Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Cảm xúc tiêu cực của phụ nữ bị buôn bán qua biên giới trở về qua nghiên cứu trường hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 13 trang )

CẢM XÚC TIÊU cực CỦA PHỤ NỮ
BỊ BUÔN BÁN QUA BIÊN GIỚI
TRỞ VỀ QUANGHIÊN cứu TRƯỜNG HỢP
Trịnh Hà My
Học viện Phụ nữ Việt Nam.

TÓM TẮT
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp với 1 phụ nữ bị buôn bán
qua biên giới trở về nhằm tìm hiếu các trải nghiệm cảm xúc tiêu cực của nữ nạn nhân bị
buôn bán Kết quả nghiên cứu cho thấy, phụ nữ bị bn bán qua biên giới có các cảm xúc
tiêu cực từ khi bị buôn bản cho đến khi trở về cộng đồng. Các cảm xúc tiêu cực này bao
gồm: sợ I lãi, thất vọng, cô đơn, lạc lõng, tội lỗi, xấu hổ. Các tác nhãn gây nên các cảm
xúc này t ắt nguồn từ những kỳ vọng không thực tế của phụ nữ bị bn bán, mơi trường
thiểu an ồn khi bị buôn bán, sự kỳ thị của gia đĩnh và cộng đồng khi trở về. Các cảm
xúc tiêu < ực góp phần tạo nên những hành vi tiêu cực ở phụ nữ bị buôn bản (hành vi tự
gây hại, tham gia vào các mối quan hệ thiếu lành mạnh), từ đó tạo ra những rào cản cho
q trình tái hịa nhập cộng đồng của chính họ.

Từ khóa: Cảm xúc tiêu cực; Phụ nữ bị buôn bán qua biên giới.
Ngày nhận bài: 20/4/2022; Ngày duyệt đăng bài: 25/5/2022.

1, Đặt vấn đề
Nạn buôn bán người đã và đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng thế giới
và ở Việi Nam. Bn bán người là một loại hình tội phạm mang tính tồn cầu và đang
có xu thè gia tăng từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX (Doezema, 2002). Buôn bán
người là việc một số cá nhân sử dụng các thủ đoạn lừa, gạt lợi dụng biến người khác
thành nơ lệ tình dục, lao động hoặc mục đích khác nhằm mang lại những lợi ích cho
bản thân. Bn bán người là một hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền con người.

T rên thế giói, có hàng triệu đàn ơng, phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của nạn bn
người V(fi các mục đích khác nhau như tình dục, lao động... vấn đề buôn bán người


liên qua: 1 đến một loạt các vấn đề về nhân quyền, nghèo đói, hịa nhập xã hội, pháp
luật... Ưiện nay, khơng thể đưa ra được một con số cụ thể, chính xác số lượng nạn
nhân bị 1 )uôn bán do sự khác biệt về khái niệm và phương pháp luận trong các nghiên
cứu đồn Ị thời do việc thiếu dữ liệu tổng thế đáng tin cậy. Việc này dần đến những số
liệu khác nhau về số lượng nạn nhân bị buôn bán giữa các tố chức.
Mỗi năm theo ước tính có khoảng 120.000 phụ nữ và trẻ em bị buôn bán
vào các nước thuộc Liên minh Châu Âu. Trên toàn thế giới, ước tính dao động từ
TẠP CĨ TÂM LÝ HỌC, số 6 (279), 6 - 2022

85


700.000 đến 4.000.000 phụ nữ và trẻ em bị buôn bán hàng năm. Tại Đông Nam Á,
số nạn nhân buôn nguời nhiều gấp ba lần so với số nô lệ trong tồn bộ lịch sử của
chế độ nơ lệ ở Châu Phi (Demir, 2003).

Theo ước tính của Chính phủ Hoa Kỳ, có khoảng từ 600.000 đến 800.000
nạn nhân bị bn bán qua biên giới năm 2003. Ước tính này của Chính phủ Hoa Kỳ
khơng bao gồm các nạn nhân bị bn bán trong nước. Cịn theo Tồ chức Lao động
Quốc tế (ILO) ước tính thì có ít nhất 2,45 triệu người đã bị buôn bán qua biên giới
và nội địa trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2004. Tổ chức Di cư quốc tế (IOM)
đã ghi lại số lượng nạn nhân bị buôn bán mà họ đã hồ trợ là 7.771 nạn nhân từ năm
1995 đến năm 2004 (dẫn theo Public Disclosure Authorized, 2009).
Cũng như trên thế giới, không thể đưa ra một con số hồn tồn chính xác về
số lượng nạn nhân bị buôn bán ở Việt Nam. Do cách tiếp cận nạn nhân khác nhau nên
số liệu thống kê nạn nhân bị buôn bán của ban ngành, các tổ chức có sự khác biệt. Bộ
Cơng An có thể thống kê số lượng nạn nhân thông qua những vụ án hình sự. Hội Liên
hiệp Phụ nữ có thể thống kê cả các nạn nhân trở về khơng chính thức do mạng lưới
rộng rãi tại cơ sở. Hay các tổ chức chỉ có thể thống kê số người bị buôn bán dựa trên
số lượng nạn nhân tổ chức hỗ trợ. Theo báo cáo của Bộ Công an, năm 2006 - 2007

số lượng nạn nhân buôn bán người ở Việt Nam là 2.137 người (dẫn theo Đại học An
Giang, 2011). Còn trong báo cáo của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm giai
đoạn 2004 - 2009, tồn quốc có số nạn nhân bị buôn bán là 4.008 người, riêng năm
2009 số nạn nhân là 869 người, nửa đầu năm 2010 là 306 người (Bộ Công an, 2010).
Từ năm 2010 đến tháng 6/2021, Bộ Công an đã phát hiện được 7.500 nạn nhân bị
lừa bán (dần theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2021).
Các nạn nhân bị buôn bán thường phải trải qua sự lạm dụng về thể chất, tinh
thần, tình dục nên khi được giải cứu và trở về, họ có nhiều tổn thương về thể chất,
tinh thần, đặc biệt rất nhiều trong số họ gặp phải các tổn thương sau sang chấn PTSD
(International Organization for Migration, 2007).
Các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực buôn bán người đã sử dụng
các phương pháp định lượng và định tính nhằm tìm hiểu những tổn thương tinh thần
của các nạn nhân. Qua quá trình này, họ đã khám phá ra các trải nghiệm cảm xúc
tiêu cực của nạn nhân bị buôn bán.

