52
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LÀM RÕ
Trần Văn Trọng
Trường Đại học Phenikaa
Tóm tắt: Bài viết là mợt nghiên cứu tổng quan về hệ thống từ loại trong tiếng Việt dựa trên
kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, đồng thời đi sâu tìm hiểu (từ các nguồn tư liệu khác
nhau) để làm sáng tỏ một số vấn đề về hệ thống từ loại tiếng Việt, phân tích nợi hàm các
khái niệm, làm rõ sự khác biệt trong các quan niệm về từ loại (số lượng, tên gọi và cách
phân loại), đưa ra một số nhận xét, kết luận và đề xuất về vấn đề liên quan. Do khn khở
có hạn của bài viết, tác giả chỉ tập trung vào phân tích hệ thống các hư từ trong tiếng Việt.
Từ khóa: Từ loại, tiếng Việt, vấn đề, nghiên cứu.
Nhận bài ngày 10.2.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.3.2022
Liên hệ tác giả: Trần Văn Trọng; Email:
1. MỞ ĐẦU
Từ loại (còn được gọi là lớp từ, lớp từ vựng, bợ phận câu nói trong ngữ pháp truyền
thống) là những lớp từ có chung bản chất ngữ pháp được biểu hiện thành các đặc trưng thống
nhất dùng làm tiêu chuẩn tập hợp và quy loại các lớp từ. Việc xây dựng hệ thống từ loại tiếng
Việt được hình thành theo hai xu hướng: (1) Xu hướng quy loại vốn từ tiếng Việt mô phỏng
theo hệ thống từ loại các ngôn ngữ châu Âu (tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp...) và (2) xu
hướng nhấn mạnh vào những đặc trưng riêng biệt của tiếng Việt để không thừa nhận hệ
thống từ loại trong tiếng Việt. Do có sự khác biệt trong cách nhìn nhận về đặc trưng của loại
hình ngơn ngữ đơn lập, phân tích tính nên có những quan điểm khác nhau trong việc xác
định vấn đề (có hay khơng) phạm trù từ loại trong tiếng Việt và sự hình thành các hệ thống
từ loại khác nhau. Hiện tại, việc tập hợp và quy loại các lớp từ thường dựa trên những quan
niệm khác nhau về đặc trưng của từ nên các hệ thống từ loại tiếng Việt đã có chưa đạt được
sự nhất trí hồn tồn về số lượng các từ loại, tên gọi chính thức của các lớp từ và cách quy
loại các lớp từ trong hệ thống. Trong phạm vi bài viết - một cơng trình nghiên cứu có tính
chất tổng quan dựa trên kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả về từ loại trong tiếng Việt,
chúng tôi cố gắng làm rõ hơn một số vấn đề liên quan đến hệ thống từ loại tiếng Việt, phân
tích nội hàm các khái niệm, làm rõ sự khác biệt trong quan niệm của các tác giả, đồng thời
đưa ra một số nhận xét, kết luận và đề xuất của mình.
Các hệ thống từ loại trong tiếng Việt
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022
53
Như chúng ta đã biết, tiêu chí phân loại các lớp từ vựng tiếng Việt dựa trên ba cơ sở chủ
yếu: (a) Ý nghĩa khái quát của từ (ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp); (b) khả năng kết
hợp của từ với các từ, ngữ và thành phần khác và (c) chức năng cú pháp của từ trong câu.
Căn cứ vào ý nghĩa từ vựng và chức vụ ngữ pháp, chúng ta có thể phân chia từ loại tiếng
Việt thành hai nhóm lớn: (1) Nhóm các thực từ và (2) nhóm các hư từ. Theo đó, thực từ là
những từ có ý nghĩa từ vựng chân thực, có khả năng đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp trong
câu. Còn hư từ là những từ khơng có ý nghĩa từ vựng chân thực, chúng chỉ có tác dụng kết
nối, khơng tự mình làm thành các thành phần câu.
