Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tư tưởng HCM về xây dựng đát nước do dân làm chủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.92 KB, 3 trang )

Dân Vận
Nhân kỷ niệm 76 năm ngày truyền thống công tác Dân vận (15/10/1930 –
15/10/2006), Bản tin Quận 8 đăng lại nguyên văn bài viết “Dân vận” của Bác Hồ
trên báo Sự Thật, số 120 ngày 15/10/1930 với bút danh X.Y.Z
Vấn đề Dân vận nói đã nhiều, bàn đã kỹ nhưng vì nhiều địa phương, nhiều cán bộ chưa hiểu thấu,
làm chưa đúng, cho nên cần phải nhắc lại.
I – Nước ta là nước dân chủ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.

II – Dân vận là gì?
Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào,
góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và
Đoàn thể đã giao cho.
Dân vận không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ.
Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: việc đó là lợi
ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được.
Điểm thứ hai là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng
với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi
hành.
Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân.
Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình và khen
thưởng.
III – Ai phụ trách dân vận?
Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ Đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân
(Liên Việt, Việt Minh,v.v) đều phải phụ trách dân vận. Thí dụ trong phong trào thi đua cho đủ ăn, đủ


mặc.
- Cán bộ chính quyền và cán bộ Đoàn thể địa phươngphải cùng nhau bàn tính kỹ càng, cùng nhau
chia công rõ rệt, rồi cùng nhau đi giải thích cho dân hiểu, cổ động dân, giúp dân đặt kế hoạch, tổ chức
nhân công, sắp xếp việc làm, khuyến khích, đôn đốc, theo dõi, giúp đỡ dân giải quyết những điều khó
khăn…
- Cán bộ canh nông thì hợp tác mật thiết với cán bộ địa phương, đi sát với nhân dân, thiết thực
bày vẽ cho dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách chọn giống, ủ phân, làm cỏ, v.v..
Những hội viên các đoàn thể thì phải xung phong thi đua làm, để làm kiểu mẫu cho dân, giúp dân
làm.
IV – Dân vận phải thế nào?
Những người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm.
Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc.
Khuyết điểm to ở nhiều nơi là xem khinh việc dân vận. Cử ra một ban hoặc vài người, mà thường
cử những cán bộ kém rồi bỏ mặc họ. Vận được thì tốt, vận không được cũng mặc. Những cán bộ khác
không trông nom, giúp đỡ tự cho mình không có trách nhiệm dân vận. Đó là sai lầm rất to, rất có hại.
Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo
thì việc gì cũng thành công.
Dân vận là vận động dân, nhưng dân là ai?
Dân có hai nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, dân là những người có gốc lịch sử sống chung trong một nước. Nước là sự kết hợp của ba
nhân tố: một lãnh thổ tương đối rộng, một số lượng người ở trên lãnh thổ đó tương đối đông và có sự quản lý
của một bộ máy Nhà nước. Khái niệm về dân ra đời, gắn với sự ra đời của nước và Nhà nước. Theo nghĩa rộng
này, nếu hiểu về dân Việt Nam, thì mọi người chúng ta, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các
tướng lĩnh… đều là dân Việt Nam. Nhưng khi nói đến “Dân vận”, thì “Dân” ở đây theo nghĩa hẹp. Dân thuộc lớp
người đông đảo nhất trong quan hệ với bộ phận cầm quyền, bộ phận lãnh đạo hoặc quân đội. Ví dụ: Quan hệ
giữa Đảng với dân, giữa Nhà nước với dân, giữa quân với dân... Ý thức “lấy dân làm gốc” đã có từ xa xưa.
“Dân” ở đây cũng theo nghĩa hẹp. Nhà nước tư sản ra đời, cai trị xã hội dựa vào pháp luật, xuất hiện khái niệm
công dân tức là người dân có các tiêu chuẩn về công dân do luật định, không phải người dân nào cũng là công
dân. Nhưng khi nói đến quan hệ giữa Nhà nước tư sản với dân, thì dân phải được hiểu theo nghĩa hẹp, là đối
tượng cai quản của Nhà nước.

