặc di động.
+ Đầu khoan được treo bằng giá khoan hoặc cần cẩu, trước khi khoan phải định

vị giá khoan cân bằng, đúng tim cọc thiết kế.
2.1.6.8. Khoan lỗ
- Phải lựa chọn thiết bị khoan đủ năng lực và phù hợp với điều kiện địa chất,
thủy văn của cơng trình để đảm bảo cho việc tạo lỗ khoan đạt yêu cầu thiết kế.
- Phải chờ đến khi bê tông cọc bên cạnh trong cùng một móng đạt tối thiểu 70%
cường độ thiết kế mới được khoan tiếp.
2.1.6.9.Vữa khoan (Bentonite)
- Bentonite phải được tính toán đủ số lượng và phải được tập kết tại công
trường đủ số lượng mới bắt đầu công tác khoan.
22


- Bentonite phải được giữ ở trong kho khô ráo không ẩm thấp.
- Vữa Bentonite phải được trộn bằng thiết bị trộn chuyên dùng và chứa trong bể
chứa có máy khuấy.
- Trong quá trình khoan vữa Bentonite phải được cấp bổ sung liên tục vào hố
khoan.
- Chuẩn bị vữa Bentonite, trộn vữa Bentonite bằng thiết bị trộn chuyên dùng,
kiểm tra các chỉ tiêu pH, độ nhớt, trọng lượng của Bentonite phải được khống chế như
sau:
+ Hàm lượng cát : < 5%.
+ Dung trọng : 1.01-1.05 (T/m3).
+ Độ nhớt: ± 35 sec.
+ Độ pH: 9,5-12.
- Bơm vữa Bentonite vào lỗ khoan cao hơn mực nước 1m.
2.1.6.10. Công tác làm sạch đáy lỗ khoan trước hạ lồng thép và đổ bê tông
- Công tác rửa và vệ sinh hố khoan bằng cách thay và bổ sung vữa Bentonite
mới theo phương pháp tuần hoàn nghịch cho đến khi hàm lượng cát trong vữa
Bentonite < 6% và độ nhớt cũng như tỷ trọng của vữa Bentonite đạt đến yêu cầu trong
bảng 1 (Mẫu Bentonite lấy tại ống hút và trước khi qua máy tách cát).

- Lượng chất bồi lắng đáy hố khoan sau khi đã vệ sinh hố khoan không được
dày quá 4 cm.
- Kiểm tra độ lắng đọng của các chất bồi lắng bằng cách đặt hộp thép khơng có
nắp xuống đáy hố khoan ngay sau khi đã vệ sinh xong, sao đó trước khi đổ bê tông lấy
hộp thép lên kiểm tra độ dày của lớp lắng đọng.
- Nếu độ dày của lớp lắng đọng lớn quá quy định, phải tiến hành vệ sinh lại.
- Sau khi nghiệm thu lỗ khoan đã rửa đạt yêu cầu kỹ thuật, tiến hành hạ lồng
thép ngay.
2.1.6.11. Công tác cốt thép
- Gia công lồng cốt thép:
+ Lồng cốt thép phải gia công đảm bảo yêu cầu thiết kế về: quy cách, chủng
loại cốt thép, phẩm cấp que hàn, quy cách mối hàn, độ dài đường hàn.
+ Cốt thép được chế tạo sẵn ở công trường hoặc nhà máy. Lồng cốt thép gia
công đúng thiết kế. Các cốt thép dọc và ngang ghép thành lồng cốt thép bằng cách hàn.
+ Các ống thăm dò được hàn trực tiếp lên vành đai hoặc dùng thanh thép hàn
kẹp ống vào đai.
23


- Đối với những cọc có đường kính lớn, khơng được nâng chuyển lồng cốt thép
tại 1 hoặc 2 điểm, phải giữ lồng cốt thép tại nhiều điểm để tránh biến dạng .
+ Lồng cốt thép phải được giữ cách đáy lỗ khoan 10cm.
+ Lồng cốt thép sau khi hạ và ống thăm dị phải thẳng và thơng suốt .
2.1.6.12. Đổ bê tông cọc theo phương pháp di chuyển thẳng đứng ống dẫn:
- Khi đổ bêtông cần tuân thủ các quy định sau:
+ Trước khi đổ bê tông cọc khoan, hệ thống ống dẫn được hạ xuống cách đáy
hố khoan 20cm. Lắp phểu đổ vào đầu trên ống dẫn.
+ Treo quả cầu đổ bê tông bằng dây thép hoặc dây thừng. Quả cầu được đặt
thăng bằng trong ống dẫn tại vị trí dưới cổ phểu khoảng 20-40cm và phải tiếp xúc kín
khít với thành ống dẫn.

+ Dùng máy bơm rót dần bê tơng vào cạnh phểu, khơng được rót trực tiếp bê
tông lên cầu làm lật cầu.
+ Khi bê tông đầy phểu, thả sơi dây thép giữ cầu để bê tông ép cầu xuống và
tiếp tục cấp bê tông vào phểu.
+ Phải đổ bê tông với tốc độ chậm để không làm dịch chuyển lồng thép và tránh
bê tông bị phân tầng.
+ Tốc độ đổ bê tơng thích hợp vào khoảng 0.6m³/phút. Trong 1 giờ tối thiểu
phải đổ xong 4m dài cọc.
+ Trong q trình đổ bêtơng phải giữ mũi ống dẫn luôn ngập vào trong bê tông
tối thiểu là 2m để đề phịng bê tơng chảy từ đáy ống dẫn ra không bị trộn lẫn đất bùn
trên bề mặt bê tông cọc và không cắm sâu quá 5m để tránh làm bê tơng khó thốt khỏi
ống dẫn. Khơng được cho ống chuyển động ngang. Tốc độ rút hạ ống khống chế
khoảng 1,5m/phút.
+ Thường xuyên kiểm tra cao độ bề mặt bê tơng trong lỗ để từ đó xem xét quyết
định mức độ nhấc ống dẫn lên
+ Bê tông tươi trước khi xả vào máy bơm phải được thí nghiệm kiểm tra chất
lượng bằng mắt và bằng cách đo độ sụt.
+ Nếu độ sụt khơng đảm bảo thì phải điều chỉnh nhưng không được cho thêm
nước vào vữa.
+ Trong quá trình đổ bê tơng, nếu tắc ống cấm khơng được lắc ngang, cấm
dùng đòn kim loại đập vào vách ống làm méo ống, phải sử dụng vồ gỗ để gõ hoặc
dùng biện pháp kéo lên hạ xuống nhanh để bê tông trong ống tụt ra.

24


×