Theo Ngữ pháp tiếng Việt, Tập I (Diệp Quang Ban & Hoàng Văn Thung. Nxb Giáo dục,
2006), hệ thống từ loại tiếng Việt có 10 mục từ được chia thành hai nhóm lớn: (1) Nhóm
thực từ gờm danh từ, đợng từ, tính từ, số từ, đại từ và (2) nhóm hư từ gờm phụ từ (định từ
và phó từ), kết từ, tiểu từ (trợ từ và tình thái từ). Theo Nguyễn Hờng Cổn Về vấn đề phân
định từ loại trong tiếng Việt (Ngôn ngữ, số 2/2003), hệ thống từ loại tiếng Việt có 12 mục
từ được chia thành 6 cụm: (1) Thể từ gồm danh từ và đại từ; (2) vị từ gồm động từ và tính
từ; (3) định từ gờm lượng từ và chỉ từ; (4) phó từ gờm tiền phó từ và hậu phó từ; (5) kết từ
gồm liên từ và giới từ; (6) tình thái từ gờm trợ từ và tiểu từ. Theo Ngữ văn 6 Tập 1 & 2 (Kết
nối tri thức với cuộc sống. NXB Giáo dục Việt Nam, 2020. Tổng chủ biên: Bùi Mạnh Hùng)
thì hệ thống từ loại tiếng Việt được đưa vào chương trình giảng dạy gồm 4 mục từ cơ bản có
thể phát triển thành cụm từ và làm yếu tố trung tâm trong cụm từ là danh từ, đợng từ, tính
từ, trạng ngữ. Theo Ngữ pháp tiếng Việt (Tài liệu giảng dạy. Khoa Ngữ văn. Đại học Đà
Nẵng, 2008), hệ thống từ loại tiếng Việt có 12 mục từ chia thành hai nhóm: (1) Nhóm thực
từ gờm 5 từ loại là danh từ, đợng từ, tính từ, đại từ, số từ và (2) nhóm hư từ gờm 7 từ loại là
phó từ, lượng từ, quan hệ từ, trợ từ, tình thái từ, chỉ từ, thán từ. Theo Giáo trình ngữ pháp
tiếng Việt (dành cho các trường cao đẳng sư phạm. Bùi Minh Toán - Nguyễn Thị Lương.
NXB Đại học Sư phạm, 2007) thì hệ thống từ loại tiếng Việt gồm 9 mục từ: Danh từ, số từ,
đợng từ, tính từ, đại từ, phụ từ (phó từ, từ kèm), quan hệ từ, tình thái từ.
Trên đây là 5 ng̀n tài liệu chính được sử dụng làm cơ sở để đối chiếu và minh chứng
cho các vấn đề được đề cập trong bài viết này. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng các từ loại,
tên gọi và cách quy loại các lớp từ trong các hệ thống từ loại tiếng Việt của các tác giả không
được dẫn ra ở đây rất đa dạng và muôn sắc màu. Chẳng hạn, liên quan đến tên gọi của các
từ loại, chúng ta có các khái niệm: Bán thực từ, bán hư từ (Panfilov, 1993), từ nối (Đinh Văn
Đức, 2001), từ kèm, từ định chức, từ nghi vấn, từ đệm (Đái Xuân Ninh, 1978), từ nòng cốt,
từ phụ gia, hạn từ (Lưu Vân Lăng, 1998), vị từ, thán từ, loại từ (Hoàng Tuệ, 1982) .v.v...
Liên quan đến cách phân loại, Panfilov chia các lớp từ thành 5 loại lớn gồm thực từ (động
từ, tính từ, danh từ, đại từ nhân xưng), bán thực từ, hư từ, bán hư từ và tiểu từ; Lưu Vân
Lăng chia các lớp từ thành 2 loại lớn gờm từ nịng cốt (danh từ, đại từ, động từ, tính từ) và
từ phụ gia (hạn từ, phó từ, hệ từ). Liên quan đến số lượng các từ loại, Diệp Quang Ban (1989)
chia các lớp từ thành 9 từ loại, Lê Biên (1996) chia các lớp từ thành 9 từ loại, cịn trong hệ
thống từ loại của Bùi Minh Tốn (1992) có 8 thành phần...
Như vậy, có rất nhiều hệ thống từ loại khác nhau tồn tại song song. Số lượng, tên gọi
54
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
các lớp từ trong các hệ thống đó cũng khơng giống nhau. Và theo quan sát của tác giả bài
viết, theo thời gian, các quan niệm về hệ thống từ loại tiếng Việt có xu hướng ngày càng xích
gần nhau hơn, phản ánh đúng thực chất của hệ thống từ loại đang vận hành và được phổ cập
trong tiếng Việt. Tuy nhiên, theo GS.TS Nguyễn Văn Hiệp (2015), có sự nghi ngờ về tính
hợp lý của thuật ngữ loại từ (hay từ loại) trong tiếng Việt. Những từ trước đây được gọi là
loại từ (như con, cái, cục, chiếc, hịn, tấm, bức...) đều có đầy đủ thuộc tính ngữ pháp của
danh từ. Chúng là những danh từ đơn vị, đối lập với những danh từ khối như trâu, bàn, nhà,
sinh viên... và trong mô hình cấu trúc của danh ngữ, danh từ đơn vị là trung tâm chứ không
phải là danh từ khối đi sau nó (ví dụ, cái nhà...). Cũng theo Nguyễn Văn Hiệp (2015), có sự
nghi ngờ về việc phân biệt đợng từ và tính từ dựa trên tiêu chí khả năng kết hợp với những
từ chứng. Đối với động từ, từ chứng là những từ có ý nghĩa thời, thể như đã, đang, sẽ... Cịn
đối với tính từ, từ chứng là những từ chỉ mức độ như rất, hơi, quá, lắm... Trong tiếng Việt,
rất khó phân biệt được động từ và tính từ với tư cách là hai từ loại riêng, mà nên đưa chúng
vào một phạm trù rộng hơn, đó là vị từ. Đến lượt mình, vị từ sẽ được phân chia thành các
loại nhỏ hơn như vị từ hành đợng, vị từ trạng thái, vị từ q trình, vị từ tình thái...