Điểm đầu tiên của bài “Dân vận” Bác Hồ viết: “Nước ta là nước dân chủ”. Gọi là nước dân chủ, theo nghĩa chung
là nước được quản lý với một bộ máy Nhà nước mà về hình thức, có khác với Nhà nước chuyên chế độc tài ở
hai đặc trưng:
Một là sự thừa nhận, dân là nguồn gốc của quyền lực, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Hai là việc tuyên bố chính thức nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, trong lúc biểu quyết các vấn đề của Nhà
nước.
Nước nào có bộ máy Nhà nước mang hình thức với hai đặc trưng nêu trên đều là nước dân chủ.
Tuy nhiên, xem xét về Nhà nước không thể chỉ đưa trên hình thức mà phải tìm hiểu về nội dung, về bản chất bên
trong để hiểu được Nhà nước ấy bảo vệ quyền lợi cho ai, cho giai cấp nào? Nếu bảo vệ cho quyền lợi của giai
cấp tư sản thì đó là nước dân chủ tư sản. Quyền lợi của giai cấp tư sản được quy định thành luật rồi buộc mọi
người phải phục tùng những điều luật định. Cho nên việc tuyên bố mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật,
không phải là Nhà nước tư sản bảo vệ sự bình đẳng về quyền lợi của mọi công dân. Coi quyền tư hữu tài sản là
thiêng liêng bất khả xâm phạm chỉ có nghĩa là không được xâm phạm đến quyền bóc lột công nhân lao động của
giai cấp tư sản, vì phần lớn tài sản của giai cấp tư sản đều từ nguồn bóc lột mà có.
“Nước ta là nước dân chủ” vì Nhà nước của Việt Nam ta ra đời sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng 8 năm
1945, về hình thức cũng mang hai đặc trưng như nêu trên. Tuy nhiên “Nước ta là nước dân chủ” là do dân ta làm
chủ. “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
Nhà nước ta “lấy dân làm gốc” là để dân làm chủ, có Đảng lãnh đạo - Dân làm chủ ở nước ta là toàn dân trong
khối đại đoàn kết 54 dân tộc anh em cùng làm chủ. Nội dung luật pháp của nước ta là bảo vệ quyền lợi của toàn
dân trong đó đông đảo là nhân dân lao động chân tay và trí óc, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ở nước ta, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, là pháp luật có nội
dung trên.
Khi nói Nhà nước ta “do dân” là do những người có đủ tư cách công dân bầu ra đại biểu Quốc hội và Hội đồng
Nhân dân các cấp, bộ phận chủ thể trong bộ máy Nhà nước, thể hiện quyền lực của dân trong quản lý xã hội.
Nhưng khi nói Nhà nước là “của dân”, “vì dân” phải hiểu là của toàn dân, vì toàn dân, bao gồm dân các lứa tuổi,
cả những người dân phạm tội, cả người Việt Nam ở nước ngoài.
Đảng ta là Đảng cầm quyền, cầm quyền bằng một hệ thống tổ chức chính trị: Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các
đoàn thể chính trị xã hội đều hướng vào mục tiêu phát huy quyền làm chủ của dân.
Phụ trách dân vận theo Bác Hồ, là toàn bộ các tổ chức trong hệ thống chính trị. “Tất cả cán bộ chính quyền, tất
cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân đều phải phụ trách dân vận... Những hội viên các

đoàn thể thì phải xung phong thi đua làm để làm kiểu mẫu cho dân, giúp dân làm”. Tất cả cán bộ, hội viên...
thuộc các tổ chức trong hệ thống chính trị, phải phụ trách dân vận, nên Bác mới nêu yêu cầu của dân vận là
“Vận động tất cả các lực lượng của mỗi người dân, không để sót một người dân nào...”. Trước nhất là phải tìm
mọi cách giải thích cho mỗi một người hiểu rõ rằng: “Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng
hái làm cho kỳ được” và “lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng
kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Trong các tổ chức của hệ thống chính trị có đảng viên và người
ngoài Đảng, công tác đối với người ngoài Đảng trong các tổ chức này là để xây dựng nội bộ, không phải là làm
công tác dân vận.
Thời còn chính quyền địch áp bức bóc lột dân, Đảng dựa vào dân, vận động dân đấu tranh giành từng miếng
cơm manh áo cho dân. Cán bộ đảng viên để hết tâm trí vào việc dân vận. Nhờ đó, chỉ với 5.000 đảng viên mà
giành được thắng lợi to lớn trong cuộc Cách mạng Tháng Tám. Cuộc kháng chiến chống giặc Pháp, giặc Mỹ
thành công, chủ yếu là Đảng đã tạo được thế trận lòng dân. Sau khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền, có Nhà
nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhà nước ra lệnh cho dân làm, có trường hợp dân không thông nhưng sợ
phép nước cũng phải chịu làm, chịu làm trong tâm trạng bất mãn. Trong Nhà nước còn lẫn số người không tốt,
chèn ép dân ăn hối lộ và lợi dụng sơ hở, ăn cắp của Nhà nước, xài phí tiền của Nhà nước. Tệ quan liêu, tham
nhũng lãng phí ngày càng trầm trọng. Chỉ riêng về nạn ăn hối lộ, dân đã rất giận và khi giận thì than thở nặng lời,
cán bộ đảng viên ta cần biết lắng nghe để thông cảm. Dân than rằng:
“Chém cha cái kiếp làm dân.
Thoát thân trâu ngựa đến phần lót lo.
Lót lo cho tớ béo to.
Ngồi trên lưng chủ ốm o gầy mòn...”
Sau 30 năm đổi mới, có nhiều thành tựu to lớn rất đáng mừng. Tuy nhiên nỗi lo về tệ quan liêu, tham nhũng, lãng
phí còn rất lớn, là loại nội xâm. Chỉ có phát động được dân tham gia đấu tranh quyết liệt thì mới có thể đẩy lùi,
xóa bỏ. Để có dân tham gia và đấu tranh quyết liệt thì phải vận động dân. Dân như nước, có sức nâng thuyền
đẩy thuyền, nhưng cũng có sức lật thuyền. Bất mãn trong lòng dân đi đến tức nước vỡ bờ, sẽ vô cùng nguy hại.
Bài “Dân vận” của Bác đúng là toa thuốc cứu nguy.

×