Một nghiên cứu của IOM Kosovo (2002) liên quan đến phụ nữ bị buôn bán ở
Kosovo cho thấy các nạn nhân này có các cảm xúc sợ hãi, mất phương hướng, khó
chịu, bồn chồn, lo lắng, hối hận, né tránh chấn thương, gặp ác mộng, thiếu tin tưởng,
bất lực, hoảng sợ, mất kiểm sốt, thu mình, mất niềm tin vào cuộc sống, giảm hứng
thú với hoạt động. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các nạn nhân bị bn bán có nhiều
nguy cơ tự tử (International Organization for Migration Kosovo, 2002).
Những cảm xúc tiêu cực có ở những phụ nữ bị buôn bán liên quan đến việc
trải qua những chấn thương nghiêm trọng của họ. Do bị ngược đãi cũng như phải
đấu tranh sinh tồn trong những điều kiện khó khăn nên phụ nữ bị bn bán thường
86

TẠP CHÍ TÂM LÝ HQC, số 6 (279), 6 - 2022


có các phản ứng: sợ hãi, tội lỗi, thịnh nộ, cảm giác bị phản bội, không tin tưởng, bất

lực, sốc, nghi ngờ và cảm thấy mất mát (Yakushko, 2009).

Nghiên cứu định tính trên 23 phụ nữ bị bn bán ở Châu Ầu, Zimmerman và
cộng sự (2003) đã đưa ra một bảng liệt kê 21 biểu hiện tâm lý tiêu cực và đề nghị
những người tham gia phỏng vấn lựa chọn những biểu hiện họ đã từng trải qua. Có 8
trong số 72 phụ nừ cho biết họ có 50% biểu hiện tâm lý tiêu cực, 4 trường hợp thừa
nhận họ có trên 15 biểu hiện tâm lý tiêu cực. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nhữngr
biểu hiện phổ
phố biến nhất của các nạn nhân này là dễ mệt mỏi; khóc nhiều hơn bình
thường; thường xun bị đau đầu, khơng vui hoặc buồn bã; cảm thấy bản thân mất
giá trị và bị “vấy bấn” vĩnh viễn (Zimmerman, Yun và Watts, 2003).
M:ạt nghiên cứu khác về phụ nữ bị buôn bán của Zimmerman và các cộng
sự vào nỉ m 2006 trên 207 phụ nữ bị buôn bán đã được giải cứu ở Châu Âu đã cho
kết quả về cảm xúc của các nạn nhân như sau: lo lắng (91%); kinh hoàng (61%); sợ
hãi (85%); buồn bã (95%); khơng có hy vọng về tương lai (76%). Ngồi ra, kết quả
nghiên cưu cịn chỉ ra những triệu chứng liên quan đến PTSD của phụ nữ bị buôn
bán tham gia
g................
khảo sát: suy nghĩ về những sự kiện kinh hoàng (75%); cảm giác như
thê sự kiên đang diễn ra lần nữa (52%); ác mộng tái diễn (54%); cảm thấy bị cô lập
(60%); k lông thể cảm nhận được cảm xúc (44%); giật mình, dễ giật mình (67%);
khó tập Cung (52%); khó ngủ (67%); cảm thấy đề phòng (64%); tức giận bùng phát
(53%); n ĩ tránh các hoạt động gợi về sự kiện đau buồn hoặc tổn thương (61%), mất
trí nhớ hoặc một phần các sự kiện đau thương (36%); ít quan tâm đến các hoạt động
thường ngày (46%), cảm thấy khơng có tương lai (65%), tránh suy nghĩ hoặc cảm
xúc liên quan đến các sự kiện đau buồn (58%); phản ứng đột ngột về cảm xúc hoặc
thể chất khi được nhắc về những sự kiện đau thương hoặc đau buồn nhất (65%)
(Zimmerman và cộng sự, 2006).

Đ ĩ hiểu rõ hơn về những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực của nạn nhân bị buôn

bán ra nước ngồi, trong bài viết này, chúng tơi tiến hành mơ tả các cảm xúc tiêu
cực của một nạn nhân bị bn bán trở về, đồng thời phân tích một số tác nhân gây
ra các cảm xúc này ở nạn nhân.

2., Phương pháp nghiên cứu
N ghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study)
nhằm mó tả những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực của một trường họp phụ nữ bị buôn
bán qua biên giới trở về Việt Nam và những tác nhân gây ra cảm xúc đó. Những cảm
xúc tiêu 2ực này được tìm hiểu trong thời kỳ nạn nhân này ở nước ngồi do bị bn
bán và trong thời kỳ ở Việt Nam sau khi bị bn bán trở về. Bên cạnh việc tìm hiểu
cảm xúc tiêu cực của nạn nhân bị buôn bán, nghiên cứu cịn phân tích các ngun
nhân dẫr đển cảm xúc tiêu cực đó và ảnh hưởng của nó đến kết quả hịa nhập cộng
đồng củí nạn nhân.

Thường họp phụ nữ bị bn bán được lựa chọn dựa trên ba tiêu chí: 1) Là phụ
nữ bị buón bán trở về có độ tuổi trên 18 khi tham gia nghiên cứu; 2) Đã trải qua quá

TẠP CH i TÂM LÝ HỌC, số 6 (279), 6 - 2022

87


trình bị bn bán và hiện đã trở về sống tại quê hương; 3) Có đủ khả năng về thể
chất và tinh thần để tham gia nghiên cứu. Với sự hồ trợ của cán bộ Hội Phụ nữ các
cấp, các cuộc phỏng vấn với nữ nạn nhân bị buôn bán qua biên giới trở về được thực
hiện một cách thân mật, thoải mái trên cơ sở quan hệ cởi mở và tin tưởng.

Trường hợp nạn nhân bị buôn bán trở về trong nghiên cứu này là N.T.M. (24
tuổi) khi tham gia phỏng vấn và bị buôn bán trong độ tuổi vị thành niên - 16 tuổi.
M. là người dân tộc thiểu số, em đến từ một bán sâu và xa của một huyện thuộc một

tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. M. học hết lớp 9 và có thể giao tiếp thành thạo
tiếng phổ thông. M. sinh ra và lớn lên trong một gia đình có bốn chị em. M. là con
út. M. đã phải trải qua một tuổi thơ thiếu thốn bữa đói bữa no và đầy lo lắng bất an
với những trận mắng chửi từ mẹ và các trận đòn liên miên từ người bố. Năm 2012,
trong một lần sang nhà bạn chơi, nghe theo lời rủ rê của chị gái bạn, M. đã vượt biên
sang Trung Quốc đề tìm kiếm cơ hội việc làm đổi đời. Tuy nhiên, tại Trung Quốc,
M. đã bị ép lấy chồng; cuộc sống cùng chồng và gia đình chồng của M. ở đây gặp
rất nhiều khó khăn. M. bị bạo hành về cả thể chất lẫn tinh thần. Năm 2018, M. trốn
khỏi nhà chồng, được giải cứu và đưa trở về đoàn tụ với gia đình ở Việt Nam. Năm
2020, M. lấy chồng (mới làm lễ chưa đăng ký kết hôn) và sinh con. Trước khi nghỉ
sinh con, M. phụ giúp gia đình làm nương rẫy và có một vài tháng làm công nhân
tại khu công nghiệp ở Bắc Ninh. Cuộc sống mới của M. đối mặt với hàng loạt các
vấn đề về kinh tế, bạo lực gia đình.
Các cuộc phỏng vấn trực tiếp đã được tiến hành với các câu hỏi đóng và câu
hỏi mở, trong đó phần lớn là câu hỏi mở. Mặc dù không đưa ra những câu hỏi cụ thể,
nhung nội dung phỏng vấn ở đây được chuẩn bị trước một cách chi tiết, rõ ràng theo
các mảng vấn đề mà nghiên cứu cần khai thác (thực trạng, nguyên nhân và mức độ ảnh
hưởng đến hòa nhập cộng đồng của cảm xúc tiêu cực). Trình tự nội dung cần phỏng
vấn khơng bị cố định theo trình tự đã chuẩn bị, người phỏng vấn có thể linh động,
mềm dẻo tùy theo mạch câu chuyện của nạn nhân. Trong quá trình phỏng vấn, phương
pháp quan sát đã được sử dụng nhăm làm rõ hơn những cảm xúc tiêu cực được thê
hiện qua những hành vi phi ngôn ngữ của nạn nhân. Bên cạnh đó, phương pháp nghiên
cứu tài liệu cũng được sử dụng nhằm phân tích, khái quát, tổng họp kết quả nghiên
cứu của các tác giả đi trước về những cảm xúc tiêu cực của nạn nhân bị buôn bán, từ
đó so sánh với kết quả thu được từ nghiên cứu này.

Trước khi tiến hành phỏng vấn, nạn nhân đủ điều kiện và tự nguyện tham gia
nghiên cứu được trao đổi về mục tiêu, nội dung nghiên cứu, về quyền, lợi ích của
người tham gia và về những rủi ro có thể xảy ra khi tham gia nghiên cứu. Giám sát
viên kiểm sốt chặt chẽ chất lượng thơng tin thu thập sau mỗi buổi phỏng vấn và

trong suốt thời gian phỏng vấn. Được sự đồng ý của nạn nhân, các cuộc phỏng vấn
đều được ghi âm.
Các tệp ghi âm được các kỹ thuật viên chuyển thành các tệp văn bản, các
thông tin định danh của nạn nhân được mã hóa trước khi các file âm thanh được
hủy bỏ. Tiếp theo, các tệp văn bản được đọc, nghiên cứu, mã hóa các chủ đề chính

88

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 6 (279), 6 - 2022


bao gồm: hồn cảnh gia đình, ngun nhân và hành trình bị bn bán qua biên giới,
những trả i nghiệm cảm xúc tiêu cực của nạn nhân trong thời gian ở nước ngồi do
bị bn bán và trong thời kỳ trở về sống tại Việt Nam. Sau đó, nội dung trả lời của
nạn nhân được nhóm theo các chủ đề chính đã được mã hóa và kiểm tra lại các chủ
đề này theo quá trình lặp đi lặp lại. Từ các chủ đề chính, nhóm nghiên cứu tạo ra các
chủ đề nl ỏ hơn, phân tích mối liên hệ giữa các chủ đề chính đã đề cập ở trên.

3. Kết quả nghiên cứu
P1 ụ nữ từ khi bị lừa bán sang nước ngoài cho đến khi trở về với cộng đồng
đều đã p lải trải qua rất nhiều các cảm xúc tiêu cực khác nhau. Cảm xúc tiêu cực
được phét hiện trong quá trình nghiên cứu trường họp của M. là rất đa dạng. Mức
độ cảm xúc tiêu cực của M. ở từng giai đoạn xuyên suốt từ khi bị lừa bán cho đến
khi trở V ĩ là khác nhau và các cảm xúc tiêu cực này đã có những ảnh hưởng nhất
định đến cuộc sống của M., thậm chí còn khiến cho M. thực hiện những hành vi tự
hại chính bản thân mình.

1. Sợ hãi
Sơ hãi là một cảm xúc tiêu cực, một trạng thái sinh ra bởi tâm lý bất an. Sợ
hãi xuất ihát từ việc nhận thức các mối đe dọa xung quanh. Đây là một cơ chế sinh

tồn cơ bí n xảy ra khi phản ứng với một kích thích cụ thể. Chắng hạn như các nguy
hại đe de a tổn thương
thưong về tinh thần hoặc thề chất.

3. 1.1. Sợ hãi khi biết mình bị lừa, mọi thứ khơng như những lời hứa hẹn
trước đó
IV ức độ sợ hãi đặc biệt trở nên mạnh mẽ hem đối với nạn nhân bị buôn bán ở
thời điểri biết mình đã bị lừa bán ra nước ngồi. M. đã cám thấy thật sự sợ hãi khi
phát hiệi I ra mình đã bị lừa. Vượt biên sang Trung Quốc, nạn nhân được đưa đến nhà
của những kẻ buôn bán người. Tại đây, M. nhận ra mình đã bị lừa, M. cảm thấy “sợ
lắm, ngi 'ời đưa em sang cũng đi mất, em ở với tồn người lạ. Em khơng biết phải
làm gì. Khơng biết nhờ ai giúp đỡ. Em nhớ mẹ. Em muốn về Việt Nam".

Tại đây, khơng có cơng việc lưcmg cao nào đang chờ đợi M. như “c/?/ gái của
bạn thâr. em, trước khi chị ấy lấy chồng mẩy chị em có chơi cùng với nhau" đã hứa,
chỉ có Cí c< cuộc mơi giới hơn nhân với những người đàn ông Trung Quốc xa lạ.
3 1.2. Sợ hãi khi bị dọa dẫm, buộc phải kết hôn với người đàn ơng nước
ngồi xc lạ, nếu khơng sẽ bị trừng phạt
M. bị buộc phải thực hiện các cuộc gặp mặt với những người đàn ông Trung
Quốc “ứ ến đấy một ngày, đến ngày thứ hai họ đưa người đến bảo xem mặt, em mới
hỏi thế người bạn của em đâu, họ khơng cho gặp, họ bào làm gì có chuyện đi làm,
đến đây là phải lấy chồng. Thế là họ bắt em phải xem mặt, bắt phải lấy chồng". Neu
không đồng ý, nạn nhân sẽ phải đền số tiền đi đường đã đưa họ từ quê sang đây:
“Em đòi về, họ không cho, họ bảo là đi xe hết nhiều tiền lắm, giờ muốn về phải trả
lại tiền cho họ, họ đưa về. Em hỏi trả bao nhiêu, họ nói cả đi và về tổng cộng là 100
TẠP CF í TÂM LÝ HỌC, số 6 (279), 6 - 2022

89



triệu. Nhà em khơng có nhiều tiền thế. Em khơng có tiền, sợ lắm nhưng em vẫn phải
ở lại và đi xem mặt lấy chồng. Em không ngủ được, em khóc hết mấy đêm, em sợ”,
thậm chí “nếu khơng đồng ỷ lấy chồng, họ đảnh đập các kiểu, nhốt lại, không cho
ăn uống. Không nghe sẽ bán vào nhà chứa. Em sợ và bắt đầu đi xem mặt”. M. đã
bật khóc khi nhớ lại những ngày đầu tiên ở Trung Quốc.