2. NỢI DUNG
Về các hư từ trong tiếng Việt
Các thực từ trong tiếng Việt, về cơ bản, được các tác giả có quan điểm chung khá thống
nhất về số lượng và tên gọi, đó là danh từ, đợng từ, tính từ, số từ, đại từ. Điều này khẳng
định vai trò và chức năng ngữ pháp của các thực từ trong tiếng Việt đã được xác định rõ,
được thừa nhận rộng rãi và là những thành phần rất quan trọng, ổn định trong câu. Vì vậy,
trong bài viết này, chúng tơi sẽ khơng đi sâu nghiên cứu nhóm thực từ, mà tập trung vào việc
phân tích nhóm các hư từ để làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến lớp từ này.
2.1. Giới thiệu tổng quan về các hư từ trong tiếng Việt
Như đã trình bày ở trên, liên quan đến nhóm các hư từ hiện cịn tồn tại một số vấn đề
cần được làm sáng tỏ như tên gọi của một số từ loại (có nhiều cách gọi khác nhau), cách
phân loại chúng, nội hàm các khái niệm, sự khác biệt và mối quan hệ giữa những tên gọi hay
cách gọi tên khác nhau ấy. Để tiện cho việc đối chiếu, chúng tôi xin dẫn ra các định nghĩa
chung về các từ loại thuộc nhóm hư từ (theo Diệp Quang Ban, Hoàng Hữu Thung và các tác
giả khác).
1/ Định từ biểu thị quan hệ về số lượng với sự vật được nêu ở danh từ, đi kèm danh từ
với chức năng làm thành tố phụ trong cụm danh từ gồm “những, các, một, mỗi, từng, mọi,
cái, mấy...”.
2/ Lượng từ là những từ biểu thị quan hệ về số luợng với sự vật được nêu ở danh từ,
thường dùng kèm với danh từ, làm thành tố phụ trong cụm danh từ với “những, các, một,
mọi, mỗi, từng...”.
3/ Chỉ từ là những từ trỏ nơi chốn, thời điểm xác định (định vị về thời gian và khơng
gian), có cách gọi khác là đại từ chỉ định (Lê Biên), đại từ xác chỉ (Diệp Quang Ban & Hoàng
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022
55
Văn Thung). Chỉ từ làm thành phần phụ trong cụm danh từ, có thể làm trạng ngữ hoặc chủ
ngữ trong câu với “này, đây, đấy, đó, ấy, kia, kìa...” và “bây giờ, giờ, nãy...”.
4/ Phó từ là hư từ thường đi kèm với thực từ (động từ, tính từ), biểu thị ý nghĩa về quan
hệ giữa quá trình và đặc trưng với thực tại, ý nghĩa về cách thức nhận thức và phản ánh các
quá trình và đặc trưng trong hiện thực. Hệ thống các phó từ gờm có phó từ chỉ thời gian với
“đã, sẽ, sắp, đang...”; so sánh với “cũng, đều, cùng, lại...”; chỉ trình độ với “rất, lắm,
quá...”; khẳng định - phủ định với “không, chẳng, chưa...”; sai khiến với “hãy, đừng,
chớ...”; chỉ kết quả với “mất, được, đi...”; chỉ tần số với “thường, hiếm, luôn...”; chỉ tác
động với “cho” và tình thái với “chợt, bỗng, ắt, nhất định...”.
5/ Trạng từ (cịn gọi là phó từ) dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ, trạng từ khác hay
cho cả câu, biểu thị cách thức hành động, diễn tả một trạng thái, sự chuyển động hay sự biến
đối cụ thể về nơi chốn, thời gian, dùng để so sánh, có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối câu gồm
trạng từ chỉ cách thức, chỉ thời gian, chỉ tần suất, chỉ nơi chốn, chỉ mức độ, chỉ số lượng,
trạng từ nghi vấn, liên hệ... với “đã, sẽ, sắp, cũng, đều, không, chẳng, hãy, đừng, mất, được,
thường, hiếm, luôn, bỗng, nhất định...”.
