PHẦN I
Tổ chức Thương mại Thế giới
I.Khái quát chung
1.Sự ra đời
Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization,
viết tắt là WTO) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức
năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo
các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm
thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.
Ngày 13 tháng 5 năm 2005, ông Pascal Lamy được bầu làm Tổng giám đốc
thay cho ông Supachai Panitchpakdi, người Thái Lan, kể từ 1 tháng 9 năm 2005.
Tính đến ngày 7 tháng 11 năm 2006, WTO có 150 thành viên. Mọi thành viên
của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất
định trong thương mại, ví dụ (với một số ngoại lệ) những sự nhượng bộ về
thương mại được cấp bởi một thành viên của WTO cho một quốc gia khác thì
cũng phải cấp cho mọi thành viên của WTO (WTO, 2004c).
Sự ra đời Trong thập niên 1990 WTO là mục tiêu chính của phong trào
chống toàn cầu hóa.Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập
Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho
thương mai Tuy nhiên, Thượng nghị viện Hoa Kỳ đã không phê chuẩn hiến
chương này.
ITO chết yểu, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh
thương mại quốc tế vẫn tồn tại. Đó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương
mại (GATT). GATT đóng vai trò là khung pháp lý chủ yếu của hệ thống thương
mại đa phương trong suốt gần 50 năm sau đó. WTO chính thức được thành lập
vào ngày 1 tháng 1 năm 1995.
1
Bản đồ các nước tham gia vào WTO:
Thành viên
Thành viên cũng được Cộng đồng châu Âu đại diện
Quan sát viên, đang gia nhập
Quan sát viên
Không thành viên, đang đàm phán
Không thành viên
2 Chức năng
WTO có các chức năng sau:
Quản lý việc thực hiện các hiệp ước của WTO
•Diễn đàn đàm phán về thương mại
•Giải quyết các tranh chấp về thương mại
•Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia
•Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển
•Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác
3 Cơ cấu tổ chức
Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban
của WTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh
chấp và các ủy ban đặc thù.
Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng
Cấp thứ hai: Đại Hội đồng
Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thương mại
Cấp thứ tư: Các Ủy ban và Cơ quan
4 Các nguyên tắc
•Không phân biệt đối xử:
1. Đãi ngộ quốc gia: Không được đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước
ngoài cũng như những người kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ đó kém hơn
mức độ đãi ngộ dành cho các đối tượng tương tự trong nước.
2. Đãi ngộ tối huệ quốc: Các ưu đãi thương mại của một thành viên dành
cho một thành viên khác cũng phải được áp dụng cho tất cả các thành viên trong
WTO.
•Tự do mậu dịch hơn nữa: dần dần thông qua đàm phán
2
•Tính Dự đoán thông qua Liên kết và Minh bạch: Các quy định và quy chế
thương mại phải được công bố công khai và thực hiện một cách ổn định.
•Ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển: Giành những thuận lợi và ưu đãi
hơn cho các thành viên là các quốc gia đang pháp triển trong khuôn khổ các chỉ
định của WTO.
•Thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho thương mại giữa các nước
thành viên
5 Các hiệp định
Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh
các vấn đề về thương mại quốc tế. Các nước muốn trở thành thành viên của
WTO phải ký kết và phê chuẩn hầu hết những hiệp định này, ngoại trừ các thỏa
thuận tự nguyện. Sau đây sẽ là một số hiệp định của WTO:
•Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994)
•Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS)
•Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu
Trí tuệ (TRIPS)
•Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS)
•Hiệp định về Nông nghiệp (AoA)
•Hiệp định về Hàng Dệt may (ATC)
•Hiệp định về Chống bán Phá giá
•Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp chống Trợ cấp
•Hiệp định về Tự vệ
•Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu
•Hiệp định về các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch (SPS)
•Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT)
•Hiệp định về Định giá Hải quan
•Hiệp định về Kiểm định Hàng trước khi Vận chuyển
•Hiệp định về Xuất xứ Hàng hóa (ROO)
•Thỏa thuận về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp
6 Thành viên
Đến ngày 27 tháng 07 năm 2007, WTO có 151 thành viên .Thành viên mới
gia nhập là Tonga
II.Việt Nam gia nhập WTO
3
1.Cơ hội và thách thức
a. Cơ hội
-Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với thương mại thế giới torng vị thế
được đối xử bình đẳng với các quốc gia là thành viên của tổ chức này
-Thị trường xuất khẩu sẽ ngày càng được ổn định do có nhiều thuận lợi cho
việc tiếp cận thị trường
Người tiêu dùng hưởng lợi nhiều hơn khi cạnh tranh tự do và bình đẳng
Người tiêu dùng Việt Nam sẽ là những người hưởng lợi trực tiếp khi cạnh
tranh mang lại nhiều sự lựa chọn hơn, giá cả thấp hơn và chất lượng cao hơn.
Thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài:
Tư cách thành viên WTO sẽ làm Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các
nhà đầu tư nước ngoài do tạo ra được sự tin tưởng vào cơ chế, chính sách ổn
định. Củng cố được hệ thống pháp luật trong nước:
WTO là một tổ chức có những quy định và "luật chơi" chặt chẽ kiểm soát
thương mại toàn cầu. Các hiệp định của WTO không ngừng nâng cao tính minh
bạch của chính sách thương mại và tập quán thương mại quốc tế. Do đó, nếu trở
thành thành viên, nhất là các nước đang phát triển và nước có ngành kinh tế
chuyển đổi sẽ có điều kiện xây dựng và tăng cường các chính sách và thể chế
điều hành, quản lý nền kinh tế của mình phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc
tế nhằm tăng cường sự ổn định trong môi trường kinh doanh nâng cao hiệu quả
và năng suất lao động của tòan bộ nền kinh tế.
Tranh chấp quốc tế:
Khi đã là thành viên của WTO, Việt Nam có thể tranh thủ cơ chế giải quyết
tranh chấp thương mại đa biên để giải quyết một cách công bằng hơn các vấn đề
nảy sinh trong quan hệ kinh tế thương mại với các nước khác,
b.Thách thức:
Cạnh tranh dịch vụ:
Cùng với hội nhập, Việt Nam sẽ phải mở cửa và sẽ dẫn đến việc hàng loạt
đầu tư dịch vụ từ các nước phát triển đổ vào Việt Nam trong khi các ngành dịch
vụ của ta, trong đó có dịch vụ tài chính chưa lớn mạnh. Lĩnh vực dịch vụ đóng
vai trò quan trọng trong tất cả các hoạt động kinh tế bao gồm xuất khẩu, nhập
khẩu, du lịch, an ninh tài chính
Thuế:
4
Khi gia nhập WTO, bên cạnh việc được hưởng các ưu đãi thuế quan từ các
quốc gia thành viên, Việt Nam cũng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cắt giảm
mức thuế quan của mình theo 1 lộ trình được vạch sẵn
Giải quyết tranh chấp:
Đối với một số nước đang phát triển như Việt Nam, quá trình giải quyết
tranh chấp thuần túy kỹ thuật rất khó đáp ứng do hạn chế về kinh nghiệm, kiến
thức cũng như tài chính vì trong nhiều trường hợp, các nước đang phát triển phải
thuê luật sư và chuyên gia của chính các nước phát triển.
Doanh nghiệp nhà nước:
WTO sẽ quy định chặt hơn về doanh nghiệp thương mại nhà nước. Điều
này sẽ buộc doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh trong môi trường hoàn toàn bình
đẳng, không những với khu vực dân doanh mà cả với khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài.
ở hữu trí tuệ:
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một trong những yêu cầu của WTO mà các
thành viên phải thực hiện. Do đó, trong quá trình chẩn bị gia nhập WTO, Việt
Nam phải ban hành và tăng cường hệ thống luật pháp trong nước cho phù hợp
tiêu chuẩn của Hiệp định về Quyền Sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại.
2. NHỮNG CAM KẾT DỊCH VỤ DU LỊCH
- Đàm phán với 10 thành viên
- Dịch vụ du lịch theo định nghĩa trong WTO, gồm:
+ Dịch vụ khách sạn và nhà hàng (CPC 641 – 643);
+ Dịch vụ lữ hành và điều hành tour du lịch (CPC 7471);
+ Dịch vụ hướng dẫn viên du lịch (CPC 7472);
+ Dịch vụ khác.
- Cơ sở đưa ra cam kết:
Căn cứ vào pháp luật của Việt Nam; thực tiễn của ngành du lịch; cam kết
quốc tế trước đó của Việt Nam; cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt Nam
- Hoa Kỳ.
3. Nội dung cam kết
- Diện cam kết: Việt Nam chỉ cam kết dịch vụ khách sạn và nhà hàng, dịch
vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch. Không cam kết dịch vụ hướng dẫn
viên du lịch.
