Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đánh giá kết quả rút dẫn lưu ngày 4 kết hợp băng ép sau mổ cắt toàn bộ tuyến vú do ung thư có nạo vét hạch nách tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.79 MB, 4 trang )

ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÚT DẪN LƯU NGÀY 4 KẾT HỢP BĂNG ÉP
SAU MỔ CẮT TỒN BỢ TUYẾN VÚ DO UNG THƯ CÓ NẠO VÉT
HẠCH NÁCH TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT TIỆP HẢI PHỊNG
PHẠM HỜNG THẮNG1, NGŨN THỊ THU THỦY1, NGŨN THỊ THU PHƯƠNG1,
NGUYỄN ĐỨC HƯNG1, NGUYỄN BÁ MẠNH1, ĐỖ THỊ PHƯƠNG CHUNG1,
TRẦN QUANG HƯNG2, LÊ MINH QUANG3
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Trong theo dõi và chăm sóc người bệnh, thời điểm rút ống dẫn lưu sau phẫu thuật ung thư vú
là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị. Rút ống dẫn lưu ngày 4 kết hợp
băng ép đối với những bệnh nhân sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú, nạo vét hạch nách do ung thư được áp
dụng khá rộng rãi tại Trung tâm Ung Bướu Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả rút ống dẫn lưu ngày 4 kết hợp băng ép sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú,
nạo vét hạch nách do ung thư.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 41 người bệnh nữ được chẩn đoán là ung thư vú được phẫu
thuật cắt toàn bộ tuyến vú, nạo vét hạch thường quy.
Kết quả: 100% (41) bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu không có nhiễm trùng trước và sau rút ống dẫn lưu
vết mổ, 5 bệnh nhân (12%) có tụ dịch vết mổ sau 7 ngày và 3 bệnh nhân (7%) có tụ dịch vết mổ sau 14 ngày.
Kết luận: Rút dẫn lưu ngày thứ 4 sau mổ kết hợp băng ép tại chỗ là an toàn, giúp giảm bớt biến chứng tụ
dịch sau phẫu thuật. Theo dõi, chăm sóc rút dẫn lưu sớm sau mổ nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn
thời gian nằm viện, hạn chế nhiễm trùng vết thương nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
SUMMARY
Background: Postoperative follow-up care is one of the important requirements that contribute to improved
postoperative efficacy. Drains are removed at the 4th day using local compressive bandage was widely applied
in breast cancer surgery at the Oncology Center of Viet Tiep Hospital.
The goals: Evaluate the drains are removed at the 4 th day using local compressive bandage after breast
cancer surgery.
Subjects of research: From 41woman patients in breast cancer surgery.
Results: 100% (41 patients) in the study group had no infection before and after removal of drainage. All
drains are removed at the 4th day using local compressive bandage in breast cancer surgery. Seroma


accounted for 12% (5 patients) after 7 days and 7% (3 patients) after 14 days.
Conclution: Drains are removed at the 4th day using local compressive bandage in breast cancer surgery
is safely, reduce the rate of seroma in comparing with regular drainage withdraw and improve the quality of life
for breast cancer patients.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, trong nước cũng như ở Hải
Phòng, ung thư vú là một trong những bệnh ung thư

phổ biến, là bệnh có tỷ lệ mắc cao hàng đầu ở nữ.
Phẫu thuật là một phương pháp điều trị hiệu quả đối
với ung thư vú đặc biệt khi bệnh ở giai đoạn sớm.

