Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Xác định những rào cản, định kiến giới để phụ nữ ngành Y tế Khánh Hòa trở thành cán bộ lãnh đạo và quản lý ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.39 KB, 24 trang )

BS Tôn Thất Toàn
Trung tâm Truyền thông – GDSK Khánh Hòa
Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, tỷ lệ nữ tham gia quản lý còn
thấp, đặc biệt là các vị trí lãnh đạo. Định kiến giới là một
trong những nguyên nhân cơ bản nhất.

Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về
công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đã đề cập đến thực trạng tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo,
quản lý thấp và khẳng định một trong những nguyên nhân
chủ yếu là do “Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền
ở nhiều địa phương, đơn vị về bình đẳng giới, về vai trò,
năng lực của phụ nữ còn hạn chế. Định kiến về giới còn tồn
tại dai dẳng trong nhận thức chung của xã hội do ảnh hưởng
tư tưởng nho giáo và tập tục phong kiến lạc hậu từ lâu đời”.

Tại Khánh Hòa, ngành Y tế hiện nay có gần 3400 cán bộ công nhân viên, trong
đó tỷ lệ nữ giới chiếm 70,2%. Tỷ lệ nữ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở Y tế và
các trưởng phó phòng ban chỉ đạt 25%.

Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Xác định những rào cản, định kiến giới
để phụ nữ ngành Y tế tỉnh Khánh Hòa trở thành cán bộ lãnh đạo và quản lý”,
thông qua nghiên cứu nhằm xác định các rào cản trong lĩnh vực lãnh đạo, quản
lý của phụ nữ, từ đó xây dựng các giải pháp nâng cao vai trò lãnh đạo phụ nữ
trong ngành y tế Khánh Hòa.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Xác định các định kiến giới của cán bộ y tế Khánh Hòa trong lĩnh vực lãnh
đạo, quản lý.
2. Xác định những khó khăn, rào cản phụ nữ gặp phải trong công tác lãnh đạo,


quản lý của ngành y tế Khánh Hòa.
Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu ngang, sử dụng cả 2 kỹ
thuật nghiên cứu là phương pháp định lượng và phương pháp
định tính. Thời gian từ tháng 7/2009 đến tháng 12/2009.
1. Phương pháp định lượng: Chọn 300 người hiện đang công tác tại
6 đơn vị y tế để tham gia nghiên cứu, trong đó cấp tỉnh có 91
người, cấp huyện 109 người và cấp xã 100 người. Việc chọn 6 đơn
vị tham gia nghiên cứu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn.
Dùng bảng hỏi có cấu trúc để thu thập thông tin với những đặc
điểm phẩm chất, tính cách cả tích cực lẫn tiêu cực thường được
nhắc đến để mô tả về một người lãnh đạo và đề nghị các đối tượng
nghiên cứu lựa chọn những tính cách “Cần thiết nhất đối với
người lãnh đạo”; “Đúng nhất với nam lãnh đạo” và “Đúng nhất
với nữ lãnh đạo”. Đồng thời đưa ra 10 tình huống thường gặp đối
với người lãnh đạo với giả định nam lãnh đạo hơn nữ lãnh đạo
trong việc xử lý các tình huống đó để thu thập ý kiến của người
tham gia nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
2. Phương pháp định tính: Thực hiện phỏng vấn sâu 10 trường hợp theo bảng hỏi
bán cấu trúc
10 đối tượng bao gồm: lãnh đạo Sở Y tế; Lãnh đạo bệnh viện và các TTYT tỉnh,
huyện; Trưởng trạm y tế xã, phường.
Tất cả những thông tin thu thập bằng phương pháp định tính từ phỏng vấn sâu
đều được ghi âm lại trong quá trình thu thập thông tin. Việc thu băng ghi âm lại
chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của người được phỏng vấn. Thông tin trên
băng cũng được mã hóa, người được phỏng vấn có quyền không trả lời những
câu hỏi mà họ không muốn và có quyền dừng cuộc phỏng vấn bất cứ khi nào.
Kết quả nghiên cứu
1. Định kiến giới của cán bộ y tế Khánh Hòa trong công tác lãnh đạo, quản lý

