Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Tiến Minh trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.31 KB, 74 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
MỤC LỤC
Vũ Minh Cường Kinh tế lao động 46A
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Cơ cấu trực tuyến....................................................................................
Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu chức năng.........................................................................
Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu theo trực tuyến – chức năng............................................
Sơ đồ 4: Sơ đồ cơ cấu theo trực tuyến – tham mưu............................................
Sơ đồ 5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Tiến Minh.................................
Sơ đồ 6: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đề xuất.............................................51
Vũ Minh Cường Kinh tế lao động 46A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
LỜI NÓI ĐẦU
Trong hoạt động của các doanh nghiệp nói chung vấn đề hiệu quả được
coi là thước đo đánh giá sự thành công. Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp
đạt được có thể bằng nhiều con đường: Thông qua doanh số bán hàng, yếu tố
kỹ thuật... hoặc có thể đạt được thông qua một cơ cấu tổ chức hợp lý nhằm
phát huy tốt nhất thế mạnh của các thành viên nhằm phục vụ cho sự phát triển
của tổ chức theo thời gian. Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO
thì các doanh nghiệp của chúng ta không chỉ phải cạnh tranh trong nước mà
còn phải chịu sức ép rất lớn từ phía các doanh nghiệp nước ngoài với trình độ
tổ chức chuyên nghiệp. Vì vậy, cơ cấu tổ chức lại các doanh nghiệp của
chúng ta vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan do cạnh tranh và
sự lớn mạnh không ngừng của các tổ chức và các doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức không chỉ là vấn đề đối với các doanh nghiệp xét trên
góc độ vi mô mà còn là vấn đề quản lý của nhà nước xét trên góc độ vĩ mô.
Một cơ cấu tổ chức tốt tiết kiệm nguồn lực, nâng cao khả năng hoạt động của
không chỉ doanh nghiệp mà của cả nền kinh tế.


Công ty TNHH Tiến Minh là một doanh nghiệp mới thành lập đang
phát triển không ngừng nên trong cơ cấu tổ chức của nó vẫn còn có những bất
cập cần được khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Chính vì vậy trong thời gian thực tập ở Công ty TNHH Tiến Minh em
đã cho em cơ hội nghiên cứu, tổng hợp lý thuyết và thực tế để chọn ra chuyên
đề thực tập là: “ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
TNHH Tiến Minh trong thời gian tới ”.
Do khả năng nhận thức và hạn chế về kiến thức nên chuyên đề thực tập
chắc chắn còn nhiều thiếu sót mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của thầy.
Vũ Minh Cường Kinh tế lao động 46A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Cơ cấu.
Có hai khái niệm về cơ cấu được đề cập đến trong chuyên ngành kinh
tế lao động, tùy theo mục đích hoặc cách tiếp cận khác nhau mà ta có những
khái niệm khác nhau
Thứ nhất, cơ cấu được hiểu là sự phân chia tổng thể ra thành các bộ
phận nhỏ hơn theo những tiêu thức khác nhau, các bộ phận này sẽ thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ khác nhau của tổng thể nhưng chúng có quan hệ
chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung.
Thứ hai, cơ cấu được hiểu là sự phân chia vai trò và trách nhiệm giữa
các thành viên, các bộ phận, đơn vị của tổng thể trên cơ sở phối hợp chặt chẽ
giữa các bộ phận cấu thành nên tổng thể đó. Cơ cấu này còn được phân chia
thành hai hình thức là : Cơ cấu chính thức và cơ cấu không chính thức. Cơ
cấu chính thức được hình thành dựa vào mối quan hệ đa chiều giữa các bộ
phận trong tổng thể trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đã được xác định nó được

thể hiện dưới hình thức là các quy định trong tổ chức. Cơ cấu không chính
thức được xác định bằng các luật lệ và các mối quan hệ giữa các thành viên
không có trong quy định của tổ chức mà nó được xây dựng dựa trên yếu tố
tình cảm và kinh nghiệm sống của từng thành viên trong tổ chức.
2. Tổ chức.
Năm 1981, Ducan đã đưa ra một định nghĩa về tổ chức và đã được
nhiều nhà kinh tế sử dụng như sau: Tổ chức là một tập hợp các cá nhân riêng
lẻ tương tác lẫn nhau, họ cùng làm việc hướng tới mục tiêu chung và các mối
quan hệ của họ được xác định theo một cơ cấu nhất định.
Vũ Minh Cường Kinh tế lao động 46A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
Theo định nghĩa này thì tổ chức có những đặc điểm nổi bật:
- Định nghĩa này nhấn mạnh yếu tố con người, con người tạo nên tổ
chức, con người quan trọng hơn máy móc, nhà xưởng.
- Ở một chừng mực nào đó thì con người trong tổ chức làm việc phải
hướng tới mục tiêu chung và phối hợp các hoạt động với nhau để đạt được
mục tiêu đó.
- Mối quan hệ giữa những con người trong tổ chức cần phải được xác
định rõ ràng và theo một cơ cấu nhất định.
3. Cơ cấu tổ chức.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về cơ cấu tổ chức nhưng có hai định
nghĩa được đề cập nhiều trong các tài liệu chuyên ngành:
- Năm 1998, Roobin đưa ra định nghĩa: Cơ cấu tổ chức xác định các công
việc được tập hợp, phân công và phối hợp một các chính xác như thế nào.
- Năm 2001, Griffin và Moorhead lại cho rằng: Cơ cấu tổ chức là hệ
thống các nhiệm vụ, các mối quan hệ báo cáo quyền lực nhằm duy trì sự hoạt
động của tổ chức.
4. Quản lý.
Có nhiều khái niệm về quản lý khác nhau nhưng quan điểm về quản lý

được được các nhà kinh quản lý sử dụng nhiều là: Quản lý là sự tác động của
chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong
điều kiện biến động của môi trường.
Theo định nghĩa này thì quản lý có các đặc điểm:
- Bao gồm chủ thể quản lý đưa ra các quyết định và đối tượng quản lý
thức hiện các quyết định đó.
- Một mục tiêu chung cho đối tượng quản lý và chủ thể quản lý làm cơ
sở cho chủ thể quản lý đưa ra các quyết định.
- Chủ thể quản lý phải thực hiện hành động.
Vũ Minh Cường Kinh tế lao động 46A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
5. Bộ máy quản lý.
Mỗi tổ chức đều cần có một bộ máy quản lý để thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của tổ chức một cách có hiệu quả. Bộ máy quản lý là hệ thống
những con người cùng các phương tiện của tổ chức, được liên kết theo một số
nguyên tắc và quy tắc nhất định mà tổ chức thừa nhận để lãnh đạo, quản lý
toàn bộ các hoạt động của hệ thống nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
Bộ máy quản lý bao gồm hai hệ thống có sự tách rời:
- Hệ thống chỉ huy bao gồm công cụ quản lý là các quyết định và
quyền lực của chủ thể quản lý để tác động vào đối tượng bị quản lý.
- Hệ thống chức năng bao gồm những công việc, chức năng và nhiệm
vụ được xác định cụ thể cho từng đối tượng, từng cấp, từng lĩnh vực.
6. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là tổng thể các bộ phận hợp thành,
trong đó các bộ phận này có mối quan hệ hữu cơ phụ thuộc lẫn nhau được
chuyên môn hóa thực hiện các phần việc nhất định với những trách nhiệm và
quyền hạn nhất định nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng và mục tiêu
chung của tổ chức.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý bao gồm:

- Bộ phận quản lý: phòng marketing, phòng kế hoạch...
- Cấp quản lý: cấp doanh nghiệp, cấp phân xưởng...
II. CÁC LOẠI CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ.
Tùy thuộc vào đặc điểm, nhiệm vụ và phương pháp khác nhau mà có
các kiểu tổ chức:
1. Cơ cấu trực tuyến.
Đây là cơ cấu đơn giản nhất, trong đó chỉ có cấp trên và cấp dưới, tức
là mỗi người cấp dưới chỉ chịu sự quản lý trực tiếp từ một người cấp trên mà
không phải chịu sự quản lý của trưởng các bộ phận khác.
Vũ Minh Cường Kinh tế lao động 46A
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
Sơ đồ 1: Cơ cấu trực tuyến.
- Ưu điểm: mệnh lệnh được thực hiện nhanh, tránh trùng lặp các quyết
định, quyền hạn và trách nhiệm được phân định rõ ràng nó tỏ ra rất phù hợp
đối với các tổ chức mới được thành lập khi mà mọi hoạt động của tổ chức
chưa đi vào ổn định và chưa phức tạp cần có sự chỉ đạo thống nhất, nó bảo vệ
nguyên tắc chế độ một thủ trưởng.
- Nhược điểm: người lãnh đạo phải có kiến toàn diện để có thể giải
quyết nhiều công việc chuyên môn cùng một lúc, không tận dụng được các
nhà chuyên môn giúp trong việc đưa ra các quyết định, cơ cấu này khá cứng
nhắc làm giảm hiệu quả trao đổi thông tin giữa các bộ phận ảnh hưởng đến
tính linh hoạt, nhạy bén trong hoạt động của bộ máy quản lý.
2. Cơ cấu theo chức năng.
Cơ cấu này có đặc điểm là nhiệm vụ quản lý được phân chia cho các bộ
phận riêng biệt theo các chức năng quản lý và hình thành nên những người
lãnh đạo được chuyên môn hóa, chỉ đảm nhận một hoặc một số chức năng
nhất định. Mối quan hệ giữa các bộ phận, thành viên trong tổ chức rất phức
tạp, đều phải tuân thủ theo sự chỉ đạo của cấp trên.
Vũ Minh Cường Kinh tế lao động 46A

7
Người lãnh đạo
Người lãnh đạo tuyến 1
Người lãnh đạo tuyến 1
Các đối tượng quản lý Các đối tượng quản lý
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu chức năng.
- Ưu điểm: giảm gánh nặng cho người lãnh đạo chung, thu hút được
các chuyên gia vào công tác quản lý chuyên môn.
- Nhược điểm: có nhiều cấp trên dẫn đến vi phạm chế độ một thủ
trưởng, khó khăn trong việc xác định trách nhiệm giữa các phòng ban, dễ dẫn
đến rối loạn trong quản lý vì nhân viên phải chịu sự tác động nhiều phía.
3. Cơ cấu trực tuyến – chức năng.
Cơ cấu này là sự kết hợp hai cơ cấu trên, bộ phận chức năng chỉ làm
nhiệm vụ chuẩn bị những lời chỉ dẫn, những lời khuyên và kiểm tra sự hoạt
động của cán bộ trực tuyến. Mối quan hệ giữa cấp dưới và người lãnh đạo
theo trực tuyến, đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức khá toàn diện để có
thể thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến và bộ phận
chức năng trong hoạt động của tổ chức.
Vũ Minh Cường Kinh tế lao động 46A
8
Người lãnh đạo
Người lãnh đạo
chức năng C
Người lãnh đạo
chức năng A
Người lãnh đạo
chức năng B
Đối tượng quản lý
1

Đối tượng quản lý
2
Đối tượng quản lý
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu theo trực tuyến – chức năng.
- Ưu điểm: khắc phục được nhược điểm của hai loại cơ cấu trên, làm
tăng tính linh hoạt trong hoạt động quản lý của tổ chức và thu hút được các
nhà chuyên môn trong việc đưa ra các quyết định.
- Nhược điểm: Phải kết hợp được bộ phận trực tuyến và chức năng nếu
không sẽ gây ra tình trạng nhiều ý kiến trái khác nhau cùng được đưa ra dẫn
đến chậm chễ trong giải quyết công việc liên quan nhiều bộ phận chức năng.
Vũ Minh Cường Kinh tế lao động 46A
9
Người lãnh đạo
chức năng A
Người lãnh đạo
chức năng A
Đối tượng quản lý
1
Người lãnh đạo cấp 1
Người lãnh đạo
chức năng C
Người lãnh đạo
chức năng B
Người lãnh đạo cấp 2
Người lãnh đạo chức
năng B
Người lãnh đạo
chức năng C