6/ Kết từ biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa các khái niệm và đối tượng được phản ánh, là
dấu hiệu biểu thị quan hệ cú pháp giữa các từ thực (và hư từ) một cách tường minh, được
dùng để nối kết các từ, các kết hợp từ, câu và đoạn văn có quan hệ cú pháp. Kết từ gờm (1)
kết từ chính phụ dùng để nối kết thành tố phụ vào thành tố chính với “của, bằng; do, vì, tại,
bởi; để...” và (2) kết từ đẳng lập chỉ quan hệ đẳng lập, dùng để kết nối từ, ngữ, đoạn câu...
với “và, với, cùng; hay, hoặc; là, thì...”.
7/ Quan hệ từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ, các cụm từ, bộ phận câu, khơng
có ý nghĩa từ vựng, chỉ thuần túy mang ý nghĩa ngữ pháp, không làm thành tố trung tâm
trong cụm từ, được dùng để nối kết các từ, các kết hợp từ, các câu, các đoạn văn với nhau,
khơng làm thành phần chính trong câu, gờm (a) quan hệ từ chính phụ với “của, bằng, do, vì,
bởi, tại, để, về, tới, từ, trong, ngồi...” và (b) quan hệ từ đẳng lập với “và, với, cùng, hay,
hoặc, là, thì...”. Giới từ thường không được phân biệt rạch rịi với liên từ nên hai từ loại này
có xu hướng được gộp chung vào quan hệ từ.
8/ Giới từ thể hiện sự liên quan giữa các từ loại trong câu, được dùng để đánh dấu quan
hệ chính phụ, kết nối các ngữ đoạn có tính chất chính phụ. Một thuộc tính quan trọng khiến
cho giới từ khác biệt với liên từ chính là khả năng đánh dấu các vai nghĩa - đánh dấu quan
hệ chính phụ. Giới từ có (a) giới từ chính danh và (b) giới từ do danh từ, vị từ chuyển loại
mà thành với “của, bằng, do, vì, bởi, để, về, tới, từ, trong, ngồi...”.
9/ Liên từ biểu đạt quan hệ ngữ nghĩa, nối kết các ngữ đoạn (ngữ, cấu trúc đề - thuyết,
câu) có tính chất đẳng lập với nhau, khơng đảm nhiệm vai trị đánh dấu vai nghĩa với chức
năng nổi bật là nối kết các ngữ đoạn, các câu... với “và, với, cùng, hay, hoặc, thì, là...”. (là
còn được gọi là hệ từ - thành phần trong cụm danh ngữ làm vị ngữ câu).
10/ Tiểu từ là từ biểu thị ý nghĩa quan hệ giữa chủ thể phát ngôn hoặc phát ngôn với nội
dung phản ánh. Tiểu từ được dùng trong câu với chức năng biểu thị các ý nghĩa quan hệ có
56
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐƠ HÀ NỘI
tính tình thái ở bậc câu và văn bản, bao gồm trợ từ và tình thái từ với “thì, là, mà, à, ư, chứ,
hử, hả, dạ, ơi, ạ...”.
11/ Trợ từ biểu thị ý nghĩa tình thái bằng cách nhấn mạnh vào từ, kết hợp từ, một chi
tiết nào đó hoặc để biểu thị sự đánh giá của người nói đối với một sự tình trong câu, khơng
có khả năng làm trung tâm trong cụm từ, khơng có khả năng làm thành phần câu, có vị trí
tương ứng với chỗ ngừng/ngắt đoạn trong phát ngơn câu và có tác dụng phân tách các thành
phần câu với “thì; là; mà; ngay cả; đúng là; nhất là; thật ra, thực ra...”.
12/ Tình thái từ là tiểu từ dùng để biểu thị ý nghĩa tình thái giúp người nói có thể bày tỏ
được những sắc thái tình cảm và thái độ đối với người nghe hoặc nội dung câu nói, có tác
dụng phân tách ranh giới các thành phần câu, tạo dạng thức các kiểu câu theo mục đích phát
ngơn như để hỏi với “à, ư, chứ, hử, hả, không, phỏng...”; thể hiện mệnh lệnh, cầu khiến với
“đi, với, nhé, nào, thôi...”; biểu thị cảm xúc với “à, á, vậy, kia, cơ mà, hử, ...ôi, ối, ái, ồ, ái
chà, ô hay...”; dùng gọi đáp với “à, vâng, này, dạ, ơi, ạ...” và có thể đứng riêng làm thành
câu đặc biệt.
13/ Thán từ biểu hiện cảm xúc, biểu lộ trực tiếp thái độ, tình cảm chủ quan của chủ thể
phát ngơn, khơng có mối liên hệ hình thức với từ đứng trước hoặc sau chúng, vừa có vai trị
như một từ, vừa có vai trị tương đương với một câu và có thể đứng độc lập như một câu đơn
đặc biệt, có thể dùng kết hợp với các từ khác với “ồ, ôi, chao ôi, trời đất ơi...”.
