Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

HOẠT ĐỘNG VẬN HÀNH VÀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 31 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

DỰ ÁN NHÓM

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG 1
------------------------------------------------------------------------------------------------------

HOẠT ĐỘNG VẬN HÀNH VÀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM

Giảng viên: Th.S Phạm Thị Trúc Ly
Thực hiện: Nhóm 6

1

Nguyễn Lâm Trúc

31191024943



2

Nguyễn Thị Thúy Vy

31191026367




3

Nguyễn Quách Thiện Nhân

31191023681



4

Nguyễn Thanh Lịch

31191021924



Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 12 năm 2021


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP

Họ và tên

Nhiệm vụ đảm nhận
(Các phần tương ứng trong Mục lục)

1

Nguyễn Lâm Trúc


Phần 1 + Phần 2 (mô tả sơ đồ) + Phần 4

25%

2

Nguyễn Thị Thúy Vy

Phần 3 (mục 4,5) + Phần 5

25%

3

Nguyễn Quách Thiện Nhân Phần 3 (mục 1,2) + Phần 6

25%

4

Nguyễn Thanh Lịch

25%

STT

Phần 2 (vẽ sơ đồ) + Phần 3 (mục 3) +
Tổng hợp

1


Đóng góp


MỤC LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP

1

MỤC LỤC

2

TÓM LƯỢC

3

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ ACECOOK VIỆT NAM VÀ SƠ LƯỢC VỀ BỐI CẢNH
NGÀNH MÌ ĂN LIỀN TẠI VIỆT NAM:

5

1. Tổng quan về Acecook Việt Nam:

5

1.1. Quá trình hình thành và phát triển:

5


1.2. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp:

5

2. Bối cảnh ngành Mì ăn liền tại Việt Nam:

6

2.1. Tình hình nhu cầu tiêu thụ:

6

2.2. Tình hình sản xuất:

6

2.3. Tình hình cung ứng:

6

PHẦN 2: SƠ ĐỒ VÀ MƠ TẢ SƠ LƯỢC QUY TRÌNH CHUỖI CUNG ỨNG NỘI ĐỊA
CỦA ACECOOK VIỆT NAM:
7
PHẦN 3: CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG NỘI ĐỊA CỦA
SẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN THUỘC ACECOOK VIỆT NAM:
9
1. Plan:

9


1.1. Giá cả:

9

1.2. Chất lượng sản phẩm:

10

1.3. Tốc độ phân phối sản phẩm:

11

1.4. Tốc độ nắm bắt các thay đổi về nhu cầu:

11

1.5. Tốc độ giới thiệu sản phẩm uyển chuyển và nhanh chóng:

12

2. Source:

13

2.1. Tìm nguồn cung:

13

2.2. Kiểm sốt nguồn cung:


14

2.3. Các chính sách duy trì mối quan hệ:

15

3. Make:

16

4. Delivery:

20

5. Return:

23

PHẦN 4: ẢNH HƯỞNG TỪ ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN HOẠT ĐỘNG VẬN HÀNH
VÀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA ACECOOK VIỆT NAM:
24
1. Tác động tích cực:

24

1.1. Nhu cầu tiêu dùng tăng cao dẫn đến đẩy mạnh vận hành sản xuất:

2

24



1.2. Chuyển đổi, mở rộng kênh phân phối:
2. Ảnh hưởng tiêu cực:

24
25

2.1. Đảm bảo nguồn cung khó khăn hơn cho doanh nghiệp:

25

2.2. Hoạt động sản xuất và phân phối gặp nhiều trở ngại:

25

PHẦN 5: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VẬN HÀNH VÀ CHUỖI CUNG ỨNG
CỦA ACECOOK VIỆT NAM:
26
1. Hai vấn đề lớn nhất còn tồn đọng của Acecook Việt Nam hiện tại:

26

1.1. “Thị trường biến động, môi trường cạnh tranh gay gắt:”

26

1.2. “Nhu cầu khách hàng thay đổi nhanh chóng, sản phẩm thay thế ngày một mở
rộng:”


26

2. Đề xuất giải pháp cho Acecook Việt Nam:

27

2.1. “Chủ động tìm hiểu, thu thập thơng tin, số liệu dự báo để có thể nghiên cứu sản
xuất sản phẩm mới nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của thị trường:” 27
2.2. “Tăng cường kiểm sốt chất lượng đầu vào, có cơng bố các doanh nghiệp đối tác
cung cấp các nguyên liệu và tăng cường nâng cao mối quan hệ hợp tác với nhà cung
cấp:”
27
PHẦN 6: KẾT LUẬN:

28

TÀI LIỆU THAM KHẢO

29

PHIẾU KIỂM TRA KẾT QUẢ ĐẠO VĂN

30

3


TĨM LƯỢC
Mì ăn liền đã là một sản phẩm thiết yếu và quen thuộc với người tiêu dùng. Tại Việt Nam, có
rất nhiều thương hiệu đi sâu vào tâm trí khách hàng như Hảo Hảo, Omachi, Cung Đình,.. Một

gói mì chỉ từ 3.500 đồng, có thể mua ở bất cứ nơi đâu, nhưng đằng sau nó lại có rất nhiều
cơng đoạn đến từ nhiều thành viên khác nhau trong chuỗi cung ứng. Gói mì được làm từ gì,
làm sao để sản xuất ra chúng, làm sao để chúng được đưa đến người tiêu dùng, mỗi một công
đoạn lại thuộc về một thành viên khác nhau, và họ tích hợp với nhau để tạo nên một chuỗi
cung ứng hoàn thiện.
Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng là hoạt động quan trọng trong xu hướng tồn cầu
hóa và cách mạng 4.0. Các doanh nghiệp đều phải gia nhập một hoặc một vài chuỗi cung ứng
để đạt được những thành công nhất định. Để hiểu hơn về điều này, thông qua môn học Quản
trị chuỗi cung ứng 1 và dưới sự hướng dẫn của giảng viên ThS. Phạm Thị Trúc Ly, nhóm
chúng tơi tìm hiểu, nghiên cứu về chuỗi cung ứng mì ăn liền của Cơng ty cổ phần Acecook
Việt Nam.
Nội dung bài dự án bao gồm 6 phần chính:
PHẦN 1. GIỚI THIỆU VỀ ACECOOK VIỆT NAM VÀ SƠ LƯỢC VỀ BỐI CẢNH
NGÀNH MÌ ĂN LIỀN TẠI VIỆT NAM
PHẦN 2. SƠ ĐỒ VÀ MƠ TẢ SƠ LƯỢC QUY TRÌNH CHUỖI CUNG ỨNG NỘI ĐỊA
CỦA ACECOOK VIỆT NAM
PHẦN 3. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG NỘI ĐỊA CỦA
SẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN THUỘC ACECOOK VIỆT NAM
PHẦN 4. ẢNH HƯỞNG TỪ ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN HOẠT ĐỘNG VẬN HÀNH VÀ
CHUỖI CUNG ỨNG CỦA ACECOOK VIỆT NAM
PHẦN 5. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VẬN HÀNH VÀ CHUỖI CUNG ỨNG
CỦA ACECOOK VIỆT NAM
PHẦN 6. KẾT LUẬN

4


PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ ACECOOK VIỆT NAM VÀ SƠ LƯỢC VỀ BỐI CẢNH
NGÀNH MÌ ĂN LIỀN TẠI VIỆT NAM:
1. Tổng quan về Acecook Việt Nam:

