Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

SKKN Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT Tĩnh Gia 2 trong gia...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.78 KB, 20 trang )

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học kỹ thuật và
đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Vì lẽ đó sự phát triển giáo dục ngày
nay ở bất cứ quốc gia nào cũng là sự phát triển quan trọng nhất, thiêng liêng nhất. Đó
là sự phát triển nhân văn.
Lịch sử đã cho thấy mỗi quốc gia muốn phát triển hưng thịnh đều phải coi
trọng và làm tốt công tác giáo dục. Đối với nước ta, giáo dục luôn được coi là quốc
sách hàng đầu, nhất là trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay.
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã được Đảng và Nhà nước và đặc biệt coi
trọng. Điều 35 - Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ rõ: “Giáo
dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”; Hội nghị TW4 (khoá VII –
tháng 1 năm 1993) có Nghị quyết “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”
và chỉ rõ: “Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”,
nhiệm vụ của giáo dục là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của BCH TW
Đảng cộng sản Việt Nam khóa XI đã đưa ra mục tiêu tổng quát của là “Tạo chuyển
biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng
tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo
dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng
sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm
việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt,
quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học
tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ
hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục
Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.
Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt
Nam khóa XI tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục khẳng định


một nhiệm vụ của giáo dục trong nhiệm vụ tổng quát “Đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu, phát
triển, ứng dụng khoa học, cơng nghệ; phát huy vai trị quốc sách hàng đầu của giáo
dục, đào tạo và khoa học, công nghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất
nước”.
Trường THPT Tĩnh Gia 2 là một trường thuộc huyện Tĩnh Gia của tỉnh Thanh
Hố, qua q trình quản lý hoạt động dạy, học của giáo viên và học sinh, nhà trường
đã có nhiều biện pháp chỉ đạo thích hợp. Nhưng trong giai đoạn hiện nay chất lượng
dạy, học của nhà trường, xét một cách thực chất là chưa cao. Để khắc phục nhược
điểm đó, cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp trong công tác quản lý.
Từ những vấn đề nêu trên, với kinh nghiệm thực tế giảng dạy và quản lý của
bản thân, kết hợp với những kiến thức khoa học quản lí được trang bị, tôi mạnh dạn
đưa ra vấn đề nghiên cứu: “Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học ở trường THPT Tĩnh Gia 2 trong giai đoạn hiện nay”.

1
SangKienKinhNghiem.net


2. Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu lý luận, thực tiễn từ đó phân tích, đánh giá ngun nhân,
thực trạng dạy, học ở trường THPT Tĩnh Gia 2 hiện nay, tôi đưa ra một số giải pháp
quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại trường.
3. Đối tượng nghiên cứu
Xác định cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn của việc quản lý hoạt động dạy và
học ở trường THPT Tĩnh Gia 2. Đưa ra một số giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất
lượng dạy học của trường THPT Tĩnh Gia 2.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhóm phương pháp lí luận
- Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT.

- Lý luận dạy học ở cấp trung học phổ thơng
4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát, điều tra, tổng kết kinh nghiệm quản lí giáo dục.
4.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ
- Sơ đồ, bảng biểu thống kê.
B. NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận
Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học
sinh, trong đó dưới tác dụng chủ đạo (tổ chức, điều khiển) của giáo viên, học sinh tự
giác, tích cực, tổ chức, tự điều khiển hoạt động học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ
dạy học đã được đặt ra.
Bản chất của quá trình dạy học là một hệ thống toàn vẹn bao gồm hai thành tố
cơ bản quyết đinh, ln tương tác với nhau đó là dạy và học. Dạy và học xen kẽ và
thâm nhập vào nhau, quy định lẫn nhau, sinh thành ra nhau.
Các nhiệm vụ dạy học cơ bản là:
- Tổ chức, điều khiển người học nắm vững hệ thống tri thức khoa học và hệ
thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.
- Tổ chức, điều khiển người học hình htành, phát triên năng lực và những phẩm
chất trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo.
- Tổ chức, điều khiển người học hình thành, phát triển thế giới quan khoa học,
nhân sinh quan và các phẩm chất, thói quen hành vi đạo đức
Sơ đồ hoạt động dạy và học như sau:
THIẾT KẾ BÀI HỌC

GIÁO VIÊN
*Chỉ đạo
. Tổ chức
. Điều khiển


Công tác giúp đỡ
phản ánh kết quả từng bước
KẾT QỦA HỌC TẬP

2
SangKienKinhNghiem.net

HỌC SINH
. Chủ động
. Tích cực
. Tự giác
. Tự điều khiển


Q trình dạy học có các nhiệm vụ cơ bản là:
- Hình thành tri thức khoa học
- Rèn luyện các kỹ năng hoạt động nhận thức
- Hình thành thái độ, tính tích cực xã hội
Quản lý q trình dạy học chính là điều khiển q trình dạy học, làm cho
q triìn đó được vận hành một cách có kế hoạch, có tổ chức và được chỉ đạo,
kiểm tra, giám sát thường xuyên nhằm từng bước hướng về thực hiện mục đích,
nhiệm vụ dạy học đặt ra.
Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung cơ bản của hoạt động dạy học bao
gồm các cơng việc sau:
- Hồn thiện tổ chức chỉ đạo dạy học
- Tổ chức, chỉ đạo xây dựng và thực hiện nền nếp dạy học
- Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
- Chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua “Dạy học - Học tốt”.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện nền nếp dạy học
- Sử dụng các biện pháp kinh tế sư phạm và tâm lý xã hội nhằm nâng cao

chất lượng dạy học.
Người dạy và người học là hai thành tố cơ bản của q trình dạy học, trong
đó năng lực của người dạy có vai trị cực kỳ quan trọng. Vì vậy, để nâng cao chất
lượng quá trình dạy học, nhất thiết phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Đồng thời, phải tận dụng mọi nguồn lực để
tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nhất là các ứng dụng của kỹ thuật công
nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Quản lý quá trình dạy học trường trung học phổ thơng nói chung và trường
THPT Tĩnh Gia 2 nói riêng cần phải dựa trên cơ sở thực tiễn. Một mặt để khai thác
những nhân tố tích cực, tiến bộ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo
dục, mặt khác điều chỉnh hoặc loại bỏ các yếu tố tiêu cực có ảnh hưởng tới chất
lượng của q trình dạy học. Tơi xác định thực trạng của vấn đề dạy và học cụ thể:
2.1. Thực trạng về việc thực hiện kế hoạch dạy học ở trường trung học
phổ thông
Nhà trường đã cố gắng thực hiện kế hoạch dạy học với phân phối chương
trình quy định, nhưng thực tiễn vẫn còn mất cân đối giữa các bài dạy về số tiết
phân phối chương trình yêu cầu. Việc tổ chức dạy học phân hoá bằng kết hợp phân
ban với dạy học học tự chọn còn chưa phù hợp với tất cả đối tượng học sinh, chưa
thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Đặc biệt có mơn khoa học thực
nghiệm chưa thực hiện đảm bảo đủ các bài thí nghiệm, thực hành quy định trong
chương trình do phịng thí nghiệm, thiết bị dạy học, hóa chất trang bị cho người
tham gia thí nghiệm chưa được đảm bảo theo u cầu.
Vẫn cịn tình trạng mất cân đối, khơng đồng bộ trong cơ cấu đội ngũ ở các
môn học khác nhau (Về số lượng, chất lượng, thừa hoặc thiếu giáo viên dạy các
môn).
2.2. Thực trạng đội ngũ
- Nhà trường có 100% đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn theo
quy định, trong đó 30% trên chuẩn; nhiều cán bộ, giáo viên đã có trên 15 năm cơng
3