Quá sợ hãi, M. tìm cách chạy trốn “họ cho em đi với một người để xem mắt,
họ cho em mười mấy nghìn như kỉếu mừng tỉ và mua cho em một chiếc điện thoại
kiêu cũ gập lên gập xuống có bàn phím bấm. Em cầm tiền và điện thoại, em tron đi.
Em gặp một người lạ, họ không biết tiếng của em, em không biết tiếng của họ. Em
đưa tiền cho họ, họ bảo nhiều tiền quá hay ít tiền quả em cũng không biết nừa, xong
em đưa điện thoại cho họ. Họ cầm và gọi điện thoại về cho người đó xong người
đấy lại đến đón em”. Bị bắt lại, M. đã rất sợ hãi, nồi sợ rằng mình sẽ bị trừng phạt.
“Em mong lúc trốn gặp ai đó giúp mà họ lại gọi người đấy đón em về. về chị Hồng
(kẻ môi giới trung gian trong mạng lưới buôn bản người) em sợ lắm, sợ bị đảnh, sợ
bị bỏ đói, sợ bị đưa ra nhà chứa. Vừa đi về em vừa khóc”. Chạy trốn khơng thành
cơng, khơng tìm được sự trợ giúp, một lần nữa M. chấp nhận xem mặt.
3.1.3. Nôi sợ không tên khi đã trở về với gia đình, với cộng đồng

Cảm giác sợ hãi vẫn xuất hiện ngay cả khi nạn nhân đã thoát khỏi cảnh bị
bn bán, trở về với gia đình, với cộng đồng của mình. Khi trở về nhà, điều đầu tiên
nạn nhân cảm thấy là cảm giác sợ bị trách mắng, bị trừng phạt vì đã để bị lừa bán
sang Trung Quốc và cả nỗi sợ hãi bản thân mình không được chấp nhận “em sợ, em
sợ bị bố mẹ đánh đập như hồi bẻ, em không dám về nhà. Tại vì em sợ bị đánh đập,
sợ bị đi ra khỏi nhà, sợ khơng biết bổ mẹ có nhận mình khơng, sợ bị phạt vì nghe
lời người khác mà bị lừa”.
Cảm giác sợ hãi khi ở nước ngoài tái diễn trở lại khi nạn nhân hồi tưởng về
quá khứ trong khi đang ở cùng gia đình. M. chia sẻ: “Em cảm thấy rất kinh khủng.
Bây giờ vê với gia đình rồi, nhưng nhiều lúc nằm mơ em vẫn còn sợ hãi. Nhiều lúc
vân tưởng như họ đang đảnh đập mình. Bị đảnh rất đau, em thấy ngộp thở, không

thê thở nơi. Em khóc, gào, kêu cứu, nhưng khơng có ai đến giúp cả”. M. cũng như
các nạn nhân bị buôn bán trong báo cáo của Tổ chức IOM Kosovo thường gặp ác
mộng, tái diễn lại các cảm xúc tiêu cực khi bị buôn bán ngay cả khi họ đã được an
toàn (International Organization for Migration Kosovo, 2002).
Sự sợ hãi của phụ nữ bị buôn bán đến từ sự mất an tồn trong q trình bị
bn bán ra nước ngồi. Các trừng phạt về tâm lý, thể chất nhằm ép buộc phụ nữ bị
buôn bán kết hôn khiến nồi sợ hãi trong họ càng trở nên mạnh hơn và khi trở về quê
hương nồi sợ hãi vẫn còn đeo bám họ dai dẳng.

3.2. Thất vọng
Cũng giống như sợ hãi, thất vọng là một cảm xúc tiêu cực điển hình được
phát hiện thấy ở phụ nữ bị buôn bán. Thất vọng là cảm xúc mà nạn nhân bị bn
90

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 6 (279), 6 - 2022


bán phải rải nghiệm trong thời gian sông ở nước ngồi do bị bn bán cũng như khi
được giải cứu trở về quê hương.
3.2.1. Thất vọng vì viễn cảnh tưomg lai tốt đẹp sụp đổ

M. thất vọng về hiện thực, về viễn cảnh tương lai tốt đẹp không hề tồn tại.
M. vơ cù Ig thất vọng với hồn cảnh lúc đó vì nó khơng như nhừng gì em nghĩ: “khi
mới sang đó em thất vọng vơ cùng, em tưởng rằng sang đó em sẽ kiếm được cơng
việc, kiếm được nhiều tiền".
M . tiếp tục thất vọng về cuộc sống ở nước ngồi khơng hề “màu hồng” như
M. đã ng lĩ. M. ngỡ tưởng ở nước ngồi sẽ khơng có nghèo đói như ở Việt Nam tuy
nhiên cukhăn. M.. bị bạo hành cả về thể xác lẫn tinh thần. Kinh tế nhà chồng của M. cũng
khơng kl .á hơn gia đình của M. ở Việt Nam: “hồn cảnh nhà chồng ở bên này cũng