1.1. Định kiến giới thể hiện qua việc đánh giá tiềm năng lãnh đạo của nam giới và
phụ nữ.
Khảo sát cho thấy có 9 tính cách được số đông người (trên
50%) đánh giá là cần thiết nhất đối với lãnh đạo thì có 5
tính cách được số đông người cho là đúng với nam LĐ là :
mạnh mẽ, cứng rắn; quyết đoán; kiên định; chủ động;
sáng tạo và 4 tính cách còn lại được số đông người đánh giá là đúng với
nữ LĐ là: thận trọng; kiềm chế; khiêm tốn và tự tin.
STT Tính cách Cần thiết nhất
với lãnh đạo
Đúng với
nam lãnh đạo
Đúng với
nữ lãnh đạo
1 Sáng tạo 71,0 55,6 43,3
2 Chủ động 70,3 60,3 39,0
3 Tự tin 69,3 45,6 51,3
4 Thận trọng 66,6 24,0 73,6
5 Quyết đoán 66,3 70,3 28,3
6 Kiên định 62,6 61,0 37,6
7 Kiềm chế 60,6 28,0 71,0
8 Mạnh mẽ, cứng rắn 54,3 77,6 21,3
9 Khiêm tốn 52,3 25,6 70,3
10 Tế nhị, ý tứ 48,3 16,0 82,0
11 Tuân thủ 33,6 30,6 55,3
12 Tình cảm 30,6 14,0 79,6
13 Tự ti 0,96 17,3 41,3
14 Yếu đuối 0,3 0,36 59,0

“ Tui đồng ý chuyện đó… họ mạnh mẽ hơn trong vấn đề phán
đoán, mạnh mẽ hơn trong công việc, họ hơn nữ chuyện đó.”
(Nam 52 tuổi, LĐ TTYTDP)
“ Tôi nghĩ điều đó cũng đúng thôi, nhưng mà phụ nữ cũng
không phải là không có những đặc tính đó, có điều nam giới
mạnh hơn thôi.”
(Nữ 51 tuổi, LĐ BV Da liễu)
“ Theo tôi thì lãnh đạo nữ … họ sẽ thận trọng hơn khi giải
quyết một công việc nào đó.”
(Nữ 50 tuổi, LĐ TT Khuyết tật)
Nhưng khi nữ LĐ có những tính cách này lại không được đánh giá tốt.
“ Nữ thì dè dặt hơn, thận trọng hơn trong mọi vấn đề, sợ…mắc sai lầm
nhiều, do đó không có dám quyết đoán.”
(Nam 52 tuổi, lãnh đạo TTYTDP)

Ngược lại trong 5 tính cách mà chỉ có số ít người đồng ý là
đúng với lãnh đạo thì lại tuyệt đại đa số cho rằng đúng với
nữ LĐ đó là: yếu đuối, tình cảm, tế nhị ý tứ, tự ti.
“ Nói chung về tế nhị thì nữ họ cũng tế nhị hơn, họ có sự hiền
dịu, mềm mỏng hơn”
(Nữ 46 tuổi, trưởng trạm y tế)
“ Phụ nữ thì mềm yếu hơn, nó thể hiện cái tình cảm ra bên
ngoài”
(Nữ 52 tuổi, lãnh đạo Sở Y tế )
“ Tôi thì tôi nghĩ là đối với nữ thì đúng là có sự khác biệt thật,
tại vì dù sao nữ cũng là phái yếu, thì có lẽ là cái tình cảm nó
bị xen vào cũng hơi nhiều so với nam giới”
(Nữ 51 tuổi, lãnh đạo BV Da liễu)
Như vậy, những tính cách cần có của người lãnh đạo thì được
đánh giá phù hợp với tính cách của nam giới, ngược lại những

