Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

CÂU HỎI ÔN THI TỐT NGHIỆP hệ đại học - KHOA ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.97 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI
KHOA ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN
CÂU HỎI ÔN THI TỐT NGHIỆP
Hệ: Đại học
(Áp dụng cho khóa 47, 48)
A. Môn thi: Hàng hải tổng hợp
Gồm các học phần Địa văn, Thiên văn, Máy điện và Máy VTĐ hàng hải.

a. Học phần: Hàng hải Địa văn
1. Trình bày các loại tọa độ của 1 điểm trên bề mặt trái đất. Ứng dụng trong hàng hải ?
2. Thành lập công thức bán kính cong chính của trái đất. Ý nghĩa trong hàng hải ?
3. Thành lập công thức tính tầm nhìn xa địa lý của mục tiêu. Cách xác định trước tầm nhìn xa
thực tế của hải đăng ghi trên hải đồ?
4. Trình bày các hệ thống phân chia đường chân trời. Ứng dụng trong hàng hải?
5. Khái niệm địa từ trường, độ lệch địa từ. Cách xác định độ lệch địa từ dựa trên thông tin cho
trên hải đồ. Cho ví dụ minh họa?
6. Thành lập công thức độ nhạy chập tiêu. Ứng dụng trong hàng hải ?
7. Trình bày nguyên lý phép chiếu Mercator. Phân tích ưu nhược điểm và ứng dụng trong
hàng hải?
8. Các phương pháp đo khoảng cách trên hải đồ Mercator. Độ chính xác và điều kiện áp dụng
của từng phương pháp?
9. Phương pháp dựng hải đồ Mercator. Ứng dụng trong hàng hải?
10.Trình bày nguyên lý phép chiếu Gnomonic. Phân tích ưu nhược điểm và ứng dụng trong
hàng hải?
11. Phương pháp tu chỉnh hải đồ theo thông báo hàng hải?
12. Trình bày mục đích sử dụng và dấu hiệu nhận biết ban ngày của 5 loại phao tiêu cơ bản
theo hệ thống phao đèn quốc tế (IALA) ?
13.Trình bày mục đích sử dụng và tín hiệu nhận biết ban đêm của 5 loại phao tiêu cơ bản theo
hệ thống phao đèn quốc tế (IALA) ?
14. Dự đoán đường đi của tàu bằng cách vẽ khi có ảnh hưởng tổng hợp của gió và dòng ?
15.Thành lập phương trình đường vị trí. Ý nghĩa trong hàng hải?


16.Tính Gradient đường vị trí khoảng cách và đường vị trí phương vị Loxo ?
17.Đánh giá độ chính xác của vị trí tàu xác định bằng 2 đường vị trí. Ý nghĩa trong hàng hải?
18.Phương pháp xác định vị trí tàu bằng 2 góc kẹp ngang đồng thời?
19.Phương pháp xác định vị trí tàu bằng 2 khoảng cách đồng thời? Biện pháp nâng cao độ
chính xác?
20.Phương pháp xác định vị trí tàu bằng 3 khoảng cách đồng thời?
21.Phương pháp xác định vị trí tàu bằng 2 phương vị Loxo đồng thời? Biện pháp nâng cao độ
chính xác?
22.Phương pháp xác định vị trí tàu bằng 1 phương vị và 1 khoảng cách đồng thời? Phân tích
ưu nhược điểm?
23.Phương pháp xác định vị trí tàu bằng phương vị trước sau? Biện pháp nâng cao độ chính
xác?
24.Phương pháp xác định vị trí tàu bằng Radar?
25.Phương pháp nhập bờ. Ý nghĩa trong hàng hải?
26.Phương pháp phát hiện nhầm lẫn mục tiêu khi xác định vị trí tàu?
27.Phương pháp xây dựng và sử dụng đường vị trí giới hạn khu vực nguy hiểm.Ứng dụng trong
hàng hải?
28.Phương pháp xây dựng và sử dụng mạng lưới đường đẳng trị xác định vị trí tàu.Ứng dụng
trong hàng hải?
29.Sử dụng lịch thủy triều Anh (tập 1 & 2) xác định thời gian và độ cao nước lớn, nước ròng tại
cảng vào ngày hàng hải?
30.Sử dụng lịch thủy triều Anh (tập 3 & 4) xác định thời gian và độ cao nước lớn, nước ròng tại
cảng vào ngày hàng hải?
31.Sử dụng lịch thủy triều Anh (tập 1&2xác định độ cao thủy triều tại cảng vào thời điểm cho
trước trong ngày hàng hải?
32.Sử dụng lịch thủy triều Anh (tập 3&4) xác định độ cao thủy triều tại cảng vào thời điểm cho
trước trong ngày hàng hải?
33.Sử dụng lịch thủy triều Anh (tập 1&2) tìm thời điểm trong ngày hàng hải độ cao thủy triều
đạt giá trị cho trước tại cảng?
34.Sử dụng lịch thủy triều Anh (tập 3&4) tìm thời điểm trong ngày hàng hải độ cao thủy triều

