Lời mở đầu
Thế giới đang biến động, ngày càng chuyển biến với xu hướng hội nhập và
toàn cầu hoá ngày càng sâu sắc. Do hội nhập kinh tế là xu hướng tất yếu và
khách quan, một nước muốn phát triển không còn cách nào khác là phải hoà
nhập vào nền kinh tế thế giới. Để làm được điều đó chúng ta phải tích cực xây
dựng những thế mạnh xuất khẩu, qua đó lựa chọn được những mặt hàng chủ lực
xuất khẩu, sử dụng lợi thế so sánh. Một trong những thế mạnh mà chúng ta lựa
chọn đó là ngành dệt may, đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam, giữ vị trí thứ hai sau dầu thô. Có được kết quả này là do sự nỗ lực
của Đảng, của Nhà nước và các doanh nghiệp đã có nhiều cải cách và chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế. Chuyển đổi từ đối đầu sang đối thoại hợp tác làm ăn
cùng có lợi. Trước tình hình mới về về thị trường và cơ chế quản lý, cạnh tranh
để đứng vững và phát triển là tất yếu khách quan không thể tránh khỏi. Chủ động
hội nhập quốc tế, tiến hành điều tra, phân loại, kiểm tra đánh giá khả năng cạnh
tranh của từng sản phẩm mặt hàng, có biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu
quả đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh là một trong những việc làm cần thiết và
thiết yếu hiện nay. Trong mấy năm qua, tuy ngành dệt may đã đạt được một số
thành tựu cả về quy mô và giá trị sản xuất, xuất khẩu nhưng sản phẩm dệt may
của ta còn rất nhiều hạn chế như: giá còn cao, chưa chủ động hội nhập, tính
cạnh tranh của sản phẩm không cao, hiệu quả sản xuất thấp, về mặt quản lý thủ
tục còn nhiều hạn chế, quản lý còn chưa sát thực tế và đặc biệt là đời sống người
lao động còn thấp…
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay tình hình quan hệ quốc tế ngày càng mở
rộng với sự hợp tác và chuyên môn hoá ngày càng caochúng ta không có những
- 1 -
biện pháp hợp lý thì sẽ không trụ được khi tham gia hội nhập, không thực hiện
được mục tiêu phát triển đất nước.
Từ điều kiện chủ quan và khách quan cho ta thấy trong thời gian tới đối với
toàn bộ nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng phải tìm ra những
hướng đi mới và những cơ hội phát triển vững chắc trên con đường hội nhập. Do
vậy đây là một vấn đề quan trọng mà chúng ta phải chú trọng và đầu tư chính
đáng. Do đó em chọn đề tài này để nghiên cứu, trong đề tài này em đi sâu tìm
hiểu ngành dệt may trong xu thế biến động và hội nhập nhằm tìm ra những
hướng đi mới, những giải pháp để cạnh tranh có hiệu quả. Đề tài này được nhiên
cứu bằng phương pháp thực chúng và phương pháp duy vật biện chứng…với
cách tiếp cận hệ thống. Đây là một đề tài hay và tương đối rộng, là một sinh viên
như em có nhiều hạn chế rất mong được sự quan tâm của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn !
- 2 -
Chương I: Tổng quan về cạnh tranh
I. Các quan niệm về khả năng cạnh tranh
1.Khái niệm
Cạnh tranh là một tấ yếu khách quan và có thể nói răng không có cạnh tranh thì
không có sự phát triển, cạnh tranh là động lực của sự phát triển, không có cạnh
tranh tức là không có sự phát triển. Cho dù ở đâu đi chăng nữa cạnh tranh luôn luôn
tồn tại, nhưng ở đây ta chỉ xét dưới góc độ kinh tế. Từ năm 1986 trở về trước do
chúng ta không có quan điểm đúng đắn nên đã mắc phải sai lầm khi kìm hãm sự
cạnh tranh. Ở các lĩnh vực, các góc độ khác nhau thì quan niệm về cạnh tranh cũng
khác nhau. Có nhiều quan điểm về cạnh tranh, nhưng theo quan điểm tổng hợp thì
canh tranh là quá trình kinh tế mà ở đó chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện
pháp, thủ đoạn, cách thức…để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là
nhằm chiếm lĩnh thị trường, giành lấy những khách hàng cũng như những điều kiện
sản xuất có lợi nhất.