CNĐD - Trung tâm Ung Bướu - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng
ThS.BS. - Trung tâm Ung Bướu - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng
3 PGS.TS.GĐ Trung tâm Ung Bướu - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phịng

1

2

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

249


ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ
Hàng năm tại Trung tâm Ung Bướu Bệnh viện
Hữu Nghị Việt Tiệp phẫu thuật từ 100 đến150 bệnh
nhân ung thư vú. Trong theo dõi chăm sóc người
bệnh, rút ống dẫn lưu sau phẫu thuật là một trong

những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu
quả điều trị, hạn chế nhiễm trùng vết thương nâng
cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tại Trung tâm Ung Bướu Bệnh viện Hữu Nghị
Việt Tiệp đối với những bệnh nhân sau phẫu thuật
cắt toàn bộ tuyến vú do ung thư, nạo vét hạch nách
việc rút ống dẫn lưu ngày 4 kết hợp băng ép được
áp dụng khá rộng rãi để khắc phục một trong những
biến chứng là tụ dịch tại diện cắt vú và vùng nách.
Khác với thông thường rút dẫn lưu vào ngày thứ 7
sau mổ, tùy theo lượng dịch tiết ra nhiều hay ít.
Chúng tơi thực hiện đề tài này nhằm:
Đánh giá kết quả của việc rút dẫn lưu ngày 4
kết hợp băng ép sau mổ cắt toàn bộ tuyến vú do
ung thư có nạo vét hạch nách.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
41 người bệnh nữ được chẩn đoán là ung thư
vú được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú, nạo vét
hạch nách thường quy và được rút ống dẫn lưu
ngày 4, kết hợp băng ép.
Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân nữ, chẩn đốn là ung thư vú.
Được phẫu thuật cắt tồn bộ tuyến vú, nạo vét
hạch.
Tiêu chuẩn loại trừ
Phẫu thuật bảo tồn.

Sử dụng băng thun được dùng rộng rãi trong
các bệnh viện loại 3 móc với độ co dãn cao 180%

đến 200% so với kích thước ban đầu, mềm mại,
thốt mát, khơng gây kích ứng cho người sử dụng.
Sau khi thay băng, theo dõi vết mổ như thường
qui dùng băng thun quấn giữ băng vừa phải, quanh
ngực, ép vết mổ, chỗ dẫn lưu đủ chặt (bệnh nhân hít
thở dễ dàng) rồi cố định.
Thời gian nghiên cứu
Tiến hành từ tháng 4/2016 - T4/2017.
Địa điểm nghiên cứu
Tại Trung Tâm Ung Bướu Bệnh viện Hữu Nghị
Việt Tiệp.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả can thiệp không đối chứng.
- Chọn mẫu: Thuận tiện.
- Xử lý số liệu thu thập được theo phần mềm
SPSS 20.0.
Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được sự cho phép của Hội đồng
khoa học bệnh viện.
Người bệnh được giải thích rõ về nghiên cứu và
tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu để phục vụ người bệnh
tốt hơn.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Các thơng tin chung và đặc điểm của nhóm
người bệnh nghiên cứu

Phẫu thuật tạo hình.
Biến chứng sau phẫu thuật (chảy máu, nhiễm
trùng vết mổ).

Dịch hút từ ống dẫn lưu >40ml trong 24h ngày 4.
Cách thức tiến hành và phương pháp thu thập
số liệu
Bảng thu thập số liệu (Phụ lục).
Rút dẫn lưu theo y lệnh và qui trình: Loại bỏ các
yếu tố cố định chân ống dẫn lưu. Xoay ống dẫn
lưu Kẹp ống dẫn lưu (tránh dịch chảy ngược dòng
vào vết mổ), rút từ từ, ống dẫn lưu dài rút đến đâu
kẹp đến đó Khi rút chú ý lót gạc dưới chỗ chân
ống dẫn lưu . Sát khuẩn lỗ chân ống dẫn lưu, đắp
gạc rồi băng lại.