1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần (CTCP) Acecook Việt Nam tiền thân là Công ty liên doanh Vifon Acecook
với sự “hợp tác theo tỷ lệ góp vốn 60:40 giữa nhà đầu tư Nhật Bản Acecook Co., Ltd và đối
tác Việt Nam là Công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon). ”
Được thành lập vào ngày 15 tháng 12 năm 1993 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995.
Sau những bước đi đầu tiên, CTCP Acecook đã phát triển lớn mạnh và trở thành công ty tổng
hợp chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượng và dinh dưỡng cao hàng đầu tại Việt
Nam với vị trí vững chắc trên thị trường trong nước.
Là một phần của Tập đoàn Acecook, triết lý kinh doanh của Acecook Việt Nam cũng được
thiết lập dựa trên triết lý của tập đồn:
+ Triết lý: “Thơng qua con đường ẩm thực để cống hiến cho xã hội Việt Nam”
+ Sứ mệnh: “Cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao mang đến Sức Khỏe – An
Toàn – An Tâm cho khách hàng”
+ Tầm nhìn: “Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ
năng lực quản trị để thích ứng với q trình tồn cầu hóa”
1.2. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp:
Hoạt động trong ngành sản xuất thực phẩm ăn liền: Mì, Phở, Bún…
CTCP Acecook Việt Nam sở hữu gồm hệ thống 11 nhà máy, 7 chi nhánh kinh doanh. Đã xây
dựng hệ thống hơn 700 đại lý phân phối trên khắp cả nước. Doanh thu tăng trưởng nhanh qua
các năm với mức tăng trưởng đạt 85%, độ bao phủ 95% trên nhiều điểm bán lẻ trên toàn
quốc. Đồng thời xuất khẩu đi hơn 46 quốc gia, nhiều châu lục trên khắp thế giới như Châu
Âu, Châu Mỹ, Châu Á…
Những thành tựu đạt được trong những năm hoạt động kinh doanh:
+ 2010: Thương hiệu uy tín sản phẩm & dịch vụ chất lượng vàng
+ 2012: Thương Hiệu Nổi Tiếng Asean
+ 2017: Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao
+ 2020: Chứng Nhận Sản Phẩm Công Nghiệp Và Công Nghiệp Hỗ Trợ Tiêu Biểu- 3 sản
phẩm Mì ăn liền: Hảo Hảo, Siukay, Sợi Gạo Sợi Miến
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, tháng 3/2020, doanh thu Acecook Việt Nam tăng 29% so
với cùng kỳ năm trước, tăng 10% so với tháng 2. Mỗi ngày, doanh nghiệp sản xuất tới

400.000 - 450.000 thùng sản phẩm, tương đương 12 - 13 triệu gói.
5


2. Bối cảnh ngành Mì ăn liền tại Việt Nam:
2.1. Tình hình nhu cầu tiêu thụ:
Theo thống kê của “Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA) năm 2019, nhu cầu về mì ăn liền
tồn cầu tăng 3,45% so với năm trước đó nhưng trong năm 2020 đã tăng 14,79% so với năm
2019. Và hiện Việt Nam là quốc gia tiêu thụ Mì ăn liền nhiều thứ 3 thế giới. Theo báo cáo
nghiên cứu thị trường Facts and Factors, dự kiến doanh thu của mặt hàng này có thể tăng từ
45,67 tỷ USD lên 73,55 tỷ USD vào năm 2026, tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm
sẽ đạt 6%/năm trong giai đoạn 2021-2026.”
2.2. Tình hình sản xuất:
Hiện có khoảng 50 cơng ty sản xuất Mì ăn liền tại Việt Nam, không những vậy nhiều thương
hiệu quốc tế khác cũng đang dần thâm nhập vào thị trường nội địa, tận dụng các ưu đãi về
thuế của hàng nhập khẩu từ hiệp định thương mại. Đây chính là một thách thức lớn của
Acecook khi vừa cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước vừa cạnh tranh với doanh nghiệp
quốc tế.
Trải qua 26 năm “chinh chiến”, việc trở thành “nhà sản xuất mì ăn liền được chọn mua nhiều
nhất” Việt Nam không chỉ là thành công lớn của Acecook Việt Nam trong cuộc chiến cạnh
tranh thị phần khốc liệt giữa các “ông lớn” trong ngành, mà còn là phần thưởng lớn nhất
người tiêu dùng dành cho công ty. Và Acecook được vinh danh với tên gọi là “nhà sản xuất
mì ăn liền hàng đầu”.
2.3. Tình hình cung ứng:
Hiện này có nhiều doanh nghiệp trong nước đang cung ứng sản phẩm Mì ăn liền trên thị
trường Việt Nam. Trong đó có các ơng lớn là ACECOOK (mì Hảo Hảo), MASAN (mì
Omachi, Kokomi), ASIA FOOD (mì Gấu Đỏ), UNIBEN (mì 3 Miền), VIFON (mì Vifon),
COLUSA MILIKET. Nhưng khoảng 70% thị phần thuộc về ACECOOK, MASAN và ASIA
FOOD.
Hơn hết, Acecook với đặc trưng Mì Hảo Hảo hiện đang đứng đầu trong cung ứng Mì ăn liền

tại Việt Nam, gia nhập vào thị trường từ năm 1995 đến nay và được coi là “đại gia” đầu
ngành (thành phố - 50%, cả nước - 43%). Hảo Hảo là sản phẩm được ưa chuộng nhất,mệnh
danh là “vua mì gói” ở phân khúc trung cấp, cung ứng 3 tỷ gói/năm cho thị trường.

6


PHẦN 2: SƠ ĐỒ VÀ MÔ TẢ SƠ LƯỢC QUY TRÌNH CHUỖI CUNG ỨNG NỘI ĐỊA
CỦA ACECOOK VIỆT NAM:

Sơ đồ chuỗi cung ứng nội địa của Acecook Việt Nam
(Nguồn: Nhóm sinh viên tự tổng hợp thực hiện)
Quy trình cung ứng nội địa của Acecook:
-

Nguồn cung đầu vào: nguyên liệu làm gói gia vị, ngun liệu làm vắt mì (bột mì, dầu
cọ,...), bao bì, cơng nghệ và máy móc sản xuất đến từ nhiều nhà cung cấp ngay cả
trong nước và nước ngoài đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế. Ngồi ra cịn có Đối
tác dịch vụ: Truyền thơng OMD (Omnicom Media Group Vietnam). OMD là đối tác
truyền thông quản lý chiến lược truyền thơng tích hợp cũng như lập kế hoạch và mua
bán cho các thương hiệu lớn của Acecook.

-

Tiếp đến là các nhà máy sản xuất:
+ Acecook “Việt Nam hiện đã sở hữu được 11 nhà máy sản xuất trải rộng khắp
cả nước với tổng cộng hơn 10.000 nhân viên, nhưng luôn luôn đảm bảo về
chất lượng và sự ổn định. Toàn bộ dây chuyền sản xuất đều được tự động hóa
và khép kín; từ ngun liệu đầu vào cho đến thành phẩm đều được kiểm soát
24/24 giờ theo những tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế. Những


7


sản phẩm không đạt quy chuẩn chất lượng đều được phát hiện và loại ra ngoài
kịp thời.”
+ 11 nhà máy của Acecook trải dài khắp ba miền Bắc - Trung - Nam. “Tại miền
Nam bao gồm 7 nhà máy: 3 nhà máy tại thành phố Hồ Chí Minh, 2 nhà máy
tại Bình Dương, 2 nhà máy tại Vĩnh Long. Tại miền Trung có 1 nhà máy đặt
tại Đà Nẵng. Miền Bắc có 3 nhà máy: 1 nhà máy tại Hưng Yên và 2 nhà máy
tại Bắc Ninh.”
+ Ngoài ra “Acecook Việt Nam cịn có 1 nhà máy sản xuất gói gia vị chuyên biệt
duy nhất sản xuất gia vị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi sản xuất hết các
gói gia vị thì sẽ được phân phối đến các nhà máy khác để đóng gói cùng với
mì.”
-

Mạng lưới phân phối là bước quan trọng để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng
cuối:
+ Acecook “Việt Nam xây dựng hệ thống nhà phân phối đa dạng trải dài khắp
mọi miền đất nước. Trong đó có 7 chi nhánh sản kinh doanh, trên 700 đại lý
cấp 1 được phân bố từ đồng bằng đến vùng cao để tiếp cận được hết với khách
hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Mì của Acecook hiện diện rộng khắp từ siêu
thị, cửa hàng tiện lợi đến cả các sàn thương mại điện tử.”
+ Tại các điểm nhà phân phối chính thức của mình, “Acecook đã xây dựng với
những hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả, đội ngũ cơng nhân viên có sự
am hiểu về sản phẩm. Các nhà phân phối sẽ có trách nhiệm vận chuyển hàng
hóa theo thùng, theo xe đến với các quầy bán lẻ tại các cửa hàng trên toàn
quốc. Những nhà bán lẻ này đóng vai trị quan trọng trong việc đưa sản phẩm
đến gần hơn với người tiêu dùng.”