Đối tượng quản lý
2
Đối tượng quản lý
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
4. Cơ cấu trực tuyến – tham mưu.
Cơ cấu này giống với cơ cấu trực tuyến – chức năng, người lãnh đạo là
người chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định khi gặp khó khăn sẽ tham khảo
ý kiến của các chuyên gia ở bộ phận tham mưu giúp việc. Bộ phận tham mưu
sẽ nhỏ gọn hơn, không cồng kềnh như các phòng ban do bộ phận tham mưu
chỉ bao gồm một số chuyên gia giỏi.
Sơ đồ 4: Sơ đồ cơ cấu theo trực tuyến – tham mưu.
- Ưu điểm: bảo vệ được nguyên tắc một thủ trưởng, khai thác được khả
năng của các chuyên gia, mỗi cấp dưới chỉ thực hiện theo quyết định của thủ
trưởng của mình, hạn chế được chốn tránh trách nhiệm khi có sai sót xảy ra.
- Nhược điểm: Người lãnh đạo ít tiếp xúc hơn với cấp dưới, các quyết
định đưa ra sẽ chậm do phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
Vũ Minh Cường Kinh tế lao động 46A
10
Người lãnh đạo
Tham mưu 1 Tham mưu 3Tham mưu 2
Tham mưu 1Tham mưu 2 Tham mưu 2Tham mưu 1
Người lãnh đạo tuyến 1 Người lãnh đạo tuyến 2
Các đối tượng quản lý
Các đối tượng quản lý
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
III CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ.
Các yếu tố cần thiết tạo nên cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý bao gồm:
1. Phân công lao động (chuyên môn hóa công việc) .
Phân công lao động chỉ mức độ của các công việc trong tổ chức được

phân chia thành những bước công việc hoặc những nhiệm vụ khác nhau do
những người lao động có chuyên môn khác nhau thực hiện.
Phân công lao động chính là việc chia nhỏ một công việc thành các
công việc nhỏ hơn hay các bước công việc mà mỗi bước này do một người
đảm nhận, tức là mỗi người chỉ đảm nhận một phần của công việc chứ không
thực hiện toàn bộ một công việc trọn vẹn.
- Ưu điểm: Tăng năng suất lao động do người lao động chỉ chuyên
thực hiện một số công việc nhất định nên dễ đạt được trình độ lành nghề. Do
được chuyên môn hóa nên người lao động chỉ thực hiện một số thao tác nhất
định thì việc đào tạo chỉ chú trọng vào một số thao tác từ đó thuận lợi việc
đào tạo lao động, tiết kiệm được thời gian và chi phí đào tạo.
- Nhược điểm: do người lao động chỉ thực hiện một số thao tác nhất
định nên dễ dẫn đến nhàn chán, stress cho người lao động và có thể dẫn đến
tai nạn lao động.
2. Phạm vi kiểm soát của bộ máy quản lý (phạm vi quản lý) .
Phạm vi kiểm soát của bộ máy quản lý được hiểu là số lượng nhân viên
ở các cấp mà một người quản lý có thể điều hành một cách có hiệu quả.
Phạm vi kiểm soát của bộ máy quản lý có thể rộng hay hẹp tùy theo
điều kiện thực tế mà mỗi tổ chức sẽ có cách thực hiện khác nhau. Nếu phạm
vi quản lý rộng thì bộ máy quản lý sẽ gọn nhẹ hơn, tiết kiệm chi phí nhưng sẽ
khó khăn cho người quản lý vì đòi hỏi người quản lý phải có nhiều kỹ năng
hơn. Nếu phạm vi quản lý mà hẹp thì việc thực hiện chức năng quản lý cho
từng bộ phận sẽ tốt nhưng như vậy thì bộ máy sẽ cồng kềnh làm tăng chi phí
của tổ chức làm giảm hiệu quả hoạt động.
Vũ Minh Cường Kinh tế lao động 46A
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
Các điều kiện để lựa chọn phạm vi quản lý tối ưu:
- Sự phối hợp giữa các bộ phận trong tổ chức.
- Tính tương đồng của những nhiệm vụ trong mỗi bộ phận.

- Các hình thức thông tin mà những người ở từng bộ phận cần.
- Khác biệt về nhu cầu tự quản của những thành viên trong tổ chức.
- Mức độ tiếp xúc hay giao tiếp giữa người quản lý và nhân viên.
3. Hệ thống điều hành.
Xuất phát từ nhu cầu của người quản lý trong việc phối hợp các hoạt
động của những nhân viên trong tổ chức. Hệ thống điều hành được hiểu là
một hệ thống quyền lực và quan hệ báo cáo liên tục từ cấp cao nhất đến thấp
nhất trong tổ chức. Hệ thống điều hành có tác dụng phối hợp các hoạt động
giữa các vị trí khác nhau trong tổ chức khi các vị trí đã được trao trách nhiệm
và quyền hạn nhất định.
Hệ thống điều hành liên quan chặt chẽ đến quy mô của tổ chức và
phạm vi quản lý. Quy mô tổ chức càng lớn thì hệ thống điều hành càng lớn,
số bậc quyền lực trong tổ chức càng nhiều và ngược lại. Hệ thống điều hành
có quan hệ với phạm vi quản lý ở phương diện số lượng cấp bậc quyền lực
trong tổ chức, phạm vi quản lý hẹp thì số cấp bậc quản lý nhiều và ngược lại.
4. Bộ phận hóa.
Bộ phận hóa được thực hiện sau khi tiến hành chuyên môn hóa làm cho
những công việc kết hợp với nhau và phân bố thành những nhóm công việc.
Các hình thức của bộ phận hóa:
- Bộ phận hóa theo chức năng: tập hợp và phối hợp những công việc,
nhiệm theo các chức năng như sản xuất, quản trị nhân lực... có thể được áp
dụng trong mọi tổ chức.
- Bộ phận hóa theo sản phẩm: đây là hình thức mà những người lao
động cùng làm việc với một sản phẩm, dịch vụ hay công đoạn sản phẩm sẽ là
thành viên của một bộ phận mà không phụ thuộc vào chức năng của họ.
Vũ Minh Cường Kinh tế lao động 46A
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
- Bộ phận hóa theo khu vực địa lý lãnh thổ: là nhóm người lao động
được tổ chức theo khu vực địa lý, theo đó hình thành các khu vực địa lý như:

