Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hồ Chí Minh - khác biệt trong hướng đi, cách đi và lựa chọn con đường cứu nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.02 KB, 3 trang )

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3

HỒ CHÍ MINH - KHÁC BIỆT TRONG HƯỚNG ĐI, CÁCH ĐI
VÀ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
Nguyễn Như Quảng
Khoa lý luận chính trị - Trường Đại học Thủy lợi, email:

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và
đặt ách thống trị lên dân tộc Việt Nam. Với
truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân dân ta
đã đứng lên đấu tranh chống lại thực dân
Pháp giành lại độc lập dân tộc bằng nhiều
con đường và hình thức khác nhau nhưng đều
thất bại. Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX rơi vào khủng hoảng, bế tắc về
con đường cứu nước. Trong bối cảnh ấy, Hồ
Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước với một
hướng đi, cách đi và lựa chọn một con đường
cứu nước khác biệt so với những nhà yêu nước
đương thời với mục tiêu giành độc lập, tự do
cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài báo sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng và phương pháp duy vật lịch sử;
phương pháp lơgíc và lịch sử,…
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Bối cảnh lịch sử Hồ Chí Minh ra đi


tìm đường cứu nước
3.1.1. Bối cảnh lịch sử thế giới
Chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự
do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (đế
quốc chủ nghĩa). Chủ nghĩa đế quốc đi xâm
chiếm các nước kém phát triển hình thành
nên các nước thuộc địa. Cách mạng tháng
Mười Nga thành công năm 1917, mở ra một
thời đại mới và ảnh hưởng sâu sắc đến phong
trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc
địa.Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản ra đời,
kể từ đây phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động có một tổ

chức lãnh đạo đấu tranh chống kẻ thù chung
là chủ nghĩa đế quốc thực dân.
3.1.2. Bối cảnh lịch sử trong nước
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm
lược và đặt ách thống trị lên đất nước ta.
Dưới sự cai trị của thực dân Pháp, xã hội
nước ta có sự biến chuyển và phân hóa sâu
sắc. Trong xã hội nổi lên mâu thuẫn giữa
toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp
xâm lược là mâu thuẫn chủ yếu nhất. Nhân
dân ta với truyền thống yêu nước đã đứng lên
đấu tranh chống thực dân Pháp bằng những
con đường và hình thức cứu nước khác nhau
nhưng đều thất bại. Cách mạng Việt Nam lúc
này lâm vào bế tắc, khủng hoảng về đường
lối cứu nước. Thực tiễn đặt ra yêu cầu, cách

mạng Việt Nam muốn giành thắng lợi phải đi
theo một con đường mới.
3.2. Khác biệt về hướng đi, cách đi và
lựa chọn con đường cứu nước giải phóng
dân tộc
3.2.1.Khác biệt về hướng đi, cách đi tìm
đường cứu nước giải phóng dân tộc
Hồ Chí Minh với tinh thần u nước
,thương dân vơ hạn. Vì vậy, trên hành trình
tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh ln xác
định phải tìm một con đường vừa giải phóng
dân tộc, nhưng vừa mang lại tự do, hạnh phúc
cho nhân dân. Người đã từng nói: “nước độc
lập mà dân khơng hưởng hạnh phúc tự do, thì
độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”1 và người
dân chỉ hiểu rõ giá trị thực sự của độc lập khi
“ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
hành”. Đó là tiền đề, để Hồ Chí Minh sàng lọc,
lựa chọn con đường, giải pháp tốt nhất cho dân
tộc Việt Nam.
1

. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2011, tr.64.

267


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3


Khác biệt với các nhà yêu nước tiền bối và
trào lưu cứu nước lúc bấy giờ của dân tộc
Việt Nam, Nguyễn Tất Thành đã chọn cho
mình một hướng đi mới là “Tây du”. Có thể
thấy rằng, Hồ Chí Minh sang phương Tây
không phải là một sự ngẫu nhiên, mà là một
sự lựa chọn có chủ đích. Sau này, Người kể
lại với nhà văn Liên Xơ, Ơxíp Manđenxtam
rằng: “Khi tơi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên
tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình
đẳng, Bác ái… tơi rất muốn làm quen với nền
văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn
đằng sau những chữ ấy… Tơi quyết định tìm
cách đi ra nước ngoài”2 .
Khi sang phương Tây, đất nước mà Hồ
Chí Minh đặt chân đầu tiên lên đó chính
nước Pháp. Có thể thấy rằng, nước Pháp lúc
bấy giờ khơng chỉ là nước trực tiếp đơ hộ
Việt Nam, mà cịn là trung tâm chính trị sơi
động nhất thế giới, một đất nước có truyền
thống cách mạng. Paris là một trung tâm văn
hóa, chính trị của châu Âu và thế giới, là cái
nơi của phong trào vơ sản thế giới. Ngồi ra,
Pari cũng là trung tâm liên minh thế giới của
bọn đế quốc chủ nghĩa. Ở nước Pháp lúc này
tập trung rất nhiều người Việt Nam sinh
sống. Trên quê hương của những kẻ thực dân
đang cai trị dân tộc mình, sau này, Người đã
tìm ra con đường mới để cứu nước, cứu dân
đó là: con đường cách mạng vơ sản, đi theo

ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách
mạng Tháng Mười Nga. Mặt khác, Hồ Chí
Minh ra đi tìm đường cứu nước với một bản
lĩnh lớn, Người đã đi hầu khắp thế giới, phải
lao động hết sức vất vả, làm nhiều nghề lao
động chân tay khác nhau, luôn kết bạn và hịa
mình, gần gũi với đời sống của nhân dân lao
động khắp nơi trên thế giới, thấy được tội ác
tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và
hiểu được khát vọng độc lập tự do của nhân
dân các nước thuộc địa. Bằng cách này mà
Người nhận ra bản chất của chủ nghĩa thực
dân: “dù màu da có khác nhau, trên đời này
chỉ có hai giống người: giống người bóc lột
và giống người bị bóc lột” 3 . Thực tiễn đó, đã
2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 1, NXb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2011, tr.461.
3. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 1, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2011, tr.287.

giúp Hồ Chí Minh có cái nhìn khác biệt về
thời cuộc bấy giờ so với những nhà yêu nước
Việt Nam đương thời.
Ngoài ra, một điểm khác biệt là trên hành
trình ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh
được trang bị một vốn văn hóa phương Đơng
đồ sộ, phong phú, sâu sắc và một sự am hiểu
nhất định về văn hóa nước Pháp. Khi ở
phương Tây, Người ln tự học nâng cao
trình độ, tích lũy cho mình một khối lượng

kiến thức văn hóa phương Tây khá lớn và
dành nhiều thời gian đi bảo tàng, thư viện,
học tiếng Anh và nâng cao trình độ tiếng
Pháp,… Bên cạnh đó, Người viết báo và sử
dụng báo chí là một cơng cụ sắc bén để tố
cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và
nói lên sự thống khổ, nghèo đói, lạc hậu…của
nhân dân các nước thuộc địa trong đó có dân
tộc Việt Nam. Qua đó, thức tỉnh, giác ngộ và
cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta và
truyền bá ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin vào
Việt Nam và các dân tộc thuộc địa.
3.2.3. Khác biệt trong lựa chọn con đường cứu
nước giải phóng dân tộc
Khi sang phương Tây, Người đến những
nước tư bản phát triển nhất như: Mỹ, Anh,
Pháp, để kiếm tìm một giải pháp tốt nhất cho
dân tộc. Khi nghiên cứu các cuộc cách mạng
tư sản điển hình, Hồ Chí Minh nhận thấy
rằng nó khơng phù hợp với thực tiễn Việt
Nam “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh
Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh
không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ,
kỳ thực trong thì nó tước lục cơng nơng,
ngồi thì nó áp bức thuộc địa”4 .
Khi chiến tranh thế giới lần thế nhất (1914
- 1918) bùng nổ, phe Đồng minh gồm: Anh,
Pháp, Mỹ đã tuyên truyền, cổ vũ rầm rộ cho
cái gọi là “chủ nghĩa Wilson” với “Bản tuyên
bố 14 điểm”. Trong điểm số 5 của “Bản tuyên

bố 14 điểm” đã hứa hẹn: giải quyết rộng rãi,
tự do và hồn tồn vơ tư tất cả các yêu sách
về thuộc địa. Điều này đặt ra nhiều kỳ vọng
cho nhiều người và nhiều dân tộc thuộc địa,
phụ thuộc đang khao khát tự do. Hồ Chí
Minh đã viết bản u sách 8 điểm địi quyền
tự do dân chủ cho nhân dân An Nam gửi lên
4. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 2, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2011, tr.296.

268


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3

Hội nghị Vécxây (1919). Nhưng những yêu
sách đã không được hội nghị giải quyết, và
Hồ Chí Minh nhận thấy “chủ nghĩa Uynxơn
chỉ là một trị bịp bợm lớn”5 .
Khơng kỳ vọng, ảo tưởng về chủ nghĩa
Uynxơn, nhưng ở thời điểm đó có một sự
kiện lớn có tính chất thời đại đã ảnh hưởng
rất lớn đến hành trình tìm đường cứu nước
giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh đó là sự
thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga
năm 1917. Đứng trước sự kiện thời đại đó,
người thanh niên yêu nước đã rất cảm phục
nhân dân Nga và luôn “ủng hộ Cách mạng
Tháng Mười” mặc dù chỉ là theo “cảm tính tự
nhiên” và “chưa hiểu hết tầm quan trọng lịch

sử của nó”. Nhưng Người cũng đã cảm nhận
được sự lan tỏa và ảnh hưởng của cuộc cách
mạng vô sản này “…từ những người nông
dân An Nam đến người dân săn bắn trong các
rừng Đahơmây, cũng đã thầm nghe nói rằng
ở một góc trời xa xăm có một dân tộc đã
đánh đuổi được bọn chủ bóc lột họ và hiện
đang tự quản lý lấy đất nước mình mà khơng
cần tới bọn chủ và bọn tồn quyền. Họ cũng
đã nghe nói rằng nước đó gọi là nước Nga,
rằng có những người dũng cảm, mà người
dũng cảm nhất là Lênin” 6 .
Đầu năm 1919, Hồ Chí Minh trở thành
đảng viên của Đảng Xã hội Pháp, với lý do
đơn giản: “Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp
chẳng qua là vì các “ơng bà” ấy… đã tỏ đồng
tình với tơi, với cuộc đấu tranh của các dân
tộc bị áp bức” 7 . Nhưng lúc này, Đảng Xã hội
Pháp đang phân hóa sâu sắc về chính trị
“trong các chi bộ của Đảng Xã hội, người ta
bàn cãi sơi nổi về vấn đề có nên ở lại trong
Quốc tế thứ hai, hay là nên tổ chức một Quốc
tế thứ hai rưỡi, hoặc tham gia Quốc tế thứ ba
của Lênin?” 8 . Đối với Hồ Chí Minh, điều mà
Người quan tâm “vậy thì cái quốc tế nào
bênh vực nhân dân các nước thuộc địa?” và
“Trong một cuộc họp, tơi đã nêu câu hỏi ấy
lên…Có mấy đồng chí đã trả lời: Đó là Quốc
tế thứ ba, chứ khơng phải Quốc tế thứ hai. Và
5. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 1,

Hà Nội, 2011, tr.441.
6. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 1,
Hà Nội, 2011, tr.256.
7. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 12,
Hà Nội, 2011, tr.561.
8. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 12,
Hà Nội, 2011, tr.561.

NXB Chính trị quốc gia,

một đồng chí đã đưa cho tơi đọc Luận cương
của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa
đăng trên báo Nhân đạo”9 . Sau khi đọc toàn
văn “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương
về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của
Lênin đăng ngày 16 và 17/7/1920 trên báo
Nhân đạo, Hồ Chí Minh đã “cảm động, phấn
khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui
mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình
trong buồng mà tơi nói to lên như đang nói
trước quần chúng đơng đảo: “Hỡi đồng bào
bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho
chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng
ta!”” 10 . Tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng
Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Hồ Chí Minh
từ “cảm tính tự nhiên” đến “lý tính”, Người
đã bỏ phiếu tán thành Đảng Xã hội Pháp gia
nhập Quốc tế III và cùng với những đồng chí
đồng quan điểm sáng lập Đảng Cộng sản
Pháp vào tháng 12 năm 1920 và trở thành

người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Như vậy,
khác biệt trên hành trình tìm đường cứu nước
giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh khơng
phải một đường thẳng đã có đích đến, mà đó
là hành trình của sự suy tư, trăn trở, tìm
đường, khảo cứu và lựa chọn ra một con
đường đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
4. KẾT LUẬN

Tóm lại, Hồ Chí Minh với một hướng đi,
cách đi khác biệt so với những nhà yêu nước
đương thời, với một hành trình đầy gian nan
thử thách, một bản lĩnh và trí tuệ lớn, một
đầu óc phê phán tính tường và sự nhạy cảm
về chính trị, Người đã tìm ra con đường cứu
nước giải phóng dân tộc Việt Nam là đi theo
con đường cách mạng vô sản, đi theo ánh
sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách
mạng Tháng Mười Nga. Đây chính là con
đường mà độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] GS.TS. Phan Ngọc Liên, (2010), Chiến sĩ
quốc tế Hồ Chí Minh hoạt động thực tiễn và
lý luận cách mạng, NXB. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

NXB Chính trị quốc gia,
NXB Chính trị quốc gia,
NXB Chính trị quốc gia,


9. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2011, tr.562.
10. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2011, tr.562.

269



×