Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Nguyên lý điều tiết kinh tế vĩ mô của chính phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.27 KB, 8 trang )

I.Những vấn đề lý luận chung
1.Nhận thức của chính phủ qua các thời kì
Ngay từ khi nhà nước ra đời, thì chính phủ với tư cách là một thể chế điều hành
quốc gia, đã có những vai trò không thể phủ nhận như xây dựng và bảo vệ các khuân
khổ pháp lí, đánh thuế vào chi tiêu.Tuy nhiên trong các giai đoạn khác nhau thì có
những quan điểm khác nhau về vai trò của chính phủ trong việc điều tiết nền kinh tế. Cụ
thể như tư tưởng của trường phái tư sản cổ điển Anh mà nổi bật là quan điểm của Adam
smith trong tác phẩm “của cải của các dân tộc” , ông cho rằng cơ chế bàn tay vô hình
của thị trường sẽ dẫn dắt việc sản xuất ra những hàng hóa mà mọi người mong muốn
theo cách tốt nhất, không cần chính phủ, thị trường sẽ phân bổ nguồn lực một cách có
hiệu quả.Còn Keynes một đại diện tiêu biểu của trường phái trọng cầu thì cho rằng “
nhà nước cần thực hiện nhũng chương trình đầu tư với quy mô lớn để tăng cầu có hiệu
quả, qua đó nhà nước can thiệp vào nền kinh tế. Vào những năm 70s, Paul samuelson
người đã sáng lập ra trường phái kinh tế học hiện đại đã chủ trương phát triển kinh tế
phải dựa vào “cả hai bàn tay” là cơ chế thị trường và nhà nươc.Ông cho rằng “điều hành
một nền kinh tế không có chính phủ hoặc thị trường cũng như định vỗ tay bằng mộ bàn
tay”.Ngày nay hầu hết các quố gia trên thế giới đều chủ trương phát triển nền kinh tế
hỗn hợp, trong đó cả nhà nước và thị trường cùng điều tiết nền kinh tế nhằn khai thác
được triệt để những lợi thế, đồng thời tránh được hoặc giảm thiểu những thất bại của thị
trường lẫn chính phủ.
Ở Việt Nam trong giai đoạn trước năm 86 nền kinh tế của nước ta là một nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mọi hoạt động đều do nhà nước điều tiết chỉ huy, quan
hệ hành chính thay thế phần lớn cho quan hệ thị trường, điều này đã làm cho nền kinh tế
rơi vào khủng hoảng trì trệ trong một thời gian dài, từ khi đổi mới nền kinh tế nước ta
trở thành nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của chính phủ, nhờ vậy mà vậy sau hơn
hai đổi mới nền kinh tế việ Nam có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt được nhiều
thành tựu to lớn.
1
2. Những thất bại của thị trường Cơ sở sự can thiệp của chính phủ vào nền
kinh tế..
Thất bại của thị trường là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh không thể


sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ ở mức như xã hội mong muốn.
a.Độc quyền thị trường
là trường hợp khi thị trường chỉ ro một hay một số ít các hãng thông trị, thì nguy
cơ tồ tại một thế lực độc quyền, chi phố thị trường là rất lớn, các hãng độc quyền có thể
có được lợi nhuận siêu nghạch cho mình bằng cách tăng giá mà không sợ các đối thủ
trên thị trường.ví dụ: dịch vụ viễn thông, điện lực, đường sắt... ở Việt Nam.
b.ngoại ứng
là trường hợp sảy ra khi tác động của một giao dịch của một giao dịch trên thị
trường có ảnh hưởng tới đối tượng thứ 3, ngoài người bán và người mua nhưng những
tác động này không được tình tới.Trong những truongf hợp này cân bằng thị trường sẽ
không đạt được hiệu quả xã hội do hoặc lợi ích biên hoặc chi phí biên của tư nhân
không nhất quán với lợi ích biên hoặc chi phí biên mà xã hội mong muốn.
Ví dụ hoạt đông của một nhà máy gây ô nhiễm cho môi trường khu vực xung
quanh hay hoạt động trồng rừng giúp giảm tình trạng lũ lụt, xói mon đất
c.Hàng hóa công cộng
là hàng hóa mang lại lợi ích tiêu dùng được thụ hưởng chung giữa tất cả mọi
người ngoài ra không dễ gì ngăn cản những cá nhân không đóng góp tài chính để đóng
gốp tiêu dùng chúng, vì vậy các doanh nghiệp tư nhân nếu sản xuất và cung cấp hàng
hóa công cộng thì sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc tạo doanh thu và bù đắt chi phí.
Ví dụ: việc xây dựng cầu hay đường sá...
d.Thông tin không đối xứng
Là trường hợp khi người tiêu dùng và người sản xuất không có đầy đủ thông tin
về đặc tính sản phẩm so với bên kia.Hiện tượng này làm ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt
động của nhiều thị trường, khiến các nguồn lực được phân bổ quá nhiều hoặc quá ít cho
thị trường so với mức hiệu quả xã hội.
2
Ví du: trong thị trường y tế người bác sĩ có nhiều thông tin về sản phẩm mà anh ta
bán hơn là người mua(bệnh nhân) hay trong thị trường bảo hiểm người mua( những
khách hàng tìm đến mua bảo hiểm) biết rõ xác suất xảy ra rủi ro hơn là người bán.
Những thất bại trên đều gây ra tổn thất phúc lợi xã hội do đó cần phải khẳng định

lại vai trò của chính phủ trong việc điều tiết hoạt động của nền kinh tế.Ngay cả khi nền
kinh tế đã vận hành hiệu quả thì có thêm một lý do nữa để chính phủ can thiệp vào nền
kinh tế đó là hàng hóa khuyến dụng và phi khuyến dụng.
• Hàng hóa khuyến dụng là những hàng hóa hay dịch vụ mà việc tiêu dùng
chúng có lợi cho cá nhân và xã hội, nhưng cá nhân không tự nguyện tiêu dùng,
khiến chính phủ phải bắt buộc họ sử dụng.
• Hàng hóa phi khuyến dụng là những hàng hóa và dịc vụ mà việc tiêu dùng
chúng có hại cho cá nhân và xã hội nhưng cá nhân vẫn tiêu dùng buộc chính
phủ phải đưa ra các giải pháp hạn chế hoạc ngăn cấm tiêu dùng nó. VD: ở Việt
Nam đó là rượu bia, thuốc lá...là những hàng hóa phi khuyến dụng mà chính
phủ hạn chế sử dụng còn cờ bạc, ma túy... là những loại bị ngăn cấm.
Bài viết này chúng tôi xin tập trung phân tích về một hàng hóa khuyến dụng mà
hiện nay đang là một vấn đề rất đáng quan tâm đó là việc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô,
xe máy.
Hiện nay ở Việt Nam số lượng xe máy là rất lớn, khoảng hơn 20 triệu, trung bình
cứ 4 người thì có 1 người sở hữu 1 xe máy và số lượng ngày càng có xu hướng gia
tăng.tình hình tai nạn giao thông diễn biến ngày càng xấu, số người tử vong do tai nạn
giao thông ngày càng tăng lên, trong đó tỉ lệ do chấn thương sọ não là rất lớn.Như
nhiều người đều biết đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy sẽ giảm bớt nguy cơ tử vong khi
không may gặp tai nạn, nhưng không thiếu người vẫn tiếp tục lái xe đầu trần coi thường
tính mạng của chính bản thân mình. Từ đó đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước với
chức năng phụ quyền của mình. Trong trường hợp này nhà nước đóng vai trò như người
cha trong gia đình. Khi người cha thấy con cái của mình chỉ hành động vì lợi ích trước
mắt mà không nghĩ đến tương lai lâu dài, thì người cha phải can thiệp để điều chỉnh
hành vi của con cái. Sủ can thiệp này có khi chỉ ở mức độ giáo dục giải thích, nhưng
nếu cần có thể biến thành mệnh lệnh bắt buộc. ở Việt Nam thì việc đội mũ bảo hiểm đã
3
trở thành bắt buộc sau một thởi gian dài chính phủ chờ đợi ở ý thức của người dân. Sự
can thiệp này đã đem lai những hiệu quả nhất định, tuy nhiên vẫn có những bất cập mà
chúng ta cần phải chỉ ra và có những hướng điều chỉnh cho phù hợp và hiệu quả hơn.

II. Những biện pháp can thiệp của chính phủ
1. Biện pháp hành chính
Theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiều 16/7/2004, từ
1/8/2004, cả nước đồng loạt xử lý người đi môtô không đội mũ bảo hiểm trên những
đoạn đường quy định do địa phương lựa chọn.Tuy nhiên thực tế đường xá tại nhiều địa
phương khá phức tạp nên Chính phủ giao từng tỉnh tự chọn những tuyến đường phù hợp
để quy định đội mũ bảo hiểm, do sự thiếu đồng bộ trong chính sách và các biện pháp
quản lý của các địa phương nên quy định đó chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn và
không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Phải tới thời điểm tháng 9 năm 2007 khi chính phủ có những quy định rõ ràng
đối với người tham gia giao thông bằng moto xe máy, đó là bắt đầu từ ngày15-9, quy
định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) trên các tuyến quốc lộ chính thức có hiệu lực
theo Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ.Theo quy định này thì mức xử phạt đối
với những người tham gia giao thông bằng xe máy không đội mũ bảo hiểm là 20000 tới
40000 VNĐ và giữ xe trong vòng 3 ngày.
Tới thời điểm 15/12/2007 quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm được áp dụng trên
mọi tuyến đường.theo quy định này thì mức xử phạt đối với người tham gia giao thông
bằng moto xe máy mà không đội mũ bảo hiểm sẽ là 100 tới 200 nghìn đồng đồng thời,
tại hiện trường CSGT chỉ lập biên bản vi phạm, tạm giữ giấy tờ, hoặc phương tiện
(trường hợp không có giấy tờ mang theo) của người vi phạm và yêu cầu tới các đội,
trạm để làm thủ tục đóng phạt.
Kết quả đạt được sau khi áp dụng các quy định hành chính
Theo thống kê của Việt Báo tại TP.HCM, sau hai ngày thực hiện quy định đọi
mũ bảo hiểm trên tất cả các tuyến đường thì trong số 242 ca vào cấp cứu tại khoa cấp
cứu BV Chợ Rẫy ngày 15-12, có 58 ca do TNGT, phải mổ sọ não sáu ca. Trong 58 ca
này chỉ 19 trường hợp có đội MBH, trong đó có sáu trường hợp đội mũ không đúng qui
4
cách. Tại khoa cấp cứu BV Nhân Dân 115, ngày 15-12 có tám ca chấn thương đầu do
TNGT trong tổng số 182 ca vào cấp cứu (so với trước đó, ngày 14-12 có 37 ca chấn
thương đầu do TNGT trong 188 ca cấp cứu).

Nhận xét về tình trạng chỉ 19/ 58 ca có đội MBH, BS Tôn Thất Quỳnh Ái - trưởng
khoa cấp cứu BV Chợ Rẫy - cho biết: người dân chấp hành như vậy là khá rồi. So với
trước đây trung bình mỗi ngày 70-80 ca, ngày cao điểm 100 -120 ca TNGT vào cấp cứu
thì chỉ 1-2 ca có đội MBH.
Trong khi đó, tại BV Đà Nẵng trong ngày 15 và nửa ngày 16-12, BV này đã tiếp
nhận hơn 200 ca cứu thương, trong đó có bảy ca chấn thương nặng do TNGT, tuy nhiên
không có trường hợp nào trong số này bị chấn thương sọ não.
• Hạn chế của chính sách
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được ở trên thì nó cũng gặp phải những thất bại
nhất định. Trước hết đó chính là ý thức của người dân khi Mặc dù lực lượng CSGT đã
lập ra rất nhều biện pháp cưỡng chế bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm nhưng để đối phó,
nhiều "tiểu xảo" đã được một số người tham gia giao thông, chủ yếu là lớp trẻ, thực hiện
nhằm "qua mặt" CSGT: Thuê, quay vòng mũ bảo hiểm, rú ga, người ngồi sau ép sát đầu
vào người ngồi trước khi qua chốt kiểm tra hoặc khi phát hiện CSGT.
Nhiều người tham gia giao thông dường như "bức bối" khi phải đội mũ bảo hiểm;
coi việc đội mũ bảo hiểm là phiền toái, mất thẩm mỹ, không cần thiết (?!). Có điều đáng
quan tâm là, một bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông chưa tự giác thực hiện
quy định "đội mũ bảo hiểm khi đi môtô - xe máy
Những tranh cãi về "kiểu dáng", "chất lượng" mũ bảo hiểm cũng trở nên rôm rả
trên các phương tiện truyền thông. Dường như tư duy chưa thông, nên xuất hiện đủ
"luận điểm tranh cãi" xung quanh mũ bảo hiểm.
Do vậy, quy định người đi môtô - xe máy phải đội mũ bảo hiểm chưa tạo thành
thói quen của người tham gia giao thông. Sau khi lực lượng CSGT "rút quân" hoặc khi
vắng bóng CSGT, người đi môtô - xe máy lại bỏ mũ bảo hiểm ở nhà hoặc tháo mũ bảo
hiểm đang đội để vào giỏ xe cho... thoải mái.
5

×