thị trường Bắc Mỹ, thị trường Nam Mỹ, thị trường Châu Á, thị trường Châu
Âu...
- Bộ phận hóa theo khách hàng: để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mỗi
nhóm khách hàng, vì mỗi khách hàng có nhu cầu khác nhau nên việc phân
chia như vậy sẽ dễ dàng cung cấp dịch vụ và sản phẩm.
5. Tập quyền và phân quyền.
Có thể hiểu tập quyền là chính sách cơ cấu trong đó quyền ra quyết
định được tập trung tại cấp cao nhất trong hệ thống quyền lực của tổ chức.
Từ định nghĩa trên ta có thể thấy rằng tính tập quyền thể hiện ở việc các
quyết định quan trọng trong tổ chức hầu như không có hoặc rất ít có sự tham
gia của các nhân viên cấp dưới. Ngày nay, có một số công ty tham khảo ý
kiến của các nhân viên trong việc đưa ra một số quyết định quan trọng của
công ty điều đó làm người lao động thỏa mãn hơn với công việc, tạo tính tự
giác cho người lao động vì quyết định đó có sự tham gia của chính họ.
Phân quyền được hiểu là một cách khuyến khích người lao động ở mọi
cấp trong tổ chức tham gia vào quá trình ra quyết định trong khi đó vẫn có thể
kiểm soát dự đoán được hành vi của họ.
Vì vậy nhà quản lý phải áp linh hoạt tính phân quyền hay tập quyền
trong tổ chức của mình một cách hợp lý nhất để có thể phát huy hết ưu điểm
và hạn chế nhược điểm của hai hình thức này.
6. Chính thức hóa.
Bất cứ quyết định quản lý nào cũng được tiến hành bằng các quy định
và luật lệ, các quy định hay luật lệ này phải dự đoán và kiểm soát được các
hành vi của người lao động trong tổ chức. Chính thức hóa là mức độ tiêu
chuẩn hóa các công việc và hoạt động của người lao động trong tổ chức thông
qua các luật lệ và chính sách trong tổ chức.
Vũ Minh Cường Kinh tế lao động 46A
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
Các quy định, luật lệ có thể được thể hiện dưới dạng văn bản hoặc dưới

dạng các quy định ngầm giữa các thành viên trong tổ chức. Quy định ngầm
được hình thành do thói quen của người lao động trong thời gian dài khi thực
hiện các công việc đã hình thành nên các tiêu chuẩn nhất định khi thực hiện
nhưng không được quy định bằng văn bản và chúng có ảnh hưởng lớn tới
người lao động. Các quy định được thể hiện dưới dạng văn bản như: bản mô
tả công việc, bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện, bản tiêu chuẩn
thực hiện công việc.
IV. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỘ MÁY QUẢN LÝ.
- Chức năng định hướng: là chức năng đầu tiên và quan trọng nhất
trong quá trình quản lý. Nó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của tổ chức,
gắn liền với việc lựa chọn chương trình hoạt động cho tương lai.
- Chức năng tổ chức: là chức năng đặc trưng của hoạt động quản lý
bao gồm việc xác định cơ cấu và liên kết các hoạt động khác nhau trong tổ
chức. Chức năng này luôn đòi hỏi sự thích ứng và năng động.
- Chức năng phối hợp: thực hiện chức năng làm cho tổ chức hoạt động
dựa trên những kế hoạch đã được thiết lập. Chức năng này thực hiện nội dung
chủ yếu là khởi động và duy trì hoạt động của tổ chức kế hoạch đề ra thông
qua các hoạt động của các thành viên trong tổ chức và phối hợp các hoạt động
một cách nhịp nhàng và hiệu quả.
- Chức năng kiểm tra: đây là chức năng cơ bản nó đòi hỏi người cán bộ
quản lý phải thường xuyên xem xét lại quyết định của mình và có sự điều
chỉnh cho phù hợp với những biến đổi mới trong thực tế.
- Chức năng điều chỉnh: luôn luôn đi cùng chức năng kiểm tra. Tức là
phải thường xuyên xem xét, đánh giá và phát hiện các yếu tố bất ổn trong hệ
thống từ đó có các biện pháp điều chỉnh để tổ chức luôn luôn hoạt động trong
trạng thái tốt nhất, đạt hiệu quả cao nhất.
Vũ Minh Cường Kinh tế lao động 46A
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
V. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chịu tác động của hai nhân tố:
1. Những nhân tố chủ quan.
Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bao gồm:
- Năng lực, trình độ của người quản lý cũng như ý chí của họ: Bộ máy
quản lý có trình độ cao sẽ giúp cho quá trình quản lý và tổ chức thực hiện
công việc tốt hơn. Đội ngũ cán bộ này được đào tạo chuyên sâu hay tổng hợp
cũng sẽ ảnh hưởng tới cách thức tổ chức ở các bộ phận và ở các cấp.
- Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức cũ: Cơ cấu tổ chức cũ đã không còn phù
hợp với điều kiện của tổ chức nữa chính vì vậy nó gây cản trở đối với cơ cấu tổ
chức mới. Sự cản trở này làm cho giảm hiệu quả của cơ cấu mới, giảm tính sáng
tạo của người lao động, không khai thác được hết tiềm năng trong tổ chức.
- Năng lực, trình độ của người cán bộ tham mưu tổ chức: Đối với
người cán bộ tham mưu là chuyên gia giỏi giúp cho quá trình quản lý được
thực hiện tốt hơn.
- Quan hệ bên trong tổ chức: thể hiện quyền lực, mức độ kiểm soát của
người lãnh đạo và sự hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức. Nó ảnh
hưởng tới số cấp quản lý và phạm vi quản lý trong tổ chức. Nếu mức độ đảm
nhận cao của các thành viên thì bộ máy quản lý của tổ chức sẽ tinh giản và
linh hoạt hơn rất nhiều.
2. Những yếu tố khách quan.
- Quy định của nhà nước về hệ thống tổ chức và sự phân cấp của nó:
Một số tổ chức, doanh nghiệp phải tuân thủ theo những quy định của nhà
nước về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Trong các tổ chức, doanh nghiệp của
nhà nước đã đặt ra trong xây dựng và hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý là
giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa tổ chức Đảng, bộ máy quản lý và tổ
chức công đoàn. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức khác thì được quy định
trong các văn bản pháp luật khác.
Vũ Minh Cường Kinh tế lao động 46A
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang

- Quy mô sản xuất: Tổ chức lớn về quy mô thường chuyên môn hóa
sâu hơn, nhiều cấp quản lý hơn, nhiều quy định và điều lệ hơn, bộ phận hóa
cao hơn tổ chức có quy mô nhỏ.
- Năng lực, trình độ kỹ thuật, công nghệ và trang bị kỹ thuật: Năng lực
khoa học công nghệ cao hơn sẽ tác động đến khả năng thu thập và xử lý thông
tin và do đó làm thay đổi cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
- Môi trường và phạm vi hoạt động của tổ chức: Các nhân tố thuộc môi
trường kinh doanh thay đổi tác động trực tiếp đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý của doanh nghiệp. Với những mô hình cơ cấu tổ chức cũ nhiều khi khó tỏ
ra phù hợp với môi trường và thị trường đang ngày càng biến động và không
ngừng thay đổi. Chính vì vậy doanh nghiệp cần tiến hành cơ cấu lại tổ chức
của mình để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
VI. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC.
1. Tính tất yếu khách quan và phương hướng hoàn thiện.
Việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý tổ chức là một điều kiện
tất yếu, khách quan giúp các cơ quan tổ chức tồn tại, phát triển và phát triển
bền vững trong thời kì chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế như hiện nay. Hoàn
thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cũng là để thực hiện đường lối phát triển
một nền kinh tế mở theo xu hướng hội nhập đang diễn ra trên toàn cầu. Để
đáp ứng được những yêu cầu trong cơ chế thị trường khắc nghiệt hiện nay, để
phát huy được hết vai trò, năng lực lãnh đạo và quản lý của bộ máy quản lý
đối với mọi nhiệm vụ, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo hướng
chuyên, tinh, gọn nhẹ, có hiệu lực là một đòi hỏi tất yếu.
2. Quy trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tổ chức.
- Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
hiện tại đến hiệu quả hoạt động của tổ chức một cách khoa học nhằm phát
hiện những mặt hạn chế từ đó tìn biện pháp khắc phục.
Vũ Minh Cường Kinh tế lao động 46A
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang

- Phân tích và đánh giá hiệu quả và hạn chế của việc phối hợp các
phòng ban chức năng trong hoạt động của tổ chức.
- Xây dựng nội dung hoàn thiện dựa vào những phân tích, đánh giá trên:
+ Hoàn thiện sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
+ Hoàn thiện mối liên hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy.
+ Hoàn thiện nhân lực quản lý cả về số lượng và chất lượng.
+ Hoàn thiện quy chế phối hợp, cơ chế quản lý giữa các bộ phận,
phòng ban chức năng trong bộ máy quản lý.
- Thực hiện điều chỉnh các phòng ban, bộ phận theo yêu cầu của tình
hình mới. Việc tổ chức này được tiến hành theo các bước:
+ Phải phân tích và đánh giá sự phù hợp giữa chức năng, nhiệm vụ và
bộ phận quản lý trong cơ cấu tổ chức mới. Tùy vào tình hình thực tế của mỗi
tổ chức mà việc bố trí lại khác nhau phụ thuộc vào quy mô và mô hình quản
lý mà tổ chức sẽ áp dụng. Chúng ta có thể để mỗi chức năng, nhiệm vụ sẽ
được một bộ phận đảm nhận, cũng có khi một bộ phận phải thực hiện nhiều
chức năng, nhiệm vụ có liên quan với nhau.
+ Xây dựng sơ đồ tổ chức bộ máy mới nhằm mô hình hóa mối quan hệ
giữa các phòng chức năng với giám đốc và phó giám đốc. Căn cứ vào đó, sẽ
quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cho các bộ phận, cũng như từng
vị trí của các phòng ban.
+ Thông qua phân tích và đánh giá chức năng, nhiệm vụ của từng
phòng ban và các bản yêu cầu công việc với người thực hiện, tiêu chuẩn thực
hiện công việc để xác định số lượng cán bộ, nhân viên cho mỗi phòng ban.
Việc tính toán phải có đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ các
phòng ban nhưng cũng phải đảm bảo tính gọn nhẹ, tinh giản và hiệu quả.
- Cơ cấu tổ chức sau khi hoàn thiện thì các hoạt động quản lý phải áp
dụng khoa học quản lý tiên tiến trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế của tổ
Vũ Minh Cường Kinh tế lao động 46A
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang

chức để có thể phát huy hiệu quả quản lý với chi phí thấp hơn, đồng thời giảm
bớt sự mệt nhọc, phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao tính thuận tiện
trong hoạt động của cán bộ, nhân viên quản lý.
Trong quá trình thực tập ở Công ty TNHH Tiến Minh em nhận thấy cơ
cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty còn có một số hạn chế trong cơ cấu
nhân lực, số lượng bộ phận phòng ban làm giảm hiệu quả quản lý cần phải
được hoàn thiện. Sở dĩ còn có tồn tại như vậy là do công ty mới được thành
lập cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chưa ổn định, cần được bổ sung và hoàn
thiện liên tục trong quá trình phát triển của công ty theo cả chiều rộng và
chiều sâu. Nguyên nhân quan trọng nhất có ảnh hưởng lớn tới những hạn chế
trong cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty là do công ty hiện nay chưa có cơ sở
sản xuất tập trung phải thuê địa điểm để tiến hành hoạt động sản xuất, việc
phân xưởng sản xuất không tập trung có ảnh hưởng lớn tới cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý của công ty. Trong thời gian tới khoảng tháng 10/2008 công ty
sẽ hoàn thành việc xây dựng nhà máy sản xuất tập trung tại Khu công nghiệp
Quế Võ nên công ty sẽ tiến hành tổ chức lại quá trình sản xuất tại một phân
xưởng duy nhất, kèm theo sự thay đổi về tổ chức sản xuất thì cũng cần tiến
hành hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý song song cho phù hợp với
tình hình thực tế và khắc phục những mặt hạn chế trong cơ cấu cũ để nâng
cao hiệu quả quản lý trong công ty. Chính vì vậy việc hoàn thiện cơ cấu tổ
chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Tiến Minh là do yêu cầu khách quan
và bắt buộc của thực tế sản xuất cùng với sự phát triển của công ty.
Vũ Minh Cường Kinh tế lao động 46A
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
CHƯƠNG 2:
ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
CỦA CÔNG TY TNHH TIẾN MINH
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY.
1. Quá trình hình thành và phát triển.

Công ty TNHH Tiến Minh được thành lập ngày 9 /10 / 2002, có trụ sở
chính ở 404 Ngô Gia Tự - Tiền An - TP.Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh. Công ty
chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nhựa phục vụ các công trình xây
dựng và các sản phẩm nhựa nội thất cao cấp. Từ ngày đầu thành lập với bao
khó khăn đội ngũ công nhân còn rất ít, quy mô vốn còn nhỏ, công ty mới
thành lập nên khách hàng chưa biết đến nay đã hơn 5 năm công ty ngày càng
khẳng định được vị trí của mình trên thị trường bằng chất lượng và mẫu mã
sản phẩm. Công ty hiện nay đang tạo ra 165 việc làm cho lao động trong và
ngoài tỉnh, với 50 lao động giám tiếp và 115 lao động trực tiếp. Là một doanh
nghiệp sản xuất nên công ty rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm khi cung
cấp cho khách hàng, các sản phẩm trước khi giao cho khách hàng được kiểm
tra kỹ về các yêu cầu kỹ thuật, hình thức mẫu mã. Chất lượng là tiêu chí hàng
đầu của công ty, công ty luôn coi con người là chủ thể của hoạt động sản xuất,
làm chủ máy móc công nghệ tiến, phát huy thế mạnh của trang thiết bị máy
móc kỹ thuật trong suốt quá trình hình thành và phát triển công ty. Hiện nay
công ty đang sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản, CHLB
Đức, Hàn Quốc, Đài Loan đồng thời tiến hành thường xuyên nghiên cứu nâng
cao chất lượng sản phẩm và thực hiện nghiêm túc hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 : 2000. Thực hiện mục tiêu đa dạng hóa sản
phẩm và đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu thị trường thời gian vừa qua công ty
đã cho ra thị trường sản phẩm ống nhựa chịu nhiệt VIETPIPE với công nghệ
Vũ Minh Cường Kinh tế lao động 46A
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
hiện đại của CHLB Đức đây là một sản phẩm công nghệ cao phục vụ cho
những công trình dân dụng và chung cư. Với việc cung cấp ngày càng nhiều
sản phẩm cho thị trường, đưa ra các giải pháp bảo hành, dịch vụ chăm sóc
khách hàng nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng, hệ thống đại lý bán hàng
được mở rộng liên tục công ty đang khẳng định định chỗ đứng của mình trên
thị trường sản phẩm nhựa xây dựng và nội thất.

2. Chức năng, nhiệm vụ.
Từ khi thành lập đến nay công ty chuyên sản xuất các sản phẩm nhựa
cung cấp cho thị trường với chủng loại và mẫu mã phong phú. Các sản phẩm
của công ty được sử dụng và bán tại nhiều tỉnh như Vĩnh Phúc, Bắc Giang,
Hà Tây, Hà Nội... thông qua hệ thống 96 đại lý từ Miền Bắc đến Miền Trung.
Với dây chuyền thiết bị hiện đại các sản phẩm của công ty luôn đảm bảo chất
lượng không thua kém các sản phẩm cùng loại của các công ty khác trong và
ngoài nước. Cùng với sự lớn mạnh của công ty thì các sản phẩm được nghiên
cứu và cung cấp ra thị trường ngày càng đa dạng và phong phú.
Hàng năm công ty cung cấp ra thị trường nhiều loại sản phẩm, các sản
phẩm nhựa dùng cho các công trình xây dựng và nội thất ngoại thất. Các loại
sản phẩm công ty đang sản xuất là:
- Ống và phụ kiện ống u.PVC và PP-R-VIETPIPE.
- Cửa nhựa và các phụ kiện đi kèm.
- Máng luồn dây điện u.PVC.
- Van các loại.
- Rắc co các loại.
- Ống cấp thoát nước PVC.
- Ghen điện.
- Nút bịt PP-R.
Vũ Minh Cường Kinh tế lao động 46A
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
3. Quy trình sản xuất của các phân xưởng.
Các quy trình sản xuất của các xưởng của công ty do đặc thù sản phẩm
nhựa nên khá giống nhau. Vì vậy em chỉ miêu tả quy trình sản xuất của phân
xưởng 1. Trong phân xưởng 1 bao gồm hai xưởng sản xuất ống và sản xuất
máng luồn dây điện. Sau đây là quy trình sản xuất của phân xưởng 1:
- Khu vực sào: sản phẩm của khu vực này là các hạt nhựa làm nguyên
liệu đầu vào cho hai xưởng ống và máng luồn dây điện.