250

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM


ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ

35%

65%

Biểu đồ 1. Phân loại nhóm tuổi
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu 41 bệnh nhân qua biểu đồ 1 chúng ta thấy đa phần người bệnh ung thư vú
ở nhóm tuổi >45T chiếm 65%, khơng có bệnh nhân <35T và 35% bệnh nhân từ 35-45T. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả khác[2].
Bảng 1. Đánh giá Chỉ số khối cơ thể
(Body Mass Index-BMI) của tổ chức
Y tế thế giới

Chỉ số BMI

<18

18-23

>23

Tổng

n

10

27

4

41

%

25

65

10

100


Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ở bảng 1 thấy
rằng 65% bệnh nhân có BMI 18-23, 4 bệnh nhân
chiếm 10% có BMI>23. Tuy nhiên vẫn có 25% bệnh
nhân có BMI<18 điều này có 2 khả năng: Một là đa
số bệnh nhân trong nghiên cứu ở nông thôn. Hai là
giảm cân do mắc ung thư và lo lắng suốt q trình
khám và chẩn đốn bệnh gây nên.
Bảng 2. Đánh giá giai đoạn bệnh trước phẫu thuật
Giai đoạn bệnh

Nhận xét: Qua kết quả bảng 3 thấy rằng 93%
bệnh nhân được vét hạch mức 2, chỉ 7% bệnh nhân
vét hạch mức1 (3 bệnh nhân có nạo vét hạch nách ở
mức độ 1 đều khơng có tụ dịch) chứng tỏ mức độ
nạo vét hạch ít nhiều có ảnh hưởng đến tụ dịch sau
phẫu thuật.
Đánh giá kết quả của việc rút dẫn lưu ngày 4 có
băng ép.
Bảng 4. Đánh giá lượng dịch ớng dẫn lưu
sau PT ngày 4
Lượng dịch ngày 4

n

%

>20-40ml

25


60

10–20ml

12

29

<10ml

4

11

Nhận xét: Kết quả từ bảng 5 lượng dịch còn sau
4 ngày >20ml chiếm 60% và 10-20ml là 29% và
<10ml là 11%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
phù hợp với các tác giả khác trong và ngồi
nước[5,6].

n

%

T1(u≤2cm)

14

34


T2(2
19

46

T3(u>5 cm)

8

20

N0( khơng sờ thấy hạch)

27

65

Thời gian nằm viện sau PT

n

%

N1(thấy hạch nách cùng bên, di động)

14

35


<7 ngày

0

0

7-10 ngày

38

92,7

>10 ngày

3

7,3

Nhận xét: Qua bảng số liệu cho thấy phần lớn
người bệnh ung thư vú được phát hiện và can thiệp
điều trị ở giai đoạn T2 (46%) chưa sờ thấy hạch N0
(65%). Giai đoạn T1 (34%) thể hiện người bệnh
được phát hiện và điều trị sớm chỉ ở mức hạn chế
cần tăng cường GDSK và khám sàng lọc ung thư
tuyến cơ sở.
Bảng 3. Đánh giá mức độ nạo vét hạch
Mức độ vét hạch

n


%

Mức 1

3

7

Mức 2

38

93

TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM

Bảng 5. Đánh giá thời gian nằm viện sau PT

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu bảng 5 cho thấy
đa số bệnh nhân được ra viện từ 7-10 ngày sau
phẫu thuật, chiếm 92,7%, chỉ có 7,3% bệnh nhân ra
viện sau phẫu thuật 10 ngày thể hiện sự phối hợp
chặt chẽ, từ phẫu thuật viên và điều dưỡng, thực
hiện đúng qui trình chun mơn đem lại hiệu quả cao
trong điều trị. Ra viện sau 10 ngày có 3 bệnh nhân,
đều trong nhóm cịn tụ dịch và sưng nề vết mổ. Điều
đó chứng tỏ việc rút dẫn lưu ngày thứ 4 sau mổ kết
hợp băng ép tại chỗ là an tồn, thuận lợi trong chăm
sóc và sinh hoạt cho người bệnh. (Việc để dẫn lưu
251



ĐIỀU DƯỠNG - CHĂM SÓC GIẢM NHẸ
và hút dịch kéo dài cũng là yếu tố kích thích tiết dịch
và làm kéo dài thời gian làm liền vết thương).