đạt giá trị cho trước tại cảng?
35.Trình bày cách xác định dòng triều theo lịch thủy triều Anh ?
36. Phương pháp hàng hải cung vòng lớn bằng cách chia điểm trung gian dựa vào điểm
Vertex?
37.Phương pháp hàng hải cung vòng lớn bằng cách chia điểm trung gian dựa vào các yếu tố
cung vòng lớn?
38.Phương pháp hàng hải hỗn hợp Octo – Loxo?
39.Phương pháp hàng hải khí tượng? Ứng dụng trong thực tế hàng hải ?
b. Học phần: Hàng hải Thiên văn
1. Trình bày hệ tọa độ chân trời và mối liên hệ của nó với hệ tọa độ xích đạo loại I ?
2. Trình bày hệ tọa độ xích đạo loại I và mối liên hệ của nó với hệ tọa độ x/đạo loại II ?
3. Trình bày hệ tọa độ xích đạo loại II và ứng dụng của nó trong thiên văn hàng hải?
4. Tam giác thiên văn và các hệ công thức cơ bản tính độ cao và phương vị thiên thể?
5. Các định luật giải thích quy luật chuyển động của trái đất và hành tinh?
6. Ngày sao, giờ sao và công thức cơ bản của thời gian ?
7. Ngày mặt trời thật, ngày mặt trời trung bình, giờ trung bình và thời sai ?
8. Giờ địa phương, giờ thế giới và mối quan hệ giữa chúng ?
9. Giờ múi, giờ luật, giờ tàu và cách đổi ngày khi đi qua kinh tuyến 180
0
?
10. Tính giờ mọc lặn, giờ bình minh, hoàng hôn của mặt trời theo lịch thiên văn Anh ?
11. Cơ sở lý thuyết của việc xác định số hiệu chỉnh la bàn bằng phương pháp thiên văn ?
c. Học phần: Máy điện hàng hải
1. Thí nghiệm 1 FUCÔ?
2. Cơ sở lý thuyết máy lái tự động?
3. Sơ đồ khối máy lái tự động.
4. Nguyên lý hoạt động của máy đo sâu hồi âm, các sai số?
5. Các tính chất của sóng âm, tốc độ truyền lan?
6. Phương pháp biến con quay thành LBCQ ( hạ thấp trọng tâm)?
7. Phương pháp biến con quay thành LBCQ ( dựng bình thuỷ ngân thông nhau )?

8. Nguyên lý đo tốc độ cảm ứng và các sai số?
9. Nguyên lý đo tốc độ Doppler và các sai số?
10. Khai thác sử dụng máy lái tự động GYLOT 107?
11. Toàn bộ cấu tạo LBCQ TOKYOKEIKY ES-11A?
12. Khai thác sử dụng LBCQ TOKYOKEIKY ES -11A?
13. Toàn bộ cấu tạo LBCQ HUKUSHIN CMZ 300X?
14. Khai thác sử dụng LBCQ HUKUSHIN CMZ 300X?
15. Sai số tốc độ LBCQ và cách khắc phục?
16. Sơ đồ khối máy lái GYLOT 107?
17. Mô men động lượng con quay?các định lý?
18. Các tính chất của con quay?
19. Sai số quán tính của LBCQ, cách khác phục?
20. Sai số lắc của LBCQ, cách khác phục?
21. Nguyên tắc chung chuẩn bị máy lái tự động?
22. Thuyết minh sơ đồ khối máy đo sâu FE 600?
23. Nguyên tắc chung khai thác sử dụng máy đo sâu?
24. Các phương pháp dập dao động không tắt trong LBCQ?
25. Khai thác sử dụng LBCQ SPERY MARK 37?
d. Học phần: Máy VTĐ hàng hải
1. Hệ thống vô tuyến dẫn đường LORAN-C: Nguyên lý xây dựng hệ thống, cấu tạo và hoạt
động của mạng lưới LORAN-C?
2. Hệ thống định vị toàn cầu GPS: Nguyên lý xác định vị trí, cấu tạo và hoạt động của hệ
thống?
3. Hệ thống định vị toàn cầu GPS: Các nguyên nhân gây sai số cho vị trí xác định của GPS, các
phương pháp khắc phục?
4. Vi phân GPS: Khái quát chung, cấu tạo và hoạt động của hệ thống? Khai thác Vi phân GPS
trong hàng hải?
5. Hệ thống tự động nhận dạng AIS: Các đặc tính của hệ thống, cấu tạo và hoạt động của trạm
AIS đài tàu, trạm bờ và trạm trợ giúp Hàng hải?
6. Hộp đen tàu biển VDR: Khái quát chung, cấu tạo và hoạt động của VDR, khai thác các chức

năng của VDR?
7. Nguyên lý hoạt động của Radar hàng hải: Sơ đồ khối nguyên lý của Radar, nguyên lý đo
khoảng cách và nguyên lý đo góc của Radar?
8. Phân tích các thông số khai thác của Radar hàng hải?
9. Phân tích các thông số kỹ thuật của Radar hàng hải?
10. Các loại mục tiêu nhân tạo của Radar hàng hải: Cấu tạo và hoạt động của RAMARK,
RACON, SART, khai thác chúng trong Hàng hải?
11. Các hạn chế của Radar hàng hải: Vùng chết, vùng râm (rẻ quạt mù), góc chết?
Các loại ảnh ảo của Radar hàng hải: Ảnh ảo phản xạ nhiều lần, ảnh ảo do búp phụ, ảnh ảo do
phản xạ thứ cấp?
12. Các loại anten Radar hàng hải, các lưu ý khi khi sử dụng và bảo quản anten?
13. Máy phát Radar hàng hải: Nhiệm vụ và các yêu cầu đối với máy phát Radar, sơ đồ khối và
hoạt động của bộ điều chế, cấu tạo đèn Magnetron và lưu ý khi thay thế đèn?
14. Máy thu Radar hàng hải: Sơ đồ khối, hoạt động của máy thu theo sơ đồ khối, các chỉnh
định máy thu Radar?
15. Máy chỉ báo Radar hàng hải: Sơ đồ khối, hoạt động của máy chỉ báo theo sơ đồ khối, các
chỉnh định máy chỉ báo Radar?
16. Các chế độ chuyển động, các chế độ định hướng của Radar hàng hải, khai thác chúng
trong Hàng hải?
17. Thuyết minh hoạt động theo sơ đồ khối của Radar JMA 510?
18. Khai thác máy thu vệ tinh GPS KODEN KGP-913: Khởi động, nhập các thông số và các dữ
liệu cho máy thu hoạt động, cách nâng cao độ chính xác của vị trí xác định?
19. Khai thác máy thu vệ tinh GPS KODEN KGP-913: Khái niệm và trình tự thao tác các chế độ
hàng hải theo điểm, hàng hải theo tuyến? Khai thác các chế độ báo động?
20. Khai thác máy thu vệ tinh GPS FURUNO 1650: Khởi động, nhập các thông số và các dữ liệu
cho máy thu hoạt động, cách nâng cao độ chính xác của vị trí xác định?
21. Khai thác máy thu vệ tinh GPS FURUNO 1650: Khái niệm và trình tự thao tác các chế độ
hàng hải theo điểm, hàng hải theo tuyến? Khai thác các chế độ báo động?
22. Khai thác sử dụng Radar JMA-627: Khởi động, điều chỉnh để ảnh rõ nét, tắt Radar? Các
phương pháp đo khoảng cách và đo phương vị?

23. Khai thác Radar JMA-3210: Khởi động, điều chỉnh để ảnh rõ nét, tắt Radar? Các phương
pháp đo khoảng cách và đo phương vị? Cách đặt vùng cảnh giới và lưu ý khi khai thác chúng? Khai
thác chức năng lưu ảnh mục tiêu trong hàng hải?
24. Khai thác Radar FURUNO 2010-2020: Khởi động, điều chỉnh để ảnh rõ nét, tắt Radar? Các
phương pháp đo khoảng cách và đo phương vị? Cách đặt vùng cảnh giới và lưu ý khi khai thác
chúng? Khai thác chức năng Plot trong hàng hải?
25. Khai thác Radar KODEN 3800: Khởi động, điều chỉnh để ảnh rõ nét, tắt Radar? Các phương
pháp đo khoảng cách và đo phương vị? Cách đặt vùng cảnh giới và lưu ý khi khai thác chúng? Khai
thác chức năng lưu ảnh mục tiêu trong hàng hải?
B. Môn thi: Hàng hải nghiệp vụ
Gồm các học phần Điều động tàu, Quy tắc phòng ngừa đâm va, Luật hàng hải, Xếp
dỡ.
a. Học phần: Điều động tàu
1. Phân tích và rút ra kết luận về tính ổn định trên hướng đi của con tàu.
2. Trình bày tính năng của bánh lái (lực sinh ra khi bẻ lái, tác dụng của bánh lái khi tàu chạy
tới và lùi, xác định góc bẻ lái).
3. Trình bày vòng quay trở của tàu (quá trình quay, các yếu tố của vòng quay trở ) và ứng
dụng trong điều động tàu.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến vòng quay trở và các phương pháp xác định vòng quay trở.
5. Trình bày ảnh hưởng của chân vịt bước cố định chiều phải, khi chạy lùi, bánh lái để số 0.
Ứng dụng trong điều động tàu.
6. Trình bày quán tính tàu, ứng dụng của quán tính trong điều động tàu và các biện pháp
nâng cao hiệu quả hãm tàu.
7. Trình bày tóm tắt ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh tới tính năng điều động tàu.
8. Lựa chọn khu vực neo, kỹ thuật neo tàu bằng 1 neo và công tác trực neo.
9. Trình bày việc sử dụng neo trong điều động tàu.
10.Những kỹ thuật và nguyên lý cơ bản để điều động tàu cập cầu, buộc phao.
11.Điều động tàu trong thời tiết xấu.
12.Các hiện tượng xảy ra khi tàu hành trình gần các bãi cạn, gần bờ, gần các khúc cong của
bờ, trên luồng chật hẹp và nông cạn. Giải thích và biện pháp khắc phục.

13.Tàu bị thủng: nguyên nhân, hậu quả và cách dò tìm lỗ thủng, biện pháp khắc phục. Những
chú ý khi điều động.
14.Các công việc phải tiến hành khi có người trên tàu rơi xuống nước. Trình bày phương pháp
điều động Williamson.
15.Các công việc phải tiến hành khi có người trên tàu rơi xuống nước. Trình bày phương pháp
điều động Anderson.
16.Các công việc phải tiến hành khi có người trên tàu rơi xuống nước. Trình bày phương pháp
điều động Scharnov. Điều kiện áp dụng?
17.Nguyên nhân tàu bị cạn, các phương pháp tự đưa tàu ra cạn.
18.Yêu cầu chung khi lai kéo trên biển, cách lựa chọn dây lai và những chú ý khi lai kéo trên
biển? Đèn và dấu hiệu của loại tàu thuyền này.
19.Theo dõi và xác định đường đi của bão, điều động tàu tránh bão từ xa bằng cách thay đổi
hướng đi.
20.Trình bày phương pháp điều động tàu trong tầm nhìn xa bị hạn chế.
b. Học phần: Quy tắc PNĐV
1. Trình bày trách nhiệm của tàu thuyền trong việc thực hiện Quy tắc phòng ngừa đâm va trên
biển (COLREG 72). Đèn và dấu hiệu của tàu thuyền máy đang hành trình.
2. Định nghĩa "Tàu thuyền" theo Quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển (COLREG 72). Đèn và
dấu hiệu của tàu thuyền đang lai kéo.
3. Định nghĩa "Tàu thuyền đang làm nhiệm vụ đánh cá" theo Quy tắc phòng ngừa đâm va trên
biển (COLREG 72). Đèn và dấu hiệu của tàu thuyền đang đánh cá.
4. Định nghĩa "Tàu thuyền mất khả năng điều động" theo Quy tắc phòng ngừa đâm va trên
biển (COLREG 72). Lấy ví dụ. Đèn và dấu hiệu của tàu thuyền mất khả năng điều động.
5. Định nghĩa "Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động" theo Quy tắc phòng ngừa đâm va
trên biển (COLREG 72). Đèn và dấu hiệu của tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động.
6. Định nghĩa "Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động" theo Quy tắc phòng ngừa đâm va
trên biển (COLREG 72). Đèn và dấu hiệu của tàu thuyền đang nạo vét hay làm các công
việc ngầm dưới nước, bị hạn chế khả năng điều động.
7. Định nghĩa "Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động" theo Quy tắc phòng ngừa đâm va
trên biển (COLREG 72). Đèn và dấu hiệu của tàu thuyền đang rà phá bom mìn, bị hạn chế