khơng kl ác mấy với bên nhà em ở Việt Nam. Nhà cũng là nhà xây nhưng là nhà
đất, cũng rất là rộng". Bố mẹ chồng M. ly thân do mâu thuẫn, nên “bọn em chuyển
ra thành phổ ở. Anh đi làm, cịn em ở khơng anh ni". Khi chưa có con cuộc sống
của M. “ lúc đó rất là vui, anh ấy chiều chuộng em đủ thứ". Đen khi có con cuộc
sống của M. đã hoàn toàn đổi khác “anh ấy chỉ biết đưa tiền cho em, nhưng không
biết trác:h nhiệm làm bổ". Chồng M. là một người đàn ông bạo lực, anh ta “hay đi
nói xấu I> ưn với người khác, lúc em không biết tiếng đã đành, nhưng sau em nghe
được nó ức chế lắm, với lại cịn hay đánh đập em vào bỉ toi. Toi con khóc anh ấy
tức lên là đánh em, có lần đảnh vào mặt em, chảy cả máu mũi". Chồng M. là người
“nóng tính, khơng nói lý lẽ’, nhưng sau khi làm sai xong “anh ấy cũng biết xỉn lỗi,
đánh xong rồi lại xin lỗi, mang đồ ăn đến thế này thế kia, nhưng may là anh ấy cịn
biết nói ùn lỗi. Em quen rồi em cũng chịu được từng ấy". Không chỉ bản thân bị
hành hạ,, M. còn phải chịu đựng cảnh chồng hành hạ con mỗi khi con làm sai “khi
con làm sai, bổ cứ đập vào đầu con, đánh đập nhưng khơng nói vì sao nó bị đánh".
Đây cũnL g là lý do chính khiến con của M. có vấn đề về tâm lý “con em bị trầm cảm,
đến 4 tuổi cịn khơng biết nói, khơng biết gọi mẹ. Em đưa con em đi viện bên Trung
Quốc khám rất nhiều lần, họ đều bảo thế xác bình thường, chỉ là bị ảnh hưởng tâm
lý, do bé khơng giải thích cho con khi con làm sai. Con làm sai phải nói là con làm
sai xong phạt, nhưng không cứ đập vào đầu con, đảnh đập nó nhưng khơng nói cho
nó biết r ó
I làm sai cái gì". Đau đớn về thể xác, tổn thương về tinh thần lên đến đỉnh
điểm khi M. còn phải gánh chịu sự chửi mắng của các thành viên khác trong gia
đình chồng “hơm con em bị ốm em đưa đi khảm, trên đường đi bị chị gái anh xông
ra sỉ nhục rồi đuôi đi khiến em ức chế đến tột cùng".

1 rong môi trường xa lạ, khơng người thân thích, quen biết, lại thường xun
bị sỉ nhục, đánh đập, M. cảm thấy rất thất vọng. Thêm vào đó, con của M. lại mắc
phải một số vấn đề tâm lý làm cho M. cảm thấy cuộc sống rơi vào bế tắc. Cảm xúc
thất vọng về cuộc sống đến mức độ tuyệt vọng khiến M. đã có những hành vi tự ý
làm đau mình. “Khi ở bên Trung Quốc em cũng đã cắt rồi, em cắt bảng dao lam, em

cứa vào cổ tay mình. Em biết cách cắt đê khơng bị quả nặng, có thể lành lại và chỉ

TẠP Ch í TÂM LÝ HỌC, số 6 (279), 6 - 2022

91


đê lại một chút sẹo”. Hành vi tự gây hại là phản ứng thế hiện sự né tránh của nạn
nhân bị buôn bán. Họ tạo ra những vết thương trên cơ thể bằng dao lam hoặc làm
bỏng tay bằng thuốc lá là để ngăn chặn những cảm xúc tiêu cực mà họ cảm thấy quá
sức chịu đựng (International Organization for Migration Kosovo, 2002).
3.2.2. That vọng về bản thân vì dễ bị lừa, khơng có khả năng ni con
Ngồi thất vọng về tương lai khơng tốt đẹp như mình nghĩ, M. cịn thất vọng
về bản thân vì đê bị lừa q dễ dàng. “Lúc đó, em cịn nhỏ khơng biết gì nên ai nói
gì cũng tin, thây bảo kiêm được tiền là thích là đi theo, chắc do nhà em nghèo quả,
cuộc sống vất vả quả”. Hồn cảnh gia đình túng thiếu là một trong những nguyên
nhân khiến phụ nữ dề bị dụ dồ vào việc bị buôn bán: M. là con út của gia đình có 4
chị em. Bố mẹ M. đều là nơng dân, gia đình M. có hồn cảnh kinh tế khó khăn. Cùng
với chị em của mình, M. đã trải qua một tuổi thơ thiếu thốn, “Nhà em nghèo lắm, lại
đơng người. Có khi cịn khơng có gạo đế nấu com, nhà chang có gì ăn”. Cuộc sống
đầy lo lắng, bất an với những trận mắng chửi triền miên từ mẹ “nhiều khi mẹ em đi
làm rây vê tự dưng ngồi chửi con cải xối xả. Mà chủng em chả làm cải gì cả. Mẹ em
nói nhiêu lăm, chửi con mấy tiếng”, cịn “bố em thì uống rượu, ngày nào cũng uổng,
sáng uông sáng, tối uống tối, bổ bào không uống không làm được việc tay chân
không mn nhấc. Mà say rồi thì ơng lại lơi bọn em ra đánh. Ơng đảnh ác lam, ơng
đập cả đầu em trai em vào tường; em thì mấy lần bị tát ngã ra đất. Tỉnh rượu bố lại
xỉn lôi bọn em, nhưng khi say thì vẫn đánh”. M. thường xuyên bị mẹ chửi mắng, bị
bơ đánh đập, vì thế trong ký ức của M. những ngày bình yên nhất là những ngày bố
mẹ em đi làm rẫy xa và không thể trở về nhà trong ngày. “Bổ mẹ em đi làm nưomg
trong các vùng sâu vùng xa, em và chị em ở nhà với nhau. Lúc đó thích vì khơng

bị chửi hay bị đánh, cảm thấy đỡ mệt, lúc ấy em hay đi sang nhà bạn chơi”. M. nói
rằng, những nhu cầu không được đáp ứng và ước mơ vượt qua đói nghèo, thốt khỏi
cảnh bị bạo hành trong gia đình là những lý do chính khiến em tin tưởng vào những
lời hứa đổi đời của những kẻ buôn người. Những kẻ buôn người đã vẽ nên những
viên cảnh tương lai tôt đẹp, đem lại hy vọng đổi đời đen với nạn nhân. Dường như
chúng đang cho nạn nhân một “cơ hội” và nạn nhân sẵn sàng chấp nhận “sự cứu rồi”
đó rồi chạy khỏi “mái ấm” gia đình của chính mình. Kết quả nghiên cứu này tương
đơng với kêt quả nghiên cứu của tô chức IOM Kosovo năm 2002. Đánh giá của Tổ
chức IOM Kosovo cho thấy, hầu hết các nạn nhân bị buôn bán mà tổ chức này hỗ
trợ đều có hồn cảnh kinh tế gia đình khó khăn và có xảy ra bạo hành giữa các thành
viên trong gia đình (International Organization for Migration Kosovo, 2002).

