Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Chuyển giao công nghệ trong ngành công nghiệp ôtô ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.08 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA KINH TẾ
BÀI THẢO LUẬN

CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG NGÀNH
CÔNG NGHIỆP ÔTÔ Ở VIỆT NAM

DANH SÁCH NHÓM:
1. BÙI ĐÌNH LUÂN - Nhóm trưởng
2. NGUYỄN THỊ ANH
3. PHẠM XUÂN ĐƯỜNG
4. VŨ THỊ LÝ
5. PHAN BÁ PHƯƠNG
6. TRẦN THỊ QUỲNH
7. NGUYỄN VÕ TOÀN
8. NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
Vinh, tháng 8 năm 2010
Chuyển giao công nghệ trong ngành ô tô Việt Nam
Mục lục
A - Mở đầu ……………………………………………………… 3
B - Phần nội dung ………………………………………………. 4
I – Những vấn đề về chuyển giao công nghệ đối với ngành công
nghiệp ô tô ………………………………………………….. 4
1.1 – Khái quát về chuyển giao công nghệ ………………………. 4
1.1.1 – Khái niệm …………………………………………………... 4
1.1.2 - Các yếu tố thuộc bên nhận và nước nhận …………………... 4
1.1.3 - Các yếu tố thuộc bên giao và nước giao ……………………. 5
1.1.4 - Các phương thức chuyển giao ……………………………… 5
1.2 – Vai trò của chuyển giao công nghệ …………………………. 5
1.3 – Vai trò của ngành công nghiệp ô tô ………………………… 6
II - Hoạt động chuyển giao công nghệ trong ngành ô tô Việt Nam .. 7


2.1 - Chính sách phát triển trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam ... 7
2.1.1 - Định hướng phát triển trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam . 7
2.1.2 - Những nguyên tắc cơ bản của chính sách nội địa hoá ………... 9
2.2 - Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ vào ngành công
nghiệp ôtô Việt Nam …………………………………………. 10
III - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ
vào Việt Nam trong ngành công nghiệp ô tô những năm tới ….. 15
3.1 - Phát triển nguồn nhân lực ……………………………………. 15
3.2 - Tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính ……………………... 16
3.3 - Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp - bản quyền ……………… 16
C - KẾT LUẬN …………………………………………………... 17
Tài liệu tham khảo ……………………………………………. 18
A – MỞ ĐẦU
Khi nói đến đầu tư quốc tế, người ta luôn nói đến công nghệ và chuyển
giao công nghệ. Vì khi nhà đầu tư đến một nơi nào đó để đầu tư, ngoài việc
chuyển vốn đến địa điểm đầu tư, nhà đầu tư còn mang theo công nghệ để áp
Lập và phân tích dự án đầu tư
2
Chuyển giao công nghệ trong ngành ô tô Việt Nam
dụng vào công việc sản xuất công việc kinh doanh của mình nhằm rút ngắn thời
gian khởi động và duy trì nguồn cung cấp cho bạn hàng truyền thống.
Chuyển giao công nghệ là một trong những đặc điểm nổi bật của sự phát
triển kinh tế thế giới trong những thập kỷ gần đây. Do yªu cÇu b¶o vệ và xây
dựng đất nước, ô tô đã được sử dụng ở Việt Nam khá sớm và có nhu cầu ngày
càng mạnh. Những năm gần đây, Việt Nam đã tự sản xuất và cung cấp được khá
nhiều loại xe sử dụng trong nước, giảm số lượng xe nhập khẩu, tiết kiệm cho
Nhà nước một lượng ngoại tệ đáng kể. Tuy nhiên, mục tiêu chính mà Việt Nam
đặt ra không phải chỉ cung cấp một lượng xe cho thị trường hay tiết kiệm ngoại
tệ cho đất nước mà là xây dựng một ngành công nghiệp ô tô độc lập. Muốn thực
hiện được mục tiêu này, Việt Nam cần mở cửa thị trường ô tô nội địa cho các

nhà đầu tư nhằm vào các mục đích sau:
- Thu hút vốn.
- Nhận chuyển giao công nghệ
- Tiếp thu phương thức sản xuất mới
- Tạo việc làm.
Ở giai đoạn hiện nay, cả 4 mục tiêu trên đều rất quan trọng với Việt Nam,
nhưng nếu xét về lâu về dài và tính toán cả lợi ích của ngành công nghiệp ôtô thì
mục tiêu công nghệ có ý nghĩa hàng đầu.
B – PHẦN NỘI DUNG
I – Những vấn đề về chuyển giao công nghệ đối với ngành công
nghiệp ô tô
1.1 – Khái quát về chuyển giao công nghệ
1.1.1 – Khái niệm
Lập và phân tích dự án đầu tư
3
Chuyển giao công nghệ trong ngành ô tô Việt Nam
Theo luật quốc tế về chuyển giao công nghệ: Chuyển giao công nghệ là
việc tiếp nhận công nghệ mới giữa bên giao và bên nhận. Chuyển giao công
nghệ có thể diễn ra:
- Từ một ngành công nghiệp sang một ngành công nghiệp khác
- Từ một tổ chức này sang một tổ chức khác ở quy mô quốc tế
- Giữa các nước phát triển
- Giữa các nước đang phát triển
- Giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ
1.1.2 - Các yếu tố thuộc bên nhận và nước nhận
- Tình hình chính trị
- Hệ thống hành chính, pháp luật và việc chấp hành pháp luật được phép
chuyển giao công nghệ theo những quy định nào. Ba hệ thống hỗ trợ trong việc
tiếp nhận công nghệ là : cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp

- Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ : 4 cơ sở pháp luật để chống lại sự
truyền bá không hợp lệ công nghệ: thiết lập hệ thống luật về sở hữu trí tuệ, hiện
đại hóa hệ thống luật về sở hữu trí tuệ, thi hành và áp dụng luật nhanh chóng và
đơn giản, tham gia vào các hiệp ước và công ước quốc tế
- Tình hình kinh tế
- Cơ sở hạ tầng và nhân lực KH – CN
- Chính sách công nghệ và chuyển giao công nghệ : nâng cao nhận thức
của người dân về lợi ích của công nghệ thông qua phương tiện thông tin đại
chúng, giới thiệu lợi ích của công nghệ qua các buổi hội thảo và hội chợ, xuất
bản các tạp chí công nghệ, khuyến khích đổi mới
1.1.3 - Các yếu tố thuộc bên giao và nước giao
- Kinh nghiệm
- Chính sách chuyển giao công nghệ
- Vị thế thương mại và công nghệ
1.1.4 - Các phương thức chuyển giao
Lập và phân tích dự án đầu tư
4
Chuyển giao công nghệ trong ngành ô tô Việt Nam
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài kết hợp với phương tiện sản xuất, các kiến
thức được cấp patent, các know - how, quản trị và marketing
- Hợp đồng license sử dụng patent, tên hãng, nhãn hiệu và các đối tượng
khác
Hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ kỹ thuật
- Các hợp đồng quản lý
- Các hợp đồng marketing
- Cung cấp dịch vụ kỹ thuật và tư vấn, các nghiên cứu khả thi và các dịch
vụ khác cho hoạt động đầu tư và tái đầu tư
- Các hợp đồng chìa khóa trao tay
- Bán và mua phương tiện SX
- Các hoạt động R & D

1.2 – Vai trò của chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ có vai trò to lớn đối với nền kinh tế thế giới nói
chung và nền kinh tế của mỗi nước nói riêng. Chuyển giao công nghệ có lợi cho
cả hai bên bên giao và bên nhận.
Ngày nay trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới cùng với trình độ
phân công lao động, chuyên môn hoá ở tầm chuyên sâu đến từng chi tiết sản
phẩm. Hoạt động chuyển giao công nghệ góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế
phát triển cho phép khai thác lợi thế so sánh giữa các quốc gia. Mặt khác nó còn
làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế thế giới theo hướng gia tăng tỷ trọng dịch vụ và
công nghiệp.
Công nghệ tạo năng xuất lao động cao hơn cùng sự phong phú về chủng
loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của thị trường. nó là vũ khí
cạnh tranh của các doanh nghiệp, các nền kinh tế, có vai trò to lớn đối với vấn
đề môi trường trong quá trình khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và quá
trình chế tác, sử dụng.
1.3 – Vai trò của ngành công nghiệp ô tô
Lập và phân tích dự án đầu tư
5
Chuyển giao công nghệ trong ngành ô tô Việt Nam
Ôtô là sản phẩm hàng tiêu dùng, vừa là phương tiện sản xuất, có giá trị cao
nhất trong đời sống xã hội của con người (chỉ sau các bất động sản) và được sản
xuất với số lượng lớn. Trong tương lai, khi nhu cầu sản lượng tới vài trăm ngàn
xe ôtô một năm thì ngành công nghiệp ôtô cùng các ngành sản xuất phụ tùng sẽ
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước.
Chính vì vậy, công nghiệp ôtô tuy chỉ là ngành sản xuất phương tiện giao
thông, nhưng sự phát triển của nó lại thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành
khác, nên công nghiệp ôtô sẽ cung cấp việc làm trên diện rộng và sự tăng trưởng
cao cho cấu trúc công nghiệp, góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, một chương trình do đại hội 8 của Đảng
Cộng sản Việt Nam đề ra nhằm đưa nước ta từ nước kinh tế nông nghiệp là

chính chuyển sang nước có nền công nghiệp hiện đại trong vòng 20 năm tới.
Đất nước Việt Nam với diện tích 331211,6 và dân số hiện nay là hơn 85
triệu người, có tỷ lệ tăng dân số gần 2%. Nếu chúng ta giảm được tỷ lệ tăng dân
số xuống còn 1,5% thì sau 20 năm nữa, dân số Việt Nam sẽ là khoảng 95 triệu
người. Còn với mức tăng dân số như hiện nay, sau 20 năm nữa, dân số Việt Nam
sẽ là khoảng trên 100 triệu người. Một quốc gia công nghiệp với dân số trên 100
triệu người thì không thể không có công nghiệp ôtô riêng của mình.
Hiện nay, các nước thành viên ASEAN (trừ Singapore do dân số nhỏ bé)
đều đã xây dựng ngành công nghiệp ôtô của riêng mình. Và theo dự tính, trong
tương lai ASEAN sẽ phát triển thành một trung tâm công nghiệp ôtô của thế kỷ
21 sau Nhật, Mỹ và Tây Âu.
Bởi vậy, để tránh tụt hậu thì Việt Nam cũng sẽ phải xây dựng và phát triển
công nghiệp ôtô của mình thành một ngành công nghiệp trọng yếu, góp phần
thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước và nhanh chóng hội nhập
với khu vực và thế giới.
II - Hoạt động chuyển giao công nghệ trong ngành ô tô Việt Nam
2.1 - Chính sách phát triển trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam
2.1.1 - Định hướng phát triển trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam
Lập và phân tích dự án đầu tư
6
Chuyển giao công nghệ trong ngành ô tô Việt Nam
Nghiên cứu và tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển công nghiệp ôtô
của các nước phát triển trên thế giới, ta thấy công nghiệp ôtô của các nước phát
triển với tốc độ khác nhau, có nhiều mô hình quản lý khác nhau. Như xét về
bước đi và phân chia giai đoạn của các nước sau:
Các bước phát triểncủa công nghiệp ôtô các nước ASEAN và châu Á
Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4
Phát triển công
nghiệp lắp ráp ôtô
trong nước

Bắt đầu sản xuất
chi tiết và bộ phận
ở trong nước
Đẩy mạnh sản
xuất các chi tiết và
bộ phận trong
nước
Coi trọng tự do
cạnh tranh và thị
trường tự do
Giai đoạn của chính sách bảo hộ và phát triển Giai đoạn khuyến
khích tự do cạnh
tranh
Nguồn: Quy hoạch ngành ôtô Việt Nam đến năm 2010 (Tài liệu Bộ Thương mại)
Để tiến nhanh và vững chắc, Việt Nam đã chọn một mô hình quản lý của
riêng mình: nhập công nghệ tiên tiến của các nước công nghiệp phát triển, hạn
chế số lượng nhà sản xuất, duy trì sự cạnh tranh nhưng có bảo hộ cho ngành
công nghiệp non trẻ này bằng các biện pháp thuế và phi thuế. Đặc biệt, chính
sách nội địa hoá là một trong những công cụ chủ yếu để thúc đẩy và phát triển
công nghiệp ô tô, đồng thời là một biện pháp nhằm cụ thể hoá chiến lược của
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010.
Theo dự báo trong quy hoạch thì đến năm 2010, VN cần bổ sung khoảng
274.000 xe ôtô các loại mới đáp ứng đủ nhu cầu. Ngoại trừ loại xe con đến 5 chỗ
ngồi và loại xe 26 - 46 chỗ ngồi không cần đầu tư thêm do đã đủ sản lượng, còn
tất cả các loại xe khác đều phải đầu tư thêm và nhiều nhất là các loại xe tải (cần
bổ sung hơn 110.00 xe). Vì vậy, mục tiêu cụ thể mà quy hoạch đưa ra đối với
các loại xe thông dụng như xe tải, xe khách, xe con phải đáp ứng trên 80% nhu
cầu thị trường trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 60% vào
năm 2010 (riêng động cơ phải đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 50%, hộp số 90%).
Lập và phân tích dự án đầu tư

7

×