Quá trình tạo ra hạt nhựa bao gồm hai công đoạn: công đoạn sào và
công đoạn tạo hạt.
+ Công đoạn sào: công đoạn này do 2 máy sào đảm nhận bao gồm 1
máy sào bột nhựa và 1 máy sào mảnh nhựa(nhựa phế ghiền nhỏ tái sử dụng).
Mục đích chính của công đoạn này là trộn mảnh nhựa nhỏ hoặc bột nhựa với
bột đá và một số phụ gia khác để tạo ra hỗn hợp đạt độ đồng nhất làm nguyên
liệu cho quá trình tạo hạt. Riêng đối với máy sào mảnh nhựa trước khi cho
vào máy sào thì các phế phẩm nhựa phải được nghiền nhỏ bằng máy băm tạo
ra các mảnh nhựa đạt kích thước tiêu chuẩn. Mỗi một máy sẽ do một người
công nhân phụ trách.
+ Công đoạn tạo hạt: công đoạn này do 3 máy tạo hạt đảm nhận bao
gồm 1 máy tạo hạt từ bột nhựa và 2 máy tạo hạt từ mảnh nhựa. Các hỗn hợp
nhựa sau khi trộn đều sẽ được đưa vào các máy tạo hạt.
Đối với máy tạo hạt từ bột nhựa thì quá trình tạo hạt sẽ tự động hoàn toàn
từ hỗn hợp nhựa. Công suất tạo hạt máy đạt trung bình khoảng 1,2 tạ / giờ, mức
độ hạo hụt của cả công đoạn tạo hạt từ 3 - 5 kg / tạ nguyên liệu đầu vào.
Đối với máy tạo hạt từ mảnh nhựa thì quá trình tạo hạt hầu như toàn bộ
do máy đảm nhiệm nhưng do nguyên liệu đầu vào là nhựa phế được tái sử
dụng có nhiều tạp chất nên cần sự tham gia thường xuyên của người công
nhân. Trong quá trình tạo hạt thì nhựa được làm nóng thông qua một hệ thống
Vũ Minh Cường Kinh tế lao động 46A
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
làm nóng trước khi được cắt thành hạt nhỏ thì nhựa được ép qua một hệ thống
lọc có hai màng lọc các tạp chất để hạt tạo ra đạt tiêu chuẩn tạo ra các sản
phẩm nhựa, trong quá trình sản xuất thì cứ 5 – 7 phút thì người công nhân sẽ
phải thay hai màng lọc này và làm sạch hệ thống lọc. Trong quá trình sản xuất
thì thì máy cũng tạo ra hai loại phế không thể tái chế và có thể tái chế lại từ
đầu. Công suất một máy đạt từ 60 – 70 kg / giờ, mức độ hao hụt nguyên liệu
đầu vào ở máy này là khá là cao do nguyên liệu được sử dụng lại quá trình tạo

hạt chỉ đạt 70 – 80 kg / tạ nguyên liệu.
- Khu vực sản xuất: đây là khu vực tạo ra các sản phẩm từ các hạt nhựa
của khu vực sào. Khu vực này bao gồm hai hệ thống sản xuất ống và sản xuất
máng luồn dây điện.
Hệ thống sản xuất ống: đây là công đoạn cuối cùng đưa ra sản phẩm
ống hoàn chỉnh của công ty. Hệ thống sản xuất ống có 4 máy sản xuất ống với
các kích cỡ khác nhau tùy theo nhu cầu của khách hàng mà công ty có thể sản
xuất ra các ống Ф (phi: đường kính mm) 21, 27, 34, 42, 48, 60,.. đến Ф 200 là
kích cỡ lớn nhất.
Quá trình sản xuất ống nhựa diễn ra trên các máy đùn (thổi) ống Đầu
tiên các hạt nhựa được đưa vào phễu của máy, từ đây nhựa chạy qua hệ thống
làm nóng (khuôn nóng) tại đây diễn ra quá trình tăng nhiệt độ nhựa bị nóng sẽ
có độ dẻo cao để tiếp tục đi vào đầu hình, đầu hình là bộ phận tạo ra các ống
nhựa với các kích cỡ khau, tức là với cùng một máy nhưng ta có thể sử dụng
các đầu hình khác nhau để tạo ra các ống có kích cỡ khác nhau. Từ đầu hình
đi ra các ống đã có hình dạng như sản phẩm hoàn chỉnh mà ta nhìn thấy
nhưng ống còn rất nóng, để làm nguội ống thì ống sẽ được cho chạy qua hệ
thống làm lạnh (khuôn lạnh) ở đây ống sẽ được làm nguội rồi mới cho chạy
qua máng nước tránh hiện tượng thay đổi nhiệt độ quá đột ngột, đây là khâu
rất quan trọng để có sản phẩm ống đạt tiêu chuẩn nếu hệ thống này gặp trục
Vũ Minh Cường Kinh tế lao động 46A
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
trặc sẽ bị méo, bị vặn thành phế làm gia tăng chi phí. Ống sau khi đã được
làm nguội sẽ được cho chạy qua hệ thống kéo dẫn ống tới hệ thống cưa (dàn
cưa), tại dàn cưa ống sẽ được cắt tự động bằng lưỡi cưa hơi dựa theo nguyên
tắc về áp suất. Tại dàn cưa này chúng ta có thể đặt chế độ cho lưỡi cưa này cắt
theo thời gian tùy ý từ đó tạo ra các ống có độ dài tùy theo quy định. Ống sau
khi đã được cắt ra sẽ tiếp tục chạy tới dàn đổ ống sẽ tự động được cho vào
dàn đỡ. Ống để ở dàn đỡ sẽ được người công nhân phụ trách thường xuyên