SangKienKinhNghiem.net


tác trong ngành; nhiều cán bộ, giáo viên đã liên tục có sáng kiến kinh nghiệm đạt
giải cấp tỉnh; nhiều giáo viên đạt giải cấp tỉnh, cấp quốc gia các cuộc thi kiến thức
liên mơn; có 8 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh.
- Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong
giảng dạy, trong giáo dục đạo đức học sinh và trong xử lý các tình huống sư phạm
…; một số giáo viên chưa thực hiện tốt nề nếp dạy học, quy chế chun mơn.
Trình độ tin học của một số giáo viên còn hạn chế; cán bộ phụ trách thiết bị cịn
yếu về trình độ, đây là trở ngại khá lớn cho việc thực hiện nghiêm túc quy chế
chuyên môn về giảng dạy các tiết thí nghiệm, thực hành.
2.3. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học
Một số giáo viên đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, giáo án đã
được thiết kế theo hướng coi trọng tổ chức hoạt động học tập và đã có ứng dụng
cơng nghệ thơng tin trong dạy học…Tuy nhiên hiệu quả đổi mới phương pháp dạy
học chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo
khoa và thi cử.
Việc đổi mới phương pháp dạy học thực hiện chưa đồng đều ở các tổ chuyên
môn, ở các cá nhân; sinh hoạt tổ chun mơn ở một số buổi cịn mang nhiều tính
sự vụ, hành chính, chưa thực sự tìm giải pháp để đổi mới phương pháp dạy và học.
2.4. Thực trạng học sinh
Phần lớn các em học sinh học tập tích cực, hăng say nhưng cũng có khơng ít
các em học sinh chưa chăm chỉ học tập, đáng chú ý là số học sinh này có phương
pháp học tập thụ động, ỷ lại, khơng chịu suy nghĩ, về nhà ít hoặc không học bài và
làm bài tập, không chuẩn bị bài mới. Hiện tượng học lệch còn khá phổ biến.
Một số em chưa xác định được mục đích, mục tiêu học tập, bị chi phối bởi
những mặt trái của cuộc sống số như: Điện thoại, điện tử, ti vi, các mạng xã hội.
2.5. Thực trạng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học
Mặc dù cơ sở vật chất trong nhà trường đã được quan tâm nhưng vẫn chưa

đáp ứng được yêu cầu. Thiết bị dạy học, hóa chất có chất lượng chưa đảm bảo do
cịn thiếu kinh phí mua sắm, sửa chữa.
2.6. Cơng tác quản lý cịn có những việc hạn chế
Vai trò quản lý còn hạn chế, đặc biệt chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học
chưa đồng bộ với đổi mới hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.
Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn để giúp các nhà quản lý có khả năng
tìm kiếm giải pháp có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học chưa phổ
biến.
Những nhận thức và hiểu biết khoa học trên đây là kim chỉ nam cho quá
trình nghiên cứu thực tế, tìm ra các biện pháp trong việc quản lý q trình dạy học,
góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình dạy học ở trường THPT Tĩnh
Gia 2 - huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa.
3. Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học ở trường THPT Tĩnh Gia 2
Qua phân tích thực trạng về quản lý quá trình dạy học ở trường THPT Tĩnh
Gia 2, tơi nhận thấy có 5 vấn đề đặt ra là:
- Kiện toàn các tổ chức trong nhà trường, giao nhiệm vụ phù hợp với năng
lực, sở trường của cán bộ, giáo viên ngay trong đầu năm của từng năm học.
4
SangKienKinhNghiem.net


- Tăng cường xây dựng, củng cố và thực hiện tốt nề nếp dạy học.
- Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm
tra, đánh giá, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên.
- Đẩy mạnh đổi mới việc quản lí cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo
học sinh yếu, kém.
- Kết hợp các biện pháp hỗ trợ, tăng cường các nguồn lực phục vụ cho quá
trình dạy học, động viên, khuyến khích cán bộ giáo viên, cơng nhân viên tâm
huyết, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của nhà trường phát triển.

Để giải quyết các vấn đề nêu trên, tôi đưa ra một số giải pháp chỉ đạo nhằm
phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những điểm yếu đã phân tích ở
trên để nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Tĩnh Gia 2
4. Các giải pháp thực hiện quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
ở trường THPT Tĩnh Gia 2 trong giai đoạn hiện nay
4.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về sự cần
thiết phải nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường
- Hoạt động chuyên môn là hoạt động trọng tâm, là nhiệm vụ chính của nhà
trường mà cốt lõi là hoạt động dạy và học. Để nâng cao chất lượng dạy và học thì
cần thiết phải có bộ máy chun mơn vận hành đồng bộ, thông suốt, hiệu quả, cùng
hướng tới mục tiêu chung.
- Việc phân công, sắp xếp bộ máy địi hỏi thể hiện tính dân chủ và tinh thần
trách nhiệm cao.
- Để chỉ đạo hoạt động dạy tốt, học tốt thì người lãnh đạo cơng tác chun
mơn (Phó Hiệu trưởng phụ trách chun mơn) phải là người có năng lực chun
mơn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu, ngồi ra cịn phải nắm
vững cơ sở lí luận của cơng tác quản lí, các thành tố cơ bản của quá trình dạy học,
mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục học sinh, cơ sở vật chất thiết bị dạy học
và môi trường.
- Xây dựng được đội ngũ tổ trưởng chuyên môn là những người đứng đầu về
năng lực chun mơn trong tổ, những người có tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín
trong tổ, làm việc nghiêm túc, khoa học, tích cực, nhiệt tình, có khả năng thu phục
mọi người.
- Tổ chuyên môn phải xây dựng được một kế hoạch hoạt động khoa học,
hợp lý cho cả năm học, ngay từ đầu năm học; thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã
được xây dựng, tuỳ theo thời điểm cụ thể mà điều chỉnh kế hoạch một cách uyển
chuyển. Tổ chuyên môn sinh hoạt hàng tuần với thời lượng 2 tiết vào một buổi
sáng. Trong buổi sinh hoạt chuyên mơn có thể thay đổi các nội dung cơng việc
khác nhau để tránh chồng chéo và nhàm chán.
Ví dụ: Tuần 1 của tháng có thể thơng qua kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn

trong tháng, các chủ trương, các hoạt động của nhà trường; trao đổi về mục tiêu,
yêu cầu về kiến thưc - kỹ năng - thái độ của các bài học khó theo phân phối
chương trình ở các nhóm chun mơn theo các khối học. Tuần 2 của tháng tổ chức
dự giờ rút kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên trong tổ. Tuần 3 của tháng tổ chức
trao đổi về các chuyên đề nâng cao bồi dưỡng học sinh giỏi hay ôn thi Đại học, các
sáng kiến kinh nghiệm. Tuần 4 của tháng trao đổi về kinh nghiệm sử dụng công
nghệ thông tin, thiết bị dạy học trong giờ dạy … Trong các buổi sinh hoạt tổ
5
SangKienKinhNghiem.net


chuyên môn, yêu cầu tất cả các giáo viên phải thể hiện được phân công phụ trách
các tổ chuyên môn và thường xuyên tham gia sinh hoạt với các tổ chun mơn để
góp phần chỉ đạo trực tiếp hoat động của các tổ chun mơn.
- Người cán bộ quản lí chun mơn các cấp (phó Hiệu trưởng, tổ trưởng
chun mơn) phải tổ chức lao động một cách khoa học thì mới nâng cao được hiệu
quả quản lí đó là:
- Xác lập kế hoạch sử dụng thời gian một cách hợp lí.
- Thực hiện tốt việc phân cơng, giao trách nhiệm cho cấp dưới.
- Đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
- Có phong cách quản lí khoa học: cương quyết, dứt khoát, dân chủ
- Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ bản thân.
4.2. Chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên môn, xây dựng và hoàn thiện
các nội quy của nhà trường, thực hiện một cách có nề nếp và đồng đều ở các bộ
phận.
- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường, tổ chun mơn,
cá nhân, các đồn thể một cách khoa học, sát với thực tiễn, chi tiết, cụ thể. Các loại
kế hoạch đều được thảo luận một cách kĩ lưỡng, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả
cao.
- Ngay từ đầu năm học, các quy chế chuyên môn phải được thực hiện đúng