Xét ở góc độ kinh tế thuần tuý thì mục đích kinh tế của các chủ thể kinh tế là tối
đa hoá lợi ích, đối với người kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận, với người tiêu
dùng là lợi ích tiêu dùng. Do vậy cạnh tranh có vai trò to lớn, là linh hồn của cả nền
kinh tế, là nơi chọn lựa những thành viên ưu tú của nền kinh tế, đào thải những
doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Do vậy những doanh nghiệp muốn tồn tại phải
cạnh tranh, phải tìm ra những lợi thế so sánh của mình. Chính vì vậy nâng cao khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp là điều kiện cần thiết.
Cạnh tranh ở đây được thể hiện chủ yếu ra mặt ngoài chính là sản phẩm. Từ
khái niệm trên có thể hiểu khả năng cạnh tranh củ sản phẩm là tất cả những gì sản
phẩm đó đã có, đang và sẽ có để có thể có những ưu thế so với những sản phẩm
khác cùng loại hoặc khác loại trong quá trình cạnh tranh.
- 3 -
2. Vai trò của cạnh tranh
Như trên chúng đã biết cạnh tranh là động lực của sự phát triển, nó có vai trò hết
sức to lớn và quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và bản thân
mỗi doanh nghiệp nói riêng. Cạnh tranh có mặt lợi và cả mặt hại của nó, nhưng
thực tế ta thấy rằng bất kì một nền kinh tế nào cũng cần duy trì sự cạnh tranh.
Đứng ở góc độ xã hội thì cạnh tranh là hình thức mà Nhà nước sử dụng để
chống độc quyền, tạo cơ hội cho người tiêu dùng có thể lựa chọn các sản phẩm tốt,
giá cả rẻ. Chính vì vậy duy trì cạnh tranh là bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Mặt
khác Nhà nước sử dụng cạnh tranh nhằm tăng hiệu quả chung của nền kinh tế tránh
lãng phí để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước, tạo động lực bên trong
nền kinh tế, tạo điều kiện phát triển các hình thức quan hệ quốc tế.
Đứng ở góc độ doanh nghiệp, cạnh tranh sẽ la điều kiện thuận lợi để doanh
nghiệp tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường, tự quyền lựa chọn ngành nghề
kinh doanh, tự hoàn thiện bản thân doanh nghiệp của mình để vươn lên dành ưu thế
hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Các ưu thế đó thể hiện qua lợi thế so sánh
của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác, như việc khai thác triệt để hơn các
lợi thế so sánh, tận dụng ngày càng nhiều nguồn lực một cách có hiệu quả nhất.
Trên thị trường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là cuộc cạnh tranh khốc liệt
nhất nhằm dành dật người mua, chiếm lĩnh thị trường tạo ưư thế mọi mặt cho các
doanh nghiệp nhằm thhu được lợi nhuận tối đa có thể. Thực chất cạnh tranh là cuộc
chạy đua không có đích, là quá trình các doanh nghiệp đưa ra các biệnpháp kinh tế
tích cực và sáng tạo nhằm đứng vững trên thị trường, tăng lợi nhuận trên cơ sở tạo
ưu thế về sản phẩm: giá bán, chất lượng sản phẩm… Muốn vậy doanh nghiệp phải
không ngừng áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao
chất lượng sản phẩm và dịch vụ, bên cạnh đó phải tối ưu hoá các yếu tố đầu vào
trong sản xuất để giảm giá thành sản phẩm. Trong cơ chế kinh tế thị trường những
doanh nghiệp nào đưa ra được những sản phẩm có giá rẻ, chất lượng cao, dịch vụ
- 4 -
tốt thì doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng. Do vậy cạnh tranh giúp loại bỏ những
doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và khuyến khích những doanh nghiệp làm ăn có
hiệu quả vươn lên. Mặt khác khi tham gia vào thị trường các doanh nghiệp phải
chấp nhận tuân thủ các quy luật của thị trường như quy luật cạnh tranh và đào thải.