tính cách không cần phải có của lãnh đạo thì lại tương đồng
với tính cách của nữ giới. Định kiến này là trở lực lớn đối với
phụ nữ khi tiếp cận các vị trí lãnh đạo, quản lý.
“ Cái cách nhìn nhận của xã hội đối với vai trò của lãnh đạo nữ
chưa thực sự khách quan lắm.”
(Nữ 51 tuổi, LĐ BV Da liễu)
“Theo tôi thì khi nói đến các tính cách của một người lãnh đạo
người ta thường nghĩ ngay đến một người nam giới, dưới con
mắt của mọi người thì nam giới phù hợp làm lãnh đạo hơn”.
(Nữ 42 tuổi, LĐ TTCSSKSS)
1.2. Định kiến giới thể hiện qua việc đánh giá về hành vi lãnh đạo và xử lý
tình huống giữa nam giới và phụ nữ.
“ Nếu mà nói về khả năng này thì tôi thấy nam giới có phần trội hơn, thật
ra khi quyết định một sự việc người nào mà nắm nhiều thông tin hơn thì
người đó chắc chắn sẽ ra quyết định đúng hơn và nhanh hơn, nhưng mà
đối với nam giới thì người ta nắm nhiều cái thông tin”
(Nam 47tuổi, LĐ TT Y TNinh Hòa)
“Khi mà gặp một vấn đề gì rất là khó khăn thường người phụ nữ sẽ cảm
thấy bị ức chế trước, khi mà phụ nữ đã bị ức chế về mặt tinh thần thì
nhiều hồi họ xử lý không được sáng suốt lắm, nhưng mà đối với người
nam thì người ta lại điềm tĩnh hơn trong việc ứng phó mọi tình huống
xảy ra.”
( Nữ 52 tuổi, LĐ Sở Y tế)
“Về CNTT thì thường nam giới người ta nắm bắt nhanh hơn nữ giới vì vậy
khả năng vận dụng vào công tác quản lý của họ tốt hơn”
(Nữ 42 tuổi, LĐTTCSSKSS)
2. Những khó khăn đối với phụ nữ khi tham gia vào công tác lãnh
đạo, quản lý.
2.1.Ảnh hưởng công việc gia đình với công tác lãnh đạo, quản lý


Một trong những biểu hiện định kiến giới là gắn phụ nữ với vai trò gia
đình, nội trợ, chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái.
“ Theo tui thấy ở thời buổi bây giờ cũng có một số người họ cũng có định kiến
cho là nữ thì chỉ biết đi làm về là cơm nước, tề gia nội trợ, không có biệt gì
về mặt xã hội”
(Nữ 46 tuổi, trưởng trạm y tế)

Việc thực hiện chức năng một người mẹ, người vợ trong gia đình làm người
phụ nữ mất nhiều thời gian, hạn chế khả năng phát triển của người phụ
nữ
“ Người phụ nữ còn có một cái ngoài nhiệm vụ lo cho xã hội ra họ còn có
thiên chức làm mẹ và một cái thiên chức nữa là lo cho gia đình, thành ra
ngoài những công việc như nam giới, họ còn lo vai trò làm mẹ và làm vợ.”
(Nam 52 tuổi, lãnh đạo TTYTDP)

Nếu vừa làm tốt bổn phận trong gia đình vừa làm tốt công việc xã
hội thì người phụ nữ phải gánh vác gấp đôi trách nhiệm.
“ Phụ nữ phải lo công việc gia đình, cho chồng, cho con nên mình
phải cân đối thời gian giữa việc xã hội và việc gia đình để có thể
lúc nào cũng hoàn thành cả hai nhiệm vụ”
(Nữ 50 tuổi, LĐ TT Khuyết tật)
“ Mình cũng phải sắp xếp rất là nhiều để công việc vừa… công việc
cơ quan…công việc lãnh đạo nó chu toàn và công việc gia đình…
Mình phải bỏ công sức nhiều hơn so với một người nam, người
nam công việc nhà họ không gánh nặng như phụ nữ”
(Nữ 34 tuổi, trưởng trạm y tế)

Vì vậy, đôi khi phụ nữ lại xem sự thành đạt của mình như là một
nỗi buồn vì không có thời gian để chăm sóc cho gia đình
“Đối với phụ nữ thì đằng sau sự thành đạt của chị em phụ nữ gần

như là một nỗi buồn nhiều hơn, bởi vì cái quỹ thời gian của họ đối
với gia đình càng eo hẹp hơn”
(Nữ 51 tuổi, LĐ BV Da liễu)