quy định:
+ Ra vào lớp đúng giờ, thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu, các trường hợp
đổi giờ, dạy thay đều phải báo cáo và được sự nhất trí của Ban giám hiệu. Thực
hiện đúng phân phối chương trình, chấm, trả bài đúng thời gian quy định.
+ Các loại hồ sơ chuyên môn phải đảm bảo đầy đủ, có chất lượng.
- Ban giám hiệu phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân, phân
công trực lãnh đạo theo dõi, điều hành từng buổi học và xử lý các tình huống kịp
thời. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội quy, quy chế, khi phát
hiện những trường hợp thực hiện chưa nghiêm túc cần sớm chấn chỉnh tránh hiện
tượng nể nang, ngại va chạm hoặc chỉ nhắc nhở chiếu lệ làm cho nề nếp khó đi vào
ổn định.
- Ổn định và duy trì nề nếp học tập ở các lớp. Học sinh phải có đủ sách vở,
đồ dùng học tập. Thống nhất trong toàn trường ngay từ giờ học thứ hai trong phân
phối chương trình của mơn học, giáo viên phải thực hiện đều đặn các hình thức
kiểm tra bài cũ. Trong tiết học, học sinh khơng được ra ngồi (trừ những trường
hợp đặc biệt). Trong các buổi học, bảo vệ không cho học sinh ra khỏi cổng trường
tránh hiện tượng một số học sinh bỏ giờ đi chơi.
- Ngay từ đầu năm học, học sinh được học các nội quy, quy định của nhà
trường đối với mỗi học sinh và nhiệm vụ của học sinh trung học phổ thông. Các
giáo viên chủ nhiệm tổ chức đội ngũ cán bộ lớp duy trì nền nếp sinh hoạt và học
tập của lớp mình.
4.3. Tăng cường chỉ đạo thực hiện nề nếp chuyên môn.
- Phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn cùng với tổ trưởng chuyên môn làm
tốt nhiệm vụ phân công giảng dạy một cách hợp lí, phát huy cao nhất năng lực
chuyên môn của từng giáo viên. Tổ chức sinh hoạt tổ chun mơn hàng tuần có
hiệu quả, thường xun cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt như:
6
SangKienKinhNghiem.net



+ Rút kinh nghiệm các giờ dạy, thiết kế giáo án dạy và các bài khó trong
chương trình.
+ Sinh hoạt theo chuyên đề mà giáo viên đã đăng ký đề tài sáng kiến kinh
nghiệm, phương pháp chuẩn bị và dạy các bài thực hành của bộ môn.
- Họp cán bộ giáo viên mỗi tháng một lần vào tuần thứ nhất của tháng để
kiểm điểm công tác tháng trước và thông qua triển khai kế hoạch công tác trong
tháng.
- Đánh giá xếp loại thi đua 1 tháng 1 lần đối với giáo viên, cán bộ cơng nhân
viên, cuối kỳ có sơ kết rút kinh nghiệm.
- Nhà trường lập kế hoạch cùng tổ chuyên môn thực hiện, mỗi tổ phải kiểm
tra hoạt động của nhà giáo được 100% số giáo viên trong tổ, kiểm tra chuyên đề 50
% số giáo viên trong tổ. Kiểm tra hồ sơ giáo viên được tiến hành 4 lần trong năm
học (8 tuần, cuối học kỳ I, 24 tuần và cuối năm học).
- Kiểm tra thường xuyên và đột xuất các hoạt động sư phạm của giáo viên:
giảng dạy trên lớp, soạn bài, chấm trả bài, ghi sổ đầu bài, đăng ký giảng dạy trên sổ
truyền thống và sổ điện tử mỗi tháng ít nhất 1 lần.
- Nề nếp giáo viên cần đạt những yêu cầu sau:
+ Kỷ luật lao động nghiêm, thực hiện ngày giờ công đầy đủ
+ Rèn luyện tác phong người thầy về ăn mặc, ứng xử mô phạm
+ Hồ sơ chuyên môn đầy đủ có chất lượng
+ Sinh hoạt tập thể tự giác, nghiêm túc.
4.4. Chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá việc thực hiện nề nếp giáo viên, nhân
viên và học sinh
4.4.1. Kiểm tra đánh giá nề nếp của giáo viên, nhân viên do Ban giám hiệu,
cán bộ chủ chốt trong nhà trường đảm nhiệm
- Nhà trường xây dựng quy chế thi đua khen thưởng chi tiết, cụ thể, rõ ràng,
được bàn bạc thống nhất trong hội nghị cán bộ chủ chốt, hội nghị cán bộ giáo viên,
nhân viên hàng năm, đồng thời triển khai thực hiện, đánh giá nghiêm túc. Nội
dung quy chế cụ thể như sau:
SỞ GD&ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số ....../QC – THPTTG2

Tĩnh Gia, ngày 05 tháng 9 năm 2017

QUY CHẾ XẾP LOẠI THI ĐUA CÁN BỘ GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN
NĂM HỌC 2017 – 2018
A. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Căn cứ Thông tư 30/2009/TT-BGD về chuẩn đánh giá giáo viên trung học;
- Căn cứ Điều lệ trường THPT ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT ngày 28/03/2011 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo;
- Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa;
- Căn cứ vào Nghị quyết hội nghị cơng chức, viên chức, lao động trường THPT Tĩnh Gia 2, họp
ngày 29 tháng 9 năm 2017.
Trường THPT Tĩnh Gia 2 xây dựng tiêu chuẩn xếp loại thi đua năm học 2017 - 2018 như sau:
B. QUY ĐỊNH VỀ XẾP LOẠI THI ĐUA
I. Nội quy về điểm thi đua của cán bộ, giáo viên
Mỗi cán bộ, giáo viên được cho trước điểm thi đua là 100 điểm/tháng. Cán bộ, giáo viên

7
SangKienKinhNghiem.net


nếu có sai phạm nội quy sẽ bị trừ điểm.
II. Điểm trừ trong tháng đối với cán bộ, giáo viên
2.1. Trừ 1 điểm / lần

- Ghi nhận sai sót và có sửa chữa trong sổ đầu bài kịp thời.
- Ghi nhận sai sót và kịp thời sửa chữa trong sổ gọi tên - ghi điểm hoặc học bạ.
- Lớp chủ nhiệm có HS vi phạm quy chế thi (1 điểm/HS), vi phạm quy định về bảo vệ cơ sở vật
chất và tiết kiệm điện.
- Giáo viên bộ mơn có học sinh vi phạm quy chế thi (1điểm/HS).
2.2. Trừ 2 điểm / lần
- Nộp chậm các loại hồ sơ chuyên môn; đề thi theo kế hoạch của nhà trường (2 điểm/loại hồ sơ),
(CBGV được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm).
- Vào lớp, vào họp chậm hoặc ra sớm dưới 04 phút.
- Khơng ghi nhận sai sót, sửa chữa trong sổ đầu bài kịp thời.
- CB - GV chưa thực hiện đầy đủ quy định về trang phục: thứ hai đầu tuầnthực hiện đồng phục
của nhà trường (tổ TDQP có trang phục riêng theo quy định bộ môn); trong các ngày lễ giáo viên
nam thắt cà vạt, giáo viên nữ mặc áo dài.
- Lên chậm kế hoạch công tác sau ngày đầu tuần.
- GVCN tổ chức sinh hoạt lớp hàng tuần chưa đúng quy định.
2.3. Trừ 5 điểm / lần
- Giáo viên không lên kế hoạch công tác trong tuần.
- Coi thi khơng nghiêm túc, chấm thi khơng chính xác (kết quả phúc khảo các môn KHTN lệch
trên 1,0 điểm; các môn còn lại lệch trên 1,5 điểm).
- Ra đề và làm đáp án có sai sót về kiến thức trong các kỳ thi.
- Sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy.
- GV vào lớp, vào họp chậm, làm nhiệm vụ xem thi chậm hoặc ra sớm từ 4 phút đến dưới 10
phút.
- Giáo viên có tiết dạy xếp loại chưa đạt yêu cầu khi thao giảng.
- Dự giờ chưa đủ số giờ quy định (dựa vào kế hoạch của tổ CM về sự phân công các tiết dự giờ
trong tháng).
- Dạy chậm chương trình q hai tuần mà khơng có kế hoạch dạy bù.
- Thiếu số tiết chào cờ so với quy định số lần chào cờ/tháng: GVCN 03 lần/tháng; cán bộ giáo
viên không chủ nhiệm 02 lần / tháng.
2.4. Trừ 10 điểm / lần

- GV vào lớp, vào họp chậm, làm nhiệm vụ xem thi chậm từ 10 phút trở lên.
- Tự đổi giờ dạy mà không xin phép.
- Thanh tra tồn diện hoặc kiểm tra chun mơn khơng đạt u cầu.
- Đi dạy chính khóa và dạy thêm khơng có giáo án.
2.5. Trừ 20 điểm / lần
- GV tự ý rút bài học sinh chấm lại.
- Nghỉ không phép 01 tiết dạy hoặc 01 buổi họp hoăc 01 buổi xem thi.
- Có lời nói, hành vi xúc phạm danh dự học sinh, đồng nghiệp hoặc người khác.
- Vi phạm an tồn giao thơng hoặc trật tự xã hội bị phản ánh đến nhà trường.
- Xếp loại sai một học sinh ở cuối học kỳ hoặc cuối năm học.
- Ghi nhận sai sót và kịp thời sửa chữa trong sổ gọi tên - ghi điểm hoặc học bạ (trên 5 lỗi đối với
1 lớp).
- Tự ý nghỉ dạy thêm.
2.6. Trừ 50 điểm / lần
- GV có kết quả bồi dưỡng thường xuyên bị xếp loại chưa đạt yêu cầu.
- Trù dập hoặc bắt ép học sinh học thêm.
- CB - GV uống rượu với học sinh còn đang học trong khu vực trường.
- Xâm phạm thân thể học sinh hoặc đồng nghiệp.
- Vi phạm chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.
- Vi phạm an tồn giao thơng và trật tự xã hội bị công an tạm giữ.

8
SangKienKinhNghiem.net


III. Điểm trừ đối với nhân viên tổ văn phòng
3.1. Kế tốn
a) Về thực hiện giờ giấc, ngày cơng lao động, trang phục
Thực hiện trừ điểm về ngày công lao động, giờ giấc đến trường làm việc, trang phục căn
cứ theo quy định của Hiệu trưởng nhà trường, nếu vi phạm trừ điểm tương ứng các lỗi như giáo

viên.
b) Về cơng tác chun mơn
- Kế tốn đơn vị phải có đủ hồ sơ kế toán, đầy đủ chứng từ thu chi, thực hiện cơng tác báo
cáo tài chính theo đúng Luật Ngân sách hiện hành và Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, công
tác báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác.
- Kế tốn đơn vị có trách nhiệm phải tham mưu cho thủ trưởng đơn vị thu chi đúng luật,
hướng dẫn mọi người làm đúng và đầy đủ thủ tục theo Luật Ngân sách, đôn đốc nhắc nhở mọi
người khi chưa đầy đủ chứng từ.
- Nhà trường căn cứ vào quyết toán hằng năm của Sở tài chính để đánh giá.
- Đảm bảo lương, phụ cấp cho công chức, viên chức theo từng tháng, đảm bảo đúng đủ chế độ
cho CBGV, HS nhanh gọn, kịp thời( không để GV, HS, phụ huynh hs có ý kiến).
- Nếu có lỗi vi phạm trừ 5 điểm/01 lần/01 lỗi, căn cứ theo kết quả kiểm tra, theo dõi, giám
sát của Ban Giám hiệu, báo cáo của giáo viên và cơ quan tài chính cấp trên.
- Ngồi nhiệm vụ đã quy định ở mục 1.1. và mục 1.2. nếu vi phạm các lỗi khác theo chức
năng, nhiệm vụ của cá nhân thì trừ điểm tương ứng theo quy chế thi đua đối với giáo viên.
3. 2. Cán bộ văn phòng, thư viện, thiết bị, nhân viên tin học, y tế học đường
a) Quy định về thời gian làm việc
- Đối với thời gian làm việc mùa hè
+ Sáng: từ 6h55’ giờ đến 11h 20’
+ Chiều: Từ 13h55’ đến 16h 20’
- Đối với thời gian làm việc mùa đông
+ Sáng: từ 7h05’ giờ đến 11h 25’
+ Chiều: Từ 13h55’ đến 16h 20’
b) Về thực hiện giờ giấc, ngày công lao động, trang phục
Thực hiện trừ điểm về ngày công lao động, giờ giấc đến trường làm việc(mục 1.1.), trang phục
căn cứ theo quy định của Hiệu trưởng nhà trường, nếu vi phạm trừ điểm tương ứng các lỗi như
giáo viên.
c)Về công tác chun mơn
- Hồn thành tốt cơng việc của cá nhân phụ trách theo nghiệp vụ chuyên môn hoặc các công việc
khác do lãnh đạo nhà trường và Tổ trưởng tổ Hành chính phân cơng.

- Hồ sơ sổ sách khoa học, cập nhật kịp thời, vào sổ theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao với
từng cá nhân.
- Có tinh thần hợp tác với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường, có thái độ phục vụ nhân dân
và học sinh tận tình, chu đáo, làm tốt cơng tác tiếp dân.
- Thực hiện các nhiệm vụ do Ban giám hiệu phân cơng.
- Nếu có lỗi vi phạm, trừ 5 điểm/ 01lần/01 lỗi vi phạm, căn cứ theo kết quả kiểm tra, theo dõi,
giám sát của Ban Giám hiệu và báo cáo của giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
- Ngoài nhiệm vụ đã quy định ở mục 2.2. và mục 2.3. nếu vi phạm các lỗi khác theo chức năng,
nhiệm vụ của cá nhân thì trừ điểm tương ứng theo quy chế thi đua đối với giáo viên.
IV. Điểm thưởng đối với cán bộ, giáo viên có thành tích cao trong năm học
- Giáo viên có giải hoặc có học sinh giỏi Quốc gia Văn Hóa; Đề tài nghiên cứu khoa học; Sản
phẩm KHKT đạt giải Quốc Gia thì được cộng điểm khi xếp loại năm như sau (ưu tiên khen cao):
+ Giải Nhất: 100 điểm/HS hoặc một đề tài.
+ Giải Nhì: 70 điểm/HS hoặc một đề tài.
+ Giải Ba: 50 điểm/HS hoặc một đề tài.
+ Giải KK: 30 điểm/HS hoặc một đề tài.
- Giáo viên có giải hoặc có HS đạt giải Quốc Gia trong các lĩnh vực: dạy học tích hợp; liên mơn;
an tồn giao thơng,…thì được cộng khi xếp loại năm như sau:

9
SangKienKinhNghiem.net


+ Giải Nhất: 50 điểm/HS hoặc một đề tài.
+ Giải Nhì: 35 điểm/HS hoặc một đề tài.
+ Giải Ba: 25 điểm/HS hoặc một đề tài.
+ Giải KK: 15 điểm/HS hoặc một đề tài.
- GVG cấp tỉnh cộng 40 điểm khi xếp loại năm (ưu tiên khen cao).
- Giáo viên có giải hoặc có HS đạt giải nhất cấp tỉnh; SKKN loại A cấp ngành thì được cộng 20
điểm khi xếp loại năm / 01 học sinh hoặc một sản phẩm (đề tài).