Do đó cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tự nâng cao chất lượng của mình,
trình độ quản lý và kinh doanh tạo điều kiện lợi dụng triệt để lợi thế so sánh của
mình.
Một khái niệm nữa mà chúng ta cần làm rõ là khẳ năng cạnh tranh và sức mạnh
cạnh tranh cuả sản phẩm của doanh nghiệp, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết
lồng ghép bao hàm và có mối quan hệ nhân quả với nhau. Để có giải pháp nâng cao
khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp ta phải hiểu được khái niệm và nội
dung cơ bản của sức cạnh tranh. Vậy sức cạnh tranh là: Tổng thể các yếu tố gắn
trực tiếp với hàng hoá cùng các điều kiện, công cụ và biện pháp cấu thành khả năng
cạnh tranh được doanh nghiệp sử dụng trên thương trường nhằm chiếm lĩnh thị
trường, khách hàng và thi trường, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp khi cạnh tranh.
Nội dung sức cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: khả năng áp dụng khoa
học kĩ thuật, quản lý hiện đại, khả năng thu thập thông tin, khả năng cung cấp dịch
vụ,…Do vậy cạnh tranh cóa vai trò rất to lớn, chúng ta cần tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho chúng phát huy những mặt tích cực của mình.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh
Sản phẩm của một doanh nghiệp có cạnh tranh được hay không nó phụ thuộc rất
lớn vào tỉ lệ các yếu tố sau:
1. Các yếu tố thuộc về lợi thế so sánh
Lợi thế so sánh được coi là yếu tố sống còn trong cạnh tranh.Ở đây khả năng
cạnh tranh được xem là sức mạnh cạnh tranh thật và bằng với lợi thế so sánh. Lợi
- 5 -
thế so sánh lớn nhất là được thể hiện ở các nguồn lực đầu vào, do đó có thể là tài
nguyên thiên nhiên, vốn đầu tư, đặc biệt hơn đó là lao động…nó được thể hiện
thông qua giá bán của sản phẩm. Được thể hiện bằng hệ số đầu vào thấp một cách
tương đối. Thực tế không dễ tách biệt giữa nguồn lực đầu vào và năng suất lao
động, bởi đây là ngành sử dụng nhiều lao động. Sự dồi dào của một yếu tố nào đó
có thể là do năng suất lao động cao, vừa do giá cả tạo nên kích thích cung ứng, vấn
đề thương hiệu cũng góp phần quan trọng thể hiện lợi thế so sánh. Đặc biệt trong
giai đoạn hiện nay với nền kinh tế toàn cầu cạnh tranh quốc tế ngày càng găy gắt,
các lợi thế so sanh trên tầm vĩ mô không thể coi nhẹ như: sự ổn định về kinh tế
chính trị, luật pháp thể chế, kinh tế đất nước, kết cấu hạ tầng,…
Đây có thể nói là yếu tố rất quan trọng trong thời gian hiện nay, giúp chúng ta
phát triển trọng điểm sử dụng hiệu quả nguồn lực có nhiều lợi thế so sánh. Do đó
chúng ta nói chung các doanh nghiệp nói riêng cần tận dụng triệt để các yếu tố này.
2. nhóm các yếu tố thuộc về khả năng tăng trưởng kinh tế của đất nước
Theo Forger thì “Khả năng cạnh tranh là khả năng của một đất nước trong việc
nhận thức rõ mục đích của chính sách kinh tế tập trung, nhất là đối với tăng trưởng
thu nhập và việc làm, mà không gặp phải những khó khăn trong cán cân thanh
toán”. Bởi vì tăng trưởng của một quốc gia được xác định bởi năng suất của nền
kinh tế quốc gia đó, mà năng suất là yếu tố cơ bản tạo nên khả năng canh tranh và
nó la một yếu tố góp phần vào lợi thế so sánh của bản thân sản phẩm, góp phần
quan trọng trong hội nhập và phát triển kinh tế.
3. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường kinh tế của doanh nghiệp
Nhóm các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế của doanh nghiệp bao gồm các
yếu tố như: Chính sách thương mại, môi trường đầu tư, tài chính, mức thanh khoản
trong nền kinh tế, cơ cấu doanh nghiệp, tính cạnh tranh trong nền kinh tế…
Với chính sách thương mại của mỗi quốc gia sử dụng khác nhau se cho những
tác động khác nhau, có thể trái ngược nhau đến môi trường thương mại quốc tế.
- 6 -
Thực tế đối với nhập khẩu các nước thường áp dụng chính sách hạn chế nhập khẩu,
làm giảm bớt và chống lại lợi thế của các hàng hoá nhập khẩu vào nước đó. Ngược
lại đối với hàng hoá xuất khẩu các nước thường áp dụng chính sách nhằm khuyến
khích xuất khẩu cùng nhằm mục đích tăng ưu thế của hàng xuất khẩu. Đôi khi
chính sách thương mại có tác dụng mạnh đến mức có thể xếp một trong các yếu tố
tạo nên lợi thế cạnh tranh của một sản phẩm (xếp vào lợi thế so sánh ảo ).
Chế độ tài chính: thực trạng và hoạt động của thị trường tài chính là một trong
các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh chung của một nước. Tăng trưởng kinh
tế phụ thuộc vào việc tập trung tài chính vào một lĩnh vực nào đó.
Cơ cấu doanh nghiệp và tinh cạnh tranh: có ảnh hưởng tới sự gia tăng về năng
suất và khả năng cạnh tranh nâng cao về thu nhập và tăng việclàm. Không chỉ có
cạnh tranh giữa các quốc gia mà còn có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nó là
động lực để các doanh nghiệp trong ngành nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Năng lực sản xuất công nghiệp của ngành, của quốc gia. Ở đây phải nói đến đội
ngũ nhân lực được đào tạo có kĩ năng nghề nghiệp không ngừng được nâng cao.
Ngoài ra còn phải kể đến phần công nghệ trong máy móc thiết bị của quốc gia đó.
4. Nhóm các yếu tố thuộc về hoạt động của doanh nghiệp
Hoạt động của doanh nghiệp là một trong các yếu tố nền tảng của khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp. Nó cho thấy khả năng của tổ chức sản xuất, trình độ quản
lý, khả năng chuyên môn hoá của các bộ phận trong doanh nghiệp. Các yếu tố
thuộc về hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí cá biệt của
doanh nghiệp. Nhóm các yếu tố này gồm: hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp,
chiến lược phát triển của doanh nghiệp,…
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chính là các hoạt động của doanh nghiệp
nhằm áp dụng công nghệ mới, sử dụng các đầu vào mới hoặc thay thế giới thiệu,
phân phối sản phẩm, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp đem lại cho doanh nghiệp triển vọng
- 7 -
cạnh tranh dài hạn và cạnh tranh đa phương diện. Trình độ đội ngũ lao động của
doanh nghiệp trong việc tiếp nhận xử lý thông tin, khả năng tiếp cận thị trường, bố
trí các phương án sản xuất kinh doanh, điều hành và quản lý doanh nghiệp, năng
động thích nghi với điều kiện cạnh tranh ngày nay.
III. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm
công nghiệp
Để đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm kinh tế kĩ thuật, đặc biệt đối với
ngành dệt may, có thể xem xét một số chỉ tiêu bao gồm cả nhóm chỉ tiêu phản ánh
về chất lượng và số lượng:
1. Các chỉ tiêu về chất lượng
Bao gồm cả chỉ tiêu định lượng và định tính, cụ thể là:
- Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật – công nghệ
- Sự thay dổi về hệ thống sản xuất
- Sự thay đổi về chất lượng trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh doanh,
hiệu quả đầu tư, năng suất lao động.
- Giá trị thương mại dòng
- Lợi thế so sánh của bản thân sản phẩm và các yếu tố đầu vào tạo nên
sản phẩm đó.
- Ngoài ra mức độ cạnh tranh còn thể hiện ở các chỉ tiêu đánh giá mức
độ cạnh tranh trong nội bộ và liên ngành, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:
+ Tỷ số tập trung hoá (CRx) thể hiện mức độ tập trung vào sản
xuất vào những daonh nghiệp lớn nhất của ngành.