Đối với phụ nữ Việt Nam, công việc gia đình luôn được xem
là một trách nhiệm và bổn phận của họ, cũng chính vì vậy
mà nhiều phụ nữ giỏi giang đã nhường bước cho chồng, lui
về chăm sóc gia đình, để giữ tròn hạnh phúc
“ Người phụ nữ Việt Nam họ thường là thương chồng,
thương con, nếu gánh thêm gánh nặng đó, đi họp đi hành
hoặc đi công tác thì bỏ chồng ở nhà ai chăm sóc? Bỏ con lại
ai chăm sóc? Do đó, nhiều lúc phụ nữ có khả năng đảm
nhận được trong đó, nhưng mà họ quay lại cái vai trò của họ
thành ra họ từ chối đó”
(Nam 52 tuổi, lãnh đạo TTYTDP))
“ Tư tưởng của người Việt Nam mình thường là họ nhường
nhịn cho chồng hoặc chăm lo cho chồng để cho chồng phát
triển”
(Nữ 52 tuổi, lãnh đạo Sở Y tế)

Ngay chính bản thân người phụ nữ cũng đã có những suy nghĩ, hành động hạn
chế sự phát triển của chính mình. Họ không muốn phấn đấu, không muốn hơn
chồng, chỉ muốn sống cuộc sống bình thường không “cầu tiến”.
“Tôi nghĩ là bản thân những người đó người ta cũng không chịu vươn lên hoặc
là không chịu hoàn thiện bản thân mình”
(Nữ 51 tuổi, lãnh đạo TT Khuyết tật)
“Chẳng hạn vấn đề đi học… thì họ cũng không muốn rằng họ hơn chồng, vì cái
quan điểm của người phụ nữ Việt Nam mình thì thật ra mà nói họ cũng không
muốn rằng mình vượt quá chồng, làm mất hạnh phúc gia đình đó”.
(Nam 52 tuổi, lãnh đạo TTYTDP)

2.2. Khó khăn của phụ nữ ngành Y tế

Phụ nữ làm công tác lãnh đạo, quản lý nói chung đã gặp
nhiều khó khăn, riêng phụ nữ ngành y tế do tính chất nghề
nghiệp, do công việc nên công tác quản lý lại càng gặp nhiều
khó khăn hơn.
“ Đối với ngành y tế nói chung cái việc tham gia kiểm tra,
giám sát ở dưới đơn vị cơ sở đòi hỏi rất là thường xuyên,
cũng như tham gia một số cuộc họp, nó đòi hỏi nhiều khi
phải đi xa”
(Nữ 52 tuổi, lãnh đạo Sở Y tế)
“Ngành y tế đòi hỏi phải trực đêm, đối với lãnh đạo khi nào
cần hội chẩn quan trọng là lãnh đạo phải có mặt bất kể giờ
giấc nào”
(Nữ 42 tuổi, lãnh đạo TTCSSKSS)
2.3.Khó khăn trong công tác bổ nhiệm đề bạt cán bộ nữ

Công tác quy hoạch, đề bạt cán bộ nữ tại một số cơ quan, tổ chức đôi khi
vẫn còn gặp khó khăn bởi mọi người vẫn cho rằng việc quản lý giành
cho nam giới còn phụ nữ chỉ là người thực hiện
“ Do cái quan điểm của mình nào giờ, cái hệ thống của mình nào giờ là
nam quản lý, còn nữ chỉ là người thực hiện, thành ra họ…cảm giác họ
chưa chấp nhận được cái vấn đề này”
(Nữ 34 tuổi, trưởng trạm y tế)
“Theo cái phong tục của người Việt Nam mình đó thì trước giờ nam nó vẫn
có nhích nhích hơn nữ một tí chứ không khi nào ngang bằng hết”
(Nữ 52 tuổi, lãnh đạo Sở Y tế)

Nếu giữa hai người nam và nữ có trình độ và năng lực như nhau thì
người ta thường vẫn ưu tiên nam giới vào các vị trí lãnh đạo.

