Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Ảnh hưởng của văn học nước ngoài trong văn học việt nam văn học so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.39 KB, 13 trang )

Học phần: Ảnh hưởng của văn học nước ngoài trong văn học Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU
Lịch sử văn hóa Việt Nam đã trải qua 3 lần tiếp biến. Lần thứ nhất là thời
kỳ tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc... trong thời cổ, trung đại để làm giàu
thêm văn hóa bản địa. Những yếu tố văn hóa nước ngồi thời kỳ này có ảnh
hưởng khá sâu sắc, tồn diện theo 2 con đường: cưỡng bức và hịa bình. Dù theo
con đường nào, chúng ta vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu những
tinh hoa văn hóa ngoại nhập làm giàu có và phong phú thêm văn hóa dân tộc.
Lần thứ hai là từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945, chủ yếu là ảnh hưởng của
văn hóa phương Tây. Đây là cuộc “ép duyên” văn hóa Đơng - Tây, song cũng là
một tất yếu lịch sử của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa. Sau khi cơ bản
bình định xong các phong trào yêu nước, chính quyền thực dân Pháp ồ ạt du
nhập văn hóa chính quốc vào thuộc địa với những ý đồ có lợi cho chủ nghĩa thực
dân. Sự du nhập này, lập tức bị nền văn hóa bản địa phản kháng mạnh mẽ như
một lẽ tự nhiên. Song, cũng có khơng ít tinh hoa của văn hóa phương Tây đã
được chúng ta tiếp thu. Lần thứ ba là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Luồng văn hóa từ phương Tây vào Việt Nam góp phần làm thay đổi diện mạo
văn hóa nước nhà. Những năm gần đây, văn hóa nước ngồi đã và đang xâm
nhập một cách ồ ạt vào Việt Nam. Trong đó, phải kể đến văn học nước ngoài, đã
ảnh hưởng đến văn học Việt Nam một cách rõ nét. Bài tiểu luận này, chúng tơi
xin được đề cập đến tình hình nghiên cứu “Văn học so sánh” tại Việt Nam
PHẦN NỘI DUNG
Để tìm hiểu tình hình nghiên cứu “Văn học so sánh” tại Việt Nam, chúng
tơi đi tìm hiểu các vấn đề lớn như sau:
1. Những tiền đề lịch sử:
Chúng ta đều biết rằng nền văn học cổ của nước ta đã trải qua một thời
gian dài nằm trong mối quan hệ gần gũi với văn học Trung Quốc. Đến cuối thế
kỉ XIX, nó bắt đầu tiếp xúc với văn học Tây Âu, đặc biệt là với văn học Pháp.
Sau đó đến đầu thế kỉ XX bắt đầu có sự ảnh hưởng của văn học vô sản cách
mạng, rồi sau cách mạng tháng Tám nó có quan hệ với văn học xã hội chủ nghĩa,


chủ yếu là văn học Xô viết, giai đoạn hiện tại, văn học nước ta nằm trong mối
quan hệ đa phương với văn học thế giới.
Đó là một thực tế xã hội tạo tiền đề cơ sở cho văn học so sánh. Xuất phát
từ điều kiện lịch sử xã hội, cụ thể là do tinh thần độc lập dân tộc, giới học giả
Việt Nam cũng như các vua chúa thời phong kiến đã ý thức rằng chúng ta có thể
khẳng định chỗ đứng của mình trong quan hệ khu vực, thế giới thơng qua
phương thức so sánh mình với người khác. Chẳng hạn, thế kỉ XVIII, Lê Quý
1


Học phần: Ảnh hưởng của văn học nước ngoài trong văn học Việt Nam

Đôn viết: “Nước Việt Nam ta mở mang nền văn minh, vốn không kém Trung
Hoa... triều Lê dựng nước, Đức Cao Hồng (Lê Lợi) khi cịn bận đánh dẹp, đã
làm ba bài thơ, khí phách hùng mạnh nhất thời, ngang với Bái Tông thuở trước.
Đến vua Lê Thánh Tơng nối nghiệp tổ, rất thích thơ văn, làm ra có tới nghìn bài,
tỏ ra có khí tượng đế vương, không kém vẻ hay của bài ca Phần thủy.
Từ thời Trung Hưng tới nay, các đấng tiên đế mỗi lúc đề vịnh cảnh vật,
ban yến cho các quan, đều làm thơ, giọng điệu hùng hồn, văn thanh nhã, chẳng
khác gì thơ Thưởng hoa của vua Tống, thơ Hạnh Trạch của vua Đường trước đó.
Phan Huy Ích trong bài Tựa cho bộ sách Ngơ gia văn phái đã có sánh họ
Ngơ với dịng họ Tơ Đơng Pha đời Tống bên Trung Quốc. Phạm Đình Hổ, Phạm
Đình Tối, Nguyễn Trường Tộ đều khẳng định văn hiến và thơ ca của ta “khơng
kém”, “khơng nhường”, “khơng khác gì” thơ ca và văn hiến Trung Quốc.
Như vậy là trước đó đã có văn học so sánh, nhưng để gọi theo đúng tên
của nó là Văn học so sánh thì phải đến giai đoạn hiện đại của lịch sử nghiên cứu
văn học. Và văn học so sánh ở Việt Nam đã đi theo hai chặng đường: chặng
đường văn học so sánh ứng dụng và chặng đường phát triển lý luận của văn học
so sánh.
2. Các chặng đường phát triển của văn học so sánh ở Việt Nam

