Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tu Tuong HCM Ve Van Hoa docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.24 KB, 16 trang )

Trường Đại Học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Khoa MAC – LÊNIN
Tiểu luận môn học
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TÊN ĐỀ TÀI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA

Giáo viên hướng dẫn: Trần Minh Tân
TP. Hồ Chí Minh tháng 3 năm 2011
Trường Đại Học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Khoa: MAC – LÊNIN
Tiểu luận môn học: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TÊN ĐỀ TÀI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA
Tên sinh viên thực hiện
1. Dương Thị Như Hoa (mssv: 10312131)
2. Trương Tấn Đạt (mssv: 10363791)
3. Vũ Anh Tuấn (mssv: 10308221)
4. Nguyễn Tiến Cường (mssv: 10336181)
5. Phương Anh Toàn (mssv: 10336211)
6. Trần Hoàng Minh (mssv: 10348791)
7. Ngô Phúc Phương Anh (mssv: 10363771)
8. Nguyễn Hoàng Long (mssv: 10317181)
9. Hà Thanh Hoàng (mssv: 10363671)
10. Huỳnh Bá Phương (mssv: 10345551)
Giáo viên hướng dẫn: Trần Minh Tân
TP. Hồ Chí Minh tháng 3 năm 2011
I. LỜI NÓI ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của tinh hoa văn hóa Việt Nam,
danh nhân văn hóa thế giới, kế thừa truyền thống văn hóa kim, cổ,


đông, tây, đặc biệt là tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, đỉnh cao của tư
tưởng nhân văn của nhân loại nhờ đó đã kết tinh ở Người những giá trị
văn hóa vừa dân tộc, vừa hiện đại, vừa nhân văn. Tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hóa là một trong những di sản quí báu mà Người đã để lại
cho chúng ta hôm nay.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề văn hóa luôn giữ một vai trò quan
trọng. Những tư tưởng của Người về văn hóa là kim chỉ nam để Đảng
ta hoạch định chính sách, sách lược phát triển văn hóa qua các giai
đoạn phát triển đất nước.
Vì vậy, chúng em xem đây là nội dung rất đáng quan tâm, cần thiết
nghiên cứu và hiểu rõ tư tưởng này của Hồ Chí Minh.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1.Mục đích
Thấy rõ vị trí văn hóa trong đời sống xã hội. Điều này cắt nghĩa vì sao
ngay sau khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã bắt tay vào việc xây
dựng, kiến tạo một nền văn hóa mới ở Việt Nam trên tất cả mọi lĩnh
vực, từ kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức đến con người, đã sớm đưa ra
văn hóa vào chiến lược phát triển đất nước.
Phân tích làm rõ những luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề
văn hóa nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức, tầm nhìn và hiểu
biết nhất định về tầm quan trọng của văn hóa trong đời sống con người.
Qua đó vận dụng những kiến thức, hiểu biết để phục vụ cho việc phát
triển kinh tế, nâng cao tính cộng đồng cho bản thân, góp phần xây dựng
đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, quan
trọng hơn là việc liên hệ được với thực tiễn của đất nước, của thời đại
từ đó liên hệ đến bản thân.
2.2.Yêu cầu
Nêu rõ những vấn đề tiểu luận tiến hành nghiên cứu về văn hóa trong
tư tưởng Hồ Chí Minh phục vụ cho nhu cầu phát triển đất nước. Nâng
cao hơn nữa, là phải trình bày rõ ràng mạch lạc để người khác có thể