- Giáo viên có giải hoặc có HS đạt giải nhì cấp tỉnh; SKKN loại B cấp ngành thì được cộng 15
điểm khi xếp loại năm / 01 học sinh hoặc một sản phẩm (đề tài).
- Giáo viên có giải hoặc có HS đạt giải ba cấp tỉnh; SKKN loại C cấp ngành thì được cộng 10
điểm khi xếp loại năm / 01 học sinh hoặc một sản phẩm (đề tài).
- Giáo viên có giải hoặc có HS đạt giải KK cấp tỉnh thì được cộng 5 điểm khi xếp loại năm / 01
học sinh hoặc một sản phẩm (đề tài).
- Lớp tiên tiến cả năm: Cộng 10 điểm khi xếp loại năm.
- Lớp khá cả năm: Cộng 5 điểm khi xếp loại cả năm.
- GVG cấp trường cộng 10 điểm khi xếp loại năm.
- Giáo viên đăng kí thi giáo viên giỏi cấp tỉnh thì cộng 8 điểm khi xếp loại năm (khi đậu thì lấy
điểm cộng GVG cấp tỉnh).
- Giáo viên đăng kí thi giáo viên giỏi cấp trường thì cộng 3 điểm khi xếp loại năm (khi đậu thì lấy
điểm cộng GVG cấp trường).
- Cán bộ Đoàn thể nào mà tổ chức Đoàn được khen thưởng thì được cộng số điểm khi xếp loại
năm tương ứng là: Huyện khen cộng 03 điểm (theo tỉ lệ 3:2:1); tỉnh khen cộng 07 điểm (theo tỉ lệ
7:5:3); TW khen cộng 10 điểm (theo tỉ lệ 10:8:6).
V. Quy định xếp loại thi đua CB-GV-NV
5.1. Các mức xếp thi đua
+ Lao động xuất sắc.
+ Lao động tiên tiến.
+ Lao động hoàn thành nhiệm vụ.
+ Lao động chưa hoàn thành nhiệm vụ.
- Xếp loại CBGV: Xuất sắc – Khá – Trung bình – Yếu.
- Các danh hiệu thi đua:
+ Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.
+ Chiến sỹ thi đua cấp Tỉnh, cấp bộ.
+ Chiến sỹ thi đua Tồn quốc.
5.2. Cách tính điểm xếp loại và bình xét danh hiệu thi đua CBGV
a) Cách tính điểm xếp loại
+ ĐXL tháng = 100đ - tổng số điểm trừ tháng+ tổng số điểm thưởng tháng.

+ĐXL HK = điểm trung bình các tháng.
+ ÐXLCN 

ÐXLhk1  ÐXLhk 2
2

+ Điểm thưởng năm.

Ghi chú: các con điểm trung bình làm trịn đến một chữ số thập phân.
b) Cách bình xét danh hiệu thi đua khen cao
- Chỉ bình xét thi đua khen thưởng năm học đối với những cán bộ giáo viên đăng kí thi đua đầu
năm. Trường hợp CBGV có thành tích đặc biệt xuất sắc mà khơng đăng kí thi đua đầu năm thì
được xét đặc cách.
- Những thành tích trong năm học trước mà có kết quả vào năm học sau thì được tính điểm vào
năm sau.
- Khi bình xét thi đua trong một q trình cơng tác thì chỉ cộng điểm ở mức cao nhất (chỉ 01 lần
cộng điểm).
- Giáo viên hoàn thành xuất sắc sẽ được bình xét khen cao (Nếu thiếu chỉ tiêu thì lấy xuống hồn
thành tốt). Khi bình xét thi đua thì ưu tiên người có thành tích (nếu bằng điểm nhau). Trong
trường hợp như nhau thì hội động TĐKT tiến hành bỏ phiếu.
- Nếu đã đạt danh hiệu CSTĐ Cơ sở thì khơng bình xét giấy khen Giám đốc Sở.

11
SangKienKinhNghiem.net


- Nếu chưa đạt danh hiệu CSTĐ Cơ sở thì tiếp tục được bình xét giấy khen Giám đốc Sở.
- Đề nghị khen cao như: Bằng khen UBND tỉnh; CSTĐ Cấp tỉnh; Bằng khen Bộ; Bằng khen thủ
tướng chính phủ…, phải đạt loại Xuất sắc, phải có thành tích và phải đảm bảo theo đúng quy
định của các công văn hướng dẫn của cấp trên (mục C danh hiệu thi đua khen thưởng).

Ghi chú: Trường hợp sinh con thứ 3 thì được xếp hồn thành nhiệm vụ và khơng bình xét thi đua.
5.3. Các mức xếp loại CBGV học kì và cả năm
+ Xếp loại Xuất sắc: từ 100 điểm trở lên.
+ Xếp loại Khá: từ 80 điểm đến dưới 100 điểm.
+ Xếp loại Trung bình: từ 50 điểm đến dưới 80 điểm.
+ Xếp loại Yếu:dưới 50 điểm.
5.4. Các mức xếp loại thi đua của CBGV
+ Xếp loại Xuất sắc: Sẽ được xét đề nghị các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng
cao.
+ Xếp loại Khá trở lên: Đạt danh hiệu Lao động tiên tiến (không học kỳ nào điểm thi đua dưới 50
điểm).
+ Xếp loại Trung bình: Lao động hồn thành nhiệm vụ.
+ Xếp loại Yếu: Lao động khơng hồn thành nhiệm vụ.
...

Kết quả các đợt kiểm tra được cơng bố kịp thời, những sai sót được yêu cầu sửa
chữa và khắc phục ngay sau khi phát hiện.
4.4.2. Kiểm tra đánh giá nề nếp học tập của học sinh chủ yếu do Đoàn thanh
niên đảm nhiệm
- Ban chấp hành Đoàn trường tổ chức các đoàn kiểm tra bao gồm các uỷ viên
Ban chấp hành, các bí thư chi đồn, đội thanh niên xung kích, phân cơng kiểm tra toàn
diện hoặc kiểm tra việc thực hiện nề nếp của các lớp hàng ngày ngay từ khi học sinh
vào trong cổng trường.
- Tổng hợp điểm thi đua hàng tuần để xếp loại thi đua, công bố vào giờ chào cờ
ngày thứ hai hàng tuần để động viên, khích lệ và nhắc nhở kịp thời học sinh các lớp.
- Kết quả thi đua về nề nếp hàng tuần, hàng tháng sẽ được tổng hợp cuối học
kỳ, cuối năm học và là một căn cứ quan trọng để đánh giá thi đua các lớp và giáo viên
chủ nhiệm theo quy chế trừ điểm và thưởng điểm công bằng, khách quan.
4.5. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh phong trào thi đua
“dạy tốt – học tốt” trong nhà trường

4.5.1. Đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên
- Xác định rõ mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học là nhằm phát huy tích
cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh.
- Chỉ đạo từng nhóm chun mơn, tổ chức chun mơn có kế hoạch và u cầu
cụ thể của việc đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở thống nhất về nhận thức, giáo
viên tự đăng ký đề ra mục tiêu, có kế hoạch cụ thể cho cá nhân.
- Cung cấp kịp thời những điều chỉnh, đổi mới về chương trình, nội dung
(giảng dạy theo chuẩn kiến thức và kỹ năng) và phương pháp dạy học của Bộ giáo dục
và đào tạo, của Sở giáo dục và đào tạo tới giáo viên nhà trường
- Tổ chức dạy học rút kinh nghiệm theo chủ đề đổi mới phương pháp giảng dạy
ở các loại hình bài học khác nhau: bài lý thuyết, bài thực hành, bài luyện tập, bài ôn
tập, bài vận dụng kiến thức liên mơn…Sau đó cần phân tích sư phạm kỹ lưỡng, rút ra
các bài học bổ ích, những điều nên tránh và phổ biến trong phạm vi cần thiết.
- Tổ chức kiểm tra, dự giờ các giáo viên có năng lực chun mơn hạn chế, học
sinh phản ánh là khó hiểu, tìm ra ngun nhân, điểm yếu để khắc phục.

12
SangKienKinhNghiem.net


- Làm tốt công tác tư tưởng với những giáo viên cịn ngại khó hoặc tinh thần
trách nhiệm chưa cao, có các biện pháp thích hợp nhằm động viên kích thích và nâng
cao ý thức vươn lên trong chun mơn của họ.
- Tổ chức tốt hoạt động thao giảng nhân dịp các ngày kỷ niệm 20/11; 8/3, 26/3.
Tổ chức tốt các cuộc giáo viên dạy giỏi cấp trường theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ
GD&ĐT và của Sở GD&ĐT. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng
dạy thông qua các việc làm cụ thể như: Tổ chức thường xuyên việc học tập công nghệ
thông tin cho giáo viên, giao định mức cho mỗi giáo viên trẻ trong một năm học phải
thiết kế và giảng dạy được ít nhất 8 giáo án điện tử.