khả năng điều động.
8. Định nghĩa "Tàu thuyền bị mớn nước khống chế" theo Quy tắc phòng ngừa đâm va trên
biển (COLREG 72). Đèn và dấu hiệu của tàu thuyền bị mớn nước khống chế, tàu hoa tiêu.
9. Định nghĩa "Tàu thuyền" theo Quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển (COLREG 72). Đèn và
dấu hiệu của tàu thuyền neo và tàu thuyền mắc cạn.
10.Định nghĩa "Tầm nhìn xa bị hạn chế" theo Quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển (COLREG
72). Tín hiệu âm thanh của tàu thuyền máy, tàu thuyền mất khả năng điều động, tàu
thuyền bị hạn chế khả năng điều động trong tầm nhìn xa bị hạn chế.
11.Định nghĩa "Tầm nhìn xa bị hạn chế" theo Quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển (COLREG
72). Tín hiệu âm thanh của tàu thuyền neo và mắc cạn khi tầm nhìn xa bị hạn chế.
12.Công tác cảnh giới, trực ca trên tàu biển: Yêu cầu và mục đích của việc cảnh giới, yêu cầu
về người cảnh giới, kỹ thuật cảnh giới và báo cáo được quy định trong Quy tắc phòng ngừa
đâm va trên biển (COLREG 72).
13.Tốc độ an toàn: khái niệm, các yếu tố để xác định tốc độ an toàn đối với mọi tàu thuyền và
tàu thuyền có sử dụng Radar được quy định trong Quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển
(COLREG 72).
14.Thế nào là tồn tại nguy cơ va chạm giữa các tàu thuyền theo Quy tắc phòng ngừa đâm va
trên biển (COLREG 72). Các thông số tương ứng để đánh giá nguy cơ va chạm trong kỹ
thuật thao tác tránh va bằng Radar. Các yêu cầu của việc đánh giá nguy cơ và chạm.
15.Hành động của tàu thuyền khi có nguy cơ va chạm được quy định trong Quy tắc phòng
ngừa đâm va trên biển (COLREG 72).
16.Hành động của tàu thuyền hành trình trong luồng hẹp được quy định trong Quy tắc phòng
ngừa đâm va trên biển (COLREG 72).
17.Hành động của tàu thuyền hành trình trên các hệ thống phân luồng quy định trong Quy tắc
phòng ngừa đâm va trên biển (COLREG 72).
18.Thế nào là tàu thuyền vượt theo Quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển (COLREG 72). Hành
động của tàu thuyền vượt và bị vượt, tín hiệu thông báo khi vượt nhau, trong điều kiện tàu
thuyền nhìn thấy nhau bằng mắt thường.
19.Định nghĩa "Tàu thuyền vượt", "Tàu thuyền đi cắt hướng nhau", "Tàu thuyền đi đối hướng
nhau" theo Quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển (COLREG 72). Tín hiệu điều động và tín

