Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnhTrà Vinh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.33 KB, 92 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT
NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN PHƯƠNG

VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁI ĐẸP CỦA NGHỆ
THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ TẠI TỈNH TRÀ VINH HIỆN
NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN PHƯƠNG

VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁI ĐẸP CỦA NGHỆ
THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ TẠI TỈNH TRÀ VINH HIỆN
NAY

Ngành: Triết học
Mã số : 82 29
001

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THU NGHĨA


HÀ NỘI, năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của quý thầy, cô đang công tác, giảng
dạy tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Từ đó, giúp tôi có điều kiện tiếp cận và cập nhật, bổ sung thêm kiến thức về
triết học, phục vụ tốt hơn cho công tác chuyên môn của bản thân.
Đến nay, tôi đã hoàn thành chương trình học và hoàn chỉnh luận văn tốt
nghiệp, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Triết học và tập thể
giảng viên đang công tác tại Học viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Thu Nghĩa,
người đã dành thời gian và tâm huyết để truyền đạt cho tôi kinh nghiệm,
phương pháp nghiên cứu, tận tình hướng dẫn tôi với tinh thần trách nhiệm cao
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo khoa Lý luận Chính trị và
Ban giám hiệu trường Đại học Trà Vinh đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự chia sẻ và những ý
kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô và các bạn học viên để luận văn có
giá trị thực tiễn hơn.
Trân trọng cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn “Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp
của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay” này là công trình

nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý
thuyết và xuất phát từ thực tiễn tại địa phương, dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Nguyễn Thu Nghĩa.
Các số liệu và những kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực,
chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và
công nhận bởi Hội đồng đánh giá Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Triết học.
Một lần nữa tôi xin khẳng định sự trung thực của lời cam kết trên.
Người cam đoan

Nguyễn Văn Phương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CÁI ĐẸP TRONG NGHỆ
THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NGHỆ
THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ TẠI TỈNH TRÀ VINH....................................12
1.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu cái đẹp trong nghệ thuật đờn ca tài tử........12
1.1.1. Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về cái đẹp........................ 12
1.1.2. Về nghệ thuật và nghệ thuật đờn ca tài tử.....................................20
1.2. Quá trình hình thành nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh...........30
1.2.1. Điều kiện lịch sử, tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hóa cho sự ra
đời và phát triển đờn ca tài tử.................................................................30
1.2.2. Quá trình ra đời và phát triển đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh .. 333
1.3. Cái đẹp trong nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ nói chung và Đờn ca
tài tử Trà Vinh nói riêng.............................................................................. 41
1.3.1. Giá trị của cái đẹp trong nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ..........41
1.3.2. Nghệ thuật đờn ca tài tử Trà Vinh – một cái đẹp mang tính thời
đại


45

Chương 2: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁI ĐẸP CỦA NGHỆ THUẬT
ĐỜN CA TÀI TỬ TẠI TỈNH TRÀ VINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP.............................................................................................................. 50
2.1. Thực trạng của việc bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca
tài tử ở Trà Vinh hiện nay............................................................................50
2.1.1. Thành tựu của việc bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật
đờn ca tài tử ở Trà Vinh hiện nay............................................................50
2.1.2. Hạn chế của việc bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn
ca tài tử ở Trà Vinh hiện nay................................................................... 56
2.2. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật Đờn ca tài
tử ở Trà Vinh hiện nay.................................................................................62


2.2.1. Giải pháp bảo tồn cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử...............62
2.2.2. Giải pháp phát huy cái đẹp của nghệ thuật Đờn ca tài tử...........70
KẾT LUẬN.....................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Không chỉ sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng,
Việt Nam còn được biết đến là một quốc gia có nguồn tài nguyên văn hóa
phong phú. Trong số các tài nguyên văn hóa đó, không ít những giá trị văn
hóa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
(UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Tính đến thời
điểm cuối năm 2017, Việt Nam có 10 Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới
và 2 Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp được UNESCO

công nhận đó là: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Ca trù, hội Gióng tại đền Phù Đổng
và đền Sóc, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Đờn ca tài tử
Nam Bộ, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Nghi lễ và trò chơi kéo co, Thực
hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, Nghệ thuật bài chòi
Trung Bộ, Hát Xoan.
So với nghệ thuật Tuồng (Hát Bội), Chèo, Quan họ hay Ca Trù, nghệ
thuật Đờn ca tài tử có lịch sử hình thành muộn hơn rất nhiều, nhưng loại
hình nghệ thuật này thấm đẫm các giá trị văn hoá Việt với những đặc trưng
đa dạng riêng. Đờn ca tài tử ra đời gắn liền với lịch sử văn hóa của vùng đất
Nam Bộ, gắn liền với dấu chân của những người đi mở đất Phương Nam.
Dòng nhạc tài tử là tiếng lòng của người Nam Bộ và chính vì vậy nó có vai
trò rất lớn trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân vùng đất này. Nghiên
cứu dòng âm nhạc tài tử, chúng ta phải nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau
để tìm ra những giá trị độc đáo và từ đó có những cơ sở khoa học để đảm
bảo và phát huy một cách hiệu quả loại hình này trong điều kiện vừa được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại là việc
làm rất cần thiết. Vì vậy tôi chọn đề tài “Vấn đề bảo tồn và phát huy cái
đẹp
1