2.1 Chặng đường phát triển văn học so sánh ứng dụng ở Việt Nam
Đầu thế kỉ XX, vị trí chữ quốc ngữ được khẳng định, việc nghiên cứu văn
học và sáng tác văn chương nở rộ, cái ý thức so sánh đã có từ lâu và bây giờ lại
có cơ hội khởi sắc. Thời kỳ này, ý thức so sánh đã chuyển từ so sánh Việt – Hoa
sang so sánh giữa phương Đơng và phương Tây nói chung, giữa Việt Nam và
phương Tây nói riêng. Đã có sự xuất hiện những bài viết so sánh những tác
phẩm cụ thể của văn học Việt Nam và những tác phẩm văn học Pháp... Năm
1941, Dương Quảng Hàm với Việt Nam Văn Học Sử Yếu cũng mới chỉ ra hai
nguồn ảnh hưởng “Tàu và Pháp” đối với văn học Việt Nam chứ chưa tiến hành
so sánh văn học theo đúng nghĩa của từ này. Chỉ đến khi xuất hiện hai cuốn “Thi
nhân Việt Nam” của Hoài Thanh và cuốn “Nhà văn hiện đại” của Vũ Ngọc Phan
thì văn học so sánh ứng dụng của Việt Nam mới thực sự cắm mốc.
Trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh đã tiến hành so sánh một
các có hệ thống phong trào “thơ mới” với thơ ca phương Tây. Ông đã cho thấy
sự ảnh hưởng của thơ Pháp đối với thơ mới là một nguồn ảnh hưởng quan trọng
bên cạnh nguồn ảnh hưởng của truyền thống thơ ca dân tộc và nguồn ảnh hưởng
của thơ Đường Trung Quốc. Tuy nhiên, khi chứng minh sự ảnh hưởng của thơ
2


Học phần: Ảnh hưởng của văn học nước ngoài trong văn học Việt Nam

Pháp, ông vẫn khẳng định bản sắc dân tộc của thơ mới Việt Nam, tức là vẫn lưu
ý đến tính chủ động sáng tạo của nhân tố tiếp nhận.
Trong cuốn “Nhà văn hiện đại”, Vũ Ngọc Phan đã áp dụng phương pháp
so sánh một cách thực chứng chứ chưa có hệ thống bao quát và sâu sắc. Khi
nghiên cứu các nhà văn Việt Nam hiện đại và đương thời, ơng đã áp dụng
phương pháp phân tích so sánh và chỉ ra cặn kẽ những ảnh hưởng trực tiếp của
Phương Tây đối với các nhà văn Việt Nam, những giống nhau đơn thuần giữa
họ, đồng thời ông cũng so sánh một số nhà văn Việt Nam với nhà văn nước

ngoài để chứng minh cho một vài luận điểm về những vấn đề của lý luận văn
học.
Có thể nói, Vũ Ngọc Phan mới chỉ sử dụng phương pháp so sánh ở những
trường hợp rất hiển nhiên và với cách làm thực chứng chưa bao quát toàn bộ vấn
đề một cách hệ thống. Mặc dù vậy, công việc so sánh của ông đã đề cập đến cả
ba đối tượng mà phải mấy chục năm sau các nhà so sánh lý luận phương Tây
mới tổng kết. Đó là những lĩnh vực: Quan hệ quốc tế trực tiếp; Quan hệ tương
đồng; Khác biệt độc lập
Ngồi cơng lao về mặt ứng dụng, có lẽ Vũ Ngọc Phan là người đầu tiên có
ý thức về mặt lý luận của văn học so sánh. Vì vậy cơng trình “Nhà văn hiện đại”
của ơng đã có mơt đóng góp khơng nhỏ cho q trình phát triển của văn học so
sánh ở nước ta.
Cũng trong năm 1943, Nguyễn Đổng Chi cho xuất bản cuốn Việt Nam cổ
văn học sử trong đó ơng đã sử dụng phương pháp so sánh cổ truyền. Năm 1949,
Đặng Thai Mai viết công trình chuyên luận Chủ nghĩa nhân văn dưới thời kì văn
hóa Phục Hưng. Sau hịa bình lập lại, Nguyễn Đổng Chi tiếp tục sử dụng phương
pháp so sánh trong bộ sách nổi tiếng của mình Kho tàng truyện cổ tích Việt
Nam. Ngồi ra cịn một số cuốn sách đã ít nhiều áp dụng phương pháp so sánh
văn học như: Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện cổ tích
Tấm Cám của Đinh Gia Khánh, H, Nxb văn học 1 968; Thơ ca Việt Nam của
Bùi Văn Nguyên – Hà Minh Đức (Hà Nội, Nxb KHXH, 1968); Chủ nghĩa hiện
thực phê phán trong văn học phương Tây của Đỗ Đức Dục (H, Nxb KHXH,
1981... Ngoài ra còn một khối lượng lớn bài nghiên cứu đăng tạp chí và tuần báo
đề cập đến việc so sánh các hiện tượng văn học của thế giới.
Có thể nói, mặc dù cơng trình so sánh ứng dụng của nước ta chưa nhiều so
với thế giới, nhưng đó cũng là bước khẳng định quan trọng ban đầu đáng khích
lệ trong lĩnh vực này. Tuy nhiên cịn có nhiều cơng trình có những thao tác ngẫu
nhiên, thiếu cơ sở khoa học bởi chúng ta thiếu lý luận về văn học so sánh ở nước
3



