Tải bản đầy đủ (.doc) (220 trang)

Nâng cao chất lượng xây dựng môi trường văn hóa ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 220 trang )

BỘ QUỐC PHỊNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THÀNH TRUNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG MƠI TRƯỜNG VĂN
HĨA Ở CÁC TRUNG ĐỒN BỘ BINH TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN
DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước
Mã số

: 931 02 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS Cấn Xuân Hùng
2. PGS. TS Phạm Văn Vinh

HÀ NỘI - NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình độc lập của
nghiên cứu sinh. Các số liệu, tài liệu sử dụng trong
luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng,
khơng trùng lặp với các cơng trình đã được công bố.
Tác giả luận án


Nguyễn Thành Trung


MỤC LỤC
Trang

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
5

MỞ ĐẦU

Chương 1

1.1.
1.2.
1.3.
Chương 2

2.1.
2.2.

Chương 3

3.1.
3.2.

Chương 4


4.1.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án
Giá trị của các cơng trình khoa học đã tổng quan và những vấn
đề luận án tập trung nghiên cứu
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN
HĨA Ở CÁC TRUNG ĐỒN BỘ BINH TRONG QN ĐỘI
NHÂN DÂN VIỆT NAM

Mơi trường văn hóa và xây dựng mơi trường văn hóa ở các trung
đồn bộ qn trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Những vấn đề cơ bản về chất lượng và nâng cao chất lượng xây
dựng môi trường văn hóa ở các trung đồn bộ binh trong Quân
đội nhân dân Việt Nam
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT
SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG
MÔI TRƯỜNG VĂN HĨA Ở CÁC TRUNG ĐỒN BỘ BINH
TRONG QN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

10
10
16
29

33

33

55

77

Thực trạng chất lượng xây dựng mơi trường văn hóa ở các trung
đồn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam
77
Nguyên nhân và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng xây
dựng môi trường văn hóa ở các trung đồn bộ binh trong Qn
đội nhân dân Việt Nam
106
YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY
DỰNG MƠI TRƯỜNG VĂN HĨA Ở CÁC TRUNG ĐỒN BỘ
BINH TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
122

Tình hình, nhiệm vụ và yêu cầu nâng cao chất lượng xây dựng


2

mơi trường văn hóa ở các trung đồn bộ binh trong Quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay
122
4.2.
Những giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng mơi trường văn
hóa ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam
hiện nay

132
KẾT LUẬN
167
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

170
171
184


4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1.

Chữ viết đầy đủ
Công tác đảng, cơng tác chính trị

Chữ viết tắt
CTĐ, CTCT

2.

Huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu

HL, SSCĐ


3.
4.
5.
6.

Mơi trường văn hóa
Nâng cao chất lượng
Qn đội nhân dân
Quân ủy Trung ương

MTVH
NCCL
QĐND
QUTW

7.
8.
9.
10.

Tổng cục Chính trị
Trong sạch vững mạnh
Vững mạnh toàn diện
Xã hội chủ nghĩa

TCCT
TSVM
VMTD
XHCN



5

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Môi trường văn hóa là bộ phận cấu thành mơi trường sống, tác động trực
tiếp đến quá trình hình thành, phát triển nhân cách con người và đời sống của
cộng đồng, xã hội; là “cái nôi” nuôi dưỡng, vun đắp tâm hồn, tình cảm, bản lĩnh
chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách và năng lực sáng tạo cho mọi thành viên
trong cộng đồng và xã hội. Vì vậy, xây dựng MTVH là yêu cầu khách quan,
thường xuyên, là vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết đối với nước ta hiện nay.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: “Xây dựng mơi
trường văn hóa một cách tồn diện ở gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư,
trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp để văn hóa thực sự là
động lực, đột phá phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập quốc tế” [51, tr.262].
Trung đoàn bộ binh trong QĐND Việt Nam là đơn vị cơ sở thuộc biên
chế của các sư đoàn bộ binh ở các quân khu, quân đoàn, Bộ chỉ huy quân sự
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; là lực lượng thường trực sẵn sàng chiến
đấu và chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trên mọi địa bàn,
trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Vì vậy, xây dựng các trung đồn bộ binh vững
mạnh, khơng ngừng nâng cao trình độ SSCĐ và sức mạnh chiến đấu, hoàn
thành tốt mọi nhiệm vụ được giao là yêu cầu khách quan, thường xuyên, đồng
thời là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ,
xây dựng, HL, SSCĐ của các trung đoàn bộ binh trong QĐND Việt Nam, phải
giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề về biên chế, tổ chức, về công tác huấn luyện,
rèn luyện, quản lý bộ đội, về trang bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật,... ; trong đó, xây
dựng MTVH và NCCL xây dựng MTVH có vai trò rất quan trọng.
Trong những năm qua, nhận thức rõ vị trí, vai trị của MTVH và xây
dựng MTVH, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng ở

các trung đồn bộ binh trong QĐND Việt Nam đã thường xuyên quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo, tiến hành xây dựng MTVH, làm cho chất lượng xây dựng MTVH
ở các trung đồn bộ binh khơng ngừng được nâng lên, góp phần quan trọng vào


6

xây dựng các trung đoàn bộ binh VMTD, hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao. Bên cạnh những ưu điểm, thành công đã đạt được, chất lượng xây
dựng MTVH ở các trung đồn bộ binh trong QĐND Việt Nam cịn bộc lộ
khơng ít những hạn chế, bất cập như: Nhận thức của một bộ phận chủ thể
và lực lượng tham gia xây dựng MTVH còn chưa đầy đủ, sâu sắc; nội
dung, hình thức, biện pháp xây dựng MTVH và NCCL xây dựmg MTVH
còn đơn giản, chưa phong phú; đầu tư cơ sở vật chất cho xây dựng MTVH
chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, chưa phát huy được vai trò của
MTVH đối với các hoạt động của đơn vị.
Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến nhanh
chóng, phức tạp, khó dự báo; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cùng với
đại dịch covid 19 tác động đến mọi lĩnh vực đối với các quốc gia. Trong nước,
các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chống phá cách mạng nước ta
bằng nhiều thủ đoạn rất quyết liệt và thâm hiểm nhằm phủ nhận mục tiêu độc
lập dân tộc và CNXH, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước đối với
sự nghiệp cách mạng Việt Nam, phủ nhận thành tựu của của công cuộc đổi
mới, tuyên truyền hệ tư tưởng tư sản, văn hóa, đạo đức, lối sống phương Tây
vào Việt Nam. Trong khi đó, những tiêu cực và tệ nạn xã hội, đặc biệt là tình
trạng tham nhũng, tiêu cực, sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, những biển hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ,
đảng viên, cơng chức… vẫn diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng. Tình
hình trên đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống, hoạt động của quân đội,

làm này sinh những nhận thức và hành vi lệch lạc trong một bộ phận cán bộ,
chiến sĩ, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội.
Thậm chí, có cả các vụ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến
kết quả xây dựng các trung đoàn bộ binh VMTD, đến mức độ hoàn thành
nhiệm vụ của các trung đoàn bộ binh trong QĐND Việt Nam.


