Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

TIỂU LUẬN: Hoàn thiện các hình thức trả lương ở Xí nghiệp Công nghiệp vật tư thiết bị cơ điện doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.54 KB, 27 trang )














TIỂU LUẬN:
Hoàn thiện các hình thức trả lương
ở Xí nghiệp Công nghiệp vật tư
thiết bị cơ điện






Mở đầu

Tiền lương là một phạm trù kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế
xã hội. Nó tác động lớn đến việc phát triển kinh tế, ổn định và cải thiện đời sống của
người lao động. Vì vậy dưới mọi hình thái kinh tế xã hội, mọi Nhà nước và mọi tầng lớp
đều quan tâm đến vấn đề tiền lương. Các chính sách tiền lương phải luôn đổi mới cho
phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị xã hội của mỗi nước trong từng thời kỳ, đây
là một nhiệm vụ quan trọng.


Đất nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đến nay chúng ta đã thu được một số thành tựu đáng kể về kinh tế, đời sống của nhân
dân ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Các thành phần kinh tế ngày
càng đổi mới và phát triển theo cơ chế mới.
Trong cơ chế mới, các doanh nghiệp được hoàn toàn tự chủ trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, lấy thu bù chi và có lãi mới có thể tồn tại và phát triển được. Trước
yêu cầu đó các doanh nghiệp ra sức phấn đấu đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới máy móc
thiết bị, để làm giảm giá thành sản phẩm, để có thể cạnh tranh được trên thị trường.
Một trong những vấn đề mà hiện nay các doanh nghiệp thường quan tâm là việc sử
dụng hiệu quả các phương pháp kinh tế trong quản lý doanh nghiệp.
Một trong những phương pháp kinh tế quan trọng trong quản lý kinh tế là tổ chức
trả lương hợp lý cho người lao động trong các doanh nghiệp.
Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động trên cơ sở thực hiện
theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Nhà nước cho phép các doanh nghiệp lựa
chọn các hình thức trả lương cho người lao động sao cho phù hợp với đặc điểm sản xuất
kinh doanh của mình và sao cho có lợi nhất, phát huy tốt nhất tác dụng đòn bẩy của tiền
lương.
ở nước ta hình thức trả lương theo sản phẩm và hình thức trả lương theo thời gian
đang được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Tuy vậy các hình thức trả lương
phải luôn kèm theo một số điều kiện nhất định để có thể trả lương một cách hợp lý,
đúng đắn và có hiệu quả. Chúng ta cần phải hoàn thiện các hình thức đó thì mới phát


huy hết tác dụng của tiền lương, nếu không sẽ có tác dụng xấu đến hoạt động sản xuất
kinh doanh, phát sinh mâu thuẫn về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao
động, giữa công nhân và cán bộ quản lý, làm suy giảm động lực lao động và sự sáng tạo
của họ. Do đó vấn đề lựa chọn các hình thức trả lương như thế nào là một nhiệm vụ
quan trọng của một doanh nghiệp. Làm sao phải chọn được các hình thức trả lương một
cách hợp lý, trả lương cho người lao động phải đúng với công sức mà họ bỏ ra, lại vừa
đảm bảo được hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Sau một thời gian thực tập ở Xí nghiệp Công nghiệp vật tư thiết bị cơ điện, qua sự
tìm hiểu và qua sự trao đổi với các cán bộ quản lý của xí nghiệp, em đi sâu nghiên cứu
và phân tích các hình thức trả lương cho người lao động ở xí nghiệp, trên cơ sở đánh giá
thực trạng, đánh giá các ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp trả lương và đưa
ra một vài ý kiến nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương của xí nghiệp.
Chuyên đề thực tập:
"Hoàn thiện các hình thức trả lương
ở Xí nghiệp Công nghiệp vật tư thiết bị cơ điện"
Cơ cấu của chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về vấn đề trả lương cho người lao động.
Phần II: Phân tích tình hình trả lương cho người lao động tại Xí nghiệp
Công nghiệp vật tư thiết bị cơ điện.
Phần III: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện các hình thức trả lương ở Xí
nghiệp Công nghiệp vật tư thiết bị cơ điện





Phần I
Cơ sở lý luận về vấn đề trả lương
cho người lao động

I. Khái niệm về tiền lương
1. Khái niệm về tiền lương
Trong nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều thị trường hàng hoá khác nhau, bao gồm
cả thị trường lao động, thị trường lao động là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán
sức lao động. Sức lao động cũng là một hàng hoá và nó cũng có giá cả. Như vậy, tiền
lương chính là giá cả của hàng hoá sức lao động. Khi nói về nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa nơi mà các quan hệ thị trường thống trị chi phối mọi quan hệ kinh tế, xã hội khác

Các Mác viết: "Tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động mà chỉ là một
hình thái cải trang của giá trị hay giá cả sức lao động".
Tiền lương phản ánh nhiều quan hệ kinh tế xã hội khác nhau. Tiền lương là số tiền
mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Hay tiền lương là số tiền mà người
mua sức lao động trả cho người sở hữu sức lao động (người bán sức lao động). Tiền
lương không chỉ thuần tuý là vấn đề kinh tế mà còn là một vấn đề xã hội rất quan trọng,
liên quan đến đời sống và trật tự xã hội do đó tiền lương còn là quan hệ xã hội.
Theo quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước ta hiện nay để chính sách tiền
lương phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đảng ta đã khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 7 "Cải cách cơ bản chính
sách tiền lương và tiền công theo nguyên tắc, tiền lương và tiền công phải dựa trên số
lượng và chất lượng lao động - đảm bảo tái sản xuất sức lao động, tiền tệ hoá tiền


