Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

7 THÓI QUEN CÓ THỂ GÂY HẠI CHO MỘT NHÂN VIÊN BÁN HÀNG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.34 KB, 3 trang )

7 THÓI QUEN CÓ THỂ GÂY HẠI CHO MỘT NHÂN VIÊN
BÁN HÀNG
Bạn đã học hỏi được những gì từ các chuyên gia bán hàng danh tiếng? Có rất
nhiều thứ để bạn có thể đúc rút được cho bản thân mình trong một lĩnh vực đầy
tính cạnh tranh Vt không dễ để đạt được thành công. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi
lại muốn đề cập tới một số yếu tố mà bạn – với vai trò của một nhân viên bán hàng
- cần loại bỏ nếu muốn đạt được thành công trong lĩnh vực này.
1. Nghĩ rằng một mình có thể làm được mọi việc.
Bán hàng là một trò chơi với các con số. Với phương pháp truyền thống trước đây,
bạn có thể dành nhiều thời gian để nhấc máy lên, mỉm cười và bắt đầu thuyết phục
khách hàng. Mặc dù, không phủ nhận rằng phương pháp đó cũng mang lại ít nhiều
thành công. Tuy vậy, hiện nay phần lớn mọi người đều khá bận rộn và họ hầu như
không có đủ kiên nhẫn để tiếp nhận những cuộc điện thoại như vậy. Chính vì thế,
phương pháp cũng cần phải thay đổi theo để đạt được hiệu quả. Khi đó bạn cần sự
hỗ trợ tốt hơn từ những người khác, cụ thể là từ chính những khách hàng hiện có
của bạn. Họ sẽ là những người tham chiếu vô cùng giá trị khi bạn muốn tiếp cận
với những khách hàng mới.

2. Nói quá nhiều.
Không ít nhân viên bán hàng cho rằng một chuyên gia bán hàng hiệu quả nhất phải
là người có khả năng nói tốt nhất. Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh rằng điều này
hoàn toàn sai lầm. Các chuyên gia bán hàng thành công phải là người biết lắng
nghe và biết vận dụng sự im lặng một cách hiệu quả nhất. Sự im lặng đóng vai trò
cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực bán hàng, bởi khi khách hàng muốn trình bày ý
kiến của mình về sản phẩm, bạn cần phải biết im lặng để lắng nghe vào thời điểm
đó. Điều này khiến khách hàng cảm thấy họ được tôn trọng, sẵn sàng bỏ qua
nhưng khiếm khuyết nho nhỏ và dễ dàng thỏa thuận hơn.

3. Sử dụng cùng một phương pháp trong mọi trường hợp.
Một trong các yếu tố dẫn tới thành công trong lĩnh vực bán hàng chính là linh hoạt
trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, khá nhiều nhân viên bán hàng lại sử dụng cùng


một phương pháp tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng. Chính vì thế, hiệu quả
của bán hàng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi phương pháp đó.

4. Hy vọng mọi thứ đều được thực hiện ngay
Kiên nhẫn là một đức tính vô cùng cần thiết với mọi nhân viên bán hàng. Nếu bạn
muốn thành công, điều đầu tiên mà bạn cần rèn luyện chính là tính kiên nhẫn. Bởi
việc đàm phán với khách hàng có thể khá mất thời gian và dễ bị phá hỏng do sự
nôn nóng của bạn.

5. Tự huyễn hoặc.
Nhân viên bán hàng không chỉ cần chân thực với khách hàng, mà còn với bản thân
họ nữa. Một số nhân viên bán hàng thường tự huyễn hoặc bản thân về triển vọng
của thương vụ. Do đó, họ sẽ thông báo với sếp của mình rằng giao dịch sẽ kết thúc
sớm bởi họ hy vọng là vậy. Tuy nhiên, nếu khách hàng vẫn còn cân nhắc với câu
trả lời “có”, tốt hơn hết là bạn nên chuyển hướng sang một mục tiêu mới. Vì thế
cần phải tự thành thật với bản thân.

6. Làm phiền khách hàng.
Bán hàng không phải là quy trình đặt câu hỏi để tìm kiếm sự khó chịu từ khách
hàng. Nếu không nhận được phản ứng tốt từ phía khách hàng , bạn nên từ bỏ giao
dịch đó. Hãy tìm kiếm những mục tiêu đánh giá đúng khả năng và giá trị của bạn.

7. Nghĩ rằng mọi việc đều dễ dàng.
Nhiều người cho rằng bán hàng là một công việc dễ dàng bởi những chuyên gia
bán hàng thành công có thể đã tạo ra cảm giác dễ dàng cho họ. Khi tôi hỏi kinh
nghiệm của một chuyên gia bán hàng, đã ký kết hợp đồng bảo hiểm trị giá 50 triệu
USD trong lĩnh vực xây dựng. Ông ấy cho biết ông ấy chưa bao giờ chuẩn bị cho
các cuộc điện thoại chào hàng. Và khi tôi hỏi ý của ông ấy là gì, ông cho biết khi
thực hiện các cuộc điện thoại chào hàng, ông thường đã có một số thông tin về
doanh nghiệp và một số yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp đó. Sau đó ông ấy hỏi

lại rằng tôi có thể tư vấn rằng ông có thể nộp đơn vào lĩnh vực nào. Tôi trả lời rằng
“Mặc dù ông cho rằng ông không chuẩn bị gì cho những cuộc điện thoại chào
hàng, nhưng trên thực tế ông đã sử dụng 30 kinh nghiệm để chuẩn bị cho những
cuộc điện thoại đó”. Vì vậy, bán hàng chỉ dễ khi bạn không biết chắc bạn đang
làm gì.

×