14/ Cặp quan hệ từ là những quan hệ từ dùng để nối các vế trong một câu với nhau gồm
4 loại cặp quan hệ từ là (a) cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả với “vì...
nên, do... nên, nhờ... mà...”; (b) cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả, điều kiện
- kết quả với “nếu... thì, hễ... thì,...”; (c) cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản với
“tuy... nhưng, mặc dù... nhưng..”; (d) cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến với “ khơng
những... mà cịn, khơng chỉ... mà cịn...”.
15/ Cặp từ hơ ứng là những cặp phó từ, chỉ từ, hay đại từ thường đi đôi với nhau và hay
dùng để nối vế trong các câu ghép với “vừa...đã...; đâu... đấy...; sao... vậy...”.
2.2. Một vài nhận xét về các hư từ trong tiếng Việt
1/ Qua các định nghĩa về các hư từ (mục 2.1), chúng ta nhận thấy, giữa các từ loại như
kết từ - quan hệ từ - giới từ - liên từ có một số điểm tương đồng và khác biệt. Cụ thể, có thể
thấy, kết từ và quan hệ từ về cơ bản thuộc về khái niệm có chung một nội hàm liên quan đến
một lớp từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt (xét về ý nghĩa và chức năng ngữ pháp của chúng
trong câu). Trong khi đó, giới từ và liên từ là các từ loại khơng có khả năng thực hiện đầy
đủ (hay chỉ thực hiện được một phần) các chức năng mà quan hệ từ và kết từ đảm nhiệm
(giới từ dùng để kết nối các ngữ đoạn có tính chất chính phụ, cịn liên từ thì nối kết các ngữ
đoạn mang tính chất đẳng lập). Mặt khác, giới từ lại thường không được hoặc không thể
phân biệt rạch ròi với liên từ nên hai từ loại này có xu hướng được gộp chung vào một đơn
vị là quan hệ từ hay kết từ. Như vậy, có thể dùng thuật ngữ quan hệ từ hoặc kết từ với tư
cách là một từ loại độc lập trong hệ thống, hoặc phải sử dụng song song cả hai thuật ngữ giới
từ và liên từ để thay thế và thực hiện chức năng tương tự mà quan hệ từ và kết từ đảm nhiệm.
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022
57
2/ Trong hệ thống từ loại tiếng Việt của một số tác giả (ví dụ, Diệp Quang Ban & Hồng
Văn Thung, Nguyễn Hờng Cổn) có sự khác biệt về cách phân loại giữa tiểu từ, trợ từ và tình
thái từ (mục 1.2). Vậy, giữa trợ từ, tiểu từ và tình thái từ có gì đồng nhất, khác biệt và cần
phải phân cấp chúng như thế nào cho hợp lý? Liên quan đến trợ từ, trong tiếng Việt có sử
dụng một thuật ngữ mang tên từ nối ý hay biểu thức nối ý. Từ nối ý là một cấu trúc chêm (có
thể thay đổi vị trí ở trong câu), khơng gắn bó với phần cịn lại của câu và về nội dung và hình
thức là một thành ngữ (Phan Ngọc, 1995). Như vậy, có thể coi từ nối ý là một lớp từ tương
đồng với trợ từ. Căn cứ vào định nghĩa, cả ba từ loại tiểu từ, trợ từ, tình thái từ đều có điểm
chung là biểu thị ý nghĩa tình thái và thể hiện quan hệ, thái độ, những sắc thái tình cảm của
người nói đối với người nghe hoặc nội dung câu nói. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, hiện
vẫn còn những quan niệm khác nhau đối với ba từ loại này giữa một số tác giả. Theo chúng
tơi, có thể cho rằng cả trợ từ và tình thái từ, về hình thức, đều là những tiểu từ (khái niệm
chung chỉ lớp từ phụ trong câu, không tham gia vào cấu trúc nòng cốt, được dùng trong câu
với chức năng biểu thị các ý nghĩa quan hệ có tính tình thái).
Trợ từ nhấn mạnh vào từ, kết hợp từ để biểu thị sự đánh giá của người nói đối với một
sự tình trong câu, có tác dụng phân tách các thành phần câu. Cịn tình thái từ biểu thị ý nghĩa
tình thái, có tác dụng phân tách các thành phần câu và tạo dạng thức các kiểu câu theo mục
đích phát ngơn. Như vậy, trợ từ và tình thái từ là hai lớp từ có tư cách tương đối độc lập (có
chức năng ngữ pháp riêng) trong hệ thống các từ loại tiếng Việt. Còn tiểu từ trong hệ thống
các từ loại là khái niệm chung, là một mục từ bao gờm trợ từ và tình thái từ.