của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay”, với các lý do sau
đây:
Thứ nhất, xuất phát từ ý nghĩa khoa học bên cạnh những yếu tố tự
nhiên lịch sử, văn học thì yếu tố quyết định để đưa đến sự hình thành và phát
triển mạnh mẽ của dòng nhạc tài tử chính là việc sáng tạo, trình diễn và lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác một loại hình nghệ thuật đặc trưng,
biểu tượng văn hóa vùng và trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại. Mặt khác, trong những điều kiện đờn ca tài tử vừa được UNESCO

công nhận ngày 5 tháng 12 năm 2013 là di sản văn hóa phi vật thể đại diện
của nhân loại rất cần có những biện pháp bảo tồn và phát huy hiệu quả nhất.
Bảo tồn và phát huy hiệu quả thì nhân tố quyết định chính là giữ gìn và tìm
hiểu cái đẹp trong loại hình nghệ thuật này trong hoạt động sáng tạo trình
diễn và đào tạo. Bảo toàn để kế thừa những giá trị tinh hoa từ những yếu tố
mang tính chất mỹ học của đờn ca tài tử là việc làm cần thiết trong giai đoạn
hiện nay.
Thứ hai, cái đẹp bắt nguồn từ cái chân, cái thật, cái tốt, giúp cho con
người định hướng theo các quy luật hoàn thiện, hoàn mỹ. Từ sự cân xứng,
hài hòa, cái đẹp tác động đến tâm hồn con người và đời sống xã hội. Cái đẹp
gắn với cuộc sống và hoạt động sáng tạo của con người, biểu hiện ở nhiều
khía cạnh, lĩnh vực tự nhiên và xã hội khác nhau. Nghiên cứu cái đẹp trong
nghệ thuật đờn ca tài tử chúng ta mới cảm nhận hết được giá trị nghệ thuật
độc đáo của đờn ca tài tử về một tính cách phóng khoáng và nếp sống sông
nước miệt vườn của con người Nam Bộ, trong những đêm trăng thanh gió
mát sau một ngày lao động miệt mài, vất vả hay trong những dịp hội hè, đình
đám, người ta thường hát tài tử với nhau. Dần dần đờn ca tài tử trở thành
món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân nơi
đây theo một cách rất riêng Nam Bộ.
2


Thứ ba, xuất phát từ thực tiễn tỉnh Trà Vinh là một trong 21 tỉnh của
Nam Bộ có phong trào đờn ca tài tử mạnh, có những nghệ nhân nổi tiếng
trong nhạc giới như: nhạc sư Hồng Tấn Phát, nghệ sĩ nhân dân Viễn Châu,
nhạc sĩ Năm Cơ,... đã có công đóng góp rất lớn cho sự hình thành và phát
triển của đờn ca tài tử Nam Bộ. Có rất nhiều đề tài, bài báo nghiên cứu các
lĩnh khác nhau về đờn ca tài tử, nhưng đi sâu phân tích về mặt khoa học và
thực tiễn để khám phá và phân tích cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại
tỉnh Trà Vinh trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay vẫn còn

rất hạn chế.
Thứ tư, ở Việt Nam hiện nay, do điều kiện sống, tiện nghi sinh hoạt,
lối sống có sự thay đổi lớn đã kéo theo sự thay đổi không chỉ ở bề ngoài mà
cả trong nhận thức lẫn sự tiếp nhận văn hóa không chỉ ở thành thị mà còn ở
nông thôn. Sự khủng hoảng ở một số mặt trên phương diện đời sống tinh
thần liên quan đến từng gia đình. Đặc biệt các thế hệ trẻ hiện nay thích tiếp
nhận văn hóa bên ngoài mà quên đi những giá trị truyền thống của dân tộc,
trong đó có cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ. Làm thế nào để
vừa thực hiện được công nghiệp hoá, hiện đại hóa, phát triển kinh tế vừa giữ
gìn được bản sắc văn hoá dân tộc? Phải làm gì để trong những năm tới, dân
tộc Việt Nam, con người Việt Nam được sống trong một xã hội hiện đại với
nền văn hoá đặc sắc của chính mình? Cho nên việc nghiên cứu những cái
hay, cái đẹp của nghệ thuật đời ca tài tử, đề xuất những giải pháp nhằm phát
huy cái đẹp trong nghệ thuật đờn ca tài tử nói chung, đờn ca tài tử tỉnh Trà
Vinh nói riêng là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, đờn ca tài tử đã tạo nên sức
lan tỏa lớn trong cộng đồng, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ở
nhiều lĩnh vực triết học, mỹ học, âm nhạc, văn hóa và kể cả những người
3


tâm huyết với loại hình nghệ thuật này. Bằng nhiều hướng tiếp cận khác
nhau, việc ghi chép, sưu tầm: trải qua quá trình hình thành và phát triển gần
một thế kỷ, đờn ca tài tử có những công trình ghi chép, sưu tầm, nghiên cứu
dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong Hồi ký của mình, tác giả Trần Văn Khê
viết: “từ thời ông Trần Quang Diệm (Ông nội Trần Văn Khê) đã có ý thức
soạn một tuyển tập ghi các bản nhạc Huế với phương pháp ghi âm mà ông
Trần Quang Diệm đã sáng chế ghi theo hò xự xang xê cống viết bằng chữ
Hán trong các ô vuông”[22, tr.36]. Tuy nhiên, bản ghi này cho đến nay