Học phần: Ảnh hưởng của văn học nước ngoài trong văn học Việt Nam

ta. Chính vì thế mà việc phát triển lý luận văn học so sánh là một việc làm cấp
bách.
2.2 Chặng đường phát triển lý luận của văn học so sánh ở Việt Nam
Quá trình khẳng định văn học so sánh ở nước ta đã trải qua một chặng
đường phát triển khá lâu dài. Bắt đầu từ năm 1971, khái niệm văn học so sánh
được tìm hiểu ở nước ta. Tháng 06 – 1971, tổ văn học nước ngoài thuộc khoa
văn của trường ĐHSP Hà Nội I đã tổ chức một hội nghị khoa học chuyên đề về
vấn đề quan hệ giữa các nền văn học. Năm 1974, xuất hiện cuốn Thuật ngữ
nghiên cứu văn học do Trường Đại học Sư phạm Vinh xuất bản (Lê Bá Hán chủ
biên)
Năm 1979, Tạp chí văn học đã đăng bài viết của chuyên gia văn học so
sánh Hunggari Sz. Laszlo : Văn học so sánh ở Hunggari (1945 – 1978). Đây là
cái mốt đánh dấu sự chú ý của giới nghiên cứu nước ta đến khía cạnh lý luận
chung của văn học so sánh, nó mở đầu cho một loạt bài nghiên cứu về lý luận
văn học so sánh như: Nguyễn Văn Dân – Góp phần tìm hiểu văn học so sánh
(Tạp chí văn học, số 5 – 1979); Lê Đình Cúc: Mấy vấn đề văn học so sánh và so
sánh văn học (Tạp chí văn học, số 6 – 1979); Trương Đăng Dung: Vài thu hoạch
lý luận về nghiên cứu văn học so sánh (tạp chí văn học số 1 – 1980) ...
Nhìn chung các tác giả đều cơng nhận văn học so sánh là một bộ môn
khoa học, đều khẳng định vị trí và tầm quan trọng của bộ mơn văn học so sánh.
Tuy nhiên tình hình nghiên cứu văn học so sánh ở Việt Nam thực sự khởi sắc thì
phải nói là bắt đầu từ sau đổi mới tình hình nghiên cứu văn học so sánh ở Việt
Nam có sự chuyển biến rõ rệt, ngày càng thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà
nghiên cứu. Mặc dù chưa nhiều nhưng số cơng trình nghiên cứu ngày một sâu
rộng, có hệ thống hơn đã ra mắt độc giả: Trần Thanh Đạm có Dẫn luận văn học
so sánh (1995); Nguyễn Văn Dân có Những vấn đề lý luận của văn học so
sánh (1995), Lý luận văn học so sánh (1998), và Nghiên cứu văn học lý luận và

ứng dụng (1999); Viện Văn học ra sách Văn học so sánh - Lý luận và ứng
dụng (Lưu Văn Bổng chủ biên, 2001); Phương Lựu trong Tìm hiểu lý luận văn
học phương Tây hiện đại(1995) và Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ
XX (2001) có chương Văn học so sánh, năm 2002 Phương Lựu cho ra mắt Từ
văn học so sánh đến thi học so sánh; Khoa Ngữ văn và Báo chí trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
ra tập sách Văn học so sánh - nghiên cứu và dịch thuật (2003). Chuyên
luận Những bình diện chủ yếu của văn học so sánh (2004) của Lưu Văn Bổng;
Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức Hội nghị Văn học so
sánh (6/2004) và tiếp đó ra tập sách Văn học so sánh nghiên cứu và triển
vọng (2005) do Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh tuyển chọn. Ngồi
4


Học phần: Ảnh hưởng của văn học nước ngoài trong văn học Việt Nam

ra cịn phải kể đến ngót hai chục bài nghiên cứu của các tác giả Trương Đăng
Dung, Nguyễn Văn Dân, Hồng Trinh, Lưu Liên, Phương Lựu... cơng bố rải rác
trên Tạp chí văn họctrong thời gian từ 1979 đến 1997. Gần đây là việc xuất
bản Giáo trình Văn học so sánh của Hồ Á Mẫn do Lê Huy Tiêu dịch (Nxb. Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội, 2011). Tất cả đã góp phần phổ biến và cung cấp kiến
thức xung quanh nội hàm thuật ngữ văn học so sánh, lịch sử và quan niệm lý
luận của các trường phái lớn thuộc chuyên ngành nghiên cứu này trên thế giới,
từ đó bước đầu thúc đẩy hướng nghiên cứu văn học so sánh ở Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu lý luận thời đổi mới đã tiếp cận văn học so sánh trên
tinh thần vừa tìm tịi, khám phá những tri thức mới tiếp nhận để bổ sung, xây
dựng lý thuyết, vừa kết hợp ứng dụng lý thuyết để lý giải những vấn đề văn học
của các dân tộc trên thế giới từ Đông sang Tây, từ cổ điển đến hiện đại.
Hướng đến bổ sung xây dựng làm mới hệ thống lý thuyết, trước hết các nhà
nghiên cứu đều khẳng định vai trị quan trọng của bộ mơn văn học so sánh trong