+ Hệ số ghini thể hiện mức độ về quy mô đồng đều giữa các
doanh nghiệp.
2. Các chỉ tiêu về số lượng
- 8 -
Phản ánh tăng trưởng về quy mô sản xuất và xuất khẩu, năng lực sản xuất, số
lượng lao động được sử dụng trực tiếp vào sản xuất, quy mô hợp tác quốc tế…
IV. Các công cụ chủ yếu để cạnh tranh trong kinh doanh
Cạnh tranh là quy luật tất yếu khách quan, doanh nghiệp nào không dám đương
đầu với cạnh tranh thì sẽ gặp thất bại nặng nề. Do đó muốn tồn tại và phát triển
doanh nghiệp bắt buộc phải cạnh tranh. Bản chất của cạnh tranh trong kinh doanh
là tạo ra các ưu thế so với đối thủ của mình. Mỗi doanh nghiệp có các ưu thế khác
nhau, để cạnh tranh thành công thì các doanh nghiệp phải chú ý đến việc xây dựng
chiến lược trên cơ sở sử dụng các công cụ cạnh tranh có ưu thế của mình. Chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp hướng kinh doanh tổng thể và chính sách kinh
doanh bộ phận của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá doanh nghiệp hoạt động theo kế hoạch mang
tính tập trung cao còn trong nền kinh tế thị trường thì doanh nghiệp hoạt động theo
chiến lược kinh doanh cảu mình luôn tìm ra lợi thế cạnh tranh để có chỗ đứng trên
thị trường. Do đó cạnh tranh cần có chiến lược chính sách phát triển cụ thể và rõ
ràng.
Hiện nay doanh nghiệp thường sử dụng các công cụ chủ yếu sau để xây dựng
chiến lược cạnh tranh: cạnh tranh qua sản phẩm, cạnh tranh qua giá, cạnh tranh
thông qua việc thiết lập mạng lưới kênh phân phối và cạnh tranh qua xúc tiến hỗn
hợp.
1. Cạnh tranh thông qua sản phẩm
Sức cạnh tranh thông qua sản phẩm của doanh nghiệp thông qua chất lượng.
Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh một
cách có hiệu quả và lâu dài. Cạnh tranh qua sản phẩm được thể hiện qua tính năng
ưu việt của sản phẩm. Để có thể cạnh tranh về chất lượng sản phẩm bắt buộc các
- 9 -
doanh nghiệp phải đầu tư nghiên cứu cải tiến công nghệ kĩ thuật sản xuất, tạo ra sự
khác biệt thông qua tính năng, tác dụng của sản phẩm. Sản phẩm muốn cạnh tranh
phải có những nét riêng độc đáo, diều này cũng có ảnh hưởng tới vị trí cạnh tranh
của doanh nghiệp trên thị trường. Đảm bảo chất lượng luôn luôn là phương châm
kinh doanh , là một trong những vũ khí cạnh tranh hữu hiệu mà các doanh nghiệp
trên thế giới sử dụng.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp phải chú ý đến chu kì sống của
sản phẩm để chủ động đổi mới và nâng cấp chất lượng sản phẩm, đây là một công
cụ quan trọng. Trong tình hình hiện nay cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trên thế
giới đang thay đổi nhanh chóng, cạnh tranh ngày càng găy gắt và khốc liệt hơn. Để
thoả mãn nhu cầu không ngừng của khách hàng thì biện pháp quan trọng nhất của
doanh nghiệp là không ngừng đổi mới sản phẩm và cung cấp các dịch vụ mới.
Với doanh nghiệp chuyên kinh doanh lĩnh vực dịch vụ thì việc nâng cao chất
lượng sản phẩm chình là việc nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách
hàng và phát triển thêm các loại hình dịch vụ mới, đây là hình thức mà các công ty
bưu chính viễn thông và kinh doanh dịch vụ ở các khu vui chơi giải trí thường sử
dụng.