Sự that vọng về bản thân tiếp tục theo đuổi nạn nhân ngay cả khi họ đã trở
về tái hòa nhập cộng đồng. Đó là nỗi thất vọng với bản thân khi khơng thể đem con
theo mình và khơng có đủ khả năng nuôi con. M. chia sẻ: “Hồi đầu em về em nhớ
con lăm. Đêm nào cũng mơ về con. Lúc đấy em còn giữ liên lạc với chồng, chồng
còn gửi ảnh con cho em, kêu là ông nội bên kia chăm con không được tot, cứ gọi
em vê đê chăm con, nhưng em bảo là khơng có tiền, về như thế cũng không hợp
pháp nữa. Em bảo cho em thời gian em làm giấy tờ để về bên kia cho nó hợp pháp
92

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 6 (279), 6 - 2022


hơn. Em chỉ muốn đi làm kiếm được tiền đủ để về thăm con ờ bên kia, nhưng không
được. Em khơng biêt làm cách nào đê có thê đón được con vê. Em chỉ có duy nhát
một suy nghĩ là mong đưa được con vể bên em. Bây giờ em cũng chỉ mong con em
sống tốt thôi. Em về đã được 3 năm roi, em chỉ muốn con em sổng tốt thơi, chứ giờ
đưa nó ve đây cũng chật vật lắm, em khơng lo nơi cho nó, cả nhân em cịn chưa lo
nơi cho e' n nữa nên em nghĩ cách tốt nhất là để em rời đi sẽ tốt hơn cho nó. Khơng

có em, nó sẽ có nhiều tình thương của bo, bo nó ít đảnh đập nó hơn do nó thiếu tĩnh
thương của mẹ”.

Cí m xúc thất vọng của phụ nữ bị buôn bán bắt nguồn từ sự sụp đổ về những
kỳ vọng chơng thực tế của chính bản thân. Các kỳ vọng về công việc lương cao,
không đòi hỏi tay nghề hay cuộc sống mơ ước bên nước ngồi của phụ nừ bị bn
bán đã khiiến
’ cho cảm xúc thất vọng của họ càng thêm trầm trọng. Khi các kỳ vọng
này không thành hiện thực, phụ nữ bị bn bán quay lại thất vọng với chính bản thân
mình vì i ã có những kỳ vọng như vậy.

3.3. Cơ đơn, lạc lõng
N ịồi cảm xúc sợ hãi và thất vọng, phụ nữ bị bn bán cịn có những trải
nghiệm \ ề sự cô đơn, lạc lõng.

3. 3.1. Cô đơn, lạc lõng vì khơng có người chia sẻ, chỗ dựa nơi đất khách
Kii sinh sống ở Trung Quốc, M. phải chịu đựng sự mất tự do cùng với nồi cơ
đơn, nhớ gia đình, nhớ người thân nơi q nhà. Dù đã chính thức là thành viên trong
gia đình chồng, nhưng M. khơng được tự do ra ngồi, gặp gỡ, tiếp xúc với người
khác do nhà chồng lo ngại M. bỏ trốn về nước. M. chỉ được tự do hơn sau khi đã
sinh con cho gia đình chồng. “Khi chưa có con, em chỉ ở nhà, khơng được đi chợ,
khơng được ra đường. Mới đầu sang chăng biết tiếng, em cũng không dám đi đâu.
Muon tr m cũng không biết đường mà trốn. Khơng biết tiếng, họ nói mình khơng
hiểu, mình nói họ cũng khơng hiểu. Sinh con xong rồi, con lớn rồi mới được đi chợ,
mới dần học tiếng, hiểu được và nói được”.
M. cảm thay lạc lõng nơi “đất khách quê người” do không the hiêu mọi người
xung quI inh nói gì nên M. cảm thấy mình khơng thuộc về nơi này: “Ban đầu, em
không hi ểu những người khác nói gì, họ nói xấu mình cũng khơng biết, món ăn rồi
cách sinì h hoạt của họ cũng khơng giong mình, em thấy em như khơng thuộc vê đó”.
3’ 3.2. Cơ đơn vỉ trở thành “người lạ” ngay chính q hương mình


E ến khi trở về q hương, M. lại phải đối mặt với cảm giác cô đơn, lạc lõng
thêm nụ t lần nữa. Việc không được tin tưởng ngay trong chính gia đình mình, cộng
đồng củ I mình đã khiến tâm lý của M. khơng ổn định, có những phản ứng cực đoan:
“Em but jn, ngồi một mình rồi lấy dao lam ra cắt tay. Đau ở tay khiên em đỡ buôn. Em
bị mất ngủ, cứ ngủ là em lại nghĩ đến việc mình bị lừa, em lại nghĩ xem nêu khơng
bị lừa th ì mình sẽ thế nào”. Cảm giác cơ đơn, khơng ai hiếu mình, khơng ai tin mình
khiến mI )t lần nữa, M. cảm thấy mình dường như cũng khơng thuộc về nơi mình đang

TẠP CF í TÂM LÝ HỌC, sổ 6 (279), 6 - 2022

93


ở mặc dù đây chính là quê hương của em: “Ew nói là em lấy chồng có con bên Trung
Qc nhưng khơng ai tin, họ nghĩ sang đó chỉ có đi làm đì, bố mẹ, anh chị em cũng
khơng tin. Lúc đó, em chỉ muon bỏ đi xa, rời khởi đô".

Cảm giác lạc lõng, mong muốn được những người xung quanh cơng nhận
khiến cho nạn nhân tìm đến những người bạn mới mà không cần biết họ là ai, từ đâu
đến, dẫn đến việc nạn nhân dễ dàng rơi vào các tình huống bất lợi, thiệt thịi, nhưng
nạn nhân vẫn cảm thấy rất hài lòng với những người bạn lợi dụng mình. Điều này
chứng tỏ sự khát khao được lắng nghe, được thấu hiếu và được đồng cảm của nạn
nhân bị buôn bán. “ỡé giải tỏa em đi trượt patin. Đi trượt patin em có thể kết được
nhiều bạn, những người bạn không giống như trước đây em quen. Các bạn này đều
không đế ý đến quá khứ của em. Các bạn đều giúp em, em trượt ngã các bạn đỡ em
dậy, rồi đưa em đi ăn uống. Em không biết các bạn từ đâu đến, các bạn cũng không
biết được em đến từ đâu, nhưng em có thê tâm sự với các bạn. Em có the giải tỏa
những bức xúc cùa em, những điều em khơng thể nói. Em khơng biết họ là ai nên
em có thê nói thoải mái ln. Em được là một người hồn tồn mới. Vì có rất nhiều

người sau khi nói chuyện xong mình cũng khơng cần phải liên lạc lại nữa. Có những
khi bạn này bạn kia mượn tiền xong đi luôn, lấy điện thoại của em. Mà em cũng thấy
không sao, họ nghe em nói là được".