nhận thức được đâu là luận điểm sáng tạo, là sự phát triển của Hồ Chí
Minh được minh chứng bằng công cuộc phát triển đất nước ở Việt
Nam, từ đó đóng góp thêm vào kho tàng lý luận của Chủ nghĩa Mac
Lênin.
3. Đối tượng nghiên cứu
3.1.Văn hóa giáo dục
Quan điềm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục: Mục tiêu của văn
hóa giáo dục. Cải cách giáo dục. Phương châm, phương pháp giáo dục.
Phương châm bao gồm: học đi đôi với hành, phối hợp nhà trường gia
đình xã hội. Phương pháp: giáo dục phải xuất phát và bám chắc vào
mục tiêu giáo dục. Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên.
3.2.Văn hóa văn nghệ
Văn nghệ là 1 mặt trân, văn nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ
khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội và con
người mới. Phải gắn với thực tiễn của đời sống của nhân dân, phải có
những tác phẩm xứng đáng với dân tộc và thời đại.
3.3.Văn hóa đời sống
Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới với 3 nội dụng: đạo đức
mới, lối sống mới, nếp sống mới. Trong đó đạo đức đóng vai trò là chủ
yếu nhất.
4. Biện pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận:
Nghiên cứu văn hóa đứng trên lập trường, quan điểm, phương pháp
luận chủ nghĩa M – L. Chủ nghĩa Mác-Lênin là tinh hoa văn hóa quan
trọng nhất để làm giàu trí tuệ văn hóa Hồ Chí Minh. Nguồn tri thức văn
hóa này trang bị cho Người phương pháp tư duy biện chứng, thế giới
quan khoa học, nhận thức được con đường cách mạng đúng đắn của
dân tộc và nhân loại, đồng thời với những giá trị văn hóa phương đông
và phương tây, đạo nhân trong Nho giáo, tư tưởng từ bi trong Phật
giáo, chủ nghĩa nhân văn phương tây…

Quan điểm lịch sử - cụ thể: văn hóa trong thời chiến đó là lòng yêu
nước, ý thức độc lập tự chủ, chống chủ nghĩa đế quốc thực dân Và
bây giờ nó tiếp tục phát huy quyền làm chủ, bình đẳng, tự do, hạnh
phúc tức là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh
Quan điểm kế thừa và phát huy: kế thừa những giá trị văn hóa giá trị
truyền thống, bù đắp những thiếu hụt những giá trị truyền thống và tạo
tiền đề để hình thành giá trị tương lai.
Các phương pháp cụ thể: Phân tích, tổng hợp, văn bản học Đồng thời
cùng với phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
5. Kết quả nghiên cứu
Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp
Nâng cao dân trí, xây dựng đời sống mới: cần, kiệm, liêm, chính
Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách, lối sống lành
mạnh, luôn hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ và không ngừng
hoàn thiện bản thân mình.
Xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam: nền văn hóa mới là xác lập quan
hệ giá trị mới trên nền tảng và kế tục giá trị truyền thống, bù đắp những
thiếu hụt những giá trị truyền thống và tạo tiền đề để hình thành giá trị
tương lai. Có thể nói văn hóa là toàn bộ những giá trị về vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn lịch sử của
mình.
Như vậy xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa
dân tộc theo Hồ Chí Minh là kết hợp giữa tinh thần yêu nước với tinh
thần quốc tế vô sản.
II. NỘI DUNG
1. Khái niệm văn hóa theo tư tưởng HCM
1.1.Định nghĩa văn hóa
Lần đầu tiên Hồ Chí Minh đưa ra một định nghĩa về văn hóa: “vì lẽ
sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn

giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó là văn hóa.”(Hồ Chí Minh toàn tập 3 trang 431).
1.2.Quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới
Gắn văn hoá với đời sống, Hồ Chí Minh xác định cơ chế vận hành của
nền văn hoá trên trục trung tâm là các hoạt động của con người. Từ chỗ
đặt các vấn đề văn hoá của con người vào vị trí những dự kiến quan
trọng nhất, Người cho rằng con người với tư cách là chủ thể sáng tạo
văn hoá – chủ thể cuộc sống, chủ thể của quá trình lao động sản xuất
phải được bồi dưỡng, vun đắp.
Thực chất của những tư tưởng này là Hồ Chí Minh không chỉ coi trình
độ các giá trị nhân bản là ‘chất liệu”, là “sự nghiệp trăm năm của văn
hoá”, mà văn hoá phải là động lực cho sự phát triển. Vì vậy quan điểm
này không chỉ có ý nghĩa định hướng cho việc xây dựng một nền văn
hoá thuộc về con người, quan trọng hơn còn chỉ ra cơ sở mang lại sức
sống mãnh liệt cho văn hoá.
Người còn đưa ra quan điểm lớn về xây dựng nền văn hoá dân tộc:
⇒ Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập, tự cường.
⇒ Xây dựng luận lý: Biết hy sinh mình làm lợi cho quần chúng.
⇒ Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của
nhân dân trong xã hội.
⇒ Xây dựng chính trị: dân quyền.
Những quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng hiến pháp dân chủ,
xác định quyền làm chủ của nhân dân trong thực tiễn là những quan
điểm căn bản cho việc xây dựng hệ thống chính trị dân chủ ở nước ta,
thể hiện qua việc xây dựng Nhà nước dân chủ của dân, do dân và vì
dân.
Để phát huy dân chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thực sự là của
dân, do dân và vì dân, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phải xây dựng Nhà nước
pháp quyền Việt Nam nhằm làm cho hoạt động của Nhà nước đem lại