lương, xoá bỏ mọi chế độ bao cấp ngoài lương dưới mọi hình thức hiện vật. Thực hiện
mối tương quan hợp lý giữa tiền lương và thu nhập của các bộ phận lao động xã hội" -
(Trích trang 74 - Văn kiện Đại hội Đảng 7).
Tiền lương đóng vai trò đặc biệt trong đời sống của người lao động, nó quyết định
sự ổn định và phát triển của kinh tế gia đình họ. Tiền lương là nguồn để tái sản xuất sức
lao động cho người lao động. Do đó nó tác động rất lớn đến thái độ của họ đối với sản
xuất và xã hội. Tiền lương cao họ sẽ nhiệt tình hăng say làm việc, làm việc với năng
suất, chất lượng cao, ngược lại nếu tiền lương thấp sẽ làm cho họ chán nản không quan
tâm đến công việc của doanh nghiệp. Vì vậy tiền lương và tiền công không chỉ là phạm
trù kinh tế mà còn là yếu tố hàng đầu của chính sách xã hội. Xét trên góc độ quản lý
kinh doanh, quản lý xã hội vì tiền lương là nguồn sống của người lao động nên nó là
một đòn bẩy kinh tế quan trọng. Thông qua chính sách tiền lương Nhà nước có thể điều
chỉnh nguồn lao động giữa các vùng theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Xét trên phạm vi doanh nghiệp tiền lương đóng vai trò quan trọng trong việc kích
thích người lao động phát huy mọi khả năng lao động sáng tạo của họ, làm việc tận tuỵ
có trách nhiệm cao đối với công việc. Tiền lương cao hay thấp sẽ là yếu tố quyết định

đến tình cảm và ý thức công việc của họ đối với doanh nghiệp. Đặc biệt trong cơ chế thị
trường hiện nay, phần lớn lao động được tuyển dụng trên cơ sở hợp đồng lao động
người lao động được tự do bán sức lao động của mình cho nơi nào mà họ coi là hợp lý
nhất. Đồng thời tiền lương không mánh tính chất bình quân chủ nghĩa có nghĩa là: có
thể cùng một trình độ chuyên môn, cùng một bậc thợ nhưng thu nhập lại khác nhau do
giá trị sức lao động khác nhau và có như vậy, tiền lương mới thực sự là một đòn bảy
kinh tế kích thích sản xuất phát triển.
Trong thành phần kinh tế Nhà nước và khu vực hành chính sự nghiệp, tiền lương
là số tiền mà các doanh nghiệp quốc doanh, các cơ quan tổ chức của Nhà nước trả cho
người lao động theo cơ chế và chính sách của Nhà nước và được thể hiện trong hệ thống
thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định.
Trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tiền lương chịu sự tác động, chi phối rất
lớn của thị trường nói chung và thị trường lao động nói riêng. Tiền lương trong khu vực
này dù vẫn nằm trong khuôn khổ luật pháp và theo những chính sách của Chính phủ,


nhưng là những giao dịch trực tiếp giữa chủ và thợ, những mặc cả cụ thể giữa một bên
làm thuê và một bên đi thuê. Những hợp đồng lao động này có tác động trực tiếp đến
phương thức trả công.
Như vậy tiền lương đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp nó không chỉ đảm
bảo đời sống cho người lao động tái sản xuất sức lao động cho họ mà còn là một công
cụ để quản lý doanh nghiệp, một đòn bẩy kinh tế đầy hiệu lực. Tuy nhiên chỉ trên cơ sở
áp dụng đúng đắn chế độ tiền lương, đảm bảo các nguyên tắc của nó thì mới phát huy
được mặt tích cực và ngược lại sẽ ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hoạt động của doanh
nghiệp.
2. Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.
2.1. Tiền lương danh nghĩa:
Được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Số tiền
này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào năng suất và hiệu quả làm việc của người lao động, phụ
thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, ngay trong quá trình lao động.

2.2. Tiền lương thực tế:
Được hiểu là số lượng hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà người
lao động có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa.
Tiền lương thực tế phụ thuộc vào số tiền lương danh nghĩa và giá cả của các loại
hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà họ muốn mua. Điều này được biểu
hiện qua công thức:
I
tltt
= Error!
Nếu giá cả tăng lên thì tiền lương thực tế giảm đi. Điều này có thể xảy ra ngay cả
khi tiền lương danh nghĩa tăng lên. Trong xã hội tiền lương thực tế là mục đích trực tiếp
của người lao động hưởng lương. Đó cũng là đối tượng quản lý trực tiếp trong các chính
sách về thu nhập, tiền lương và đời sống.


3. Tiền lương và lạm phát
Mối quan hệ giữa tiền lương và lạm phát được nói đến trong quan hệ giữa tiền
lương thực tế và tiền lương danh nghĩa qua giá cả và sự biến động của giá cả trong
nhóm các loại hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ cần thiết trong xã hội.
Lạm phát làm cho tình trạng giá cả của hàng hoá tăng lên dẫn đến tiền lương thực
tế giảm. Có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát nhưng có một nguyên nhân do tăng
lương tạo ra. Khi tiền lương tăng lên làm cho tổng cầu trong xã hội tăng làm cho giá cả
hàng hoá và dịch vụ tăng lên. Tiền lương tăng làm tăng chi phí sản xuất sản phẩm do đó
giá thành cũng tăng lên, dẫn đến giá cả tăng và gây ra lạm phát. Khi lạm phát xảy ra thì
tiền lương thực tế giảm, điều này đòi hỏi tăng tiền lương trong xã hội. Tiền lương tăng
do lạm phát không gắn với tăng năng suất lao động, nhưng lại làm tăng chi phí sản xuất.
Đây là trường hợp lạm phát kéo theo tăng lương. Vì vậy việc ổn định và đảm bảo tiền
lương không tách rời kiểm soát lạm phát rong xã hội và ngược lại. Tiền lương và lạm
phát là một trong những mối quan tâm hàng đầu trong xã hội.
II. Các nguyên tắc trả lương.

1. Yêu cầu của tổ chức tiền lương
Để phát huy tác dụng của tiền lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm
bảo hiệu quả của doanh nghiệp thì tổ chức tiền lương cho người lao động phải đạt được
các yêu cầu sau:
- Đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho người lao động.
Đây là một yêu cầu quan trọng nhằm bảo đảm thực hiện đúng chức năng và vai trò
của tiền lương trong đời sống xã hội:
- Làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao.
- Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng dễ hiểu.
Tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người lao động. Một chế độ
tiền lương đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu có tác động trực tiếp tới động cơ và thái độ làm


việc của họ, đồng thời làm tăng hiệu quả của hoạt động quản lý, nhất là quản lý về tiền
lương.
2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương.
Để phản ánh đầy đủ các yêu cầu trên khi tổ chức tiền lương phải đảm bảo 3
nguyên tắc cơ bản sau:
2.1. Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho những lao động ngang nhau.
Nguyên tắc này được đề ra dựa trên cơ sở quy luật phân phối theo lao động. Nội
dung của nguyên tắc này là trong mọi điều kiện, mọi công việc của quá trình sản xuất
cũng như việc hao phí như nhau phải được trả lương như nhau. Ngược lại, những lao
động khác nhau phải trả lương khác nhau. Nguyên tắc đòi hỏi trả lương cho lao động
không phân biệt nam, nữ, tuổi tác, dân tộc, mà phải căn cứ vào đóng góp của họ để trả
lương.
2.2. Nguyên tắc 2: Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân lớn hơn
tốc độ tăng tiền lương bình quân.
Thực ra nguyên tắc này nêu lên quan hệ giữa làm và ăn, không thể tiêu dùng vượt
quá những gì đã làm ra. Mặt khác yêu cầu của phát triển xã hội là phải có tái sản xuất

mở rộng, phải có tích luỹ ngày càng tăng cũng không cho phép vi phạm nguyên tắc này.
2.3. Nguyên tắc 3: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những
người lao động làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.
Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động vì sức lao động là năng lực lao
động của con người là toàn bộ thể lực, trí tuệ của con người. Sức lao động thể hiện ở
trạng thái thể lực, tinh thần, trạng thái tâm lý, sinh lý, thể hiện ở trình độ nhận thức, kỹ
năng lao động, phương pháp lao động.
Trên đây là các nguyên tắc cơ bản của chính sách tiền lương đối với toàn xã hội.
Còn đối với việc trả lương, trả công ở các đơn vị cơ sở được dựa vào năng suất chất
lượng và hiệu quả công tác của từng người lao động và không được thấp hơn mức lương
tối thiểu do Nhà nước quy định.


II. Các chế độ tiền lương
1. Chế độ tiền lương cấp bậc.
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của chế độ tiền lương cấp bậc.
1.1.1. Khái niệm:
Chế độ tiền lương cấp bậc là toàn bộ những quy định của Nhà nước mà các xí
nghiệp, doanh nghiệp áp dụng, vận dụng để trả lương cho người lao động căn cứ vào
chất lượng và điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định. Chế độ
này áp dụng với công nhân, người lao động trực tiếp và trả lương theo kết quả lao động
của họ, thể hiện qua số lượng và chất lượng.
1.1.2. ý nghĩa của việc áp dụng chế độ tiền lương cấp bậc.
Thực hiện chế độ tiền lương cấp bậc có các ý nghĩa sau:
- Tạo khả năng điều chỉnh tiền lương giữa các ngành, các nghề một cách hợp lý,
giảm bớt tính chất bình quân trong việc trả lương.
- Chế độ tiền lương cấp bậc có tác dụng làm cho việc bố trí và sử dụng công nhân
thích hợp với khả năng về sức khoẻ, trình độ lành nghề của họ, tạo cơ sở để xây dựng kế
hoạch lao động, nhất là kế hoạch tuyển chọn, đào tạo nâng cao trình độ lành nghề cho
người lao động.

- Khuyến khích và thu hút người lao động làm việc trong những ngành nghề có
điều kiện lao động nặng nhọc, khó khăn độc hại,
1.2. Nội dung của chế độ tiền lương cấp bậc.
1.2.1. Thang lương:
Là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những công nhân trong cùng
một nghề hoặc một nhóm nghề giống nhau, theo trình độ lành nghề (xác định theo bậc)
của họ. Những ngành nghề khác nhau sẽ có những thang lương khác nhau.
Mỗi một thang lương gồm một số bậc lương và hệ số phù hợp với bậc tương ứng.
Bậc lương là bậc phân biệt về trình độ lành nghề của công nhân và được xếp từ
thấp đến cao.


Hệ số lương chỉ rõ lao động của công nhân ở một bậc nào đó được trả lương cao
hơn công nhân bậc I trong nghề bao nhiêu lần.
Bội số của thang lương là hệ số của bậc cao nhất trong một thang lương. Đó là sự
gấp bội giữa hệ số lương của bậc cao nhất so với hệ số lương của bậc thấp nhất, hoặc so
với mức lương tối thiểu.
Trình tự xây dựng một thang lương như sau:
- Xây dựng chức danh nghề của các nhóm công nhân.
Chức danh nghề của nhóm công nhân là chức danh cho công nhân trong cùng một
nghề hay một nhóm nghề.
- Xác định bội số của thang lương thực hiện qua phân tích thời gian và các yêu cầu
về phát triển nghề nghiệp cần thiết để một công nhân có thể đạt tới bậc cao nhất trong
nghề.
- Xác định số bậc của thang lương.
Xác định số bậc của một thang lương căn cứ vào bội số của một thang lương, tính
chất phức tạp của sản xuất và trình độ trang bị kỹ thuật cho lao động và trình độ tự phát
triển trình độ lành nghề.
- Xác định hệ số lương của các bậc.
Dựa vào bội số của thang lương, số bậc trong thang lương và tính chất trong hệ số

tăng tương đối mà xác định hệ số lương tương ứng cho từng bậc lương.
1.2.2. Mức tiền lương
Mức tiền lương là số tiền dùng để tra công lao động trong một đơn vị thời gian
(giờ, ngày hay tháng) phù hợp các bậc trong thang lương.
Trong một thang lương, mức tuyệt đối của mức lương được quy định cho bậc 1
hay mức lương tối thiểu, các bậc còn lại thì được tính dựa vào suất lương bậc một và hệ
số lương tương ứng với bậc đó, theo công thức sau:
S
i
= S
1
x k
Trong đó:


S
i
: Suất lương (mức lương) bậc i
S
1
: Suất lương (mức lương) bậc 1 hay mức lương tối thiểu.
k
i
: hệ số lương bậc i.
2. Chế độ tiền lương chức vụ
2.1. Khái niệm và điều kiện áp dụng
Chế độ tiền lương chức vụ là toàn bộ những quy định của Nhà nước mà các tổ
chức quản lý Nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội và các doanh nghiệp áp dụng để trả
lương cho lao động quản lý.
Lao động quản lý ở doanh nghiệp bao gồm những hoạt động sau:

1. Lãnh đạo sản xuất kinh doanh;
2. Thiết kế sản phẩm công việc;
3. Chuẩn bị công nghệ sản xuất;
4. Trang bị và đảm bảo cho sản xuất kinh doanh;
5. Định mức lao động vật tư;
6. Tổ chức và điều hành quản lý;
7. Tổ chức lao động tiền lương;
8. Phục vụ năng lượng, sửa chữa;
9. Kiểm tra chất lượng sản phẩm;
10. Điều độ và tác nghiệp sản xuất;
11. Lập kế hoạch và kiểm soát;
12. Marketing.
2.2. Xây dựng chế độ tiền lương chức vụ.
Tiền lương trong chế độ tiền lương chức vụ trả theo thời gian, thường trả theo
tháng và dựa vào các bảng lương chức vụ.
2.2.1. Xây dựng chức danh


- Chức danh lãnh đạo quản lý;
- Chức danh chuyên môn kỹ thuật;
- Chức danh thực hành, phục vụ, dịch vụ.
2.2.2. Đánh giá sự phức tạp của lao động trong từng chức danh.
Thường được thực hiện trên cơ sở của việc phân tích nội dung công việc và xác
định mức độ phức tạp của từng nội dung đó qua phương pháp cho điểm.
2.2.3. Xác định bội số và số bậc trong một bảng lương hay ngạch lương.
Một bảng lương có thể có nhiều ngạch lương, mỗi ngạch ứng với một chức danh
và trong ngạch có nhiều bậc lương.
Bội số của bảng ngạch lương thường được xác định tương tự như phương pháp
được áp dụng khi xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, cấp bậc công việc của công
nhân.

Số bậc lương trong ngạch lương, bảng lương được xác định dựa vào mức độ phức
tạp của lao động và số chức danh nghề được áp dụng.
2.2.4. Xác định mức lương bậc một và các mức lương khác trong bảng lương.
Xác định mức lương bậc một bằng cách lấy mức lương tối thiểu nhân với hệ số
của mức lương bậc một so với mức lương tối thiểu. Hệ số của mức lương bậc một so
với mức lương tối thiểu được xác định căn cứ vào các yếu tố như mức độ phức tạp của
lao động quản lý tại bậc đó, điều kiện lao động liên quan đến hao phí lao động yếu tố
trách nhiệm,
Các mức lương của các bậc khác nhau được xác định bằng cách lấy mức lương
bậc một nhân với hệ số của bậc lương tương ứng.




Phần II
Phân tích tình hình trả lương
tại Xí nghiệp Công nghiệp vật tư thiết bị cơ điện

I. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của xí nghiệp có ảnh hưởng đến tiền lương
của xí nghiệp
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nền kinh tế nước ta
tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau do đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác
nhau.
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vai trò vị trí của kinh tế Nhà nước và
kinh tế tập thể HTX. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 đã khẳng định phát triển kinh tế
hợp tác với nhiều hình thức đa dạng từ thấp đến cao từ tổ nhóm hợp tác đến HTX tuân
thủ theo nguyên tắc tự nguyện bình đẳng cùng có lợi, quản lý dân chủ.
Như vậy ta thấy tầm quan trọng của kinh tế hợp tác xã trong công cuộc xây dựng
CNXH.

Đảng và Nhà nước đã và đang tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về cơ chế chính sách
như vốn ưu đãi, thuế, mặt bằng, để khuyến khích kinh tế HTX phát triển.
Hiện nay cùng với tiến trình đổi mới đất nước, kinh tế HTX và phong trào HTX đã
có những chuyển biến sâu sắc, có bước phát triển mới và đạt được những thành tựu
quan trọng, kinh tế HTX đã đặt trở lại đúng vị trí, theo yêu cầu phát triển tự nhiên khách
quan của nó.
Đó là HTX được hình thành trên cơ sở người lao động, các thành viên tự nguyện
góp vốn, góp công góp sức và quản lý dân chủ, phát huy vai trò tự chủ của hộ xã viên,


thành viên, hợp tác xã chủ yếu tập trung vào các hoạt động phục vụ cho sản xuất kinh
doanh của các thành viên, xã viên. Kinh tế HTX phát triển tuân thủ theo quy luật quan
hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất nên không hề
gượng ép mà được tổ chức tuỳ nhu cầu và điều kiện từng nơi với nhiều loại hình, quy
mô và trình độ hợp tác phong phú, đa dạng từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ hẹp đến
rộng, từ một ngành đến liên ngành. Nhiều HTX đã phấn đấu vươn lên đổi mới tổ chức,
nội dung kinh doanh, phương thức hoạt động, đã đứng vững và tiếp tục phát triển.
Nhiều cơ sở kinh tế hợp tác và HTX trong các ngành, lĩnh vực đang từng bước được
khôi phục và chuyển đổi theo luật HTX. Nhiều đơn vị kinh tế hợp tác và HTX kiểu mới
đã được thành lập. Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày một tốt hơn, một số đơn vị làm
ăn ổn định và có hiệu quả ngày càng tăng. Khu vực kinh tế hợp tác và HTX đã và đang
làm ra ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, đảm
bảo đời sống cho xã viên và người lao động góp phần ổn định phát triển kinh tế xã hội
của đất nước.
Hợp tác xã Xí nghiệp Công nghiệp vật tư thiết bị cơ điện là một HTX công
nghiệp. Được thành lập vào năm 1994 căn cứ vào Luật HTX do Quốc hội ban hành, và
căn cứ tình hình thực tế của các HTX. HTX đã lấy tên là Xí nghiệp Công nghiệp vật tư
thiết bị cơ điện. HTX thành lập trên cơ sở từ các tổ nhóm hợp tác dịch vụ sửa chữa thiết
bị điện, ô tô, máy công cụ,
Các thành viên đã kêu gọi các xã viên góp sức, góp vốn để mở rộng quy mô sản

xuất, nâng cao năng lực sản xuất, chuyển từ hình thức kinh doanh cá thể sang hình thức
kinh doanh tập thể.
HTX - Xí nghiệp Công nghiệp vật tư thiết bị cơ điện (XNCNVTTBCĐ) trực thuộc
liên minh:
- Liên minh HTX thành phố Hà Nội.
- Liên minh HTX Việt Nam.
Khi tham gia vào liên minh các HTX thì xí nghiệp sẽ được hỗ trợ rất nhiều về vốn,
lãi suất, đất đai, thông tin, thuế,


Năm 1994 xí nghiệp có 50 thành viên bình quân mỗi xã viên đóng góp 180 triệu
đồng. Sự đóng góp ở đây bao gồm: sự đóng góp bằng cả tiền mặt và bằng cả các tài sản
khác như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu. Khi mới thành lập, hoạt động chủ yếu của
xí nghiệp là dịch vụ sửa chữa và lắp đặt các công trình về điện lưới phục vụ cho các nhà
máy xí nghiệp và các địa phương, xử lý các sự cố về điện lưới, các loại máy cắt điện
110KV, 35KV, 10KV và các tủ điện phân phối 1000A, 1500A, 2500A; máy biến thế
được xí nghiệp bảo dưỡng, sửa chữa, đại tu.
Năm 1995 xí nghiệp có 62 xã viên bình quân mỗi xã viên đóng góp 205 triệu
đồng.
Năm 1996 xí nghiệp có 71 xã viên bình quân mỗi xã viên đóng góp 203 triệu
đồng.
Nhận thấy nền kinh tế ngày càng phát triển, nhất là các ngành công nghiệp, đặc
biệt là ngành điện lực, nhu cầu sử dụng điện cho các nhà máy, xí nghiệp ngày càng tăng,
Nhà nước ngày càng đầu tư xây dựng thêm nhiều nhà máy điện, nhu cầu sử dụng điện ở
các địa phương cũng ngày một tăng, do đó nhu cầu về các thiết bị điện lưới cao thế ngày
một nhiều. Đoán trước được nhu cầu thị trường về các thiết bị điện, xí nghiệp đã tiến
hành kêu gọi thêm xã viên góp vốn, sức để mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản
xuất. Tập trung xây dựng nhà xưởng, lắp đặt dây chuyền công nghệ, đào tạo đội ngũ cán
bộ công nhân để tiến hành sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm thiết bị điện phục vụ
cho nhu cầu của thị trường.

Từ năm 1997 đến năm 2000 xí nghiệp đã có 98 xã viên bình quân mỗi xã viên
đóng góp vào HTX là 300 triệu đồng. Tổng số vốn điều lệ của HTX lên tới 29,4 tỷ
đồng. Ngoài việc xây dựng nhà xưởng lắp đặt dây chuyền sản xuất, xí nghiệp còn trang
bị các phòng thí nghiệm điện, mua sắm các thiết bị vận tải như ô tô, máy kéo, xe nâng
hàng, xây dựng các lò sấy sứ cách điện,
Hoạt động chủ yếu lúc này của xí nghiệp là ngoài dịch vụ sửa chữa lắp đặt các
công trình về điện cho các nhà máy xí nghiệp và các địa phương thì xí nghiệp còn tiến
hành sản xuất các thiết bị điện cao thế khác phục vụ cho ngành điện lực và các ngành
kinh tế quốc dân khác.


Khác với các thành phần kinh tế khác, xí nghiệp hoạt động không chỉ vì mục đích
duy nhất là lợi nhuận mà còn vì mục đích xã hội giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế
tạo công ăn việc làm cho các xã viên và người lao động.
Xí nghiệp hoạt động trên cơ sở tự nguyện, quản lý dân chủ và bình đẳng, tự chịu
trách nhiệm và cùng có lợi, chia lãi đảm bảo kết hợp lợi ích của xã viên và sự phát triển
chung của HTX, hợp tác và phát triển cộng đồng. Qua 6 năm hình thành và phát triển
HTX đã chứng tỏ là một đơn vị kinh tế làm ăn tương đối có hiệu quả, số lượng xã viên
vào HTX ngày càng nhiều với lượng vốn góp ngày càng tăng.
Hiện nay xí nghiệp có 98 xã viên và 425 lao động hợp đồng, các xã viên vừa là
người lao động vừa là người chủ của xí nghiệp. Tổng số xí nghiệp có 523 lao động.
2. Chức năng nhiệm vụ và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1. Chức năng nhiệm vụ
- Sản xuất kéo dây cáp nhôm, cáp đồng các loại, cáp AGDC, các sản phẩm cáp
điện chủ yếu phục vụ cho ngành điện lực và các nhà máy cần sử dụng điện cao thế.
- Dịch vụ sửa chữa, tư vấn thiết kế lắp đặt các trạm điện kéo lưới điện, xử lý các
sự cố điện trong thành phố Hà Nội và các địa phương.
Dịch vụ sửa chữa máy cắt điện cao thế C35M, máy cắt 110KV, máy biến áp, cầu
chì tự rơi, van chống sét, ty biến đổi dòng điện, máy ổn áp,
Dịch vụ sấy sứ cách điện từ 10KV đến 110KV. Hiện nay xí nghiệp có 20 lò sấy sứ

cách điện với công nghệ sấy của Liên Xô.
- Sản xuất cung cấp các tủ điện phân phối, tủ điều khiển tự đồng từ 1500A đến
2500A. Các sản phẩm này chủ yếu cung cấp cho các nhà máy xí nghiệp và các trạm
điện ở các địa phương.
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy mới chỉ có 6 năm thành lập nhưng xí nghiệp ngày càng đứng vững, tồn tại và
phát triển trên thương trường. Uy tín của xí nghiệp ngày càng được nâng cao nhờ chất
lượng và dịch vụ sửa chữa nhanh chóng thuận tiện và chính xác đảm bảo được các yêu


cầu kỹ thuật. Các sản phẩm dây cáp điện các loại tủ điện phân phối ngày càng được các
nhà máy xí nghiệp và các địa phương ưa chuộng.
Điều này chứng tỏ xí nghiệp đã đi đúng hướng trên mặt trận sản xuất kinh doanh.
Xí nghiệp đã bảo toàn được vốn làm ăn có lãi đảm bảo được đời sống của các xã viên
và người lao động. Thu nhập bình quân của người lao động ngày một tăng cùng với sự
phát triển của xí nghiệp. Điều đó được biểu hiện qua kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của xí nghiệp qua 3 năm 1998, 1999 và 2000 như sau:
Năm

Chỉ tiêu
Đơn vị 1998 1999 2000
Tổng doanh thu Triệu đồng 45.320

48.500

50.120

Tổng quỹ lương Triệu đồng 5.909

6.508


7.523

Thu nhập bình quân đồng 940.000

1.306.000

1.198.600


Qua biểu trên ta thấy tổng doanh thu qua các năm ngày một tăng, năm 1998 tổng
doanh thu là 45,32 tỷ đồng đến năm 1999 tổng doanh thu là 48,5 tỉ đồng tăng 3,18 tỷ
đồng tức là tăng khoảng 7% so với năm 1998; năm 2000 tổng doanh thu là 50,12 tỷ
đồng tăng 10% so với năm 1998 và tăng khoảng 3,3%. Như vậy tổng doanh thu bình
quân mỗi năm tăng khoảng 8,8%.
Tổng quỹ lương qua các năm cũng tăng lên cùng với tổng doanh thu, năm 1999
tổng quỹ lương tăng lên khoảng 10% so với năm 1998; năm 2000 tổng quỹ lương tăng
lên khoảng 15,5% so với năm 1999.
Thu nhập bình quân đầu người ngày càng được nâng cao đời sống của người lao
động ngày càng được cải thiện.
Nguyên nhân đạt được kết quả là:
- Do tổ chức sản xuất của xí nghiệp ổn định - công ăn việc làm ổn định, do
đó mà sản xuất kinh doanh của xí nghiệp được duy trì và phát triển.


- Do mở rộng hợp tác kinh doanh với nhiều đối tác khác nhau, ký kết nhiều
hợp đồng kinh tế có giá trị cao.
- Do sắp xếp lại sản xuất, sắp xếp bố trí lực lượng lao động một cách hợp lý.
- vv



2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý












2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
Cũng như các thành phần kinh tế khác, Xí nghiệp Công nghiệp vật tư thiết bị cơ
điện cũng như một đơn vị kinh tế từ hạch toán kinh doanh, tự tổ chức quản lý, việc tổ
chức phân công lao động và quản lý lao động hết sức phức tạp. Song, Xí nghiệp Công
nghiệp vật tư thiết bị cơ điện đã có phương án tổ chức cơ cấu bộ máy sao cho thích hợp
nhất hiệu quả nhất.
Theo Luật hợp tác xã: Hợp tác xã XNCNVTTBCĐ có mô hình tổ chức như sau:
1. Đại hội đại biểu xã viên: gồm tất cả 98 thành viên của HTX.
Đại hội xã viên là cơ quan quyền lực cao nhất của xí nghiệp. Đại hội xã viên có
quyền thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng nhất của xí nghiệp như các vấn đề
về tổ chức quản lý, về tài chính kế toán, phân phối thu nhập, về hoạt động sản xuất kinh
doanh của xí nghiệp.
Phòng
TC-HC
Phòng

KT-TC
Phòng
KT-KT
Phòng
KH-KD
Phân xư
ởng
DV, sửa
ch
ữa

Phân xư
ởng
sản xuất,
dây chuyên
Phân xư
ởng
cơ khí
Phân xưởng

lắp ráp
Ban
Quản trị

Ban
Kiểm
soát
ĐHXV




2. Ban quản trị hợp tác xã:
Là cơ quan quản lý và điều hành mọi công việc của xí nghiệp do Đại hội xã viên
bầu trực tiếp.
Ban quản trị gồm 9 người trong đó có một chủ nhiệm HTX (hay Giám đốc xí
nghiệp), 1 phó chủ nhiệm HTX (hay phó giám đốc xí nghiệp) còn lại là các thành viên
khác.
3. Ban kiểm soát: gồm 8 người. Ban kiểm soát có nhiệm vụ giám sát và kiểm tra
mọi hoạt động của HTX.
4. Phòng kế toán - tài chính:
Giúp Giám đốc xí nghiệp chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính,
thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế trong xí nghiệp theo cơ chế quản lý hiện hành của
Nhà nước, tổ chức bộ máy kế toán thống kê, ghi chép tính toán và phản ánh chính xác,
trung thực, kịp thời, đầy đủ mọi sự vận động của vật tư, tài sản, nguồn vốn, trên cơ sở
đó có thể phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, tính toán và
trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản nộp ngân hàng, để lại các quỹ thanh toán đúng hạn
tiền vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả.
5. Phòng tổ chức hành chính:
Chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc xí nghiệp, giúp Giám đốc xí nghiệp ra
các quyết định, nội dung, quy chế về lao động tiền lương, tổ chức điều chuyển nhân sự
định biên lao động, làm công tác an toàn lao động, bảo hiểm xã hội học tập đào tạo,
công tác về hành chính.
6. Phòng kế hoạch - kinh doanh: phòng kế hoạch kinh doanh giúp Giám đốc xí
nghiệp lên kế hoạch phân bổ doanh thu cho các đơn vị, ký kết và thực hiện các hợp
đồng kinh tế liên quan đến mua sắm vật tư, thiết bị, xây dựng cơ bản, tổ chức quản lý
kho vật tư thiết bị của xí nghiệp,
7. Phòng thiết kế - kỹ thuật: có nhiệm vụ thiết kế, chế tạo các sản phẩm, đưa ra các
kiểu dáng mẫu mã cho các sản phẩm, chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật cho các sản
phẩm, kiểm tra, kiểm nghiệm, thí nghiệm đảm bảo độ chính xác an toàn kỹ thuật cho
các sản phẩm trước khi giao cho khách hàng.



8. Các phân xưởng chức năng:
8.1. Phân xưởng dịch vụ sửa chữa lắp đặt các thiết bị điện cao thế.
Nhiệm vụ của phân xưởng là nhận sửa chữa, xử lý các sự cố về điện, thay thế lắp
đặt, đại tu, bảo dưỡng các thiết bị điện cao thế cho các nhà máy xí nghiệp và các địa
phương, như máy cắt điện C35M, máy cắt điện 110KV, máy biến áp 10KV, 35K,
110KV và các tủ điều khiển tự động, cầu chì rơi, van chống sét,
8.2. Phân xưởng sản xuất kéo dây cáp điện (cáp nhôm và cáp đồng các loại)
Nhiệm vụ của phân xưởng là thu mua nguyên liệu, nhiên liệu của đồng và nhôm
để trải qua các quá trình công nghệ sản xuất ra các loại cáp điện phục vụ cho ngành điên
lực và các địa phương.
8.3. Xưởng cơ khí và lắp ráp.
Hai phân xưởng này có quan hệ mật thiết với nhau vì cùng sản xuất ra sản phẩm
đó là các tủ điện phân phối 1500A, 2500A và 1000A, các tủ điều khiển tự động.
Xưởng cơ khí có nhiệm vụ chế tạo sản xuất các linh kiện như vỏ tủ, đèn tín hiệu,
áttômát,
Xưởng lắp ráp chịu trách nhiệm lắp ráp các linh kiện tạo nên các sản phẩm hoàn
chỉnh, đóng gói bao bì mẫu mã cho các sản phẩm.
3. Đặc điểm quy trình sản xuất:


3.1. Sơ đồ công nghệ kéo dây cáp điện





3.2. Sơ đồ công nghệ sản xuất tủ điện cao thế.





Qua 2 sơ đồ về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cho ta thấy việc phân chia
quá trình sản xuất thành các khâu, các công đoạn tuỳ theo từng loại sản phẩm hàng hoá.
Bên cạnh tác dụng trong việc phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hoá nó có tác
dụng tích cực đối với việc tính lương cho người lao động bằng việc thông qua kết quả
lao động cụ thể của mỗi người lao động. Mỗi công đoạn phân xưởng và nó đánh giá
chính xác hao phí sức lao động và kết quả hao phí lao động đó.
Nhìn vào sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ta thấy để có được sản
phẩm cuối cùng phải qua rất nhiều công đoạn. Ví dụ đối với sản phẩm vỏ tủ điện cao
thế thì quá trình công nghệ được diễn ra như sau:
Nguyên liệu là thép, sắt, gang - đưa qua xưởng cơ khí để định hình lên khuôn hình
vỏ tủ, sau đó được đưa qua công đoạn đánh bóng, xử lý bề mặt, ngâm trong bể dung
dịch, sau đó đưa vào dàn phun sơn tĩnh điện.
Tiếp theo đưa qua xưởng lắp ráp, tại đây công nhân sẽ có nhiệm vụ lắp ráp, lắp
ghép các linh kiện của tủ điện như đèn báo hiệu, công tắc, đồng hồ, rơ le, cuộn hút,
cuộn đóng vào vỏ tủ điện theo thiết kế sẵn có, để tạo ra các sản phẩm tủ điện, sau đó các
thành phẩm này được qua phòng kỹ thuật để kiểm tra, thí nghiệm đảm bảo được các yêu
NVL

nung
Cán
Kéo
s
ợi

Đóng
gói



NVL
Định
hình v

tủ
Sơn t
ĩnh
đi
ện, xử
lý bề
L
ắp ráp
linh
ki
ện

Thí
nghiệm
ki
ểm tra

Đóng gói
bao bì


cầu về mặt kỹ thuật cho các sản phẩm. Sau khi kiểm tra chất lượng của sản phẩm thì các
sản phẩm được đóng gói, bao bì và đưa vào kho sản phẩm.
Qua sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ta thấy để có được sản phẩm
cuối cùng phải trải qua rất nhiều công đoạn, thực hiện nhiều thao tác và các bước công

việc khác nhau. Người công nhân ở từng công đoạn thực hiện những công việc của
mình bằng máy, hoặc tay nhưng công việc của mỗi người ở từng công đoạn lại hoàn
toàn độc lập nhau.
Như vậy ta có thể thấy, mặc dù sản xuất trải qua rất nhiều công đoạn nhưng công
việc ở mỗi công đoạn là hoàn toàn độc lập và dễ dàng xác định được khối lượng hay kết
quả của mỗi người lao động và như vậy việc áp dụng các chế độ hình thức trả lương sản
phẩm có đầy đủ cơ sở và điều kiện để thực hiện.
3.3. Tình hình máy móc thiết bị của xí nghiệp
TT

Tên thiết bị
Nước
sản
xuất
Số thiết bị
hiện có
Số thiết
bị được
sử dụng

Năm
sản xuất

Công
suất
Ghi chú

1 Lò đúc gang VN 1 1 1980 10Kw
2 Máy búa 400Kb LX 1 1 1980 3,9
3 Máy búa 150Kb LX 1 1 1986 10

4 Máy búa 250Kb LX 1 1 1986 22
5 Lò rèn đồng bộ VN 5 5 1992 4
6 Máy dập MS 160T

VN 1 1 1980 13
7 Máy d
ập
MST300T
VN 1 1 1980 33
8 Máy đột dập 120T VN 1 1 1979 5,5
9 Máy ép thuỷ lực LX 1 1 1979 5,5
10

Máy khoan K125 LX 3 3 1990 2,8


11

Máy cắt C229 LX 1 1 1978 2,8
12

Máy mài đá VN 3 3 1990 1,7
13

Máy tiện 1K62 VN 5 5 1976 7,5
14

Máy tiện 1A616 VN 5 5 1976 4,5
15


Máy tiện IM63 VN 1 1 1976 13
16

Máy tiện TGP16 VN 1 1 1979 4,5
17

Máy tiện 1M95 LX 1 1 1979 4,5
18

Máy tiện TQ160 VN 1 1 1990 2,2
19

Máy tiện T630 VN 1 1 1990 10
20

Máy tiện TR50 Ba lan

1 1 1990 2,8
21

Ta lăng Ba lan

1 1 1979 2,8
22

Máy khoan LX 1 1 1980 4
23

Máy phay
GM824U+

LX 2 2 1985 7,5
24

Máy phay FYD-32

Ba lan

2 2 1980 4,5
25

Máy mài vạn năng

VN 1 1 1992 1,7
26

Máy doa đầu bu
lông
VN 1 1 1992 2,8
27

Cần trục lăn Tự chế

1 1 1996 2,8
28

Máy bào giường TQ 1 1 1979 55
29

Máy uốn ray Tự chế


1 1 1982 4,5
30

Máy đột dập 100T Tự chế

1 1 1996 14
31

Máy hàn điện VN 3 3 1995 8
32

Dàn phun sơn Đức

Đức 2 2 1990 10


33

Lò sấy sứ LX 20 20 1987 10
34

Máy đột dập 10T LX 2 2 1980 4,5
35

Cầu đo điện LX 3 3 1980 2
36

Cầu đo tang LX 2 2 1980 4
37


Máy hút chân
không
LX 2 2 1987 5
38

Lò nấu chảy LX 3 3 1990 10
39

Máy kéo sợi LX 3 3 1990 5
40

Máy nén khí VN 4 4 1990 2
41

Máy bào VN 1 1 1990 2
42

Máy sấy khô VN 1 1 1990 2

Ngoài ra còn một số máy móc thiết bị khác: fin hàn hơi, máy vi tính, máy fax, các
máy khoan ngang, cán thép, Tình hình sử dụng thiết bị của nhà máy là 69-70-80%. Ta
thấy số lượng máy móc thiết bị được huy động vào sản xuất so với thiết bị hiện có là ít,
năng lực sản xuất máy móc thiết bị còn để lãng phí nhiều.
Qua biểu trên ta thấy máy móc thiết bị của nhà máy gồm nhiều chủng loại: nội có,
ngoại có tự tạo có, có chất lượng khác nhau. Máy móc phần lớn đã cũ, thời gian sử dụng
đã lâu. Trên 50% được trang bị từ những năm 1987 do đó hiệu quả hoạt động thấp, chất
lượng sản phẩm chưa đạt. Với máy móc thiết bị như trên đòi hỏi phải có một đội ngũ
cán bộ và công nhân kỹ thuật nắm chắc được tính năng tác dụng của từng loại máy móc
để tiến hành tốt công tác sửa chữa trong ca làm việc và các kỳ sửa chữa lớn nhằm phục
vụ có hiệu quả cho hoạt động sản xuất.

Trong những năm gần đây xí nghiệp đã chủ trương mở rộng quy mô và phát triển
sản xuất nên đã trang bị thêm một số máy móc mới hiện đại để nhằm thay thế một số
máy móc cũ đã hỏng hóc không thể sử dụng. Số máy móc mới đã tạo điều kiện làm tăng
năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm bớt các thao tác, hao phí

×