“ Cũng xuất phát một điểm, nhưng khi mà đưa ra quy hoạch hoặc đưa
ra bỏ phiếu thì thường mấy anh nam giới anh thắng thế hơn phụ nữ, bởi
vì đối với mắt nhìn cái mà người nam đảm nhận cái việc đó thì họ sẽ làm
việc tốt hơn nữ”
(Nữ 52 tuổi, lãnh đạo Sở Y tế)

Ngoài những bất lợi như đã nêu trên thì có một nguyên nhân chủ quan
cản trở việc quy hoạch đó là người phụ nữ không đủ các tiêu chuẩn để
làm lãnh đạo.
“ Quy hoạch thì nó có một cái tiêu chuẩn, người phụ nữ phải đủ những tiêu
chuẩn gì thì mới quy hoạch, nhiều khi người phụ nữ đó người ta chưa đủ tiêu
chuẩn”
(Nữ 50 tuổi, lãnh đạo TT Khuyết tật)
“ Điều kiện nghiên cứu học tập của phụ nữ thường ít hơn nam giới, cho nên ví
dụ cùng một mức xuất phát, cùng một mức quy hoạch, nhưng mà nhiều khi
người phụ nữ chậm hơn nam giới”
(Nữ 34 tuổi, trưởng trạm y tế)
Một trở ngại khác trong vấn đề quy hoạch cán bộ nữ đó là thời gian làm
việc của phụ nữ ít hơn nam giới do sanh đẻ, do tuổi nghỉ hưu sớm hơn.
“Quy hoạch người ta cũng có sự xem xét về bằng cấp, về khả năng lãnh
đạo… nhưng mà nó lại thiệt thòi cho nữ giới là vì nữ giới giai đoạn 30 -
40 là giai đoạn tốt lại bị nhiều yếu tố tác động, đến khi giai đoạn mà làm
được việc thì khoảng bốn mươi mấy đến năm mươi mấy thì lại gần về
hưu, có thiệt thòi, thành ra nữ nó cũng bị thiệt thòi hơn nam, cái độ tuổi
mà nam cống hiến thì nhiều hơn nữ”
(Nữ 34 tuổi, trưởng trạm y tế)

Chính vì những nguyên nhân trên, nên ngành Y tế Khánh
Hòa mặc dù cán bộ công nhân viên nữ chiếm 70,2%, nhưng
tỷ lệ nữ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở Y tế và các trưởng,

phó phòng ban chỉ đạt 25%, đặc biệt tỷ lệ nữ giữ các vị trí
chủ chốt còn rất ít.
“Tôi thấy ngành y tế là một ngành tỷ lệ nữ chiếm đến 70%
nhưng mà lãnh đạo là nữ chỉ chiếm trên đầu ngón tay”
(Nữ 50 tuổi, lãnh đạo TT Khuyết tật)
Tóm lại, qua nghiên cứu cho thấy, định kiến giới vẫn còn tồn
tại trong đa số cán bộ y tế điều này làm ảnh hưởng đến sự
tiến bộ và phát triển vào các vị trí lãnh đạo và quản lý của
phụ nữ. Đồng thời, công việc gia đình với thiên chức làm mẹ,
làm vợ đã ảnh hưởng rất lớn đến động cơ phấn đấu của phụ
nữ để trở thành người quản lý, lãnh đạo.
KIẾN NGHỊ

Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho CBCNV ngành Y tế nói
riêng và toàn xã hội nói chung. Trong công tác tuyên truyền cần
thay đổi cách nhìn về giới, ví dụ gắn hình ảnh người phụ nữ với
vai trò xã hội, nhà lãnh đạo, quản lý, giúp mọi người có cách nhìn
nhận khác hơn về vai trò vị trí người phụ nữ.

Giảm bớt gánh nặng gia đình cho người phụ nữ. Vận động nam
giới tham gia công việc gia đình cùng với phụ nữ.

Nâng cao nhận thức giới trong công tác đào tạo, quy hoạch cán
bộ. Lãnh đạo cơ quan, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam,
Công đoàn cần hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để người phụ nữ
hoàn thành công tác chuyên môn, và thực hiện được thiên chức
năng làm mẹ, xây dựng gia đình bình đẳng và tiến bộ.

Đối với bản thân cán bộ nữ ngành Y tế, cũng cần có sự kết hợp hài
hòa chức năng xã hội và gia đình, phấn đấu học tập rèn luyện về

cả chuyên môn và nghiệp vụ để có đủ tiêu chuẩn quy hoạch vào
chức danh quản lý, lãnh đạo.
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN.

×