hiệu quả xã hội thực sự. Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà mọi
người được tôn trọng, dân chủ được mở rộng, người dân sống và làm
việc theo Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước pháp quyền là nhà nước
phải thể hiện được việc điều hành và quản lý xã hội bằng hệ thống luật.
⇒ Xây dựng kinh tế
Hồ Chí Minh quan niệm rằng, muốn phất triển kinh tế cần phải sử dụng
một cách linh hoạt, hợp lí và có hiệu quả các đòn bẩy kinh tế đó là
:thực hiện tốt vấn đề công bằng xã hội, chế độ tiền lương tiền thưởng
hợp lý, sử dụng có hiệu quả chính sách khoán, thực hành tiết kiệm, huy
động nguồn vốn nội lực, cải cách hành chính, thực hiện công bằng
trong phân phối,…nhằm giúp nền kinh tế tăng trưởng nhanh, mạnh và
vững chắc.
Nét chủ đạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội, và điểm đặc sắc trong tư duy kinh tế của Người là
không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, là
kinh tế phải luôn gắn liền với chính trị, kinh tế gắn liền với con người,
với xã hội.Bởi vậy trong phát triểnt kinh tế xã hội, theo Hồ Chí Minh
phải luôn chú ý tới động lực của quá trình phát triển để nhằm tạo ra sự
phát triển hài hòa con người với xã hôi.
2. Quan điển của HCM về vấn đề chung của văn hóa
Nền văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển trong lịch sử lâu
dài của dân tộc không phải là kết quả vận động chỉ riêng những yếu tố
nội sinh. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ
nhất ngày 24/11/1946, Hồ Chí Minh nói: “Văn hóa Việt Nam là ảnh
hưởng l|n nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc
lại…
2.1.Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội
Văn hoá là đời sống tinh thần xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng:
Trong quan hệ với chính trị, xã hội:
“Chính trị - xã hội có được giải phóng thì văn hoá mới được giải

phóng, chính trị xã hội giải phóng sẽ mở đường cho văn hoá phát triển”
“Dân tộc bị áp bức thì văn nghệ cũng mất tự do. Văn nghệ muốn tự do
phải tham gia cách mạng”
Trong quan hệ với kinh tế:
“Văn hoá là một kiến trúc thượng tầng, nhưng cơ sở hạ tầng của xã hội
có kiến thiết rồi, văn hoá mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát
triển được .
Văn hoá không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị,
văn hoá phải thúc đẩy nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế
Văn hoá phải thực sự là mục tiêu, động lực của sự phát triển, văn hoá
phải tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế
“ Văn hoá, văn nghệ cũng là mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt
trận ấy”
Kinh tế, chính trị cũng phải có tính văn hoá
Trong quan hệ con người:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác -
Lênin, được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân
tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư tưởng
Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải
phóng con người. Trong đó, vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt
lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung
tư tưởng của Người.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người được khái niệm vừa là mục
tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa là động
lực của chính sự nghiệp đó. Tư tưởng đó được thể hiện rất triệt để và cụ
thể trong lý luận chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
2.2.Quan điểm về tính chất của nền văn hóa
Tính dân tộc
“ Nếu dân tộc hoá mà phát triển đến cực điểm thì tức là đến chỗ thế