HÌNH ẢNH TIẾT HỌC TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MƠN KHTN

4.5.2. Đổi mới phương pháp học tập của học sinh
Tổ chức hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh. Thường là học sinh rất
lúng túng trong khi xác định phương pháp học tập cho mình. Cần phải chỉ rõ cho học
sinh 2 nội dung quan trọng trong phương pháp học tập.
- Phương pháp học tập trên lớp: Cần phải tập trung cao độ vào việc nghe giáo
viên nêu mục tiêu của bài, kế hoạch tổ chức tiết học, tích cực tham gia vào các hoạt
động tìm hiểu kiến thức, nắm chắc nội dung kiến thức của bài, các yêu cầu về nhà để
tiếp tục củng cố kiến thức.
- Phương pháp học tập ở nhà: Có 2 bước quan trọng:
+ Bước 1: Xem lại bài giảng trên lớp, tìm hiểu rõ nội dung và ghi nhớ nội dung
cơ bản, trọng tâm của bài học.
+ Bước 2: Vận dụng nội dung ấy để trả lời câu hỏi cuối sách giáo khoa, làm các
bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập rồi đến các bài trong sách nâng cao nếu có
khả năng và nhu cầu.
Chỉ đạo tổ chức Hội thảo học tốt, ngoại khóa các môn học, sinh hoạt các câu lạc
bộ môn học, quy mơ từng lớp và tồn trường. Điều quan trọng là sau đó phải tổng kết,
rút ra những phương pháp hay, dễ áp dụng, có hiệu quả để phổ biến, yêu cầu các lớp tổ
chức học tập và vận dụng.
Cần phân tích, giảng giải và ngăn chặn việc quay cóp, khơng trung thực trong
học tập. Đồng thời cần phải chống học lệch, học tủ.
Lắng nghe những đề xuất, kiến nghị của học sinh và giải quyết những kiến nghị
chính đáng.
- Chỉ đạo Đoàn trường tổ chức các hoạt động mang màu sắc của Đoàn nhằm rèn
luyện kỹ năng sống cho học sinh góp phần tác động đến ý thức, trách nhiệm của học
sinh đối với nhà trường, gia đình và xã hội.

13

SangKienKinhNghiem.net


HÌNH ẢNH KHEN THƯỞNG CÁC HỌC SINH THAM GIA NGOẠI KHĨA HỌC - VUI CÙNG
VẬT LÝ

HÌNH ẢNH TỔ CHỨC HỘI THI KHI TƠI 18

HÌNH ẢNH TỔ CHỨC NGOẠI KHĨA TIẾNG ANH

HÌNH ẢNH HỘI THẢO VỀ CƠNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

14
SangKienKinhNghiem.net


4.5.3. Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh
- Giáo viên thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết, 2 tiết theo
đúng quy định để học sinh có ý thức học bài thường xuyên liên tục. Giáo viên cần thấy rõ
“Khơng có kiểm tra nghiêm túc, khách quan, cơng bằng của thầy thì cũng khơng có sự
học tập nghiêm túc của trị từ đó dẫn đến kết quả học tập của học sinh chậm tiến bộ”.
- Các bài kiểm tra đều phải ra nhiều đề, hoặc hướng mở tùy vào từng môn, giáo
viên coi nghiêm túc để chống hiện tượng quay cóp, trao đổi bài từ đó đánh giá chất
lượng học sinh thiếu chính xác.
- Đề ra phải đảm bảo yêu cầu phân loại được học sinh ở các mức độ: nhận biết,
thông hiểu, vận dụng ở mức độ thấp và vận dụng ở mức độ cao. Yêu cầu kiến thức
trọng tâm của các bài kiểm tra phải được thống nhất trong toàn khối ở tổ chun mơn.
- Việc chấm trả bài phải khách quan, chính xác, đúng kỳ hạn. Khi trả bài cho học
sinh phải sửa lỗi cho học sinh để học sinh thấy được những thiếu sót của mình mà rút
kinh nghiệm. Phải kết hợp một cách hợp lý giữa sự kiểm tra đánh giá của thầy và sự tự

đánh giá của trò.
- Tổ chức kiểm tra chất lượng tập trung tồn trường ít nhất 4 lần trong năm
học(kể cả kiểm tra học kỳ), chấm bài có dọc phách(đối với kiểm tra theo hình thức tự
luận) để đánh giá chất lượng một cách khách quan và cơng bằng, giúp cho cán bộ quản
lý có thể đánh giá chính xác chất lượng dạy học của các giáo viên và học sinh các lớp,
khi có điểm phải thống kê theo tỉ lệ các con điểm để phân tích mức độ tiến bộ của học
sinh theo mơn, theo lớp từ đó đưa ra giải pháp dạy học phù hợp.
Mẫu thống kê chất lượng khảo sát theo môn
SỞ GD&ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 2
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT THEO MƠN
Tốn
TT

Lớp

Điểm
TB

Chênh
lệch

Vật lý
Điểm
TB

Hóa

Chênh
lệch


Điểm
TB

Chênh
lệch

Sinh
Điểm
TB

Chênh
lệch

Văn
Điểm
TB

Chênh
lệch

1
2
3
Ghi chú: Điểm TB là điểm trung bình theo mơn tồn trường; chênh lệch là điểm trung bình của lớp
chênh lệch so với điểm TB theo mơn tồn trường
Tĩnh gia, ngày ....tháng....năm.....
Người báo cáo

4.5.4. Việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phải gắn với phong trào thi

đua “Dạy tốt-học tốt” của giáo viên và học sinh để phát huy sức mạnh trong cả tập
thể sư phạm nhà trường và tập thể học sinh.
Nhà trường phát động phong trào thi đua liên tục, rộng khắp có nội dung và
cách tổ chức cụ thể:
- Xác định chủ điểm thi đua hàng tháng, thi đua theo từng đợt, có nội dung thi
đua cụ thể, có đánh giá sơ kết, khen thưởng kịp thời.
- Thông qua thao giảng, tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường để lựa chọn giáo
viên có năng lực chun mơn giỏi giao cho các trọng trách bồi dưỡng học sinh khá
giỏi, tổ trưởng các tổ chun mơn…
- Duy trì tốt phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, thi kiến thức liên môn, thi
KHKT, đưa hoạt động này vào tiêu chuẩn xếp loại giáo viên.
15
SangKienKinhNghiem.net


- Đối với học sinh: Tổ chức thi học sinh giỏi ở các khối lớp trong trường chọn
đội tuyển học sinh giỏi dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh cho các môn học. Đồng thời
khen thưởng kịp thời trong từng thời điểm thi.

HÌNH ẢNH HỌC SINH LÀM SẢN PHẨM DỰ THI KHKT

HÌNH ẢNH HỌC SINH HỌC SINH THAM DỰ BUỔI SEMINAR MƠN VẬT LÝ

4.6. Đổi mới cơng tác quản lý việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh
yếu

- Với cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi, ngồi việc chon đội ngũ giáo viên có
chun mơn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, say mê cơng việc, cịn phải theo
dõi đôn đốc thường xuyên tiến độ bồi dưỡng, cách thức tiến hành của giáo viên để động
viên kịp thời cũng như uốn nắn để giáo viên bồi dưỡng điều chỉnh cách làm của mình

để đạt hiệu quả cao hơn.
- Đẩy mạnh xã hội hố trong cơng tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, như tìm
các nguồn đầu tư để bồi dưỡng thêm cho giáo viên và học sinh về vật chất, tinh thần, tạo
nên sự đồng cảm của phụ huynh với nhà trường, thống nhất với phụ huynh về hình thức tổ
chức học tập cho con em, đồng thời giao trách nhiệm cho phụ huynh trong việc chăm sóc,
động viên để con em mình có sức khoẻ và điều kiện tốt nhất cho việc bồi dưỡng đội tuyển.
- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức họp mặt với các em học sinh
được chọn vào các đội dự tuyển, trao đổi, tâm tình, để học sinh thấy được trọng trách vinh
quang, trách nhiệm to lớn của mình, để nỗ lực hết sức trong việc học tập.