+ Bên cạnh đó, “nắm bắt được loại hình ăn uống ưa chuộng của giới trẻ,
Acecook - cha đẻ của mì Hảo Hảo - đã khai trương nhà hàng mì ăn liền tự
chọn đầu tiên tại Việt Nam. Tại nhà hàng Acecook Buffet Mì Ly, các thực
khách sẽ được tự do chế biến ly mì ăn liền của mình với 8 vị súp, 11 loại
topping được sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu từ Nhật Bản.”

-

Thêm vào đó, R&D - Nghiên cứu và phát triển sản phẩm: là bước không thể thiếu
nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt và đáp ứng kịp thời thị hiếu của người tiêu dùng.
Với khẩu hiệu “Công nghệ Nhật Bản, hương vị Việt Nam” là kim chỉ nam của
Acecook Việt Nam. Tại Hồ Chí Minh, cơng ty cho xây dựng một phịng thí nghiệm
hiện đại với mức đầu tư hàng triệu USD cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tối tân cùng
8


nguồn nhân lực chun mơn trong lĩnh vực hóa sinh thực phẩm. Mục tiêu hàng đầu
của bộ phận thí nghiệm là đảm bảo tính an tồn cho sản phẩm và sức khỏe của người
tiêu dùng. Đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm của Acecook Việt Nam luôn
cập nhật các kiến thức mới nhất về cơng nghệ, tìm hiểu sâu sát thị trường trong và
ngồi nước để tìm kiếm cơ hội và ý tưởng phát triển sản phẩm.
PHẦN 3: CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG NỘI ĐỊA CỦA
SẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN THUỘC ACECOOK VIỆT NAM:
Đóng vai trị như một “ơng trùm” trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng mì ăn liền, những năm
gần đây Acecook Việt Nam gần như đang chiếm lĩnh và phủ sóng thị trường Việt bằng những
sản phẩm ăn liền, nổi bật nhất là mì ăn liền Hảo Hảo. Có thể nói Acecook đã trở thành một
trong những thương hiệu quen thuộc và được tin dùng trong mỗi gia đình người dân Việt, để
làm được như vậy, một hệ thống hoàn thiện về chuỗi cung ứng đóng vai trị rất lớn trong việc
làm một hậu cần vững chắc cho những sản phẩm xuất sắc của Acecook. Acecook Việt Nam
được sở hữu cơng nghệ được chuyển giao hồn tồn từ cơng ty mẹ tại Nhật Bản, lại phát triển

tại một quốc gia tiêu thụ mì đứng thứ 5 trên thế giới. Vậy hoạt động quản lý chuỗi cung ứng
nội địa OSCM của Acecook Việt Nam có gì đặc sắc ?
1. Plan:
1.1. Giá cả:
Acecook đưa ra 3 chiến lược khác nhau cho từng phân khúc thị trường giá phù hợp với từng
người dân Việt
+ Đối với thị trường giá thấp: Acecook áp dụng chính sách cạnh tranh về giá cho thị
trường sản phẩm giá thấp, tập trung sản phẩm tối đa về chất lượng và tối thiểu về giá.
Ở đây Acecook tập trung vào sản phẩm mì Hảo Hảo, làm cho thương hiệu mì Hảo
Hảo đi cùng với giá rất thấp (2.500đ – 3000đ/gói), điều này đã làm cho thương hiệu
Acecook phát triển rực rỡ và chiếm lĩnh phần lớn thị trường Việt Nam.
+ Đối với thị trường giá trung, thị trường nhân viên cơng sở: Acecook áp dụng chính
sách biến các sản phẩm thành Fast Food với giá cả vừa phải phù hợp với người bận
rộn không thể ăn uống ở nhà. Việc tập trung vào sản phẩm tiện lợi, phù hợp với dân
văn phịng, Acecook đã biến Mì Hảo Hảo gói trở thành Mì Ly xuất hiện hàng loạt
trong các cửa hàng tiện lợi với giá (6.000đ/ly) và các sản phẩm Miến Ly (8.000đ/ly).
Điều này biến sản phẩm Acecook từ một sản phẩm ăn trong gia đình trở thành sản
phẩm ăn ở nơi làm việc, một trong những biến chuyển rất lớn cả sản phẩm Acecook
9


+ Đối với thị trường giá cao: Acecook tập trung chiến lượng nâng cao chất lượng của
sản phẩm trong thị trường giá cao. Các sản phẩm với các gói gia vị nhiều hơn, thêm
các đồ ăn đi kèm với sản phẩm (xúc xích đi kèm với mì,vv…) dẫn đến sản phẩm
Acecook với giá cao đi cùng với chất lượng tốt hơn (giá từ 10.000đ – 25.000đ/gói ly). Acecook biến mì ăn liền trở thành sản phẩm chất lượng hơn với việc thêm nhiều
combo đồ ăn vào cùng với mì, điều này làm Acecook đi vào thị trường trung lưu và
cao cấp hơn.
=> Yếu tố về giá làm cho các sản phẩm Acecook trở nên đa dạng với các thị trường giá khác
nhau, từ đó làm cho chuỗi cung ứng của Acecook trở nên đa dạng, có nhiều nguồn ra từ các
sản phẩm khác nhau, song song đó doanh nghiệp cũng cần có một chuỗi cung ứng lớn hơn rất

nhiều để có thể đáp ứng cho việc sản xuất nhiều loại sản phẩm đa dạng.
1.2. Chất lượng sản phẩm:
Acecook có một quy trình nghiêm ngặt trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình.
Thương hiệu mì Acecook gắn liền chất lượng của Nhật Bản, thơng qua nhiều quy trình kiểm
sốt tiêu chuẩn quốc tế. Acecook tập trung kiểm soát ở 3 khâu chính
+ Kiểm sốt ngun liệu đầu vào: Acecook có những yêu cầu về vệ sinh dành cho các
đối tác cung cấp nguyên liệu cho mình. Thiết lập đầy đủ các chỉ tiêu nguyên vật liệu,
đáp ứng các tiêu chuẩn về An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) theo quy định của
Luật thực phẩm trong nước và quốc tế. Điều này đảm bảo 100% nguyên vật liệu của
Acecook được kiểm tra nghiêm ngặt, được kiểm soát chất lượng trước khi đưa vào
sản phẩm, bao gồm cả những kiểm tra ngoại quan kho hàng và các phương tiện vận
chuyển cũng phải đạt chuẩn chỉ tiêu ATVSTP
+ Kiểm sốt quy trình sản xuất: Quy trình sản xuất của Acecook được kiểm tra nghiêm
ngặt đến từng chi tiết máy móc của chuỗi tự động hóa đến từng nhân viên trong nhà
máy. Mỗi năm, Acecook phải tái kiểm tra lại quy trình sản xuất để đạt chuẩn An toàn
thực phẩm BRC và An Toàn Thực Phẩm IFS, mỗi 3 năm Acecook phải chứng nhận 1
lần về tiêu chuẩn quốc tế hệ thống chuỗi cung ứng ISO và Hệ Thống Phân Tích An
Tồn HACCP.
+ Kiểm soát sản phẩm đầu ra: các sản phẩm của Acecook được thông qua kiểm tra tại
nhà máy trước khi đưa ra thị trường và được kiểm tra 1 lần nữa khi đến cảng để phân
phối các địa phương khác nhau nhằm bảo đảm đủ chứng chỉ xuất khẩu của Bộ
Thương Mại Việt Nam và các nước khác dành cho Acecook
Acecook nhấn mạnh chất lượng sản phẩm bởi công nghệ Nhật Bản. Thực hiện ý tưởng và
tăng hương vị cho sản phẩm là chiến lược tăng cao mức độ hài lòng của khách hàng. Bên
10


cạnh đó mức độ hài hịa về chất lượng và giá bán, các sản phẩm chất lượng cao và giá cả phải
chăng là một trong những lợi thế cạnh tranh rất lớn của doanh nghiệp để có nhiều khách hàng
tiềm năng