giới hoá nó, vì lúc bấy giờ văn hoá thế giới sẽ phải chú ý đến văn hoá
của mình, sẽ chiếm địa vị ngang với các nền văn hoá thế giới”.
"Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân
tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do" Hồ
Chí Minh
 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các
dân tộc.
 Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực to lớn
của đất nước.
 Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.
Tính khoa học
 Để phát triển được các giá trị truyền thống, hấp thụ các cái mới,
cơ cấu lại nền văn hóa Việt Nam, Đảng Cộng sản và Hồ Chí
Minh coi việc xây dựng một hệ thống các giá trị khoa học trong
đời sống xã hội có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
 Hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu phát triển của thời đại.
 Phải biết gạn đục, khơi trong, kế thừa truyền thống tốt đẹp của
dân tộc và những tinh hoa văn hoá tiến bộ của nhân loại.
 Đấu tranh chống những gì trái với khoa học, phản tiến bộ, chủ
nghĩa duy tâm thần bí, mê tín dị đoan…
Tính đại chúng
 Nền văn hóa phải phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng
nên.
Tính nhân loại
 Là người mở đường cho việc xây dựng nền văn hóa mới Việt
Nam, là nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại, Hồ Chí Minh là
hiện thân tiêu biểu nhất của sự kế thừa truyền thống văn hóa tốt
đẹp của dân tộc, kết hơp với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại, kết hợp tính dân tộc với tính nhân loại trong văn hóa.

Chính vì vậy, Người không ở tầm cao, xa cách mọi người, mà
trái lại rất gần gũi với mọi người Việt Nam; Người không xa
cách thế giới mà lại gần gũi với tất cả bạn b• gần xa trên thế
giới. Người đã đưa dân tộc đến với nhân loại và thời đại – điều
chưa từng có trong lịch sử Việt Nam.
2.3.Quan điểm về chức năng của văn hóa
Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp : tư tưởng và
tình cảm là hai vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần của con
người. tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể thấp h•n
hoặc cao đẹp. chức năng cao quý nhất của văn hóa là phải bồi dưỡng
nêu cao tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ
những sai lầm và thấp kém có thể có trong tư tưởng , tình cảm của mỗi
người.
Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí : dân trí là trình độ hiểu biết vàn
vốn kiến thức của người dân, nâng cao dân trí là để nhân dân có thể
tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, góp phần cùng đảng “…biến
một nước dốt nát cực khổ thành một nước văn hóa cao vào đời sống vui
tươi hạnh phúc”. Đó cũng là mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh” mà đảng ta đã vạch ra trong công cuộc
đổi mới.
Bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành
mạnh; hướng con người đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân :
phẩm chất và phong cách được hình thành từ đạo đức, lối sống, thoái
quen cá nhân, phong tục tập quán của cả cộng đồng. phẩm chất và
phong cách tốt đẹp làm nên giá trị của con người. văn hóa giúp con
người hình thành những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp,
lành mạnh thông qua phân biệt cái đẹp, lành mạnh với cái xấu, hư
hỏng, cái tiến bộ với cái lạc hậu, bảo thủ.
3. Quan điểm của HCM về một số lĩnh vực chính của văn hóa
3.1.Quan điểm về tính chất của nền văn hóa

Nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, trước hết, phải nói đến tư
tưởng giải phóng con người thoát khỏi tăm tối, lạc hậu, đưa dân tộc ta
trở thành một dân tộc văn minh, tiến bộ
Đây vừa là mục tiêu, vừa là khát vọng "tột bậc" của Người. Trong mỗi
giai đoạn cách mạng, dù ở trong hoàn cảnh nào, Người cũng là chiến sĩ
tiên phong đi vào phong trào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ,
đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập ;
giải phóng họ thoát khỏi ách áp bức bóc lột, tạo điều kiện cho mỗi dân
tộc và mỗi người dân đứng lên làm chủ nền văn hoá, làm chủ vận mệnh
và tương lai của mình. Bên cạnh đó, Người đã dày công tìm kiếm, phát
hiện và giới thiệu cho đất nước những nét tiến bộ mới của nền giáo dục
kiểu mới của nhân dân lao động - nền giáo dục Việt Nam xã hội chủ
nghĩa mang tính nhân đạo và tính dân chủ cao cả, bảo đảm cho sự phát
triển toàn diện những năng lực sẵn có của con người.
Trong suốt thời gian lãnh đạo đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau là một việc rất quan trọng và cần thiết". Người chỉ rõ cho chúng ta
thấy mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục với cách mạng ; giữa giáo
dục với sự nghiệp giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước. Người
khẳng định: "Muốn giữ vững nền độc lập, muốn cho dân mạnh, nước
giàu, thì mỗi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, phải
có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà,
và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ". Muốn cho dân
mạnh, nước giàu thì dân trí phải cao, phải "đa dạng hoá các loại hình
đào tạo, mở trường vừa học, vừa làm để tạo điều kiện cho người lao
động, cán bộ, chiến sỹ được đi học". Khi dân trí cao sẽ xuất hiện nhiều
nhân tài tham gia xây dựng đất nước. Người chỉ cho chúng ta con
đường đưa đất nước thoát khỏi cảnh yếu h•n - đó là con đường phát
triển giáo dục. Người nói : "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" và kêu
gọi mọi người thi đua học tập để đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc

văn minh, tiến bộ.
Theo c hủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung cơ bản của giáo dục là phải đào
tạo ra những con người xây dựng chủ nghĩa xã hội "vừa hồng vừa
chuyên".
Đây là một tư tưởng then chốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục.
Người nhấn mạnh, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta, mỗi cô giáo, thầy giáo phải là những chiến sỹ trên mặt trận đó.
Nhiệm vụ của nền giáo dục cách mạng là : "phục vụ Tổ quốc, phục vụ
nhân dân, phục vụ đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền
với sản xuất và đời sống của nhân dân". Giáo dục phải tạo ra được
những người lao động mới. Đó là những người có lòng yêu nước nồng
nàn, "trung với nước, hiếu với dân", có đạo đức trong sáng, có chí khí
hăng hái vươn lên, không sợ hy sinh gian khổ, có tinh thần gan dạ,
dũng cảm, khiêm tốn, thật thà, cần cù, tiết kiệm, trong sạch, giản dị, có
tri thức và sức khoẻ để trở thành những người chủ tương lai của đất
nước, "những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa
chuyên".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng phương châm giáo dục thiết
thực, cụ thể.
Người nói : "Chúng ta phải tẩy rửa những thành kiến giữa các dân tộc,
phải đoàn kết thương yêu nhau như anh em một nhà. Nhiệm vụ của các
cháu là thi đua học tập để sau này góp phần mở mang quê hương của
mình và xây dựng nước Việt Nam yêu quý của chúng ta". Ngay trong
hoàn cảnh cực kỳ khó khăn của buổi đầu mới giành được độc lập, giữa
lúc kinh tế kiệt quệ, thiên tai, nạn đói hoành hành, thù trong giặc ngoài
ra sức chống phá để tiêu diệt cách mạng, Người kêu gọi toàn dân ra sức
thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ vô cùng trọng đại và cấp bách là diệt
giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm. Nhờ vây, từ chỗ hơn 95%
mù chữ, dân ta đã trở thành một dân tộc có văn hoá, khoa học, đủ khả
năng giành độc lập, tự do cho đất nước.