16
SangKienKinhNghiem.net


- Tổ chức hàng năm kỳ thi học sinh giỏi cấp trường ở các bộ môn ở cả ba khối,
thông qua đó tích cực tuyển chọn học sinh giỏi cho đội tuyển dự thi cấp tỉnh.
- Với công tác phụ đạo học sinh yếu, nhà trường thường xuyên phân loại học
sinh yếu kém thông qua các đợt thi; tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch phù đạo học
sinh yếu, giáo viên bộ môn thực hiện kế hoạch phù đạo hợp lý.
4.7. Bồi dưỡng năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên
4.7.1. Chỉ đạo việc bồi dưỡng thường xuyên
Tạo điều kiện về thời gian và kinh phí, động viên các giáo viên tham gia học bồi
dưỡng thường xuyên định kỳ đầy đủ, khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên học
tập nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ,…phục vụ công tác nghiên cứu, soạn bài và
giảng dạy.
4.7.2. Nâng cao trình độ, năng lực chun mơn
- Thơng qua các giờ dạy rút kinh nghiệm theo chuyên đề, các giờ thao giảng, thi
giáo viên giỏi cần phân tích sư phạm thấu đáo, từ đó có tác dụng nâng cao trình độ
nghiệp vụ chung cho tồn tổ.
- Tổ chun mơn phân cơng giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm hướng dẫn giúp đỡ

các giáo viên mới, năng lực còn hạn chế.
- Tổ chức chuyên môn cần dự giờ, kiểm tra các mặt của từng thành viên, xác
định rõ từng mặt còn yếu cụ thể của từng người, định ra cách thức và yêu cầu khắc
phục sửa chữa.
- Tổ chuyên môn cần phân công cho từng giáo viên những chuyên đề nhỏ (ví dụ:
Nội dung, câu hỏi, bài tập ôn tập của từng chương hoặc đề kiểm tra của chương thế nào
cho hợp lý…) sau đó đưa ra thảo luận, thống nhất ở tổ.
4.7.3. Chỉ đạo việc tự bồi dưỡng của giáo viên
- Mỗi giáo viên phải thường xuyên dự giờ của đồng nghiệp: 1 tiết/tuần, đối với
những giáo viên trẻ mới ra trường dự 2 tiết/tuần, có nhận xét đánh giá đầy đủ.
- Phải có kế hoạch, nội dung tự nghiên cứu để nâng cao trình độ của mình về các
lĩnh vực chuyên môn và giáo dục
- Tạo điều kiện cho giáo viên đi học để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ,
khuyến khích giáo viên học cao học.
4.7.4. Chỉ đạo việc nâng cao trình độ của giáo viên để dạy bồi dưỡng học sinh giỏi
- Giao nhiệm vụ, khuyến khích, động viên các giáo viên giỏi tìm kiếm tài liệu,
trao đổi kinh nghiệm, tự học tập nâng cao trình độ, vươn tới trình độ bồi dưỡng học
sinh giỏi chất lượng cao.
- Phân công bồi dưỡng từng phần, từng chuyên đề cho các giáo viên trẻ có năng
lực, động viên họ tiến tới đảm nhiệm chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi tồn khối.
- Có chế độ động viên khen thưởng thoả đáng với các giáo viên có nhiều cố gắng
và có học sinh đoạt giải học sinh giỏi tỉnh về văn hóa, TDTT.
- Tăng thời lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. Thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi
bằng 2 hình thức: Bồi dưỡng tập trung và bồi dưỡng thường xuyên bằng cách hướng
dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu tài liệu và học nhóm.
4.8. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ , huy động các nguồn lực phục vụ cho công tác
dạy và học
4.8.1 Phương pháp kinh tế:
Là sự tác động một cách gián tiếp tới đối tượng quản lý bằng cơ chế kích thích
lao động thơng qua lợi ích vật chất để họ tích cực tham gia cơng việc chung và thực

hiện tốt nhiệm vụ được giao trong trường học như:

17
SangKienKinhNghiem.net


- Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, định mức cho từng loại lao động trong nhà
trường.
- Các thành tích khác được thưởng theo quy định chung của sở giáo dục đào tạo
Thanh hố
- Các tổ chun mơn phối hợp với Cơng đồn, Đồn thanh niên theo dõi q
trình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên cuối mỗi đợt (tháng, kỳ, năm) tổ chức bình bầu,
đánh giá phân loại, khen thưởng, phê bình theo chế độ quy định.
- Đảm bảo tính cơng khai, cơng bằng, dân chủ trong việc đánh giá phân loại lao
động trong giáo viên, xếp loại học tập của học sinh.
4.8.2 Sử dụng một số biện pháp tâm lý xã hội khác
- Nhiệm vụ của phương pháp này là động viên tinh thần, chủ động, tích cực, tự
giác của mọi người đồng thời tạo bầu khơng khí cởi mở, tin cậy lẫn nhau, giúp đỡ nhau
hoàn thành nhiệm vụ.
- Trong nhà trường đã xây dựng được bầu khơng khí lao động tập thể, đồn kết
nhất trí, cá nhân gắn bó với tập thể lao động của mình. Trong quá trình quản lý, người
lãnh đạo cần:
+ Tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cán bộ giáo viên, công nhân viên
+ Lắng nghe ý kiến của họ, tin tưởng vào khả năng của họ, giao việc cụ thể cho
họ.
+ Lựa chọn và bồi dưỡng cán bộ cốt cán có năng lực và có uy tín.
+ Động viên, khen thưởng kịp thời, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho
cán bộ giáo viên. Tổ chức trao phần thưởng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, học
sinh mồ côi, học sinh tàn tật, học sinh khá giỏi…
4.8.3. Tăng cường các nguồn lực cho công tác dạy và học

a. Tăng cường về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất và thiết bị của nhà trường là một
trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học. Do vậy phải có
những biện pháp cụ thể để phát triển tốt cơ sở vật chất của nhà trường:
- Tăng cường việc lập các dự án để xây dựng các hạng mục cơ sở vật chất cần
thiết như nâng cấp sân chơi, bãi tập, nhà học chức năng, phịng thí nghiệm, phịng học
bộ mơn.
- Hàng năm vào đầu và cuối các năm học nhà trường đều tổ chức kiểm kê hệ
thống thiết bị thí nghiệm, để có kế hoạch sửa chữa kịp thời các hỏng hóc cũng như mua
sắm bổ sung các thiết bị, dụng cụ, hoá chất, tài liệu cần thiết cho công tác giảng dạy và
học tập trong năm học.
- Tận dụng sự ủng hộ của địa phương, của Ban đại diện hội cha mẹ học sinh để
tăng nguồn tài chính cho nhà trường và lập quỹ khuyến học.
- Duy trì việc sử dụng thường xuyên và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
b. Huy động sự ủng hộ về vật chất, trí tuệ, chất xám từ các thế hệ học sinh cũ của
nhà trường, các giáo viên giỏi, đặc biệt thu hút các giáo viên giỏi về trường.
c. Huy động mọi nguồn tài chính:
- Cơng khai hố các khoản thu chi trong nhà trường
- Sử dụng nguồn tài chính có hiệu quả
- Chú trọng đẩy mạnh cơng tác xã hội hố giáo dục, củng cố xây dựng mối quan
hệ với ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, các cơ quan, các tổ chức kinh tế, xã hội
đóng trên điạ bàn của huyện cũng như trên toàn quốc.

