Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bằng sự hiểu biết của mình về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh em hãy làm rõ ý kiến sau Với Sang thu Hữu Thỉnh đã làm mới cho thơ thu Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.14 KB, 2 trang )

Bằng sự hiểu biết của mình về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, em
hãy làm rõ ý kiến sau:
“Với Sang thu, Hữu Thỉnh đã làm mới cho thơ thu Việt
Nam”
Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau, tập trung làm rõ
cái mới cũng là nét riêng độc đáo trong Sang thu của Hữu Thỉnh về
hình thức thể hiện và nội dung cảm xúc. Cụ thể nêu các ý cơ bản sau:
- Cảm hứng về mùa thu từng tạo nên những kiệt tác nghệ thuật,
những áng thơ bất hủ. Cũng như thơ viết về mùa thu nói chung . Sang
thu là sự hoài cảm, luyến tiếc, bâng khuâng về những gì đã đi qua và
ngỡ ngàng, xao xuyến trước những gì đang tới.
Sang thu mang nét cổ điển và đượm hồn dân tộc nhưng vẫn chứa
đựng nét riêng độc đáo góp phần làm mới cho thơ thu.
- Đề tài: Viết về mùa thu nhưng là ghi lại cảm nhận của tác giả trong
khoảnh khắc giao mùa.
- Dáng vẻ, thần thái rất riêng của Sang thu: Thơ viết về mùa thu sử
dụng nhiều ước lệ, dáng vẻ thần thái mùa thu thường có nét tiêu sơ. Nét
tiêu sơ ấy ta không thấy ở Sang thu. Cảnh trong Sang thu thu đẹp, vẻ đẹp
dịu dàng, trong sáng, tự nhiên không xơ xác, tiêu điều.
- Nét riêng trong thi liệu, hình ảnh: Thi liệu, hình ảnh ở Sang thu
vẫn có những ước lệ (sương thu, gió thu, sông thu, chim, mây...) nhưng
đã được sử dụng một cách sáng tạo (sương chùng chình, sông dềnh
dàng, mây vắt nửa mình sang thu). Nhờ cách kết hợp từ ngữ đặc biệt,
các hình ảnh có sức gợi cảm hơn, có hồn hơn. Hữu Thỉnh đã làm mới
những thi liệu về mùa thu cũng như làm mới cho thơ thu.
(chú ý hình ảnh “đám mây...vắt nửa mình” sang thu: lấy cái hữu hình
để diễn tả cái vô hình, một nét thu duyên dáng, tài hoa)
+ Có hình ảnh ta bắt gặp lần đầu trong thơ viết về mùa thu: Hương ổi
chút hương nồng nàn, quen thuộc của quê hương Việt Nam làm cho



Sang thu vừa đượm hồn dân tộc vừa có vẻ rất riêng, rất mới lạ không
giống với các bài thơ thu khác. ( so sánh với thi liệu thường gặp trong
thơ thu: Hoa cúc, cây ngô đồng, rừng phong, hương cốm…)
- Nét riêng của ngôn ngữ: Sang thu sử dụng nhiều từ ngữ giàu cảm
giác để diễn tả sự biến đổi tinh tế của tạo vật và hồn người sang thu:
Những từ được lúc, bắt đầu, vẫn-đã, bớt...diễn tả trạng thái mới bắt đầu,
thể hiện sự quan sát, trực cảm tinh tế thiên nhiên trong khoảnh khác giao
mùa. Các từ bỗng, hình như gợi được cái bâng khuâng, xao xuyến của
hồn người sang thu. Nó cho thấy Hữu Thỉnh không chỉ quan sát mà còn
cảm nhận bằng tất cả các giác quan, lắng nghe bước đi của mùa thu bằng
cả tâm hồn.
- Mạch vận động của hình tượng và cảm xúc trong bài thơ cũng có
nét rất riêng:
+ Lúc đầu là tín hiệu báo mùa, đến cảnh trời đất chuyển mình và đi
vào những biến đổi âm thầm trong tạo vật. Không gian vận động từ nhỏ
hẹp lên cao rộng hơn, từ không gian nơi vườn ngõ đến không gian mây
trời, sông nước mênh mang, và cuối cùng là không gian tâm tưởng, từ
ngoại cảnh vào chiều sâu nội tâm.
+ Tình thu: từ ngỡ ngàng đến say sưa, có chút bâng khuâng xao
xuyến và sau cùng là trầm ngâm, suy ngẫm. (Hình ảnh ở khổ thơ cuối
chứa đựng hàm ý: con người từng trải, bình thản đón nhận những vang
động, biến đổi của cuộc đời,)
=> Cùng viết về một đề tài tưởng chừng như vô cùng quen thuộc những
Hữu Thỉnh đã thổi hồn vào hình ảnh, ngôn ngữ và đặc biệt là gửi gắm tất
cả tình yêu quê hương, yêu mùa thu vào tác phẩm nên « Sang thu »
mang nét rất riêng và góp phần làm mới cho thơ thu Việt Nam.




×