không còn tồn tại, nếu còn đây sẽ là dấu mốc rất quan trọng cho lịch sử hình
thành đờn ca tài tử.
Xuất hiện trên báo chí, sách vở đầu thế kỷ thứ XX, những tập bài ca,
bản đờn tướng tài tử năm 1991; Lục tài tử (xuất bản 12/6/1915), Thập tài tử
(xuất bản 15/6/1915), Bát tài tử (xuất bản 29/8/1915) do nhà in de L’Union
xuất bản [40, tr.71 - 82]. Đây là những tập bài ca, bản đờn rất có ý nghĩa
trong việc truyền bá nhạc tài tử, chuẩn bị cho sự ra đời của sân khấu Cải
lương và nghệ thuật đờn ca tài tử.
Bên cạnh việc ghi chép sưu tầm còn có các

công trình nghiên cứu như

sau:
Trong cuốn Cái đẹp một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Nguyễn Thu
Nghĩa (chủ biên) nhà xuất bản Lý luận Chính trị Hà Nội 2016, là một công
trình nghiên cứu sâu đánh giá về những thành công của Mác và Ăngghen
trong các tư tưởng về nguồn gốc lao động, bản chất xã hội cũng như các
chuẩn mực của cái đẹp, để từ đó chúng ta thấy cái đẹp gắn với cái có ích, cái
đạo đức, gắn với tự nhiên, gắn với bản chất của mỗi xã hội sản sinh ra nó.
Đồng thời vận dụng trong xã hội Việt Nam với mục tiêu xây dựng và phát
triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong cơ chế thị trường

4


định hướng xã hội chủ nghĩa mà nội dung cơ bản của nó là dân tộc – hiện đại
– nhân văn.
Ngoài ra còn có cuốn Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt
Nam Trần Văn Giàu (Chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980, là một
trong những công trình nghiên cứu tâm huyết của Trần Văn Giàu, được tác giả

thực hiện vào thời điểm mà chưa có một nghiên cứu mang tính hệ thống về chủ
đề giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Với những suy tư và những tình
cảm sâu sắc nhất, tác giả đã đưa ra những kiến giải về các giá trị truyền thống
đặc thù của dân tộc Việt Nam.
Một phạm vi khác có công trình nghiên cứu của Phan Huy Lê và Vũ
Minh Giang (Chủ biên), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện
nay, (Đề tài KX07-02, tập 1 năm 1994 và tập 2 năm 1996). Các tác giả đã
nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, biến đổi của các giá trị truyền
thống Việt Nam, phân tích nội dung cấu thành của truyền thống Việt Nam,
sau đó đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của di sản truyền thống. Từ đó,
đưa ra những khuyến nghị về phương hướng và giải pháp giáo dục, phát huy
các giá trị truyền thống để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa truyền thống
và hiện đại.
Hoặc Giáo sư Ngô Đức Thịnh trong cuốn Bảo tồn, làm giàu và phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập,
Nxb Chính trị quốc gia, 2010 đã phân tích những giá trị tiêu biểu mang tính
đặc sắc riêng có của văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội
nhập.
Phạm Thanh Hà, Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn
cầu hóa hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 đi từ việc phân tích
cơ sở hình thành, những đặc điểm và nhấn mạnh vai trò qua việc phân tích cơ
sở hình thành, những đặc điểm và nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc giữ
5


gìn bản sắc dân tộc, đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và những tác động hai
mặt của toàn cầu hóa, tác giả đã đề ra những định hướng và giải pháp chủ yếu
nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam, phát triển lành mạnh con
người, xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước.
Tác giả Hoàng Thị Hương trong bài Giữ gìn và phát huy bản sắc văn

hóa dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế (T/c
Cộng sản online tapchicongsan.org.vn, ngày 22/9/2010) đã chỉ ra tầm quan
trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Theo tác giả, giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn cốt cách dân tộc trong quá trình phát
triển của dân tộc. Nói tới cốt cách của một dân tộc thì không chỉ nói tới
những nét đặc sắc, đậm đà được biểu hiện qua tính cách mà còn thông qua
toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc.
Ở một phạm vi hẹp hơn của luận văn mà tác giả nghiên cứu có các
công trình như sau:
Luận án của Vũ Nhật Thăng đã hệ thống lại thanh âm nhạc tài tử qua
đề tài Thang âm của nhạc Tài tử Cải lương (1994), ông đã vận dụng nguyên
lý âm học để đo thang âm nhạc của tài tử và định danh thanh âm nhạc tài tử
là: Bắc – xuân – ai - oán dạng 1 và oán dạng 2. Đây là công trình có giá trị
cao về mặt âm nhạc.
Kiều Tấn với công trình nghiên cứu Hệ thống bài bản nhạc Tài tử
Nam Bộ (1997), đã hệ thống bài bản và nêu ra nhiều kiểu hệ thống khác
nhau của người đi trước.
Gần đây có hai công trình nghiên cứu đờn ca tài tử Nam Bộ theo
hướng tiếp cận liên ngành. Công trình thứ nhất là luận án tiến sĩ của Mai Mỹ
Duyên Đờn ca tài tử trong đời sống cư dân Tây Nam Bộ (2007), nghiên cứu
diễn giải lịch sử, trình bày các dạng thức sinh hoạt và trình diễn, đồng thời đi