Ngoài cạnh tranh qua chất lượng sản phẩm các doanh nghiệp còn cạnh tranh qua
chủng loại, kiểu dáng nhãn hiệu. Do đó để nói về cạnh tranh qua sản phẩm người ta
thường nói đến sự khác biệt của sản phẩm. Doanh nghiệp phải thiết lập chiến lược
phát triển sản phẩm hợp lý, phải nghiên cứu được đầu vào và đầu ra, các hoạt động
đổi mới sản phẩm nâng cao chất lượng và vị thế trên thị trường. Đến nay chúng ta
có thể thấy hầu hết các công ty sản xuất hàng tiêu dùng vẫn đang cạnh tranh dựa
trên tính ưu việt của sản phẩm. Họ vẫn tiếp tục thêm vào những đặc tính mới, công
thức mới, mở rộng sản phẩm, thay đổi màu sắc kiểu dáng cách thức khác nhằm
khác biệt hoá sản phẩm của họ với các đối thủ cạnh tranh.
2. Cạnh tranh qua giá cả
- 10 -
Cạnh tranh là một trong các yếu tố tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm. Một
doanh nghiệp có chất lượng sản phẩm tốt và giá cả hợp lý thì luôn chiếm được ưu
thế trên thị trường. Giá cả là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu của
hàng hoá, do vậy áp dụng chính sách định giá linh hoạt đa dạng là nhân tố quan
trọng tạo nên sự thành công trên thị trường. Việc định giá sản phẩm chủ yếu phải
căn cứ vào giá thành sản xuất đơn vị, nhu cầu thị trường và lấy quan hệ cung cầu
trên thị trường làm chuẩn. Doanh nghiệp có thể dựa vào giá thị trường để định giá
khác nhau: chính sách định giá thấp hơn giá thị trường, bằng giá thị trường và cao
hơn giá thị trường.
Cạnh tranh qua giá là một hình thức gián tiếp của cạnh tranh qua chi phí sản
xuất để có thể định mức giá thấp hơn mức giá thị trường. Để làm được điều này các
doanh nghiệp phải có thiết bị sản xuất đầy đủ hiệu quả tính kinh tế của quy mô thiết
lập các kênh phân phối. Chính nhờ chi phí sản xuất thấp các đối thủ cạnh tranh
trong khi vẫn duy trì lợi nhuận mong muốnm giá thấp giúp doanh nghiệp chiếm
được thị trường, phần lớn giữ được thế chủ động trong thời kì cạnh tranh gay gắt.
Xét về góc độ này thì sản phẩm dệt may Việt Nam có lợi thế so sánh về chi phí
sản xuất vì có lợi thế về lao động. Các sản phẩm dệt may có tỉ trọng giá trị lao động
sống cao, lao động của Việt Nam lại nhiều, khéo tay, thời gian lao động ngắn,
lương công nhân thấp.
3. Cạnh tranh thông qua hệ thống kênh phân phối
Thiết lập mạng lưới kênh phân phối hợp lý hiệu quả là yếu tố rất có lợi để cạnh
tranh. Một doanh nghiệp mà có khả năng cung cấp hàng hoá dịch vụ đúng nơi,
đúng lúc, kịp thời đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất
thì sẽ có lòng tin uy tín với khách hàng và sẽ được khách hàng lựa chọn. Thiết lập
mạng lưới kênh phân phối phải căn cứ vào đặc điểm hàng hoá, nhu cầu thị trường
của người tiêu dùng, có thể có các cách thiết lập kênh phân phối sau:
Cách 1: Người sản xuất - người tiêu dùng
- 11 -
Cách 2: Người sản xuất - người bán lẻ - người tiêu dùng
Cách 3: Người sản xuất - người bán buôn – người bán lẻ – người tiêu
dùng
Cách 4: Người sản xuất – trung gian – bán buôn – bán lẻ – người tiêu
dùng
Các doanh nghiệp có thể cạnh tranh thông qua hệ thống kênh phân phối. Có
nghĩa là mục tiêu Marketing cơ bản của họ là làm sao cho khách hàng dễ dàng tiếp
cận được với hàng hoá. Khi đó phân phối sản phẩm như thế nào là một cách để
đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đặc biệt là thiết lập hệ thống thông tin
về sản phẩm để khách hàng dễ dàng tiếp cận được nó vậy. Đây có thể nói là điều
quan trọng nhất trong công cụ này.
4. Cạnh tranh qua hoạt động xúc tiến hỗn hợp
Đây là cách tập hợp các phương pháp và công cụ hướng tới người tiêu dùng để
có thể hỗ trợ thúc đẩy khách hàng kích thích tiêu dùng. Xúc tiến hỗn hợp bao gồm
các hoạt động như quảng cáo khuyến mại. Quảng cáo là chiến lược truyền thông tin
vào mục tiêu thương mại thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Khuyến
mại là phương pháp làm kích thích nhu cầu khách hàng tăng mức hàng tức thì.
Ngoài ra còn có hình thức khác như: chuyên thông bán hàng cá nhân. Các hình
thức này được sử dụng kết hợp nhằm mục đích thúc đẩy và kích thích tiêu dùng.
Tóm lại: các công cụ cạnh tranh đưa ra ở trên mang tính liệt kê. Để xây dựng
thành công chiến lược kinh doanh trên cơ sở chiến lược cạnh tranh doanh nghiệp
phải biết kết hợp các công cụ cạnh tranh theo đặc điểm sản phẩm sản xuất. Ngày
nay tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng các công cụ trên dường như ngày càng mong
manh và không dài lâu. Ngay cả khi giá cả rẻ, sản phẩm có tính năng ưu việt thì
cung không thu hút được khách hàng trong dài hạn. Khách hàng luôn đòi hỏi những
sản phẩm có chất lượng cao hơn và giá cả chưa chắc đã phải là yếu tố mà họ quan
tâm. Tương tự lợi thế về kênh phân phối cũng vậy tữ xa xưa các công ty, các hãng
- 12 -
lớn thường nổi tiếng về thương hiệu của mình. Vậy tại sao chúng ta không xây
dựng thưong hiệu mang lại lợi thế cho các doanh nghiệp. Đây là một điểm yếu của
các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp dệt may khi tham gia vào
thị trường quốc tế.
- 13 -
Chương II: Thực trạng
I. Những chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành
dệt may Việt Nam
1. Vị trí và đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam
Xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đã, đang và sẽ là hàng xuất khẩu quan
trọng hàng đầu của Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI. Với
mức tăng trưởng hàng năm cao từ 30% - 40% liên tục và ổn định trong 10 năm qua,
xuất khẩu hàng dệt may đã lần lượt vượt qua các mặt hàng chủ lực vưon lên vị trí
số một trong danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 1998. Tỷ
trọng kim ngạch hàng xuất khẩu dệt may trong cơ cấu hàng xuất khẩu cũng ngày
càng tăng và chiếm một tỷ lệ quan trọng, chiếm khoảng 14,5% tổng kim ngạch xuất
khẩu. Hiện nay vươn kên vị trí thứ 2 chỉ sau dầu mỏ.
Xuất khẩu hàng dệt may hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức gia công xuất khẩu là
chủ yếu, chiếm khoảng 75 – 80% đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước khoảng
300 tỷ USD. Điều quan trọng hơn là giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao
động trên mọi miền đất nước trong khi chúng ta đang thiếu vốn thừa lao động.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế khu vực nước ta không tránh khỏi bị ảnh
hưởng nặng nề, mặcdù kúc đầu có quan điểm là nước ta có mức độ hội nhập chưa
cao nên ít bị ảnh hưởng. Thực ra không hoàn toàn như vậy, nước ta đang là nước
chậm phát triển,lại đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước nên chúng ta bị ảnh hưởng không nhỏ khi tham gia thị trường thế giới.
Năm 1998 do tác động của khủng hoảng thị trường kinh tế khu vực, xuất khẩu
chỉ tăng 2,4% bằng khoảng 41% mức tăng GDP. Bốn tháng đầu năm 1999 lại càng
giảm mạnh. Giá xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực của ta như: giàu thô, gạo, cà
- 14 -
phê, … biến động mạnh theo hướng bất lợi cho xuất khẩu. Trong khi đó xuất khẩu
hàng dệt may vẫn giữ được mức tăng trưởng khá cao khoảng 25%, đạt giá trị 420
triệu USD. Điều này càng khẳng định xuất khẩu dệt may đã và sẽ giữ một vị trí
quan trọng trong chiến lược xuất khẩu và ổn định xã hội trong những năm sắp tới.
Bởi vậy muốn tăng nhanh và vững chắc chúng ta phải tậ trung vào xuất khẩu
những nhóm hàng công nghiệp nhẹ trong đó có hàng dệt may. Đây là một ngành
đươc phát triển lâu đời, nó vừa mang tính lịch sử vừa mang tính chiến lược đúng
đắn, nó càng được phát triển và củng cố trên thị trường và thực sự phát triển từ
những năm 1990 đến nay. Đây là ngành được coi là thế mạnh của đất nước, sử
dụng lợi thế so sánh lao đông rẻ, giải quyết công ăn việc làm, thu ngoại tệ cho đất
nước.
2. Những chỉ tiêu đánh giá ngành dệt may
Chỉ tiêu đánh giá là những chuẩn mực những thước đo mang tính chiến lược.
Đánh giá theo đúng tiêu chuẩn về kĩ thuật, chất lượng, khả năng quản lý vấn đề môi
trường, … Như ISO 9000, ISO 9001, ISO 9002, … những chỉ tiêu đã nêu ở trên
ngành dệt may thể hiện ở khía cạnh sản phẩm, sự cạnh tranh của nó trên thị trường,
tinh cạnh tranh của sản phẩm,… được thị trường chấp nhận, thông qua việc kí kết
các hiệp định thương mại, khả năng đảm bảo các tiêu chuẩn thương mại và hợp tác
kinh tế. Về điểm này sẽ được làm rõ ở các phần tiếp theo.
II. Thực trạng
1. Khái quát chung
Trong quá trình chuyển dịch sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, cùng với các ngành khác của nền kinh tế ngành dệt may đã đạt được những
thành tựu đáng khích lệ, đóng góp một phần không nhỏ vào mức tăng trưởng GDP
và vào việc xây dựng đất nước, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá.
- 15 -
Để đạt đượoc điều đó toàn ngành không ngừng đổi mới hoàn thiện để đạt được mục
tiêu cuối cùng cho ra những sản phẩm có chất lượng và hoà nhập thị trường thế
giới…
- Đã có 187 doanhnghiệp dệt may Nhà nước, trong đó có 70 doanh
nghiệp dệt và 117 doanh nghiệp may.
- Gần 800 công ty trách nhiệm hữu hạn cổ phần tư nhân
- Có 500 dự án đầu tư liên doanh và 100% vốn nước ngoài trên các
lĩnh vực, đang dệt nhuộm may mặc phụ tùng với số vốn đăng kí 2,6 tỉ USD.
- Thu hút khoảng 1,6 triệu lao động
- Chiếm khoảng 8,58% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước
- Chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước
- Thiệt bị hiện có 1,05 triệu cọc sợi, 0,14 triệu máy dệt các loại, 450
máy dệt kim…
- Năng lực hiện đạt 0,9 triệu tấn các loại sợi trên năm, trong đó 22%
sợi chảo kĩ, còn lại là sợi thô và các loại, 380 triệu mét vải trên năm khổ 80 đáp
ứng khoảng 30% làm hàng xuất khẩu, 2200 tấn/năm vải dệt kim, khăn bông các
loại và 400 triệu sản phẩm may.
- Tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành năm 2001 đạt 15,1 tỉ USD, trong
đó ngành dệt may đạt 2 tỉ USD chiếm tỉ trọng 13,3%.
2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam
Để đánh giá chi tiết khả năng cạnh tranh của ngành dệt may hiện nay ta cần xem
xét chúng dưới hai góc độ, góc độ thị trường và góc độ sản phẩm
2.1 Góc độ thị trường tiêu thụ
Đây có thể nói là một mặt hàng bao gồm cả hai yếu tố thiết yếu và cao cấp.
Chúng khó có thể thay thế được ở nhu cầu của con người nói riêng va thị trường
nói chung, để hiểu rõ vấn để này chúng ta tìm hiểu ở thị trường nước ngoài và
trong nước
- 16 -