nghiên cứu văn học ở Việt Nam: “Văn học so sánh là ngành nghiên cứu ra đời
nhằm khám phá mối liên hệ văn học giữa các quốc gia hay liên quốc gia, bổ
sung quan trọng cho hướng nghiên cứu văn học dân tộc biệt lập từ trước đến nay.
Thiếu văn học so sánh chúng ta sẽ chỉ khép cửa đề cao một chiều văn học dân
tộc, thiếu hẳn ý thức về vị thế, thân phận, tư cách của văn học dân tộc mình
trong cộng đồng văn học nhân loại. Thiếu văn học so sánh chúng ta sẽ thiếu con
mắt quốc tế để nhìn nhận mỗi thành tựu và yếu kém của chúng ta. Thiếu văn học
so sánh chúng ta mất khả năng đánh giá những tiềm năng sáng tạo tự chủ của
văn học dân tộc trước các ngọn triều Âu Á không ngừng xô đến các tộc người
trên mảnh đất chữ S”.
Nhận thức trên phù hợp với tinh thần chung của nhiều nước trên thế giới
trong thời đại toàn cầu hóa, thời đại nhấn mạnh đến giao lưu, hợp tác và hội
nhập để phát triển. Như vậy nếu trước đây văn học so sánh chỉ được coi là “một
trường phái nghiên cứu văn học theo quan điểm tư sản (…) một trong những
phương pháp nghiên cứu hỗ trợ của văn học sử” thì việc lý luận đổi mới xác
định lại vị trí, vai trị của văn học so sánh là một bước tiến đáng kể của tư duy lý
luận trong việc nhìn ra lợi ích và những đóng góp của văn học so sánh đối với
nghiên cứu văn học nói riêng và văn hóa nói chung.
Từ việc xác định rõ tầm quan trọng của một chuyên ngành nghiên cứu
mới mẻ ở Việt Nam, ý thức rõ việc cấp bách phải phát triển lý luận văn học so
sánh, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực tập trung làm sáng tỏ hơn một số vấn đề cơ
bản của lý luận văn học so sánh. Đó là các vấn đề: lịch sử hình thành bộ mơn
văn học so sánh thế giới, thuật ngữ và định nghĩa, đặc trưng của văn học so sánh,
mục đích và đối tượng nghiên cứu, phương pháp luận và các phương pháp của
văn học so sánh. Bên cạnh đó, lý luận cịn hướng đến tìm hiểu các phương diện
cụ thể về chủ đề, mơ típ, huyền thoại đến thể loại, hình thức nghệ thuật, phong
5


Học phần: Ảnh hưởng của văn học nước ngoài trong văn học Việt Nam


cách trong nghiên cứu so sánh, trào lưu, ảnh hưởng- đối thoại- tiếp nhận, văn
học so sánh và nghiên cứu dịch thuật... Từ đó khẳng định: Văn học so sánh là
một bộ môn của khoa nghiên cứu văn học và cung cấp những nhận định, khái
niệm chung có tính “cơng cụ” giúp cho người nghiên cứu so sánh hiểu rõ hơn,
phân định rạch ròi các khái niệm, tránh nhầm lẫn khi thao tác ứng dụng.
Đáng lưu ý là xuất phát từ việc lĩnh hội tri thức lý luận văn học nước
ngoài, các nhà nghiên cứu Việt Nam thời đổi mới đã nghiên cứu một cách hệ
thống, toàn diện, bổ sung, đào sâu nhận thức xung quanh lịch sử ra đời, quá trình
phát triển, đặc trưng của văn học so sánh. Trên cơ sở đó hướng đến quan niệm
đúng hơn về khái niệm văn học so sánh.
Bàn về hướng và các phương pháp nghiên cứu của văn học so sánh, lý
luận đổi mới quan tâm đến hướng nghiên cứu ảnh hưởng và tiếp nhận: “Với lý
thuyết tiếp nhận và tiếp biến văn hoá, tiếp nhận đã thành một bình diện lớn của
văn học so sánh. Ngày trước, lý luận văn học so sánh chỉ quan tâm con đường
ảnh hưởng từ A đến B (người phát và người nhận). Ngày nay văn học so sánh
còn tập trung nghiên cứu sự tiếp nhận của B đối với A. Tầm đón nhận của văn
học mỗi dân tộc sẽ quy định sự tiếp nhận đó”
Như vậy lý luận đổi mới quan niệm chính sự chủ động tiếp nhận (chứ
khơng phải sự bắt chước giản đơn) là con đường tự làm giàu, tự phát triển của
văn học dân tộc. Nhận thức này khắc phục hạn chế của quan niệm trước đây cho
rằng nghiên cứu “văn học so sánh chỉ có lợi cho những nước có truyền thống
văn học hùng hậu, cịn đối với nền văn học nhỏ yếu đi sau, càng so sánh càng lộ
ra sự yếu kém, sợ làm mất niềm tin”. Các nhà nghiên cứu thừa nhận trong thực
tế để phát triển và tiến bộ, lịch sử văn học các dân tộc trên thế giới luôn song
hành cùng tiếp nhận. Nếu chỉ nhìn thấy mối quan hệ văn học từ phía ảnh hưởng
thì chỉ thấy kết quả ảnh hưởng là những hiện tượng văn học đồng nhất, nhưng
nếu nhìn từ phía chủ thể tiếp nhận thì mới thấy kết quả tiếp nhận là những hiện
tượng đa nguyên đa dạng.
Bắt kịp bước đi của thời đại, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng lưu ý đến

những xu hướng mới như xu hướng so sánh mở rộng. Đây là xu hướng phù hợp
với tình hình phát triển văn hóa của văn minh nghe - nhìn trong thế giới phát
triển hiện đại. Với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, biên
giới của văn học ngày càng được mở rộng. Văn học không phải chỉ giới hạn ở
phương thức diễn đạt thành văn mà nó cịn mở rộng sang cả lĩnh vực nghe nhìn. Do vậy, văn học so sánh thế giới hiện nay đang có xu hướng mở rộng sang
lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa.
Bên cạnh những vấn đề trên, các nhà nghiên cứu lý luận đổi mới phát
hiện: “Việc nghiên cứu song hành (parallel study) do các nhà học giả Mĩ đề
xướng có ý nghĩa trong việc khám phá các quan hệ giá trị thẩm mĩ cộng đồng.
Ngôn ngữ và văn hoá các dân tộc trên thế giới là khác nhau, nhưng tư duy, tình
6