Sau một thời gian trở về, M. tái hôn. Việc lấy chồng lần này xảy ra đối với
M. thật dễ dàng, nhanh chóng: “Một hơm em đi làm tối về ăn khuya, em phải rút
tiên vê nộp cho kê toán, em lại đi patin nữa. Em bị cướp ngã trật khớp, em phải gọi
taxi vê công ty. về trước công công ty, em gọi người ở công ty ra trả tiền rồi đưa
em vào. Hôm sau, em gọi cho người yêu là chồng bây giờ. Anh ấy đến đưa em về
nhà chăm sóc. Sau đó đưa em về ra mắt, rồi ăn hỏi ln, rồi địi cưới ln nên em
chưa kịp tìm hỉêu gì về anh ấy nên em không biết quá nhiều về anh ấy. Lúc đấy, em
khơng biết làm gì, em thấy trống rong, em cứ đi trượt patin có khi trượt đen sáng.
Làm mệt như vậy nhưng vẫn cổ đế đi trượt. Lúc đấy em đang khó khăn, rất khó khăn
vê tinh thần, nhớ con, mất phương hướng trong cuộc sổng, em cần một bờ vai đê
dựa vào, cán có người chia sẻ. Nên khi anh ấy chăm sóc em, tốt với em, em rất cảm
động, đặc biệt là với người như em đã từng có quá khứ như vậy. Anh ấy hỏi cưới em
và em đồng ỷ". Tuy đã tìm được hạnh phúc mới, nhưng cuộc sống chung với chồng
khơng hịa thuận như mong muốn, “bọn em cãi nhau, thậm chí đảnh nhau tỉm cả
mặt cả mũi. Có lãn chồng em đi em ra khỏi nhà lúc em chửa to vượt mặt, nhưng
em vân không thê chườm mặt ra được như chồng ở bên Trung Quốc em khơng có
tình cảm"', “Em buồn lắm, thậm chí em đã cắt tay mấy lần. Có lần em cắt chảy cả
máu mà anh ấy không thấy thương xót gì cả. Anh ấy cịn bảo có thích cắt không ra
đây tao cắt cho luôn. Em cắt tay là để giải tỏa chứ lúc đó em khơng cám thấy đau.
Em muôn đánh dâu lại những noi đau mà em đã trải q". Khơng có được sự chia
sẻ, an ủi từ chồng, M. còn phải chịu sự kỳ thị từ người bạn đời của chính mình. “Lúc
em có bầu, chồng em cịn chửi em, lơi q khứ của em ra nói để em tức em bỏ đi để
nó khơng có tội lơi gì. Nó biết em bầu mà nó van làm thế. Có những lúc nó cịn nghi

94


TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 6 (279), 6 - 2022


ngờ khơng phải con nó. Nó bảo em là cái loại bị bán sang kia ăn năm với nhiều đàn
ông nên c uen rồi không biết thế nào. Em bảo thế thỉ đi xét nghiệm, nhưng nó khơng
đi, nó cứ kiếm cớ chửi em". Và một lần nữa, M. lại cảm thấy cơ đơn, lạc lõng ngay
khi có những người thân bên cạnh.

Bi n đầu, nồi cô đơn lạc lõng xuất hiện khi phụ nữ bị buôn bán phải sống tại
nơi “đất 1 chách quê người”; việc sống giữa những người xa lạ do bị ép buộc, cộng
thêm sự khác biệt về ngơn ngữ, văn hóa khiến cho sự cơ độc của phụ nữ bị buôn bán
trở nên rõ nét. Trở lại quê hương, phụ nữ bị buôn bán lại một lần nữa phải sống ở
môi trường “mới”, dù là quê hương nhưng họ cũng đã rời đi một thời gian khá dài đã
córấtnh(ều thay

đổi diễn ra. Ngồi
_
ra, phụ nữ ...............................
bị bn bán cịn bị_ gắn thêm nhãn là
“nạn nhân bị mua bán” nên họ lại tiếp tục phải đối mặt với cảm xúc cô đơn, lạc lõng.

3.4. Tội lỗi, xấu hổ
Vin đề cảm xúc tiếp theo mà phụ nữ bị buôn bán gặp phải là cảm giác tội lồi,
xấu hổ. Trở về quê hương mang theo mặc cảm là nạn nhân bị buôn bán, phụ nữ vừa
cảm thấy tội lồi, tự trách bản thân vì những điều đã trải qua vừa cảm thấy xấu hổ vì
hồn cảnh của mình.
3. 4.1. Cảm thấy tội lỗi vì những điều mình đã trải qua
M ặc dù là nạn nhân, nhưng M. luôn cảm thấy tội lỗi về những việc mà mình
đã phải tải qua nơi đất khách, quê người. “Em có lỗi, do em tin vào chị gái của bạn
thân, em muốn có nhiều tiền nên bị lừa, em thấy có lỗi với bố mẹ, có lơi với đứa con

4 tuổi đang bị ổm mà em bỏ lại, em không dám đi ra đường vì thấy ngại".

3.4.2. Xấu hố, tủi nhục với hồn cảnh của bản thân

. xấu hổ với việc mình là nạn nhân bị buôn bán. “Tỉ? hồi về nước, em ngại
nên chăt g dám đi đâu".
s I kỳ thị của cộng đồng càng làm cho sự xấu hổ của M. gia tăng. Phụ nữ bị
buôn bán dù không nhiễm HIV hay khơng bị bn bán vì mục đích mại dâm song
cộng đồng thường cho rằng, họ bị bán vào các 0 mại dâm và nhiều khả năng đã bị
nhiễm bènh (US Aid, 2007): “//ọ sợ, sợ em đi sang bên ấy, sang Trung Quổc bằng
mấy năm trời, kiểu gì cũng bị AIDS, bị SIDA, cứ nói là mắc bệnh AIDS, là người
ta rất sọ sợ bị lây bệnh, nên người ta xa lánh em, người ta nói xấu
xâu em, mắng
măng chửi,
sỉ nhục I ’.m". Phụ nữ trở về sau bn bán bị đánh giá là những người có tính lăng
nhăng, cạo đức bị suy thoái hay hư hỏng (Zimmerman c., Yun K. và Watts c.,
2003), (Dahal p., Joshi S.K. và Swahnberg K., 2015): “//ợ nói em đi lấy mấy người
chồng liền, là loại ‘‘hàng quay” cho nhiều đàn ông, ỷ nói là mình khơng được trong
sạch. Tại vì người ta nghĩ đi Trung Quốc là không được trong sạch, vào O mại dâm.
Thật ra em chỉ đi xem mắt rồi gả chồng. Em nói, em đi như thế em chỉ lây duy nhât
một người chồng, em rất chung thủy với chồng, nhưng họ khơng tin em". Khơng chỉ
có cộng đồng mà ngay cả gia đình của nạn nhân cũng khơng tin tưởng con em mình.
“Thậm c,hỉ bổ mẹ em lúc đầu cịn khơng tin là em có chồng, có con. Lúc đâu em vê

TẠP CI í TÂM LÝ HỌC, số 6 (279), 6 - 2022

95


thì họ nói hãn ra là em khơng được trong sạch, làm sao có chơng, có con được. Giờ

họ khơng nói ra, nhưng trong lịng họ cũng khơng tin đâu”.
Chính vì vậy, M. lại càng xấu hổ với việc mình là nạn nhân bị buôn bán. M.
lo sợ những người xung quanh cho mình là người hư hỏng, chơi bời. M. thường
thu mình lại, khơng dám gặp gỡ ai. M. sống khép mình, ít giao thiệp với bên ngồi.
“ Trước em không muốn gặp ai, biết đâu người ta chả cho mình là người khơng tốt,
cứ bảo mình xấu cho nên em chăng muốn tiếp xúc với ai cả. Rôỉ dân dần người ta
cũng hiêu, nhưng những người hiêu cho mình thỉ ít lăm, những người khơng hiêu thì
nhiều”. M. thường trốn tránh, cự tuyệt sự tiếp cận, hỏi han của các ban ngành, đồn
thế ở địa phương. M. ln mặc cảm về hồn cảnh của mình. M. kể lại: “Cức chị ở
Hội Phụ nữ nhiều lần gọi rù em đi họp Hội Phụ nữ. Em hãi không dám ra gặp. Mẹ
em bảo đừng đi, đi đê bôi gio trát trau vào mặt mày đấy. Thế là may lần các chị gọi,
nhưng em cứ trốn mãi trong nhà tam, mẹ em ra bảo với các chị là em khơng có nhà”.

Cảm giác tội lồi, xấu hố của phụ nữ bị buôn bán chủ yếu xuất phát từ quá
khứ bị buôn bán của chính nạn nhân. Cảm giác tội lỗi và xấu hố đan xen với nhau,
xấu hổ với những người xung quanh vì là nạn nhân của bn người, cảm giác tội lồi
với người thân vì khơng hồn thành trách nhiệm của người con, người chị, người
mẹ trong gia đình.

4. Kết luận
Ket quả nghiên cứu về cảm xúc tiêu cực của phụ nữ bị buôn bán qua biên giới
trở về cho thấy rằng, phụ nữ bị bn bán có nhiều cảm xúc tiêu cực, từ sợ hãi, thất
vọng, cô đơn, lạc lõng đến tội lồi, xấu hồ. Phụ nữ bị buôn bán đã phải trải qua các
cảm xúc này trong cả thời gian bị buôn bán cũng như khi được giải cứu trở về cộng
đồng. Sự sợ hãi, thất vọng, cô đơn, lạc lõng đeo đuôi theo các nạn nhân từ khi bị
buôn bán cho đến khi trở về quê hương; bên cạnh đó khi về với cộng đồng, nạn nhân
còn phải trải qua cảm xúc tội lồi, xấu hổ. Các tác nhân gây nên các cảm xúc tiêu cực
này rất đa dạng. Nó có thê bắt nguồn từ chính bản thân các nạn nhân (sự kỳ vọng về
bản thân và cuộc sống tốt đẹp) hay bắt nguồn từ môi trường xung quanh (nguy cơ
mất an tồn từ mơi trường, kỳ thị của gia đình, cộng đồng). Để đối phó với những

cảm xúc tiêu cực này, nạn nhân đã thực hiện hành vi tự làm đau bản thân nhằm giảm
bớt sự quá tải trong việc chịu đựng các cảm xúc này. Các cảm xúc tiêu cực này còn
khiến nạn nhân dễ vướng vào các mối quan hệ thiếu lành mạnh (các mối quan hệ có
tính chất lợi dụng, có bạo lực) hay hạn chế tham gia vào các hoạt động xã hội. Tất
cả những điều này đã gây cản trở đáng kể đến kết quả hòa nhập cộng đồng của nạn
nhân bị bn bán.

Chú thích:
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỳ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia
(NAFOSTED) trong đề tài: Nghiên cứu khó khăn tâm lý của phụ nữ bị buôn bán
qua biên giới trở về', Mã sổ 501.02-2019.04; Học viện Phụ nữ Việt Nam chủ trì;
TS. Lưu Song Hà làm chủ nhiệm đề tài.
96

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 6 (279), 6 - 2022


Tài liệu i ham khảo
Tài liệu tìếng Việt
1. Bộ Cơr g an - Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm (2010). Báo cáo sơ kết công
tác đấu tr inh chống tội phạm mua bản người (từ 2009 đến thảng 7/2010).
2. Bộ Laođộng - Thưong binh và Xã hội (2021). />chitiet. asi ?x?tintucID=230088. Ngày 10/8/2021.
3. Đai họ': An Giang (2011). Sáng kiến phân tích định lượng về bn bản người (khảo
sát thực lìiện tại tình An Giang). Dự án Liên Các Tổ chức Liên Hợp Quốc về Phòng
chống bum bán người (UNIAP).

Tài liệu iếngAnh
3. Baldwin s., Fehrenbacher A. and Eisenman D. (2015). Psychological coercion in
human trafficking: An application ofbiderman s framework. Qualitative Health Research,
p. 1.171 - 1.181.

4. Dahal Joshi S.K. and Swahnberg K. (2015). We are looked down upon and rejected
socially: A qualitative study on the experiences of trafficking survivors in Nepal.
Glob He: 1th Action, p. 1 - 9.
5. Demil J.s. (2003). Trafficking of women for sexual exploitation: A gender-based
well-four ded fears? An examination of refugee status determination for trafficked
prostitied women from CEE/CIS countries to Western Europe. Thesis Master in Master in
International Cooperation and Development: University of Pravia.
6. Doezema J. (2002). Who gets to choose? Coercion, consent, and the UN trafficking
protocol. Gender and Development, p. 20 - 27.
7. International Organization for Migration Kosovo (2002). A general review of the
psycholo 'ịical support andservices provided to victims oftrafficking. Retrieved from https://
reliefwel i.int/sites/reliefweb.int/files/resources/5743B9D 1A3FCD95449256DA9001.
8. International Organization for Migration (2007). The iom handbook on: Direct Assitance
for victims of trafficking. Geneva, Switzerland: International Organization for Migration.
9. Public Disclosure Authorized (2009). Human trafficking: A brief overview. Social
Develop1-nentNotes: Conflict, Crime and Violence, p. 1 - 15.
10. USA:id (2007). The rehabilitation ofvictims oftrafficking in group residentialfacilities
in foreign countries. A Study Conducted Pursuant to the Trafficking Victim Protection
Reautho ization Act, 2005.
11. Yakii!shko o. (2009). Human trafficking: A review for mental health professionals.
International Journal for the Advancement of Counselling. Vol. 31. p. 158 - 167.
12. Zimnerman c., Hossain M., Yun K., Roche B., Morison L. and Watts c. (2006).
Stolen smiles: A summary report on the physical and psychological health consequences
of women and adolescents trafficked in Europe. London, United Kingdom: The London
School of Hygiene & Tropical Medicine.
13. Zim Herman c., Yun K. and Watts c. (2003). The health risks and consequences of
trafficki ĩg in women and adolescents: Findings from a European study. London, United
Kingdom: London School of Hygiene & Tropical Medicine.
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, SỐ 6 (279), 6 - 2022


97



×