18
SangKienKinhNghiem.net


5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động dạy và học trong
nhà trường
5.1. Kết quả công tác của đội ngũ giáo viên
- Giáo viên đã tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn và các hoạt động

khác của nhà trường, họ đã nhận thức được vai trò và sự cần thiết của việc bồi
dưỡng giáo viên nhằm nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, góp phần nâng
cao chất lượng dạy học.
- Khơng khí các buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường thể hiện được
tính dân chủ, cởi mở, các thành viên chủ động, tích cực thảo luận cho các chun
đề về chun mơn của tổ, phát huy vai trò của từng thành viên trong tổ, nhóm
chun mơn.
- Giáo viên đã xác định đúng mục tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng của các bài
dạy; phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học, từng bước sử dụng các kỹ thuật
dạy học tích cực, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, giúp học sinh chiếm
lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng một cách chủ động. Các tiết dạy thể hiện được rõ
việc phân hóa đối tượng học sinh.
- Đội ngũ CBGV ln có ý thức tự học tự bồi dưỡng để khơng ngừng nâng
cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, tích cực trong công tác đúc rút SKKN và
nghiên cứu khoa học và đã có nhiều SKKN được xếp loại cấp ngành, nhiều giáo
viên có giải cấp tỉnh, cấp Quốc gia thi dạy học theo chủ đề tích hợp cụ thể:
+ Năm học 2015-2016: Nhà trường có 13 SKKN( 03 loại B, 10 loại C) được
xếp loại cấp Ngành.
+ Năm học 2016-2017: Nhà trường có 13 SKKN( 03 loại B, 10 loại C) được
xếp loại cấp Ngành; 04giải thi dạy học theo chủ đề tích hợp cấp tỉnh(01 nhất, 02
nhì, 01 ba), 02 giải thi dạy học theo chủ đề tích hợp cấp Quốc gia(01 nhì, 01 ba).
+ Năm học 2017-2018: Nhà trường có 02 giải thi dạy học theo chủ đề tích
hợp cấp tỉnh(01 nhì, 01 ba), 02 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh.
5.2. Chất lượng học tập của học sinh
Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường với sự đổi mới công tác bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục của nhà
trường đã được nâng lên, cụ thể:
- Về chất lượng giáo dục trong 3 năm gần đây:
Kết quả xếp loại về văn hóa:
Giỏi

Khá
TB
Yếu
Kém
Năm học
TL
TL
TL
SL
SL TL% SL TL% SL
SL
%
%
%
2015-2016
102 7,96 828 64,64 323 25,21 27 2,11
1
0,08
2016-2017
93
7.24 705 54.91 465 36.21 21 1.63
0
0
2017-2018
102 7,61 732 54,63 479 35,75 27 2,01
0
0

19
SangKienKinhNghiem.net



Kết quả xếp loại về hạnh kiểm:
Năm học
2015-2016
2016-2017
2017-2018

Tốt
SL
TL%
1020 79,63
984 76.63
1036 77,31

Khá
SL
TL%
194 15,14
238 18.53
230 17,16

SL
44
53
72

TB
TL%
3,43

4.12
5,37

Yếu
SL
TL%
23
1,80
9
0.7
2
0,15

+ Năm học 2015 - 2016 có 03 đề tài của học sinh đạt giải cấp tỉnh trong cuộc
thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn(02 giải nhì,
01 giải ba); có 02 học sinh đạt giải khuyến khích cuộc thi ATGT cho nụ cười ngày
mai; 01 giải khuyến khích cấp tỉnh thi KHKT; 30 học sinh giỏi văn hóa cấp
tỉnh(xếp thứ 24 trong tỉnh); 09 Học sinh giỏi MTBT cấp tỉnh; 6 học sinh giỏi
QPAN cấp tỉnh; tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp là 100% (có 03 học sinh đạt từ 27,0
điểm trở lên và 02 học sinh đạt 28,0 điểm trở lên trong kỳ thi THPT quốc gia)
+ Năm học 2016 - 2017 có 03 đề tài của học sinh đạt giải cấp tỉnh trong cuộc
thi vận dụng kiến thức liên mơn( 01 giải nhì, 02 giải ba); có 02 học sinh đạt giải
khuyến khích cấp Quốc gia cuộc thi ATGT cho nụ cười ngày mai; 01 giải khuyến
khích cấp tỉnh thi KHKT; 27 học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh; 8 Học sinh giỏi
MTBT cấp tỉnh; 6 học sinh giỏi QPAN cấp tỉnh; tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp là
99,25% ( trong đó có 8 học sinh đạt từ 27,0 điểm trở lên và 03 học sinh đạt 28,0 điểm
trở lên trong kỳ thi THPT quốc gia)
+ Năm học 2017 - 2018 có 03 đề tài của học sinh đạt giải cấp tỉnh trong cuộc
thi vận dụng kiến thức liên mơn; có 02 học sinh đạt giải khuyến khích cấp Quốc
gia cuộc thi ATGT cho nụ cười ngày mai; 23 học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh; 7 học

sinh giỏi TDTT- QPAN cấp tỉnh
Chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng được nâng lên về nhiều
mặt, tạo được lòng tin của phụ huynh, học sinh và nhân dân trong huyện thuộc
vùng tuyển sinh của nhà trường, điều đó thể hiện cơng tác chỉ đạo bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên của nhà trường là hoàn toàn đúng
đắn và hiệu quả.
C. KẾT KUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

20
SangKienKinhNghiem.net


Nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề hết sức cần thiết và mang tính
cấp bách trong các trường trung học phổ thông. Đối với mỗi trường cần phải có
những giải pháp sáng tạo, linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của
đơn vị nhằm hạn chế và khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý dạy học
của nhà trường. Để nâng cao chất lượng dạy học cần phải thực hiện đồng bộ nhiều
biện pháp, trong đó vấn đề quản lý con người được coi là biện pháp quan trọng
nhất, quyết định tới sự phát triển của nhà trường trong công tác dạy và học.
Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn tôi đã mạnh dạn đưa ra 8 giải
pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Tĩnh
Gia 2 trong giai đoạn nay là:
- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và cán bộ cơng nhân viên
trong nhà trường về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học.
- Kiện tồn bộ máy chun mơn trong nhà trường, tổ chức lao động một
cách khoa học của người cán bộ quản lí, tăng cường xây dựng, củng cố và thực
hiện tốt nền nếp dạy học.
- Chỉ đạo việc thực hiện quy chế chun mơn, xây dựng và hồn thiện các
nội quy của nhà trường, thực hiện một cách có nề nếp và đồng đều ở các bộ phận.

- Chỉ đạo đổi mới phương pháp học, đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt Học tốt” trong nhà trường.
- Chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá việc thực hiện nề nếp giáo viên, nhân viên và
học sinh
- Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
- Đổi mới cơng tác quản lí việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh
yếu
- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ, tăng cường các nguồn lực phục vụ cho
việc dạy và học.
Với những nội dung đã trình bày trong đề tài cho thấy đề tài đã được thực
hiện phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đã đặt ra. Mặc dù đề tài đã được nghiên cứu
khá tỉ mỉ, chi tiết và phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường trong giai đoạn
hiện nay, nhưng chắc chắn cịn có những giải pháp hay khác mà đề tài chưa đề cập
tới được, đó chính là hướng nghiên cứu tiếp tục của đề tài trong thực tiễn quản lí
chỉ đạo công tác dạy học của nhà trường trong thời gian tới. Tơi rất mong nhận
được sự tham gia góp ý kiến của đồng nghiệp để đề tài tốt hơn.
2. Kiến nghị
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá nên:
- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lí thường xuyên được tham gia học tập để
nâng cao trình độ lí luận, chun mơn, nghiệp vụ quản lí; thăm quan, học tập kinh
nghiệm các trường THPT có chất lượng và biện pháp quản lý hay ngoài tỉnh;
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các trường trung
học phổ thơng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa;
- Có chế độ đãi ngộ, khuyến khích, thu hút nhân tài cho ngành;
- Thường xuyên tổ chức các hội nghị chuyên đề, hội thảo, trao đổi học tập
kinh nghiệm giáo dục giữa các trường trung học phổ thông.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 19 tháng 5 năm 2018
21


SangKienKinhNghiem.net



×