Học phần: Ảnh hưởng của văn học nước ngoài trong văn học Việt Nam

cảm, tâm lí, thẩm mĩ lại có nhiều điểm giống nhau thuộc về tính người, khiến
cho các nền văn học khác nhau lại có những biểu hiện tương tự”.
Phát hiện trên cho thấy lý luận thời đổi mới nhận thức rõ sự khác
biệt trong nghiên cứu song hành (loại hình) chính là tính dân tộc. Tính dân tộc
có thể được thể hiện trong từng yếu tố nhỏ như tượng trưng, kết cấu cho đến các
yếu tố lớn như trào lưu. Nghiên cứu song hành có thể tiến hành từ các mặt chủ
đề, nhân vật, cốt truyện, phong cách, thủ pháp, hình ảnh tượng trưng... Như vậy,
từ tầm nhìn mới, tư duy lý luận nhận thức nghiên cứu song hành với rất nhiều
tính ưu việt thực chất là nghiên cứu loại hình đang mở ra chân trời mới trong văn
học so sánh. Nó giúp nhà nghiên cứu khám phá bản sắc dân tộc trong ngữ cảnh
văn học thế giới, từ đó khuyến khích các yếu tố dân tộc và tiến bộ tiếp xúc nhau,
tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy cái tiến bộ mang tính quốc tế hình thành và phát
triển, góp phần gia tăng sự giao lưu văn hóa và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân
tộc.
Ngồi ra, hướng nghiên cứu liên ngành của văn học so sánh hiện đại - một

hướng nghiên cứu đang cần được các nhà lý luận trên thế giới luận giải một cách
hệ thống, sâu sắc hơn cũng được lý luận đổi mới quan tâm. Sự đổi mới tư duy lý
luận cho rằng không nên nhầm lẫn giữa nghiên cứu liên ngành của văn học so
sánh với nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu văn học nói chung. Các hiện
tượng lịch sử, khoa học, văn hoá, ý thức hệ… được nghiên cứu trong văn học so
sánh trước hết phải là hiện tượng có tính quốc tế.
Xây dựng lý luận của văn học so sánh là một công việc mới mẻ và rất khó
khăn ở Việt Nam. Tuy vậy, với “niềm hứng khởi và nghị lực khôn cùng” với tinh
thần cầu thị học hỏi, các nhà nghiên cứu lý luận thời đổi mới đã bước đầu tiếp
thu lý luận phương Tây để xây dựng hệ thống lý luận văn học so sánh ở Việt
Nam, làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản, đưa ra những nhận định chung cần thiết
có tính cơng cụ đối với người so sánh văn học. Đây cũng là bước khởi độngkhắc
phục những tình trạng ngộ nhận và quan niệm sai lệch về văn học so sánh, góp
phần khơng nhỏ thúc đẩy văn học so sánh ứng dụng phát triển và đạt được thành
tựu đáng khích lệ.
Phương diện văn học so sánh ứng dụng ở thời kỳ đổi mới đã thu hút đông
đảo các nhà khoa học thuộc nhiều thế hệ tham gia. Các nghiên cứu tập trung
khai thác vấn đề từ tổng quát đến cụ thể trên nhiều bình diện khác nhau như các
trào lưu, tác phẩm, mơtip, cốt truyện, nhân vật, các điểm tương đồng hay dị biệt,
ngôn ngữ theo các mối quan hệ trực tiếp, ảnh hưởng của văn học dịch. Văn học
so sánh đã giúp các nhà nghiên cứu không chỉ phát hiện thêm nhiều thú vị mà
cịn có ý nghĩa giúp nhận diện, tìm ra bản chất, giải thích phương hướng phát
triển một giai đoạn sáng tác, quy luật phát triển văn học nói chung. Khảo sát các
cơng trình chúng tơi thấy hai mảng nghiên cứu sau được tập trung chú ý nhiều
hơn cả:
7