7

Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng xây
dựng mơi trường văn hóa ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân
dân Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ chuyên
ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước. Đây là vấn đề mang tính
cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn hiện nay.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn chất lượng
và NCCL xây dựng MTVH; trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp NCCL xây
dựng MTVH ở các trung đoàn bộ binh trong QĐND Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án;
khẳng định giá trị của các cơng trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề
luận án tập trung nghiên cứu.
Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn chất lượng,
NCCL xây dựng MTVH ở các trung đoàn bộ binh trong QĐND Việt Nam.
Đánh giá đúng thực trạng chất lượng xây dựng MTVH ở các trung đoàn
bộ binh, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm NCCL xây dựng
MTVH ở các trung đoàn bộ binh trong QĐND Việt Nam.
Xác định yêu cầu, đề xuất những giải pháp NCCL xây dựng MTVH ở
các trung đoàn bộ binh trong QĐND Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng xây dựng MTVH ở các trung đoàn bộ binh trong QĐND
Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu lý luận, thực tiễn chất lượng xây dựng
MTVH và NCCL xây dựng MTVH ở các trung đoàn bộ binh thuộc các sư đoàn
bộ binh đủ quân của các quân khu, quân đoàn trong QĐND Việt Nam.


8

Tiến hành khảo sát điểm một số trung đoàn bộ binh ở 7 sư đoàn bộ binh,
bao gồm: Trung đoàn bộ binh 141, Trung đoàn bộ binh 165, Trung đoàn bộ binh
209 thuộc Sư đoàn bộ binh 312 (Quân đoàn 1); Trung đoàn bộ binh 24, Trung
đoàn bộ binh 28, Trung đoàn bộ binh 66 thuộc Sư đoàn bộ binh 10 (Quân đoàn 3);
Trung đoàn bộ binh 98, Trung đoàn bộ binh 148, Trung đoàn bộ binh 174 thuộc
Sư đoàn bộ binh 316 (Quân khu 2); Trung đoàn bộ binh 8, Trung đoàn bộ binh 2,
Trung đoàn bộ binh 43 thuộc Sư đoàn bộ binh 395 (Quân khu 3); Trung đoàn bộ
binh 1, Trung đoàn bộ binh 3, Trung đoàn bộ binh 335 thuộc Sư đoàn bộ binh 324
(Quân khu 4); Trung đoàn bộ binh 4, Trung đoàn bộ binh 5, Trung đoàn bộ binh
271 thuộc Sư đoàn bộ binh 5 (Quân khu 7); Trung đoàn bộ binh 1, Trung đoàn bộ
binh 3, Trung đoàn bộ binh 20 thuộc Sư đoàn bộ binh 330 (Quân khu 9).
Đối tượng khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp; hạ sĩ quan, binh sĩ; các tư liệu, số liệu điều tra được giới hạn
chủ yếu từ năm 2015 tới nay; các giải pháp có giá trị đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam và xây dựng

MTVH; về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng - văn hóa và Cơng
tác đảng, cơng tác chính trị trong QĐND Việt Nam.
Cơ sở thực tiễn
Hiện thực xây dựng MTVH và chất lượng xây dựng MTVH ở các trung
đoàn bộ binh trong QĐND Việt Nam; các tư liệu, tài liệu, báo cáo sơ, tổng kết
công tác huấn luyện quân sự, CTĐ, CTCT 6 tháng, hàng năm và báo cáo sơ kết,
tổng kết xây dựng MTVH ở các trung đoàn bộ binh; kết quả điều tra, khảo sát
thực tế của tác giả về xây dựng MTVH và chất lượng xây dựng MTVH ở các
trung đoàn bộ binh trong QĐND Việt Nam.


9

Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên
ngành. Trong đó, chú trọng sử dụng các phương pháp: kết hợp lơgíc với lịch sử;
phân tích với tổng hợp; thống kê; so sánh; tổng kết thực tiễn; khảo sát thực tế,
điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia.
5. Những đóng góp mới của luận án
Xây dựng quan niệm và làm rõ nội hàm quan niệm chất lượng xây
dựng MTVH và NCCL xây dựng MTVH ở các trung đoàn bộ binh trong
QĐND Việt Nam.
Rút ra một số kinh nghiệm NCCL xây dựng MTVH ở các trung đoàn
bộ binh trong QĐND Việt Nam.
Đề xuất một số nội dung, biện pháp cụ thể, có tính khả thi trong các
giải pháp NCCL xây dựng MTVH ở các trung đoàn bộ binh trong QĐND Việt
Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn

đề lý luận, thực tiễn về MTVH, xây dựng MTVH, chất lượng xây dựng MTVH
và NCCL xây dựng MTVH ở các trung đoàn bộ binh trong QĐND Việt Nam.
Đồng thời, cung cấp thêm luận cứ khoa học cho QUTW, BQP, TCCT, quân
khu, quân đồn, sư đồn, cấp uỷ, chỉ huy, cơ quan chính trị ở các trung đoàn bộ
binh trong QĐND Việt Nam trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức xây dựng
MTVH, góp phần xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng TSVM, xây dựng các trung
đoàn VMTD, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên
cứu khoa học, giảng dạy môn CTĐ, CTCT ở các nhà trường trong quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án gồm: Phần mở đầu; phần nội dung với 4 chương (9
tiết); kết luận; danh mục các cơng trình khoa học của tác giả đã cơng bố có
liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