Biểu đồ 2. Tỷ lệ tụ dịch sau rút dẫn lưu ngày thứ 4
Nhận xét: Kết quả ở biểu đồ 2 thấy rằng 3 bệnh
nhân (7%) có tụ dịch sau 14 ngày và 5 bệnh nhân
chiếm 12% có tụ dịch vết mổ sau 7 ngày rút dẫn lưu.
Điều đó cho thấy hiệu quả của việc băng ép và rút
dẫn lưu ngày thứ 4 đã làm giảm biến chứng tụ dịch
sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú, nạo vét hạch
nách. Tỉ lệ này giao động từ 15%-55% ở rút dẫn lưu
thông thường[1,3,6] .
Tỉ lệ tụ dịch sau phẫu thuật ngoài yếu tố cơ địa,
thể trạng, cách thức phẫu thuật, bên cạnh đó dịch tụ
sau rút dẫn lưu sẽ thay đổi tùy việc dùng băng có đủ
tiêu chuẩn hay khơng, kỹ thuật quấn băng, có rút
dịch theo qui trình, tạo áp suất âm thường xuyên, kịp
thời hay không cũng ảnh hưởng đến số lượng dịch
tụ và thời gian làm liền vết thương.
Rút dẫn lưu ngày thứ 4 mang lại sự an tâm,
thoải mái cho người bệnh trong chăm sóc và
sinh hoạt.
Bệnh nhân sau mổ nói chung đều được theo
dõi, thăm khám định kỳ. Những trường hợp có tụ
dịch chúng tơi thăm khám và đánh giá qua hình ảnh
siêu âm nếu có dịch tụ dùng bơm tiêm 20ml và kim
lấy thuốc chọc hút dịch tại chỗ, rồi băng ép lại thì sau

2 đến 3 lần hút dịch vết mổ cũng trở lên liền tốt.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu việc rút dẫn lưu ngày 4 kết hợp
băng ép sau mổ cắt toàn bộ tuyến vú do ung thư có
nạo vét hạch nách chúng tơi rút ra một số kết luận
sau:
Biến chứng tụ dịch có 3 bệnh nhân (7%) có tụ
dịch vết mổ sau 14 ngày và 5 bệnh nhân (12%) có tụ
dịch vết mổ sau 7 ngày.
252

92,7% bệnh nhân được ra viện sau phẫu thuật
từ 7-10 ngày .
Rút dẫn lưu ngày thứ 4 sau mổ kết hợp băng ép
tại chỗ là an toàn, giúp giảm bớt biến chứng tụ dịch
và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh
sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú, nạo vét hạch
nách do ung thư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ y tế (1997), Điều dưỡng cơ bản. Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội
2.

Nguyễn Bá Đức “Chăm sóc và điều trị cho bệnh
nhân ung thư”

3. Clegg-Lamptey JN, Dakubo JC, Hodasi
WM.(2007) “Comparison of four-day and ten-day
post-mastectomy passive drainage in Accra,
Ghana” East Afr Med J 2007 Dec; 84(12)

4. Ebner F, DeGregorio N, Vorwerk E (2014),
“Should a drain be placed in early breast cancer
surgery?” Breast can (base) 2014 May; 9(2); 116
(22)
5. Von Hagt D, Ponniah K (2015) “Seven day
drains vs, four day drains in breast cancer
surgery- the incidence of seroma at the breast
center, sir Charles Gairdner hospital, Perth”
World Cogress onControversies in breast cancer
2015: 57
6. Lê Minh Quang(2016) “Nghiên cứu so sánh rút
dẫn lưu sớm kết hợp băng ép với dẫn lưu
thường quy sau mổ cắt toàn bộ tuyến vú nạo vét
hạch nách do ung thư”, tạp chí Y học Việt Nam
tr179-182.
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM