Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nỗi Hoài Thương Qua Nghệ Thuật Đờn Ca Tài Tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.89 KB, 10 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
-----------------------------------

BÁO CÁO THU HOẠCH CUỐI KỲ

NỖI HOÀI THƢƠNG TRONG NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ

Họ và Tên: Nguyễn Thị Kim Hồng
MSSV: 1911840167
Lớp: 19DVNA1
Mơn học : Bản Sắc văn Hóa Việt Nam
GVHD: TS. Nguyễn Văn Hiệu

TP.HCM, tháng 10 năm 2022


Mục Lục
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... 3
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 4
NỘI DUNG........................................................................................................................... 5
1. Các quan điểm về “Nỗi hoài thương trong nghệ thuật Đờn Ca Tài tử” ..................... 5
1.1.

Quan điểm về “Nỗi hoài thương” ........................................................................ 5

1.2.

Quan điểm về Tài tử ............................................................................................ 5

1.3.



Quan điểm về “Đờn ca Tài từ” ............................................................................ 6

2. Nỗi hoài thương trong nghệ thuật Đờn ca Tài tử ....................................................... 7
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 10

2


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại Học Công nghệ TP.HCM đã
đưa mơn học Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam vào trương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - thầy Nguyễn Văn Hiệu đã dạy dỗ, truyền
đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian
tham gia lớp học “Bản Sắc Văn hóa Việt Nam” của thầy, em đã có thêm cho mình nhiều
kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến
thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này.
Bộ mơn “Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam” là mơn học thú vị, vơ cùng bổ ích và có tính thực
tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy
nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ.
Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những
thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong thầy Nguyễn Văn Hiệu xem xét và
góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

3


MỞ ĐẦU
Đờn ca Tài tử là một món ăn tinh thần khơng thể thiếu của người dân Nam Bộ nói chung

và người dân Tây Nam Bộ nói riêng. Nếu một lần nghe được giọng hò ấm áp mà trong
trẻo của người con gái chèo đị ngang đưa khách sang sơng, hay những bài ca nồng thấm,
chất chứa bao nỗi niềm, tình yêu, nỗi nhớ, tâm sự của những người đàn ông trong những
chiếu rượu sau cuối ngày lao động mệt mỏi. Những câu từ trong các bản nhạc đều chất
chứa những nỗi niềm riêng, đặc biệt ở đây em xin nói đến nỗi hồi thương trong nghệ
thuật đờn ca tài tử.... dòng chảy của thời gian đã xâm nhập bao lĩnh vực giải tri, khiến con
người Việt Nam khơng cịn quá quan tâm đến nghệ thuật Đờn ca Tài tử. Càng nghe nhiều,
càng tìm hiểu chung ta sẽ thấy mỗi câu mỗi chữ trong nghệ thuật Đờn ca Tài tử mang
đậm cảm xúc của người hát nó.
Trong bài báo cáo cuối kì, em đã dựa vào cơ sở lý luận của các luận cứ, luận điểm để
hướng đến mục đích nghiên cứu và tổng hợp lại tài liệu đã tham khảo. Ngồi ra, em cịn
tìm kiếm và sưu tầm các tài liệu để làm tài liệu cho việc nghiên cứu. Đề tài chỉ nghiên cứu
một cách khái quát về nghệ thuật Đờn ca Tài từ ở Nam bộ, và phâm tích sơ bộ về nỗi nhớ
thương của ơng tổ nghề Đờn ca Tài tử, chứ tìm hiểu sau vào bất kì một tỉnh nào trong khu
vực.

4


NỘI DUNG
1. Các quan điểm về “Nỗi hoài thƣơng trong nghệ thuật Đờn Ca Tài tử”
1.1.

Quan điểm về “Nỗi hoài thƣơng”

Theo nghĩa Hán – Việt, chúng ta có thể hiểu “Hồi” có nghĩa là sự nhớ nhung và hồi
niệm về chuyện trong quá khứ, từ “Thương” trong từ điển Tiếng Việt được định nghĩa là :
tình cảm gắn bó, đồng nghĩa với sự sót thương của người đối với người.
Từ đó, ta có thể hiểu được nghĩa của cụm từ “hồi thương” là sự nhớ nhung về tình cảm
và sự yêu thương cùng sự xót thương của con người. Trong nghệ thuật Đờn ca Tài tử có

thể biết đến hồi thương là sự hồi niệm tình u thương của con người về quá khứ.
1.2.

Quan điểm về Tài tử

Đờn ca Tài tử được gọi với nhiều các tên như “nhạc Tài tử” hay “đàn ca Tài tử”, các tên
gọi không thống nhất ở cách gọi như lại thống nhất ở tính “Tài tử”, đây có thể được xem
là một yếu tố riêng biệt của loại hình âm nhạc này đối với các loại âm nhạc khác.
Theo từ điển Tiếng Việt, “Tài tử” có thể hiểu là dùng để chỉ một người khơng chun.
Cách hiểu này có thể hiểu được trong ý của tác giả Đắc Nhẵn:
(...) nhạc Cải lương là một loại nhạc sân khấu, được phát triển dựa trên phong trào ca
nhạc Tài tử (phong trào chơi nhạc không chuyên nghiệp lan rộng khắp Nam Bộ thời
trước).
Người Tài tử không hoạt động chun nghiệp, khơng kiếm sống chính nhờ vào Đờn Ca
Tài tử, mà người chơi nhạc là trí thức hay nông dân , ở thành thị hay thôn quê, và chỉ chơi
nhạc lúc nhàn rỗi, cao hứng hòa ca cho những người cùng đồng điệu thưởng thức. Tuy
nhiên, với quan điểm trên có thể hiểu lầm Đờn ca Tài tử là có trình độ thấp kém, kiểu làm
việc tùy hứng.
5


Theo ý kiến của GS.TS Trần Văn Khê: Có người cho rằng chữ “tài tử” có nghĩa là khơng
chun nghiệp, không phải nhà nghề. Nhưng thật ra chữ “tài tử” trong Nam có nghĩa là
“người có tài như trong câu “Dập dìu tài tử giai nhân” của Kiều, hay “Tài tử giai nhân tế
ngô nan” trong bài Thi nhịp của Chèo. Ngồi ý nghĩa là người có tài, "tài tử" cịn được
dùng để chỉ sự khơng lấy đó làm nghề, không dùng tiếng đờn giọng hát làm kế sinh nhai.
Đờn ca Tài tử không phải để kiếm sống mà để giải trí, cùng với bạn đồng điệu hịa đơn
cho người mộ điệu thưởng thức đờn hát để vui chơi với nhau, khác với những nhóm Nhạc
lễ là các nhạc sĩ chuyên nghiệp dùng đơn ca làm kể sinh nhai. Người đơn Tài tử trước đây
hễ vui thi đơn chơi, không “hứng” thì thơi chớ khơng ai có thể bỏ tiền ra mua tiếng đờn

của họ. Nhưng khơng phải vì khơng chun nghiệp mà những người đờn ca Tài tử có
trình độ nghệ thuật thấp. Ngược lại, họ thường tập luyện rất công phu, phải theo thầy học
từng chữ nhẫn chữ chuyển rao sao cho mùi, sắp chữ sao cho đẹp và tao cho mình một
phong cách riêng.
Ở đây, em đồng ý với cách giải thích của của GS.TS Trần Văn Khê, ơng đã giả thích được
tính chất từ khơng chun của từ “Tài tử”, qua đó nhận định được Đờn ca Tài tử chỉ
không chuyên về cách sinh hoạt, nhưng những người hát Đờn ca Tài tử có trình độ rất cao
và có sự đầu tư kỹ lưỡng về từ câu từ trong bài hát.
1.3.

Quan điểm về “Đờn ca Tài từ”

Southern amateur music được hiểu là Đờn ca Tài tử, trên thực tế, các tài liệu nghiên cứu
về “Đờn ca Tài tử” không nhiều, và làm chuẩn cho loại nghệ thuật này. Đa số các nghiên
cứu về loại nghệ thuật Đờn ca Tài tử chủ yếu chỉ dừng lại ở các quan niệm, ít có tác phẩm
nào phân tích sâu vào môn nghệ thuật này.
GS.TS Trần Văn Khê xác lập vị trí của Đờn ca Tài tử trong nền âm nhạc dân tộc. Đờn ca
Tài tử là thể loại nhạc thính phịng đặc thù của miền Nam, cũng như Ca Trù của miền Bắc
hay ca Huế của miền Trung.
Trong báo cáo nghiên cứu khoa học “Đờn ca Tài tử Nam Bộ ở Cà Mau – Bạc Liêu”, tác
giả Huỳnh Khánh đã nhận định: “Nhạc Tài tử Nam Bộ là thể nhạc của nhiều bài ca, trong
6


đó hàm chứa tính bác học và tính chất âm nhạc dân gian Nam Bộ. Đây là loại hình nghệ
thuật đan xen giữa tính chất chun nghiệp và khơng chun nghiệp biểu diễn bằng tiếng
đờn, bài ca theo bài bản nhất định”
GS.TS Trần Văn Khê chỉ chú trọng đến chất sinh hoạt cũng như môi trường biểu diễn của
nghệ thuật Đờn ca Tài tử. Do đó, em đồng ý với quan điểm của tác giả Huỳnh Khánh vì
đã đưa ra được những đặc trưng của loại hình nghệ thuật này.

2. Nỗi hoài thƣơng trong nghệ thuật Đờn ca Tài tử
Từ Đờn ca Tài tử, người nghe có thể cảm nhận được những nỗi nhớ về quê hương, tình
cảm con người được đưa vào từng câu hát của người “Tài tử”. Đặc biệt phải kể đến bài
“Dạ cổ hoài lang”, một bài ca nói lên tiếng lịng, cũng như câu chuyện của đời cố Nhạc sĩ
Cao Văn Lầu.
Từ là từ phú tướng
Báo kiếm sắc phong lên đàng
Vào ra luống trông tin chàng
Năm canh mơ màng
Em luống trơng tin chàng
Ơi gan vàng quặn đau í a
(Trích Dạ cổ hồi lang – Cao Văn Lầu)
Mỗi lời ca cất lên, khán giả như cảm nhận được nỗi nhớ nhung của người vợ đối với
người chồng đang xa cách của mình. Nỗi buồn thấm đượm vào từng câu chữ, nỗi nhớ
chồng được thể hiện thông qua các ca từ của nghệ thuật Đờn ca Tài tử, giúp vừa giải bày
đi tâm trạng, nỗi buồn tuổi, sự mơng ngóng nhớ về những ký ức về một gia đình nhỏ.
Cũng chính bản vọng cổ này đã góp phần mang lại ánh hào quang cho nghệ thuật Đờn ca
Tài tử, và cho nhiều lớp nghệ sĩ, danh ca, danh cầm, soạn giải cải lương,... góp phần khơi
nguồn cho dòng chảy lịch sử âm nhạc nước nhà.
7


Cố GS.TS. Trần Văn Khê, từng khẳng định: "Trong nền cổ nhạc Việt Nam, chưa có bài
bản nào được như “Dạ cổ hoài lang” biến thành vọng cổ. Từ một sáng tác cá nhân đã trở
thành sáng tác tập thể, sinh từ đầu thế kỷ, lớn lên sống mạnh khỏe, biến hóa thiên hình
vạn trạng, và sẽ cịn sống mãi trong lòng người Việt khắp năm châu bốn bể".
Hay :
Về đây thăm lại chốn xưa oai hùng
Rừng thiêng Minh Đạm vẫn như thuở nào ngát xanh điệp trùng
Bằng lăng vờn khoe trong nắng tím màu thủy chung

Thoang thoảng nghe hương Anh Đào trong gió xuân vờn quanh
Nhớ xưa quật cường cha anh làm nên trang sử
Rỡ danh muôn đời Đất Đỏ q mình hùng anh.....
(Trích Q Hương Khúc Hát Tự Hào (Đờn Ca Tài Tử) - Hồng Hiệp)
Có thể thấy được, ngồi tình u đơi lứa, Đờn ca Tài tử cịn mang trong mình những nỗi
niềm u nước, sự tự hào một đất nước anh hùng của người con xa xứ. Nỗi hoài niệm lại
những trang lịch sử oai hùng của một dân tộc. Dù đi xa, nhưng vẫn nhớ đến quê nhà, nhớ
đến lịch sử của cha ông. Từ đó, gửi gấm vào lời ca tiếng hát của Đờn ca Tài tử.
Bản sắc văn hóa Việt Nam được kiến tạo từ tình cảm giữ con người, với lịng u nước,
tinh thần đồn kết, lịng nhân hậu, sự thủy chung. Đây là một hệ quả của đất nước từ thuở
ban sơ đã phải chiến đấu, trong tiến trình lịch sử đó, vùng đất Đơng Nam bộ đã có một
nhân chứng lịch sử văn hóa. Đó là loại hình âm nhạc truyền thống đã chứng kiến những
thăng trầm của một đất nước – nghệ thuật Đờn ca Tài tử.
Nghệ thuật Đờn ca Tài tử đã trở thành hồn cốt của bản sắc văn hóa của Việt Nam dựa vào
sự giao thoa giữa sự trù phú về sản vật thiên nhiên, tấm lịng nhân hậu, tình nghĩa của con
người Nam bộ, chẵng những thế Đờn ca Tài tử cịn mang theo mình nền dân ca, nhạc lễ
bắt nguồn từ nhạc cung đình miền trung, tạo nên một khơng gian văn hóa riêng của nghệ
thuật Đờn ca Tài tử. Cố GS-TS Trần Văn Khê nhận định rằng: “Mọi tầng lớp xã hội miền
Nam, từ những công chức cao cấp đến những người lao động, thợ hớt tóc, anh chèo đị…
8


đều có thể trở thành những người sành điệu ĐCTT và khi vào chung một dàn nhạc thì
người nào đờn hay được tôn trọng nhất, cách xử sự những người cùng đờn rất dân
chủ…”. Đó là văn hóa ứng xử rất Nam bộ gửi vào tiếng đờn ngân nga chất chứa cả tâm
tư, tình cảm của người chơi…

KẾT LUẬN
Hơn trăm năm phát triển và định hình, nghệ thuật Đờn ca Tài tử đã cho người nghe cảm
nhận được sức sống của từng ca từ, nỗi hoài thương, nhớ nhung của người con đất Việt

đối với quê hương và con người. Đờn ca Tài tử còn thể hiện được bản sắc của người dân
Nam bộ, cũng như tâm hồn của người dân Nam bộ được gửi gấm vào những nét độc đáo
của một dòng nhạc chứng kiến những thăng trầm thời gian nhưng khơng làm mất đi
những giá trị văn hóa của người dân Nam bộ nói riêng, người dân của đất nước Việt Nam
nói chung. Khơng chỉ nhìn nghệ thuật Đờn ca trên di sản của một dị sản văn hóa đại diện
cho nhan loại mà cịn là hồn cốt của dân tộc ta qua dòng âm nhạc truyền thống.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đặng Hoành Loan (2014), Đờn ca Tài tử - nhạc giải trí của người dân phương Nam,
Truy xuất từ:
/>ai%20tu%20nhac%20giai%20tri%20cua%20nguoi%20dan%20phuong%20Nam.pdf
Lâm Viên [Cố GS.TS Trần Văn Khê], (13/01/2021), Gsts Trần Văn Khê | Vì Sao Đờn Ca
Tài Tử Được Công Nhận Là Di Sản Phi Vật Thể, được truy xuất từ:
/>Lâm Tường Vân.(30/05/2002). Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ. Nhà Xuất Bản Mũi Cà Mau.
Nguyễn Phúc An. (01/10/2019), Đờn Ca Tài Tử nam Bộ - Khảo & Luận (Tái Bản). NXB
Tổng Hợp

10



×