10

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi liên quan
đến đề tài luận án
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về văn hóa, xây dựng, phát triển văn
hóa và xây dựng mơi trường văn hóa
Georges Olivier (1795), Sinh thái nhân văn [105]. Với góc nhìn sinh thái
nhân văn, tác giả khái quát: MTVH hay môi trường nhân văn được tạo nên bởi:
“sự tác động của con người tới con người” và “tổ chức xã hội của chúng ta”, còn
“sự tác động của con người với tự nhiên cũng như sản phẩm từ nền cơng nghiệp
đương nhiên đã có và phải có” [105, tr.10]. Ơng cho đó là chuyện bình thường con người vốn bản chất là một sinh thể có văn hóa, tiếp cận theo góc độ về mối
quan hệ giữa văn hóa và con người thì văn hóa được coi là sự phát triển những

giá trị của con người trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người và
MTVH được thiết lập từ tổng thể các quan hệ văn hóa với con người. Xây dựng
MTVH thực chất là xây dựng những yếu tố cấu thành MTVH, trong các yếu tố
cấu thành đó, yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất chính là con người có văn
hóa. Cuốn sách giúp tác giả có góc nhìn sâu sắc và tồn diện về văn hố, con
người, MTVH và xây dựng MTVH, là cơ sở để nghiên cứu, kế thừa luận giải
làm rõ các vấn đề cần giải quyết trong đề tài của mình.
A.I. Ácnơnđốp (1981), Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin [2]. Tác giả
cuốn sách đã tiếp cận và luận giải những vấn đề cơ bản về MTVH theo góc
nhìn hệ thống - cấu trúc và khẳng định mối quan hệ giữa văn hóa của xã hội
với văn hóa của từng cá nhân bao giờ cũng thơng qua một khâu trung gian, đó
là MTVH. Tác giả đã đưa ra quan niệm:
Mơi trường văn hóa là một tổng thể ổn định những yếu tố vật thể và
nhân cách, nhờ đó các cá thể tác động lẫn nhau. Chúng ảnh hưởng tới
hoạt động khai thác và sáng tạo giá trị văn hóa, tới nhu cầu tinh thần,
hứng thú và định hướng giá trị của họ. Môi trường văn hóa khơng chỉ


11

là tổng hợp những yếu tố văn hoá vật thể mà cịn có những con người
hiện diện văn hóa [2, tr.75].
Tác giả đã phân tích sâu sắc cấu trúc của MTVH, làm rõ các mối quan hệ
tương tác giữa con người với những yếu tố vật thể từ đó đã cung cấp những cơ
sở về lý luận để luận giải làm rõ quan niệm và nội hàm của quan niệm về
MTVH, những yếu tố cấu thành MTVH, trong đó con người văn hóa là yếu tố
trung tâm, cốt lõi quyết định sự hình thành nên MTVH.
Khang Thức Chiêu (1996), Cải cách thể chế văn hóa [14]. Tác giả cuốn
sách đã khái qt q trình cải cách thể chế văn hóa của Trung Quốc sau hơn
mười năm. Từ đó, xác định: “Xây dựng sự nghiệp văn hóa xã hội chủ nghĩa

mang màu sắc Trung Quốc phải xuất phát từ tình hình thực tiễn đất nước” [14,
tr. 125]. Tác giả chỉ ra những đặc điểm của văn hóa Trung Quốc, mà đặc điểm
nổi bật nhất là sự song song tồn tại của di sản văn hóa dân tộc ưu tú và văn
hóa hiện đại; tính cộng đồng, tính thống nhất của văn hóa dân tộc Trung Hoa.
Đồng thời khẳng định, Trung Quốc ln kiên trì phương châm văn hóa
XHCN lấy: “sự chỉ đạo của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Mao Trạch
Đông đối với công cuộc xây dựng sự nghiệp văn hóa xã hội mang màu sắc
Trung Quốc” [14, tr.141].
Viện nghiên cứu Trung Quốc (2006), Đề cương quy hoạch phát triển văn
hóa Trung Quốc [159]. Đề cương đã trình bày tổng thể mục tiêu phát triển văn
hóa Trung Quốc “5 năm lần thứ XI”. Trong đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã
đưa ra những tư tưởng định hướng phát triển văn hóa mang tính đặc sắc của
Trung Quốc trong thời kỳ mới và nhấn mạnh phải thúc đẩy phát triển một cách
toàn diện, lấy thị trường trong nước, ngoài nước làm động lực thúc đẩy các
ngành văn hóa phát triển. Khẳng định: Văn hóa phải hướng vào phục vụ xã hội,
phục vụ nhân dân trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội theo màu sắc của
Trung Quốc. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn về phát triển văn hóa, Đảng Cộng sản
Trung Quốc đã chỉ ra những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm cải cách, phát
triển văn hóa Trung Quốc, trọng tâm là: Tiếp tục đi sâu cải cách doanh nghiệp


12

văn hóa và đơn vị sự nghiệp văn hóa; tăng cường xuất khẩu cơng nghiệp văn
hóa, thực hiện chính sách đẩy mạnh tiêu dùng và đầu tư sáng tạo văn hóa.
Lưu Vân Sơn (2010), Tìm tịi thực tiễn và tư duy lý luận xây dựng văn
hóa xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc [112]. Tác giả đã khẳng định:
Trong điều kiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, văn hóa được thể
hiện bằng hai hình thái là sự nghiệp và ngành nghề; mục đích căn bản
của phát triển văn hóa là vì dân, sức mạnh phải dựa vào dân, đẩy

mạnh xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa cần phải kiên trì lấy con
người làm gốc, hướng tới quần chúng, đáp ứng tối đa nhu cầu văn hóa
tinh thần của quần chúng nhân dân” [112, tr.35].
Tác giả đã khái quát những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn trong
nghiên cứu mục đích, ý nghĩa của xây dựng văn hóa, con người nói chung, xây
dựng MTVH nói riêng; xác định các nguồn lực để xây dựng con người văn hóa
và MTVH, trong đó con người là gốc rễ, là yếu tố quan trọng nhất quyết định
đến xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.
Vương Hồng Tài (2012), Bàn về văn hoá Trung Quốc và mơ hình trường
đại học của Trung Quốc [116]. Tác giả cuốn sách đã khái quát và chỉ ra ở mỗi
trường đại học đều có mơ hình xây dựng, phát triển riêng biệt với những nét văn
hoá và MTVH riêng, song đều có tiêu chuẩn chung để xây dựng mơ hình của
một trường đại học với những điều kiện cơ bản như: Phải có phương châm nịng
cốt về giáo dục đại học; phải có mơ hình trường đại học cơ sở; phải chứng minh
được mơ hình trường đại học này có hiệu quả rộng rãi. Thực chất, ba yếu tố này
là những yếu tố đặc trưng văn hóa và là các yếu tố cấu thành MTVH để hợp
thành mô hình một trường đại học.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về văn hóa, mơi trường văn hóa và
xây dựng mơi trường văn hóa trong lực lượng vũ trang
A. A. Grê - Scô (1978), Các lực lượng vũ trang của nhà nước Xô - viết [60].
Với sự khái quát cao, tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề từ mục tiêu lịch sử,
nguồn gốc của các lực lượng vũ trang Xô - viết, những quy luật của những thắng


13

lợi của họ, tính chất tác động của những quy luật ấy trong những điều kiện cụ
thể. Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quan trọng bảo đảm
chắc chắn nền an ninh của đất nước, tính chất khoa học của cơng cuộc xây dựng
qn đội. Để hoạt động CTĐ, CTCT đạt được hiệu quả cao thì phải có MTVH

phù hợp, mơi trường ấy “là việc củng cố sự tôi luyện của chiến sĩ về mặt tâm lý tinh thần, việc giáo dục sự quyết tâm và lịng dũng cảm, sáng kiến và tính tháo
vát của quân nhân” [60, tr.518]. Hoạt động công tác đảng, công tác chính trị có
hiệu quả là vũ khí mạnh mẽ của Đảng mà nền tảng của nó là cơng tác giáo dục
chính trị - tư tưởng, cơng tác tun truyền và cổ động, công tác thi đua xã hội
chủ nghĩa, MTVH của quân đội; là phương tiện quyết định để tác động đến ý
thức và trái tim của con người nâng cao gấp bội các phẩm chất tinh thần và chiến
đấu của chiến sĩ, góp phần thúc đẩy việc biến lực lượng tinh thần của họ thành
lực lượng vật chất, sức chiến đấu của quân đội.
P.I. Các - Pen - Cơ (1981), Cơng tác đảng - cơng tác chính trị trong các lực
lượng vũ trang Xô - viết [12]. Cuốn sách đã phân tích về mặt lý luận và thực tiễn
một số vấn đề cơ bản như: nền tảng sức mạnh của các lực lượng vũ trang, tổ chức
và nội dung của các cơ quan chính trị và các tổ chức đảng, vấn đề trọng tâm của
CTĐ, CTCT, rèn luyện tư tưởng và bồi dưỡng chính trị. Nội dung cuốn sách đã đề
cập một cách hồn chỉnh và xúc tích về cơng tác đảng - cơng tác chính trị ở đơn vị
cơ sở, vừa có tính lý luận chặt chẽ, vừa có tính thực tiễn cụ thể và phong phú. Xác
định vai trò, trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong tiến hành hoạt động
CTĐ, CTCT, mà trực tiếp là người cán bộ chính trị và phó chỉ huy trưởng về
chính trị: “Thường xuyên quan tâm cải thiện điều kiện sinh hoạt vật chất, giải trí,
văn hóa của binh sĩ, hạ sĩ quan, sĩ quan, nghiên cứu nhu cầu và nguyện vọng của
cán bộ, chiến sĩ và kiểm tra để các nhu cầu đó được kịp thời đáp ứng” [12, tr.81].
Trong tất cả các nội dung của cuốn sách, tác giả đều đề cập đến đảm bảo các mặt
hoạt động và đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ, coi đây là yếu tố
quan trọng nhất để các đơn vị cơ sở hoàn thành nhiệm vụ của mình.


14

M. N. Ti- Mô- Phê- Ê-Trép (1982), Chế độ một trưởng trong các lực lượng
vũ trang Xô - viết [118]. Tác giả cuốn sách đã khái quát nguyên tắc lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Liên Xô trong lãnh đạo các lực lượng vũ trang, trong đó chế độ

một trưởng là nguyên tắc quan trọng nhất. Để thực hiện nguyên tắc này thực sự có
hiệu quả thì trước hết các sĩ quan Xô - viết phải là nhà lãnh đạo Xô - viết; yêu cầu
quá trình đạo tạo cán bộ quân sự đều nhằm vào bồi dưỡng cho họ những phẩm
chất hoàn toàn đáp ứng yêu cầu chung của Đảng, phải đảm bảo về mặt chính trị tư tưởng, đạo đức và trình độ văn hóa… Khơng những vậy, trình độ văn hóa của
chiến sĩ cũng phải nâng lên để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra:
Trình độ kiến thức của cán bộ chỉ huy cũng có ý nghĩa rất lớn. Các
biến đổi sâu sắc đang diễn ra trong lĩnh vực qn sự, trình độ văn
hóa chung hiện nay của thanh niên khi ra nhập quân đội và hạm đội,
sự cần thiết phải nhanh chóng nắm vững kỹ thuật phức tạp và vũ
khí địi hỏi mỗi sĩ quan phải có vốn kiến thức rất lớn về khoa học
chung, về quân sự và tư tưởng - lý luận [118, tr.34].
Muốn vậy, người chỉ huy và cán bộ chính trị phải biết được trình độ
văn hóa của chiến sĩ, nghiên cứu tỉ mỉ năng khiếu và thói quen của họ trước
khi vào quân đội để phân loại, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao
trình độ chính trị và văn hóa, đồng thời tạo mơi trường thuận lợi để cho họ
phát huy tối đa năng khiếu của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Đ.A. Vơn-Cơ-Gơ-Nốp (1982), Thế nào là quân nhân có đạo đức [161].
Tác giả cuốn sách đã đi vào làm rõ những vấn đề cơ bản của đạo đức như: đạo
đức là gì; thế nào là người yêu nước Xô - viết; ý thức công dân, trách nhiệm đạo
đức của người quân nhân; đạo đức và kỷ luật của quân đội; làm rõ những yếu tố
tạo nên đạo đức, lòng vinh dự, tự hào của người quân nhân. Theo tác giả, để xây
dựng cho quân nhân có đạo đức trong sáng thì phải xây dựng cho được bầu
khơng khí thân ái trong đơn vị đó là “Bầu khơng khí của chủ nghĩa tập thể chân
chính và tình đồng chí, tinh thần đồn kết, hữu nghị” [161, tr.125]. Để qn nhân
có đạo đức cách mạng trong sáng thì phải có “mơi trường xã hội cùng với hệ


15

thống học vấn và giáo dục, hệ tư tưởng và đạo đức thống trị tạo nên mẫu con

người cộng sản chủ nghĩa. Trong quá trình này rất nhiều điều phụ thuộc khơng
những chỉ vào tập thể, mà cịn vào mỗi người chúng ta” [161, tr.164-165]. Đạo
đức quân nhân là yếu tố cốt lõi trong phẩm chất chính trị và là mục tiêu hướng
đến để xây dựng người quân nhân cách mạng, để làm được điều đó theo tác giả
phải xây dựng cho được mơi trường văn hóa thực sự trong sạch, lành mạnh tạo
điều kiện thuận lợi cho họ tu dưỡng rèn luyện hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ
cao cả của người quân nhân.
Đ.A. Vôn-Cô-Gô-Nốp (1984), Phương pháp luận công tác giáo dục tư
tưởng [162]. Tác giả cuốn sách đã phân tích những vấn đề quan trọng về lý
luận và thực tiễn của công tác giáo dục - tư tưởng của các lực lượng vũ trang
Xơ - viết, trình bày bản chất, những nguyên lý, những phương pháp và hình
thức của cơng tác đó. Một trong những đặc trưng của chính trị, tư tưởng trong bộ
mặt của người chiến sĩ Xơ - viết đó là bầu khơng khí tinh thần, khẳng định: “Bầu
khơng khí tinh thần của tập thể như thế nào thì thái độ của mọi người trong đó như
thế ấy” [162, tr.107]. Khi bàn về quá trình giáo dục tư tưởng và quản lý tư tưởng
tác giả cho rằng: “Quản lý việc giáo dục con người có nghĩa là quan tâm tới việc
tổ chức lao động của họ cho khoa học, tới sự phát triển văn hóa, tới việc thỏa mãn
những nhu cầu và lợi ích lành mạnh của họ” [162, tr.146]. Như vậy, để làm tốt
giáo dục tư tưởng và quản lý công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao khả năng
hoàn thành nhiệm vụ của người chiến sĩ Xô - viết, theo tác giả cần phải có mơi
trường hoạt động phù hợp và phải đáp ứng tiêu chí thỏa mãn những nhu cầu và
lợi ích lành mạnh của họ.
Sa vẻng Đen na môn (2016), Phát huy giá trị văn hóa truyền thống
trong phát triển đời sống văn hóa ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện
nay [53]. Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống về đời sống văn hóa ở
đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào, chỉ ra quan niệm, vai trò và sự tác động
của những giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào đến vấn đề xây
dựng và phát triển đời sống văn hóa của cán bộ, chiến sĩ ở các đơn vị cơ sở.



16

Theo đó, đời sống văn hóa được quan niệm là “một bộ phận của đời sống xã
hội, thể hiện chất lượng cuộc sống của con người” [53, tr.47]. Luận án cũng
chỉ ra mối quan hệ giữa đời sống văn hóa và MTVH; đời sống văn hóa được
hình thành trong MTVH; MTVH chi phối đời sống văn hóa của mỗi con
người. Đời sống văn hóa của cán bộ, chiến sĩ tạo nên diện mạo cũng như
chiều sâu của đời sống tinh thần cán bộ, chiến sĩ, góp phần hình thành các
phẩm chất nhân cách người quân nhân trong quân đội.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước liên quan
đến đề tài luận án
1.2.1. Các cơng trình khoa học nghiên cứu về văn hóa, xây dựng mơi
trường văn hóa và chất lượng xây dựng mơi trường văn hóa
Văn Đức Thanh (2001), Về xây dựng mơi trường văn hóa cơ sở [120].
Cuốn sách đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng MTVH cơ
sở; những nguyên tắc, phương pháp luận; xác định những giải pháp cơ bản
đẩy mạnh xây dựng MTVH cơ sở hiện nay. Khi bàn về khái niệm văn hóa, tác
giả khẳng định:
Có thể tiếp cận văn hóa dưới nhiều góc độ khác nhau, song dưới góc
độ phương pháp luận xây dựng MTVH cơ sở thì cần tiếp cận văn hóa
như tổng thể, chiều sâu, bề rộng, tầm cao các giá trị mang tính nhân
văn do con người sáng tạo theo tiêu chí chân, thiện, mỹ trong tiến
trình lịch sử và trở thành nhân tố ni dưỡng, hoàn thiện, phát triển
phẩm chất con người trong đời sống cộng đồng [120, tr.22].
Tác giả đã khái quát các dạng thức văn hóa như: Văn hóa vật thể và văn
hóa phi vật thể, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa tổ chức xã
hội… và cho rằng: “Mơi trường văn hóa là tổng thể các giá trị văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần tác động đến con người và cộng đồng trong một
không gian và thời gian xác định” [120, tr.30]. Khi bàn về vai trò của MTVH
cơ sở, tác giả cho rằng: MTVH là “chiếc nôi” nuôi dưỡng, “nhào nặn” con

người cùng đời sống cộng đồng, phát huy bản chất con người một cách toàn


17

diện. Trên cơ sở đó, tác giả đã xác định hệ thống những nguyên tắc phương
pháp luận trong xây dựng MTVH cơ sở, đưa ra những định hướng cơ bản để
tiếp tục đẩy mạnh quá trình xây dựng MTVH cơ sở và đề xuất các nhóm giải
pháp về xây dựng MTVH ở cơ sở.
Đỗ Huy (2002), Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay từ
góc nhìn giá trị học [71]. Tác giả cuốn sách đã khái quát MTVH mới trong
thế kỷ XX và phương hướng trong thế kỷ XXI; trong đó đi sâu vào nghiên
cứu phân tích bản chất MTVH từ góc nhìn giá trị học với các đặc điểm, đặc
trưng MTVH cũng như sự vận động xây dựng MTVH ở nơng thơn, thành thị;
từ gia đình đến dân tộc. Khi bàn về quan niệm MTVH tác giả chỉ rõ: “Mơi
trường văn hóa chính là sự vận động các quan hệ của con người trong các quá
trình sáng tạo, tái tạo, đánh giá, lưu giữ và hưởng thụ các sản phẩm vật chất
và tinh thần của mình” [71, tr.34-35]. Theo tác giả:
Trong mỗi mơi trường văn hóa xã hội thông thường được chi phối
bởi bốn hệ chuẩn cơ bản: 1. Hệ chuẩn mực trong lao động chi phối
các hoạt động văn hóa lao động; 2. Hệ chuẩn mực trong giao tiếp chi
phối các giao tiếp văn hóa; 3. Hệ chuẩn mực gia đình điều chỉnh các
quan hệ văn hóa trong mơi trường sống; 4. Các chuẩn mực phát triển
nhân cách điều chỉnh lối sống [71, tr.71].
Bởi vậy, để đánh giá đối với MTVH bao giờ cũng phải dựa vào một hệ
chuẩn mực nhất định; các chuẩn mực này gắn rất nhiều với các yếu tố khác nhau
như: thế giới quan, trình độ dân trí, tơn giáo, hệ tư tưởng. Đồng thời, tác giả
cũng yêu cầu việc đánh giá MTVH phải được dựa vào một hệ chuẩn nhất
định phù hợp với thực trạng và nét văn hóa truyền thống của dân tộc, xu
thế thời đại thì mới có cơ sở khoa học để đề ra những giải pháp đúng đắn

trong việc bảo tồn, xây dựng MTVH nước nhà một cách bền vững.
Phạm Minh Hạc - Nguyễn Khoa Điềm (2003), Về phát triển văn hóa và
xây dựng con người thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa [62]. Các tác giả


18

của cuốn sách đã đi từ các văn kiện của Đảng về văn hóa, đặc điểm văn hóa
Việt Nam, một số vấn đề lý luận đang đặt ra và mục tiêu, nhiệm vụ, các giải
pháp lớn của sự nghiệp xây dựng văn hóa trong thời kỳ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Trong đó, vai trị của văn hóa được các tác giả đi sâu phân tích,
luận giải trên tất cả các khía cạnh, các quan điểm của các học giả trong nước
cũng như các học giả nước ngoài về vai trị của văn hóa và đi đến kết luận:
“Văn hóa được coi là nhân tố cấu thành yếu tố nội sinh cơ chế của sự phát
triển…Bởi nói đến văn hóa là nói đến con người. Con người phải được đặt ở
trung tâm của sự phát triển. Nói cách khác văn hóa phải có vai trị to lớn
trong sự phát triển [62, tr.114 - 115].
Khi xác định nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong thời kỳ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, xác định mười nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ xây dựng mơi
trường văn hóa lành mạnh “là một nhiệm vụ có mối quan hệ khăng khít với việc
xây dựng con người. Con người khơng chỉ có ý nghĩa tự nó mà cịn là và chủ
yếu là sản phẩm của xã hội, của hồn cảnh, của mơi trường” [62, tr.119]. Để xây
dựng mơi trường văn hóa lành mạnh địi hỏi phải xây dựng được môi trường xã
hội lành mạnh; môi trường thiên nhiên; môi trường sinh hoạt và công tác của
tập thể cộng đồng, khu dân cư và môi trường gia đình.
Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (2004), Xây dựng mơi trường văn
hóa - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn [7]. Tài liệu đã chọn lọc một số bài
phát biểu, bài viết nghiên cứu về MTVH từ góc độ lý luận ở nhiều lĩnh vực
khác nhau, về kết quả, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra cần được giải
quyết, chỉ ra tầm quan trọng cần phải xây dựng MTVH đối với con người và xã

hội. Cuốn sách gồm ba phần: Phần một, tiếp cận từ góc độ lý luận; phần hai là,
những tổng kết và kinh nghiệm bước đầu; phần ba là, những điểm sáng về
MTVH. Cuốn sách còn đề cập một số văn bản pháp quy, nhằm phục vụ quần
chúng và những người làm cơng tác, hoạt động văn hóa trong các cơ quan
Đảng, chính quyền, đồn thể, nhất là ở cơ sở.


19

Phạm Duy Đức (2008), Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn
hóa [55]. Tác giả cuốn sách đã tập trung nghiên cứu, luận giải quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc, bản chất của văn hóa. Về nguồn gốc,
bản chất của văn hóa theo quan điểm của các nhà kinh điển, tác giả cho rằng:
Văn hóa là lĩnh vực hoạt động mà nhờ đó con người sản xuất và tái
sản xuất ra bản thân mình với tư cách là một thực thể xã hội. Đó là
hoạt động của con người nhằm tạo ra một hệ thống giá trị mang tính
định hướng cho sự phát triển ý thức con người và cho lối ứng xử
của con người trong cộng đồng xã hội [55, tr.43].
Tác giả cũng đi sâu nghiên cứu tìm hiểu quan điểm của các nhà Mác - xít
về xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, về một số lĩnh vực cơ bản như văn
hóa trong lãnh đạo chính trị; vấn đề về xây dựng con người mới, về đạo đức và
về lối sống trong cộng đồng người và từng cá nhân; về vấn đề phát triển giáo
dục, đào tạo và xây dựng đội ngũ trí thức; về phát triển sự nghiệp văn học nghệ
thuật và báo chí và những vấn đề về tự do tín ngưỡng, tơn giáo… Trên cơ sở
luận giải những vấn đề đó, tác giả làm sâu sắc những luận điểm khoa học trong
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Ngô Đức Thịnh (2010), Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam [123].
Cuốn sách đã trình bày một cách hệ thống, lơgic về các khái niệm văn hóa và cho
rằng: điểm chung nhất khi đưa ra khái niệm văn hóa của các tác giả nước ngồi là
đều xem văn hóa là thế giới tinh thần. Điều này phù hợp với quan điểm của Đảng

Cộng sản Việt Nam về văn hóa: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là
mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Tác giả đã khái
quát đầy đủ về những giá trị văn hóa trên tất cả các lĩnh vực, các mặt đời sống xã
hội ở nước ngồi cũng như lịch sử q trình dựng nước và giữ nước của dân tộc
Việt Nam và đi đến kết luận: “Giá trị văn hóa là sự đánh giá mang tính cộng đồng
đối với những hiện tượng, sản phẩm văn hóa do con người sáng tạo ra trong bối
cảnh xã hội nhất định. Những giá trị đó được coi là tốt, là đẹp, là có ích, đáp ứng


20

nhu cầu của con người mỗi thời đại” [123, tr.715]. Khẳng định giá trị văn hóa
trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay đang chuyển đổi từ xã hội truyền thống
sang xã hội hiện đại, trong xu hướng Việt Nam đang trong quá trình mở rộng hội
nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
Nguyễn Chí Bền (2012), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế [10]. Tác giả cuốn sách đã phác họa bức tranh tồn cảnh về
nền văn hóa Việt Nam theo dịng chảy lịch sử từ quá khứ đến hiện tại, đề cập
đến hiện trạng và những tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối
với các thành tố của nền văn hóa dân tộc. Theo tác giả, trong “thế giới phẳng”
ngày nay, việc xây dựng nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự
định hướng của Nhà nước, cùng với đó là q trình hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng sâu rộng, sự phát triển của cơng nghệ thơng tin, giao lưu văn hóa
có những thay đổi cả về hình thức và tính chất. Với hình thái mới của giao lưu
văn hóa hiện đại là sự cộng sinh chứ không chỉ đơn thuần là tiếp nhận hay
không tiếp nhận. Trong điều kiện như vậy, sự đối thoại giữa các nền văn hóa
đóng vai trị rất quan trọng, có khi cịn quyết định hơn là sự đối đầu vũ trang
để giải quyết vấn đề xung đột về tôn giáo, sắc tộc, vùng lãnh thổ.
Nguyễn Hương Ly (2012), “Xây dựng mơi trường văn hóa trong bối
cảnh hiện nay” [86]. Tác giả bài báo đã đánh giá một cách sâu sắc thực trạng

về văn hóa và chất lượng xây dựng MTVH trong bối cảnh hội nhập kinh tế
của nước ta hiện nay. Tác giả khẳng định: để xây dựng và phát triển MTVH,
trên cơ sở thấu hiểu thực trạng, phải hoạch định và đề ra được một chiến lược
chăm lo xây dựng MTVH dài hạn và cụ thể. Trong đó, chú trọng quản lý tốt
hoạt động xây dựng MTVH trên phạm vi cả nước. Hơn nữa, việc xây dựng và
phát triển MTVH không phải là một vấn đề riêng, nó liên quan mật thiết với sự
nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Vì vậy, việc xây dựng và quản lý MTVH đòi hỏi một hệ thống giải pháp


21

đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với tình hình
mới.
Mai Hải Oanh (2012), “Bàn về mơi trường văn hóa” [102]. Tác giả bài
viết đã khẳng định: Môi trường không những là một khái niệm sinh thái học, nó
cịn là một phạm trù triết học, bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường xã hội
và MTVH. Trong tình hình hiện nay, càng ngày, người ta càng ý thức rõ hơn về
tầm quan trọng của MTVH đối với sự phát triển. Bởi vậy, tác giả đã đi sâu phân
tích một cách hệ thống kết cấu của MTVH, làm rõ nội hàm căn bản của MTVH
là tổng hịa các điều kiện văn hóa vật chất và tinh thần tồn tại xung quanh chủ
thể và tác động tới hoạt động chủ thể. Yếu tố chủ yếu tạo thành MTVH là giáo
dục, khoa học, kinh tế, văn nghệ, đạo đức, tôn giáo, triết học, tâm lý dân tộc và
tập tục truyền thống. Về cấu trúc của MTVH, tác giả khái quát thành nhiều tầng,
bậc khác nhau với những thời gian, không gian khác nhau, bao hàm cả phần
cứng và phần mềm. Phần cứng là cơ sở hạ tầng: giáo dục, nghiên cứu khoa học,
vui chơi giải trí và du lịch văn hóa... Phần mềm bao gồm nội dung giáo dục tư
tưởng lý luận, tinh thần dân tộc và giá trị văn hóa. Muốn hình thành MTVH tốt
đẹp, cần coi trọng cả phần cứng lẫn phần mềm. Trên cơ sở phân tích, lý giải kết

cấu, vị trí, vai trị của MTVH, tác giả đó đi đến kết luận: Từ tầm nhìn vĩ mơ,
MTVH là một bộ phận hợp thành của mơi trường xã hội, vì thế, nó có vai trị to
lớn đối với sự ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội.
Nguyễn Thị Hậu (2014), Xây dựng mơi trường văn hóa Thành phố Hồ Chí
Minh văn minh hiện đại [65]. Cuốn sách là cơng trình khoa học được nghiên cứu
công phu, đi sâu luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề văn hóa, MTVH và
xây dựng MTVH ở một thành phố lớn của nước ta. Tác giả cho rằng, MTVH là
một trong những nội dung quan trọng bởi sự tác động của nó đến hầu hết các lĩnh
vực của đời sống xã hội đơ thị. Xây dựng mơi trường văn hóa đơ thị văn minh
hiện đại là tiền đề quan trọng nhất để hình thành và duy trì nếp sống văn minh đơ
thị của Thành phố. Từ đó, tác giả đã nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề xây
dựng MTVH ở Thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá sâu sắc thực trạng môi trường


22

văn hoá ở Thành phố và đề xuất những giải pháp cơ bản về xây dựng một MTVH
văn minh, hiện đại ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới.
Nguyễn Thừa Hỷ (2015), Văn hóa Việt Nam truyền thống: một góc nhìn
[75]. Sau khi khái lược một cách đầy đủ về văn hóa Việt Nam, tác giả cuốn
sách đã làm rõ những giá trị cốt lõi, bền vững, gốc rễ của sự phát triển và khẳng
định: Ngày nay, trong quá trình hội nhập và phát triển, trước cơn lốc về tư
tưởng, lối sống và nhiều hệ giá trị đan xen, lẫn lộn; chúng ta lại đang đứng giữa
những giao lộ của ngã rẽ chưa có biển chỉ đường rõ ràng. Chúng ta vừa như
đang được động viên, khích lệ, vừa như đang bị đe dọa, dối lừa bởi văn hóa.
Trong hồn cảnh đặc biệt như vậy, để có một sự phát triển bền vững đòi hỏi
phải quay về, nhận diện và suy ngẫm nghiêm túc về văn hóa Việt Nam truyền
thống, nhất là về MTVH xã hội, đây sẽ là chìa khóa duy nhất để chúng ta có
những bước đi đúng hướng và vững chắc.
Hoàng Quốc Bảo, Phạm Thị Nhung (2016), Lý luận văn hóa và đường

lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam [8]. Các tác giả đã nghiên cứu, luận
giải sâu sắc về khái niệm, cấu trúc, chức năng của văn hóa; về tính chất và
những quy luật vận động của văn hóa; đồng thời khái quát và phân tích sâu sắc
đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa từ năm 1930
đến nay, nhất là những quan điểm, đường lối của Đảng về vai trị của văn hóa
đối với sự phát triển bền vững của đất nước; xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; về xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống trong
sự nghiệp đổi mới đất nước; về xây dựng con người Việt Nam trong công cuộc
đổi mới. Cuốn sách cung cấp một cách có hệ thống những vấn đề lý luận văn
hóa nói chung, về sự phát triển tư duy nhận thức của Đảng trong lĩnh vực xây
dựng, phát triển văn hóa con người Việt Nam từ khi Đảng ra đời cho đến nay.
Trần Thị Thu Phương (2016), Sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc tác
động đến Việt Nam và một số nước Đông Á [107]. Cuốn sách đã mang lại cho
chúng ta một cách nhìn mới về sức mạnh mềm văn hóa từ góc nhìn Việt Nam,


23

trên cơ sở đó, nhận diện mức độ tác động của sức mạnh mềm văn hóa Trung
Quốc, đồng thời tăng cường “nội lực” văn hóa nhằm chống đỡ, hóa giải được
những tác động nguy hại xói mịn các giá trị nền tảng, làm suy giảm bản sắc
văn hóa, chủ quyền văn hóa quốc gia. Từ đó, xây dựng “chiến lược nâng cao
sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam”. Trong đó, lý luận sức mạnh mềm văn hóa
và mục tiêu gia tăng sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc có 5 điểm đáng
lưu ý: thứ nhất, xét ở góc độ hành vi; thứ hai, xét ở góc độ nguồn lực; thứ ba,
tuy sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc có tính thừa nhận ở các giá trị truyền
thống, nhưng chưa đủ khả năng chia sẻ hay được thừa nhận rộng rãi trên thế
giới; thứ tư, trong bối cảnh sức mạnh mềm Trung Quốc là mối liên kết yếu nhất
trong sức mạnh tổng thể quốc gia, sức mạnh mềm văn hóa được coi như là
nguồn lực quan trọng có nhiều lợi thế của sức mạnh mềm Trung Quốc; thứ năm,

văn hóa Trung Quốc hiện diện ở các cấp độ vô cùng đa dạng. Cuốn sách chỉ ra
các kênh tác động sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc tại một số nước Đông Á
và Việt Nam; phản ứng của một số nước Đơng Á và gợi ý chính sách cho Việt
Nam trên cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Với Việt Nam, cần chủ động
tiếp nhận một cách có kiểm soát các tác động tiêu cực của sức mạnh mềm văn
hóa; phải chủ động thể hiện sức mạnh thuyết phục cộng đồng thế giới bằng sự
nhất quán trong phát ngôn và hành động; chủ động tiếp thu có chọn lọc, tăng
cường “nội lực” văn hóa nhằm chống đỡ hóa giải những tác động nguy hại.
Lê Ngọc Hùng (2020), “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xây
dựng văn hóa trong phát triển bền vững ở Việt Nam” [66]. Tiếp cận theo vi mô,
tác giả bài báo cho rằng: Văn hóa là hệ các giá trị chuẩn mực và kỹ năng, thói
quen được hình thành và thể hiện trong từng hành vi, hành động và mối quan
hệ xã hội của con người. Xây dựng văn hóa là phát triển văn hóa, phát triển các
giá trị chuẩn mực, thói quen tích cực tiến bộ, văn minh có khả năng thúc đẩy
những hành vi, hành động bảo đảm tăng trưởng kinh tế và đóng góp cho phát
triển bền vững. Tiếp cận theo vĩ mơ, tác giả cho rằng: Văn hóa là một hệ thống


24

và cùng với các hệ thống khác như kinh tế, chính trị, pháp luật tạo nên xã hội.
Từ các cách tiếp cận đó, tác giả đưa ra giải pháp phải tăng cường đầu tư văn
hóa ngang tầm yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Nguyễn Thị Phương Châm (2021), “Một số mục tiêu, nhiệm vụ phát
triển văn hóa giai đoạn 2021 - 2030, hướng tới phát huy hiệu quả nguồn lực
văn hóa trong phát triển bền vững đất nước” [13]. Tác giả bài báo đã khái
qt q trình phát triển văn hóa Việt Nam từ khi miền Bắc xây dựng CNXH
cho đến nay và định hướng phát triển đến năm 2030. Trong đó, xác định mục
tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hóa giai đoạn 2021 - 2030 đó là: Nâng cao nhận
thức về văn hóa để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc

dân tộc trong thời kỳ mới; tập trung xây dựng con người Việt Nam phát triển
toàn diện đáp ứng tốt nhu cầu nguồn lực cho phát triển đất nước; đầu tư văn
hóa ngang hàng với đầu tư kinh tế, làm cho văn hóa trở thành hệ điều tiết để
góp phần ổn định xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa
làm cho văn hóa bắt kịp sự phát triển của thời đại.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về văn hóa qn sự; mơi trường văn
hóa, xây dựng mơi trường văn hóa và nâng cao chất lượng xây dựng mơi
trường văn hóa trong qn đội
Văn Đức Thanh (1999), Cơ sở phương pháp luận xây dựng mơi trường
văn hố trong bộ đội Khơng qn hiện nay [119]. Tác giả luận án đã làm rõ khái
niệm MTVH và MTVH quân sự, trên cơ sở đó luận giải bản chất của MTVH
quân sự; cấu trúc của MTVH quân sự; đặc trưng của MTVH quân sự. Tác giả đã
xây dựng quan niệm, làm rõ nội hàm quan niệm, xác định vai trị, biểu hiện của
MTVH trong bộ đội Khơng quân. Khái quát thực trạng xu hướng vận động,
những vấn đề có tính quy luật phát triển của MTVH trong bộ đội Không quân.
Định hướng, yêu cầu và đề xuất giải pháp cơ bản có tính phương pháp luận trong
việc tiếp tục xây dựng MTVH trong bộ đội Không quân hiện nay.


×