5
- Đối với dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch:
+ Mở cửa thị trường: Việt Nam chỉ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ
nước ngoài thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam, không hạn chế vốn nước
ngoài trong liên doanh.
+ Đối xử quốc gia: Không hạn chế, ngoại trừ:
• Hướng dẫn viên du lịch trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
phải là người Việt Nam;
• Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được
phép cung cấp dịch vụ Inbound và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch
Việt Nam như là một phần của dịch vụ đưa khách vào du lịch VN.
- Một số lưu ý:
+ Mở cửa thị trường:
• Không cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (phù hợp với Điều
51 Luật Du lịch);
• Không hạn chế vốn nước ngoài trong liên doanh (Luật Du lịch Việt Nam -
2005 chưa có);
• Chưa cam kết cho phép thành lập chi nhánh (Điều 42 Luật Du lịch);
• Không hạn chế đối tác Việt Nam trong liên doanh (Điều 51 Luật Du lịch).
+ Đối xử quốc gia:
• Không cam kết cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được
cung cấp dịch vụ Outbound.
6
Phần II Một số vấn đề về du lịch
I Tổng quan về du lịch Việt Nam
1) Vai trò của ngành du lịch
Ngày nay hoạt động du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế của nhiều quốc gia .Theo hội đồng lữ hành và du lịch thế giới
(WTTC) thu nhập toàn cầu từ hoạt đông du lịch năm 2005 khoảng 6.201tỷ USD
CHIẾM 10.6 % tổng GDP toàn thế giới tạo ra 221 triệu việc làm ,chiếm 8,3%
tổng lao động toàn cầu , thu nhập từ xuất khẩu tại chỗ phục vụ cho ngành du lịch
thế giới năm 2005 đạt 1.512 tỷ USD chiếm 12% tổng doanh thu xuất khẩu toàn
thế giới .Hoà với xu thế chung đó ,những năm gần đây ,hoạt động du lịch của
nước ta đã có bước phát triển mới cả về tốc độ lẫn sự đóng góp cho kinh tế nước
nhà,tạo ra diện mạo mới của đất nước,tạo thêm việc làm,gia tăng thu nhập ,xoá
đói giảm nghèo , góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,thúc đẩy kinh
tế ,nghành nghề thủ công , thúc đẩy giao thông văn hoá,thông tin và giao lưu các
vùng miền trong nước và quốc tế trở thành một động lực phát triển đất
nước.Bên cạnh đó,chính phủ cũng đã bố trí kinh phí thực hiện chương trình hỗ
trợ làng nghề,nhờ đó nhiều làng nghề đã được khôi phục và phát triển,góp phần
phục vụ cho du lịch.
2) Tiềm năng du lịch Việt Nam
Điều kiện địa lý tự nhiên ,lịch sử ,văn hoá …đã tạo cho Việt Nam có tiềm
năng có bờ biển dài,nhiều rừng,núi với các hang động tuyệt đẹp, nhiều công
trình kiến trúc cổ và nhiều lễ hội đặc sắc.
Việt nam có bờ biến dài 3260 km với hàng chục bãi tắm nổi tiếng ,miền
bắc có Trà Cổ,Hạ Long, Đồ Sơn, Cửa Lò,Lăng Cô…Miền nam có Đà Nẵng,Nha
Trang,Vũng Tàu, Hà Tiên , đặc biệt Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên được
UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới,một kỳ quan của tạo
hoá với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ .Tháng 7 năm 2003 vịnh Nha Trang được
công nhận là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới .Biến Đà Nẵng từng được tap
Forebs chí bình trọn là một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới .
Là quốc gia trong vùng nhiệt đới,nhưng Việt Nam có nhiều điểm nghỉ mát
vùng núi mang dáng dấp ôn đới như:Sa Pa,Tam Đảo,Bạch Mã , Đà Lạt …Các
điểm nghỉ mát hay thường ở độ cao trên 1000m so với mặt biển.Thành phố Đà
Lạt là nơi nghỉ mát lý tưởng nối tiếng rừng thông,thác nước và vô số loài hoa.