Né t đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là phương pháp
giáo dục con người toàn diện.
Muốn xây dựng và hoàn thiện con người theo Chủ tịch Hồ Chí Minh
chính là giáo dục và tự giáo dục. Đây là phương pháp tốt nhất để "đào
tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam và
làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em". Người
nhấn mạnh : "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những
con người xã hội chủ nghĩa" và "vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,
vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Vì thế, nền giáo dục mới phải
thực hiện phương pháp dạy và học mới để đạt được mục tiêu : "Học để
làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và
nhân dân, Tổ quốc và nhân loại". "Học để tu dưỡng đạo đức cách
mạng", "học để tin tưởng" và "Học để hành". Tư tưởng này không chỉ
phản ánh truyền thống quý báu của dân tộc ta mà còn phản ánh yêu cầu
vừa cấp bách, vừa lâu dài của đất nước trong tiến trình đi lên chủ nghĩa
xã hội.
3.2.Văn hóa nghệ thuật
3.3.Văn hóa đời sống
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Văn hóa được xây dựng và bồi đắp nên trong suốt chiều dài lịch sử, nó
làm nên nền tảng tinh thần của một xã hội, giữ vai trò quan trọng vừa là
mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Chủ
tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, toàn bộ di sản tư tưởng của
Người là một kho báu văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong đó tư
tưởng của Người về văn hóa chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Nó đã
và đang là định hướng lớn cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa
nước ta. Nó mãi là ánh sáng soi đường cho công cuộc xây dựng và phát
triển nên văn hóa nước ta.
Hồ Chí Minh không chỉ coi trình độ, các giá trị nhân bản là "chất liệu",

là "sự nghiệp trăm năm của văn hóa", mà văn hóa phải là động lực cho
sự phát triển. Vì vậy quan điểm này không chỉ có ý nghĩa định hướng
cho việc xây dựng một nền văn hóa thuộc về con người, quan trọng hơn
còn chỉ ra cơ sở mang lại sức sống mãnh liệt cho văn hóa. Trong xu thế
đối thoại giữa các nền văn hóa trên thế giới hiện nay, tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hóa mãi mãi là ánh sáng soi đường cho dân tộc ta trong
quá trình xây dựng “nền tảng tinh thần của xã hội.
2. Kiến nghị
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa từ lâu đã trở thành kim chỉ nam của
Đảng trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc. Trong tình trạng hiện nay, toàn xã hội cấp thiết cần phải trở về
với tư tưởng Hồ Chí Minh; để vận dụng và đưa ra các giải pháp nhằm
xây dựng lối sống văn hóa. Sau đây là một số kiến nghị:
⇒ Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng
Thông qua việc tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, tổ chức các cuộc thi
tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ, đồng thời phải có hình thức tuyên truyền
sâu rộng làm cho mọi người hiểu rõ việc sinh hoạt chính trị vừa là
quyền lợi vừa là nghĩa vụ của bản thân.Nâng cao nhận thức chính trị,
hiểu biết xã hội giúp họ tin tưởng vào công cuộc đổi mới hiện nay, vào
con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; tránh được âm mưu lôi kéo của
kẻ thù, hình thành nhân cách, hoài bão tốt đẹp.
⇒ Giáo dục lối sống văn hóa thông qua việc xây dựng đời sống
văn hóa tinh thần phong phú lành mạnh.
Trước hết, phải bài trừ các tệ nạn xã hội, làm cuộc sống trong sạch . Tổ
chức các buổi hội thảo, tuyên truyền về phòng chống các tệ nạn xã hội.
Tích cực đấu tranh chống các hình thức mê tín dị đoan, sử dụng văn
hóa phẩm độc hại. Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu thể thao, văn hóa
văn nghệ, kết nghĩa với các đơn vị bên ngoài như bộ đội, đoàn thanh
niên địa phương.
⇒ Giáo dục lối sống văn hóa thông qua việc đẩy mạnh chương

trình học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển tài năng trẻ.
Quá trình học tập, nghiên cứu khoa học nghiêm túc đòi hỏi nhiều mặt ở
thanh niên như: trí tuệ, phương pháp tư duy sáng tạo, ý chí,…. Qua đó,
r•n luyện cho thanh niên một tác phong làm việc khoa học, một phong
cách hiện đại và một lối sống lành mạnh.
⇒ Xây dựng lối sống văn hóa thông qua các hoạt động xã hội từ
thiện.
Hoạt động từ thiện xã hội cần tập trung vào việc giúp đỡ gia đình
thương binh liệt sĩ, những người tàn tật khó khăn, ủng hộ đồng bào lũ
lụt và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển kinh
tế văn hóa vùng sâu, vùng xa, qua đó giáo dục truyền thống cách mạng,
lòng nhân ái, thương yêu đùm bọc l|n nhau, ý thức chung sống trong
cộng đồng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×