Học phần: Ảnh hưởng của văn học nước ngoài trong văn học Việt Nam


Thứ nhất, so sánh văn học Việt Nam với văn học phương Tây, chủ yếu là
văn học Pháp và văn học Nga - Xô viết. Thứ hai, so sánh văn học Việt Nam với
văn học châu Á, tập trung vào văn học Trung Quốc, văn học Đông Nam Á, văn
học Ấn Độ, văn học Nhật Bản. Vấn đề đặt ra ở đây làcác nhà nghiên cứu Việt
Nam đã ứng dụng lý thuyết văn học so sánh để nghiên cứu văn học như thế nào?
Trước hết, đó là những tìm tịi để đề xuất cách ứng dụng nghiên cứu sao
cho đạt kết quả tối ưu. Trong bài viết của các tác giả Đỗ Đức Hiểu, Đặng Anh
Đào, Vương Trí Nhàn, Trần Đình Sử, Nguyễn Văn Dân, Lưu Văn Bổng, Phương
Lựu, Trần Nho Thìn, Nguyễn Đình Chú, Đức Ninh, Nguyễn Thị Bích Hà...
người đọc đều có thể thấy tinh thần nhất quán coi lý thuyết văn học so sánh
là cơng cụ hữu hiệu để tìm hiểu những giá trị của nền văn học thế giới. Khơng
có hiện tượng văn học nào giữa các dân tộc mà không thể so sánh, nhưng điều
đó khơng có nghĩa là so sánh tràn lan, tùy tiện mà địi hỏi có mục đích xác lập
quan hệ, giải quyết vấn đề đặt ra và có phạm vi xác định thì nghiên cứu mới có
kết quả ý nghĩa.
Đối với hướng nghiên cứu tiếp nhận và ảnh hưởng, các nhà nghiên cứu
cho rằng cái cấp thiết cần tập trung làm rõ là những ảnh hưởng mà ta tiếp nhận
qua mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học nước ngồi. Khâu chính của
mối giao lưu này là tiếp nhận của chúng ta cho nên “khảo sát ảnh hưởng, xác
định đầy đủ cái gì ta tiếp nhận là cách tốt nhất để ta hiểu về ta, và việc đó tuyệt
nhiên khơng dẫn tới hạ thấp văn học dân tộc”. Trong hoàn cảnh hiện nay ở nước
ta, khi sự hiểu biết về các nền văn học trên thế giới cịn nhiều giới hạn, việc xác
định rõ cơng việc cần tiến hành như trên là khoa học và mang lại kết quả thiết
thực.
Khảo sát các cơng trình nghiên cứu về tiếp nhận và ảnh hưởng: Từ văn
học so sánh đến thi học so sánh của Phương Lựu (Nxb Văn học- TT Văn hóa
Ngơn ngữ Đơng Tây xuất bản, Hà Nội, 2002); Việt Nam và phương Tây tiếp
nhận và giao thoa trong văn học của Đặng Anh Đào (Nxb Giáo dục, Hà Nội,
2007); các bài viết của Lê Phong Tuyết, Vũ Đức Phúc, Tất Thắng trong Văn học
so sánh,lý luận và ứng dụng (Lưu Văn Bổng (Chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội,

Hà Nội,2001); của Vương Trí Nhàn, Trần Nho Thìn, Trần Ngọc Vương, Phương
Lựu, Nguyễn Hữu Sơn, Nguyễn Thanh Tùng, Trần Nghĩa, Vũ Anh Tuấn, Chu
Văn Sơn... trong Văn học so sánh nghiên cứu và triển vọng (Nhiều tác giả, Nxb
Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2005), chúng tơi nhận thấy nhìn chung các nhà
nghiên cứu đã hướng đến những khám phá mới trong quá trình tìm hiểu mối liên
quan và ảnh hưởng của các nền văn học dân tộc trên thế giới đối với văn học
Việt Nam trên nhiều bình diện. Đó là các bình diện: thi pháp lịch sử, hệ thống
chủ đề - đề tài, ngôn ngữ, hệ thống hình tượng trung tâm, hệ thống quan niệm
văn học, hệ thống thể loại, dịch thuật… Ở mỗi bình diện lại đặt ra nhiều vấn đề
cần giải quyết và các tác giả đã nỗ lực xác định văn học ta chọn tiếp thu cái gì,
8


Học phần: Ảnh hưởng của văn học nước ngoài trong văn học Việt Nam

đã đồng hóa, cấp cho chúng sức sống bản địa, biến chúng thành chất liệu quý
báu góp phần phát triển nền văn học dân tộc như thế nào.
Sự thực đã chứng minh ảnh hưởng của văn học Trung Hoa (từ thời trung
đại) và văn học Pháp (từ đầu thế kỷ XX) đối với văn học Việt Nam là rất lớn. Để
tìm kiếm dấu vết ảnh hưởng các nhà nghiên cứu ưu tiên chú ý đến bối cảnh văn
hóa truyền thống, thói quen tư duy và thẩm mỹ của dân tộc. Đây được coi như là
nền tảng cho sự tiếp nhận, nền tảng này sẽ quy định cả sự tương đồng cũng như
dị biệt của nền văn học nhận ảnh hưởng và nền văn học có ảnh hưởng. Các nhà
nghiên cứu cho rằng tiếp nhận và ảnh hưởng giữa văn học Việt Nam và văn học
Trung Hoa, văn học Pháp xảy ra trên tất cả các phương diện như môi trường văn
học, chủ thể sáng tác, quan niệm về sáng tác và các mối quan hệ của sáng tác đối
với đời sống và rõ nhất là trong lĩnh vực thể loại. Chẳng hạn qua việc tìm hiểu
những tiểu thuyết Hán Nôm được chuyển ngữ, chuyển thể, cải biên, mô phỏng
từ tiểu thuyết cổ Trung Quốc trong Cách tiếp nhận văn học nước ngồi trong
tiểu thuyết Hán Nơm Việt Nam có nguồn gốc Trung Quốc Trần Nghĩa đã bước