3/ Trong một số hệ thống từ loại tiếng Việt có một lớp từ mang tên thán từ, trong khi
những hệ thống khác lại không thấy đề cập đến từ loại này. Vậy thán từ có mối liên hệ như
thế nào với tình thái từ, trợ từ và tiểu từ? Theo định nghĩa (mục 2.1), có thể xem thán từ là
một thể loại của tiểu từ (như trợ từ và tình thái từ). Giữa thán từ và trợ từ có điểm tương
đờng (đều biểu thị ý nghĩa tình thái) và khác biệt (trợ từ có tác dụng phân tách các thành
phần câu, cịn thán từ có thể đứng độc lập như một câu đơn đặc biệt). Như vậy, có thể coi
thán từ và trợ từ là hai lớp từ tương đối độc lập với nhau. Cịn giữa thán từ và tình thái từ có
rất nhiều điểm tương đờng (cả hai đều biểu thị thái độ, sắc thái tình cảm của người nói, có
tác dụng phân tách ranh giới các thành phần câu và có thể đứng riêng làm thành câu đặc
biệt). Sự khác biệt duy nhất là ở chỗ, tình thái từ đại diện cho một lớp từ lớn hơn và có khả
năng tạo dạng thức các kiểu câu theo mục đích phát ngôn (như để hỏi, mệnh lệnh, cầu khiến,
cảm xúc, gọi đáp,...). Vậy có thể xem thán từ là một bộ phận cơ hữu của tình thái từ và nên
ghép thán từ vào thành phần của tình thái từ để đơn giản hóa hệ thống từ loại tiếng Việt.
4/ Về mối quan hệ và cách phân loại giữa định từ, lượng từ và chỉ từ, căn cứ vào định
nghĩa về chúng (mục 2.1), có thể nhận thấy, định từ và lượng từ về cơ bản đều biểu thị quan
hệ về số lượng với sự vật được nêu ở danh từ, đi kèm danh từ với chức năng làm thành tố
phụ trong cụm danh từ. Còn chỉ từ là những từ trỏ nơi chốn, thời điểm xác định (định vị về
thời gian và không gian), làm thành phần phụ sau trong cụm danh từ, có thể làm trạng ngữ
hoặc chủ ngữ trong câu. Chỉ từ cịn có một vài cách gọi khác là đại từ chỉ định (Lê Biên,
1998), đại từ xác chỉ (Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung, 2006).
58
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐƠ HÀ NỘI
Như vậy, có thể coi định từ và lượng từ là hai khái niệm/ hai lớp từ tương đương nhau
(về ý nghĩa và chức năng ngữ pháp) và là hai từ loại độc lập trong hệ thống từ loại tiếng Việt.
Còn chỉ từ lại thuộc một lớp từ khác có vai trị, ý nghĩa và chức năng ngữ pháp khác biệt so
với định từ và lượng từ, và cũng có tư cách là một thành phần độc lập trong hệ thống từ loại
tiếng Việt. Tuy nhiên, có tác giả (Diệp Quang Ban và Hồng Văn Thung, 2006) lại đưa từ
loại này vào lớp đại từ chỉ định (cụ thể là đại từ xác chỉ), cịn một tác giả khác (Nguyễn
Hờng Cổn, 2003) lại chuyển chỉ từ vào lớp định từ (định từ gờm có lượng từ và chỉ từ).
Trong khi đó, những tác giả khác thì lại coi chỉ từ là một lớp từ độc lập trong hệ thống từ
loại tiếng Việt.
3. KẾT LUẬN
1/ Như đã nói ở trên, theo thời gian, các tiêu chí phân chia từ loại trong tiếng Việt được
bổ sung ngày một đầy đủ và chặt chẽ hơn. Cho đến nay, quan điểm của các tác giả về căn cứ
phân loại, số lượng, tên gọi, bản chất của các từ loại, về cơ bản, có sự thống nhất tương đối
và việc phân chia các tiểu loại cũng đã xích gần nhau hơn. Tuy nhiên, qua những gì đã trình
bày ở phần trên (mục 1.2, 2.1) chúng ta nhận thấy, hiện vẫn còn khá nhiều khác biệt trong
các hệ thống từ loại tiếng Việt.
2/ Theo trình bày (mục 1.2) về 05 hệ thống từ loại tiếng Việt, số lượng các từ loại trong
các hệ thống này là không đồng nhất. Chẳng hạn, theo “Ngữ pháp tiếng Việt” (Diệp Quang
Ban và Hoàng Văn Thung, 2006), hệ thống từ loại tiếng Việt có 10 mục từ; theo tác giả
Nguyễn Hồng Cổn (Ngôn ngữ, số 2/2003), hệ thống từ loại tiếng Việt có 12 mục từ; theo
“Ngữ văn 6” (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, 2020) chỉ đề cập 04 mục từ trong hệ thống
từ loại tiếng Việt; theo tài liệu Ngữ pháp tiếng Việt (Khoa ngữ văn ĐH Đà Nẵng, 2008), hệ
thống từ loại tiếng Việt có 12 mục từ; theo Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt (Bùi Minh Tốn
& Nguyễn Thị Lương, 2007) thì hệ thống từ loại tiếng Việt gồm 9 mục từ. Như vậy, sự
không đồng nhất này có thể do có sự khác biệt trong quan niệm về tiêu chuẩn phân loại, căn
cứ phân loại và bản chất của từ loại, cũng như mục đích biên soạn tài liệu (cho các đối tượng
và yêu cầu khác nhau)...
3/ Cách gọi tên các từ loại trong các hệ thống nêu trên có những khác biệt nhất định. Ví
dụ, liên quan đến nhóm thực từ, tên gọi các lớp đợng từ - tính từ - vị từ thường được sử dụng
theo hai cách: Phần lớn các tác giả dùng tên gọi phổ biến là đợng từ, tính từ nhưng một số
người lại sử dụng thuật ngữ vị từ. Liên quan đến nhóm hư từ, có thể, do quan niệm chưa
thống nhất nên việc xác định vai trò, chức năng và ý nghĩa ngữ pháp của hư từ chưa thật rõ
ràng, dứt khốt. Điều này dẫn đến việc tờn tại những cách gọi khác nhau gán cho cùng một
đối tượng như trạng từ - phó từ; quan hệ từ - kết từ - hệ từ - giới từ - liên từ; định từ - chỉ từ
- lượng từ; tiểu từ - trợ từ - tình thái từ - thán từ,... Chẳng hạn, thay vì dùng phó từ, có tác
giả dùng trạng từ; thay vì dùng khái niệm kết từ một số tác giả sử dụng thuật ngữ quan hệ
từ, hệ từ, liên từ, giới từ; thay vì dùng định từ, có tác giả lại sử dụng lượng từ, chỉ từ; thay vì
dùng tiểu từ, có tác giả lại sử dụng thuật ngữ trợ từ, tình thái từ hay thán từ,...
4/ Phần lớn các tác giả đều phân chia hệ thống từ loại tiếng Việt thành hai nhóm lớn là
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 58/2022
59
nhóm thực từ và hư từ. Tuy nhiên, cách phân chia các lớp từ trong các nhóm của các tác giả
có những điểm khác biệt nhất định. Chẳng hạn, theo Nguyễn Hồng Cổn (Ngôn ngữ, số
2/2003), tình thái từ gờm có trợ từ và tiểu từ, định từ gờm có lượng từ và chỉ từ; vị từ gờm
có đợng từ và tính từ. Trong khi đó, theo Diệp Quang Ban và Hồng Văn Thung (Ngữ pháp
tiếng Việt, 2006) thì, tiểu từ gờm có trợ từ và tình thái từ; phụ từ gờm có định từ và phó từ,...
Ngồi ra, một số tác giả cịn sử dụng cặp quan hệ từ và cặp từ hô - ứng như những lớp từ có
vị trí độc lập, trong khi đó người khác lại đưa chúng vào trong mục kết từ. Có thể hiểu sự
khác biệt về cách phân tách các lớp từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt là do nhận thức, cách
tiếp cận hoặc bị chi phối bởi những mục đích khác nhau.
Mợt vài đề xuất
1/ Qua những phân tích ở trên, để thống nhất các quan niệm về hệ thống từ loại, cách
gọi tên và cách phân chia các lớp từ trong hệ thống (theo xu hướng chung của ngữ pháp
truyền thống), theo thiển nghĩ của chúng tơi, nên nhất thể hóa hệ thống từ loại tiếng Việt
thành hai nhóm a/ Nhóm thực từ có danh từ, đợng từ, tính từ, số từ, đại từ. b/ Nhóm hư từ
có phó từ, định từ, kết từ, trợ từ, tình thái từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng.
2/ Về số lượng các từ loại, để phản ánh đúng thực tế hệ thống từ loại tiếng Việt đang
vận hành, nên áp dụng hệ thống gồm 12 từ loại. Về tên gọi các từ loại, nên dùng các khái
niệm đã nêu trên (danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phó từ, định từ, kết từ, trợ từ, tình
thái từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng). Đây là những cách gọi phổ biến (nhiều người đã và
đang sử dụng), dễ hiểu, ít gây nhầm lẫn (và dễ dàng được chấp nhận).
3/ Không nên dùng thuật ngữ lượng từ vì nó có thể gây nhầm lẫn với số từ (chỉ số lượng);
không nên dùng khái niệm giới từ, liên từ và thay chúng bằng kết từ bởi ranh giới giữa giới
từ, liên từ không phải bao giờ cũng rõ ràng, tách bạch; không nên dùng thuật ngữ tiểu từ vì
đó là lớp từ chung chỉ các từ loại như trợ từ, tình thái từ; khơng nên dùng thuật ngữ quan hệ
từ vì nó có thể gây nhầm lẫn với các cặp quan hệ từ; không nên dùng khái niệm chỉ từ mà
gọi là đại từ chỉ định và đưa vào mục đại từ; khơng nên dùng tên gọi thán từ vì từ này thuộc
lớp tình thái từ.
Thay cho tiểu kết
Hiện cịn những ý kiến, cách nhìn nhận và quan niệm khác nhau liên quan đến hệ thống
từ loại trong tiếng Việt (về số lượng, định danh và phương thức phân loại). Trong quá trình
nghiên cứu, dường như các tác giả có ý tránh phản biện một cách trực diện những quan điểm
khác biệt hoặc đối lập, mà chỉ cố gắng đưa ra hệ thống của riêng mình (tất nhiên, có tham
khảo). Tình hình trên dẫn đến hiện tượng, mặc dù ngành Việt ngữ học đã đạt được những
thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu nhưng vấn đề nhất thể hóa hay chuẩn hóa hệ
thống từ loại trong tiếng Việt vẫn còn bỏ ngỏ và chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế,
chưa có một hội đờng khoa học cấp nhà nước hay một cơ quan nghiên cứu nào đủ năng lực,
uy tín và thẩm quyền để đưa ra phán quyết cuối cùng mang tính quyết định cho một hệ thống
từ loại chuẩn (về tên gọi, số lượng, cách phân chia) trong tiếng Việt để làm căn cứ cho việc
giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng. Hy vọng sẽ có những nghiên cứu chuyên sâu, đầy đủ và
60
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐƠ HÀ NỘI
tồn diện hơn nữa làm cơ sở cho việc chuẩn hóa hay nhất thể hóa hệ thống từ loại trong tiếng
Việt, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở” như đã từng xảy ra. Tuy nhiên, theo quan sát của
chúng tôi, trong hơn chục năm trở lại đây, chưa thấy xuất hiện một cơng trình nghiên cứu
lớn đáng kể nào về từ loại học trong tiếng Việt. Phải chăng, vấn đề này đã có thể khép lại?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (2006), Ngữ pháp tiếng Việt, Tập 1, Nxb. Giáo dục.
2. Nguyễn Hồng Cổn (2003), “Về vấn đề phân định từ loại trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngơn ngữ, số
2/2003.
3. Bùi Mạnh Hùng (2020), Ngữ văn 6. Tập 1 & 2 (Kết nối tri thức với cuộc sống), Nxb. Giáo dục
Việt Nam.
4. Đại học Đà Nẵng (2008), Ngữ pháp tiếng Việt, Tài liệu giảng dạy Khoa Ngữ văn.
5. Bùi Minh Tốn, Nguyễn Thị Lương (2007), Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt (sách dành cho các
trường cao đẳng sư phạm), Nxb. Đại học Sư phạm.
6. Nguyễn Văn Hiệp (2015), “Ngôn ngữ học Việt Nam 30 năm đổi mới và phát triển”, Tạp chí Ngơn
ngữ, số 8-9/2015.
7. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt. Từ loại, Nxb. Đại học Quốc gia.
8. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. Giáo dục.
9. Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ tiếng Việt. Từ loại, Nxb. KHXH.
10. Hoàng Tuệ (1982), Tuyển tập ngơn ngữ học, Nxb. ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.
11. Lưu Vân Lăng (1998), Ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb. KHXH.
12. Panfilov V.X. (1993), Cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. ĐHGQ Xanh Peterburg.
13. Phan Ngọc (1995), Cách dịch từ nối ý trong văn bản, Tuyển các bài viết về đề tài dịch, Trường
Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.
A STUDY ON ISSUES OF VIETNAMESE WORD CLASSIFICATION
Abstract: The article is an overview study on the Vietnamese word classification, review
the research results from authors, clarify more about some Vietnamese word classification
and research results from the authors and different document sources, analyze the
connotation of word classification concepts, try to clarify the differences in the concepts of
Vietnamese word classification (number, names and ways of classifying word
classifications in the Vietnamese language system). This paper also provides some
comments, conclusions and suggestions on the issue. The article also focuses on lexical
and non-lexical words in Vietnamese. This article is aimed at people who are learning
Vietnamese and studying Vietnamese, especially Vietnamese language.
Keywords: Word classification, Vietnamese, issues, research.