Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Marketing online – giải pháp sống còn của doanh nghiệp ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.09 KB, 3 trang )

Marketing online – giải pháp sống còn của
doanh nghiệp
Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp (DN) quyết định cắt
giảm chi phí như sa thải nhân sự, giảm lương, giảm thưởng, thu hẹp quy mô DN,
tạm ngưng hoặc xóa bỏ các kế hoạch maketing …. Các phương án trên được nhiều
DN chọn lựa và xem như là giải pháp sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt là cắt
giảm các khâu marketing là yêu cầu đầu tiên. Liệu đây có là phương án khôn
ngoan nhất của các DN?
Theo các chuyên gia kinh tế, thay vì cắt giảm kinh phí cho hoạt động marketing,
hãy khôn ngoan và linh hoạt trong việc chi tiêu và lên kế hoạch cho marketing để
khi nền kinh tế khởi sắc trở lại, DN sẽ có nhiều cơ hội vượt lên. Giảm chi phí
marketing trong thời điểm hiện tại là một sai lầm. Đã có nhiều thống kê cho thấy,
trong giai đoạn khủng khoảng, DN càng tăng cường quảng cáo sẽ càng giúp công
ty tăng thị phần.
Chúng ta thừa biết một điều rằng, trong suy thoái, rất ít DN có chi phí để làm
marketing, nhưng nếu làm hiệu quả thì sẽ tác động mạnh đến khách hàng và mang
lại doanh thu rất tốt. Thay vì bỏ hẳn khâu marketing và ngồi đợi suy thoái qua đi,
các DN nên tập trung nghiên cứu lại người tiêu dùng, đặc biệt là hành vi tiêu dùng
cũng như thói quen mua sắm của người tiêu dùng để đưa ra phương án hiệu quả và
tiết kiệm nhất. Vì những thương hiệu đáng tin cậy đặc biệt có giá trị trong khủng
hoảng. Dù niềm tin vào các sản phẩm và thương hiệu có giảm nhưng các DN đáng
tin cậy vẫn hoàn toàn có thể thành công trong việc tung các sản phẩm ra thị trường.

Marketing hiệu quả
Để DN xây dựng được chiến lược marketing tốt trong thời điểm hiện tại cần phải
thấu hiểu khách hàng. Trong khủng hoảng, khách hàng thường có phản ứng chung
là giảm tiêu dùng hoang phí. Họ cẩn trọng trong quá trình thu thập và tốn nhiều
thời gian hơn để ra quyết định mua sắm.
Không chỉ thế, khó khăn cũng khiến người tiêu dùng điều chỉnh hành vi mua sắm.
Chẳng hạn như: ít mua những mặt hàng xa xỉ, không mua ào ạt nhưng sẽ mua
những thương hiệu bình dân, những sản phẩm thực sự cần thiết cho nhu cầu.


Họ không mua số lượng nhiều mà mua với số lượng nhỏ gọn đồng thời thích
khuyến mãi, giá rẻ vì phù hợp với túi tiền và xem nhiều hơn mua. Hơn nữa, khi suy
thoái kinh tế xảy ra, con người hay có xu hướng quay về gia đình nên mình phải
tập trung vào giá trị gia đình.
Có thể điều chỉnh danh mục sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, cắt
giảm những sản phẩm phụ trợ để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn…
Đặc biệt, với sự bùng nổ của internet hiện nay và số lượng người dùng (khoảng
35% dân số) , thay vì tốn một khoản chi phí lớn để quảng bá trên truyền hình, báo
giấy, các bảng quảng cáo ngoài trời … thì có thể đưa vào kênh online, các mạng xã
hội… Các kênh truyền thông số, truyền thông xã hội không chỉ giải quyết được
vấn đề chi phí, hướng đến khách hàng mục tiêu mà còn phù hợp với xu thế phát
triển của xã hội, đem lại lợi ích kinh tế cao nhất.
Tóm lại, trong điều kiện khó khăn, cắt giảm hẵn khâu Marketing không phải là giải
pháp khôn ngoan nhất. Thay vào đó, các DN nên nghiên cứu lại nhu cầu, hành vi
và tâm lý khách hàng và sự thay đổi của từng ngành hàng để chọn phương án phù
hợp nhất. Hướng đến kênh tiếp cận khách hàng qua các công cụ Internet là việc
làm được cho là hiệu quả và tiết kiệm nhất hiện nay.
(Sưu tầm)

×