Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.56 KB, 3 trang )
Để an toàn hơn khi mua sắm trực tuyến
1. Không được lười biếng
Nhiều trang web mua sắm sẽ mời bạn thiết lập một tài khoản với lý do là
giúp bạn không phải nhập lại thông tin thanh toán trong các lần mua sắm kế tiếp.
Nó có vẻ thuận tiện, nhưng sẽ tốt nếu bạn hạn chế đến mức tối đa các thông tin
cần điền vào bởi nếu trang web mua sắm của bạn bị tấn công, những kẻ xấu sẽ có
tất cả các thông tin cá nhân của bạn, thậm chí là số thẻ tín dụng. Bạn cũng đừng
nên trông chờ các trang web mua bán sẽ mã hóa các dữ liệu nhạy cảm này, hoặc ít
nhất là số thẻ tín dụng. Rõ ràng là cần phải cung cấp thông tin về địa chỉ nhà của
bạn cho người bán hàng, nếu không họ sẽ không biết được nơi giao hàng, nhưng
nên để trống các ô chứa các thông tin không cần thiết. Và nếu các mẫu đơn đặt
hàng yêu cầu các thông tin cá nhân như số thẻ An sinh xã hội hoặc số tài khoản
ngân hàng, bạn nên bỏ trống chúng. Không có lý do gì để một người bán hàng
trung thực cần đến các thông tin đó. Tóm lại, bạn không nên điền vào tất cả các
thông tin liên lạc khác ngoài những thông tin tối thiểu để theo dõi và hoàn thành
đơn đặt hàng của bạn.
2. Thận trọng với scam email
Bạn có thể sẽ nhận được các thông báo qua email từ một số nhà cung cấp
trực tuyến về các mặt hàng mới và các khuyến mãi hấp dẫn. Ngay cả khi các thông
tin này được gửi từ một địa chỉ quen thuộc, bạn cũng không nên bấm vào bất kỳ
liên kết nào có trong email. Thay vào đó, hãy truy cập vào trang web của nhà cung
cấp bằng cách nhập địa chỉ vào ô Address của trình duyệt và xem các mặt hàng
cần mua. Về cơ bản, email không phải là một công cụ an toàn. Kẻ xấu có thể giả
mạo một tin nhắn có vẻ hoàn toàn hợp lệ nhưng sẽ hướng dẫn bạn đến một trang
web thương mại giả. Họ sẽ không gửi bất kỳ món hàng nào cho bạn sau khi đã lấy
tiền thanh toán từ bạn. Tệ hơn nữa, bạn đã cung cấp cho họ số thẻ tín dụng của bạn
cùng với địa chỉ và thông tin cá nhân khác. Điều này có thể khắc phục được nếu
bạn từ bỏ thói quen bấm chuột vào các liên kết trong email.
3. Cảnh giác với các trang web lừa đảo (phising)
Một trang web lừa đảo sẽ cố tình giả dạng một trang web thương mại hợp
pháp, nhưng khi đăng nhập, bạn đã vô tình cung cấp thông tin cá nhân của mình