đầu hình dung cách thức tiếp nhận văn học nước ngồi của cha ơng trên lĩnh vực
tiểu thuyết, tìm kiếm lựa chọn cái hữu ích phù hợp với truyền thống văn hóa, văn
học của dân tộc để học tập, thổi hồn cho chúng, biến chúng thành những nhân tố
tham gia thúc đẩy phát triển nền văn học dân tộc. Trong Victor Hugo và con
người Việt Nam hiện đại Đặng Anh Đào xuất phát từ phương diện lời văn, cốt
truyện, xây dựng hình ảnh nhân vật,… đã chỉ ra những giao thoa giữa tiểu thuyết
của Hugo với văn học dân gian và văn học hiện đại Việt Nam. Nghiên cứu góp
phần lý giải cội nguồn sức hấp dẫn chủ yếu trong sáng tác của Hugo, góp phần
trả lời một cách thú vị và thuyết phục cho câu hỏi vì sao hiện tượng văn học
V.Hugo lại được tiếp nhận cởi mở ở Việt Nam. Vũ Tuấn Anh đi sâu nghiên cứu
sự chủ động sáng tạo, bản lĩnh tiếp nhận văn chương nước ngoài đầy ý thức của
văn hóa - văn học Việt Nam ở phương diện dịch thuật. Trong Văn học nước
ngoài trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX ông đã đưa ra nhận xét xác đáng:
“Nhìn lại đời sống văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ để một lần nữa
khẳng định cách thế ứng của bản lĩnh văn hóa Việt Nam trong thực tiễn của q
trình giao lưu và hội nhập: nhận thức và khẳng định mình như một chủ thể văn
hóa độc lập, có lịch sử và bản sắc riêng, đó ln ln là khởi điểm cho mọi nỗ
lực, mọi khát vọng hịa đồng cùng loại”.
Nhìn chung, từ khám phá những vấn đề văn học dân tộc đặt trong mối liên
hệ giao lưu văn hóa, xã hội với các dân tộc khác, tư duy lý luận thời đổi mới
nhận thức sâu rộng hơn về một trong những quy luật phát triển của văn học dân
tộc và nguyên tắc quan trọng khi nghiên cứu về tiếp nhận và ảnh hưởng đó
là: tìm kiếm, chọn lọc và vay mượn kinh nghiệm từ các dân tộc khác luôn là việc
làm được quy định bởi nhu cầu phát triển của bản thân nền văn học dân tộc.
Tùy thời điểm lịch sử, các tác gia văn học Việt Nam chỉ lựa chọn những kinh
nghiệm cần thiết cho thực tế xã hội và con người. Nghiên cứu tiếp nhận, ảnh
9


Học phần: Ảnh hưởng của văn học nước ngoài trong văn học Việt Nam


hưởng văn học đòi hỏi trước hết phải tìm hiểu cơ chế chi phối nhu cầu nội tại
của nền văn học dân tộc.
Bên cạnh nghiên cứu ảnh hưởng và tiếp nhận, lý thuyết nghiên cứu song
hành cũng được quan tâm ứng dụng để hướng đến mục tiêu khám phá các quan
hệ giá trị thẩm mỹ cộng đồng. Các nhà nghiên cứu Việt Nam đã đặc biệt linh
hoạt và sáng tạo ứng dụng nghiên cứu song hành trong nghiên cứu văn học dân
gian. Bởi vì theo các nhà nghiên cứu một trong những đặc trưng của văn học dân
gian là những tương đồng có tính loại hình ở hầu khắp các thể loại văn học dân
gian và ở khắp các dân tộc. Nguyễn Thị Bích Hà trong nghiên cứu Kiểu truyện
Người em trong truyện cổ tích Việt Nam và Châu Âu viết: “Phương pháp so
sánh loại hình là phương pháp nghiên cứu dựa trên những nét giống nhau,
những nét tương đồng bộ phận hay tồn thể, những tình tiết hay hành động
tương tự trong văn học dân gian. Những so sánh nhìn từ góc độ giống nhau của
các đối tượng đó sẽ gợi ra một tiếng nói chung, một thông điệp từ quá khứ, làm
sáng tỏ thêm những quy luật văn học và có cái nhìn sâu rộng, phong phú về đối
tượng, mà khi tách rời các hiện tượng chung ấy thì cái nhìn trở nên rời rạc, manh
mún, hoặc sai lệch. Những thể loại, kiểu truyện, môtip, kiểu nhân vật, công thức
chung… của văn học dân gian khu vực và nhân loại chính là đối tượng, đơn vị
nghiên cứu chủ yếu của văn học dân gian hiện nay chứ không phải là đơn vị tác
phẩm, câu, từ, hình ảnh riêng biệt”.
Như vậy, đối với nhà nghiên cứu vận dụng lý thuyết văn học so sánh trong
nghiên cứu văn học dân gian sẽ tạo nên một chất lượng nghiên cứu tốt nhất.
Nhất quán sử dụng phương pháp nghiên cứu loại hình để so sánh về nhân vật,
hồn cảnh thử thách, xử lý hoàn cảnh, kiểu kết thúc truyện, mơ hình kết cấu, từ
đó tác giả phát hiện những nét tương đồng thú vị và những nét khác biệt ở những
câu truyện cổ của các dân tộc. Nghiên cứu cho thấy với những phân tích về cơ
sở xã hội văn hóa, về kiểu truyện, sự giống, khác nhau giữa chúng sẽ giúp độc
giả hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa, xã hội ở Việt Nam và châu Âu trong thời
kỳ sáng tạo truyện cổ tích.

Phương pháp nghiên cứu song hành còn được tiến hành từ các mặt chủ đề,
nhân vật, cốt truyện, phong cách, thủ pháp, mơtip, hình ảnh tượng trưng... Với
những khảo sát bước đầu hệ thống truyện cổ viết về Hòn vọng phu trong văn học
dân gian Việt Nam, Hàn Quốc, và các nước khác ở châu Á như Nhật, Trung
Quốc, Đinh Thị Khang trong Hình tượng Hòn vọng phu trong truyện cổ Việt
Nam và Hàn Quốc và Nguyễn Việt Hùng trong Kiểu truyện Vọng phu ở châu Á
và Việt Nam đặc biệt quan tâm đến mơtip nhân vật chết và hóa đá. Các tác giả
cho rằng môtip này: “Thể hiện sự tương đồng về việc sử dụng ý nghĩa nội dung
cũng như giá trị thẩm mỹ. Điều đó phản ánh quan niệm thẩm mỹ của một thời
đại”. Mặc dù chưa có kết luận dứt khốt về nguồn gốc cụ thể của cốt truyện, quá
trình lan tỏa và tiếp nhận giữa các quốc gia nhưng từ những nét chung và những
nét riêng của những câu chuyện kể về người phụ nữ thủy chung chờ chồng hóa
10


