Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.48 KB, 3 trang )
Siêu âm tim thai để phát hiện sớm dị tật
Thai phụ bị bệnh tiểu đường, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc
hại, các trường hợp thụ tinh nhân tạo… phải siêu âm tim bào thai để
phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi.
Theo các nghiên cứu về bệnh tim bẩm sinh trên thế giới, tỷ lệ bệnh tim bẩm
sinh ở trẻ là khoảng 0,7-0,8%, trung bình cứ 1.000 trẻ ra đời thì có 8 bé bệnh
tim bẩm sinh các loại. Trong đó, khoảng 20-30% trường hợp cần thiết phải
can thiệp sớm.
Bệnh tim bẩm sinh nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy tim, tăng áp
động mạch phổi, trẻ chậm tăng trưởng, chậm phát triển tâm thần, vận
động… và có thể gây tử vong. Do đó, việc siêu âm tim bào thai để biết được
tình trạng tim thai nhi là rất cần thiết.
Trong một số trường hợp, chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh trước khi sinh giúp
người mẹ mang thai có hướng can thiệp kịp thời, hoặc gia đình có sự tổ chức
và lập kế hoạch để bé chào đời ở nơi có đầy đủ trang thiết bị và được chăm
sóc tốt về tim mạch ngay sau sinh.
Trường hợp người mẹ có một con bị tim bẩm sinh, thai nguy cơ mắc bệnh
1/20-1/100. Nếu có hai con trước bị tim bẩm sinh, thai có nguy cơ 1/10-1/20.
Trong trường hợp mẹ mắc tim bẩm sinh, thai nguy cơ 1/5-1/20. Nếu cha mắc
bệnh thì thai nguy cơ 1/30, tức con có khả năng bị bệnh khoảng 3%.
Những nguy cơ bị tim bẩm sinh từ người mẹ:
- Tiền sử gia đình có tim bẩm sinh.
- Người mẹ có bệnh chuyển hóa: Tiểu đường, phenylketone niệu.
- Tiếp xúc độc chất, thuốc gây quái thai (chống co giật, chống trầm cảm,
Isulin…).
- Tiếp xúc thuốc ức chế tổng hợp prostagladin (salicilic acid, ibuprofen,
indomethacin…).
- Mẹ bị nhiễm Rubella, bị bệnh tự miễn (lupus đỏ, HC Sjogren…).
- Rối loạn di truyền.
- Trường hợp thụ tinh nhân tạo.
Những dấu hiệu thai nhi có khả năng mắc tim bẩm sinh: