Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TIỂU LUẬN: Báo cáo thực tập tại Tổng Công ty Thép Việt Nam (VSC) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.94 KB, 17 trang )












TIỂU LUẬN:

Báo cáo thực tập tại Tổng Công
ty Thép Việt Nam (VSC)






Lời nói đầu

Ngày nay, trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, việc thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hoá đóng một vai trò vô cùng
quan trọng. Để hoàn thành tốt trọng trách lớn lao này Đảng và Nhà nước ta rất chú
trọng đến sự hoạt động của các ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp thép
nói riêng. Với vai trò đầu tầu trong ngành thép, từ khi ra đời Tổng Tông ty Thép
Việt Nam đã và đang phấn đấu không ngừng để thực hiện nhiệm vụ Đảng và Nhà
nước giao phó.
Giai đoạn 2001 – 2005, Đại hội Đảng VIII đã nêu rõ mục tiêu nhiệm vụ kế


hoạch của ngành thép nói chung: “Đầu tư hoàn chỉnh các dây chuyền sản xuất thép
hiện có, khởi công xây dựng mới một số nhà máy thép, chú trọng khâu tạo phôi.
Năm 2000 sản xuất 2 triệu tấn thép. Chuẩn bị xây dựng mỏ sắt Thạch Khê và nhà
máy thép liên hợp quy mô lớn”. Quá triệt đường lối chung của Đảng và Nhà nước
Tổng Công ty Thép Việt Nam đã nỗ lực hết mình không chỉ nhằm đáp ứng nhu
cầu trong nước mà còn hướng mục tiêu ra thị trường nước ngoài. Cùng với đó
những mục tiêu chiến lược và cụ thể được đưa ra và được toàn thể cán bộ công
nhân viên Tổng Công ty hưởng ứng thực hiện.
Nhận thức được vai trò của việc thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 – 2005, em
đã viết đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 của
Tổng Công ty Thép Việt Nam” với mong muốn qua đó có được cái cụ thể hơn về
quá trình hoạt động và phát triển của Tổng Công ty trong giai đoạn vừa qua từ đó
nhận thức được những mặt còn hạn chế để có thể đưa ra những giải pháp nhằm
thực hiện tốt hơn nhiệm vụ kế hoạch 5 năm tiếp theo 2006 – 2010.


Phần I: Sơ lược về Tổng Công ty

Tổng Công ty Thép Việt Nam (VSC) được hình thành trên cơ sở hợp nhất
Tổng công ty kim khí và Tổng công ty thuộc bộ công nghiệp theo quyết định số
44TTg ngày 04/07/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng Công ty được thành lập
lại (theo mô hình Tổng Công ty 91) theo Quyết định số 255/QĐ - TTg ngày
29/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức hoạt động theo điều lệ (được phê
duyệt tại Nghị định số 03/NĐ - Chính phủ ngày 25/01/1996 của Chính phủ giấy
đăng kí số 109621 ngày 05 tháng 02 năm 1996 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp) .
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Steel Coorporation (VSC)
Tên viết tắt: VSC
Trụ sở chính: Cơ quan văn phòng Tổng Công ty Thép Việt Nam – 91 Láng
Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
ĐT: 84-4-8561795

Fax: 84-4-8561815
I. Ngành nghề đăng kí kinh doanh:
- Khai thác quặng sắt, than mỡ & các nguyên liệu trợ dung cho công nghiệp
sản xuất thép;
- Sản xuất thép & các kim loại khác; vật liệu chịu lửa; thiết bị phụ tùng luyện
kim và các sản phẩm thép sau cán;
- Xuất nhập khẩu các sản phẩm thép & nguyên vật liệu cán thép;
- Kinh doanh các dịch vụ liên quan đến thép, kim loại khác, quặng sắt & các
loại vật tư phục vụ cho sản xuất thép, xây dựng cơ khí sửa chữa, chế tạo máy, phụ
tùng & thiết bị….
- Thiết kế chế tạo, thi công, xây lắp các công trình sản xuất thép và các ngành
liên quan khác;
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Đào tạo & nghiên cứu khoa học kĩ thuật cho ngành sản xuất thép và sản
xuất vật liệu kim loại;
- Kinh doanh xăng, dầu mỡ, gas, dịch vụ & vật tư tổng hợp khác;
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, ăn uống;


- Đưa lao động đi nước ngoài;
- Đầu tư liên doanh liên kết kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước.
II. Nguồn nhân lực
Tính đến cuối năm 2005 tổng số nhân viên của Văn phòng Tổng Công ty là
135 người. Trong đó:
- Trình độ đại học và trên đại học: 105 người chiếm 77,78%
- Trình độ cao đẳng: 5 người chiếm 3,7%
- Trình độ trung cấp: 17 người chiếm 12,59%
- Lao động phổ thông: 8 người chiếm 5,93%
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động)
Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên Tổng công ty đã

mở lớp đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ & cử cán bộ học tại trường Đại học, Trung
cấp trong và ngoài nước đặc biệt chú trọng công tác bồi dưỡng lớp trẻ.


III. Sơ đồ cơ cấu tổ chức


























Các công ty cổ
phần

Khối thương mại
cổ phần
1. Công ty kim
khí Hà Nội
2. Công ty Kim
khí Miền Trung
3. Công ty Kim
khí TP Hồ Chí
Minh.
4. Công ty Kim
khí Bắc Thái
Các công ty cổ
phần khác
5. Công ty CP
VLCL Trúc Thôn.
6. Công ty Cơ
điện luyện kim


Tổng công ty
thép Việt Nam

Văn phòng TCT
Các đơn vị trực
thuộc

Khối sản xuất

thép
1. Công ty gang
thép Thái Nguyên
2. Công ty thép
Miền Nam
3. Công ty Thép
Đà Nẵng.
4. Công ty Thép
tấm lá Phú Mỹ.
Khối nghiên cứu
đào tạo
5. Viện luyện
kim đen
6. Trường đào
tạo nghề cơ điện
luyện kim

Các công ty liên
doanh

Khối sản xuất
1. Công ty LD
thép VPS
2. Công ty LD
Thép Vinausteel
3. Công ty LD
Thép Vinakyoei
4. Công ty LD
thép
Natsteelvina

5. Công ty LD
Vinapipe
Liên doanh khác
6. Công ty LD
Vinamic
7. Công ty LD TT
Thương mại IB
8. Công ty LD
C
ảng Quốc tế Thị


Sơ đồ tổ chức cơ quan văn phòng:


























H
ội
đ
ồng QT

Hội đồng QT
Ban ki
ểm soát

Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Văn phòng
p. tổ chức lao động

P. tài chính kế toán
p. đầu tư phát triển

P. k. hoạch k.doanh

p. kĩ thuật
P. t. tra pháp chế

tt. hợp tác lđ với
vn



Phần II: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
5 năm của vsc

I. Những vấn đề lý luận liên quan
Các bước cơ bản đề ra và thực hiện kế hoạch: Quá trình xây dựng và thực
hiện kế hoạch là một quá trình khép kín gồm 4 bước cơ bản:







1. Xây dựng mục tiêu, nội dung kế hoạch: Xác định được mục tiêu và nội
dung cần phải đạt được;
2. Thực hiện kế hoạch: Sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp một
cách có hiệu quả để hoàn thành mục tiêu đã đề ra;
3. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch: So sánh thực tế đạt được và kế
hoạch đã đề ra. Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch có thể sử dụng chỉ tiêu
định tính và chỉ tiêu định lượng. Một số chỉ tiêu định lượng được sử dụng để đánh
giá tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thép Việt Nam:
Chỉ tiêu lợi nhuận:
- Lợi nhuận: Là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của doanh nghiệp;
- Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu: Là tỉ lệ giữa tổng lợi nhuận chia doanh
thu;

- Tỉ suất lợi nhuận trên chi phí: Là tỉ lệ giữa tổng lợi nhuận chia chi phí.
Chỉ tiêu sản lượng: Sản lượng phôi thép, sản lượng thép cán dài, sản lượng
thép cán dẹt….
4. Sửa đổi bổ sung: Dựa vào việc đánh giá để đưa ra những sửa đổi bổ sung
cho kế hoạch của giai đoạn tiếp theo cho phù hợp với tình hình thực tế và nguồn
lực của doanh nghiệp.
Xây dựng kế
ho
ạch

Thực hiện kế
ho
ạch

Sửa đổi bổ
sung

Kiểm tra đánh
giá



II. Nội dung của kế hoạch 5 năm 2001 – 2005
1. Kế hoạch sản xuất thời kì 2001 – 2005
Kế hoạch sản xuất của Tổng công ty Thép Việt Nam thời kì 2001 – 2005
được xây dựng dựa trên những định hướng và mục tiêu cơ bản phù hợp với quy
hoạch phát triển ngành thép đến 2010. Trong đó nhiệm vụ trọng tâm là:
- Đổi mới thiết bị, tăng công suất và sản lượng thép xây dựng nhằm tăng
cường khả năng cạnh tranh của Tổng công ty trên thị trường thép xây dựng trong
nước và chuẩn bị hội nhập quốc tế;

- Tăng cường khả năng sản xuất phôi thép, phấn đấu tự sản xuất đủ phôi thép
cho cán thép xây dựng vào cuối kế hoạch 5 năm;
- Đưa vào sản xuất các mặt hàng mới là thép cán nguội và thép hình lớn để
chiếm lĩnh thị trường và chuẩn bị điều kiện tiến tới sản xuất thép tấm và băng cuộn
cán nóng;
- Tăng cường sản xuất luyện và cán mác thép chất lượng cao (cácbon và hợp
kim thấp) để phục vụ nhu cầu trong nước và thay thế một phần thép nhập khẩu;
- Kết hợp tăng nhanh sản lượng đồng thời hết sức coi trọng nâng cao chất
lượng sản phẩm thép bằng thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, có năng suất cao,
giá thành hạ.
Bảng: Kết quả sản lượng của Tổng công ty thép Việt Nam 2001 – 2005
Năm Phôi thép Thép xây
dựng
Chế phẩm sau
cán
Thép là cán
nguội
2000 305.668 524.000 15.000
2001 324.000 555.000 20.000
2002 500.000 650.000 20.000
2003 550.000 760.000 30.000
2004 900.000 1.000.000 40.000 120.000
2005 1.100.000 1.200.000 50.000 180.000
Tổng cộng 3.374.000 4.165.000 160.000 300.000
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh)
- Tốc độ tăng sản lượng phôi thép bình quân gần 30% năm.
- Tốc độ tăng sản lượng thép xây dựng bình quân 18%/năm.


Ghi chú: Thép cán nguội và chế phẩm sau cán được sản xuất từ phôi là thép

cuộn cán nóng nhập khẩu và sản xuất trong nước.
Sản lượng thép xây dựng của Tổng công ty Thép Việt Nam so với tổng sản
lượng thép xây dựng sản xuất trong nước chiếm tỷ trọng tăng dần:
2001: 31%
2002: 33%
2003:35%
2004:42,5%
2005:46%
2. Kế hoạch đầu tư phát triển
Định hướng đầu tư của Tổng Công ty thép Việt Nam trong kế hoạch 5 năm
2001 – 2005 là tiếp tục đầu tư chiều sâu, cải tạo kỹ thuật và hiện đại hoá các cơ sở
sản xuất phôi và cán thép hiện có tại Công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty
Thép Miền Nam và Công ty Thép Đà Nẵng theo hướng đa dạng hoá mặt hàng sản
xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó
triển khai đầu tư xây dựng 3 nhà máy sản xuất phôi thép bằng công nghệ thép phế
– lò điện công suất lớn và có dây chuyền cán thép liên tục hiện đại đi kèm thiết bị
tiên tiến, hiện đại của Tổng Công ty Thép. Đảm bảo khả năng cạnh tranh cao của
Tổng Công ty đối với các thàh phần kinh tế khác và tham gia hội nhập AFTA có
kết quả. Để gối đầu cho kế hoạch 5 năm sau (2006 - 2010) Tổng Công ty sẽ đầu tư
xây dựng nhà máy thép cán nguội 205.000t/n và bước đầu nhà máy cán tấm nóng
1,0 tr.t/n. Ngoài ra việc nghiên cứu chuẩn bị và lập báo cáo nghiên cứu khả thi các
dự án xây dựng mỏ sắt Thạch Khê và nhà máy thép liên hợp 4,5Tr.t/n sẽ xây dựng
trong kế hoạch 5 năm 2006 – 2010. Cuối cùng là tiếp tục đầu tư một số dự án nhỏ
khác nhằm khai thác tiềm năng và đa dạng hoá sản xuất tại đơn vị thành viên của
Tổng công ty.

Chỉ tiêu Năm 2000 (T/n) Năm 2005 (T/n)
I. Công suất thiết kế
- SX thép thô (phôi thép) 400.000


1.500.000

- SX thép cán nóng (thép dài) 700.000 (1)

1.600.000 (2)



- SX thép cán nguội

205.000

II. Dự kiến sản lượng


- Thép thô (phôi thép) 305.668

1.100.000

- Thép cán dài 524.000

1.200.000

- Thép cán dẹt

180.000

- Gia công sau cán 15.000

50.000


(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
Ghi chú: (1) Toàn bộ công suất có trình độ công nghệ trung bình và thấp
(2) 70% công suất có trình độ công nghệ cao, hiện đại, tiên tiến.
Các dự án đầu tư cụ thể triển khai trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 của
Tổng Công ty Thép Việt Nam.
a. Các dự án nhóm A:
(1) Cải tạo kỹ thuật Công ty Gang thép Thái Nguyên có sự hợp tác của Trung
Quốc (giai đoạn 1). Tổng vốn đầu tư 650 tỷ đồng thực hiện trong năm 2001, đưa
vào sản xuất đầu năm 2002, đưa sản lượng phôi thép của Công ty lên 250.000t/n.
(2) Nhà máy thép cán nguội Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu): Công suất
205.000t/n, tổng mức đầu tư khoảng 1.900 tỉ đồng dự kiến khởi công 2002, vào
sản xuất 2004.
(3) Nhà máy thép Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu): Công suất 500.000t/n phôi
thép, 300.000t/n thép cán dài. Tổng mức đầu tư khoảng 2.100 tỉ đồng. Dự kiến xây
dựng 2003 – 2005.
(4) Nhà máy thép Cái Lân – Quảng Ninh: Công suất 500.000t/n phôi thép,
300.000t/n thép cán dài. Tổng mức đầu tư khoảng 1.900 tỉ đồng. Dự kiến xây dựng
2003 – 2006.
(5) Nhà máy thép Đà Nẵng: Công suất 250.000t/n phôi thép và 250.000t/n
thép cán dài. Vốn đầu tư dự kiến 1.700 tỉ đồng. Thời gian xây dựng 20044 – 2006.
(6) Nhà máy cán tấm nóng: Công suất 1,0 triệu t/n sản phẩm thép tấm và
băng cuộn cán nóng. Vốn đầu tư ước tính khoảng 5.000 tỉ đồng. Thời gian xây
dựng 204 – 2007.
b. Các dự án nhóm B


(1) Nghiên cứu lập báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án mỏ Thạch Khê và
nhà máy liên hợp 4,5tr t/n. Ước tính chi phí khoảng 450 tỉ đồng, thời gian thực
hiện 2002 – 2005.

(2) Đầu tư chiều sâu Công ty Thép miền Nam để đạt công suất ổn định
480.000 t/n thép cán và 270.000 t/n phôi thép. Ước tính vốn đầu tư 154 tỉ đồng,
thời gian thực hiện 201 – 2002.
(3) Đầu tư chiều sâu sản xuất phôi của Công ty thép Đà Nẵng (lò điện 15 tấn)
đưa sản lượng phôi lên 40.000 t/n. Vốn đầu tư 50 tỉ đồng, thời gian thực hiện:
2001 – 2003.
(4) Nhà máy sản xuất gạch ốp lát 2,0 trm2/n tại công suất đất sét và vật liệu
chịu lửa Trúc Thôn, Chí Linh, Hải Dương, vốn đầu tư 78 tỉ đồng, thời gian thực
hiện 2002 - 2003.
(5) Đổi mới khâu cán thép ở Công ty Gang thép Thái Nguyên (Cải tạo máy
cán 650, xây dựng mới máy cán thép dài liên tục công suất 250.00 – 300.000 t/n)
đưa công suất cán thép lên 400.000 t/n. Vốn đầu tư khoảng: 500 tỉ đồng. Thời gian
thực hiện 2002 – 2003.
(6) Đầu tư khai thác mỏ sắt Ngườm Cháng – Cao Bằng: công suất 150.000 –
200.000 t/n. Vốn đầu tư 35 tỉ đồng, thời gian thực hiện 2001 – 2003.
c. Các công trình nhóm C của các đơn vị thành viên, trong đó kể cả lập báo
cáo nghiên cứu khả thi dự án mở rộng công ty Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2
và mỏ sắt Quý Xa – Lào Cai tổng vốn đầu tư ước khoảng: 70 tỉ đồng.
d. Dự án liên doanh: Cảng quốc tế Thị Vải, liên doanh với Nhật đã được cấp
giấy phép đầu tư. Tổng vốn đầu tư 56 triệu USD (800 tỉ đồng) trong đó Tổng Công
ty thép phải góp vốn pháp định 4tr. USD (22,4%) tương đương 58 tỉ đồng, thời
gian xây dựng dự kiến 2004 – 2006.
III. Tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch
1. Về hoạt động sản xuất
1. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 2.149 tỷ đồng năm 2000 lên 4.975 tỷ
đồng năm 2005, tăng bình quân 18,28%/năm.
2. Sản lượng thép cán tăng từ 524.211 tấn năm 2000 đã tăng lên 1.200.000
tấn năm 2005, tăng bình quân 18,01%/năm; góp phần cùng ngành thép cả nước



hoàn thành sớm 2 năm chỉ tiêu 2,8 triệu tấn thép cán do Đại hội Đảng IX đề ra (dự
kiến đến năm 2005, sản lượng thép cán cả nước sẽ đạt 3,2 triệu tấn).
3. Sản lượng phôi thép tăng từ 305.668 tấn năm 2000 lên 647.500 tấn năm
2005, tăng bình quân 16,29%/năm; chiếm thị phần trên 40% trong hiệp hội thép
Việt Nam.
2. Về đầu tư phát triển
Trong giai đoạn 2001 – 2005, Tổng công ty đã tích cực đẩy mạnh công tác
đầu tư xây dựng, nhiều dự án đầu tư đã hoàn thành và đưa vào sản xuất đem lại
hiệu quả cao, góp phần giữ vững tốc độ tăng trưởng toàn Tổng công ty. Các dự án
đã được triển khai thực hiện như:
 3 dự án nhóm A:
4. Dự án cải tạo mở rộng Công ty gang thép Thái Nguyên giai đoạn I, công
suất 40.000 tấn phôi thép/năm.
5. Nhà máy thép cán nguội Phú Mỹ: Hoàn thành phần xây lắp, đi vào chạy
thử và sản xuất từ tháng 7/2005 với công suất 205.000 tấn/năm.
6. Nhà máy thép Phú Mỹ (Thép cán dài + phôi thép): Hoàn thành xây lắp
chạy thử, đưa vào sản xuất dây chuyền cán 400.000 tấn/năm. Tổng công ty cũng
đang gấp rút hoàn thành xưởng luyện thép đúc liên tục, dự kiến hết quý II/2006
đưa vào sản xuất chính thức.
 5 dự án nhóm B:
7. Dự án xưởng luyện thép lò điện 15 tấn/mẻ – Công ty thép Đà Nẵng.
8. Dự án cải tạo nhà máy thép Biên Hoà.
9. Nhà máy cán thép Thái Nguyên công suất 300.000 tấn/năm, hoàn thành và
đưa vào sản xuất quý III/2005.
10. Mỏ sắt Ngườm Cháng – Cao Bằng: công suất 120.000 tấn quặng/năm đã
hoàn thành xây dựng, lắp đặt thiết bị, hiệu chỉnh dây chuyền tuyển khoáng và đưa
vào sử dụng thành công trong quý IV/2005
11. Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ 2 triệu m2/năm – Công ty vật liệu chịu lửa
Trúc Thôn.
 Khoảng 160 dự án nhóm C:



Tổng Công ty đã hoàn thành tốt chương trình đầu tư 5 năm 2001 – 2005 có
quy mô với mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay, ước khoảng 5.583,432 tỷ đồng.
Đến cuối 2005 đạt công suất:
- Cán thép: 1,8 triệu tấn/năm
- Luyện thép: 1,15 triệu tấn/năm.
- Luyện gang: 200.000 tấn/năm.
- Gạch ốp lát: 2.0 triệu m2/năm.
3. Về tài chính kế toán
- Tình hình tài chính của tổng công ty từng bước ổn định trên phạm vi rộng
song từng lĩnh vực cũng còn bất cập khó khắc phục, điển hình là nhu cầu vốn đầu
tư xây dựng cơ bản quá lớn, hệ thống vốn đầu tư trong nước còn hạn chế, hệ thống
vốn đầu tư nước ngoài có thể đáp ứng được song điều kiện còn khắt khe.
- Công tác quản lý chi phí, giá thành, quản lý công nợ được chỉ đạo thường
xuyên song chuyển biến chậm, có phần gia tăng trong các năm gần đây.
- Các chính sách kinh tế của Nhà nước, đặc biệt các chính sách thuế được
hoàn thiện tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp.
- Tỷ giá trong nước biến động mạnh cũng có tác động xấu đến tổng vốn đầu
tư và khả năng xử lý chênh lệch tỷ giá của các dự án đầu tư lớn đã và đang giải
ngân, trả nợ.
- Chỉ số biến động giá trong nước có xu hướng tăng, đặc biệt là năm 2004 và
2005 trong đó 4 mặt hàng xăng dầu, phân bón, sắt thép, thuốc tăng khá cao.
Những nhân tố biến động như vậy đã tác động khá lớn tới yếu tố đầu vào
trong sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Giá thành trong những năm đầu
được duy trì ổn định nhưng từ năm 2003 trở lại đây biến động tăng khó kiềm chế.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty:

Lợi nhuận đơn
vị:

tr đồng
Nộp NS: đơn
vị: tr đồng
%
LN/DTHU
% LN/Vốn
CSH
Năm 2000 95.891

214.941

1,5

6,7

Năm 2001 45.282

333.634

0,6

3,0

Năm 2002 211.671

414.163

2,5

12,9




Năm 2003 215.116

452.347

2,1

11,3

Năm 2004 221.946

620.209

1,6

10,6

Ước năm 2005 Có lãi

639.678



(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
4. Về khoa học công nghệ
- Trong giai đoạn 2001- 2005, Tổng Công ty đã có những bước đổi mới cơ
bản về thiết bị, công nghệ trên lĩnh vực luyện và cán thép. Rất nhiều các công
nghệ mới đã được ứng dụng như: Sử dụng gang lỏng nạp vào lò điện, sử dụng oxy

cường hoá quá trình nấu chảy kết hợp phun than tạo xỉ bọt, sử dụng máy biến áp
cao hoặc siêu cao công suất, phối liệu lò cao với tỷ lệ quặng thiêu kết trên 50%,…,
nhiều thiết bị cán cũ đã được nâng cấp và đầu tư thay thế bằng các thiết bị mới,
hiện đại. Kết quả là đã giảm được đáng kể chi tiêu tiêu hao vật tư, năng lượng.
- Ngoài các sản phẩm thép xây dựng thông dụng như thép tròn trơn, thép vằn
D10 - D40, Tổng Công ty đã chế tạo ra nhiều mác thép xây dựng chất lượng cao
như 20MnSi, 35MnSi, SD390, SD490. Năm 2005 Nhà máy thép tấm lá Phú Mỹ
của Tổng Công ty bắt đầu đi vào hoạt động và có sản phẩm cung cấp ra thị trường.
- Tổng Công ty cũng chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học tập trung
vào các lĩnh vực: Nghiên cứu áp dụng giải pháp công nghệ kỹ thuật để nâng cao
hiệu quả trong sản xuất gang thép; nghiên cứu giảm các chỉ tiêu tiêu hao nguyên,
nhiên, vật liệu, năng lượng nhằm giảm giá thành sản phẩm; đầu tư đổi mới và bổ
sung thiết bị, công nghệ mới nhằm nâng cao công suất, chất lượng và sản lượng.
Đã có 5 đề tài cấp Nhà nước, 33 cấp Bộ và 2 cấp Tổng công ty được triển khai
thực hiện và phần lớn đã được ứng dụng đem lại lợi ích thiết thực cho các đơn vị
sản xuất trong ngành.
- Tổng công ty cũng đặc biệt chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường như
xây dựng và lắp đặt các hệ thống xử lý khói bụi tại các lò luyện thép (Công ty
gang thép Thái Nguyên, Nhà máy lưới thép Bình Tây, Nhà máy lưới thép Tân
Thuận); xây dựng và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải (Công ty tôn Phương
Nam, Công ty liên doanh thép Tây Đô).
Mặc dù trong thời gian qua Tổng công ty đã có nhiều cố gắng về đổi mới
khoa học công nghệ, nhưng nhìn chung vẫn còn lạc hậu so với các nước. Sự phối


hợp nguồn lực cán bộ khoa học công nghệ tại các đơn vị sản xuất, nghiên cứu và
các trường đại học chưa chặt chẽ, kinh phí dành cho công trình khoa học chưa
nhiều.
IV. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.
1. Những thành tựu đạt được

Đạt được: Quán triệt Nghị Quyết Đại hội Đảng lần IX về kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội 5 năm 2001 – 2005, Tổng Công ty Thép Việt Nam đã phấn đấu,
phát huy năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra, đặc biệt Tổng công
ty luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao với hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày
càng tăng, cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong ngành, làm
tốt vai trò chủ đạo của một doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực bình ổn định thị
trường góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Tồn tại, khó khăn cần khắc phục
Trong giai đoạn 2001 – 2005 trong khi sản lượng thép cán dài đã hoàn thành
chỉ tiêu thì sản lượng phôi thép và thép cán dẹt chưa hoàn thành chỉ tiêu. Nguyên
nhân dẫn đến tình trạng này phải kể đến tiến độ đưa vào hoạt động và sản xuất của
2 nhà máy thép Phú Mỹ, nhà máy thép Cái Lân và một số dự án khác còn chậm
chưa đúng với kế hoạch đề ra gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng chung của cả
giai đoạn. Bên cạnh đó, trong thời kì hội nhập nền kinh tế quốc tế không tránh
khỏi cạnh tranh khốc liệt không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn giữa
các doanh nghiệp nội địa và các doanh nghiệp nước ngoài dẫn đến nhiều nguy cơ
thách thức đối với các doanh nghiệp nói chung và Tổng Công ty thép Việt Nam
nói riêng. Vì vậy để có thểm đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch đề ra đòi hỏi những
nỗ lực hết mình trong Tổng công ty và tầm nhìn chiến lược để có thể ứng phó
được với môi trường kinh doanh nhiều thách thức và biến động này.
Tuy tốc độ tăng trưởng khá nhanh nhưng phát triển chưa bền vững, dễ bị ảnh
hưởng nặng nề khi có biến động lớn về giá cả trên thị trường. Bên cạnh đó tài
nguyên quặng sắt trong nước có nhưng không nhiều và còn một số hạn chế về chất
lượng và điều kiện khai thác vận tải. Các vật tư nguyên nhiên liệu khác cho sản
xuất như than mỡ, thép phế, khí đốt, điện năng….cũng rất hạn chế không đủ đáp
ứng cho quy mô sản xuất lớn hàng triệu tấn thép/năm. Mặt khác sự phát triển của


ngành là do nhu cầu thị trường song còn mang tính tự phát, phong trào, chưa tuân
theo quy hoạch của Nhà nước dẫn tới việc cung vượt quá cầu và sự mất cân đối

của ngành.
- Công nghệ thiết bị cũ, lạc hậu, lực lượng lao động lớn, năng suất thấp.
- Tăng giá xăng dầu, điện và các loại vật liệu dẫn đến hiệu quả sản xuất giảm
- Chi phí đầu tư cao, thời gian thu hồi vốn, có nhiều dự án đang được xúc tiến
trong khi đó khả năng góp vốn của các cổ đông còn hạn chế đồng thời thiếu sự hỗ
trợ vốn của Nhà nước nên ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng và chủ động.
- Trong giai đoạn này công ty tiếp tục đổi mới sắp xếp doanh nghiệp nên
phần nào cũng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh chung.
- Tiến trình hội nhập quốc tế và quá trình gia nhập WTO cũng tiềm ẩn nhiều
thách thức cho các doanh nghiệp tham gia
V. Khuyến nghị một số giải pháp
Từ thực trạng nêu trên có thể nhận thấy rằng có 2 khó khăn chủ yếu đối với
doanh nghiệp cần phải khắc phục đó là khó khăn từ phía nội bộ doanh nghiệp và
từ phía môi trường bên ngoài tác động. Do đó em xin đưa ra 2 hướng khuyến nghị:
1. Về phía Tổng Công ty:
- Chủ động đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, tập trung nâng cao chất
lượng sản phẩm để có đủ năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường, chú
trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm
tiêu hao, hạ giá thành sản phẩm.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích thị trường trong nước và thế giới
để có những dự báo kịp thời chính xác phục vụ công tác điều hành sản xuất kinh
doanh của công ty.
- Tăng cường công tác Marketing, xúc tiến thương mại, phát triển hệ thống
mạng lưới tiêu thụ. Đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường xuất khẩu nhằm giảm
sức ép trên thị trường nội địa.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kinh doanh và phát
triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của công ty.








×