=> Chuỗi cung ứng Acecook ngày càng đảm bảo nguồn cung ngày càng chất lượng, loại bỏ,
dừng hợp tác những nguồn cung chưa tốt, ngoài ra trong hoạt động phân phối, vận hàng của
Acecook cần phải có quy trình kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
1.3. Tốc độ phân phối sản phẩm:
Các sản phẩm của AceCook xuất hiện ở các tiệm tạp hóa, Bách Hóa Xanh, trong các siêu thị
và cửa hàng tiện lợi thậm chí có cả hình thức giao hàng tận nơi, mua được một gói mì ăn liền
của Acecook là chuyện dễ dàng và không tốn quá nhiều thời gian. Tốc độ đáp ứng của
AceCook với người tiêu dùng rất nhanh nhưng bên cạnh đó, để làm được điều này, các tạp
hóa, siêu thị,… phải tồn kho một lượng hàng hóa rất lớn của Acecook dẫn đến chi phí tồn
kho cao.
+ Để tối thiểu hóa chi phí tồn kho, Acecook ln tn thủ chiến lược Tốc Độ cho việc
chuyển hàng nhanh chóng cho các chi nhánh sỉ lẻ của mình, doanh nghiệp có những
xe tải riêng ở nhiều trụ sở trên khắp Việt Nam luôn luôn sẵn sàng vận chuyển hàng
đến với các chi nhánh. Vì vậy, doanh nghiệp gia tăng chi phí vận chuyển, vận chuyển
với số lần nhiều hơn để có thể giảm chi phí tồn kho nhiều lần.
+ Acecook ln có số điện thoại để có thể phục vụ riêng cho các chi nhánh của mình, để
có thể thấu hiểu tình hình từng địa phương và đưa ra chính sách phân phối phù hợp
nhất với người dân từng khu vực trên khắp Việt Nam.
=> Chính những chiến lược trên đã làm cho Acecook trở thành một trong những doanh
nghiệp có tốc độ phân phối nhanh nhất và được được sự tin cậy rất cao trong phân phối do
ln có những thay đổi, sửa chữa nhanh chóng ở từng địa phương cụ thể. Đánh dấu cho việc
doanh nghiệp sản xuất để dự trữ nhưng mang hơi hướng mới mẻ, cố gắng tối thiểu hóa chi
phí tồn kho nhưng vẫn giữ được tốc độ phân phối nhanh chóng cho khách hàng.
1.4. Tốc độ nắm bắt các thay đổi về nhu cầu:
Acecook là doanh nghiệp đi đầu với những xu thế mới trong thời kì thay đổi nhạy cảm của
người dân Việt. Có thể nói điều này một phần là do cơng lao rất lớn của bộ phận Nghiên cứu
và Phát triển (R&D) của Acecook.
+ Trong vòng 20 năm phát triển, doanh nghiệp đã phát triển hơn 10 thương hiệu mì ăn
liền, miến ăn liền với hàng chục hương vị khác nhau (hải sản, bò hầm, lẩu thái,…)
điều này chứng tỏ Acecook đang dần nắm vững được nhu cầu của thị trường và thay

đổi rất nhiều hương vị khác nhau để có thể thu hút được nhu cầu của khách hàng. Sau
11


sự thành công với thương hiệu Hảo Hảo, giá thấp chất lượng cao Acecook tung ra sản
phẩm mì ly đáp ứng nhu cầu ăn tại chỗ của dân văn phòng, nghệ sĩ, sinh viên, ngoài ra
Acecook tạo ra các sản phẩm miến, bún bò, phở để mang đậm ẩm thực truyền thống
theo từng vùng miền khác nhau của Việt Nam.
+ Acecook áp dụng nhiều chiến lược để có thể tìm hiểu được thị trường một cách nhanh
chóng: Chiến lược dùng thử cho người tiêu dùng cảm nhận về các hương vị mới, cuộc
thi thiết kế sản phẩm mì Hảo Hảo mới cho các bạn học sinh ở các tỉnh,...
+ Ngoài ra bộ phận R&D của Acecook nắm bắt được rất nhiều xu thế mới đi theo với
các loại mì nước ngồi du nhập vào Việt Nam. Ví dụ khi Mì cay 7 cấp độ Hàn Quốc
du nhập vào Việt Nam, Acecook ngay lập tức sản phẩm sản phẩm mì ăn liền SiuKay
để phù hợp với xu thế hiện tại,…
+ Acecook cịn mở rộng sang thị trường có lợi cho sức khỏe cho những khách hàng theo
tiêu chuẩn organic. Bộ phận R&D kết hợp với các bác sĩ, dược sĩ để tạo ra những sản
phẩm mì tơm có lợi cho sức khỏe. Trong tiêu biểu là các sản phẩm sau: Mì không
chiên Samưrai với 7 loại dược thảo lần đầu tiên khẳng định mì ăn liền khơng độc hại
mà cịn bổ dưỡng cho khách hàng, sản phẩm mì Doremi tập trung về cung cấp về
Canxi và mang hương vị ngon hơn để dành cho trẻ em. Hay sản phẩm miến được làm
từ đậu xanh có giá trị dinh dưỡng cao, thanh nhiệt mát gan.
=> Acecook luôn thay đổi theo xu thế, luôn uyển chuyển tiếp cận nhu cầu cho những biến đổi
trong thị trường, điều này làm cho chuỗi cung ứng Acecook phải biết thích ứng nhanh trong
những thay đổi chóng mặt của thế giới, ln mang trạng thái tìm tịi, nghiên cứu để phát triển
thêm nhiều sản phẩm mới cho thị trường.
1.5. Tốc độ giới thiệu sản phẩm uyển chuyển và nhanh chóng:
Acecook là một trong những doanh nghiệp biết cách áp dụng nhiều biện pháp Marketing theo
xu thế của thế giới. Chính nhờ vào điều này, thương hiệu Acecook đã làm mình quen thuộc
với người dân Việt.

+ Chiến lược quảng cáo trên tivi: các sản phẩm Acecook là các sản phẩm thường xuyên
xuất hiện trên các chương trình quảng cáo của tivi từ các loại gia vị, đến quảng cáo mì
Hảo Hảo, miến Phú Hương của Acecook cũng được thường xuyên xuất hiện trên các
chương trình tivi đặc biệt là các chương trình giải trí có độ rating cao như “Running
Man Việt Nam”, “7 nụ cười xuân”, điều này giúp cho hầu hết khách hàng biết đến
thương hiệu.
+ Chiến lược PR sản phẩm thông qua các kênh Youtube: Acecook đã và đang hợp tác
với các kênh Youtube giúp cho sản phẩm của mình đến với nhiều người dân. Với thị
12


trường trẻ từ sinh viên đến thanh niên, Acecook hợp tác với với nhóm hài FapTv để
có thể PR sản phẩm một cách tự nhiên trong các tập hài của nhóm hài này.
+ Đầu tư cho các chương trình giải trí lớn: Acecook đầu tư cho “Muốn ăn phải lăn vào
bếp” của danh hài Trường Giang, tài trợ “Vượt qua chính mình”, và rất nhiều chương
trình khác trên tivi và Youtube, thay vì quảng cáo thì Acecook PR sản phẩm của mình
thơng qua hình ảnh Trường Giang nấu ăn, thơng qua sự xuất hiện của sản phẩm mình
trong các chương trình “Mái Ấm Tình Thương” (tặng 1 năm sử dụng mì hảo hảo, quà
tặng bột ngọt, hạt nêm Acecook)
=> Các chính sách Marketing trên làm cho Acecook phát triển tối đa việc đưa sản phẩm đến
tay người dân, làm cho hoạt động phân phối của Acecook phát triển nhanh chóng, giúp
Acecook chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng và phủ dài trên khắp Việt Nam.
Kết luận chung: Những chiến lược của Acecook đã và đang không ngừng tạo ra rất nhiều
thành tựu trong lĩnh vực thực phẩm ăn liền của doanh nghiệp, tạo được nhiều hiệu quả và
giúp Acecook chiếm lĩnh thị trường 1 cách nhanh chóng. Tuy nhiên vẫn có một vài thiếu sót
nhỏ do Acecook là một tập đồn lớn nên tốc độ thay đổi và đáp ứng cần có thời gian, khơng
thể thay đổi một cách nhanh chóng như các doanh nghiệp nhỏ. Các loại máy móc chậm hơn
xu hướng từ 2 - 3 năm so với thế giới do sở hữu chuỗi tự động hóa quá lớn nên chính sách
cập nhật của doanh nghiệp chưa thể thực hành nhanh chóng. Dù vậy có thể nói các chiến lược
Acecook đã rất thành cơng và có rất nhiều điểm hay để cho nhiều doanh nghiệp khác học hỏi.