6


sâu phân tích giá trị, chức năng và những ảnh hưởng sâu sắc của loại hình
nghệ thuật này đối với đời sống tinh thần cư dân Tây Nam Bộ.
Công trình thứ hai có tựa đề Góp phần nghiên cứu đờn ca tài tử
(2001) của Nguyễn Thị Mỹ Liêm. Đây là công trình đề cập đến nhiều khía
cạnh của đờn ca tài tử. Tác giả đã lý giải đờn ca tài tử Nam Bộ là nghề chơi

hay chuyên nghiệp, khái quát đờn ca tài tử Nam Bộ con đường xây dựng và
phát triển. Sự kế thừa và sáng tạo đó thể hiện qua hơi, điệu, đặc điểm cấu
trúc, phương pháp sáng tạo. Quyển sách này được tác giả Trần Văn Khê
đánh giá cao ở góc độ âm nhạc và lịch sử âm nhạc truyền thống Việt Nam.
Một công trình nghiên cứu khác vừa được xuất bản của tác giả Võ
Trường Kỳ với tựa đề Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013), đề cập một số vấn đề
như: đất và người Nam Bộ, nguồn gốc phát sinh dòng nhạc tài tử Nam Bộ,
phong trào đờn ca, quá trình hình thành hệ thống bài bản, giá trị nghệ thuật
và những biện pháp bảo tồn và phát triển đờn ca tài tử Nam Bộ. Nhìn chung,
đây là một công trình đã được tác giả bỏ nhiều công sức để tập hợp những
nghiên cứu của những người nghiên cứu trước đó để hệ thống lại một cách
khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vấn đề lý thuyết nghiên cứu chưa được tác giả
chú trọng.
Công trình Hát bội, Đờn ca Tài tử và Cải lương cuối thế kỷ thứ 19
đầu thế kỷ thứ 20 (2013), của Nguyễn Lê Tuyên và Nguyễn Đức Hiệp. Đây
là công trình nghiên cứu của hai tác giả người gốc Việt đang làm việc tại
Australia và Hoa Kỳ. Công trình này cung cấp nhiều tư liệu về các loại hình
nghệ thuật nói trên hiện đang được lưu trữ trong thư viện nước Pháp.
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều các hội thảo về đờn ca tài tử được tổ
chức, nhiều báo cáo tham luận được in trong kỷ yếu hội thảo về đờn ca tài
tử. Có thể kể đến một số hội thảo lớn như: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa phi vật thể Nghệ thuật đờn ca tài tử (2010) do Sở Văn hóa Thông
7


tin và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh tổ chức; Nghệ thuật đờn ca tài tử và
những lối đơn ngẫu hứng (2011), hội thảo quốc tế do Bộ Văn hóa Thông tin
và du lịch tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tài liệu tổng hợp điều tra đờn ca tài tử tỉnh Trà Vinh (2012), trong quá
trình thành lập hồ sơ trình UNESCO do Sở Văn hóa Thông tin và du lịch

tỉnh Trà Vinh thực hiện.
Luận văn của các nhà nghiên cứu về đờn ca tài tử với việc nâng cao
đời sống văn hóa cộng đồng (2013), kỷ yếu hội thảo do Bộ Văn hóa Thông
tin và du lịch tổ chức tại tỉnh Bến Tre.
Nhìn chung các công trình trên đều đi sâu nghiên cứu đờn ca tài tử
dưới góc độ âm nhạc học, nghệ thuật học hoặc dưới góc độ sử học, văn học
để nghiên cứu chung về đờn ca tài tử, trong đó có đề cập đến nghệ nhân.
Song, vẫn chưa có công trình nào đặt nghệ nhân đờn ca tài tử làm đối tượng
nghiên cứu chính yếu để từ đó xác định vai trò của họ trong việc sáng tạo,
trình diễn và truyền dạy; được xem là phương thức tồn tại và phát triển của
loại hình âm nhạc này.
Do vậy, luận văn trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của
những người đi trước về nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, cố gắng tìm hiểu
những cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật đờn ca tài tử nói chung, đờn ca tài tử
tỉnh Trà Vinh nói riêng. Đặt cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử làm đối
tượng nghiên cứu chính, nhằm làm sáng tỏ vai trò chủ thể và cũng để tìm ra
những giải pháp hiệu quả vừa nâng cao giá trị vừa có thể bảo tồn, phát huy
loại hình nghệ thuật này trong điều kiện vừa được UNESCO công nhận là di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

8


- Mục đích của luận văn là góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề có tính
lý luận và thực tiễn về nghệ thuật đờn ca tài tử, đặc biệt là cái đẹp của nghệ
thuật đờn ca tài tử tại Trà Vinh trong thời kỳ hiện nay; trên cơ sở phân tích
được thực trạng bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử,
đồng thời chỉ ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng để
từ đó nêu ra những giải pháp bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn

ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay.
Để thực hiện mục đích này luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa các nguồn tài liệu về đờn ca tài tử và trên cơ sở thực tế
khảo sát đờn ca tài tử ở Trà Vinh trình bày một số giá trị về cái đẹp của nghệ
thuật đờn ca tài tử Nam Bộ nói chung và Trà Vinh nói riêng.
- Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Trà Vinh cũng như quá
trình hình thành phát triển phong trào đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh.
- Phân tích thực trạng bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn
ca tài tử; chỉ ra những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến cái đẹp
của nghệ thuật đờn ca tài tử tại Trà Vinh.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần bảo tồn và phát huy cái
đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tỉnh Trà Vinh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Chủ yếu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, đồng thời
liên hệ nghiên cứu đến các vùng đất khác thuộc Nam Bộ.
Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn ra đời đờn ca tài tử ở Nam Bộ từ cuối
thế kỷ thứ XX cho đến nay.
9


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Luận văn dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử, những nguyên lý mỹ học Mác-Lênin, các quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh về mỹ học,
văn hóa và văn học nghệ thuật.
Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp so sánh, đối chiếu (lịch đại và đồng đại) để tìm hiểu sự

tương đồng và khác biệt của đờn ca tài tử ở Trà Vinh với các khu vực khác,
đồng thời so sánh trong tỉnh qua những thời điểm khác nhau. Luận văn còn
so sánh đờn ca tài tử với quan họ, ca trù - những loại hình đã được UNESCO
công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Từ đó, chỉ ra
bản chất cái đẹp trong loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ theo một
cách riêng nhất.
Phương pháp thống kê, phân tích: tập hợp các dữ liệu, tài liệu, số liệu
điều tra của địa phương để tổng hợp, phân tích tìm ra những điểm quan trọng
liên quan đến việc bảo tồn và phát huy cái đẹp của đờn ca tài tử ở Trà Vinh
trong thời kỳ hội nhập.
Ngoài việc kế thừa các tài liệu liên quan của các nhà nghiên cứu thì tư
liệu điền dã bằng cách ghi âm ghi hình các buổi sinh hoạt, liên hoan đờn ca
tài tử từ cấp quốc gia đến cơ sở.
Phương pháp khảo sát điền dã, phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi tố các
đối tượng là nghệ nhân, khán giả, các nhà nghiên cứu,…. đây là nguồn tài
liệu cơ bản để hoàn thành luận văn này.
Các phương pháp nghiên cứu trên được vận dụng phù hợp để làm
sáng tỏ chủ đề từng chương, mục, tiểu mục.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
10


Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm phong phú thêm những cứ
liệu khoa học cho những ai quan tâm đến loại hình nghệ thuật đặc trưng
vùng Nam Bộ ở góc độ văn hóa học, triết học, mỹ học.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn góp thêm tư liệu khoa học qua thực tế
nghiên cứu để từ đó có hướng bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật
đờn ca tài tử một cách khoa học không chỉ riêng cho đờn ca tài tử ở Trà
Vinh mà cả vùng Nam Bộ.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu luận văn chia thành 2 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu cái đẹp trong nghệ thuật đời ca tài
tử và quá trình hình thành nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh
Chương 2: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại
tỉnh Trà Vinh – Thực trạng và giải pháp.

11


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CÁI ĐẸP TRONG NGHỆ THUẬT
ĐỜN CA TÀI TỬ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT
ĐỜN CA TÀI TỬ TẠI TỈNH TRÀ VINH
1.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu cái đẹp trong nghệ thuật đờn ca tài
tử
1.1.1. Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về cái đẹp
Mỹ học là khoa học giúp con người biết cảm thụ, đánh giá và sáng tạo
cái đẹp. Các nhà tư tưởng ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau có quan niệm
khác nhau về cái đẹp. Có quan niệm nhấn mạnh cái đẹp ở sự hài hòa, tỷ lệ,
trật tự. Có quan niệm đồng nhất cái đẹp với cái thiện, cái có ích, với đức
hạnh. Có quan niệm cho cái đẹp có nguồn gốc từ tự nhiên, là các thuộc tính
sẵn có của các sự vật, hiện tượng. Có quan niệm đi tìm cái đẹp từ thế giới
siêu tự nhiên, ý niệm, tinh thần ở bên ngoài con người; song cũng có quan
niệm phủ nhận cái đẹp, coi đó là sản phẩm của tầng lớp thống trị, là cái
không cần thiết. Song, nhìn chung các quan niệm về cái đẹp trong lịch sử mỹ
học đều hướng đến những giá trị chung nhất để con người phấn đấu đạt đến
và đều để lại những tư tưởng quý báu cho những thế hệ mai sau làm giàu
thêm đời sống thẩm mỹ của mình.
Coi mỹ học là một bộ phận hợp thành chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các tư tưởng mỹ học của C.Mác, Ph.Ăngghen

và Lênin gắn bó hữu cơ với ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác: chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, kinh tế chính trị và chủ
nghĩa xã hội khoa học. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác cho rằng, cái
đẹp không phải là cái vốn có của tư tưởng, của động vật, hay của tồn tại. Cái
đẹp là một quan hệ biện chứng giữa chủ thể thẩm mỹ và đối tượng thẩm mỹ.

12


Trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, C.Mác đi sâu
tìm hiểu sự phát triển của lịch sử xã hội và rút ra kết luận chủ yếu về sự phát
triển của lịch sử, về chủ nghĩa cộng sản, đồng thời Mác đã chỉ ra nguồn gốc
và bản chất của cái đẹp chính là nằm trong một chỉnh thể của sự phát triển
sản xuất. Vì vậy, Mác khẳng định, lao động chính là nguồn gốc của cái đẹp.
Mác nói rằng “toàn bộ cái gọi là lịch sử của toàn bộ thế giới chẳng qua chỉ là
sự sáng tạo con người kinh qua lao động của con người”[62,tr.182].
Chủ thể thẩm mỹ theo quan niệm của Mác là con người chứ không
phải là chủ thể thần thánh hay chủ thể động vật. Mác viết rằng: “con vật chỉ
tái tạo sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái tạo sản xuất ra toàn bộ
giới tự nhiên; sản phẩm của súc vật trực tiếp gắn với cơ thể thể xác của nó,
còn con người thì đối diện một cách tự do với sản phẩm của mình. Con vật
chỉ xây dựng theo kích thước và nhu cầu của loài của nó, còn con người thì
có thể sản xuất theo kích thước của bất cứ loại nào và ở đâu cũng biết vận
dụng bản chất hữu cơ của mình vào đối tượng; do đó con người cũng xây
dựng theo các quy luật của cái đẹp”[62, tr.137].
Trong mỹ học của Mác, chủ thể người là một chủ thể văn hóa. Đó là
những con người trưởng thành về mọi mặt: bàn tay khéo léo, thế đứng thẳng,
óc lớn,... được thông qua quá trình lao động từ thế hệ đó đến thế hệ kia mà
thành. Ăngghen nói rằng, lao động đã làm cho các cơ quan sinh học người
vượt hẳn hơn các cơ quan sinh học của các loài động vật ngoài người: “bàn

tay không những là khí quan của lao động, mà còn là sản phẩm của lao động
nữa. Chỉ nhờ có lao động, nhờ thích ứng được với những động tác ngày càng
mới, nhờ sự di truyền của sự phát triển đặc biệt đã đạt được bằng cách đó
của các cơ, của các gân, và sau những khoảng thời gian dài hơn, cả của
xương nữa, và cuối cùng, nhờ luôn luôn áp dụng lại sự tinh luyện thừa
hưởng được đó vào những động tác mới, ngày càng phức tạp hơn, - mà bàn
13


tay con người mới đạt được trình độ hoàn thiện rất cao khiến nó có thể, như
một sức mạnh thần kỳ, sáng tạo ra các bức tranh của Raphaen, các pho
tượng của Tôvaxen và các điệu nhạc của Paganini”[61, tr.643].
Theo quan điểm của Mác và Ăngghen, hoạt động thẩm mỹ mang bản
chất của chủ thể thẩm mỹ trước hết được thể hiện ở hoạt động có mục đích
của con người. Trong quá trình tiếp xúc với tự nhiên, con người hoàn toàn
khác với động vật ở tính mục đích, tính đối tượng và phương tiện hoạt động.
Hình thức lao động này khác về cơ bản với những hoạt động thường thấy ở
một số loài động vật như: ong, kiến, hải ly,... Do hoạt động có mục đích tự
giác, biết chọn đối tượng và bằng những phương tiện có hiệu quả mà hoạt
động của con người cao hơn hoạt động của loài vật. Đó là hoạt động sáng
tạo. Với hoạt động sáng tạo này, con người đã tạo ra điều kiện chủ yếu cho
sự tồn tại của xã hội loài người và cũng là điều kiện để con người thoát khỏi
loài vật. Ăngghen khẳng định: “loài vật chỉ lợi dụng giới tự nhiên bên ngoài
và gây ra những biến đổi trong giới tự nhiên, chỉ đơn thuần do sự có mặt của
nó thôi; còn con người thì do đã tạo ra những biến đổi đó, mà bắt giới tự
nhiên phải phục vụ những mục đích của mình, mà thống trị giới tự nhiên. Và
chính đó là sự khác nhau chủ yếu cuối cùng giữa con người và các loài vật
khác, và một lần nữa, cũng chính là nhờ lao động mà con người mới có được
sự khác nhau đó”[61, tr.645].
Các nhà duy vật có công lao gắn cái đẹp với cơ cấu vật chất, với đời

sống. Song, cái đẹp không chỉ là một thuộc tính của vật chất mà nó còn là
giá trị xã hội quan hệ với con người. Giới tự nhiên tuy có trước loài người,
ngay cả khi có con người rồi thì không phải bất kì thuộc tính vật lý, thuộc
tính sinh học, thuộc tính hóa học nào của giới tự nhiên cũng mang yếu tố
thẩm mỹ. Chỉ có sự đánh giá, phát hiện của con người thì cái đẹp của tự

14


nhiên mới được bộc lộ. Ở Việt Nam, việc phát hiện ra hang Sơn Đòng là một
minh chứng rất rõ ràng cho điều ấy.
Sự vật là một khách thể, cái đẹp là một giá trị xã hội. Học thuyết giá
trị của Mác lần đầu tiên trong lịch sử mỹ học đã khắc phục được cả chủ
nghĩa duy tâm lẫn chủ nghĩa duy vật tầm thường.
Theo Mác, cái đẹp được đo bằng các thước đo thẩm mỹ của xã hội.
Chủ nghĩa duy tâm dù là chủ quan hay khách quan điều cho cái đẹp là cái tự
do. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan đo cái đẹp bằng thước đo tình cảm của mỗi
cá nhân: thích hay không thích. Do đó, thích hay không thích chủ quan
không phải là thích hay không thích theo tiêu chuẩn của xã hội. Ví dụ anh tự
hát, anh tự khen tức là không có tiêu chuẩn khách quan.
Những nhà mỹ học duy vật đã cho rằng, cái đẹp là một thuộc tính của
vật chất, nhưng rất nhiều thuộc tính của vật chất không được thừa nhận là cái
đẹp. Một bông hoa nếu dùng làm thuốc để uống thì bông hoa đó không phải
là bông hoa thẩm mỹ. Một bông hoa nếu đem vào phòng thí nghiệm để
nghiên cứu tính hóa học của màu sắc, đó cũng không phải là bông hoa thẩm
mỹ. Có các thuộc tính vật chất trong dân tộc này, thời đại này thì được thừa
nhận là có yếu tố thẩm mỹ, song ở thời đại khác, giai cấp khác, dân tộc khác
lại không được thừa nhận là có yếu tố thẩm mỹ ấy. Cách ăn mặc, cách sống,
cách trang trí nội thất ở mọi thời đại khác nhau là do có các thước đo thẩm
mỹ khác nhau.