hiệu cảnh báo, trong điều kiện tàu thuyền nhìn thấy nhau bằng mắt thường.
20.Phân tích yêu cầu hành động của tàu thuyền được nhường đường và tàu thuyền phải
nhường đường. Cho biết khái niệm và quy tắc tránh của tàu thuyền đi đối hướng nhau, tàu
thuyền cắt hướng nhau, tàu thuyền vượt và tàu thuyền bị vượt được quy định trong Quy tắc
phòng ngừa đâm va trên biển (COLREG 72), trong điều kiện tàu thuyền nhìn thấy nhau
bằng mắt thường.
21.Trách nhiệm tương quan giữa các tàu thuyền được quy định trong Quy tắc phòng ngừa
đâm va trên biển (COLREG 72), trong điều kiện tàu thuyền nhìn thấy nhau bằng mắt
thường.
22.Khái niệm tầm nhìn xa bị hạn chế, quy tắc hành trình và hành động tránh nguy cơ va chạm
trong tầm nhìn xa bị hạn chế theo Quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển (COLREG 72).
23.Quy tắc hành trình của tàu thuyền trong tầm nhìn xa bị hạn chế được quy định trong Quy
tắc phòng ngừa đâm va trên biển (COLREG 72). Âm hiệu trong tầm nhìn xa bị hạn chế của
tàu thuyền bị mắc cạn, tàu thuyền neo.
24.Quy tắc hành trình của tàu thuyền trong tầm nhìn xa bị hạn chế được quy định trong Quy
tắc phòng ngừa đâm va trên biển (COLREG 72). Âm hiệu trong sa mù của tàu thuyền đánh
cá khi đang neo, đánh cá khi đang hành trình.
25.Hành động tránh nguy cơ va chạm của tàu thuyền trong tầm nhìn xa bị hạn chế được quy
định trong Quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển (COLREG 72). Âm hiệu trong sa mù của
tàu thuyền lai kéo và bị lai.
26.Tín hiệu điều động, tín hiệu thông báo, tín hiệu cảnh báo theo Quy tắc phòng ngừa đâm va
trên biển (COLREG 72). Hành động của tàu thuyền phát tín hiệu và các tàu thuyền xung
quanh.
27.Đèn và dấu hiệu của tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động, mất khả năng điều động,
bị khống chế bởi mớn nước, tàu thuyền đang làm nhiệm vụ hoa tiêu trong khi hành trình,
khi đang neo theo Quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển (COLREG 72). Âm hiệu của chúng
trong tầm nhìn xa bị hạn chế.
28.Đèn và dấu hiệu của tàu thuyền đánh cá đang hành trình, đang làm việc và khi neo theo
Quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển (COLREG 72). Âm hiệu của chúng trong sa mù.
29.Những tín hiệu cấp cứu được quy định trong Quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển

(COLREG 72).
30.Thế nào là tồn tại nguy cơ va chạm giữa các tàu thuyền theo Quy tắc phòng ngừa đâm va
trên biển (COLREG 72). Các thông số tương ứng để đánh giá nguy cơ va chạm trong kỹ
thuật thao tác tránh va bằng Radar. Đèn và dấu hiệu của tàu thuyền bị hạn chế khả năng
điều động, mất khả năng điều động.
c. Học phần: Luật hàng hải
1. Chế độ pháp lý vùng nội thuỷ
2. Công tác thủ tục khi tàu ra vào cảng.
3. Chiều rộng lãnh hải và phương pháp xác định ranh giới của nó.
4. Thế nào là chế độ đi qua không gây hại trong vùng lãnh hải.
5. Chế độ pháp lý biển cả.
6. Khái niệm tàu biển? Những quy định chung về đăng ký tàu biển Việt nam
7. Vận đơn đường biển : Khái niệm? Chức năng? Các loại vận đơn.
8. Trách nhiệm của người vận chuyển đối với tổn thất của hàng hoá.
9. Định nghĩa tổn thất chung và các dấu hiệu đặc trưng của nó?
10. Điều kiện quy kết trách nhiệm dân sự khi xảy ra tai nạn va chạm tàu.
11. Nguyên tắc và các trường hợp bồi thường thiệt hại trong tai nạn va chạm tàu.Những thiệt
hại phải bồi thường.
12. Tiền công cứu hộ : Điều kiện được hưởng? Căn cứ để tính tiền công cứu hộ.
13. Quy định của MARPOL 73/78 về bơm thải dầu và nước có lẫn dầu từ tàu ra biển .
14. Thủ tục trình kháng nghị hàng hải.
15. Nêu các dạng chủ yếu của tổn thất chung
d. Học phần: Xếp dỡ và bảo quản hàng hóa
Câu 1 : Khái niệm “Full and Down” khi lập sơ đồ xếp hàng tàu hàng khô là gì? Nêu cách giải và
biện luận các trường hợp của bài toán này (dùng hệ phương trình) .
Câu 2 : Trình bày khái niệm các thông số kỹ thuật và thông số khai thác tàu biển.
Câu 3 : Nêu phương pháp phân hàng xuống tàu đảm bảo sức bền chung thân tàu (phân hàng tỉ
lệ theo thể tích hầm hàng).
Câu 4 : Nêu cách tính thời gian chuyến đi khi lập sơ đồ xếp hàng.
Câu 5 : Trình bày các bước lập sơ đồ xếp hàng tàu hàng khô.

Câu 6 Khái niệm “Lắc cứng” và “Lắc mềm” trong ổn định tàu là gì? Nêu hiện tượng và cách khắc
phục.
Câu 7 : Nêu ảnh hưởng của két chứa chất lỏng không đầy tới thế vững ban đầu của tàu và cách
hạn chế ảnh hưởng của nó.
Câu 8 : Trình bày khái niệm ổn định ban đầu (góc nghiêng nhỏ), công thức tính chiều cao thế
vững GM và cách điều chỉnh.
Câu 9 : Nêu các bước dựng đường cong cánh tay đòn ổn định tĩnh và các yêu cầu theo tiêu chuẩn
ổn định IMO A167 đối với đường cong này.
Câu 10 : Nêu khái niệm, định nghĩa các mớn nước của tàu và mối quan hệ của các mớn nước này.
Câu 11 : Nêu cấu tạo vòng tròn đăng kiểm và dấu chuyên chở của tàu biển. Ý nghĩa của các dấu
chuyên chở này là gì?
Câu 12 : Trình bày cách tính toán xác định hiệu số mớn nước của tàu từ sơ đồ xếp hàng và các
biện pháp điều chỉnh.
Câu 13 : Nêu cấu tạo, cách sử dụng bảng và đồ thị “Lượng thay đổi mớn nước mũi/lái khi nhận/dỡ
100 tấn hàng”.
Câu 14 : Trình bày khái niệm và cách xác định mớn nước tương đương.
Câu 15 : Phân tích ảnh hưởng của tỉ trọng nước nơi tàu đỗ tới mớn nước và tư thế của tàu. Nêu
các công thức liên quan.
Câu 16 : Thiết lập công thức tính toán sự thay đổi mớn nước của tàu khi dịch chuyển hàng trên
tàu.
Câu 17 : Thiết lập công thức tính toán sự thay đổi mớn nước của tàu khi nhận/dỡ một lô hàng nhỏ.
Câu 18 : Nêu công thức tính và cách sử dụng bảng hiệu chỉnh số đọc mớn nước của tàu.
Câu 19 : Trình bày cấu tạo, cách sử dụng biểu đồ ứng suất để kiểm tra sức bền dọc thân tàu.
Câu 20 : Trình bày cách kiểm tra sức bền dọc thân tàu bằng phương pháp tính toán ?
Câu 21 : Trình bày cách kiểm tra sức bền cục bộ và biện pháp khắc phục nếu cần?
Câu 22 : Phân tích các yếu tố gây lên hiện tượng ưỡn/võng thân tàu. Nêu cách xác định mức độ
ưỡn/võng thân tàu khi tàu đỗ trong cảng.
Câu 23 : Đường cong hoành giao là gì? Nêu cấu tạo, cách sử dụng bảng và đồ thị đường cong
hoành giao.
Câu 24 : Trình bày khái niệm các đại lượng đặc trưng của không khí? Nêu cách xác định điểm

sương không khí bằng nhiệt kế khô ướt.
Câu 25 : Mô tả hiện tượng đổ mồ hôi thân tàu và mồ hôi hàng hoá. Nêu nguyên nhân và cách khắc
phục.
Câu 26 : Trình bày các nguyên tắc thông gió hầm hàng trong quá trình vận chuyển.
Câu 27 : Trình bày cách xác định khối lượng hàng (xếp/dỡ) bằng phương pháp giám định mớn
nước ?
Câu 28 : Trình bày cách tính toán chiều cao khoảng trống thực, chiều cao lớp dầu thực và cách xác
định khối lượng chất lỏng trong két.
Câu 29 : Phân loại hàng nguy hiểm và những chú ý khi xếp, dỡ, vận chuyển?
Câu 30 : Nêu các loại container và các kích thước tiêu chuẩn thường gặp trong vận tải biển. Mô tả
và cho ví dụ về sơ đồ tổng quát (General plan) và sơ đồ “bay” (Bay Plan) của tàu container.
Hải Phòng, ngày 23 tháng 8 năm 2010
Thư ký Hội đồng Chủ tịch Hội đồng thi
Giáo vụ Khoa Trưởng Khoa
CN. Trần Thanh Thủy PGS,TS. Nguyễn Viết Thành

×