2. Source:
Có thể nói quản lý nguồn cung của doanh nghiệp Acecook là một trong những hoạt động
nghiêm ngặt được doanh nghiệp kiểm sốt một cách chặt chẽ để Acecook có được những
nguồn cung tốt nhất đạt được chuẩn An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm cũng như đảm bảo được
nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
2.1. Tìm nguồn cung:
Acecook tập trung vào việc tìm các nguồn cung lớn, có xuất xứ rõ ràng, uy tín để có thể đảm
bảo được chất lượng sản phẩm của mình.
+ Nguyên liệu làm vắt mì: “Theo dữ liệu mới nhất, hiện nay bột lúa mì được Acecook
Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Australia, Canada và dầu thực vật là dầu cọ nhập
khẩu chủ yếu từ Malaysia và màu được tạo nên từ chiết xuất củ nghệ. Ngồi ra, cịn
một số doanh nghiệp cung cấp uy tín đến từ Việt Nam đã cung cấp nguyên liệu cho
Acecook để sản xuất vắt mì như cơng ty cổ phần Tiến Hưng.” Acecook ưu tiên cho
13


các tập đồn có thương hiệu lớn, với sự tin cậy lớn của khách hàng để cung cấp
nguyên liệu đầu vào đạt chuẩn, vì vậy doanh nghiệp hạn chế lấy nguồn cung từ nông
dân, ngư dân, các chợ buôn để cho những sản phẩm đầu vào luôn luôn đạt tiêu chuẩn
quốc tế.
+ Bao bì, muỗng, nĩa, ly, hộp: “Acecook Việt Nam cam kết vật liệu sử dụng làm bao bì


là loại chuyên dụng dùng cho chứa đựng thực phẩm, luôn được kiểm sốt nghiêm
ngặt các chỉ tiêu an tồn sức khỏe, được cung cấp bởi các nhà cung cấp uy tín và đảm
bảo tuân thủ theo quy định Cộng đồng chung Châu Âu (Regulation EU No 10/2011).
Bao bì khơng chỉ dùng cho sản phẩm nội địa mà còn sử dụng cho sản phẩm xuất
khẩu, đáp ứng thị trường khó tính Châu Âu, Châu Mỹ.”
+ Gia vị: Acecook tập trung vào các công ty địa phương về gia vị, chứ không lấy gia vị
từ các đơn vị nhỏ lẻ, doanh nghiệp xuất đơn hàng lớn về gia vị ở công ty địa phương

để có thể tối đa được chi phí thấp nhất cho thành phẩm của mình. “Gói gia vị được
làm từ các ngun liệu tươi: hành tím, tỏi, ớt, ngị om, ngồi ra cịn có các ngun liệu
thật như tơm, thịt, trứng, hải sản,.. với nguồn gốc rõ ràng, uy tín. Các ngun liệu này
được chiết xuất, sấy khơ để tạo nên gói súp, gói dầu và gói rau trong các gói mì.”
2.2. Kiểm sốt nguồn cung:
Để đạt được những chỉ tiêu về an tồn thực phẩm Acecook có 1 châm ngơn : “Dù chi phí mua
ngun vật liệu mắc cỡ nào cũng phải đầu tư, khơng vì ngun liệu rẻ mà mua nguyên liệu
không chất lượng”. Acecook sở hữu một quy trình kiểm sốt thực phẩm nghiêm ngặt và tốn
kém khá nhiều chi phí. Nhưng cũng vì vậy đã làm cho nguồn cung của Acecook luôn đạt
chuẩn, trong kiểm tra nguồn cung của doanh nghiệp gồm 2 phần:
+ Kiểm tra trước và sau khi nhập hàng: nhà cung cấp sẽ được đánh giá chất lượng sản
phẩm trước khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu. Sau khi nhập, khi được đưa vào
nhà máy, các nguyên vật liệu sẽ được kiểm tra một lần nữa đối để tuyệt đối cam kết
cho chứng chỉ ISO, và chứng chỉ quốc tế BRC
+ Kiểm tra chất lượng định kỳ: Ngoài đánh giá trước và sau khi nhập hàng, Acecook
cịn tổ chức 1 quy trình kiểm tra định kỳ 6 tháng/ lần. Một trong những tiêu chí đối
với các nhà cung cấp của Acecook là không vi phạm về các tiêu chuẩn môi trường.
Nhà cung cấp sẽ được Acecook cử đối tác đánh giá chất lượng ngun vật liệu của
mình định kỳ để có thể tiếp tục hợp tác với nhau. Trong việc kiểm tra định kỳ hằng
năm, nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ thì Acecook sẽ tiếp tục hợp tác với các cơng ty,
cịn nếu kiểm tra định kỳ khơng thơng qua, Acecook sẽ báo nhà sản xuất để đôi bên
thống nhất sửa chữa nếu có thể, nếu ko thể sửa chữa thì Acecook sẽ cắt đứt hợp đồng
14


=> Do cơng tác kiểm sốt nghiêm ngặt như vậy đã làm cho nguồn cung của Acecook luôn
luôn đạt chuẩn quốc tế và giúp Acecook làm ra các sản phẩm cực kỳ chất lượng. Nguồn cung
của AceCook luôn đạt chuẩn An Tồn Vệ Sinh Tồn Phẩm ngồi ra Acecook cịn đạt chứng
chỉ của quốc tế như ISO 9001, IFS Food, BRC.
2.3. Các chính sách duy trì mối quan hệ:

Đối với sự nghiêm ngặt trong cơng tác kiểm sốt nguồn cung đối với các nhà cung cấp của
Acecook, thì Acecook có những chiến lược nhằm hỗ trợ, cải thiện các mối quan hệ nhiều hơn
đối với các nhà cung cấp.
+ Giá cả nguyên vật liệu khi thu mua của Acecook có phần cao hơn so với giá thị
trường, đây là 1 trong những động lực giúp cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu cho
Acecook tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và thơng quan các kiểm kiểm sốt
nghiêm ngặt của Acecook
+ Acecook có những sự kiện tri ân đối với các nhà cung cấp (tổ chức tri ân công ty bột
mì Tiến Hưng), duy trì tặng quà vào các dịp lễ cũng như cử nhân viên tham gia các
buổi hiệp hội của các nhà cung cấp sản xuất
+ Ngoài ra Acecook còn cam kết một hợp đồng lớn đối với các nhà cung cấp, quyết tâm
xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài đối với các nhà cung cấp, Acecook đứng ra làm
người giới thiệu nhà cung cấp đến các công ty con trong doanh nghiệp và trong tập
đồn của mình
+ Trong mùa dịch Acecook được coi là doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ lớn đối với
các nhà cung cấp, hỗ trợ một phần chi phí vận chuyển, có những ưu đãi đặc biệt cho
nhà cung cấp, Acecook nhập một lượng nguyên vật liệu lớn trong mùa dịch là hành
động đã giúp các doanh nghiệp trong mùa dịch có cơ hội vực dậy và ổn định trong
mùa dịch.
=> Acecook được nhận định là đối tác khó tính, có yêu cầu cao, nhưng lại có nhiều chiến
lược giúp đỡ các nhà cung cấp. Acecook khó tính trong việc giữ chất lượng sản phẩm nhưng
lại dễ dàng hợp tác đối với nhiều đối tác, cũng vì vậy làm cho nguồn cung của Acecook luôn
luôn dồi dào và đạt được nhiều chỉ tiêu về chất lượng.

15


3. Make:
Acecook là doanh nghiệp phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng bằng lượng hàng tồn kho,
doanh nghiệp được xem như là sử dụng quy trình tổ chức Make to Stock (MTS) để tiến hành

quá trình sản xuất để lưu kho, chấp nhận lượng lớn chi phí tiền kho để cho sản phẩm mì ăn
liền ln có sẵn và được nhanh chóng đến tay người dân.

Quy trình sản xuất gồm 12 cơng đoạn chính để tạo nên 1 gói mì ăn liền hồn chỉnh từ khâu
ngun liệu đến khâu thành phẩm: (acecookvietnam.vn, n.d.)
1. Nguyên liệu:
Vắt mì: được sản xuất từ ngun liệu chính là bột lúa mì (một loại ngũ cốc, hay cịn
gọi là bột mì) và màu được tạo nên từ chiết xuất củ nghệ.
Gói dầu gia vị: được nấu từ dầu thực vật tinh luyện cùng các ngun liệu tươi như
hành tím, ớt, tỏi, ngị om…
Gói súp: là hỗn hợp các loại gia vị như muối, đường, bột ngọt, bột tơm, tiêu, tỏi…
Gói rau sấy: bao gồm thịt, tôm, trứng, rau (hành lá, ba rô, đậu hà lan, cà rốt, cải…)
được sấy khô.

16


Bao bì: là loại chuyên dụng dùng cho thực phẩm, đạt chứng nhận an toàn trong thực
phẩm. (acecookvietnam.vn, n.d.)
2. Trộn bột:
Bột lúa mì, dung dịch nghệ và các loại gia vị (muối, đường, bột ngọt, nước tương,
nước mắm…) được trộn đều trong cối trộn, bằng thiết bị tự động và khép kín.
(acecookvietnam.vn, n.d.)
3. Cán tấm:
Bột sau khi trộn được chuyển đến thiết bị cán tấm bằng hệ thống băng tải. Tại đây,
các cặp lô cán thô và cán tinh sẽ cán mỏng dần lá bột cho đến khi đạt yêu cầu về độ
dai, độ dày – mỏng theo quy cách của từng loại sản phẩm. (acecookvietnam.vn, n.d.)
Quá trình cán tấm này sẽ được chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Cán thô
Bột sau khi đã nhào trộn từ khu phân phối ở tầng 3 sẽ theo dây chuyền đưa

xuống các cặp trục cán thơ với đường kính là 300mm. Vận tốc của trục cán
thơ nhỏ nhưng lực thì lớn để tạo lực nén lớn ép bột đưa sang quá trình cán tinh
+ Giai đoạn 2: Cán tinh
Ở lơ cán tinh sẽ gồm 5 bộ trục với vận tốc giữa các lô cán sẽ tăng dần qua các
trục, khoảng cách hai trục trong cùng một cặp trục sẽ nhỏ dần,từ đó theo chiều
dài dây chuyền ở trục cán tinh mà lá bột sẽ mỏng dần.
4. Cắt tạo sợi:
Lá bột được cắt sợi thành những sợi mì to, nhỏ, trịn, dẹt khác nhau và hình thành
những gợn sóng đặc trưng bởi hệ thống trục lược. Lá bột được cắt thành sợi mì to,
nhỏ, dẹt khác nhau và hình thành những gợn sóng đặc trưng bởi hệ thống trục lược.
Với tốc độ của dao cắt mì lớn 32 dao/ phút nhưng tốc độ của băng chuyền lại nhỏ, làm
cho sợi mì sẽ dần bị đùn lại,tạo thành hình dợn sóng đặc trưng của mì ăn liền.
5. Hấp chín:
Sợi mì sau khi được hấp chín phải có tính đàn hồi, dai, sự mềm mại, ấn tay không bết,
không ướt hay nhão ở mặt dưới và quan trọng khơng bị dính tay. Với hệ thống khống
chế nước, sợi mì được làm chính bên trong tủ hấp hồn tồn kín bằng hơi nước, thời
gian hấp là từ 2 – 3 phút, ở nhiệt độ khoảng 100°C khiến mì được chín đều, tăng độ
dai và độ bóng trên bề mặt. Sợi mì chín đều 80 – 90% sẽ tránh được việc sợi mì dính
vào mặt lưới, dính dao trong q trình cắt định lượng, gây ra việc mất vệ sinh trong
quá trình chế biến. Mì sẽ được đảm bộ độ ngay ngắn và trọng lượng chính xác khi tiến
hành giai đoạn cắt.
17


6. Cắt định lượng và bỏ khuôn:
Sau khi được hấp chín, sợi mì được cắt ngắn bằng hệ thống dao tự động và rơi xuống
phễu, nằm gọn trong khuôn chiên. Tùy từng sản phẩm mà khn chiên có hình vng,
trịn,…để tạo nên hình dáng tương ứng cho vắt mì.
7. Làm khô:
Để bảo quản trong thời gian từ 5 – 6 tháng ở nhiệt độ bình thường, vắt mì sẽ đi qua hệ

thống chiên hoặc sấy để làm giảm độ ẩm trong vắt mì xuống mức thấp nhất.
+ Mì chiên: Vắt mì được chiên qua dầu ở nhiệt độ khoảng 160°C – 165°C trong
thời gian khoảng 2,5 phút. Độ ẩm vắt mì sau chiên khoảng dưới 3%. Dầu dùng
để chiên mì là dầu thực vật (có nguồn gốc từ dầu cọ), được tách lọc bằng công
nghệ làm lạnh tự nhiên nên giúp hạn chế tối đa phát sinh Trans fat. Đồng thời,
nhờ việc kết hợp ứng dụng công nghệ hiện đại, sử dụng dầu ln tươi mới nên
các sản phẩm mì ăn liền của Acecook Việt Nam ln có chỉ số AV (Acid
Value) rất thấp (AV≤2mg KOH/gram dầu), giúp sản phẩm có mùi vị thơm
ngon.
+ Mì khơng chiên: Vắt mì được sấy bằng nhiệt gió ở nhiệt độ 65 – 80°C trong
thời gian khoảng 30 phút. Độ ẩm vắt mì sau sấy khoảng dưới 10%.
(acecookvietnam.vn, n.d.)
8. Làm nguội:
Sau giai đoạn chiên và sấy thì nhiệt độ của mì lúc này rất cao, do đó ta phải làm nguội
mì để hạ nhiệt độ vắt mì xuống khoảng 30 – 40 độ C (nhiệt độ phịng), đây là nhiệt độ
an tồn cho vắt mì để có thể bước qua giai đoạn tiếp theo. Trong q trình này thì
khơng khí từ mơi trường sẽ qua quá trình lọc sạch và dẫn theo hệ thống đường ống,
thổi xuyên qua vắt mì để làm nguội để đảm bảo vắt mì quay về nhiệt độ bình thường
trước khi tiến hành giai đoạn đóng gói. Nếu khơng tiến hành q trình làm nguội thì
khi đóng gói, lượng hơi nóng cao sẽ bị ngưng tụ nước nên mì bị mềm và ỉu đi,không
bảo quản được trong thời gian dài và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
9. Cấp gói gia vị:
Đối với mì gói: các gói gia vị sẽ được bổ sung bằng thiết bị tự động.
Đối với mì ly: thiết bị cung cấp ly sẽ tự động bỏ vắt mì vào bên trong, sau đó tiếp tục
bổ sung các nguyên liệu sấy và các gói gia vị.
10. Đóng gói:
Đối với mì gói: Các loại giấy gói, bao bì phải được kiểm định từ trước và đạt tiêu
chuẩn về chất lượng cũng như an toàn vệ sinh, thực phẩm. Bao bì đóng gói phải đúng
18



theo chủng loại, không bị rách mép, lỗi, chữ trên bao bì được in rõ ràng, hạn sử dụng
theo đúng với quy định, đảm bảo yêu cầu về cảm quan và tiêu chuẩn của một gói mì
Hảo Hảo.
Đối với mì ly: Mì sẽ theo dây chuyền và được bỏ tự động vào trong từng ly mì, cùng
lúc đó thì các loại nguyên liệu sẽ được bỏ trực tiếp vào ly mì ăn liền, các gói phụ gia
như: gói soup, dầu sẽ được lần lượt bổ sung. Những hộp mì phải đạt chuẩn về bao bì
cũng như an tồn vệ sinh và đảm bảo các thông số hạn sử dụng được in rõ ràng trên ly
mì. Tiếp đến, chính là q trình đóng nắp hộp, với cơng nghệ tiên tiến tự động, mà các
thiết bị tại nhà máy có thể đóng nắp tự động hàng trăm ly mì cùng một lúc, và sẽ có
những quy trình kiểm tra để đảm bảo độ kín của nắp hộp đạt chuẩn để đưa đến tay
người tiêu dùng.
11. Kiểm tra chất lượng: Cân trọng lượng, dị dị vật và kim loại
Mì sau khi được đóng gói thành phẩm hồn chỉnh, trước khi bán ra thị trường thì sản
phẩm cần kiểm tra về cảm quan và đảm bảo các tiêu chuẩn chỉ tiêu hóa lý và chỉ tiêu
vi sinh. Nên tất cả sản phẩm bắt buộc phải trải qua công đoạn kiểm tra chất lượng, và
công đoạn này sẽ tiến hành gồm 3 quá trình, từng gói mì sẽ đi qua mỗi thiết bị khác
nhau cho mỗi chu trình:máy dị kìm loại, máy cân trọng lượng và cuối cùng là máy dò
dị vật (X-ray).
Các chỉ tiêu về cảm quan của mỗi vắt mì đều phải được đảm bảo theo tiêu chuẩn của
nhà sản xuất về trạng thái mì, màu sắc, mùi vị, phương cách đóng gói, … Và các hàm
lượng chỉ tiêu hóa lý về chất béo phải đạt chuẩn lớn hơn 15%, hàm lượng protein lớn
hơn 10%, độ ẩm nhỏ hơn 4,5%, hàm lượng muối ăn nhỏ hơn 2,5% và chỉ số peroxit
phải bé hơn 0,4mg. Còn lại các chỉ tiêu về vi sinh phải đạt chuẩn theo những chỉ tiêu
cảm quan.
Trường hợp nếu các gói mì, ly mì khơng đạt chuẩn,chẳng hạn: dị ra dị vật, khối lượng
không đúng theo yêu cầu, … Những sản phẩm lỗi đó sẽ được tiến hành xử lý theo quy
định của doanh nghiệp cũng như theo luật pháp về bảo vệ mơi trường trong chu trình
xử lý rác thải của các nhà máy.
12. Đóng thùng:

Những gói mì, ly mì sau khi đã đạt những tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng sản phẩm, sẽ
được đóng vào thùng, với từng loại sản phẩm khác nhau mà số lượng mì trong thùng
sẽ được quyết định theo quy cách của nhà sản xuất.
+ Đối với mì ly: Mỗi thùng sẽ bao gồm 24 ly mì đạt chuẩn, mỗi ly có khối lượng
67g/ly
19


+ Đối với mì gói: Mỗi thùng bao gồm 30 gói mì đạt chuẩn, mỗi gói có khối
lượng 75g/gói.
Mỗi thùng mì cũng phải đạt tiêu chuẩn về an tồn vệ sinh thực phẩm,không bị rách,
ẩm mốc; thùng cứng và dày, chữ in rõ rành, có đóng dấu,mộc đầy đủ; đúng số lượng,
khối lượng theo quy định.
Thành phẩm sau khi được đóng thùng và kiểm tra chất lượng qua phịng QC (Quality
Control) sẽ được đưa vào kho và lưu kho theo thời gian của từng sản phẩm trước khi
phân phối ra thị trường.
Trong quy trình sản xuất, một gói mì ăn liền thành phẩm sẽ được sản xuất theo công nghệ
mới nhất tại Nhật Bản với hơn 10 giai đoạn khép kín, hồn tồn tự động, giúp doanh nghiệp
giảm bỏ gánh nặng chi phí về nhân cơng nhà máy. Cứ mỗi phút, tương ứng với một dây
chuyền sản xuất tại nhà máy Vina Acecook sẽ cho ra đời hơn 500 gói mì ăn liền và hơn 400
ly mì, chúng sẽ được xem là thành phẩm cuối cùng. Với những máy móc hiện đại và bậc nhất
Đơng Nam Á thì dây chuyền sản xuất của Acecook được rút ngắn đáng kể thời gian hình
thành sản phẩm hồn chỉnh, mỗi dây chuyển mất từ 20 – 25 phút để hồn thành, và thơng qua
từng giai đoạn đều có nhân viên phụ trách việc theo dõi và giám sát quá trình và xử lý khi
máy móc gặp rủi ro, cần sự can thiệp của con người.
4. Delivery:
Acecook “Việt Nam xây dựng hệ thống nhà phân phối đa dạng trải dài khắp mọi miền đất
nước. Trong đó có 7 chi nhánh sản kinh doanh, trên 700 đại lý cấp 1 được phân bố từ đồng
bằng đến vùng cao để tiếp cận được hết với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.”
Các mạng lưới được quản lý tập trung bởi các chi nhánh và được phân chia theo địa bàn hoạt

động:
+ Trụ sở công ty và văn phịng chính tại quận Tân Phú, Hồ Chí Minh.
+ Chi nhánh miền Bắc: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên.
+ Chi nhánh miền Trung: Đà Nẵng.
+ Chi nhánh miền Nam: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vĩnh Long.

20


Mơ hình phân phối dịng sản phẩm mì ăn liền
(Nguồn: Internet)
Acecook đã lựa chọn nhiều hình thức kênh phân phối khác nhau để đưa sản phẩm đến tay
người tiêu dùng nhưng chủ yếu trên hết vẫn là dựa trên cơ sở đại lý (bán buôn). Doanh
nghiệp lựa chọn nhiều nhà bán buôn (cấp 1), và nhiệm vụ của các nhà bán buôn này là phân
phối cho các nhà bán buôn cấp dưới, sau đó đến các cửa hàng bán lẻ. Khi khách hàng có nhu
cầu, nhà bán lẻ sẽ thơng báo cho nhà bán buôn rằng doanh nghiệp sẽ cung cấp sản phẩm theo
hình thức bán hàng trực tiếp.
Ưu điểm của phương thức phân phối này là chi phí đầu tư khơng cao, thích hợp với các
thương hiệu mạnh và được ưa chuộng trên thị trường. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy
ra với sản phẩm (chẳng hạn như vấn đề chất lượng sản phẩm) thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến
khả năng đẩy hàng của nhà sản xuất xuống cấp phân phối. Mặt khác, do phân phối theo nhu
cầu nên sản phẩm sẽ có lúc nhanh, lúc chậm.
Do xu hướng tiêu dùng thịnh hành của người Việt Nam hiện nay, họ ngày càng đến gần hơn
với các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, gian hàng tự phục vụ. Vì vậy,
Acecook đã thực hiện chiến lược phân phối sản phẩm của mình thơng qua các kênh bán lẻ
này. Sản phẩm chỉ được cung cấp cho người tiêu dùng thông qua các nhà bán lẻ. Cụ thể, các
sản phẩm mì ăn liền của Acecook ln có mặt tại các siêu thị bán lẻ như Big C, chuỗi siêu thị
do mart, hệ thống Maximax … Các siêu thị này trực tiếp phân phối sản phẩm cũng như đưa
sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng. Khách hàng có thể sử dụng tự lựa chọn hàng


21


hóa và dịng sản phẩm ưng ý và phù hợp với mỗi người. Kênh phân phối này tập trung vào
người tiêu dùng cuối cùng, với mức tiêu thụ nhỏ nhưng tiêu thụ thường xuyên. Vì vậy, chiến
lược phân phối của Acecook là mở rộng thị trường, mở rộng đại lý, tăng dần số lượng và chất
lượng của kênh phân phối:
+ Lựa chọn thành viên kênh: Cũng giống như công ty tuyển dụng nhân viên, Acecook
lựa chọn và thu hút các trung gian cụ thể tham gia vào kênh phân phối của cơng ty
trong q trình tổ chức các hoạt động của kênh. Acecook lấy tiêu chí để lựa chọn
thành viên kênh, chẳng hạn như thành viên trong ngành, sản phẩm họ bán, lợi nhuận
và tiềm năng tăng trưởng, khả năng thanh toán, hợp tác và danh tiếng, và điều kiện
kinh doanh. Nếu người trung gian là đại lý bán hàng, nhà sản xuất phải đánh giá số
lượng và đặc tính của hàng hóa mà họ bán cũng như quy mơ và chất lượng của lực
lượng bán hàng.
+ Khuyến khích các thành viên: Người trung gian phải được thúc đẩy liên tục để làm tốt
nhất việc của họ. “Song song với đó, Acecook cũng sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các
kênh phân phối cấp dưới bằng cách tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của các thành viên
trong kênh. Bởi Acecook biết rằng đơn vị trung gian là một doanh nghiệp độc lập,
một thị trường độc lập, có thế mạnh riêng và chiến lược kinh doanh riêng. Người
trung gian đóng vai trò là người mua cho khách hàng của họ, cố gắng bán tồn bộ
nhóm hàng hóa thay vì hàng hóa riêng lẻ.”
+ Đối với các đại lý: Acecook luôn dành những ưu đãi tuyệt đối cho các đại lý thân thiết
như hỗ trợ vận chuyển, tư vấn sản phẩm bán chạy, chiết khấu thương mại, thưởng
theo doanh số. Nếu có trường hợp vi phạm hợp đồng, kiên quyết cắt bỏ công ty để
làm gương cho các nhà phân phối khác. “Để trở thành đại diện cho các sản phẩm này,
Acecook nêu điều kiện thiết yếu là công ty phải tuân thủ cam kết không bán các sản
phẩm kém chất lượng hoặc hết hạn theo yêu cầu của công ty với các nhóm sản phẩm
thực phẩm đa dạng trên thị trường này. nó khơng buộc các nhà phân phối phải bán bất
kỳ sản phẩm nào của mình, nhưng họ cũng ủng hộ việc mở rộng quy mô. và họ không

hạn chế nghiêm ngặt các điều khoản của đại lý.” Vì đây là những sản phẩm bán hàng
không thể thiếu đối với người tiêu dùng, cạnh tranh khá gay gắt nên công ty cần nâng
tầm, tuy nhiên Acecook ln có những ưu đãi nhất định cho các đại lý trong việc
trưng bày sản phẩm của công ty một cách đẹp mắt và thu hút khách hàng.
Acecook đã phát triển hệ thống SCM (Supply Chain Management): một giải pháp quản lý tối
ưu hóa toàn cầu cho việc bán thành phẩm, điều phối thành phẩm và nguyên liệu bằng cách
trao đổi thông tin về đơn đặt hàng, bán hàng, , mức tồn kho , hậu cần (giữa công ty với các
22


khách hàng). Acecook đã sử dụng gói phần mềm SCM của Cơng ty NTT Data (LSeries) có
tên “Hệ thống hỗ trợ kinh doanh” (bao gồm hệ thống quản lý kho, hỗ trợ bán hàng, quản lý
đơn hàng cho nhà phân phối nhân viên kinh doanh). (acecookvietnam.vn, n.d.)
Tiếp theo, hệ thống thơng tin xếp dỡ hàng hóa được sử dụng để thu thập thông tin về phương
tiện vận tải, thông tin về hoạt động của phương tiện, làm cơ sở cho việc điều phối hàng hóa
được cải thiện. Hiểu được tình hình tiến độ cơng việc và xây dựng kế hoạch bố trí phương
tiện hiệu quả sẽ giúp nâng cao hiệu quả xếp dỡ hàng hóa và giảm thời gian nhàn rỗi, từ đó hạ
thấp chi phí logistics. (acecookvietnam.vn, n.d.)
Việc sử dụng hệ thống này giúp cho Acecook đạt được các mục tiêu như:
+ Vận chuyển hàng hóa xuyên Việt nhanh chóng, hiệu quả để ln giữ được chất lượng
mới của sản phẩm, đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao theo
công nghệ Nhật Bản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và an tâm sức khỏe. Đồng
thời cắt giảm phần nào chi phí quản lý vận hành chuỗi cung ứng. (acecookvietnam.vn,
n.d.)
+ Sử dụng hệ thống logistics liên kết để thay đổi tình hình giao thơng và Logistics ở
Việt Nam. Chính vì vậy, dự án này không chỉ là một giải pháp cho vấn đề, mà cịn cho
các cơng ty thực phẩm (bao gồm cả các công ty thực phẩm Nhật Bản hiện đang đầu tư
vào Việt Nam), các cơng ty trong ngành logistics, nó cịn là công cụ hỗ trợ đắc lực
cho các công ty muốn đầu tư vào Việt Nam nếu nước ta tham gia TPP.
(acecookvietnam.vn, n.d.)

5. Return:
Các dịng sản phẩm mì ăn liền của Acecook chủ yếu được cung cấp phân phối cho các đại lý,
siêu thị.. với số lượng lớn sau đó mới bán lẻ tới tay người tiêu dùng. Do đó, nếu trong quá
trình tiêu thụ, sản phẩm gặp lỗi với số lượng ít thì trước tiên khách hàng sẽ giải quyết với chủ
đại lý hoặc nhân viên phụ trách của cửa hàng mà khách hàng đã mua. Lúc này sản phẩm lỗi
này sẽ được bên bán thu hồi và đổi lại sản phẩm mới hoặc nếu khách hàng khơng cịn nhu cầu
sử dụng tiếp có thể u cầu hồn tiền và thu hồi hoá đơn tuân thủ theo thời gian được đổi trả
tại mỗi cơ sở đã quy định.
Đối với trường hợp sản phẩm của công ty bị lỗi với số lượng lớn thì phía đại lý, cửa hàng
siêu thị sẽ trực tiếp liên hệ với bên nhà cung cấp của công ty và bên công ty sẽ tiến hành thu
hồi cũng như bồi thường, cung cấp lại nguồn hàng mới theo như trong hợp đồng giao dịch
của hai bên.

23


PHẦN 4: ẢNH HƯỞNG TỪ ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN HOẠT ĐỘNG VẬN HÀNH
VÀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA ACECOOK VIỆT NAM:
1. Tác động tích cực:
1.1. Nhu cầu tiêu dùng tăng cao dẫn đến đẩy mạnh vận hành sản xuất:
Theo một khảo sát mới nhất của Nielsen Việt Nam, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện
nay, mức tiêu thụ Mì ăn liền của Việt Nam tăng 67%. Bởi người dân có nhu cầu tích trữ
lương thực thực phẩm trong đợt giãn cách. Vào năm 2020 dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ
trên thế giới, tất cả các quốc gia chịu tác động của dịch đã đưa ra các biện pháp đóng cửa biên
giới, dãn cách tồn xã hội. Chính vì vậy phần lớn người tiêu dùng Việt Nam đã chuyển sang
các bữa ăn tự nấu tại nhà và mua các loại lương thực, thực phẩm, thức uống có thể dự trữ
trong thời gian dài để hạn chế việc ra ngoài vào mùa dịch dễ gây ra sự lây nhiễm trong cộng
đồng. Trong các loại sản phẩm dự trữ này, mì ăn liền chính là loại mà người tiêu dùng quan
tâm nhất vì các yếu tố như sự tiện lợi, đa dạng mẫu mã, hương vị, hạn sử dụng với giá cả khá
rẻ so với các loại sản phẩm khác. Ghi nhận tại các siêu thị lớn, các đại diện chia sẻ: “Doanh

số mặt hàng mì ăn liền và các loại sợi ăn liền tháng 3-2020 tăng hơn 27% so với giai đoạn
tháng 2, và hai thời điểm ghi nhận lượt mua cao nhất là vào ngày 7-3 và 31-3 vừa qua. Số
lượng sản phẩm bình quân trong giỏ hàng của người mua tăng lên, tuy nhiên tần suất mua
giảm đáng kể”.
CTCP Acecook Việt Nam với sự quản lý vận hành chuỗi cung ứng của mình đã khơng ngừng
sản xuất các sản phẩm với số lượng tăng đáng kể mặc dù Covid-19 cũng đã gây ra một số
gián đoạn cho doanh nghiệp. Các sản phẩm được tập trung sản xuất như Mì Hảo Hảo, Thế
Giới Mì, Mì Nấu Maxkay… Theo chia sẻ của doanh nghiệp: “Hiện nay Acecook đã tăng
cường sản xuất với mức tăng khoảng 30% để đáp ứng mức tăng của thị trường”. Tận dụng
được nhu cầu sử dụng sản phẩm mì ăn liền tăng cao do dịch nên doanh nghiệp đã thu về một
lượng doanh thu đáng kể. Cụ thể, doanh thu tháng 3-2020 của Acecook tăng 29% so với cùng
kỳ năm trước, đồng thời tăng 10% so với giai đoạn tháng 2-2020.
1.2. Chuyển đổi, mở rộng kênh phân phối:
Xu hướng làm việc từ xa qua các thiết bị điện tử trong và sau giai đoạn dịch bệnh ngày càng
tăng. Chính vì vậy xu hướng mua hàng thơng qua các kênh online cũng dần gia tăng đáng kể.
Nắm bắt thói quen mua hàng thông qua các trang web của cửa hàng, siêu thị hay thông qua
các kênh thương mại điện tử giúp doanh nghiệp mở rộng hơn kênh bán hàng, phân phối của
mình.
Các biện pháp phịng ngừa trong mùa dịch có tác động tích cực đến việc thay đổi các kênh
mua sắm của người dân như đặt hàng trên thiết bị di động và giao hàng tại nơi giúp người
24


×