Trong xã hội có giai cấp không có một dòng nghệ thuật duy nhất cho
mọi giai cấp. Vì thế, các quan hệ thẩm mỹ điều có ý nghĩa giá trị xã hội. Học
thuyết về giá trị của Mác là cơ sở quan trọng để nhìn nhận, xem xét cái đẹp
một cách đúng đắn nhất.

15


Khác với các nhà mỹ học trước kia, C.Mác và Ph.Ăngghen không chỉ
coi cái đẹp là một hình thái của ý thức xã hội, mà nó còn có tính độc lập
tương đối so với tồn tại xã hội sản sinh ra nó.
Khi nghiên cứu kinh tế chính trị học, Mác đã phát hiện ra hoạt động
thẩm mỹ và nghệ thuật vừa phản ánh đời sống hiện thực, liên hệ bản chất với
các hoạt động tinh thần khác như đạo đức, chính trị, pháp luật. Trong tác
phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã trình bày tính chất hình
thái ý thức xã hội của nghệ thuật chính là sự tồn tại ý thức. Sự phát triển của
nghệ thuật có quan hệ hữu cơ với cơ sở kinh tế. Nghệ thuật vừa phản ánh,
vừa phục vụ sản xuất. Nghệ thuật thuộc thượng tầng kiến trúc của xã hội.
Nghệ thuật và các hình thái ý thức xã hội khác mang tính độc lập
tương đối so với sự phát triển cơ sở hạ tầng. Nghệ thuật có tính giai cấp, có
nghĩa là lực lượng tinh thần được thể hiện trong nghệ thuật gắn liền với các
giai cấp nhất định. Tuy nhiên, sáng tạo nghệ thuật mang tính chất cá nhân
của người sáng tác. Mỗi khi có biến động xã, các cá nhân này có thể trung
thành với giai cấp của nó, có thể lại chạy sang hàng ngũ của giai cấp khác.
Nghệ thuật phản ánh đời sống bằng hình tượng, bằng khoái cảm và
tương đối tự do so với các hình thái ý thức xã hội khác. Vì vậy, nghệ thuật
có thể phản ánh trước, có thể thúc đẩy, có thể kìm hãm cơ sở hạ tầng sản
sinh ra nó.
C.Mác nói rằng, phân tích đánh giá, phản ánh cuộc sống của nghệ
thuật là: “cái tổng thể, như nó đã thể hiện trong trí óc với tư cách là một tổng

thể được tư duy, là một sản phẩm của bộ óc đang tư duy, bộ ốc này quán
triệt được thế giới theo phương thức vốn có riêng của nó”[60, tr.878]. Như
vậy, Mác coi cái thẩm mỹ mà tập trung của nó là nghệ thuật có phương thức
quán triệt thế giới, như chính bản thân cách sinh động của cuộc sống, đó là
phản ánh thế giới theo cái tổng thể. Các đề xuất của Mác về nghệ thuật, về
16


sự vận động của nghệ thuật gắn liền với các phương thức sản xuất, cũng như
quan niệm của Ăngghen về chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật là những tư
tưởng cách mạng đúng đắn trong lĩnh vực thẩm mỹ.
Mác và Ăngghen đã bàn đến các mặt cơ bản của khách thể thẩm mỹ
như cái đẹp, cái cao cả, cái bi và cái hài. Khi nghiên cứu các vấn đề của nghệ
thuật, trong các lá thư gửi cho nhau và cho bạn bè, Mác và Ăngghen đã bàn
tới bản chất của bi kịch và nêu lên những nguyên lý quan trọng của việc xuất
hiện cái hài trong mỗi giai đoạn của sự phát triển lịch sử nhân loại.
Cách xem xét cái thẩm mỹ trong các tư tưởng triết học của Mác và
Ăngghen và Lênin, mở rộng các xem xét ấy trong điều kiện mới của thế kỷ
XXI, nó đã tạo ra cơ sở lý luận vững chắc cho các nhà mỹ học mácxít sau
này tiếp tục nghiên cứu cái thẩm mỹ sâu sắc và toàn diện hơn. Các tư tưởng
của Lênin về phản ánh luận, về tính đảng của văn học nghệ thuật, về tính
nhân dân của văn nghệ, về hai dòng văn hóa trong một nền văn hóa truyền
thống là tài sản vô giá để chúng ta xây dựng một nền văn hóa thẩm mỹ mới.
Như vậy, mỹ học Mác - Lênin có một phạm vi bao quát rộng hơn rất
nhiều so với các khuynh hướng mỹ học trước Mác và ngoài mácxít. Mỹ học
Mác - Lênin nghiên cứu toàn diện các quan hệ thẩm mỹ từ đối tượng đến
chủ thể và nghệ thuật, chứ không nghiên cứu một mặt của các quan hệ thẩm
mỹ như các khuynh hướng mỹ học duy tâm, duy tâm khách quan và nghiên
vật trực quan.
Mác là người đầu tiên phát hiện ra bản chất cái đẹp gắn liền với lao

động. Mác nói rằng, “cái gọi là lịch sử toàn thế giới chẳng qua chỉ là sự sáng
tạo con người kinh qua lao động của con người”[61, tr.182]. Lao động đã
biến cái sinh học, cái vật lý, cái hóa học của tự nhiên, của con người thành
cái thẩm mỹ. Ăngghen đã chứng minh rằng, lao động đã sáng tạo ra bản thân
con người và mọi hoạt động xã hội của con người, của loài người, quan hệ
17


thực tiễn đầu tiên và cơ bản của con người là lao động. Điều này chính
Hêghen trong hiện tượng học tinh thần và mỹ học đã thừa nhận ý nghĩa tích
cực của lao động trong đời sống con người. Chưa có con người và lao động
thì chưa có những hiện tượng thẩm mỹ trong cuộc sống, chưa có cái đẹp.
Lao động là hoạt động tích cực của con người tác động vào thiên
nhiên, cải biến, biến đổi thiên nhiên thành thiên nhiên của con người và từ
đó tạo ra cái đẹp đầu tiên: cái đẹp nằm trong sản phẩm lao động của con
người. Ban đầu, lao động mới tạo ra sản phẩm thực dụng. Hòn đá và cái gậy
thô sơ mới chỉ đáp ứng được nhu cầu sinh sống trước mắt. Cùng cả bài đang
đi săn bắt, mỗi người có hòn đá hai cái gậy, điều này khảo cổ học và khoá
nhân chủng học đã chứng minh. Cái gậy và hòn đá hoàn thiện hơn sẽ đem lại
hiệu quả tốt cho con người trong việc kiếm thức ăn. Con người cảm thấy yêu
quý hòn đá, cái gậy do mình làm ra và mong muốn lao động tốt hơn. Họ
theo hình ảnh mà họ đã dự kiến. Kết quả lao động được như ý muốn đã đem
lại cho họ một niềm vui thích. Từ đó, họ coi công cụ lao động là niềm tự
hào, vì trong thành phần lao động ấy có sự sáng tạo và tài năng của bản thân
mình. Cái gậy và hòn đá được hoàn thiện từ tính thực dụng và mang tính
thẩm mỹ, nó trở thành cái đẹp. Cái đẹp đã ra đời trong quá trình hoàn thiện
công cụ lao động.
Vì sao các sản phẩm lao động được gọi là đẹp? sản phẩm lao động trở
thành cái đẹp khi nó bao gồm tổng thể các yếu tố có khả năng tác động vào
chủ thể thẩm mỹ xã hội, gây được ở chủ thể ấy các khoái cảm. Sự thích thú

thẩm mỹ, các cảm giác thẩm mỹ của con người cũng ra đời từ trong thực tiễn
lao động. Người lao động chiêm ngưỡng tác phẩm của mình cảm thấy thích
thú trước hình dáng hoàn thiện của nó. Hình dáng hoàn thiện ấy đã tồn tại
như một hình tượng báo hiệu cho chủ thể biết đây là sản phẩm đã được hoàn
thiện bởi bàn tay của con người.
18


Con người là một thực thể xã hội, lao động của con người, quan hệ
của con người với hoàn cảnh xung quanh, suy nghĩ và tình cảm của con
người đều có tính xã hội. Cái đẹp đem lại niềm hứng thú không phải chỉ cho
một cá nhân riêng lẻ nào đó, mà phải mang lại hứng thú phổ biến có tính xã
hội. Cái đẹp vì thế tồn tại độc lập với chủ thể cá nhân.
Cái đẹp gắn với hoạt động thực tiễn của chủ thể xã hội. Nó đáp ứng
nhu cầu thẩm mỹ của chủ thể ấy, thỏa mãn được tình cảm thẩm mỹ của chủ
thể ấy do các thước đo lý tưởng xã hội định hướng. Các lý tưởng xã hội
thường là các hệ chuẩn để kiểm tra, định hướng sự thích thú cá nhân. Sự
thích thú thẩm mỹ cá nhân gắn với các chuẩn mực xã hội. Ý thức thẩm mỹ
của xã hội không treo lơ lửng ngoài xã hội mà nó được hiện thực hóa trong
cá nhân, cho nên cái đẹp trước hết là sản phẩm lao động, lao động đem lại
một hướng thú phổ biến cho chủ thể thẩm mỹ từ tính hoàn thiện, tính hình
tượng và tính xã hội của nó.
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, cái đẹp ra đời từ lao
động, gắn bó chặt chẽ với cái thật, cái tốt và cái có ích. Cái đẹp tồn tại khách
quan, nó là những hiện tượng có thật, phù hợp với nguyện vọng và tình cảm
của chủ thể thẩm mỹ xã hội về nguyện vọng, tình cảm của chủ thể thẩm mỹ
xã hội tồn tại khách quan, độc lập với các tư tưởng, tình cảm chủ quan của
một người riêng lẻ. Bởi thế các đẹp ra đời từ thực tiễn xã hội, phù hợp với sự
phát triển đi lên của lịch sử, phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh của xã
hội.

Cái đẹp xuất hiện trong quan hệ thẩm mỹ, nó có những yếu tố chung
với quan hệ thẩm mỹ. Cái đẹp gắn liền với cái thật, cái tốt và cái có ích.
Nếu xa rời cái thật, đối lập với cái thật, cái đẹp sẽ thiếu vắng nội dung.
Không có cái đẹp chân chính nào lại không có ích. Cái thật, cái tốt, cái có
ích luôn gắn bó hài hòa với cái đẹp và tạo nên những nội dung của cái đẹp.
19


×