Học phần: Ảnh hưởng của văn học nước ngoài trong văn học Việt Nam

đá, các nghiên cứu cho thấy các dân tộc đều có chung quan niệm đạo lý làm
người, có chung những chuẩn mực về đạo đức, tơn vinh vẻ đẹp phẩm hạnh
người phụ nữ ở nhiều dân tộc phương Đơng - đó là những nét tương đồng về
mặt văn hóa của các dân tộc ở một số nước châu Á. Những nghiên cứu này cũng
bước đầu chỉ ra quá trình vận động của kiểu truyện ở mỗi nước đồng thời cũng
song hành cùng sự thay đổi của mỗi yếu tố như địa hình, lịch sử, phong tục, nếp
cảm, nếp nghĩ của từng nơi - đó là tính dân tộc được biểu hiện qua kiểu truyện
này.
Trần Lê Bảo trong so sánh Thần thoại Mặt Trời của Việt Nam, Trung
Quốc và Nhật Bản đã tìm hiểu cặn kẽ mối liên hệ giữa thần thoại Mặt Trời và cội
nguồn văn hóa, mơ típ Mặt Trời mọc và lặn. Từ đó “có thể thấy những nét tương
đồng và dị biệt về triết học, tôn giáo, khoa học, lịch sử, kinh nghiệm sống và
cách ứng xử với tự nhiên, sau đó là với xã hội của các dân cư xa xưa trong mỗi

cộng đồng”.
Nghiên cứu văn học khu vực Đông Nam Á, các nhà nghiên cứu Việt Nam
chú ý đến các cặp phạm trù trong văn học so sánh như: ảnh hưởng - tiếp nhận;
dân tộc quốc tế; truyền thống - cách tân; dân gian - thành văn. Trong So sánh
văn học các dân tộc ở Đông Nam Á Đức Ninh cho rằng văn học dân gian là ngọn
nguồn văn học dân tộc của tất cả các nước Đông Nam Á, văn học các nước
Đơng Nam Á có sức bản địa hóa cao độ. Dùng phương pháp so sánh loại hình,
tổng hợp liên ngành để tìm ra các điểm tương đồng, các điểm khác biệt trong
tương quan giữa các nền văn học dân tộc ở Đông Nam Á và tương quan giữa
văn học dân tộc Đông Nam Á với văn học phương Đông và phương Tây là
những phương pháp mang lại kết quả tối đa. Bên cạnh đó tác giả phát hiện ngoại
lệ: mặc dù “cùng chung một ngọn nguồn văn học, một cơ tầng văn hóa, một
khơng gian mơi trường văn hóa, nhưng trong quá trình phát triển, văn học các
dân tộc Đơng Nam Á ít có các quan hệ trực tiếp; đặc biệt văn học Việt
Nam khơng có quan hệ trực tiếp với các nền văn học khác ở Đông Nam
Á nhưng lại có nhiều tương đồng với văn học Đơng Nam Á”. Từ đó đề xuất
phương pháp cần phải tiến hành là nghiên cứu “song song, phối hợp văn học
Việt Nam và văn học Đông Nam Á trong ngành văn học”.
Xuất phát từ đặc trưng riêng biệt của thể loại, của văn học khu vực để xác
định phương pháp nghiên cứu hợp lý là đóng góp có giá trị của những nghiên
cứu trên. Nó chứng tỏ khi áp dụng lý thuyết văn học so sánh để soi chiếu văn
học trên nhiều cấp độ giá trị, các nhà nghiên cứu luôn chủ động, sáng tạo để tìm
ra cách giải quyết những vấn đề phức tạp.
KẾT LUẬN

11


Học phần: Ảnh hưởng của văn học nước ngoài trong văn học Việt Nam


Việc nghiên cứu “Văn học so sánh” tại Việt Nam đã có từ gần một thế kỉ
trước. Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỉ XXI thì việc nghiên cứu này mới có nhiều
thành tựu với các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu của các nhà lí luận Việt Nam.
Hiện nay, việc nghiên cứu ấy đã phần nào giúp bạn đọc nhận thức rõ hơn
lịch sử văn học nước nhà và các nước khác trên thế giới. Nó chứng tỏ sự thắng
thế của một nhãn quan khoa học mới: nhìn hiện tượng văn học trong mối quan
hệ biện chứng giữa dân tộc và thế giới. Hiểu nhau hơn từ cội nguồn văn hóa là
một trong những yếu tố quan trọng để các dân tộc củng cố tình đồn kết, hịa
bình, hữu nghị trong thời đại tồn cầu hóa.
Một lần nữa chúng tơi có thể nói rằng việc nghiên cứu “Văn học so sánh”
tại Việt Nam ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong việc kết nối giá trị của
các nền văn học và văn hóa khác nhau để thúc đẩy sự tiến bộ chung của toàn thể
các dân tộc trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thi nhân Việt Nam, 2005, Nhà xuất bản văn học.
2. Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại
3. Nguyễn Văn Dân, 2003, Lí luận văn học so sánh, NXB ĐHQG Hà Nội
4. Các bài viết trên mạng Internet

12


Học phần: Ảnh hưởng của văn học nước ngoài trong văn học Việt Nam

13




×