kiểm tra xem có đạt các tiêu chuẩn về kích thước, hình dạng và trọng lượng
các ống đạt tiêu chuẩn sẽ được cho ra in nhãn hiệu của công ty còn các ống
không đạt tiêu chuẩn sẽ thành phế sử dụng để tái chế, công đoạn in ấn sẽ do
một công nhân đảm nhận. Các ống sau khi đã in nhãn mác công ty sẽ được
bốc dỡ vào trong kho chứa . Tùy theo kích thước các ống sản xuất khác nhau
mà công suất cũng khác nhau như đối với ống loại Ф 21 công suất đạt 100
ống / giờ, với ống có kích thước càng lớn thì số ống sản xuất được trong 1 giờ
sẽ càng ít tức là công suất càng nhỏ nhưng tổng khối lượng sẽ lớn hơn do khối
lượng ống to nặng hơn. Mỗi một máy đùn này sẽ do một công nhân phụ trách
trong 1 ca sản xuất.
Hệ thống sản xuất máng luồn dây điện: chuyên sản xuất ra các loại máng
luồn dây điện phục vụ cho công trình dân dụng và công trình xây dựng, bao gồm
4 máy sản xuất. Hiện tại công ty đang sản xuất các loại máng có kích cỡ (chiều
ngang, đơn vị: mm) 14, 18, 39, 40, 60, 80, 100 theo nhu cầu thị trường.
Quá trình sản xuất máng luồn dây điện trên máy đùn: các hạt nhựa
cũng được đưa vào phễu tiếp đến là vào khuôn nóng nơi diễn ra quá trình gia
nhiệt làm nhựa có độ dẻo cao rồi được đẩy qua đầu hình, sau đó qua khuôn
lạnh làm nguội rồi qua dàn kéo. Nhưng sau khi qua dàn kéo thì sản phẩm sẽ
được in phun nhãn mác của công ty ngay tiếp theo thì sản phẩm sẽ được cắt
thành từng khúc và để vào dàn dỡ cuối cùng là kiểm tra sản phẩm. Cuối cùng
Vũ Minh Cường Kinh tế lao động 46A
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
sản phẩm sẽ được đưa vào kho cất trữ. Tùy theo kích thước của sản phẩm mà
công suất có sự khác nhau như đối với kích thước 18 thì đạt 100 tấm / giờ.
Màu sắc của các sản phẩm tùy thuộc vào màu sắc của các hạt nhựa. Mỗi máy
ở đây do một người lao động phụ trách.
Trong mỗi ca làm việc sẽ có 1 đốc công, 1 ca trưởng, 1 ca phó và 17
người lao động, tổng số người trong 1 ca là 20 người.
4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua:
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty trong 3 năm.
Năm
Các chỉ tiêu
2005 2006 2007
Doanh thu (tỷ đồng) 17,8 25,0 33,0
Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng) 115,2 136,0 190,0
Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) 78,34 97,92 136,8
Thu nhập bình quân (triệu đồng) 0,938 1,0 – 1,1 1,25
Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Tiến Minh
Nhìn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian
vừa qua ta thấy có xu hướng tăng dần:
- Doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 8 tỷ đồng (tức tăng
32%), trong khi doanh thu năm 2006 tăng so với năm 2005 là 7,2 tỷ đồng (tức
tăng 40,45%). Từ đó có thể thấy rằng doanh thu của công ty tăng dần xét về
số lượng tuyệt đối nhưng tỷ lệ tăng doanh thu thì lại giảm từ 40,45% xuống
32%, mặc dù vậy thì tỷ lệ tăng doanh thu của công ty vẫn khá cao đạt 32%.
Điều đó phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang trong xu
thế phát triển nhanh tốc độ tăng doanh thu giảm dần nhưng lượng tuyệt đối
năm sau cao hơn năm trước.
Vũ Minh Cường Kinh tế lao động 46A
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Vĩnh Giang
- Lợi nhuận trước thuế năm 2007 tăng so với năm 2006 là 54 triệu
đồng (tức tăng 39,7%), trong khi lợi nhuận trước thuế năm 2006 so với năm
2005 là 20,8 triệu đồng (tức là tăng 18,06%). Nhìn vào kết quả cho thấy lợi
nhuận trước thuế có xu hướng tăng dần cả số tuyệt đối và tương đối nhưng lợi
nhuận trước thuế như vậy là quá thấp so với doanh thu phản ánh chi phí sản
xuất là quá lớn.
- Lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng so với năm 2006 là 38,88 triệu

(tức tăng 39,7%), lợi nhuận sau thuế của năm 2006 so với năm 2005 là 19,58
triệu (tức là tăng 24,99%). Dựa vào kết quả trên ta có thể thấy rằng lợi nhuận
sau thuế cũng có xu hướng tăng dần cả về mặt tuyệt đối và tương đối.
- Thu nhập bình quân năm 2007 tăng so với năm 2006 trong khoảng từ
0,15 – 0,25 triệu đồng (13,64 – 25%), năm 2006 so với năm 2005 tăng 0,062
– 0,162 triệu đồng (tức là tăng 6,61% - 17,27%) . Như vậy ta có thể thấy là
lương bình quân của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần cả về số tuyệt đối và
tương đối. Như vậy có thể thấy rằng tiền lương bình quân của người lao động
không ngừng được cải thiện là cả một cố gắng của công ty nhằm đảm bảo
cuộc sống của người lao động làm việc cho công ty, đặc biệt là với tình hình
giá cả không ngừng tăng cao như hiện nay.
II. ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
TNHH TIẾN MINH.
1. Đánh giá ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức tới hiệu quả hoạt động của
công ty TNHH Tiến Minh.
1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Trong thời gian qua Công ty TNHH Tiến Minh đang áp dụng mô hình
cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo trực tuyến, mô hình này tỏ ra khá phù hợp
với tình hình thực tế của công ty, nó đã phát huy được sức mạnh của cả bộ
máy quản lý của công nói riêng và tập trung được tất cả mọi cán bộ công nhân
Vũ Minh Cường Kinh tế lao động 46A
25

×