7
Khách du lịch tới Đà Lạt là nơi nghỉ mát lý tưởng nổi tiếng với rừng thông ,thác
nước và vô số loại hoa .Ngoài ra ,Việt Nam còn sở hữu nhiều vùng tràm chim và
sân chim ,nhiều khu rừng quốc gia nổi tiếng vối những bộ sưu tập phong phú về
động thực vật nhiệt đới như vườn quốc gia Cúc Phương ở Ninh Bình ,vườn quốc
gia Cát Bà,vườn quốc gia Côn Đảo. Nguồn nước khoáng thiên nhiên ở Việt Nam
rất phong phú như suối khoáng thiên nhiên Quang Hanh (Quảng Ninh) ,suối
khoáng Hội Vận (Bình Định ),suôi khóang Vĩnh Hảo (Bình Thuận ) ,suối
khoáng Dục Mỹ (Nha Trang).Những vùng nước này đã trở thành những nơi nghỉ
ngơi và phục hồi sức khoẻ được nhiều du khách du lịch ưa chuộng .
Với bề dày 4000 năm lịch sử ,Việt Nam còn giữ được nhiều di tích kiến
trúc có giá trị trong đó còn lưu giữ được nhiều di tích cổ đặc sắc với dáng vẻ ban
đầu như Chùa Một Cột (Hà Nội ),tháp Phổ Minh (Nam Định ),chùa Kim Liên
(Hà Nội ), chùa Tây Phương …Đặc biệt những kiến trúccung đình Huế đã được
UNESCO công nhận la di sản văn hoá thế giới
3) Phân loại hình du lịch
+) Du lịch thắng cảnh: vịnh Hạ Long, Nha Trang
+) Du lịch hành hương: chùa Hương, đền Hùng
+) Du lịch sinh thái: rưng Cúc Phưong,rừng Cát Tiên
+) Du lịch văn hoá: thăm các làng nghề truyền thống, cồng chiêng Tây
Nguyên
+) Du lịch mạo hiểm: leo núi , đạp xe địa hình
+) Du lịch tộc người
4) Logo và Slogan của ngành du lịch
Có thể nói bất cứ ngành nào tổ chức hay doanh nghiệp nào,logo và slogan
là hết sức quan trọng .Thế nên chúng luôn phải gây được ấn tượng , không được
trộn lẫn, và kích thích ngưòi xem . Đối với ngành du lịch, logo và slogan ngoài
chức năng quảng bá, thu hút ‘thượng đế’ còn có ý nghĩa tưọng trưng cho nền
văn hoá mang bản sắc rất riêng của một quốcgia, lãnh thổ .Tại Việt Nam , năm
2000 ngành du lịch nước nhà đã đưa ra biểu tưọng “Nụ cười Việt Nam” cùng
slogan -điểm đến của thiên niên kỉ mới. Biểu tượng này đã từng bị kiện vì vi
phạm nhân quyền nhưng nó cũng tồn tại đựoc 4 năm
Năm 2004, biểu tưọng “nụ cười Việt Nam” dã trở nên nhàm chán và không
còn thú vị .Tổng cục du lịch đã chọn ra mẫu biểu tượng “welcome to Việt Nam”
8
đã lãnh ngay những búa rìu chê bai của chính những người trong cuộc .Mẫu mới
này chung chung đơn điệư thiếu tính sáng tạo và quá gây thất vọng . “một chút
nón lá , một chút áo dài ’ nhợt về nội dung , nhạt về nghệ thuật nên không gây
ấn tượng . “welcome to viet nam” đơn thuần chỉ là một câu chào và hơn thế nữa
là một câu chào quá quen. Tại sao chung ta khong toạ ra một logo đầy màu sắc
thể hiện rõ nhất nền văn hoá giàu bản sắc vàtính dântộc .hãy xem những hình
ảnh “singapore độc đáo”, “Malaysia châu á đích thực”, “kinh ngạc Thái Lan” thì
chúng ta còn thua họ rất nhiều .Họ dám sử dụng một hình ảnh cụ thể ,con người
cụ thể để quảng cáo cho ngành du lịch du lịch của họ.Ai cũng biết tháp đôi
Petronas ở Malaysia ,sư tử biển của Singarpo .Họ vẫn tiếp tục sử dụng hình ảnh
đónhư là một điểm nhấn cho vô số những hình ảnh sông động , phong phú để
quảng cáo , thu hút du khách . Đến bao giờ việt nam mới có đươc nhũng biểu
tượng như nứơc bạn
II.Thực trạng về du lịch Việt Nam
1Các con số phát triển qua các năm
SỐ LIỆU THỐNG KÊ
Biểu đồ lượng khách du lịch đến việt nam trong giai đoạn 2000-2007
3171.763
3467.757
3583.486
2927.876
2428.738
2330.05
2627.988
2140.1
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
lượt người
9